Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

EVN móc túi, ăn cướp tiền dân để bù lỗ.

Với hành vi tăng giá điện liên tục 4 lần vơi biên độ 5% (vào các ngày 20/12/2011, 1/7/2012, 22/12/2012 và 1/8/2013). 
EVN coi thường chỉ đạo của Chính phủ
 
Tại buổi họp báo ngày 30/7, người phát ngôn của Chính phủ - Bộ trưởng Vũ Đức Đam chia sẻ với báo giới rằng, rút kinh nghiệm các lần trước, lần này Chính phủ đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải có kế hoạch tuyên truyền để giải thích, lấy ý kiến phản hồi của cộng đồng để có điều chỉnh cần thiết về biện pháp cụ thể khi tăng giá điện.
 
Bên cạnh đó, trả lời báo chí, lãnh đạo Cục Điều tiết Điện lực, rồi Bộ Công Thương nhiều lần cho biết đang đang yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán chi phí phát sinh để có những cân nhắc điều chỉnh hợp lý. 
 
Tuy nhiên, 1 ngày sau các chỉ đạo trên, EVN bất ngờ tăng giá điện.
 
Chỉ đạo của Chính phủ vẫn còn đang nóng hổi nhưng EVN vẫn ngang nhiên tăng giá điện.
Chỉ đạo của Chính phủ vẫn còn đang nóng hổi nhưng EVN vẫn ngang nhiên tăng giá điện.
Việc tăng giá đột ngột của EVN cũng khiến đại diện một doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương bất ngờ. Đại diện doanh nghiệp này cho biết, dù là doanh nghiệp “trong nhà”, nhưng bản thân đơn vị này cũng khá "sốc" với quyết định tăng giá điện của Bộ.
Bởi chỉ mấy tháng trước, hầu hết các đơn vị quản lý ngành điện đều khẳng định chưa có phương án điều chỉnh giá. Do đó, trong kế hoạch doanh thu và tài chính 6 tháng cuối năm mà doanh nghiệp này mới thông qua, các chi phí đầu vào, trong đó có giá điện vẫn được giữ nguyên. Với việc tăng giá điện khá bất ngờ này, kế hoạch trên đã bị đảo lộn đáng kể.
 
Còn theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh Chính phủ vẫn đang tìm các giải pháp để hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nỗ lực kiềm chế lạm phát, việc tăng giá điện khác nào đi ngược với chính sách.
 
Tăng giá điện để bù lỗ cho Tập đoàn?
 
Giải thích trên truyền hình tối 1/8, ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực, Bộ Công thương cho biết, EVN đang nợ Tổng công ty khí quốc gia một khoản nợ trên 3.000 tỷ đồng, do chưa thu xếp được nguồn tiền để trả nên buộc phải quyết định tăng giá điện.
 
Chính thông tin này đã khiến người dân không thể hiểu bài toán kinh doanh cũng như lý do phải thu thêm tiền của dân để bù lỗ cho sự yếu kém của EVN. Phải chăng cứ khi nào EVN thua lỗ là lại nhằm vào túi tiền người dân để bù đắp?
 
Và thực tế, từ giữa năm 2011, ngay khi Quyết định 24 của Chính phủ (có hiệu lực từ 1/6/2011) cho phép doanh nghiệp, dù vẫn phải báo cáo với Bộ Công Thương nhưng gần như có quyền chủ động trong việc điều chỉnh giá dưới ngưỡng 5%. Kể từ đó, giá điện đã đều đặn tăng 4 lần, cùng với biên độ 5% (vào các ngày 20/12/2011, 1/7/2012, 22/12/2012 và 1/8/2013). 
 
Điều đáng nói hơn là thời điểm cuối năm 2012, sau khi Tập đoàn này báo nợ chồng chất, thì chỉ sau 12 ngày tăng giá điện (ngày 22/12/2012) EVN  đã có khả năng trả nợ cho Tập đoàn dầu khí Quốc gia 2.200 tỷ đồng và khoảng 700 tỷ đồng nợ quá hạn. 
 
Tuy nhiên ngày 2/8, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã khẳng định, không có chuyện EVN lấy việc tăng giá điện để bù lỗ.
 
