Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Chính quyền huyện Thanh Oai cướp đất cướp nhà Liệt sỹ đã hai năm nay.


 Tôi vẫn tiếp tục nhận được đơn thư của công dân tại Thanh oai Hà nội tố cáo chính quyền huyện đứng đầu là chủ tịch Nguyễn Hồng Yên đã để cấp dưới cướp phá nhà, cướp đất củagia đình Liệt sỹ    tại Bích hoà. Vụ việc này được tôi đăng tải đã hai năm nay, các cấp đều có chỉ đạo giải quyết xong đến nay gia đình bà Mười gồm 5 người vẫn đang phải tá túc tại vỉa hè quốc lộ 21 B, cả bát hương và di ảnh Liệt sỹ cũng vẫn phải thừo tự tại đây.

Di ảnh Liệt sỹ Nguyễn Văn Sơn được thờ tự trong lều.

Gia đình Liệt sỹ Nguyễn Văn Sơn tá túc bên vỉa hè đã hai năm nay.





  Chỉ đạo xử lý của đủ các cấp trung ương đến hàng trăm lần nhưung chính quyền Thanh oai vẫn lờ tịt, không coi cấp trên ra gì.
 Kết luận thanh tra đã cho thấy việc cướp đất phá nhà của gia đình Liệt sỹ là sai rành rành, vậy nhưng Thanh Oai coi như không có ai chịu trách nhiệm, gia đình Liệt sỹ vẫn đang ngày đêm bám lề đường để sinh sống.

 Một chính quyền trên bảo dưới không nghe như thế này thì thử hỏi : đó là loại chính quyền gì ? tại sao bất lực như vậy ?





Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Dân oan 83 tuổi tự thiêu trước cửa toà Phú Yên

 Theo báo Dân việt đưa tin : một dân oan Phú yên 83 tuổi mới tự thiêu trước cổng toà.
Mặc dù được mọi người phát hiện, cứu chữa nhưng nạn nhân đã tử vong ngay sau đó. Danh tính của nạn nhân được xác định là Nguyễn Thị Bương (SN 1930, trú ở thôn Phước Lương, xã Hòa Xuân Tây, huyện Đông Hòa).

Hàng trăm người dân hiếu kỳ đến TAND huyện Đông Hòa xem vụ việc
Tại hiện trường, bà Bương bỏ lại 1 mũ bảo hiểm, 1 giỏ kẹp và giấy tờ tùy thân. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an huyện Đông Hòa đã có mặt, phong tỏa hiện trường và tiến hành khám nghiệm.
Theo người nhà nạn nhân, sáng sớm ngày 5.7, bà Bương mượn con gái một can nhựa 5 lít và nói đi mua mắm. Sau đó, bà nhờ một người cháu chở ra xã Hòa Vinh, huyện Đông Hòa. Tại đây, bà Bương đã mua xăng rồi vào trụ sở TAND huyện Đông Hòa đổ xăng lên người tự thiêu.
Lãnh đạo TAND huyện Đông Hòa khẳng định, vụ bà Bương tự thiêu không liên quan đến việc thụ lý, giải quyết của tòa.
Vụ việc đang được cơ quan công an điều tra làm rõ.
 Các Blogger cũng đang nhanh chóng vào cuộc để làm sáng tỏ vụ việc.
 Làn sóng dân oan hay các nhà đấu tranh tự thiêu tại Việt nam đã bắt đầu từ vài năm trở lại đây, tuy nhiên nhờ có internet mà các vụ việc được đưa tin rộng rãi. Mộtkỹ sư tại Đà nẵng đã tự thiêu trước cửa Uỷ ban năm ngoái sau khi khiếu nại của gia đình anh về việc đền bù đất đai không được giải quyết.
 Mẹ của nhà tranh đấu Tạ Phong Tần cũng tự thiêu trước trụ sở công quyền vào năm ngoái khi bà đã tới cơ quan công quyền yêu cầu xử lý việc chiếm đất nhà bà nhiều lần mà không được giải quyết.
 Tại trụ sở tiếp dân Trung ương đảng và nhà nước Ngô thì Nhậm cuối năm ngoái, một dân oan  khiếu kiện nhiều năm cũng đổ xăng tự thiêu nhưng các an ninh gần đó kịp  thời ngăn cản. Chính quyền nhiều nơi đang chiếm đất của dân khiến dân oan ngày càng nhiều và các hành động phản kháng, tự thiêu nagỳ càng gia tăng. Đầu năm ngoái, gia đình ông Vươn tại Hải Phòng đã dùng súng hoa cải bắn trả đoàn cưỡng chế trái phép đầm của gia đình ông khiến các nhân viên công an và bộ đội xâm nhập bất hợp pháp bị thương. Ông Vươn đã bị xử sơ thẩm và tiếp tục kháng án với sự ủng hộ của đông đảo dân chúng và báo giới.

