Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Ra khỏi đảng, có gì mà phải mặc cả ?


THÔNG BÁO SỐ 2
CỦA TẬP THỂ 42 CÔNG DÂN GỞI VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ TỔ CHỨC BIỂU TÌNH ĐẾN
THÀNH ỦY ĐẢNG CỘNG SẢN, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN & ỦY BAN TP HỒ CHÍ MINH
Chúng tôi xin thông báo chung diễn tiến tình hình giải quyết văn bản đề nghị biểu tình của lãnh đạo thành phố từ ngày 27/7/2012 đến nay như sau:
Sau khi tiếp nhận văn bản đề nghị của chúng tôi ngày 27/7/2012, lãnh đạo thành phố đã triển khai một số biện pháp sau đây :
- Mời một số Công dân là Đảng viên đến gặp Bí thư Đảng ủy phường, Bí thư chi bộ khu phố.
- Mời 3 trong 42 Công dân đến phòng tiếp dân của UBND TP Hồ Chí Minh (phòng họp có thu băng và thu hình ).
- Mời một số Đảng viên và Công dân đến Công an các cấp.
- Một số công dân không được mời.
Một số nội dung được các cấp Ủy Đảng, Ủy ban và Công an TP, quận, huyện, phường xã đã tập trung như sau :
-Đề nghị xác nhận chữ ký trong đơn , hỏi ai soạn thảo và đưa ký
-Biểu tình là vi phạm vì chưa có luật biểu tình , biểu tình bị thế lực thù địch lợi dụng
-Đề nghị rút tên , đảng viên được nhắc nhở biểu tình là vi phạm điều cấm Đảng viên.
-Đề nghị không đi biểu tình.
Tất cả các công dân được mời đều xác nhận đã ký và không rút tên, riêng các đảng viên chấp nhận mọi hình thức kỷ luật Đảng ngay cả khai trừ Đảng.
Một số nhận xét chung :
- Trong tiếp xúc thái độ của các cấp ủy Đảng và Công an tỏ ra ôn hòa, không phủ nhận được cuộc đấu tranh chính nghĩa chống nhà cầm quyền Trung quốc xâm lược của các công dân được mời, hứa chuyển ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của các công dân lên cấp trên.
- Biện pháp mời riêng lẻ của các cấp lãnh đạo thay vì mời chung 42 công dân là nhằm ý đồ uy hiếp tinh thần, gây chia rẽ nội bộ và thiếu ý thức tôn trọng đối với các Công dân đã ký tên vào văn bản đề nghị.
Một số đề nghị của tập thể 42 công dân:
- Lãnh đạo thành phố có văn bản phúc đáp đối với văn bản đề nghị của tập thể 42 công dân .
- Tổ chức các cuộc đối thoại công khai như Hội đồng nhân dân thành phố đã từng thực hiện chương trình “nói và làm”.
- Hình thức bày tỏ yêu nước của công dân là đa dạng như biểu tình, mít tinh , hội thảo trong các trường học, cơ quan, xí nghiệp thông qua vai trò của các cấp quản lý và đoàn thể quần chúng, ra tuyên ngôn, tuyên cáo của các hội đoàn quần chúng...Việc lãnh đạo thành phố cho rằng các hoạt động này “dễ bị địch lợi dụng” là vô tình đánh giá thấp vai trò của lực lượng công an, quân đội trợ thủ đắc lực của Đảng và Nhà nước
Trong khi chờ đợi văn bản trả lời của lãnh đạo TP, nếu nhà cầm quyền Trung Quốc tiếp tục khiêu khích, gây hấn, thì chúng tôi sẽ có quyết định kịp thời để bày tỏ thái độ yêu nước phù hợp của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 08 năm 2012
Thay mặt tập thể 42 công dân
TS-BS Huỳnh Tấn Mẫm
Đồng ký tên,
1/ Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp Hồ Chí Minh
2/ Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin Sáng
3/ Linh mục Huỳnh Công Minh
4/ Hồ Ngọc Cứ, Luật gia, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
5/ Tương Lai, Giáo sư, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6 /Huỳnh Tấn Mẫm, Bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975.
7/Trần Hữu Tá, Phó Giáo sư – Tiến sĩ, nguyên Chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
8/ Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist).
9/ Trần Văn Long, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist).
Hiện đang ở nước ngoài, đã đồng ý ký tên.
10/ Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Đại biểu Hội đồng Nhân dân Thành phố khóa 4, 5.
11/ Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng thuộc Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
12/ Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Thành phố).
13/ Võ Thị Bạch Tuyết, nguyên Giám đốc Sở Lao động, Thương binh, Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.
14/ Linh mục Thiện Cẩm, Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Tư vấn Tôn giáo, Phó Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.
15/ Hồ Hiếu, nguyên cán bộ phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên học sinh tranh thủ dân chủ TP Đà Lạt, nguyên Chánh văn phòng Quận ủy Quận 1, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, cựu tù chính trị Côn Đảo
16/ Ngô Văn Phương, nguyên Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 6, nguyên Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố khóa 5
17/ Phạm Đình Trọng, nhà văn.
18/ Nguyễn Hoàng Trúc, nguyên Tổng thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nhà Bè
19/ Hạ Đình Nguyên, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, cựu tù chính trị Côn Đảo.
20/ Trần Văn Mỹ, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên giảng viên Đại học Sài Gòn
21/ Nguyễn Xuân Lập, nguyên Phó Chủ tịch Hội Y Dược Việt Nam, Trưởng đoàn sinh viên Phật tử Sài Gòn (trước 1975)
22/ Nguyễn Huy Diễm, Bác sĩ, nguyên Chủ tịch Ban Đại diện Sinh viên Y khoa năm 1971-1972, cựu tù chính trị Côn Đảo
23/ Hà Thúc Huy, Tiến sĩ, giảng viên Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh
24/ Phan Thị Hoàng 0anh, Tiến sĩ, Giảng viên Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
25/ Dương Hồng Lam, nguyên Tổng giám đốc Vinabico, nguyên cán bộ Ban Tuyên huấn Trung Ương cục Miền Nam
26/ Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới – Saigontourist.
27/ Lê Thân, nguyên cán bộ phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ Thành phố Đà Lạt; cựu tù chính trị Côn Đảo
28/ Nguyễn Phú Yên, nhạc sĩ
29/ Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Lực lượng Phụng sự Lao động (trước 1975)
30/ Đỗ Hữu Bút, nguyên cán bộ Thành đoàn
31/ Trương Hồng Liên, nguyên cán bộ Thành đoàn
32/ Đỗ Trung Quân, nhà thơ, nhà báo; nguyên thành viên lực lượng Thanh niên Xung phong Thành phố Hồ Chí Minh.
33/ Tuấn Khanh, nhạc sĩ
34/ Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo
35/ Nguyễn Quốc Thái, nhà báo
36/ Nguyễn Viện, nhà văn
37/ Nguyễn Hòa, nhà báo tự do
38/ Trần Hữu Kham, cựu tù chính trị Côn Đảo, thương binh
39/ Trần Hữu Khánh, cựu biên tập viên Nhà xuất bản Trẻ
40/ Bùi Chát, nhà thơ, hoạt động xuất bản độc lập
41/ Nguyễn Đắc Diên, Bác sĩ
42/ Tô Lê Sơn, Kỹ sư Kinh tế

