Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Khiếu tố đất đai mang màu sắc chính trị?



Dân oan Văn Giang tại 46 Tràng Thi

Dân oan Dương nội tại 46 Tràng Thi.


Phạm Chí Dũng (BBC) - Thông điệp “cưỡng chế khiếu kiện” của ông Huỳnh Phong Tranhlại kích lộ vào thời điểm mà Quốc hội châu Âu vừa khẩn cấp phát đi một thông điệp “đồng cảm”: nhân quyền ở Việt Nam.

Việc gì phải sợ nó! 

Ông Huỳnh Phong Tranh - người đã tỏ ra mềm mỏng với thông điệp “Công tác thanh tra là bạn của dưới, tai mắt của trên” khi mới nhậm chức Tổng thanh tra chính phủ, đã vừa phát đi một thông điệp khác với quan điểm “kiên định” khác thường: “Đối với các đoàn (khiếu kiện) đông người quá khích, đặc biệt là những đoàn mang màu sắc chính trị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Tổng thanh tra chính phủ yêu cầu phải tiến hành cưỡng chế”.

Đây không phải là lần đầu tiên một quan chức có trách nhiệm tỏ ra cứng rắn như thế, cũng như bức tranh khiếu tố đất đai đã bị phủ gam màu xám một cách có hệ thống từ nhiều năm qua. 

Cùng thời gian ông Tranh chấp nhiệm, nhiều vụ việc khiếu tố đất đai đông người và chống cưỡng chế đã đồng loạt diễn ra ở An Giang, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định..., với cường độ dồn dập và tính chất xung khắc trở nên “quá khích” hơn hẳn so với trước đó. 

“Nếu mà lực lượng vô cưa cây thì ở đây sẽ đánh. Nếu bị bắt thì giữa dân và chính quyền sẽ xô xát với nhau, chứ không còn con đường nào để chọn cả, cũng như là dân ở đây giành lại sự sống thôi” - những người dân xã Mỹ An, An Giang đã trần thuật hoàn toàn thành thật như thế trước một vụ cưỡng chế giải tỏa của chính quyền địa phương. 

Nhưng bỏ qua đơn khiếu nại và tố cáo của dân về việc giá bồi thường chỉ bằng 1/10, thậm chí 1/20 giá thị trường, vẫn có những cán bộ thuộc lực lượng cưỡng chế giải tỏa kiên quyết không thỏa hiệp: “Chính quyền, luật pháp trong tay, việc gì phải sợ nó!”.

Không cần giải thích, chắc người đọc cũng hiểu “nó” là ai. 

Được diễn giải một cách có văn hóa hơn, các đề tài nghiên cứu khoa học về khiếu kiện đất đai và giáo trình “chống diễn biến hòa bình” chỉ dùng từ “đối tượng” thay cho “nó”. 

Khái niệm được coi là “điểm nóng xã hội” và điểm nóng chính trị” cũng đương nhiên được xem là phát sinh từ các “đối tượng quá khích và kích động” trong các cuộc khiếu kiện đất đai. 

Não trạng cùng lối tư duy không biết mệt mỏi như thế đã xảy ra mòn mỏi đặc biệt vào những năm 2006 - 2008, là thời kỳ hoàng kim của sóng bất động sản ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng cùng một số tỉnh thành khác, kéo theo gia tốc đậm đặc của “màu sắc chính trị” được xen cài vào “điểm nóng xã hội” để rất nhanh chóng và vào bất cứ lúc nào cũng có thể trở nên “điểm nóng chính trị” trong nhãn quan của những nhà điều hành. 

Vô nhân đạo 

Song giới chức chính quyền đã không để ý đến một hệ lụy tất yếu của quy luật tâm lý xã hội: sự chèn ép và phủ chụp về não trạng điều hành độc đoán đối với những người dân oan đi khiếu kiện đã góp một phần không nhỏ làm cho mối quan hệ giữa người dân và chính quyền trở nên xung khắc và thậm chí còn mang sắc màu xung đột. 

Vụ cưỡng chế đất đai của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng là một biểu thị xung đột quá xuất thần như thế. 

Nếu một số nhân sĩ, trí thức đã phải cho rằng thông điệp về cưỡng chế khiếu kiện của ông Huỳnh Phong Tranh là “vô nhân đạo”, thì người dân lại một lần nữa có cơ hội để hiểu thêm về cái được coi là “đức tính vô cảm” của giới chức chính quyền - những người trực tiếp hoặc gián tiếp giải quyết khiếu tố - từ bấy lâu nay. 