Đám cô hồn công an Ninh Bình đang ỉa lên mặt Pháp luật.

Bà ngoại của thanh niên nhảy lầu tố Công an Ninh Bình "ép bà điểm chỉ"

Thứ sáu 05/07/2013 07:13
(GDVN) - Bà ngoại của thanh niên nhảy từ tầng 3 trụ sở công an TP. Ninh Bình xuống đất cho rằng, bà đã bị công an tỉnh này “ép” điểm chỉ vào một tờ giấy không rõ nội dung.
Liên quan đến nghi án một nam thanh niên bị công an TP Ninh Bình bị "ép cung" khiến anh này hoảng loạn, nhảy từ trên tầng 3 trụ sở Công an TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Binh xuống đất.

Mặc dù đã được một vị lãnh đạo trong Ban Giám đốc Công an tỉnh hẹn trước, nhưng ngày 4/7, khi phóng viên đến trụ sở Công an TP Ninh Bình và Công an tỉnh Ninh Bình để liên hệ làm việc thì được báo lại là: lãnh đạo công an ở đây đều “đi vắng” một cách 'bất thường'…

Về vụ việc Vũ Hữu Huấn (Gia Viễn, Ninh Bình) nhảy từ tầng 3 trụ sở công an TP. Ninh Bình (Ninh Bình) xuống đất khiến anh bị gãy cố tay trái và hai cổ chân, chấn thương hai đốt sống L1, L3. Ngày 3/7, Công an tỉnh Ninh Bình đã có thông tin chính thức trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an. Theo đó, cơ quan này đã phủ nhận chuyện đánh đập, ép cung anh Huấn. Nguyên nhân sự việc do trong quá trình điều tra, khi công an đưa giấy bút để viết lời khai, Huấn đã bất ngờ chạy ra cửa và nhảy từ lan can tầng 3 xuống đất.
Vũ Hữu Huấn với những vết băng bó chằng chịt hiện đang dần hồi phục sức khỏe
Về việc này, một người thân của Huấn cho biết gia đình Huấn không đồng tình với kết luận trên của Công an thành phố Ninh Bình. Theo đó, nếu Huấn liên quan vụ cố ý gây thương tích ngày 24/5 làm anh Diện rạn sọ não và tối ngày 24/6 dùng dao đâm trọng thương anh Tống Duy Tôn, cán bộ Công an thành phố Ninh Bình, thì "vì sao không bắt ngay sau khi xảy ra sự việc mà để đến lúc Huấn vi phạm luật giao thông mới đưa về trụ sở công an để làm rõ"?.
Trong kết luận, cơ quan Công an không phản hồi về việc Huấn tố cáo bị cùm chân, trói tay treo lên; và do không chịu nổi bị đánh đập, anh ta đã nhảy lầu để kêu cứu.
Người nhà nạn nhân nói: "bị ép" điểm chỉ vào tờ giấy không rõ nội dung?
Nhà bà ngoại Vũ Hữu Huấn tại Gia Viễn, Ninh Bình (Ảnh Cường Quyết)
Chiều 4/7, PV Báo Giáo dục Việt Nam đã đến gia đình Huấn và có trao đổi với bà Đinh Thị Lịnh, 71 tuổi (bà ngoại Huấn – PV) và anh Vũ Hữu Huynh, 47 tuổi (cậu Huấn) tại thôn Ngô Đồng Thượng, xã Gia Phú, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Tại đây bà Lịnh cho hay, đến thời điểm này, gia đình bà chưa nhận được bất kỳ một văn bản thông báo nào của công an Ninh Bình gửi về có liên quan đến sự việc của Vũ Hữu Huấn (cháu ngoại bà Lịnh - PV).
Tuy nhiên bà Lịnh cho biết thêm, chiều tối ngày 02/7 có một số đồng chí xưng là Công an tỉnh và của xã đến nhà gặp bà: “Hôm đó các anh ấy 6 rưỡi, 7 giờ mới vào. Tôi có bảo, tôi già rồi nên cũng lẫn cẫn. Các anh ra tìm anh Huynh (cậu Huấn – PV) để anh ấy vào ký làm chứng. Các anh ấy bảo, không phải tìm anh Huynh, có cái gì phải tìm anh Huynh. Anh Huấn đi xe 4 người, chúng tôi bắt vào cơ quan an ninh để làm việc, anh ấy hãi bỏ chạy nên trượt chân ngã….”, bà Lịnh thuật lại.
Theo bà Lịnh, ngoài việc yêu cầu bà ký vào một tờ giấy, các đồng chí Công an nói với bà và gia đình nên hỗ trợ thêm để chăm sóc cho Huấn tại bệnh viện. Tuy nhiên bà Lịnh nói, bà tuổi đã già, sống một mình nên không có khả năng hỗ trợ.
