(Dân Việt) - Ông Trần Văn Tân (SN 1960, trú tại thôn Dưỡng Thái Nam, xã Phúc Thành, huyện Kim Thành) bị Công an xã Kim Xuyên tạm giữ. Đến rạng sáng hôm sau thì ông Tân được phát hiện đã chết trong trụ sở UBND xã Kim Xuyên.
Theo lời kể của anh Trần Văn Toán (em trai của nạn nhân), thì ngày 2.1 ông Trần Văn Tân có đi dọn dẹp mộ của mẹ là cụ Vũ Thị Vở (Mẹ Việt Nam Anh hùng), đến đêm vẫn không thấy ông Tân về nhà. Cả nhà tá hỏa đi tìm nhưng không thấy tung tích của ông Tân. Đến khoảng 7 giờ sáng 3.1, gia đình nghe tin có một người đàn ông khoảng 50 tuổi chết tại trụ sở UBND xã Kim Xuyên. Cả nhà ông Toán kéo sang xã Kim Xuyên và bàng hoàng thấy ông Tân đã chết tại đây.
Anh Toán cho biết thêm: Cả đêm hôm đó anh tôi ở đâu, làm gì thì cả gia đình không ai hay biết, mặc dù đã đi tìm. Đến khoảng 7 giờ sáng, khi nghe mọi người đi chợ bàn tán, cả gia đình tôi chạy lên UBND xã Kim Xuyên thì mới hay tin anh trai tôi đã bị công an xã này tạm giữ từ đêm hôm trước vì lấy trộm của Công ty Xi măng Thành Công một tấm cốp pha và đến sáng sớm được phát hiện đã tử vong.
Ngày 10.1, phóng viên NTNN có mặt tại trụ sở UBND xã Kim Xuyên. Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Ngân – Phó Chủ tịch UBND xã Kim Xuyên cho biết: “Khoảng 23 giờ ngày 2.1, Công an xã Kim Xuyên có nhận được tin báo của Công ty TNHH SXVLXD Thành Công về việc họ bắt được một đối tượng đột nhập vào nhà máy lấy trộm tài sản. Sau đó, Công an xã Kim Xuyên đưa đối tượng về trụ sở. Đến khoảng 5 giờ sáng ngày hôm sau, ông Ngân nhận được tin báo của Trưởng Công an xã là ông Tân đã thắt cổ tự tử tại trụ sở UBND xã”.
Cùng ngày, phóng viên trao đổi với ông Phạm Văn Tưởng –Trưởng Công an xã Kim Xuyên thì được biết, ông Tân thắt cổ tự tử bằng đoạn dây điện trong phòng, nhưng khi phóng viên hỏi tại sao có công an viên xã trông coi ông Tân cả đêm hôm ấy lại để cho ông Tân tự tử thì ông Tưởng không trả lời.
Cũng theo ông Trần Văn Toán thì cái chết của anh trai ông có điều đáng ngờ là: Tại sao tạm giữ ông Tân vào đêm ngày 2.1 và kể cả sau khi phát hiện ông Tân bị chết tại trụ sở nhưng UBND xã Kim Xuyên cũng như Công an xã Kim Xuyên không hề báo cho gia đình của nạn nhân biết sự việc?
Vụ chìm tàu tang thương ở Quảng Bình: Đã kêu nhưng không được cứu
10/01/13 6:07 PM
Sau vụ chìm tàu đánh cá của các ngư dân thuộc hai giáo xứ Cồn Sẻ và Cồn Nâm (tỉnh Quảng Bình), Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã có chuyến thăm và dâng thánh lễ cầu nguyện cho các nạn nhân. Đồng thời, những sự thật phía sau sự việc đau thương này cũng được hé lộ…
Những hình ảnh tang thương của vụ chìm tàu
Tại giáo xứ Cồn Sẻ
Tại giáo xứ Cồn Nâm
Vô cảm trước sinh mệnh công dân: Đã kêu nhưng không ai cứu.
Tạm khép lại nội dung chuyến thăm của vị chủ chăn giáo phận, gặp gỡ linh mục và bà con giáo dân giữa lúc sinh ly tử biệt, chúng tôi đã cảm nghiệm sâu sắc thêm về tình người, về sự hỗ trợ những lúc khẩn cấp và cả những tắc trách đáng ngờ trong các hoạt động cứu người phía chính quyền. Không giữ được xúc động, linh mục Phêrô Hoàng Anh Ngợi đã kể lại đầu đuôi diễn biến câu chuyện từ lúc xảy ra cơn sóng gió cho đến khi êm xuôi.