Đất đai là chủ đề nóng ở Việt Nam
Cũng bởi thế, không ngạc nhiên là tại một cuộc họp sơ kết tình hình khiếu nại tố cáo vào đầu tháng 4/2012, Tổng thanh tra chính phủ đã phải thừa nhận một thực tế là từ sau vụ Tiên Lãng, số lượt người, số đoàn đông người lẫn số vụ việc tăng hẳn lên; riêng số lượt người khiếu nại tố cáo trong tháng 3/2012 tăng 50% so với tháng 2/2012, còn số đoàn đông người tăng 30%. Trong số này chủ yếu vẫn là các vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai với “tính chất rất phức tạp, gay gắt”. 

Đó cũng là một thực tế không thể phủ nhận và có thể đe dọa đến “sự tồn vong của chế độ” ở Việt Nam, kể từ sau cuộc biểu tình rộng khắp ở Thái Bình năm 1997. 

Khoảng 70% trong tổng số đơn thư khiếu tố thuộc về lĩnh vực đất đai. Sau “phát súng Đoàn Văn Vươn”, một hiện tượng xã hội tự động dắt dây là không hẹn mà gặp, giữa người dân khiếu kiện từ các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bình Dương, TP.HCM... đã có một mối dây tương thích về chia sẻ cảnh ngộ và phương thức đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng của mình. 

Tính chất khiếu kiện có tổ chức cũng được thể hiện qua “đồng phục” như những cái áo cùng màu, trên đó được viết tay hoặc in những hàng chữ với nội dung phản đối chính quyền và một số cá nhân lãnh đạo trong chính quyền địa phương về chính sách bồi thường không thỏa đáng, chèn ép dân, nạn cướp đất...


Khác hẳn với lối hành xử sẵn sàng hình sự hóa khiếu nại dân sự như trước đây, từ năm 2011 đến nay, ngay cả nhiều chủ đầu tư dự án cũng lâm vào tình cảnh ngao ngán: “đối tượng” bị giải tỏa không chịu hiệp thương với giá cả bồi thường thấp hơn hẳn giá thị trường, thêm vào đó chủ đầu tư lại không mấy nhiệt thành bố trí nhà tái định cư nên người dân bị giải tỏa không biết đi đâu. 

Trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng quá tồi tệ từ năm 2011 đến nay, các chủ đầu tư không thể tiêu thụ sản phẩm và do đó không thể thu hồi được vốn đầu tư và trả món nợ kếch xù cho ngân hàng nếu không nhanh chóng hoàn thiện công trình. Với những dự án còn dở dang trong công tác giải phóng mặt bằng, điều tiên quyết là phải giải tỏa dân chúng càng sớm càng tốt để có thể thu về “đất sạch”. 

Riêng những chủ đầu tư máu lạnh phải hoàn thành bằng được bước đi đầu tiên và “sạch sẽ” nhất - ly khai với tầng lớp dân chúng nghèo khổ, để sau đó mới có thể tiếp cận được với một giai tầng dân chúng khác bớt nghèo khổ hơn nhiều. 

Một số chủ đầu tư máu lạnh như thế đã đốt cháy giai đoạn bằng cách thúc ép và cả “vận động” chính quyền địa phương bằng một thứ “dịch vụ đặc biệt” để chính quyền có động lực thi hành biện pháp cưỡng chế đối với những hộ dân thuộc loại “chây lì”. Cảnh sát và quân đội cũng được huy động vào các chiến dịch đẩy đuổi người dân ra khỏi chỗ chôn rau cắt rốn. 

Khiếu kiện, và hơn thế nữa, khiếu tố đông người cũng sinh ra từ đó, dai dẳng từ năm này qua năm khác, ngày càng mang tính đối đầu quyết liệt hơn. 

Sắc màu đồng hợp 

Như một hiệu ứng đồng pha, từ giữa năm 2011 đến nay đã đồng thời diễn ra một phong trào khiếu tố đất đai lan rộng với mức độ gay gắt bất thường ở cả Trung Quốc và Việt Nam. 

Đặc trưng “tụ tập đông người và yêu sách” mà giới chức chính quyền đã tổng kết về khiếu kiện đất đai, trong hơn một năm qua đã “vươn lên một tầm cao mới”: phản ứng đất đai, được biểu thị cụ thể bằng phản ứng tiêu cực đối với bản thân của người dân và hành vi xung đột của người dân đối với chính quyền. 

Nhưng khác với Việt Nam, chính thể Trung Quốc luôn có sẵn kế sách để ngăn chặn “nguy cơ đối với sự tồn vong của chế độ”. 

Từ ngày 10/4/2012, các quy định mới về cưỡng chế, thu hồi đất đai do Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc ban hành đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, chính quyền không được tiến hành cưỡng chế nếu gặp phải một trong những tình huống như: thiếu căn cứ thực tế, thiếu căn cứ pháp luật, bồi thường không công bằng, không rõ ràng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi hợp pháp của người bị cưỡng chế, không đảm bảo điều kiện sống cơ bản hoặc điều kiện kinh doanh sản xuất của người bị cưỡng chế. 