"Hiện nay, EVN còn 2 khoản lỗ là lỗ do sản xuất kinh doanh điện từ năm 2010 - 2011 do hạn hán EVN phải phát điện với giá dầu, mua điện giá cao, dẫn đến lỗ 11.000 tỷ đồng. Năm 2012 xử lý được 3.000 tỷ. Nay còn lại gần 8.000 tỷ.
 
Chúng tôi dự kiến lấy lợi nhuận của các nhà máy điện của EVN để bù lỗ chứ không lấy tăng giá điện để bù lỗ. Tăng 5%, dự kiến thu được 3.500 tỷ đồng đến 3.600 tỷ đồng. Chi phí than chúng tôi chi tăng thêm 5.000 tỷ đồng, giá khí tăng lên chi thêm khoảng hơn 1.000 tỷ đồng. Nên phần thu tăng thêm này không đủ bù lỗ do giá than và khí tăng. 
 
Nhưng chúng tôi phải điều hành giảm chi phí sản xuất, làm sao có khoản lợi nhuận bù cho phần do chi phí than và khí tăng, để đảm bảo năm 2013 không bị lỗ" - ông Tri cho biết.
 
Trước mối lo ngại về việc EVN có thể bất ngờ tăng giá điện thêm 3, 4 lần nữa từ nay đến cuối năm, đại diện Tập đoàn EVN cam kết: "Từ nay đến cuối năm sẽ không điều chỉnh giá điện lần nào nữa. Đến cuối tháng 12 năm nay sẽ tính toán giá thành thực hiện năm 2013 và lộ trình điều chỉnh giá điện năm 2014 để trình Bộ Công thương và Chính phủ phê duyệt" - Ông Tri nói.
 
Giá điện sẽ tác động CPI tăng thêm khoảng 0,12%
 
Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính dự báo, việc tăng giá điện lên 5% sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng khoảng 0,12% vào tháng đầu tiên.
 
Đối với doanh nghiệp, nhất là ngành sử dụng nhiều điện, thì giá thành sản xuất tăng lên khoảng 2-3%. Tuy nhiên, đợt tăng giá điện lần này khó tạo ra những cơn sốt giá như nhiều năm trước đây.
 
"Cùng với tác động điều chỉnh giá một số mặt hàng khác như xăng dầu, tăng giá điện cũng sẽ tác động chỉ số giá tiêu dùng nói chung. Nhưng trong bối cảnh sức mua còn kém, tồn kho còn lớn, kinh tế còn khó khăn, thì đợt tăng giá này không tạo ra cơn sốt giá như những năm trước đây"- ông Thỏa nói.
 
Thuỵ Miên - Báo Đátt Việt
 

Tiếp theo vụ Time City làm ăn chụp giựt, lừa dối khách hàng.

  Các bạn mua nhà chung cư nên góp tiền thuê một chuyên gia về quản lý xây dựng, nhiều kinh nghiệm về pháp lý, quản lý chất lượng công trình xây dựng để giúp các bạn đi nhận căn nhà của mình, không nên tự ý đi nhận vì các bạn nếu không có kinh nghiệm thì chắc chắn sẽ bị hố to.
  Theo chúng tôi  được biết : thời điểm tđầu năm tới nay, hầu hết các chđàu tư dán có bán chung cư đều điêu đứng, tiến tới phá sản, những căn nhà bán được rồi thì trong quá trình hoàn thiện sẽ căn bớt chất lượng, khối lượng để giảm tiền đầu tư. Theo luật đó là vi phạm hợp đồng, tuy nhiên khách hàng đa số lại ít am hiểu về các vấn đề pháp lý, kỹ thuật, an toàn ...của căn nhà mà mình đã bỏ tiền ra mua khi xem mẫu và ký vào hợp đồng mua, nộp vài chục phần trăm tiền trước cho họ.
 Việc kiện cáo ở Việt nam cũng rất t ơ bởi toà án có thể bị mua bằng tiền và xử lung tung theo tiền chđạo. Chđầu tư còn thuê công an doạ nạt người mua nhà khiếu nại chđầu tư khi phát hiện băn bớt, vậy công an cũng bị chđầu tư mua luôn. Vincom đã từng thuê báo lá cải lu loa như vậy, thuê công an doạ nạt, ngăn chặnăn chặn cư dân mua nhà phản đối, biểu tình...
 Vì thế, việc có một chuyên gia am hiểu về quản lý chất lượng xây dựng, hiểu biết luật pháp để trgiúp pháp lý cho các bạn là điều cực kỳ quan trọng, các bạn nên bàn chung với nhau vđiều này. hạm của ajạm của các ạm của các 
   