Trong đêm 30.12.2012, nhiều đội tàu Cồn Sẻ lâm nạn trên đường vào tránh gió tại cửa Gianh, Quảng Bình. Sau khi nhận được thông tin, cha xứ đã gọi điện cầu cứu chính quyền tỉnh và các lực lượng cứu hộ cứu nạn tỉnh Quảng Bình vì có phương tiện tối tân hơn song đã không nhận được sự hỗ trợ kịp thời nào. Và sự việc đau thương đã xảy ra: Chiếc tàu mang biển hiệu QB 93714 do thuyền trưởng Nguyễn Phong, trú tại Cồn Sẻ đã bị sóng lớn đánh chìm, 14 thuyền viên mất tích.
Không trông chờ sự giúp đỡ của chính quyền, giáo xứ với tinh thần “huynh đệ chi binh” đã đưa hàng loạt tàu đánh cá với mục đích cứu giúp những người sống sót mặc cho sóng gió gào thét, vùi dập.
Sau khi xác định tọa độ tàu chìm, các đội tàu đã rà soát mà không tìm được thuyền viên nào. Giáo xứ đã bắt đầu trục vớt bằng cách thuê xà-lan cẩu của một công ty Hà Tĩnh đang đậu tại cảng Hòn La và nhờ cha xứ huy động đội lặn giáo xứ Đông Yên, quê nhà của ngài. Đến 20h30’ ngày 02.01.2013, xà-lan đã trục vớt tàu thành công, kéo tàu về đậu tại bến tàu giáo xứ.
Tất cả hoạt động này đều do cha xứ, hội đồng mục vụ phối hợp với các đội tàu giáo dân trong xứ thực hiện. Chi phí cho công tác cứu hộ cứu nạn mặc dù chưa thống kê hoàn chỉnh nhưng đã lên tới gần 2 tỷ đồng, riêng thuê xà-lan cẩu trục vớt là 120 triệu đồng do cha xứ chi trả.
Đáng buồn thay là sự thờ ơ, lạnh nhạt của các cấp chính quyền, hải đội biên phòng và các lực lượng cứu nạn. Bỏ qua vấn đề chi phí tiền bạc, vấn đề trước tiên ở đây chính là “tình người” và tinh thần cứu giúp người trong cơn hoạn nạn của những người tự nhận mình là “đầy tớ nhân dân”.
Khi giả dối lên ngôi.
Đã thế, chương trình Thời sự của VTV1 phát đi tối ngày 3.1.2013 và nhiều tờ báo khác đã thông tin sai lệch về vai trò của chính quyền và bộ đội biên phòng hoạt động cứu nạn và nhất là trục vớt. Họ đã không giúp gì mà chỉ đứng ngoài nhìn, thế nhưng trên truyền hình hết lời kể công họ và lờ đi tác nhân chính thực hiện công việc này chính là cha xứ, đội lặn và các đội tàu trong xứ.
Giữa lúc tang tóc này, lòng dân Cồn Sẻ, nhất là những người tham gia trục vớt đang rất đau lòng và phẫn nộ trước cung cách làm việc của báo chí nhà nước. Người ta biết rằng, khi sự gian dối lên ngôi thì đã đến lúc vĩnh biệt một niềm tin đã chết. Chút niềm tin hiếm hoi vào chính quyền hầu như đã mất hẳn nơi những người dân Cồn Sẻ mấy ngày này bởi họ biết mình đã bị đánh lừa như thế nào.
Rời Cồn Sẻ, trong thâm tâm tôi vẫn tự vấn về sự tắc trách của chính quyền và các lực lượng cứu hộ cứu nạn tỉnh Quảng Bình. Thiển nghĩ, giá như có sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng, có lẽ hai giáo xứ Cồn Sẻ và Cồn Nâm đã giảm thiểu phần nào những mất mát nói trên…
(Tựa và bài viết do Nữ Vương Công Lý biên tập lại)
Dự án đường 5 kéo dài với cầu Đông Trù chạy từ cầu Chui ngang qua nhà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (thôn Đông Trù, xã Đông Hội – Đông Anh, HN) nổi tiếng nhiều tiêu cực. Dự án khởi công từ 2006 mà hiện nay liên tục chịu điều chỉnh vốn, điều chỉnh quy hoạch, nắn tuyến bị thao túng và làm xiếc bởi các bố già tài tình trong bộ máy chínhquyền thành phố Hà Nội. Điều đáng nói là những trò lợi dụng dự án, cướp đất của nhândân, gây thiệt hại cho nhà nước hàng chục nghìn tỉ đồng ngang nhiên diễn ra nhiềunăm nay ngay sát nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tiêu cực trong quy hoạch
Liên quan đến việc GPMB có nhiều điểm mập mờ tại dự án đường 5 kéo dài, đầu năm 2006, các hộ dân sát nút giao thông cầu Chui và cầu Đông Trù nhận được thông báo khu vực đang ở nằm trong diện GPMB Dự án đường 5 kéo dài (từ cầu Chui – cầu Đông Trù). Theo đó, sẽ có 3 phường và 4 xã trên địa bàn quận Long Biên, Đông Anh bị thu hồi đất phục vụ dự án.
