Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

TIN MỚI về bè lũ “Hoàng kiếm” lũng đoạn Thủ đô.


  Hoàng Công Khôi – Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm đã có tên trong danh sách 4 Thành ủy viên Hà Nội bị kiểm điểm đợt này.
Nguyễn Quốc Hoa – Phó CT UBND quận Hoàn Kiếm, chân tay đắc lực của Khôi, là 1/8 phó quận của Hà Nội bị kỷ luật đợt này.
Kỷ luật mức nào còn tùy mức độ thành khẩn trong phong bì của chúng đút cho UBKT đảng TW và Thanh tra CP.
Nguyễn Minh Thanh đang bị tố cáo nhưng chưa thấy Thành ủy sờ gáy, tên Thịnh – Phó VP UBND thành phố bao che rốt ráo cho hắn.
Lãnh đạo TW và Thành phố đã có nhiều văn bản yêu cầu và hai lần đôn đốc quận Hoàn Kiếm xử lý tố cáo của cử tri về Nguyễn Minh Thanh nhưng tới nay đã quá thời hạn, Quận ủy và UBND quận không thi hành yêu cầu của cấp trên:
     * UBND thành phố Hà Nộingày 05/01/2012 có cv số 70 UBND-BTCD gửi Bí thư quận ủy Hoàn Kiếm yêu cầu thẩm tra lý lịch ứng cử và vi phạm pháp luật của Nguyễn Minh Thanh báo cáo Bí thư Thành ủy.
     * Thanh tra Chính phủ (Cục chống tham nhũng) có cv số 174/CV-CCTN ngày 24/7/2012 đề nghị UBND tp Hà Nội giải quyết theo thẩm quyền và thông báo kết quả giải quyết cho Cục trước ngày 30/8/2012.
     * Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho ý kiến chỉ đạo tại cv số 6039/VPCP-KNTN ngày 09/8/2012 của Văn phòng chính phủ yêu cầu UBND tp Hà Nội xử lý tố cáo và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III/2012.
     * UBND thành phố Hà Nội, ngày 20/8/2012 có cv số 6430/UBND-BTCD đôn đốc quận Hoàn Kiếm, báo cáo kết quả nội dung giải quyết tố cáo để UBND tp Hà Nội báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/10/2012.
     * Hai tháng sau, UBND thành phố Hà Nội, ngày 08/10/2012 có cv số 7644/UBND-BTCD đôn đốc quận Hoàn Kiếm lần thứ II, báo cáo kết quả nội dung giải quyết tố cáo để UBND tp Hà Nội báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Tất cả chỉ đạo, đôn đốc trên đều bị Quận ủy, UBND quận lờ đi.
UBND thành phố HN bất lực trước một tên phó chủ tịch phường.
HĐND thành phố HN bất lực trước một tên ĐB khai man lý lịch ứng cử.
Thanh tra thành phố HN im hơi lặng tiếng đồng lõa.
Hai ngày nữa, cụ Nguyễn Đăng Tiến sẽ sao lục chuyển đơn tố cáo của cử tri gửi Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra CP và Quốc hội… tới trang nhà để rộng đường dư luận cả nước.

Đã cướp đường rồi còn định bịt miệng cả báo chí.

Việt HòaBáo Lao Động
Khi phóng viên hỏi khu vực này (tuyến đường Nguyễn Bỉnh Khiêm) có cấm quay phim, chụp ảnh hay không, ông Nguyễn Đức Tiến - Tổ trưởng tổ công tác - cho biết: “Các anh, chị đi tác nghiệp cũng phải nên… bảo với tôi một tiếng. Có gì thì mời các anh chị về cơ quan tôi để giải quyết”.
Nữ phóng viên bị “mời” về phường vì “dám” chụp ảnh công anTổ công tác “mời” phóng viên về trụ sở vì “quay phim, chụp ảnh công an làm nhiệm vụ”.

HẢI PHÒNG:

Nữ phóng viên bị “mời” về phường vì “dám” chụp ảnh công an

(LĐO) - Thứ năm 06/06/2013 19:45
    Khi đang tiến hành tác nghiệp theo quy định, một nữ phóng viên đã bị lực lượng công an yêu cầu về trụ sở CA.
    Ngày 6.6, đại diện một số cơ quan báo chí tại Hải Phòng nhận được đơn kiến nghị của ông Phạm Thanh Bình (ở số 14/437 Xóm Trại, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền) phản ánh ông bị lực lượng CA xử phạt một cách vô lý mà không đưa ra được lý do thuyết phục.