Bà Lịnh kể: “Lúc đấy các anh ấy viết cái gì rồi đọc, tôi nặng tai nên chẳng nghe rõ rồi bảo tôi ký vào đây. Tôi bảo, tôi chả biết chữ nào mà ký, các anh tìm anh Huynh vào để ký. Nhưng anh công an bảo, không phải tìm anh Huynh, rồi cho hai anh Công an xã đạp xe đi ra ngoài. Lúc hai anh Công an xã về có đưa cho anh công an tỉnh một cái hộp, mở ra ở trong có cái đỏ đỏ. Anh ấy túm lấy tay tôi rồi bảo, “bà thò cái ngón này ra” rồi mở cái hộp dí tay tôi vào đây. Xong anh lấy giấy chùi tay cho tôi...”.
Bà Lịnh với tờ giấy cho rằng được dùng để lau tay bà sau khi công an tỉnh Ninh Bình "ép" bà điểm chỉ
Bà Lịnh cho hay, bà không hề hay biết nội dung bên trong tờ giấy mà bà đã điểm chỉ vào như thế nào. Bà Lịnh còn khẳng định lại với PV, “Những lời tôi nói là chính xác không sai tí nào, nếu sai tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm”.
Còn ông Vũ Hữu Huynh (cậu của Huấn) cho rằng, cơ quan công an TP. Ninh Bình phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. ông Huynh nói: “Tôi không biết việc Huấn đi gây gổ đánh nhau với ai, nó mắc tội gì. Chúng tôi chỉ biết lúc Huấn bị Công an đưa vào trụ sở thì còn lành lặn, lúc ra lại bị như vậy thì trách nhiệm đó thuộc về Công an”.
Ông Huynh cho biết thêm, hiện bà ngoại Huấn thì già cả, sống một mình. Bản thân ông thì bệnh tật, đau ốm, phải sống nhờ vào vợ nên không có khả năng nuôi nấng, chăm sóc, thuốc men cho Huấn bây giờ và sau này.
Lãnh đạo công an Ninh Bình đều “đi vắng”?
Trước báo cáo của công an tỉnh Ninh Bình về vụ việc của anh Huấn, phía gia đình và dư luận đang đặt ra nghi vấn “Phải chăng trong quá trình hỏi cung Công an có đánh và "ép cung" đối với Huấn? Không lẽ chỉ vì phải viết lời khai mà Huấn sợ hãi đến mức phải liều mình nhảy từ tầng 3 xuống, điều đó có phần hơi…phi lí”.
Liên quan đến sự việc này, chiều ngày 3/7, trao đổi với một vị lãnh đạo của công an tỉnh Ninh Bình, vị này đã rất thiện chí mời phóng viên xuống tận địa phương để tìm hiểu, xác minh cho rõ ràng sự việc.
Trụ sở công an tỉnh Ninh Bình
13h40 ngày 4/7, phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã đến liên hệ với lãnh đạo công an tỉnh Ninh Bình để làm việc. 
Khi đưa thẻ cùng giấy giới thiệu, đồng chí công an trực ban có gọi điện lên văn phòng công an tỉnh Ninh Bình để thông báo có PV đến đặt lịch làm việc về vụ việc của anh Huấn. Sau vài câu nói ngắn ngủi với đầu dây bên kia, đồng chí trực ban cúp điện thoại xuống và cho hay: “Hôm nay tất cả lãnh đạo đều đi công tác hết từ ban nãy rồi, không có ai ở đây đâu”.
Sau đó, PV tiếp tục qua trụ sở công an TP. Ninh Bình. Tại đây, cũng với qui trình trên nhưng không cần phải gọi điện lên báo cáo, đồng chí trực ban công an thành phố đã kết luận ngay: “Tất cả lãnh đạo cơ quan tôi đều đi họp hết rồi”.
Phóng viên có hỏi đồng chí công an trực ban có thể cho biết lãnh đạo họp ở đâu và khi nào về, đồng chí trực ban cho hay: “Cái này là đi họp đột xuất nên chúng tôi không biết, khi nào các đồng chí ấy xong việc mới về được”.
Trước đó, cũng với sự việc liên quan đến anh Huấn, sáng và chiều ngày 02/7, phóng viên báo chí cũng đã nhiều lần đến liên hệ làm việc nhưng lãnh đạo công an thành phố Ninh Bình và công an tỉnh Ninh Bình đều đi vắng. 