Những gia đình nằm trong diện phải di dời chỉ có yêu cầu rất đơn giản là: chính quyền Đông Anh, Long Biên, Ban QLDA Hạ tầng Tả Ngạn công khai bản đồ quy hoạch chi tiết dự án, cùng các văn bản liên quan đến chính sách GPMB, đền bù, hỗ trợ tái định cư theo đúng quy định.
Tuy nhiên, sau 6 năm đấu tranh liên tục, những đòi hỏi chính đáng của người dân vẫn không được quận Long Biên, cùng các cơ quan chức năng “hồi âm”. Không những vậy, thời gian qua, quận Long Biên, huyện Đông Anh còn liên tục thúc ép người dân phải nhận tiền, bàn giao mặt bằng. Những người chưa chấp nhận ký nhận tiền đền bù thì bị coi là bất hợp tác với chính quyền.
Riêng tại quận Long Biên, cho đến thời điểm này (ngày 8/1/2013), chính quyền vẫn chưa công khai được bản đồ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 nút giao thông cầu Chui đến người dân theo đúng quy định GPMB. Khi hàng trăm nhân khẩu còn chưa biết đất thu hồi sẽ phục vụ cho hạng mục nào? Ngày 26/11/2012, Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên, Đỗ Huy Chiến đã ký văn bản số 337/KH-UBND về việc “Tiếp tục triển khai công tác GPMB thực hiện dự án Xây dựng Đường 5 kéo dài và ô quy hoạch trên địa bàn phường Đức Giang”.
Văn bản số 337/KH-UBND nêu rõ từ ngày 26 – 29/12/2012, sẽ ký và tống đạt Quyết định cưỡng chế; Từ ngày 30/12/2012 đến 19/1/2013, xây dựng kế hoạch và tổ chức xử lý hành chính (cưỡng chế thu hồi đất) đối với những hộ dân chưa nhận tiền đền bù, hỗ trợ tái định cư.
Tại hiện trường, CTV đã cho biết : các lực lượng côn đồ, dân phòng, công an Vinh đã cố tình gây đổ máu cho giáo dân, Mẹ của Nguyễn Đình Cương đã bị chúng đánh ngất, chúng khiêng vào phía trong sân của chúng.
Các giáo dân vẫn tiếp tục cầu kinh hoà bình, từ trong toà chún khiêng ra hai chiếc loa công suất lớn, mở nhạc sàn ầm ĩ để phá rối và gây nhiễu khi giáo dân cầu kinh.
Các lực lượng côn đồ đang đàn áp giáo dân.
Hiện công an Vinh đã bắt đi thêm bốn người, lực lượng côn đồ và công an đông đến năm bảy trăm người, đông hơn nhiều lần số lượng giáo dân, tiép tục đàn áp bà con một cách đê tiện.
Bí thư Nghị tuyên bố : " ai phát hiện tiêu cực hãy mạnh dạn tố cáo "
Hàng ngàn đơn tố cáo của dân, tố trực tiếp Nghị, Thảo, Khanh...của bà con khắp Thủ đô, nó được tìm thây hàng triệu kết quả sau khi gõ lên Google. Có thể mấy vị như bí thư Nghị không biết đọc, không biết lên mạng nên bị mù, điếc và tụt hậu quá lâu.
Không cần lên mạng đâu, chính bố đẻ ra ông Nghị đã bị Viện mắt Hà nội phẫu thuật cho bằng vật tư, thuỷ tinh thể giả đó, bác sỹ tố cáo rồi, ông biết rồi nhưng cứ giả vờ, hãy xử lý Viện mắt Hà nội đi đã, bó mình bị chơi bẩn thế còn chưa biết làm gì huống hồ giúp gì được thiên hạ ? ( Bí thư Nghị cứ bảo con nít gõ giùm lên Google " Viện mắt hà nội tráo thuỷ tinh thể " là có ngay cả vụ của Bố ông đó, vụ này cụ Lê Hiền Đưc đã đăng rất chi tiết, mời ông vào mà xem)
Bí thư Hà Nội: 'Ai phát hiện tiêu cực hãy mạnh dạn tố cáo'
- Hà Nội đã làm gì sau khi Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Trần Trọng Dực phát biểu trước HĐND thành phố về tiêu cực trong thi tuyển công chức, thưa ông?