Một năm sau đó, vào đầu tháng 4/2013, một cuộc hội thảo có tên “Xác định khó khăn và đề xuất giải pháp khi thu hồi đất thực hiện đầu tư xây dựng” do khoa luật Trường đại học Cần Thơ tổ chức, mới lần đầu tiên nêu ra tỷ lệ đến 92,5% người dân chưa hài lòng khi bị thu hồi đất. 

Tỷ lệ trên được cấu thành từ cuộc khảo sát 376 hộ dân bị giải tỏa bởi các dự án trên địa bàn thành phố Cần Thơ, trong đó gần 70% người dân cho rằng bảng giá đất mà thành phố ban hành hàng năm để áp giá bồi thường không sát giá thị trường. 

Những số liệu trên cũng làm rõ hơn bức tranh về sự vô cảm của chính quyền trong chủ đề nghiên cứu khoa học bồi thường giải tỏa đất đai. 

Từ nhiều năm qua, mỗi năm đều có không ít đề tài lấy tiền từ ngân sách nhà nước của các ngành tài nguyên môi trường, công an và một số chính quyền địa phương nghiên cứu về chủ đề này, song những nội dung và số liệu có thể phản ánh thực trạng theo nghĩa đen lại hầu như không được công bố trên bình diện công luận và cũng không đến tai dư luận. 

Thay vào đó, “điểm nóng xã hội” và “điểm nóng chính trị” được đặc biệt nhấn mạnh, không khác với cách nói về “màu sắc chính trị” của Tổng thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh. 

“Màu sắc” mà ông Tranh nhấn mạnh cũng có thể làm người ta liên tưởng đến một loại sắc màu đồng hợp khác - “nền kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc” mà chính thể Bắc Kinh thường tuyên giáo. 

Cận cảnh mất kiểm soát 

Hình như vẫn chưa có gì thay đổi đáng kể sau vụ Tiên Lãng, ngoài việc “rút kinh nghiệm” chỉ đổi màu không đổi máu. 

Bài học mà một số giới chức lãnh đạo ở Việt Nam tưởng chừng đã “ tỉnh ngộ”, lại vẫn đang bị căn bệnh hoang tưởng quyền lực phong tỏa. Những gì mà giới chức chính quyền địa phương lẽ ra phải được giáo huấn một cách thật sự nghiêm khắc thì lại bị chính quyền trung ương phớt lờ. 

Trong bối cảnh thông tin một chiều về “diễn biến hòa bình”, các cơ quan của chính quyền địa phương, từ Ban dân vận, Ban tuyên giáo đến cơ quan giải quyết khiếu nại tố cáo, đặc biệt là cơ quan công an càng có lý do để gán ghép hành vi khiếu kiện đất đai của người dân bị giải tỏa thành “gây rối có tổ chức”. Cán bộ của những cơ quan này, trong khi không mấy quan tâm đến nguồn gốc đầy mất mát thương tâm của các vụ việc khiếu tố đất đai, lại luôn lên giọng về hình ảnh “các thế lực thù địch luôn tìm cách kích động, lôi kéo người dân đi khiếu kiện, tiến đến gây mất ổn định trật tự xã hội và an ninh chính trị”. 

Nguy cơ xung đột đất đai giữa người dân và chính quyền cũng bởi thế càng trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết.

Sau Tiên Lãng ở Hải Phòng, Văn Giang ở Hưng Yên, Vụ Bản ở Nam Định, Dương Nội ở Hà Nội, người ta còn có thể chứng kiến hình ảnh sống động và đau đớn ở nhiều địa phương khác trên cả nước. 

Với người dân khiếu kiện đất đai, giờ đây vấn đề không còn đơn thuần nằm trong những lá đơn khiếu nại gửi tới các cấp thẩm quyền. Thái độ quan liêu tắc trách và cả ý đồ không nhân nhượng của một số nhân vật đặc quyền đặc lợi trong hệ thống chính quyền càng khiến cho người dân thấm thía số phận của mình đã bị an bài như thế nào. 

Bởi thế trong não trạng của rất nhiều người dân, chỉ có sự đoàn kết, đồng lòng trong khiếu tố, khoa học và bài bản trong tổ chức biểu tình và phản kháng mới có thể làm cho chính quyền địa phương thừa nhận sai lầm và mang lại cho người dân bị giải tỏa một kết thúc có hậu hơn. 

Còn với người dân bị mất đất và một số trường hợp gần như bị cướp đất, không còn cách nào khác, họ phải liều lĩnh hành động để giành giật sự sinh tồn cuối cùng cho gia đình mình. Thái độ và bản lĩnh trong việc thách thức và sẵn sàng đối đầu, chống đối chính quyền cũng vì thế đang có chiều hướng bùng phát, một sự bùng phát mà đến một thời điểm nào đó, mọi cố gắng kềm chế từ phía chính quyền sẽ trở nên bất khả kháng. 