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

TƯỜNG THUẬT BUỔI LÀM VIỆC BẤT THÀNH VỚI EVN

BÀ CON ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN ĐỘI MƯA ĐỂ CHỜ GẶP LÃNH ĐẠO TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM EVN ĐỐI THOẠI THEO NHƯ CAM KẾT
Ngày 06/06/2012, 07 đại diện các hộ dân và VPLS Trần Vũ Hải đã thỏa thuận với EVN do ông Dương Quang Thành – phó Tổng Giám đốc EVN đại diện sẽ tổ chức một buổi làm việc tại trụ sở EVN tại Hà Nội với sự tham dự của lãnh đạo EVN, đại diện Bộ Công Thương, UBND tỉnh Thái Nguyên, đại diện 33 hộ dân, VPLS Trần Vũ Hải, có mời các nhà báo, nhà khoa học, Đại biểu Quốc hội để tìm cách giải quyết khiếu nại của 33 hộ dân Đại Từ - Thái Nguyên đối với EVN, do đường dây cao thế 220kV Tuyên Quang – Thái Nguyên (hai mạch) đi trên nhà đất của họ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, cuộc sống, lao động, kinh doanh của họ, đã có nhiều tai nạn nghiêm trọng xảy ra.

Ngày 18 /07 / 2012, hai bên nhất trí buổi làm việc trên sẽ diễn ra vào sáng ngày 02 /08/2012 tại trụ sở EVN tại Hà Nội, nếu có việc đột xuất sẽ chuyển vào ngày 17/08/2012. Ngày 30/07/2012, EVN thông báo lãnh đạo EVN bận, chuyển buổi làm việc đến sáng 17/08/2012.

Can Lộc-Hà Tĩnh: Vụ đền bù “Ma”,cưỡng thế thật !?


 
BBT: Chúng tôi nhận được bài viết "Can Lộc-Hà Tĩnh: Vụ đền bù “Ma”,cưỡng thế thật !" từ bạn Minh Lý, xin được đăng tải để bà con theo dõi cũng như mong nhận được sự phản hồi của những cá nhân & tập thể liên quan.

Lập lờ đánh lận con đen. 

Hình ảnh chính quyền thị trấn Nghèn cưỡng chế nhà bà Liên..

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Khẩn và hỏa tốc loạn cào cào !


VỀ 2 BUỔI ĐỐI THOẠI SẮP TỚI GIỮA NÔNG DÂN VÀ NHÀ NƯỚC

1. Cuộc đối thoại giữa 33 hộ nông dân tại Đại Từ – Thái Nguyên đang khiếu nại EVN với lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) …
2. Buổi đối thoại giữa nông dân bị thu hồi đất liên quan đến dự án Ecopark tại Văn Giang – Hưng Yên với Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN-MT) vào  sáng ngày 21/08/2012 tại trụ sở Bộ TN-MT …
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—-***—-
Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2012
VỀ  2 BUỔI ĐỐI THOẠI SẮP TỚI GIỮA NÔNG DÂN VÀ NHÀ NƯỚC