- Việc thi tuyển công chức, viên chức của Hà Nội, thành phố đã yêu cầu các cơ quan chức năng phải làm rất nghiêm túc. Khi thành lập các hội đồng cấp thành phố, thường trực Thành ủy giao một trong những nhiệm vụ hàng đầu là phải ngăn không để xảy ra tiêu cực ở tất cả khâu, từ tuyển nhận hồ sơ, ra đề thi, coi thi, chấm bài. Có điều tiêu cực hay không đều do con người mà ra cả thôi. Chỉ đạo là vậy, quy định chặt vậy, nhưng nếu từng con người cụ thể mà không nghiêm túc thì họ vẫn có thể tìm cách lách cho bằng được.
Sau khi có ý kiến phát biểu của đại biểu HĐND, thành phố yêu cầu kiểm tra, phải rà soát, phải xem lại các bài đã chấm xem đánh giá khách quan cho điểm như vậy đã công bằng, chính xác chưa? Trước hết là tiến hành kiểm tra ở những mục có thể giám sát được. Nếu bài chất lượng kém mà lại cho điểm cao lên là có vấn đề cần xem xét lại.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị. Ảnh: Hoàng Hà.
- Hiện đã phát hiện được vụ việc nào về việc đưa, nhận tiền trong thi tuyển công chức?
- Thành phố rất khuyến khích ai phát hiện, biết được người này người kia đưa tiền và mạnh dạn tố cáo, cung cấp tư liệu. Tôi khẳng định, trường hợp đó sẽ xem xét có thể không xử lý người đưa tiền mà chỉ xử lý người nhận tiền. Nhưng theo thông tin tôi biết là cho đến nay vẫn không có ai thừa nhận.
Như vậy có hai trường hợp, một là nhờ nhau theo kiểu tình cảm quen thân như cô, dì, chú bác, anh em trong cơ quan nhờ nhau. Hai là có thể có ai đó đưa tiền nhưng bây giờ không dám khai. Còn người đã nhận tiền rồi thì hiếm khi dám nói.
- Thưa ông, với cơ chế thi tuyển như hiện nay, nhiều người lo ngại tiêu cực không chỉ xảy ra tại Ứng Hòa?
- Trong cái sai của thi tuyển, tổng hợp lại xuất phát từ một trong hai phía. Một là phía người đi thi có ý định gian lận, có ý định tranh thủ, đem bài vào phòng thi. Thứ hai là từ phía người trông coi giám sát. Nếu chỉ cần một trong hai phía ấy có biểu hiện tiêu cực thì tiêu cực rất dễ xảy ra. Xét về tổng thể, dù quy định chặt chẽ nhưng không thể nói là tuyệt đối không xảy ra tiêu cực.
Có những hạn chế thuộc về cơ chế nếu bản thân những người trong guồng máy này phát hiện ra thì rất dễ bị lợi dụng, sinh ra tiêu cực. Ví dụ quy định thi vấn đáp chỉ có hai thầy một trò, nếu thầy muốn cho ai đỗ thì rất có thể sẽ gợi ý hoặc thông báo trước “lát nữa tôi hỏi câu này, câu kia”.
Ngược lại nếu người thầy muốn thải loại ai đó thì có thể hỏi những câu mà người thi không có khả năng trả lời được điểm cao.
- Quan điểm chỉ đạo của thành phố về xử lý tiêu cực trong thi tuyển công chức là gì?
- Thành phố yêu cầu phải làm nghiêm, phải rà soát từng quy trình thủ tục. Trong chỉ đạo của thành phố nếu cần thì phải đề nghị lên bộ ngành trung ương điều chỉnh về quy trình thi vấn đáp đang bất hợp lý và là một khe hở.
Thứ hai là phải có cơ chế công khai minh bạch, cho phép người dân được quyền tố cáo, phát hiện. Trong việc kiểm tra rà soát, nếu có đủ căn cứ, thành phố sẽ xử lý rất nghiêm.
- Sau khi huyện Bố Trạch tiến hành đấu giá các quầy hàng tại khu vực đình chính chợ Hoàn Lão (tháng 8-2012), có 21 hộ tiểu thương đã không chấp hành hoạt động kinh doanh theo quy hoạch chợ. Việc chống đối này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh nơi đây. Để chấn chỉnh tình hình, các cơ quan chức năng huyện Bố Trạch đã nhiều lần tuyên truyền vận động các hộ nói trên tuân thủ quy hoạch, nhưng vẫn không có kết quả. Ngày 3-12-2012, Ban quản lý các công trình công cộng huyện Bố Trạch đã tiến hành niêm phong 4 quầy hàng của các tiểu thương. Cùng với một số thanh niên, các tiểu thương đã chống đối và đập phá tài sản, thiệt hại hàng chục triệu đồng...