"Không đủ cơ sở" để khởi tố vụ án LS Lê Quốc Quân. Thì đã sao ?

Theo BBC 
 Một luật sư trong nước nói cáo trạng đối với ông không đủ cơ sở để khởi tố cũng như buộc tội vì có nhiều lỗ hổng.
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 5/7, luật sư Lê Trần Luật, người đã đọc qua cáo trạng của ông Lê Quốc Quân nói cáo trạng này có "một số điểm cần đáng lưu ý."
"Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án dựa trên một lập luận rằng khi kiểm tra một công ty khác - công ty của ông Quản, em ông Quân - thì đã phát hiện ra những tài liệu và chứng cứ cho thấy dấu hiệu phạm tội của ông Quân và quyết định điều tra."
"Giữa công ty của ông Quản và ông Quân không có bất kỳ quan hệ giao dịch nào ... Tại sao cơ quan điều tra lại tìm thấy tài liệu ở công ty ông Quản?"
Theo ông Luật, để có cơ sở buôc tội một người vào tội trốn thuế, cần phải có hai cơ sở.
"Thứ nhất, doanh nghiệp đó, con người đó có thu nhập để chịu thuế hay không?"
"Trong cáo trạng không thể hiện rõ mức thu nhập hàng năm của ông Quân, đặc biệt là trong năm 2010, 2011, là bao nhiêu."
"Thứ hai, phải chứng minh rằng ông Quân đã gia tăng chi phí hoặc giảm bớt doanh số."
"Cần lưu ý là cho dù những chi phí được gọi là không hợp lý đi nữa thì cũng không thể kết luận một người là trốn thuế."
"Khi bác chi phí thì không có nghĩa là người ta trốn thuế. Có những chi phí doanh nghiệp cho rằng là hợp lý, nhưng khi họ trình ra chi cục thuế thì quan chức thuế lại cho rằng chi phí này không hợp lý ..."
"Đây là quá trình trao đổi giữa chi cục thuế với bản thân hoặc doanh nghiệp ông Quân chứ không thể lấy đó làm sự cố ý gia tăng chi phí nhằm trốn thuế được."
"Hoàn toàn không có căn cứ để khởi tố chứ đừng nói đến buộc tội," ông Luật nói.