Chỉ có điều, cái cận cảnh bất khả kháng như thế vẫn dường như không được nhìn nhận bởi não trạng vô thức của những giới chức thường bị ám ảnh bởi cách nhìn “quá khích” và “màu sắc chính trị”. 

“Một bộ phận không nhỏ” của thái độ vô cảm và vô thức như vậy cũng khiến cho tình hình đang trở nên tồi tệ nhanh chóng và có thể hoàn toàn mất kiểm soát vào một lúc nào đó. 

Cũng rất đáng lưu tâm, não trạng và thông điệp “cưỡng chế khiếu kiện” của những quan chức như ông Huỳnh Phong Tranh lại phát lộ vào thời điểm mà Quốc hội châu Âu vừa khẩn cấp phát đi một thông điệp “đồng cảm”: nhân quyền ở Việt Nam.


38 nhận xét:

  1. "não trạng và thông điệp “cưỡng chế khiếu kiện” của những quan chức như ông Huỳnh Phong" làm cho "người dân bị mất đất và một số trường hợp gần như bị cướp đất, không còn cách nào khác, họ phải liều lĩnh hành động để giành giật sự sinh tồn cuối cùng cho gia đình mình."

    Phong Tranh là Phanh Trong không phanh đục: thể hiện tính vô cảm của chính quyền TW trước những bất công của người Dân oan phải chịu, bật đèn xanh cho bọn cường hào ác bá tha hồ hành xử cướp phá của người Dân lành.Điều đó sẽ nên dẫn đến bát ổn xã hội. Hay là một cuộc CMXH.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng là sắp đến ngày kỷ niệm 38 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nên không khí sôi nổi thật! Bao nhiêu người dân mặc đống phục áo cờ Tổ quốc, đỏ rực cả một khu phố. Nhưng mà mất đất thì tội tình gì phải tranh thủ đợt này mà biểu tình? Sao không chọn dịp khác đi? Thế này thì chỉ làm xấu đi không khí thiêng liêng của ngày giải phóng dân tộc thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không tranh thủ dịp kỷ niệm giải phóng dân tộc này mà biểu tình thì còn dịp nào nữa. Hầu hết các cuộc biểu tình đều có mục đích chính trị mà đứng sau chúng chính là các thế lực thù địch. Biểu tình kêu oan là phụ. Mục đích hạ uy tín của Đảng, của Nhà nước mới là chính. Chính những dịp nhạy cảm như thế này chúng lại càng đẩy mạnh các hoạt động lôi kéo, kích động, thậm chí là thuê dân biểu tình, gây rối. Để cho các thế lực thù địch có lý do can thiệp vào nội bộ của ta với lý do dân chủ, nhân quyền.

      Xóa
    2. Tổ quốc bao giờ nhục thế này chăng?
      Bùi Minh Quốc

      Hãy trông kìa ! (trích)

      Bọn thẻ – đỏ – tim – đen tiếm quyền hóa giặc

      Một lũ sói nhe nanh kết bầy nhâng nháo khắp

      Móc túi dân

      Cướp đất dân

      Bóp cổ dân

      Nỗi oan dâng núi thét sông gầm !…

      Xóa
    3. Hãy chông kìa!
      Ở đâu mà có bọn hèn hạ thế này không.
      Bọn phản quốc, bọn bán nước
      Một lũ ác quỷ bẩn thỉu dơ dáy
      Mạo danh dân
      Núp váy giặc
      Lợi dụng dân
      Kích động dân
      Lừa bịp dân.
      Hữu xạ tự nhiên hương không nói thì người ta chưa chắc biết cái bản chất của mấy con rận mấy con quỷ hút máu dân tộc như chúng mày đâu nhưng mày nói khiến người ta thấy tởm lợm cho bản chất của chúng mày lắm nặc danh à.

      Xóa
    4. các bạn có thấy không cái @Nặc Danh đuối lí, không biết nói gì, không nói được gì nữa vì các bạn nói quá đúng nên nó chỉ biết đi cóp pi rồi dán vào ở dưới mà thôi.
      các bạn, những người khi đọc những dòng chữ bận thỉu mà chúng viết ra đều nhận thấy bộ mặt thật của chúng, đã để lại cho chúng những từ ngữ sâu sắc, khiến chúng phải câm miệng lại, mọi người hãy phát huy như thế, và cúng phổ cập cho mọi người để cho mọi người cùng biết cái bộ mặt xuyên tạc, lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân để phục vụ cho lợi ích đen tối của chúng.