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Toàn, Trưởng ban quản lý các công trình công cộng (BQL các CTCC), cho biết: Trong tổng số 162/189 quầy hàng (tầng 1: 104/110 quầy, tầng 2: 58/79 quầy) đã hoàn thành các thủ tục đấu giá, có 21 hộ không chấp hành kinh doanh theo quy hoạch chợ bởi họ cho rằng: “huyện không ký cam kết với các cá nhân về quy hoạch các mặt hàng trong đình chợ nên khi hoàn thành thủ tục đấu giá, các quầy hàng thuộc quyền sở hữu của cá nhân, vì vậy, muốn kinh doanh mặt hàng gì là quyền của các hộ”.
Ông Toàn khẳng định, lý do này là hoàn toàn không có căn cứ, bởi từ tháng 1 đến tháng 4-2012, phương án đấu giá quyền sử dụng các quầy hàng (bao gồm phương án sử dụng quầy, thời gian, địa điểm đấu giá, giá khởi điểm, quy chế đấu giá...) được xây dựng với sự tham gia của các ban ngành liên quan và người dân. Sau các cuộc họp, một số quy định đã được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế của các hộ đang tham gia kinh doanh tại khu vực đình chợ.
Các tiểu thương đập phá hàng rào bảo vệ trước các quầy hàng vi phạm ở tầng 1 chợ Hoàn Lão.
Sáng nay từ 8 giờ, hơn chục thương bonh và nhiều dân oan từ phía nam đã kéo đến cổng vp chính phủ tại Hoàng Hoa Thám để biểu tình !
Dân oan từ các tỉnh phía nam như : Dack Nong, Long An, Tiền giang, Đồng Nai ...đã kéo ra Hà nội từ tuần trước, họ ăn chực nằm chờ tại số 1 Ngô Thì Nhậm để khiếu kiện, đặc biệt là số thương binh Hà tĩnh dạo trước đã ra biểu tình như chúng tôi đã đưa tin :
Nhiều thương binh với đầy huy chương trên ngực áo.
Ảnh : lhdtt.
8 giờ 30, mấy x buýt và các lực lượng ở đâu đó đã kéo đến dồn các dân oan lên xe, chở về Ngô Thì Nhậm Hà đông.
CTV của chúng tôi đang có mặt tại hiện trường để tác nghiệp, đăng tải các diễn biến tại nơi những thương binh và dân oan biểu tình.
Cập nhật tin nóng : 10h07: SOS: Bà Nguyễn Thị Hóa, mẹ của anh Pet Nguyễn Đình Cương, một trong 14 bị cáo trong phiên tòa ngày hôm nay đã bị công an hành hung và phải đến bệnh viện phành phố Vinh (TNCG) Hôm nay là ngày đầu tiên toà án Nghệ an " xét xử " 14 thanh niên công giáo về các tội " tuyên truyền chống abc..." dự kiến phiên xử sẽ diễn ra trong ba ngày.
Từ đêm qua, khắp các ngả đường đã có những xe chở giáo dân đổ về Vinh, từ phía bắc, phía nam và mọi nẻo đường, công an và các lực lượng của Vinh được huy động tối đa ngăn chặn bà con kéo về Vinh để quan sát phiên xử bất chấp công lý này.
Từ đêm khuya, bà con đã kéo về Vinh
Sáng sớm ...
Các lực lượng chặn mọi ngả đường hòng ngăn bà con quan sát, ủng hộ các thanh niên.
Bạn bè, thanh niên công khai ủng hộ các thanh niên bị nhà cầm quyền bắt trái phép.
Khắp nơi ngăn chặn
Ngay trong đêm, công an Nghệ an đã tung các lực lượng đi kiểm tra, khám xét các nơi như các ngả đường về Vinh, các nhà nghỉ khách sạn, họ ngang nhiên coi thường luật pháp, đột nhập phòng của khách trái phép, nói năng lè nhè đầy hơi rượu và xưng là trưởng thôn, trưởng khu vực, thực tế họ bị các phóng viên báo lề dân kịp thời đưa lên mạng tất cả những hành vi côn đồ, thách thức pháp luật của họ, những kẻ ăn lương dân nhưng làm tay sai cho côn đồ, ma cô.
Xem clip ghi lại cảnh công an Vinh đột nhập khach sạn, vào phòng nghỉ trái phép và cãi cùn với các phóng viên, blogger, các khách nghỉ tại đây :
Công an mặc thường phục bị hỏi anh là ai thì nói :" tôi là trường thôn ởt đây " !
Tại cổng toà án, các CTV của chúng tôi đã kịp thời gửi lên mạng những diễn biến tại đây, nhiều đoàn giáo dân đội mũ trắng bị côn đồ cùng công an, dân phòng giật mũ, giật băng rôn có ảnh của các thanh niên công giáo.