Bí thư Hoàng kiếm làm giàu từ đâu ?


Kiến nghị xử lý đảng viên, cán bộ vi phạm pháp luật, tham nhũng, khai man lý lịch đảng tại Hoàn Kiếm 

Vụ bắt vũ trường New Century - Những hình ảnh chưa từng công bố Phần 1


Vụ bắt vũ trường New Century - Những hình ảnh chưa từng công bố Phần 2


 Xem qua cảnh vũ trường New Centery bị càn thì biết rằng việc làm giàu của bí thư quận Hoàn Kiếm kiếm tiền từ đâu rồi.
“Vua không ngai” Hoàng Công Khôi lộng hành, đã biến quận Hoàn Kiếm thành một vùng vô chính phủ để mặc sức thao túng làm giàu

Bản án có hiệu lực mà 8 năm quận Hoàn Kiếm không thi hành.
Bộ Tư pháp và Tòa án Nhân dân tối cao chỉ đạo nhưng quận Hoàn Kiếm vẫn ngoan cố lờ đi vì chưa kiếm chác được khoản nào của cụ bà Mai Thị Nhật.  


 Lừa dối, đi đôi với đút lót cấp trên đồng thời làm báo cáo láo.
Đàn áp dân lành, sử dụng một số cán bộ dân phố làm tay sai, gây rối mất đoàn kết trong quần chúng là thủ đoạn của bè lũ “Hoàng kiếm” do Khôi đứng đầu.

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Nhân sỹ trí thức góp ý về Hiến pháp và Luật đất đai.

 


GÓP Ý TIẾP VỀ HIẾN PHÁP VÀ LUẬT ĐẤT ĐAI 

Kính gửi Quốc hội
Đồng kính gửi: - Chủ tịch nước 
                        - Thủ tướng Chính phủ
Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 5 vừa qua đã quyết định tiếp tục tiếp nhận ý kiến nhân dân để hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Luật đất đai trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6 vào cuối năm nay.

Chúng tôi, những người soạn thảo và ký kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp (thường được gọi tắt là Kiến nghị 72 vì mang chữ ký trực tiếp của 72 người) đã có bản phản đối dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (gửi tới Quốc hội ngày 3-6-2013), nay cùng một số người khác có ý kiến tiếp như sau:

1- Quốc hội chỉ quy định sẽ xem xét, thông qua Dự thảo Hiến pháp tại kỳ họp thứ 6 mà không nói có tổ chức trưng cầu ý dân hay không. Ai cũng nói Hiến pháp phải là của nhân dân, do toàn dân quyết định. Như mọi người đều biết, với cách tổ chức bầu cử và cơ cấu nhân sự như hiện nay, Quốc hội về thực chất chưa thật sự là đại biểu của nhân dân. Việc sửa đổi Hiến pháp lần này đang có những ý kiến khác nhau về những điều cơ bản của thể chế chính trị (đã được nêu trong nhiều văn bản như Kiến nghị 72, Tuyên bố của Hội đồng Giám mục, Tuyên bố của các công dân tự do, ý kiến trên trang mạng Cùng viết Hiến pháp và nhiều ý kiến của đồng bào trong và ngoài nước đã được loan tải trên các phương tiện truyền thông). Vì vậy, nhất thiết phải tổ chức trưng cầu ý dân về Hiến pháp sửa đổi. Dư luận hoan nghênh những đại biểu Quốc hội, những thành viên Chính phủ và một số tổ chức khi thảo luận về sửa đổi Hiến pháp đã xác định Quốc hội là cơ quan lập pháp, quyền lập hiến thuộc về nhân dân và Hiến pháp phải được trưng cầu ý dân.