      Xóa
    5. Tổ quốc bao giờ nhục thế này chăng?
      Bùi Minh Quốc

      Hãy trông kìa ! (trích)

      Bọn thẻ – đỏ – tim – đen tiếm quyền hóa giặc

      Một lũ sói nhe nanh kết bầy nhâng nháo khắp

      Móc túi dân

      Cướp đất dân

      Bóp cổ dân

      Nỗi oan dâng núi thét sông gầm !…

      Xóa
    6. khổ không cơ chứ, trẻ con mà cũng bị mấy kẻ này lôi ra chụp ảnh để đăng lên mạng thế này. Trẻ con nó biết gì mà bắt nó làm việc như thế cơ chứ, đúng là bọn dã man tàn bạo vô nhân đạo, Trẻ không tha già không thương sử dụng mọi thủ đoạn để marketing cho bài viết đầy dẫy những lời nói dối và xuyên tạc của mình. Hành vi bắt trẻ con như vậy làm việc là vi phạm pháp luật đó các người có biết không hả.

      Xóa
  3. Nhìn mà cũng thấy nhân dân mình khổ. Không biết thế nào mà đến cái dịp kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tất cả công nhân viên chức đều được nghỉ mà dân tình chẳng được nghỉ. Không biết biểu tình thế này thì bọn phản động nó cho cái gì nữa, dân tình chỉ ra làm bia đỡ đạn thôi. Chỉ trách dân mình còn nghèo, còn nhẹ dạ cả tin nên toàn bị bọn xấu lợi dụng để chống phá chính quyền, chống phá Đảng và Nhà nước.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tại sao phải chống phá Đảng và Nhà nước, người ta bị cướp đất, cướp nhà bị bất công. Người dân oan khuất bần cùng bất đắc dĩ đi kêu lên cấp trên - Cũng không được; vì cấp trên giờ cũng ăn tiền.

      Công tử bạc liêu cho nên quan liêu nặng. Người dân đi tìm công lý mà mày kêu chống phá Đảng nhà nước thì ra mày là lũ phản động kích động dân lành. Cần phải làm rõ, phải xử lý.

      Hay là mày thằng ủng hộ tàu , tiêu diệt dân ta.

      Xóa
    2. Tại sao mà mà mày còn hỏi à chúng mày là những kẻ đang làm cái việc đê hèn đấy mà chúng mày còn hỏi tại sao. Muốn người ta không biết thì đừng có làm chính cái bọn mày đứng sau giật dây đạo diễn chính cho mấy cái vụ kiểu thế này chứ còn ai nữa mà còn vờ vịt. Chúng mày thuê một số người không biết lừa họ đi làm mà giờ cứ như không hề hay biết ấy.
      Dân cũng bởi cuộc sống còn gặp những khó khăn nhất định lại không hiểu chuyện mới bị chúng mày lợi dụng thôi nghĩ tội cho họ nhưng cũng đánh trách vì vài đồng tiền mà không chịu xem xét vấn đề đúng sai để mình trở thành những con rối của mấy cái bọn phản động.

      Xóa
    3. @: Công Tử Bạc Liêu:
      Dân mình khổ thật vì sinh ra và lớn lên trong sự lãnh đạo sáng suốt của đảng quang vinh đấy (Đừng nói họ không sống trong sự lãnh đạo của đảng nhé vì đảng bây giờ đã thành cụ già 83 tuổi rồi đấy). Hy vọng rằng dân ta đừng bao giờ trở thành CON TRAI CÔNG TỬ BẠC LIÊU thứ thiệt thế này, dưới sự lãnh đạo của thằng cha ăn tàn phá hại.

      Xóa
    4. Mấy trò chống phá gây mất an ninh trật tự này đã xưa rồi, lợi dụng dân ta thiếu hiểu biết về pháp luật nên bọn phản động kích động dân đi biểu tình, đòi lại đất, ngày xưa cũng có vụ đồng bào người Mông bị phản động xúi giục bán đất bán nhà để theo vua Mông ăn no mặc ấm, nhưng vua không thấy chỉ thấy tiền mất tật mang không có nơi ăn chỗ ở thôi, rồi cuối cùng lại nhờ Đảng Nhà nước giúp đỡ để trở lại với ruộng vườn, đừng làm loạn nữa các bác ơi!