@Chíck Bông
   Hà Nội một ngày tháng bẩy mưa gió dầm dề, thối đất thối cát, vợ chồng em đi nhận cái nhà chung cư như cức, em nhầm, chung cư cao cấp, với tâm trạng cũng ướt sũng như mưa, chả có tí háo hức, mong đợi nào.Vì đã xác định từ trước là quyết không kí vào BBBG.
  Hẹn bàn giao là em nhân viên tên Hà nào đấy, nghe giọng qua đt rất chi là đi vào lòng người, làm chồng em nghe đt xong, bần hết cả thần, nhũn hết cả người. Nhưng đến sảnh T5 thì máu bắt đầu sôi, người bắt đầu cương cứng khi bóng đã được đá từ chân em Hà sang cho bóng dáng thiên thần nức tiếng muôn nơi, nàng mang tên Thu Lài:) Nhà em tự nhủ: hôm nay không cho Lài thịt nát xương tan thì cũng phải rũ rượi khi ra về, quyết không cho chúng nó thoát:))) ( có tí chém)
  Nghe lời bác Tuấn dặn trước lúc ra đi, vc em quán triệt tư tưởng: nói ít, làm nhiều, không đoi co với thị Lài, mệt người. Nhưng thị không được nói, thị sợ có lỗi với sếp thị, thị sợ khách hàng nghĩ thị câm nên thị hót từ tầng 1 lên đến tầng 24, từ nhà bếp sang đến phòng ngủ, từ phòng khách đến phòng vs. Nghĩ cũng mừng cho Vin, có những con tốt trung thành vcd.
   Bước vào nhà là chồng em sắn quần đi kiểm tra lỗi. Tuyên bố với thị ấy luôn là "chị không cần nói nhiều, cứ lỗi nào sai em ghi vào BB, rồi làm việc tiếp". Chả cần phải săm soi, bới vết tìm sâu, đập ngay vào đôi mắt long lanh thơ ngây mơ màng loạn thị 4,5d của em là 1 đống lỗi k thể chấp nhận được với cái giá hơn 4 tỉ nhà em bỏ ra.
*Phòng bếp:
- tủ bếp lởm ai cũng biết rồi nhưng chưa dùng ngày nào mà đã nứt toác to bằng cái bát ăn cơm thì đúng là e chỉ muốn đánh nhau luôn lúc ấy
- chỗ để lò vi sóng k có ổ cắm e cũng k lạ gì rồi nhưng nghe "nó" giải thích kiểu mất dạy là em có thể đục tủ ra lắp ổ cắm vào, thì tính bọ chó trong người em lại nổi lên, quyết chiến luôn, k nể nang gì sất. Thấy nhà e bắt đầu phẫn nộ thì a hỗ trợ kĩ thuật đi cùng thị Lài vào xoa dịu bằng những câu chỉ muốn đấm vào alo là đấy k phải chỗ để lò lủng gì cả, mà là tủ đa năng, nhưng khách hàng Times city toàn nhầm tưởng. Nhầm nhầm cái "beep". Khác gì nó bảo cả làng mình ngu, làng mình nông dân không bắt kịp những ý tưởng thiết kế cao sang quý tộc của chúng nó.
- những lỗi khác nhà nào cũng gặp phải như cửa kính bếp lởm, gạch k vân đá, không ốp đá tường,... e không nói lại nhiều nữa, chỉ thêm đau
* Phòng vệ sinh:
- vấn đê không có thoát sàn phòng vs nhỏ nó kêu là thiết kế giờ toàn thế, không cần thiết nên không làm. Em vặn lại là không cần thì sao phòng vs master lại có? Nó trơ trẽn bảo kiểu đại ý là thấy chưa, không cần thiết mà bọn tao còn tặng thêm cho chúng mày hản 1 lỗ thoát sàn ở nhà vs lớn, ý kiến ý cò gì. Nhà em hiền thật, chửi cho vài câu rồi thôi, chứ gặp phải mấy bác có số má thì hôm qua Lài với Lủng vào Việt Đức hết
- Nước thoát vô cùng chậm. Thì nó gân cổ lên bảo bọn chị làm theo kiểu kĩ thuật công nghệ cao kỉ gió gì đấy nên nước chảy rất đều, hơi chậm 1 tý k sao đâu em. Em không làm xây dựng nên không thể hiểu được là em dùng vòi hoa sen áp suất nước cao như thế, sao mà thoát nhanh được. toshiba nó chứ, em dội rất từ tốn bằng xô của BDD cho mượn chứ vòi viếc nào, mà đã phải vừa dội vừa lấy chân tát nước. Em chửi nó xong thì nó ú ớ vớt vát là đấy là lỗi nhỏ, thoát chậm chứ có phải là không thoát được đâu. Sao mà e muốn móc mắt bắn bi nó ngay tại trận thế chứ. Căm không để đâu cho hết
* Tủ tường lởm không bút nào tả xiết.
*sàn gỗ đi như thú nhún, sứt sở khắp nơi mà nó lại còn tỏ thái độ với nhà em là sàn đẹp thế này còn chê, bọn tao có sửa thì cũng éo đẹp hơn được đâu.
* Cửa các phòng sứt như dùng cách đây cả thập kỉ.