Kính gửi: Các cơ quan báo chí, phương tiện truyền thông
            VPLS Trần Vũ Hải xin thông báo:
Ngày 17/08/2012 và ngày 21/08/2012 sẽ diễn ra 02 cuộc đối thoại giữa nông dân với Nhà nước tại Hà Nội, cụ thể như sau:
1. Cuộc đối thoại giữa 33 hộ nông dân tại Đại Từ – Thái Nguyên đang khiếu nại EVN với lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có sự tham gia của đại diện Bộ Công thương, UBND tỉnh Thái Nguyên, một số nhà khoa học, các luật sư đang trợ giúp pháp lý cho các hộ nông dân vào ngày 17/08/2012. Một số Đại biểu Quốc hội và nhiều cơ quan báo chí đã được mời
            Ngày 06/06/2012, đại diện các hộ dân và lãnh đạo của EVN trong đó có ông Dương Quang Thành –Phó Tổng Giám đốc EVN đã nhất trí tổ chức một buổi đối thoại tại trụ sở EVN (18 Trần Nguyên Hãn – Hoàn Kiếm – Hà Nội).
Ngày 18/07/2012 đại diện EVN và Văn phòng luật sư Trần Vũ Hải (VPLS TVH) đã thống nhất thời gian tổ chức buổi đối thoại dự kiến vào ngày 02/08/2012 tại trụ sở EVN, trong trường hợp một bên có việc bận đột xuất không thể tham dự cuộc họp thì phải thông báo trước cho bên kia trước ngày 31/07/2012 và cuộc họp sẽ được tổ chức vào ngày 17/08/2012.
Ngày 30/07/2012, EVN có công văn số 2594/EVN-PC gửi VPLS TVH đề nghị hoãn cuộc họp giữa EVN với VPLS TVH và đại diện các hộ dân đến ngày 17/08/2012 với lý do lãnh đạo EVN  bận công tác.
Đến sát cuộc họp ngày 17/08/2012, Ông Chánh văn phòng EVN gửi công văn cho biết sẽ tổ chức cuộc họp tại trụ sở Truyền tải điện Thái Nguyên – TP Thái Nguyên vào ngày 17/08/2012. VPLS TVH và các hộ dân phản đối ý kiến trên vì trước đó cuộc họp đã được lãnh đạo EVN và các hộ dân đã thỏa thuận địa điểm làm việc tại trụ sở EVN. Hiện nay, 33 hộ dân đã có mặt tại Hà Nội.
 33 hộ dân này đang khiếu nại EVN vì cho rằng công trình đường dây tải điện 220 KV Tuyên Quang – Thái Nguyên (2 mạch) đi trên đất và nhà của họ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, cuộc sống, lao động, kinh doanh của họ. Tất cả đều yêu cầu EVN bồi thường thiệt hại, muốn được di dời và tái định cư ở nơi khác, có vị trí tương đương, không chấp nhận cách giải quyết hiện nay của EVN và chính quyền địa phương. Thực tế đã có nhiều tai nạn về điện xảy ra đối với họ,  rất nguy hiểm cho họ, điển hình ngày 06/06/2011, cháu Dương Ngọc Sơn, 10 tuổi đang ngồi trong nhà, sét đánh trúng đường điện 220KV, phóng điện vào người, toàn bộ cơ thể cháu đã bị phóng điện do bỏng nặng, đến nay vẫn để lại di chứng, sức khỏe và trí tuệ đều kém (có ảnh kèm theo).
Chúng tôi cho rằng, lãnh đạo EVN đã không muốn dư luận và báo chí biết rõ về hoàn cảnh thương tâm của 33 hộ dân trên, nên tìm cách né tránh tổ chức cuộc họp với sự tham gia của báo chí, Đại biểu Quốc hội tại thủ đô Hà Nội. Mặc dù vậy, các hộ dân và luật sư vẫn đến số 18 Trần Nguyên Hãn – Hoàn Kiếm – Hà Nội vào sáng ngày 17/08/2012. Lãnh đạo EVN phải chịu trách nhiệm trực tiếp  trước pháp luật, trước Đảng, Nhà nước và nhân dân nếu có bất kỳ phát sinh nào ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an tại trụ sở EVN vào sáng ngày 17/08/2012 do lãnh đạo EVN không tiếp đón đại diện các hộ dân, nhà báo, nhà khoa học, Đại biểu Quốc hội, luật sư đến dự buổi làm việc đã được lãnh đạo EVN và các hộ dân thỏa thuận.
2. Buổi đối thoại giữa nông dân bị thu hồi đất liên quan đến dự án Ecopark tại Văn Giang – Hưng Yên với Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN-MT) vào  sáng ngày 21/08/2012 tại trụ sở Bộ TN-MT ( 83 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội) :
            VPLS TVH và các hộ dân ở Văn Giang yêu cầu buổi đối thoại phải có sự có mặt của Bộ trưởng Bộ TN-MT (vì ông Bộ trưởng đã cam kết trước báo chí “Tôi sẵn sang đối thoại với người dân Văn Giang”) và có sự tham gia của đại diện một số cơ quan có liên quan: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại biểu Quốc hội, Chủ đầu tư… Đồng thời BộTN-MT cần trả lời bằng văn bản 12 nội dung kiến nghị của luật sư Trần Vũ Hải trước khi buổi đối thoại diễn ra. BộTN-MT đã có giấy mời tới đại diện các hộ dân và cho biết các phóng viên báo chí sẽ được tiếp đón theo quy định của pháp luật, nhưng chưa trả lời các nội dung nêu trên cho VPLS Trần Vũ Hải và các hộ dân Văn Giang.
            Vậy chúng tôi xin thông báo với các cơ quan báo chí, phương tiện truyền thông được biết để tham dự, theo dõi và đưa tin về những diễn biến liên quan đến 02 buổi đối thoại hiếm có giữa nông dân và Nhà nước tại Hà Nội trong tháng 8/2012.
Trân trọng./.
                                                                                                Luật sư Trần Vũ Hải
Mọi chi tiết xin liên hệ:
MS Trang: 0936023189
—-
.

Tản mạn sở Thông tin Truyền thông Hà Nội


Trước đây sở TTTT (4T) nằm trong sở Văn hóa Thông tin. Sau mới tách ra thành sở mới thường được người dân gọi là sở 4T hay sở “thông tịt” vì tin tức chẳng có chi ngoài ba chuyện nhồi sọ với định hướng dư luận và quản lý công tác nhồi sọ.