    Tiếp nhận đơn thư, hồi 16h cùng ngày, nhóm phóng viên của một số cơ quan báo chí tiến hành tác nghiệp tại nhiều vị trí khác nhau theo đúng quy định của Luật Báo chí, trong đó có 1 phóng viên đứng ở khu vực trước cửa số nhà 334 Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Ngô Quyền). Tại thời điểm này, cách đó khoảng gần 200m có một tổ công tác của Phòng Cảnh sát trật tự (CA Hải Phòng) đang làm nhiệm vụ. Tổ công tác này gồm gần 10 cán bộ, chiến sĩ, đi trên 1 xe ôtô BKS 16A-0533 và 2 môtô.

    Theo quan sát của PV, chỉ trong một thời gian ngắn, gần 20 người dân bị giữ lại, yêu cầu về nơi chiếc xe ôtô BKS 16A-0533 để xử lý rất nhanh chóng, rồi lại dắt xe đi.

    Sau khoảng 15 phút tiến hành tác nghiệp, Thu Hằng (phóng viên Báo Dân Trí) bị 2 chiến sĩ mặc cảnh phục (trong đó có chiến sĩ Lê Trọng Nghĩa và một người mặc sắc phục cảnh sát nhưng không đeo phù hiệu) áp sát, yêu cầu về trụ sở CA phường để… làm rõ. Khi gặp sự phản ứng của nhiều người dân, các chiến sĩ này mới không áp sát PV Thu Hằng, nhưng vẫn một mực yêu cầu phóng viên phải về phường để làm việc.

    Giải thích lý do yêu cầu phóng viên về trụ sở CA làm việc, một cán bộ CA cho biết: “Cấm quay phim, chụp ảnh trong lúc chúng tôi đang làm việc”.

    Khi phóng viên hỏi khu vực này (tuyến đường Nguyễn Bỉnh Khiêm) có cấm quay phim, chụp ảnh hay không, ông Nguyễn Đức Tiến - Tổ trưởng tổ công tác - cho biết: “Các anh, chị đi tác nghiệp cũng phải nên… bảo với tôi một tiếng. Có gì thì mời các anh chị về cơ quan tôi để giải quyết”. Sau khi bị phóng viên và người dân chất vấn về vụ việc mà không đưa ra được lời giải thích thỏa đáng, tổ công tác này lên xe bỏ đi.

    Báo Pháp luật.

    Hoạ sỹ, nhà văn Trung quốc viết về hành xử của nhà cầm quyền Hà nội


    Dưới đây là những dòng Rose Tang – họa sĩ, nhà văn gốc Trung Quốc – viết trên Facebook:

    “Tôi tự hỏi vì sao chính quyền Việt Nam huy động công an đánh đập, bắt giam hàng chục người biểu tình, khi vài trăm người tuần hành ở trung tâm thành phố Hà Nội vào sáng chủ nhật để phản đối việc Trung Quốc tranh chấp chủ quyền đảo với Việt Nam trên Biển Đông.

    Không lẽ các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở Hà Nội không học được gì từ ông anh lớn của họ ở Bắc Kinh? Chính quyền Trung Quốc là bậc thầy về xúi giục và sử dụng người dân biểu tình với chủ đề “lòng yêu nước”. Đùa thôi. Trong một thế giới lý tưởng, tôi không muốn nhìn thấy Trung Quốc bắt nạt các nước láng giềng châu Á của họ, và tôi không muốn nhìn thấy người dân Việt Nam, người dân Trung Quốc, hoặc bất kỳ nơi đâu, bị chính quyền trấn áp và ngược đãi.

    Điều làm tôi thật sự thú vị là các cuộc biểu tình hiện nay ở Hà Nội được tổ chức thông qua Internet, chủ yếu là Facebook. Và những người bạn trên Facebook của tôi ở Hà Nội, những người vừa tham gia biểu tình cách đây vài giờ và trốn thoát được vụ bắt bớ, đã báo tin cho tôi trên Facebook, cũng như cung cấp tất cả những bức ảnh và video này. Cảm ơn các bạn. Tôi muốn nói tên từng người để cảm ơn, nhưng tôi tôn trọng đề nghị được giấu tên của các bạn.