Hiện tại, các ngả đường vẫn có nhiều đoàn giáo dân và nhân dân đang tiếp tục đổ về Vinh, chúng tôi sẽ cập nhật liên tục về diễn biến trong và ngoài phiên xử bất công, diễn hề này.
Ngoài cổng toà, bà con đến thể hiện thái độ, quan sát phiên xử bất công
Đông nghịt giáo dân từ khắp nơi đổ về
Xem thêm trên VRNs:
VRNs(08.01.2013) – Vinh – Cập nhật lúc 10g15: một số hình ảnh bên ngoài tòa án
Công an chốt chặn nhiều ngã đường trước một phiên tòa công khai
Dân phòng và côn đồ theo sau các thân nhân 14 người yêu nước
Tay lăm lăm dùi cui để đánh dân?
Những khuôn mặt tay sai không biết suy nghĩ
Những người tham dự phiên tòa đều đội mũ trắng
Phiên tòa “cấm cản công khai”
Lực lượng tiêu xài tiền thuế của dân hết sức vô lý
- 9g46: tại số nhà 119 Nguyễn Thị Minh Khai, Linh mục Nguyễn Đình Thục đã cùng giáo dân cầm tay nhau cầu nguyện bắng cách hát Kinh Hòa Bình. Trong lúc mọi người đang cầu nguyện thì dân phòng, công an đến đàn áp và giải tán.
Dù bị lực lượng dân phòng, công an, côn đồ dày đặc ngăn chặn nhưng những người quan tâm vẫn hướng về các Thanh Niên đang bị xét xử
Blogger Lã Việt Dũng bị đưa về công an TP. Vinh
- Khoảng 8g sáng nay, blogger Lã Việt Dũng từ Hà Nội vào xem phiên tòa, khi anh đang ngồi trên taxi cùng với người bạn, ngang qua khu vực tòa án thì chụp vài tấm ảnh. Tức thì một dân phòng lao tới dùng dùi cui đập rất mạnh vào taxi để tài xế phải dừng xe lại (dân phòng có quyền dừng xe taxi sao?). Sau đó công an giao thông và mật vụ yêu cầu đưa cả taxi và người trên xe về đồn công an TP. Vinh, chỉ cách tòa án vài trăm mét. Tại đây, công an nói anh Dũng và bạn đã chụp hình nơi có bảng cấm. Anh Dũng không đồng ý vì ở khu vực đó chỉ có bảng “Khu vực cấm” chứ không hề có bảng cấm quay phim, chụp ảnh. Viên công an bảo bảng “Khu vực cấm” là cấm tất cả mọi thứ! Anh Dũng không đồng ý và hỏi lại: “Thế thì người đi đường cũng bị cấm nhìn khi đi qua đây sao?” thì viên công an đuối lý. Sau 15 phút tranh luận công an buộc phải để cho anh Lã Việt Dũng và bạn anh ra về.
- 8g30: cô Phương, em gái của anh Nguyễn Đình Cương cho chúng tôi biết: mặc dù thân nhân và bạn bè của 14 người yêu nước bị nhà cầm quyền đưa ra xét xử hôm nay tại tòa án tỉnh Nghệ An đến tham dự phiên tòa rất đông, nhưng cũng không thấm vào đâu so với lực lượng công an, dân phòng, “quần chúng tự phát” (côn đồ) được nhà cầm quyền quy tụ về đây để chuẩn bị ra tay đàn áp người tham dự phiên tòa công khai.
Hiện nay mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 người vào được bên trong phòng xử án. Còn tất cả bị chặn lại bên ngoài.
- Theo tường thuật của nhóm phóng viên có mặt tại hiện trường, xung quanh khu vựa tòa án tỉnh Nghệ An đầy dẫy công an, dân phòng, mật vụ,… Tính đến thời điểm hiện tại, lúc 7g12, các đoàn đã bị chặn gồm: Đoàn Giáo xứ Yên Hòa, Đoàn thân nhân của Paul Trần Minh Nhật, Đoàn của giáo xứ Nghi Lộc và thân nhân của Sinh viên Thái Văn Dung. Riêng đoàn Gx Yên Hòa đã đi bộ vào đến địa phận Tp. Vinh, cách nơi diễn ra tòa án “công khai” chỉ còn 6km.