*Màn hình chuông cửa k động vào cũng lõm như kiểu nước mưa rơi vào xô.
* Nhà bật hết đèn mà tối om om như tiền đồ của chị Dậu
* Điều hoa kêu như ve kêu trưa hè
*Lan can kính thay bằng lan can sắt thì nó câng câng mặt bảo là mặt đứng của tòa nhà, phía ngoài lan can là thuộc quyền quản lý của chủ đầu tư, bọn chị muốn lan can gì là quyền của bọn chị, các em đừng có mà lắm nhọt. Các em thử phơi quần áo cao hơn lan can xem, thách các em dám. Đan Mạch, em xắn áo chửi luôn, nói thế là các chị muốn ăn nằm đái ỉa gì ở lan can nhà em cũng được hả? Thách cả nhà chị đấy. Câm luoonnn.
bla bla bla
Nói chung là lỗi thì nhiều và cũng không có gì mới mẻ với các nhà khác, Bác Alex Phi và chị Hằng còn động viên là nhà em so với mặt bằng chung là ngon hơn rồi, nhưng quả thực em vẫn uất hận lắm :)) vì số tiền bỏ ra quá lớn so với những gì nhận lại được.
    Nhưng trên hết cái mà khiến nhà e quyết tâm chiến đến cùng là thái độ của Vin đối với khách hàng, trở mặt hơn trở bàn tay. Lúc đầu thị Lài ngọt ngào hơn vòng tay âu yếm với vợ chồng em. Khen nức nở nhà e đẹp nhất Times, chắc nó nghĩ mặt vc e non tơ như bò đội nón, hót cho vài câu là cầm bút kí BBBG ngay. Nhưng cứ mơ đi Lài, đừng hòng!. Chồng em đòi xem giấy ủy quyền, bản vẽ hoàn công, giấy chứng nhận PCCC thì nó k đưa, bắt xuống T4 nó mới cho xem. Cãi nhau 1 hồi thì nó cho quân mang lên bản vẽ hoàn công và tờ photo giấy ủy quyền. Chồng em không chấp nhận thì nó bắt đầu trở mặt. Nó kêu tốt nhất là nhà em nên kí BBBG, không là mất quyền lợi nhận quà của CĐT, được những mấy cái đèn và ổ cắm. Không kí là nó cho tháo đèn xuống luôn. Lúc này em không còn nhu mì, hiền thục được nữa. Em nhảy cồ cồ lên bảo luôn là đây bỏ ra 4 tỉ mua nhà được thì cũng éo thiêu tiền để phải lấy mấy cái đèn, cái ổ của chúng mày. Kể cả k có tiền mua bố cũng éo thèm. Giữ lại mà treo chuồng gà. Không kí là không kí!
   Sau khi chị Hằng và anh Alex Phi về, còn lại 2 vc e thì cuộc chiến mới thực sự bắt đầu. Nó định om 2 vc em, kiểu nắn gân này kia. Bình thường chồng em hiền lắm, cũng thuộc lại dễ tính, xuề xòa nhưng gặp phải thành phần quái thai này thì không thể dung tha được. Chồng em chuẩn bị từ nhà biên bản làm việc theo mẫu của các bác di trước, nó không chịu, đòi phải xóa cụm từ" không đồng ý nhận bàn giao" bằng " từ chối". Rồ cả người. Chồng em ngồi liệt kê lỗi dài dằng dặc, nó cay lắm, không làm gì được thì bắt đầu quay ra kêu nhà em không có thiện chí, cứ săm soi lỗi nhỏ, không tập trung vào những cái thiết thực ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày. Nó thấy chả có lí do gì để không đồng ý nhận bàn giao cả. Với bọn nó thế là quá đủ điều kiện rồi. Xong nó còn giở khoản này khoản kia trong hợp đồng ra di vào mặt vc em bảo là những gì bọn nó cung cấp đủ để đảm bảo sinh hoạt "bình thường" của cư dân rồi. Thế là hết trách nhiệm! Bình thường cái cc. Nhà em chửi như tát nước vào mặt luôn thì nó mới chịu im, chuyển sang bài giục nhà em làm nhanh nhanh cho chị về, từ sáng đến giờ chị chưa được ăn gì:))))) Nói ra câu nào lộn hết cả mề câu ấy, đã thế chửi tiếp:))
Cuộc chiến đấu kéo dài hơn 4h thì chị ấy cứ than thở chưa được ăn sáng, mệt mỏi, tụt huyết áp nên nhà em chán chả buồn nghe, buồn nhìn cái mặt chị ấy nữa, thả cho chị ấy về, hôm sau đến bàn giao, lại cho tụt huyết áp thêm lần nữa:)
    Nói chung là nhà e không có kinh nghiệm, vẫn còn nhiều thiếu sót trong quá trình làm việc với bọn mát rượi ấy nên về nhà áy náy, tiếc nuối nhiều thứ. Chúc các bác nhận nhà sau chuẩn bị thật kĩ càng để mang về thắng lợi vẻ vang hơn nhà em nhé:)