    Trong các link sau đây vào các video clip trên Youtube, bạn sẽ thấy những người biểu tình đầy khí thế lớn tiếng với công an và khẳng định quyền làm người của mình. Tôi thật sự thấy ngạc nhiên và thú vị là bằng cách nào mà những người biểu tình có thể quay video được (tôi đoán họ dùng điện thoại thông minh) và các clip đã được tải rất nhanh lên Youtube. Đây là hình thức biểu tình mà chúng tôi cũng từng chứng kiến ở Trung Quốc. Phải rồi, bây giờ là thế kỷ 21. Chúng ta đã thật sự toàn cầu hoá…”.

    * * *
    Để các bạn biết thêm về Rose Tang: Dưới đây là một đoạn trong bài báo trên tờ MintPress viết về cô: 

    “Vào cái đêm 3/6/1989, Rose Tang, 20 tuổi, mặc đồ đen từ đầu đến chân để tránh bị phát hiện, vớ lấy con dao găm và lẻn ra ngoài Học viện Ngoại ngữ Bắc Kinh, rồi đạp xe đến quảng trường Thiên An Môn.

    “Lúc đó, tôi đã sẵn sàng chết cho dân chủ” – cô nói với phóng viên Mint Press trong cuộc phỏng vấn (sau này).

    “Buổi sáng hôm sau, tôi ở trong số những người cuối cùng rời khỏi quảng trường. Hỗn loạn. Tôi giẫm lên những xác chết. Tôi không biết họ chết chưa. Nhưng tôi đã bị đánh; công an cầm gậy dài quật chúng tôi túi bụi”.

    “Tôi bị ép vào giữa đám đông và xe tăng, thế là tôi trèo lên xe tăng để chạy ra ngoài. Tôi đã phải bò dưới nòng súng máy của một công an”.

    Nhảy được ra bên ngoài, cô thấy một toán phóng viên CNN đứng trước mặt, đang tìm người để phóng vấn. “Họ chĩa máy quay phim vào tôi, và tôi nói tôi đang phẫn nộ. Nhiều người chết lắm rồi”.

    Sau đó Tang và các bạn ở trường phải lẩn vào các con ngõ nhỏ của Bắc Kinh để trốn khỏi đám lính, rồi họ bắt xe chạy về ký túc xá. Mặc dù nhiều sinh viên trốn học ở nhà với bố mẹ ở Bắc Kinh hoặc các nơi khác, nhưng Tang vẫn ở trường. Có tin đồn là nội chiến sắp bùng nổ, và cô không muốn đứng ngoài sự kiện đó. Vài ngày sau, chính quyền ra lệnh bắt tất cả các sinh viên đứng đầu cuộc nổi dậy, trong đó có Tang. Nhưng may là khi công an đến nhà, cô lại đang ngủ và không nghe tiếng gõ cửa. Họ bắt nhầm người khác.

    Tang chỉ biết về cuộc thoát nạn trong gang tấc này của cô vào ngày hôm sau, khi phòng công tác chính trị ở khoa của cô thông báo lại cho cô về những gì vừa xảy ra...”.

    Hiện nay, Tang là một người viết, một họa sĩ ở New York.

    Truyền thông của loài vượn ?

    Truyền thông Việt Nam đả kích người biểu tình chống Trung Quốc

    Người biểu tình tại Hà Nội cầm biểu ngữ lên án hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, ngày 2/6/2013.
    Người biểu tình tại Hà Nội cầm biểu ngữ lên án hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, ngày 2/6/2013.
    CỠ CHỮ 
    Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội hôm qua phát sóng một bản tin ngắn, trong đó lên án những người biểu tình chống Trung Quốc là ‘kích động, gây mất trật tự công cộng, ảnh hưởng tới hoạt động chung của khu vực’.

    Cơ quan báo chí trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cho rằng ‘bầu không khí vốn thanh bình yên ả xung quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm đã bị xáo trộn bởi một số người tụ tập trái phép’.

    Trả lời VOA Việt Ngữ hôm 4/6 từ Hà Nội, blogger Lê Anh Hùng, một người xuống đường hôm 2/6, cho biết những người biểu tình chống Trung Quốc đã quen với những cáo buộc như vậy.

    "Các cơ quan truyền thông nhà nước thường xuyên bôi nhọ, vu vạ những người biểu tình, những người đã buộc phải lên tiếng trước sự gia tăng những hành động xâm lấn của Trung Quốc trên biển Đông. Chúng tôi cũng chẳng lạ gì. Không chỉ là Đài truyền hình Hà Nội, mà thậm chí cả Đài truyền hình Việt Nam, họ luôn dành cho những người như chúng tôi những lời lẽ miệt thị và chẳng hay ho gì."