(Lưu ý: Các tin mới nhất sẽ được cập nhật cuối bài) TNCG - Như đã đưa tin, sáng hôm nay 7h30 ngày ngày 8/1/2013 một lần nữa tại Tòa Án Nhân Dân TP Vinh sẽ diễn ra phiên tòa xét xử các Thanh Niên Công Giáo. Đây là phiên tòa mà nhà cầm quyền rêu rao rằng “Phiên Tòa Công Khai”, còn người dân thì cho đây là một vở kịch. Cũng tại đây đã xét xử sơ thẩm và phúc thẩm với những bản án rất nặng nề đối với những TNCG yêu nước Chu Mạnh Sơn, Trần Hữu Đức, Đậu Văn Dương, Hoàng Phong.
Trước ngày xét xử, công an tìm mọi cách cách ngăn chặn người dân đến tham dự phiên tòa, nhưng dự tính ngày mai sẽ có rất đông người dân đến tham dự phiên tòa, mặc dù ai ai cũng biết sẽ không được vào.
Phiên tòa ngày mai sẽ xét xử 14 thanh niên công giáo sau: Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Lê Sơn, cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Văn Oai, Nông Hùng Anh, Nguyễn Xuân Anh, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Trần Minh Nhật, Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc và chị Đặng Ngọc Minh. Trong đó 4 người là Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Lê Sơn và cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị truy tố theo khoản 1 điều 79 Bộ luật hình sự với cáo buộc 'hoạt động lật đổ chính quyền' và 10 người còn lại thì bị truy tố theo theo khoản 2 điều 79, cũng bị cáo buộc với tội danh 'hoạt động lật đổ chính quyền'.
Những Thanh Niên Công Giáo này tuy còn rất trẻ nhưng rất kiên cường và luôn khẳng định mình vô tội, đặc biệt có anh Pau Trần Minh Nhật và anh Đặng Xuân Diệu với những câu nói rất đanh thép và kiên cường.
“tôi không có tội nên nhà cầm quyền Việt Nam muốn bỏ tù hay làm gì thì cứ tùy thích”.
(Paul Minh Nhật)
“Tôi không làm bất cứ điều gì trái với lương tâm nên dù nhà cầm quyền có dùng nhục hình và bản án nặng nề để hại tôi thì chính quyền đang dẫm đạp lên đạo lí tốt đẹp ngàn đời của dân tộc VN và đó là chuyện của họ, họ phải tự chịu trách nhiệm”.
(F.x Đặng Xuân Diệu)
Để bạn đọc theo dõi sát sao phiên tòa, Blog TNCG sẽ cố gắng hết khả năng tường thuật chi tiết phiên xử sáng nay đến độc giả trong và ngoài nước, mến mời tất cả mọi người theo dõi cùng cầu nguyện cho các thanh niên công giáo và cho chúng tôi.
=======================
Lúc 1h 54 phut 27 công an đang bao vây nơi nghỉ của một số anh chị em vào Vinh tham dự phiên tòa xử các thanh niên công giáo
Người Buôn Gió Tường Thuật:
Người Buôn Gió - lễ tân con gái gọi mở cửa có việc, mình nhất quyết ko mở vì lý do sợ bị vu hiếp dâm. Có tiéng gọi xưng là công an kiểm tra, mở cử 5 cảnh sát, hai trung tá an ninh và ba người trung niẻn thường phục xông vào. Một trong ba người này nói là chỉ huy đòi kiểm tra hành lý, mình hỏi kiểm tra phải có chuyên đề, pháp lệnh, luật tố tụng. Họ đòi đưa về trụ sở mình bảo thế là bắt ngưới bất hợp pháp. Giờ họ đứng canh cửa cầm dùi cui cho mình không ra, thế là gian giữ người bất hợp pháp.
Nguồn tin facebook Đuongdoisoida cho biết: Lã Việt Dũng: gọi điện thông báo 3 công an bắt giữ và đưa về phường Hà Huy Tập - thành phố Vinh. Lã Việt Dũng đang yêu cầu người bắt giữ phải cho biết mình là ai nhưng các tên này không đưa. Hiện đang cự cãi nhau rất quyết liệt. một tên công an văng "ĐÉO" trong lúc nói chuyện. Lã Dũng đang hô CƯỚP.......Rồi ngắt máy.
3h29': Hiện nay các cán bộ an ninh cấp cao đang đổ về thành phố Vinh. Đã có các xe chuyên dụng để trấn áp đám đông tập kết về khu vực báo Công an Nghệ An, khu vực tượng đài Hồ Chí Minh. Các điểm cao gần khu vực xử án đang được gấp rút lắp đặt các loại camera chuyên dụng hiện đại. Đêm nay các lực lượng cảnh sát giao thông được tăng cường ứng trực 100% quân số trên các tuyến đường đổ về Vinh, đặc biệt đoạn từ đường HCM qua ngã 3 Yên Lý về Vinh... Việc kiểm tra kiểm soát gắt gao các xe có biển số HN đã tiến hành từ đêm qua.