FB Chichbong

Xem Vũ Hồng Khanh lộng hành ở Thủ đô ra sao.


 7 hộ gia đình phản ánh về việc xây dựng nhà văn hóa Ao Anh Tăng ở tổ


68B ngõ trại cá trương định Quận hai bà trưng thu hồi đất của 07 gia
đình không tổ chức đền bù, bất chấp sự chỉ đạo của thanh tra chính phủ
công văn 2465 của trung ương đảng ký ngày 27/06/2013 Ủy ban phường  vẫn ra văn bản
cưỡng chế nhà dân bất chấp gia đình có giấy chứng nhận ruộng đất số
523 tờ địa bạ 70 do ông Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội  Trần Duy Hưng cấp
năm 1956 cho gia đình dù gia đình đã gửi đơn đi khắp nơi nhưng không
được trả lời,đối thoại để gia đình biết đúng sai mà tâm phục,  báo trí, truyền hình cũng đã phản ánh

Tình trạng nhóm lợi ích vẫn , bao biện, không giải quyết cho gia đình, ngay giữa thủ đô đi tìm công lý, bon chen, Chính phủ điện tử còn xa vời quá, không biết mù căng chải ? ?.....
 
Báo pháp luật và xã hội phản ánh

http://phapluatxahoi.vn/2013061411210450p1002c1020/den-bu-35000-dongm2-dat-giua-ha-noi.htm

Báo lao động thủ đô 1A yết kiêu phản ánh.

truyền hình thông tấn xã ngày 20/07/2013 có bản tin phản ánh thu hồi đất của 07 hộ gia đình phía link dưới