Thế nên khi mới thành lập, Thành ủy Hà Nội đã cử ngay đồng chí Phạm Quốc Bản, Phó ban thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy về làm giám đốc sở này để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Sỹ quan an ninh Nguyễn Thị Mai Hương được phái từ Công an thành phố sang làm Phó chánh thanh tra. Công tác “thông tịt” trên địa bàn thành phố được thực hiện theo kiểu tuyên huấn của Đức quốc xã. Thứ Sáu hằng tuần, các báo, đài phải cử đại diện tới dự “giao ban báo chí” để lĩnh hội những định hướng. Tức là nhận chỉ đạo cái gì được đăng, cái gì không được đăng. An ninh văn hóa tư tưởng bao giờ cũng ngồi chủ tọa giao ban cùng Tuyên giáo, Thông tịt và Văn hóa.
Trước sự nở rộ của các blog trên địa bàn Hà Nội, thành ủy HN lấy việc triệt các trang blog làm nhiệm vụ trọng tâm của sở 4T. Đồng chí bí thư thành ủy luôn nhắc nhở là Sở phải “tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, phải có sự đột phá trong công tác này”. Khi đồng chí Phạm Quốc Bản sắp về hưu, đồng chí có nhắm tới người kế cận là một đồng chí khác là lãnh đạo Ban Tuyên giáo.
Tuy nhiên, Thành ủy Hà Nội chỉ đạo: cứ ai quản được mấy cái “bờ lốc” thì cho lên làm lãnh đạo. Các đồng chí bên Tuyên giáo Đảng thì hơi mù tịt về công nghệ thông tin và quan trọng hơn nữa là khoản lót tay mỏng hơn của đồng chí Tô Văn Động (lúc đó làm Chánh văn phòng Bộ Văn hóa TT – DL) nên Đảng đã chấp nhận để đồng chí Động về làm lãnh đạo sở 4T. Điều bất thường là giám đốc sở phải là Thành ủy viên mà Tô Văn Động không phải thành ủy viên Hà Nội, tuy nhiên trước sự quyến rũ của đồng tiền thì luật lệ cũng phải lui bước. Vả lại, Động là chỗ “quen biết” với bí thư Nghị khi bí thư còn còn làm Bộ trưởng bộ VHTT.
Bổ nhiệm từ giữa tháng 4/2012 nhưng mãi tới 29/5/2012 đồng chí Động mới được đồng chí Bản bàn giao công việc bởi vướng nhiều tiêu cực tại sở 4T và bởi đồng chí Bản còn có đủ thời gian để gặt nốt mấy cái hợp đồng truyền thông, hợp đồng thuê mặt bằng văn phòng.
Một số tiêu cực của sở 4T: 
- Diện tích văn phòng rất lớn, chiếm cả tòa nhà hàng chục tầng ở 185 Giảng Võ. Sở có sáng kiến cho thuê công sản để kiếm lời. Việc này là vi phạm pháp luật.- Trung tâm đào tạo CNTT và Truyền thông có tiêu cực rất lớn, biển thủ công quỹ hàng chục tỉ đồng nhưng không bị xử lý.

Ngay khi nhận bàn giao ngày 29/5 thì ngày 30/5, đồng chí Động cùng lực lượng an ninh đã nổ súng tấn công vào các blogger bắt đầu bằng mục tiêu Nguyễn Xuân Diện và Lê Hiền Đức. Sau chiến công đánh què chân cụ bà Lê Hiền Đức và đóng được trang blog Nguyễn Xuân Diện, chắc chắn uy tín của đồng chí Động trong Đảng bộ Hà Nội rất cao vì đã xác định quyết tâm cao và có sáng kiến tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý nhà nước. Sáng kiến đánh què chân cụ Lê Hiền Đức ngày 1/6/2012 của sở 4T cùng với sáng kiến đưa lưu manh vào tụt quần tại Viện Hán Nôm chắc chắn sẽ trở thành sáng kiến đột phá cấp quốc gia để “quản lý” các blog và sẽ nhân rộng toàn quốc trong thời gian tới. Các đồng chí Nhanh, Động, Lợi, Nghị tha hồ đi làm báo cáo viên tại các địa phương.
Còn nhớ hôm trước vụ việc, chỉ đạo và căn dặn cán bộ chủ chốt an ninh và sở 4T đồng chí Bí thư thành ủy nhắc: cả hệ thống chính trị vào cuộc, vào cuộc thật quyết liệt rồi, quan trọng nữa là quyết tâm. Nên nhớ phương pháp 1 thì quyết tâm 10 mới thành công được. Một lần nữa đồng chí chốt lại: vấn đề ở đây không phải là công nghệ mà là quyết tâm, các đồng chí phải coi đây là một trận đánh thực sự và phải xác định quyết tâm ở mức cao nhất. Tôi và đảng bộ thành phố đặt niềm tin vào các đồng chí.
.
Công bố quyết định bổ nhiệm hôm 16/4/2012 – Động bên trái – Thảo chủ tịch Hà Nội bên phải:
.

Lễ bàn giao công việc giữa đ/c Bản và đ/c Động hôm 29/5/2012:.
.
Sáng kiến mang tính đột phá trong quản lý blog của sở 4T – đánh què chân cụ Lê Hiền Đức:.
Đặng Hồng Vân, ”chân dài” trưởng phòng truyền thông sở 4T đang “định hướng” cho đàn cừu bên dưới:

Báo chí phí cơm.