Trưng cầu ý dân là việc không đơn giản, lần đầu tiên được tiến hành ở nước ta, nên trong văn bản gửi tới Quốc hội ngày 3-6-2013, chúng tôi đã kiến nghị Quốc hội quyết định sớm để có thời gian chuẩn bị, quan trọng nhất là tổ chức thảo luận một cách bình đẳng, công khai, thẳng thắn về các quan điểm khác nhau, tạo điều kiện cho đông đảo nhân dân suy nghĩ, lựa chọn trong cuộc trưng cầu ý dân. Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ có thể áp dụng điều 86 và khoản 14 điều 84 của Hiến pháp hiện hành để tổ chức kỳ họp Quốc hội bất thường nhằm quyết định việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp sửa đổi.

Sửa đổi Hiến pháp theo tinh thần tạo lập thể chế chính trị dân chủ là công việc hệ trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước. Vì thế không nên hạn chế thời gian; nếu làm vội để thông qua một hiến pháp sửa đổi vẫn duy trì thể chế toàn trị, bỏ qua những đòi hỏi chính đáng của nhân dân đang muốn có một hiến pháp thật sự dân chủ, thì sẽ nguy hại cho đất nước và phải chịu trách nhiệm với dân tộc, với lịch sử.

2- Quyền sở hữu và sử dụng đất đai là một trong những điểm hệ trọng nhất và được nhân dân đặc biệt quan tâm khi bàn về sửa đổi Hiến pháp. Chúng tôi hoan nghênh Quốc hội đã đề ra chủ trương gia hạn thời gian sử dụng đất nông nghiệp và quyết định lùi thời gian xem xét thông qua Luật đất đai sửa đổi.

Thực tế cho thấy chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu trực tiếp quản lý như quy định của Hiến pháp hiện hành cùng với những bất cập trong luật pháp về đất đai đã tạo kẽ hở cho các cấp chính quyền ở nhiều nơi thu hồi đất của dân một cách tùy tiện, tràn lan, đi liền với cưỡng chế thô bạo, gây oan ức và bất bình lớn trong dân, dẫn tới rất nhiều vụ khiếu kiện và các hình thức đối phó của dân, làm bất ổn nhiều mặt trong đời sống cùng với nhiều tổn thất không chỉ về kinh tế mà cả về xã hội và chính trị.

Kiến nghị 72 đã nêu một yêu cầu quan trọng trong việc sửa Hiến pháp là chuyển từ chế độ sở hữu toàn dân đối với toàn bộ đất đai sang chế độ đa sở hữu về đất đai, trong đó có sở hữu tư nhân. Do đất đai ở nước ta trải qua nhiều lần xáo trộn nên việc xác lập sở hữu tư nhân về đất đai phải nghiên cứu, chuẩn bị và có quá trình thực hiện đối với từng loại đất, trước hết là đất ở và đất nông nghiệp. Những loại đất đã công nhận thuộc sở hữu tư nhân được sử dụng và định đoạt theo quyền tài sản; trong trường hợp cần đất để phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng thì Nhà nước không thể thu hồi đất mà chỉ được phép sử dụng quyền trưng mua được quy định chặt chẽ, bảo đảm lợi ích của người có đất bị trưng mua và ngăn chặn mọi sự lạm dụng, tùy tiện.

Hiến pháp và Luật đất đai được sửa đổi theo tinh thần đó sẽ khuyến khích và thúc đẩy việc đầu tư và sử dụng đất đai có hiệu quả, mở đường cho quá trình tích tụ ruộng đất dưới nhiều hình thức để phát triển lên trình độ cao nền nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.

Chúng tôi yêu cầu Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ thực hiện đúng quyền và trách nhiệm đã quy định trong Hiến pháp hiện hành để sớm quyết định việc tổ chức trưng cầu ý dân đối với Hiến pháp sửa đổi. 