      Xóa
  4. Khiếu tố đất mang màu sắc chính trị hay là cái trò láo lếu của cái bọn bán nước cái bọn phản động đây. Gio chúng mày có vẻ rất chuộng hình thức này nhỉ rất chuộng lợi dụng khiếu kiện để làm mấy cái trò bản này nhỉ.Một số người dân không hiểu biết ngọn ngành không nhận thức được vào việc mình làm mới bị chúng mày lợi dụng thôi chứ cái mẹt bọn phản động chúng mày dân biết người ta chửi ngay vào cái bản mặt chúng mày chửi vào mẹt cái lũ xúc vật bán nước ngay ấy chứ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tổ quốc bao giờ nhục thế này chăng?
      Bùi Minh Quốc

      Hãy trông kìa ! (trích)

      Bọn thẻ – đỏ – tim – đen tiếm quyền hóa giặc

      Một lũ sói nhe nanh kết bầy nhâng nháo khắp

      Móc túi dân

      Cướp đất dân

      Bóp cổ dân

      Nỗi oan dâng núi thét sông gầm !…

      Xóa
  5. Khi nào cũng thế cũng một đám người tụ tập đồng phục lòe loẹt băng rôn khẩu hiệu tươm tất lấy mác dân oan làm việc này. Những người dân lao động bình thường không lao động mà cứ đi suốt thế kia có cái mà lấp vào miệng hay không hay là nhận được nhiều quá nên đi nhàn hạ không phải làm gì chỉ đi như đi chơi ấy mà còn được nhiều hơn bán mặt cho đất bán lưng cho trời.

    Trả lờiXóa
  6. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  7. Có ve như lại có thêm một nghề mới cho những người không chịu hiểu chuyện cái nghề kiếm bạc triệu lương có khi hơn lương giám đốc của một doanh nghiệp nhỏ nhỏ ấy chứ. Chỉ ăn và đi kiện xong về nhận bồi dưỡng hậu hĩnh.Chỉ viết và xuyên tạc sự thật miễn sao là nói xấu được Đảng và chính quyền các cấp Đúng là vì tiền mà có những con người tâm không tốt chấp nhận bỏ đi tất cả bỏ đi danh dự bỏ đi quyền lợi dân tộc bỏ đi hết chỉ cần tiền và tiền.
    Một số ít là nhân dân cũng vì không hiểu biết nên bị lừa bị lợi dụng còn số còn lại là những con rối của bọn bán nước.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tổ quốc bao giờ nhục thế này chăng?
      Bùi Minh Quốc

      Hãy trông kìa ! (trích)

      Bọn thẻ – đỏ – tim – đen tiếm quyền hóa giặc

      Một lũ sói nhe nanh kết bầy nhâng nháo khắp

      Móc túi dân

      Cướp đất dân

      Bóp cổ dân

      Nỗi oan dâng núi thét sông gầm !…

      Xóa
  8. ở trên tôi thấy có một bức hình nói là " công an đàn áp nhân dân " mọi người có nhìn thấy có đàn áp ở trong bức hình đó không? Tôi thấy ở tấm hình, đó là lực lượng công an cùng với nhân dân làm đồng, cùng nhau lao động sản xuất, tình quân dân đẹp như thế mà bọn chúng có thể lật ngược lại là công an đàn áp nhân dân, đúng là bọn xuyên tạc máu lạnh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đánh chết người, 7 cựu công an hầu tòa

      Cho rằng ông Sơn khai không đúng sự thật, nhóm Công an huyện Thạch Thất (Hà Nội) liên tục đánh, tát, vụt ông này. Ít phút sau khi 7 công an dừng tay, nạn nhân đã tử vong.

      Ngày 10/4, TAND Hà Nội mở phiên xử Cấn Hồng Nguyên (23 tuổi), Nguyễn Đức Hai Long (25 tuổi), Nguyễn Minh Tâm (24 tuổi), Hoàng Thanh Thọ (22 tuổi), Lê Xuân Hà (24 tuổi), Ngô Đức Trung (26 tuổi), Khuất Quang Cường (24 tuổi, đều từng làm việc tại Công an huyện Thạch Thất) về tội Cố ý gây thương tích.

      Chiều 21/6/2012 tại khu vực cây xăng Cầu Đôi, Công an xã Đại Mỗ (Từ Liêm) kiểm tra hành chính một người đang dắt xe Wave. Do người này không xuất trình được giấy tờ tùy thân và giấy tờ xe, công an đưa ông ta về trụ sở.

      Người đàn ông khai là Nguyễn Mạnh Sơn (46 tuổi, làm nghề sửa khóa), được người tên Tuấn thuê sửa khóa xe với giá 200.000 đồng. Ông đang trên đường đưa xe đến tiệm của mình ở phố Lương Văn Can.

      Cảnh sát xác định chiếc xe là của anh Nguyễn Hữu Hùng, mất trộm vào chiều cùng ngày tại huyện Thạch Thất. Vụ việc được chuyển Công an Thạch Thất xử lý theo thẩm quyền.


      Các bị cáo tại tòa sáng 10/4. Ảnh: N.Anh
      VKS cáo buộc, trong lúc lấy lời khai, cho rằng ông Sơn không khai báo, thượng sĩ Trung và Tâm (cán bộ Đội điều tra trật tự xã hội) đã xông vào tát.