   Mỗi ngày bao nhiêu sự kiện xảy ra trên Đất  nước này, bao sự kiện nóng bỏng : từ việc các quan chức đóng cửa tự phê và phê với nhau, Biển đông đang cuộn sóng bởi lũ giặc xâm lược ào xuống cướp biển, cướp đảo, rồi việc lũ cướp trong đất liền trong tay có con dấu pháp luật, có công cụ thanh kiếm lá chắn ào đi cướp đất cướp nhà của dân, giá cả tăng liên tục khiến đời sống khó khăn ... đều thấy vắng bóng những bài viết mạnh mẽ của báo chí lề đảng.
  Trang tin này không điểm thiếu bất kỳ một lần nào của bà con dân oan mất đất như : Văn giang, Thái Nguyên, Dương nội, Đông anh...hay các cuộc biểu tình của đồng bào, Trí thức cả nước xuống đường phản đối giặc Tàu xâm lược. 
 Báo chí lề đảng cơm dân nuôi thì lặng ngắt như tờ, thậm chí một vài tờ báo như ANTĐ, HNM, HTV1 còn tiếp tay cho giặc, quay lại vu cáo đồng bào, nói láo trên truyền hình rằng : đồng bào nhận tiền của các thế lực thù địch để đi biểu tình, gây rối trật tự...thật đê tiện và hèn hạ. 
 Những tờ báo ấy ai nuôi chúng tồn tại nếu không phải là cơm dân áo dân ? chúng do kẻ nào chỉ đạo giật dây  nếu không là lũ bán nước hại dân, tiếp tay cho giặc ?
 Lịch sử ngàn năm chống giặc phương bắc của Dân tộc Việt với  nhiều thể chế chính trị đều có những kẻ bán nước, rước voi về giày mả tổ, tiếp tay cho giặc như Lê Chiêu Thống, Hoàng văn Hoan ...lịch sử vẫn còn ghi trong sử sách. Nay có Trần gia Thái, Nguyễn như Phong, Tô Phán...cũng đang được lịch sử tiếp tục ghi chép về những tội lỗi của chúng để rồi Nhân dân  phán xử.
 Hoàng sa, Trường sa là của Việt nam - tiếng hô vang giữa trái tim của cả nước bên Hồ Hoàn kiếm sẽ còn vang vọng đến ngàn đời, kẻ thù sẽ khó lòng tiêu diệt được tinh thần ái quốc của Dân tộc, kẻ bán nước và tiếp tay cho giặc sẽ bị vùi thây nơi địa ngục. 
 Còn một ngày mà Đất nước chưa toàn vẹn lãnh thổ, giặc giã bên ngoài còn xâm lược, giặc cướp bên trong còn cướp đất cướp nhà của Nhân dân thì còn nhiều trang sử oan khiên sẽ được chép. Internet sẽ giúp Dân ta chép sử, vạch mặt những kẻ bán nước,  phán xử chúng vào một ngày gần nhất.
 Báo chí ăn cơm dân cũng sẽ bị phán xử nếu cứ tiếp tục giả đếc giả mù, ngây ngô ngọng nghịu mãi.

Báo lề đảng khó ai tin.


Anthony Thiên Ân(TNCG)  - Với tựa đề rất hấp dẫn “Người dân bao vây đập phá trụ sở xã, hành hung cán bộ”. Tờ ANTĐ[1] chỉ loanh quanh với những luận điệu quen thuộc nhằm kết tội người dân như vốn dĩ các tờ báo của đảng vẫn thường làm. Lý do phức tạp hơn. Phần lỗi ở nhà cầm quyền, không phải người dân!

  Tác giả bài viết chỉ đưa ra thông tin môt chiều theo chỉ thị của đảng. Cả một bài viết dài đưa tin về sự việc và để “đi tìm nguyên nhân” mà chỉ có duy nhất một thông tin từ ông Dương Trí Điềm, Bí thư Đảng ủy xã Yên Lộc. Theo tờ báo này, nguyên nhân ban đầu là “do đối tượng Đặng Công (khoảng 30 tuổi, ở xóm Tràng Sơn-Yên Lộc) ủi chiếm phần đất thuộc quản lý của UBND xã. Khi cán bộ xã xuống nhắc nhở thì bị Công gây rối và chống đối”. Thử hỏi, nguyên nhân đơn giản chỉ thế thôi sao? Người dân các miền nông thôn Việt Nam được biết đến là hiền lành, cần cù, chịu khó... Như vậy, trước một sự kiện mà họ tỏ ra bức xúc như thế chắc hẳn phải có một sự khuất tất nào đó từ phía chính quyền. Không thể có chuyện tự dưng người dân đưa máy ra ủi đất của xã để chiếm?
Công an đánh dân oan trong vụ cướp đất ở Văn 
Giang Hưng Yên  - Ảnh: Blog Xuân Diện
Vì không mấy xa lạ với việc cán bộ các cấp lợi dung quyền hành trong tay để áp đặt cũng như vu oan, giáng hoạ cho người dân. Trong đó phải kể đến vụ chính quyền huyện Tiên Lãng chiếm, cướp đất đai của gia đình anh em ông Đoàn Văn Vươn; vụ cướp đất đai tại Văn Giang, Hưng Yên; Vụ Bản, Nam Định…chính quyền luôn toa rập với các cán bộ đảng viên để dồn người dân vào thế tận cùng và khi đã xảy ra sự việc thì họ sẵn sang bỏ tù người dân. 