Chúng tôi mong đồng bào trong và ngoài nước lên tiếng mạnh mẽ về hai vấn đề nêu trên trong việc tiếp tục góp ý sửa đổi Hiến pháp và Luật đất đai để Quốc hội cùng các nhà lãnh đạo đất nước thấy rõ yêu cầu và nguyện vọng của dân. 
                                           Ngày 03- 07-2013 
Danh sách những người ký tên 


 Stt
Họ tên
Học vị hay chức vụ hay nghề nghiệp, nơi ở

1
Nguyễn Quang A
Nguyên viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
2
Bùi Tiến An
Cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TPHCM, TP HCM
3
Lại Nguyên Ân
Nhà nghiên cứu phê bình văn học, Hà Nội 
4
Huỳnh Kim Báu
Nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM
5
Huỳnh Ngọc Chênh
Nhà báo, Sài Gòn
6
Nguyễn Huệ Chi
GS. nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
7
Đào Duy Chữ
TS., nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, TP. HCM
8
Tống Văn Công
Nguyên Tổng biên tập báo Lao động, TP HCM
9
Nguyễn Xuân Diện
TS. Nhà nghiên cứu hán nôm, Hà Nội
10
Lê Đăng Doanh
Nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
11
Hoàng Dũng
PGS. TS. Tp. HCM
12
Phạm Chí Dũng
Nhà báo tự do, Tp. HCM
13
Nguyễn Đình Đầu
Nhà nghiên cứu, Tp. HCM
14
Lê Hiếu Đằng
Nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa 4, 5, TP HCM
15
Phạm Văn Đỉnh
TSKH. Pháp
16
Trần Tiến Đức
Nguyên vụ trưởng Vụ Truyền thông UBDSKHHGĐ, Hà Nội
17
Lê Công Giàu
Nguyên phó Bí Thư thường trực Thành Đoàn TNCS Tp. HCM. Nguyên Phó TGĐ Tổng công ty Du lịch Tp. HCM
18
Nguyễn Ngọc Giao
GS., nhà báo, Paris, Pháp
19
Trần Hải Hạc
TS. Kinh tế, nguyên PGS Đại học Paris 13, Paris, Pháp
20
Chu Hảo
PGS. TS. Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
21
Nguyễn Gia Hảo
Nguyên thành viên Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội
22
Võ Thị Hảo
Nhà văn, Hà Nội
23
Phạm Duy Hiển
GS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
24
Hồ Hiếu
Cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận, Thành uỷ TP Hồ Chí Minh, TP HCM
25
Võ văn Hiếu
Nguyên cán bộ Đài phát thanh giải phóng thuộc Ban Tuyên huấn TW cục MN
26
Nguyễn Xuân Hoa
Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế
27
Phaolô Nguyễn Thái Hợp
Giám mục Giáo phận Vinh
28
Nguyễn Thế Hùng
GS TS, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng
29
Hà Thục Huy
PGS. TS. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Tp. HCM
30
Nguyễn thị Từ Huy
Tiến sĩ văn học, TP. HCM
31
Hoàng Hưng
Nhà thơ, nhà báo tự do, Tp. HCM
32
Phạm Khiêm Ích
y viên UBTƯMTTQVN, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin, UBKHXHVN
33
Lê Xuân Khoa
GS. Nguyên Phó Viện Trưởng Ðại học Sài Gòn. Hoa Kỳ
34
Nguyễn Khuê
TP. HCM
35
Viễn Kính
Nhà báo,   TP HCM
36
Tương Lai
Nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
37
Dương Hồng Lam
Kỹ sư, hưu trí, TP. HCM
38
Phạm Chi Lan
Nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên Phó Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
39
Cao Lập
Cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM
40
Hồ Uy Liêm
Nguyên Quyền Chủ tịch Liên Hiệp các Hội KHKT Việt Nam, Hà Nội
41
Lương văn Liệt
Nguyên cán bộ TNXP,  nguyên cán bộ  chi cục thuế,  TP HCM 
42
Trần Văn Long
Nguyên Tổng thư ký Ban vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam (trước 1975), nguyên Phó Bí thư Thành đoàn TP. HCM, TP. HCM
43
Nguyễn Đình Lộc
Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hà Nội