      Bị đánh, ông Sơn nói lớn "các ông không được đánh người” và cầm ghế giơ lên. Nghe ồn ào, trung sĩ Mạnh cùng một số chiến sĩ nghĩa vụ chạy đến đấm và đạp ông Sơn... Ít phút sau, ông Sơn gục xuống, tử vong trên đường đi cấp cứu.

      Tại phiên xử hôm nay, HĐXX nhận xét 7 cựu công an này biết việc dùng vũ lực đánh người là không được phép nhưng vẫn thực hiện. Cho rằng họ thành khẩn, bồi thường hơn 1,1 tỷ đồng, gia đình bị hại xin giảm hình phạt, TAND Hà Nội tuyên phạt Nguyên 4 năm, Long 3 năm, Thọ, 3 năm 6 tháng. Các bị cáo còn lại từ 1 năm 6 tháng đến 2 năm tù.

      N.Anh
      http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2013/04/danh-chet-nguoi-7-cuu-cong-an-hau-toa/

      Xóa
    2. Cái thói ăn tục nói phét, vơ đũa cả nắm như thế này thì chấp nhận kiểu gì bây giờ. Biết vì sao lại gọi là "con người" mà không phải "người" không. Vì ai ai cũng đều có mặt tốt, mặt xấu của họ thế nên không ai được coi là hoàn hảo cả. Như mấy vị trên đây cứ tìm tòi khoét rãnh, bới tung cả lên để tìm những sai lầm của họ thì chỉ xứng đáng với chữ "con" thôi

      Xóa
    3. Hành vi sai pháp luật bị xử lí là đúng rồi, nêu lên đây làm gì? hay đấy lại là mấy " rân oan" của mấy chú à? không muốn xử đúng pháp luật là bao che cho tội phạm đấy, mà mấy chú thì bản chất cũng có khác gì đâu cơ chứ mà chê nhỉ!

      Xóa
  9. Khổ những người dân nghèo ở trên, cả những em bé nữa, họ có biết gì đâu, vì vì mấy đồng tiền mà họ mang cả gia đình đi để biểu tình, mà không biết biểu tình cái gì nữa. Đứng đằng sau những vụ này đều do các thế lực thù đich, bọn phản động làm chủ mưu, chúng lợi dụng kích động bà con xuống đường biểu tình là nhằm chống chính quyền nhân dân ấy mà, phải cương quyết xử lý những vụ này, không thể để tình trạng trên xẩy ra nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tổ quốc bao giờ nhục thế này chăng?
      Bùi Minh Quốc

      Hãy trông kìa ! (trích)

      Bọn thẻ – đỏ – tim – đen tiếm quyền hóa giặc

      Một lũ sói nhe nanh kết bầy nhâng nháo khắp

      Móc túi dân

      Cướp đất dân

      Bóp cổ dân

      Nỗi oan dâng núi thét sông gầm !…

      Xóa
  10. một số bà con đang bị bọn xấu dụ dỗ và nghe theo chúng quá nhiều mà không đi tìm hiểu sự thật, sự thật là bà con đang bị chúng dụ dỗ kích động để có những hành động chống lại Đảng, chính quyền để rồi nếu có vi phạm pháp luật gì thì bà con tự chịu còn chúng thì sau khi bà con làm vậy thì chúng có cớ để viết bài xuyên tạc, bóp méo sự thật để tiếp tục nói xấu Đảng, nhà nước để nhận được những đồng tiền bồi dưỡng hậu hĩnh mà bà con không hề biết. Bà con cần phải cảnh giác với những thủ đoạn dụ dỗ của bọn này

    Trả lờiXóa
  11. Trẻ em ngây thơ là thế, hồn nhiên là thế, chúng có biết gì đâu mà lại đem chúng đi phục vụ lợi ích ... của mình. Các bạn hãy tưởng tượng một ngày mà không có những chiến sĩ công an xem bạn sẽ gặp khó khăn như thế nào : côn đồ lộng hành, giao thông ách tắc không có người điều khiển, cướp giật và giết người không có ai truy tố. Hãy suy ngẫm lại

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tổ quốc bao giờ nhục thế này chăng?
      Bùi Minh Quốc

      Hãy trông kìa ! (trích)

      Bọn thẻ – đỏ – tim – đen tiếm quyền hóa giặc

      Một lũ sói nhe nanh kết bầy nhâng nháo khắp

      Móc túi dân

      Cướp đất dân

      Bóp cổ dân

      Nỗi oan dâng núi thét sông gầm !…

      Xóa
  12. Vâng, có vẻ rất là quan tâm đấy nhưng đến lúc đứng ra chịu trách nhiệm thì không biết là những người dân đen bị lợi dụng hay những kẻ đứng đằng sau giật dây họ đây. Nhiều người cứ tự nhận mình là dân bị cướp đất mà thấy có phải đâu, toàn là bọn đâu đâu ý