Ngoài thông tin do vị linh mục chính xứ Tràng Đình, cha Trần Văn Lợi, cho Đài Á Châu Tự Do(RFA)[2] biết là vì chính quyền xã Yên Lộc, Hà Tỉnh đã âm thầm, lấy đất chung của sân bóng chuyền mà người dân dùng để chơi thể thao, nên đã tạo nên sự bức xúc của nhân dân. Để biết thêm thông tin, chúng tôi đã có mặt tại nơi xảy ra sự kiện, thì được người dân cho biết thêm nguyên nhân dẫn đến việc bất bình, không đơn thuần như các tờ ANTĐ và TNO đã đưa tin. Theo lời kể, UBND xã Yên Lộc đã lấy đất sân bóng chuyền để gán trừ nợ cho một doanh nghiệp trong khi chưa có bất cứ một thông báo hay thỏa thuận nào với người dân. UBND xã Yên Lộc đã vay của một doanh nghiệp hơn 5 tỉ đồng nhưng đến nay không có khả năng chi trả nên đã tìm cách gán nợ cho doanh nghiệp một sân bong, để đền. Nhà cầm quyền xã Yên Lộc tìm cách dấu nhẹm. Việc gán nợ của xã chỉ bị bại lộ khi người dân đang cùng nhau tu bổ lại sân bóng thì doanh nghiệp được chính quyền bảo kê đã kéo người ra gây hấn với người dân. Bức xúc trước việc “ném đá dấu tay” cũng như lợi dụng quyền hành của phía chính quyền. Đặc biệt, công an xã Yên Lộc kết hợp với công an huyện Can Lộc đã bắt giam một số người dân nhưng không nói rõ lí do. Vì lo sợ có việc chẳng lành sau cái chết tức tưởi của anh Lê Quang Trọng trong nhà tạm giam của huyện Can Lộc vào tháng 3 năm 2012, nên người thân và hàng xóm của những người bị bắt đã tập trung đến trụ sở UBND xã mục đích để nhận được một sự giải thích thỏa đáng nhưng họ lại nhận được thái độ thách thức, hăm dọa và xem thường từ phía các cán bộ xã nên đã dẫn đến to tiếng và xô xát.
Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND xã Yên Lộc được cho là nhập viện với nhiều vết thương nặng
Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ, nguyên nhân mà tờ ANTĐ và TNO nói là người dân“ủi chiếm phần đất thuộc sự quản lý của UBND xã” chính lại là việc các cán bộ xã đã lạm dụng quyền hành của mình để chèn ép, xem thường người dân.

Hiện tại, cả hai anh Đặng Văn Định và Đặng Công đang bị giam giữ ở đâu người thân và gia đình không biết. Đây là cách hành xử của các cấp chính quyền khi họ cố tình che đậy sai trái của họ. Chúng tôi ước mong tất cả những ai yêu công lý và sự thật hãy tìm mọi cách để lên tiếng bênh vực những người dân hiền lành nơi đây. Hiện tại, họ đang bị bao trùm bởi nỗi sợ hãi trước sự hăm doạ, khủng bố tinh thần đến từ nhà cầm quyền Hà Tỉnh.


Dân Đại Từ Thái Nguyên vẫn đang bám trụ tại EVN để khiếu kiện.

   Một cộng tác viên của trang tin cho biết : hôm nay còn 33 bà con ở Đại từ Thái Nguyên vẫn đang bám trụ tại EVN trên phố Trần Nguyên Hãn để chờ khiếu kiện. 
   Bà con cho biết : EVN yêu cầu bà con trở về Thái Nguyên để bàn bạc, đàm phán và xử lý các vấn đề khiếu nại trong vụ việc. Tuy nhiên bà con đã không đồng ý, tiếp tục bám trụ tại đây để chờ ngày kia sẽ làm việc với EVN.

 Một số hình ảnh của bà con được cộng tác viên gửi đến :

Mệt quá ngủ luôn trên hè trước cổng EVN

Trải áo mưa và bạt ra nằm từ hôm qua.


Ngủ qua đêm trên hè trước cổng EVN

Mang cả chiếu từ nhà đi.

   Theo dự kiến : ngày 18 tháng 8, luật sư đại diện cùng một số bà con sẽ làm việc với EVN. 
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật tin tức về vụ việc, các cộng tác viên nếu có tin tức và hình ảnh của bà con vthif vui lòng gửi về hộp thư : 
 nonamecom.nn@gmail.com  - Trang tin trung tâm cập nhật tin tức về biểu tình, khiếu kiện trên cả nước.

Dân oan Dương nội kéo đến trụ sở tiếp dân UBND TP

 Hôm nay tại 34 Lý Thái Tổ, bà con Dương nội lại tiếp tục kéo đến đòi quyền lợi của mình :
Hơn 11 giờ trưa, bà con Dương nội vẫn chầu trực tại cổng và trong sân cơ quan.


Nhiều bà con còn mang cả võng để ngả lưng buổi trưa.

Ngồi ở mọi góc phố có bóng mát để chờ làm việc


Công an trẻ rất đông đang trực chờ lệnh bắt người bất kỳ lúc nào. 
 Trong khi đảng đang tiến hành cuộc " phê và tự phê", kiểm điểm các cán bộ cấp cao trong đảng thì nhân dân vẫn hàng ngày phải đến các trụ sở công quyền để khiếu kiện, đòi quyền lợi của mình.





Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Rầm rộ căng khẩu hiệu 'bao vây' đòi tiền hội sở HD Bank


 