    Các cơ quan truyền thông nhà nước thường xuyên bôi nhọ, vu vạ những người biểu tình, những người đã buộc phải lên tiếng trước sự gia tăng những hành động xâm lấn của Trung Quốc trên biển Đông...
    Khoảng hơn 100 người đã tham gia cuộc biểu tình ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm, ở trung tâm thủ đô Hà Nội,  mà những người tổ chức nói là để ‘phản đối Trung Quốc gây hấn và xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên biển Đông’.

    Những người biểu tình mang theo các biểu ngữ như ‘Công lý và hòa bình trên biển Đông’ hay ‘ Phản đối đường 9 đoạn của Trung Quốc’.

    Cuộc xuống đường này đã nhanh chóng bị lực lượng an ninh giải tán, và tin cho hay, có nhiều người bị bắt giữ.

    Trong khi đó, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội cho rằng những người xuống đường dùng ‘cái cớ nghe có vẻ chính đáng là yêu nước, chống Trung Quốc gây căng thẳng ở biển Đông’.

    Tuy nhiên, trong bản tin của Đài này không có phần ý kiến của những người tham gia biểu tình mà chỉ dẫn lời một số cán bộ hưu trí. Một trong số những người được phỏng vấn lên tiếng yêu cầu thành phố xử phạt những người tham gia biểu tình.

    Blogger Hùng cho biết anh và những người biểu tình khác cảm thấy bị xúc phạm.

    "Đương nhiên là chúng tôi cảm thấy xúc phạm, bất bình và tất nhiên là kèm theo cả một nỗi đau ở trong lòng nữa bởi vì chúng ta không chỉ đứng trước một Trung Quốc đang trỗi dậy, đang tỏ ra ngày càng hung hăng trên biển Đông mà chúng ta đứng trước một chính phủ ngày càng tỏ ra bất lực và thậm chí còn hùa theo giọng điệu của ngoại bang. Việt Nam không những đang đứng trước họa xâm lăng mà còn cả kẻ thù ngay bên trong chúng ta nữa. Đáng tiếc là chính phủ đang ngày càng cho thấy là họ ngày càng rời xa cái nguyện vọng chính đáng của nhân dân cũng như ý chí quật cường của nhân dân trong việc bảo vệ tổ quốc."

    Đây không phải là lần đầu tiên một cơ quan truyền thông nhà nước lên tiếng chỉ trích những người tham gia biểu tình.

    Trong một cuộc phỏng vấn trước khi diễn ra cuộc biểu tình hôm 2/6, blogger Nguyễn Lân Thắng nói với VOA Việt Ngữ rằng chính quyền đã ‘dại dột’ khi trấn áp các cuộc xuống đường phản đối Trung Quốc.

    Ông Thắng nói các cuộc biểu tình đó ‘hoàn toàn bắt nguồn từ lòng yêu tổ quốc, những tình cảm rất là thiêng liêng của người dân’.

    Chính quyền Việt Nam thời gian qua cũng đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông.

    • Khoảng 8 giờ 30 sáng Chủ nhật ngày 2 tháng 6 (giờ Việt Nam), một nhóm khoảng hơn 100 người đã tuần hành bên Hồ Gươm ở Hà Nội để phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Cuộc biểu tình nhanh chóng bị dập tắt và hàng chục người bị bắt giữ. (Ảnh Facebook Nghiem Vietanh)

    Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

    Tiếp tục bắt giữ và khủng bố người biểu tình - Nguyễn Đức Chung GĐ công an HN là kẻ tội đồ dân tộc.


    Việt Nam bắt giữ mấy chục người biểu tình chống Trung Quốc 

    Người biểu tình tại Hà Nội cầm biểu ngữ lên án hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, ngày 2/6/2013.
    Người biểu tình tại Hà Nội cầm biểu ngữ lên án hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, ngày 2/6/2013.
    CỠ CHỮ 

    Việt Nam bắt giữ mấy chục người biểu tình chống Trung Quốc

    Người biểu tình tại Hà Nội cầm biểu ngữ lên án hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, ngày 2/6/2013.
    Người biểu tình tại Hà Nội cầm biểu ngữ lên án hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, ngày 2/6/2013.
    CỠ CHỮ