Trong một lần về quê, ngồi nói chuyện xã hội, thời sự với những vị cựu chiến binh. Sau khi tranh luận về sự bất tài của Đảng cộng sản, trước thực trạng đạo đức xã hội xuống cấp. Tham nhũng tràn lan, lạm phát tăng cao, thất nghiệp mọi nơi... Các cựu chiến binh vẫn cho rằng những điều như thế ở nơi nào trên thế giới cũng có, không phải chỉ ở Việt Nam.
Một cựu chiến binh nói rằng.
- Giờ mà có chuyện gì thì mất hết chính sách, lương hưu, chúng tôi chết à.?
Ồ hoá ra những người cựu chiến binh năm xưa đi đổ máu để xây dựng, bảo vệ tổ quốc này giờ nghĩ vậy.
Chủ nghĩa cơm áo, gạo tiền đã được Đảng và nhà nước reo rắc không chỉ vào thế hệ trẻ, mà ngay cả đến những người cựu chiến binh một thời oanh liệt giờ cũng ngả đầu trước miếng cơm, manh áo. Mỗi vấn nạn bức xúc nào trong xã hội muốn phê phán đều bị Đảng chặn bằng lý do ''đó là thế lực thì địch gây nên nhằm lật đổ chế độ'' hoặc có ''bàn tay can thiệp từ bên ngoài muốn phá những thành quả cách mạng''...
Chao ôi ''chế độ'' ở đây các vị hiểu không chỉ là chế độ cai trị, mà là chế độ chính sách tiền lương hưu hàng tháng lãnh. Đảng dùng từ khéo quá, gọi cái việc lĩnh lương hưu là ''chế độ'' để gắn liền với chế độ cai trị. Đảng gọi những đồng tiền mà các vị nhận được là ''thành quả cách mạng'' để ru ngủ các vị như người trồng cây, giờ ngồi nhận hoa quả từ cái cây mình trồng. Bản chất nông dân đi làm cách mạng, giờ được hưởng chế độ, thành quả hiện thực như thế làm sao mà chả muốn ăn mãi đến khi chết. Giờ mà nghe nói không được hưởng nữa, vì nào mà chả sợ.
Nghĩ qua thì thấy đó là sự công bằng, các vị hy sinh xương máu thì bây giờ được nhận.
Nhưng ngẫm một lúc, thế thì khác mẹ gì bọn xã hội đen đi đánh thuê. Chúng nó đi đánh thuê chúng nó cũng nhận được tiền. Bọn lính đánh thuê ở I Rắc, Triều Tiên, Úc... cũng được chế độ đều đặn như vậy. Nếu mà vì mấy đồng tiền ''chế độ'' mà mặc đất nước lâm nguy, nội xâm, ngoại xâm hoành hành. Người dân đau khổ, chủ quyền bị mất mát từng phần để mình yên ổn nhận tiền ''chế độ'' thì còn gì là cao cả, còn gì là vinh quang. Hơn gì thằng xã hội đen đi đâm chém thuê, những cái huân huy chương treo ở nhà, trên ngực áo thì chả khác gì những vết sẹo, vết xăm, chiến tích lững lẫy của Đại, Tỳ, Cái, Thế thời xưa hay Năm Cam, Dung Hà, Hải Bánh...ngày nay.
Tất nhiên là còn nhiều người cựu chiến binh không chấp nhận cầm lấy đồng tiền ''chế độ đãi ngộ'' để làm lơ cho những kẻ cai trị bất tài kiến thiết nhưng thừa tài đục khoét. Họ cũng không chấp nhận để đất nước mất đi từng thước đất, từng tấc đảo. Nhưng thời của chủ nghĩa cơm áo, gạo tiền được Đảng ngầm đưa thành luận thuyết và reo rắc len lỏi vào đời sống, sức công phá của nó mãnh liệt và ngấm sâu lắm.
Một tờ báo có tên ''Cựu Chiến Binh'' đi vu vạ những người đấu tranh phản đối quân Trung Quốc xâm lược. Mục đích để giữ yên ''chế độ'' của mình, mục tiêu đằng sau cao hơn nữa là những kẻ cầm đầu tờ báo này muốn lập thêm tí công nữa để chế độ hài lòng ban thêm chút ''chế độ'' nữa.
Xem tất cả những nhân vật lên đài, báo , truyền hình để phê phán những người chỉ trích chế độ, thì toàn rặt những người về hưu đang sống bám vào chế độ.
Hạng đó cũng chỉ là phường đánh thuê, nhận tiền của các thế lực tham nhũng để can tâm đẩy đất nước đi sâu vào vũng lầy, vào hoạ mất nước. Những đồng tiền ấy là xương máu của nhân dân, tài nguyên của đất nước. Cầm nhận lấy như thế để nói những điều thị phi nhằm bảo vệ ''chế độ'' của mình. Liệu lương tâm có cắn rứt không.?
|
Tàu Trung Quốc tung hoàng trên vùng biển Việt Nam. |
|
Trung Quốc xây dựng trụ sở hành chính trên đảo Phú Lâm của Việt Nam. |
|
Trung Quốc chính thức thể hiện chủ quyền trên một phần lãnh thổ Việt Nam. |
|
Người dân Việt Nam lên tiếng phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc. |
Đài truyền hình Hà Nội sử dụng những hưu trí
đang hưởng ''chế độ'' để lên án những người yêu nước
có thể làm ảnh hưởng đến tồn vong của chế độ.
Báo cựu chiến binh lập tức hùa theo kiếm chác công lao