 Sáng  14/8, hàng chục nhân viên của Cty CP Dịch vụ Viễn thông An Đô và Cty TNHH Thép Thành Đô đã đem băng rôn, khẩu hiệu đến trụ sở ngân hàng HD Bank Hà Nội, 32 Trần Hưng Đạo để yêu cầu ngân hàng này trả nợ tiền cho Công ty họ.
Rầm rộ căng khẩu hiệu 'bao vây' đòi tiền ngân hàng HD Bank
Rầm rộ căng khẩu hiệu 'bao vây' đòi tiền ngân hàng HD Bank
Rầm rộ căng khẩu hiệu 'bao vây' đòi tiền ngân hàng HD Bank
Cán bộ, nhân viên của công ty An Đô và công ty Thành Đô căng khẩu hiệu 'biểu tình' trước hội sở HD Bank trên phố Trần Hưng Đạo đòi trả tiền. Ảnh: Thanh Hằng
Để tìm hiểu thêm thông tin về sự việc này, PV báo điện tử Infonet đã đến liên hệ làm việc với ngân hàng HD Bank nhưng khi đến đây nhân viên hành chính cũng bảo vệ đều báo lãnh đạo ngân hàng...không có nhà!?
Trước đó, chiều qua (13/8), hàng chục nhân viên của Công ty CP Dịch vụ Viễn thông An Đô và Công ty TNHH Thép Thành Đô cũng đã đem băng rôn, khẩu hiệu đến chi nhánh ngân hàng HD Bank tại 144 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội để yêu cầu ngân hàng trả nợ.
Rầm rộ căng khẩu hiệu 'bao vây' đòi tiền ngân hàng HD Bank
Cty Thép Thành Đô và Cty An Đô đã dùng những tấm băng rôn khẩu hiệu để đòi nợ ngân hàng HD Bank. Ảnh Xuân Hải.
Theo ông Lê Văn Truyền, Phó giám đốc Công ty CP Dịch vụ Viễn thông An Đô, có trụ sở tại 8 Phan Văn Trường, Hà Nội, đơn vị này cũng đã ký hợp đồng số 1201/HĐMB2012/AD-AA bán 655.556 kg thép cuộn cán nóng cho Công ty TNHH sản xuất Vật liệu mới Á Âu với số tiền 10,620 tỉ đồng, thời hạn thanh toán chậm nhất là ngày 15/5/2012.
Để đảm bảo cho hợp đồng này sau khi bán hàng sẽ thu được tiền, Công ty An Đô cũng đã nhận được thư Bảo lãnh thanh toán số 12.01.2012/ BL-HDB013 của Ngân hàng HD Bank Chi nhánh Thăng Long do Giám đốc Lê Quý Hiển ký khẳng định cam kết sẽ thanh toán số tiền cho Công ty An Đô ngay sau khi nhận được văn bản kèm theo hồ sơ chứng minh Công ty Á Âu không hoàn thành đúng nghĩa vụ theo quy định của Hợp đồng đã ký giữa hai bên.Tuy nhiên, đến thời điểm thanh toán, trước sự chây ỳ, không chịu trả tiền của Công ty Á Âu, Công ty An Đô đã đề nghị chi nhánh HD Bank Thăng Long thanh toán theo thư bảo lãnh thanh toán. Nhưng sau nhiều lần gửi công văn tới chi nhánh HD Bank Thăng Long và cả Hội sở của HD Bank tại TP. HCM, Công ty An Đô không nhận được bất cứ hồi âm từ phía ngân hàng.
Tương tự, Công ty TNHH Thép Thành Đô, cũng đã nhận được thư bảo lãnh số 12.12.11/BL- HDB013 do ông Lê Quý Hiến, Giám đốc HD Bank chi nhánh Thăng Long ký. Theo nội dung thư bảo lãnh, HD Bank chi nhánh Thăng Long với cam kết sẽ trả nợ thay Công ty CP Đầu tư xây dựng Nhật Nam (Cty Nhật Nam) số tiền hơn 15,390 tỉ đồng để mua 985.640 kg thép cuộn theo hợp đồng 01.12.2011/HĐMB/CNTĐ-NN.
Sau một thời gian khiếu nại không có hồi âm, ngày 3-5-2012, Công ty Thành Đô nhận được một văn bản Fax từ Hội sở HD Bank gửi cho chi nhánh HD Bank Thăng Long với nội dung "thư bảo lãnh đó không được hạch toán trong hệ thống sổ sách của HD Bank. HD Bank sẽ xem xét và giải quyết" (!?).
Cũng theo ông Truyền, Phó giám đốc Công ty An Đô cho hay, Khi nhận được thư bảo lãnh thanh toán với chữ ký thật, dấu thật mà HD Bank CN Thăng Long phát ra, chúng tôi đã cẩn thận gửi văn bản tới HD Bank CN Thăng Long đề nghị xác nhận hiệu lực của bảo lãnh này. Và HD Bank chi nhánh Thăng Long đã xác nhận việc có phát các thư bảo lãnh thanh toán này.
“Do HD Bank chưa giải quyết như theo thư bảo lãnh với Công ty và hiện tại chúng tôi đã không thể liên lạc với ông Lê Quý Hiển, Giám đốc Ngân hàng HD Bank CN Thăng Long nên cực chẳng đã chúng tôi mới phải đi đòi nợ như thế này. Đây là ngày thứ 4 chúng tôi đi đến các chi nhánh ngân hàng của HD Bank ở Hà Nội để căng băng rôn, khẩu hiệu để đòi nợ”, ông Truyền cho biết.
XUÂN HẢI

Đi tìm nguyên nhân bạo loạn tại Hà tĩnh.


Hà Tĩnh: Người dân bao vây đập phá trụ sở xã, hành hung cán bộ

Thứ tư 15/08/2012 11:27
ANTĐ - Theo thông tin có được, khoảng 5h chiều ngày 14-8 đến 3h sáng hôm nay (15-8), hàng trăm người dân ở xã Yên Lộc- huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) kéo đến vây hãm, đập phá trụ sở UBND xã, không chế bắt người và hành hung Trưởng công an huyện, Chủ tịch và Phó chủ tịch xã Yên Lộc phải nhập viện cấp cứu.