Rõ ràng, mặc dù nhà cầm quyền CSVN tuyên bố bằng văn bản đây là một phiên tòa xét xử công khai, nhưng họ vẫn giỡ trò cũ để trấn áp, hù dọa ngăn chặn những người yêu Công lý đến tham dự phiên tòa.
Tuy nhiên bạo lực và sự dữ vẫn không làm chùn bước những người Công Chính. Theo tin chúng tôi nhận được thì hang trăm người vẫn tìm mọi cách để đến tham dự phiên xòa xét xử những nguời Công Chính dám sống và làm chứng cho đức tin của mình.
Theo nhận xét của một số người thì những chỉ dấu trên cho thấy nhà cầm quyền sẽ ra tay mạnh để trấn áp những người đến tham dự phiên tòa hôm nay.
Xin mọi người hiệp ý cầu nguyện hiệp thông với 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành và những người đếm tham dự phiên tòa “công khai” ngày hôm nay.
An ninh quyết tâm truy cản trái phép Buôn Gió và Lân Thắng
Lúc 5h29: Xe chở thân nhân của các TNCG & TL trên đường đến tham dự phiên tòa thì bị 5 xe CSGT chặn bắt tại Thị Trấn Quán Hành, cách TP Vinh khoảng 12km. Hiện tại công an chưa đưa ra lí do vì sao, bà con không phản ứng, tập trung đọc kinh rất to, ngoài trời lúc này rất lạnh.
Hiện tại, trên xe có cha mẹ của các anh Hồ Đức Hòa, cha mẹ của anh Nguyễn Văn Duyệt, Mẹ của anh Hồ Văn Oanh, mẹ của anh Nguyễn Văn Oai là những người đã trên 70 tuổi, họ đến tòa theo sự chấp thuận của tòa án nghệ an về phiên tòa "công khai" nhưng hiện tại, có nhiều khả năng họ sẽ không có mặt để tham dự phiên tòa sáng nay đc vì khoảng cách đang còn rất xa, cộng thêm vào đó là tuổi già sức yếu, họ khó lòng mà đi bộ xa như thế được. Đây là những việc làm thường thấy của chính quyền khi họ tìm mọi cách để ngăn chặn mọi người đến tham dự phiên tòa, kể cả là người thân. Đây là những trò bỉ ổi vô liêm sĩ của chính quyền, đại diện là công an và an ninh.
Lúc 6h: Hiện nay đoàn đã bị các tên CSGT bắt xuống xe và đoàn đã chọn phương án đi bộ để đến tham dự phiên tòa, đoàn người tham dự bộ hành chỉ còn cách tòa án 10km. Tại ngã ba Quán Bánh có chừng 40 cảnh sát các loại đang làm nhiện vụ, tất cả ngõ vào TP Vinh đều bị công an phong tỏa.
6h33: Đoàn giáo dân Yên Đại và thân nhân gia đình hai anh Pet Nguyễn Đình Cương và Pet Nguyễn Xuân Anh đã xuất phát, họ cho biết sẽ nhập đoàn từ Yên Hòa vào để cùng đến tòa. Thân nhân của anh Paul Minh Nhật cũng đang đi về tới ngả tư đèn xanh đèn đỏ quán bánh.
6h44: Đoàn thân nhân của anh Paul Minh Nhật có 20 người đang ở cầu Bến Thủy, bị công an lục xét túi đồ - đang chuẩn bị bắt xe buýt để đến tòa án. Vì bà con nói về quê nên CA theo xe không cho dừng xe ở thành phố Vinh. Hiện xe đi về cầu Bến Thủy và sẽ dừng xe ở đó để đi bộ về phiên tòa.
6h57: Có thể đoàn yên đại đi theo đường Lê Hồng Phong . Đoàn Yên Hòa đi thẳng đường vào bến xe Vinh đoàn Minh Nhật đi phía tượng đài HCM.
7h08: Đoàn Yên Hòa 90 người đã bộ hành đến ngã tư Quán Bánh. Như vậy, hiện nay các đoàn Yên Hòa 90 người. Đoàn Đà Lạt (Minh Nhật) 20 người. Đoàn giáo dân xứ Nghi Lộc và thân nhân của anh Thái Văn Dung 40 người đã gần đến được tòa án.
Một số hình ảnh của đoàn giáo xứ Yên Hòa.
Tại vườn hoa Tam Giác Quỷ rải rác dân phòng, thường phục. Vòng Xuyến giao nhau giữa đường N.T Minh Khai, và đường Hồng Bàng có nhiều CSGT. Ở cây xăng được chuẩn bị rào chắn. Đoạn đường Minh Khai đã bị cô lập. Trời mưa phùn và khá lạnh.