    Trả lờiXóa
  13. lại chuyện cũ chuyện đất đai ở văn giang hết chuyện để nói rồi sao mà suốt ngày lải nhải cái chuyện cũ này thế không biết, mọi chuyện đã được giải quyết hợp lòng dân và mọi người đều hiểu và không chống đối nữa rồi, mấy cái hình ảnh kia đã xưa lắm rồi dùng đi dùng lại không thấy chán à, mà những người đấy đi biểu tình chắc chắn là bị bọn xấu đứng đằng sau kích động rồi, chúng muốn phá hoại đất nước ta đấy mọi người nên tình táo đi

    Trả lờiXóa
  14. “Từ trong thế giới ảo

    ta xây đắp con đường

    trở về SỰ THẬT

    trở về SỰ SỐNG

    trở về TỰ DO”

    (Bài ca nối mạng – HH 2011)

    Trả lờiXóa
  15. Đám này suốt ngày biểu tình làm loạn thê nhỉ? oan ức thì chưa thấy nhưng mất trật tự trị an nơi thành phố thì quá rõ ràng, suốt ngày kéo nhau đi thế này thì ruộng vườn ai làm cho mà cứ kêu mất đất, định làm thêm một số Bùi Hằng nữa à? thấy nó lắm tiền là cứ theo mãi thôi, mấy trò cũ rích mà cứ diễn hoài!

    Trả lờiXóa
  16. Bà con nông dân cần ý thức được hành vi của mình là sai trái, việc làm của bà con không những không giải quyết được gì mà còn làm mất trật tự an ninh khu vực, và đại bộ phận nông dân trên cả nước sẽ nhìn bà con với những con mắt khác, hãy về nhà làm ăn chân chính đừng nghe theo bọn phản động xúi giục nữa!

    Trả lờiXóa
  17. Sự thực thì số tiền được đền bù cho người dân là rất lớn. Nhưng một số nhỏ thiển cận, sử dụng tiền vào mục đích như xây nhà, cưới vợ cho con,... nên số tiền lớn như vậy đã bị tiêu hết nhanh chóng. Không có tiền, đất thì đã bị thu hồi nên những người đó mới dễ dàng bị kẻ xấu lừa vào tròng. Nếu chính quyền khiến người dân bức xúc như các vị kể, sao không có những cuộc biểu tình với quy mô trên toàn đất nước mà chỉ có những vụ lẻ tẻ, một nhúm người kéo nhau đi gây rối. Đến cả trẻ con chưa hiểu gì cũng bị đưa ra làm bình phong, đúng là đã hết thuốc chữa với những kẻ này.

    Trả lờiXóa
  18. thật khá nực cười. tự dưng lấy đâu ra mấy tấm hình công an, quân đội giúp dân gặt lúa, thu hoạch mùa màng, lại tương thêm một câu ở trên là công an đàn áp, bóp cổ nhân dân. cái này chẳng khác gì mấy con vừa khoe hàng vừa khoe của tung ảnh đi tắm biển lại tương thêm một câu "tớ đang ở hawaii" cứ quay ống kính ra biển thế kia bố thằng nào biết được đó là hawaii hay là biển đông nhà ta. vậy là người xem thấy ghi vậy đành gật gù chấp nhận, ừ, thật thế à?

    Trả lờiXóa
  19. Trước tiên thấy mấy tấm ảnh này là mình đã thấy ngứa mắt rồi chưa cần phải đọc nội dung làm cái gì cả , toàn là mấy trò vớ va vớ vẩn của cái lũ phản động chẳng có cái gì là chắc chắn cả vậy mà cũng nói luyên thuyên , bố mẹ chúng mày không dạy chúng mày làm gì nói gì thì cũng phải có căn cứ và chắc chắn à sao cái gì chúng mày cũng tương lên mạng thế ...

    Trả lờiXóa
  20. Một năm trời đã trôi qua rồi mà đến nay đúng cái lúc cả nước đang trong không khí mừng ngày 30-4-1975 thì lũ rận kia lại kích động bà con đi biểu tình. Đúng là quá nực cười. Đâu sẽ có đó mà suốt ngày cứ kéo nhau lên để biểu tình thì có giải quyết được cái gì không hay chỉ tốn công vô ích

    Trả lờiXóa
  21. Chắc lại mấy tên dư luận viên nói thay cho chủ đây chắc chắn mấy tên này cũng vô cảm như chủ nó nên không thông cảm với những ngươì dân mất đất nó đâu có biết nông dân mất đất đồng nghĩa với thất nghiệp mà vô cảm như chủ nó còn có vàng có đô la còn chúng thi được mấy đồng

    Trả lờiXóa