44
Nguyễn Văn Ly
Nguyên Phó phòng PA 25 CA thành phố HCM. Nguyên thư ký của bí thư thành ủy Tp. HCM, Mai chí Thọ
45
Nguyễn Khắc Mai
Nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội
46
Huỳnh Tấn Mẫm
Bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
47
André Menras, Hồ Cương Quyết
Cựu tù chính trị, Chủ tịch Hiệp hội Trao đổi Sư phạm Pháp – Việt (ADEP), Pháp
48
GB Huỳnh Công Minh
Linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn
49
Ngô Minh
Nhà thơ, Huế
50
Phạm Gia Minh
TS. Hà Nội
51
Trần Tố Nga
Cựu tù chính trị trước 1975, Paris, Pháp
52
Kha Lương Ngãi
Nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
53
Nguyên Ngọc
Nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An.
54
Nguyễn Xuân Ngữ
Cựu chiến binh, TP. HCM
55
Hồ Ngọc Nhuận
Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin sáng, TP HCM
56
Nguyễn Thái Nguyên
TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội 
57
Phạm Đức Nguyên
PGS. KTS. Hà Nội
58
Phạm Xuân Nguyên
Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội, Hà Nội
59
Trần Đức Nguyên
Nguyên thành viên tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
60
Phan Thị Hoàng Oanh
TS. Giảng viên đại học, TP HCM
61
Hà Sỹ Phu
TS. Nhà văn tự do, Đà Lạt
62
Hoàng Xuân Phú
GS. TS. Nhà toán học, Hà Nội
63
Huỳnh Sơn Phước
Nhà báo, nguyên Phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ, nguyên thành viên Viện IDS, TP. HCM
64
Nguyễn Hữu Phước
Nhà báo, TP. HCM
65
Đoàn Chí Phương
Nguyên cán bộ Ban Giao Bưu TW cục MN
66
Bùi Minh Quốc
Nhà thơ, nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt
67
Đào Xuân Sâm
Nguyên thành viên tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
68
Nguyễn Ngọc Sơn
Nguyên Phó Tổng BT tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Phó TBT tạp chí Thế giới trong ta, Hà Nội
69
Tô Lê Sơn
Kỹ sư, Tp. HCM
70
Trần Đình Sử
GS. TS. Hà Nội
71
Lê Văn Tâm
Nguyên chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, ủy viên Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam khóa VII
72
Trần Công Thạch
Hưu trí, Tp. Hồ Chí Minh
73
Nguyễn Quốc Thái
Nhà báo, Tp. HCM
74
Jos Lê Quốc Thăng
Linh mục, Tổng Giáo Phận Sài Gòn
75
Lê Thân
Cựu tù chính trị Côn Đảo, TP. HCM
76
Đào Tiến Thi
Ths. Uỷ viên BCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam
77
Võ Văn Thôn
Nguyên Giám đốc Sở Tư pháp Tp. HCM
78
Phan văn Thuận
Giám đốc công ty TNHH Phú an Định ,  TP HCM
79
Trần Quốc Thuận
Luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tp. HCM
80
Nguyễn Thị Ngọc Toản
GS. Bác sĩ. Đại tá. Cựu chiến binh
81
Phạm Toàn
Nhà giáo, Hà Nội
82
Nguyễn thị Ngọc Trai
Nhà văn, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Văn Nghệ của Hội nhà văn Việt Nam
83
Phạm Đình Trọng
Nhà văn, Tp. HCM
84
Nguyễn Trung
Đại sứ, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
85
Vũ Quốc Tuấn
Nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội.
86
Hà Dương Tường
Nguyên GS Đại học Compiègne, Pháp
87
Hoàng Tụy
GS, Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Viện IDS, Hà Nội
88
Đặng Thị Tuyết
TP. HCM
89
Trần Thanh Vân
Kiến trúc sư, Hà Nội
90
Nguyễn Viện
Nhà văn, Tp. HCM
91
Nguyễn Hữu Vinh
Cử nhân luật, doanh nhân, Hà Nội
92
Tô Nhuận Vỹ
Nhà văn, Huế



Nguồn: Bauxite Vietnam

Văn thư đã được gửi phát chuyển nhanh qua Bưu điện cho 3 người nhận lúc 9h50 sáng nay (4.7.2013).