Phòng làm việc tại trụ sở UBND xã bị phá nát
Tại hiện trường trụ sở UBND xã Yên Lộc là cảnh tan hoang: cây cối đổ gãy, bàn ghế, cửa kính, vật dụng trong phòng làm việc của cán bộ xã bị đập nát, hệ thống điện bị phá hủy...
Trao đổi nhanh với chúng tôi với Bí thư Đảng ủy xã Yên Lộc, ông Dương Trí Điềm cho hay, nguyên nhân ban đầu là do đối tượng Đặng Công (khoảng 30 tuổi, ở xóm Tràng Sơn-Yên Lộc) ủi chiếm phần đất thuộc quản lý của UBND xã. Khi cán bộ xã xuống nhắc nhở thì bị Công gây rối và chống đối.
Sau sự việc đó, ngày 13-8, Công an huyện Can Lộc triệu tập đối tượng lên để làm rõ, đến khoảng 15h chiều hôm qua (14-8) người nhà của Công kéo đến gây áp lực với UBND xã, yêu cầu Công an huyện phải thả người.
Xác định sự việc sẽ phức tạp, ngay trong chiều tối 14-8, lãnh đạo huyện Can Lộc đã có mặt tại xã Yên Lộc để tuyên truyền, giải thích cho người dân được rõ. Yêu cầu mọi người giải tán và không gây rối.
Tuy đã được giải thích về mặt tư tưởng và pháp luật, nhưng một số người quá khích đã không lắng nghe mà còn huy động thêm nhiều người đến để gây rối.

Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND
xã Yên Lộc nhập viện với nhiều vết thương nặng
Sự việc trở nghiêm trọng hơn, khi trời vừa tối thì những người dân quá khích này đã cắt hết điện toàn bộ xã, rồi hàng trăm người đã đến bao vây trụ sở xã, xông vào đánh cán bộ, phá cửa trụ sở, dùng gậy gộc, gạch đá đập phá thiết bị máy móc phòng làm việc, đập phá xe công vụ…Đến khoảng 3h sáng ngày (15-8) nhóm người quá khích  mới rút khỏi trụ sở UBND xã Yên Lộc.
Lúc này Chủ tịch xã Nguyễn Huy Quế, Phó chủ tịch xã Dương Chí Thanh và Trưởng Công an huyện Trần Văn Sơn phải nhập viện cấp cứu với nhiều vết thương trên đầu và mặt.
Theo thống kê ban đầu, có 12 phòng làm việc của UBND xã Yên Lộc bị đập phá, máy tính và thiết bị máy móc làm việc, bàn ghế, cửa kính... bị hư hỏng toàn bộ.
Quan điểm từ UBND huyện Can Lộc nhận định, đây là một vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Các đối tượng đã quá manh động, xem thường chính quyền, kỷ cương pháp luật, vì vậy sự vụ cần mau chóng được điều tra và đưa ra xử lý nghiêm minh.
Phi Lon

EVN - điều gì đang xảy ra ?

Blog Lê Anh Hùng

ĐIỀU GÌ ĐANG XẨY RA VỚI NGÀNH ĐIỆN LỰC CỦA VIỆT NAM?

Lê Anh Hùng
Hà Nội, 14/8/2012

 Dân Thái Nguyên kiện EVN, ăn ngủ tại EVN để khiếu kiện

Nhân dân Đại từ Thái Nguyên Tiếp tục khiếu kiện, biểu tình tại EVN


Bà con Đại từ Thái Nguyên lại đến EVN khiếu kiện.

   Sáng nay 15/8/ 2012, bà con Đại từ Thái Nguyên lại tiếp tục phải nghỉ việc để đến EVN khiếu kiện.
 Đầu giờ, khi bà con đến trụ sở EVN thì bảo vệ được lệnh ngăn cản, không cho bà con vào trong trụ sở. Thậm chí họ đã thô bạo xô dẩy bà con với một thái độ rất thiếu văn hóa. Phải chăng đây là văn hóa của EVN ?

Bảo vệ đang ngăn cản bà con vào trong trụ sở.

Bà con đang ngồi rất đông bên ngoài EVN



   Vụ việc khiếu kiện của bà con Đại từ bắt đầu từ hơn một tháng trước, xuất phát từ lối làm ăn vô trách nhiệm của EVN khi thi công để đường dây cao thế đi qua khu dân cư, việc đền bù giải tỏa không đến nơi đến chốn gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân nơi đường dây đi qua. Tính mạng của dân dưới đường dây cao thế bị ảnh hưởng khi cuộc sống của bà con cứ kéo dài dưới đường dây lẽ ra phải là hành lang an toàn cho lưới điện, không được phép sinh sống trong khu hành lang đó.
  Hiện các phóng viên đang theo bà con đến EVN để đưa tin, trang tin sẽ cập nhật tin tức để phục vụ bạn đọc.

Xem thêm :  

Biểu tình ban đêm tại EVN !

  Đêm qua ( 13/7/2012) , bà con nhân dân Đại Từ Thái Nguyên đã căng băn rôn, biểu tình ban đêm ngay tại trụ sở EVN, họ đã mang chăn màn đến tá túc tại đây để khiếu kiện như các báo mạng đã đưa tin gần đây.













Ngay tại trụ sở EVN




Trời mưa quá nên bà con đã phải đi mua bạt để làm lều trú mưa.




  Bà con cho biết sẽ tá túc tại trụ sở của EVN đến khi nào khiếu nại của họ được giải quyết theo đúng pháp luật.

 Xem cung cách EVN làm ăn như thế này đây : 


Làm thế nào mà họ giỏi thật, kéo dây cao thế 220 KV qua nóc nhà dân ?

 Hiện tại, bà con Đại từ đang hàng ngày ăn ở tạm bợ tại sân trụ sở EVN, một số bà con tại Hà nội đã thông cảm đến chia xẻ, cho nước uống. Đồ ăn và đồ dùng sinh hoạt được bà con tự túc trong hoàn cảnh tạm bợ để khiếu kiện.
 Mọi chia xẻ của mọi ngừi quan tâm xin liên hệ chị Lý - 0166964 7055 ; anh Tiến - 0168 306 4377.