Kính Mong các cơ quan bảo vệ pháp luật lên tiếng đem lại tiếng nói của người dân

LH: Ông Nguyễn Đăng Luân

ĐC: 247 ngõ trại cá trương định quận hai bà trưng hà nội

ĐT: 01254811911

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh phúc
******
VĂN BẢN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO KHẨN CẤP CỦA NGƯỜI BỊ CHÍNH QUYỀN CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT TRÁI PHÁP LUẬT
Liên quan tới dự án Xây dựng nhà văn hóa phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
Kính gửi: Luật Sư Trần Đình Triển
Đồng kính gửi: Các cơ quan Trung ương và thành phố Hà Nội
Tôi là Nguyễn Đăng Luân, địa chỉ thường trú tại số nhà 247 ngõ Trại Cá, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, là một thành viên trong số 7 hộ gia đình anh chị em là các con của cụ Nguyễn Đăng Tương, hiện đang sử dụng 552 m2 đất nông nghiệp trên khu đất Ao Anh Tăng dự kiến bị thu hồi để phục vụ dự án Xây dựng nhà văn hóa phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng tại địa chỉ tổ 68B, ngõ Trại Cá, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tôi làm đơn này để khiếu nại và tố cáo khẩn cấp tới Quý Cơ quan về việc Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng và Ủy ban nhân dân phường Trương Định (quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) không tiến hành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định pháp luật cho gia đình chúng tôi, đồng thời tổ chức cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật để thực hiện dự án Xây dựng nhà văn hóa phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội trên khu đất Ao Anh Tăng có diện tích 552 m2 mà tôi và các anh chị em trong gia đình đang sử dụng, không có tranh chấp và trực tiếp nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp cho Nhà nước liên tục từ năm 1992 tới nay. 
Tôi xin trình bày vắn tắt sự việc như sau:
Về nguồn gốc sử dụng đất của gia đình tôi cùng các anh chị em trên khu đất 552 m2 tại Ao anh Tăng
Nguồn gốc của diện tích đất dự kiến bị thu hồi tại khu đất Ao anh Tăng (địa chỉ: Ngõ Trại Cá, tổ 68B, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) vốn thuộc sở hữu của ông Nguyễn Đăng Tương (bố đẻ của chúng tôi) từ trước năm 1954. Năm 1956, ông Nguyễn Đăng Tương tiến hành kê khai điền địa và khu đất Ao Anh Tăng được Chủ tịch Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội là ông Trần Duy Hưng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất số 523 tờ địa bạ số 70 vào ngày 10/02/1956. Năm 1959, để hưởng ứng phong trào làm ăn tập thể, gia đình chúng tôi tự nguyện góp diện tích đất ao này và một số khu đất khác vào Hợp tác xã cá giống Tiền Phong, từ năm 1970 được hợp nhất với một số hợp tác xã khác thành Hợp tác xã nông nghiệp Đông Ba. Việc góp đất này không có văn bản nhận bàn giao đất kèm theo.
Năm 1975, do ô nhiễm và sản lượng thấp nên HTX Nông nghiệp Đông Ba đã bỏ hoang diện tích mặt nước tại Ao anh Tăng. Vì vậy, ông Nguyễn Đăng Tương đã làm đơn đề nghị HTX Đông Ba giao lại cho gia đình chúng tôi diện tích ao này để các thành viên gia đình cải tạo sản xuất và nộp sản lượng khai thác cho HTX Nông nghiệp Đông Ba. Đơn này đã được HTX Nông nghiệp Đông Ba chấp nhận vì phù hợp với chủ trương sử dụng đất hoang hoá thời điểm đó.
Ngày 10/12/1990, theo chủ trương khoán sản xuất cho hộ xã viên theo Nghị quyết số 10-NQ/TƯ và Nghị định số 171-HĐBT ngày 14/11/1988 của Hội đồng Bộ trưởng, ông Nguyễn Đăng Tương đã ký Hợp đồng nhận khoán ao nuôi cá số 015/HĐ với HTX Nông nghiệp Đông Ba. Do diện tích ao nuôi cá nêu trên bị ô nhiễm không thể thả cá và thường xuyên bị lấn chiếm nên năm 1991, ông Tương đã xin phép HTX Đông Ba cho san lấp ao để chuyển mục đích từ nuôi thả cá sang trồng hoa màu. Trước khi qua đời vào năm 1992, ông Tương đã giao lại cho các con, trong đó có tôi tiếp tục canh tác trên diện tích khu đất Ao anh Tăng.
Năm 1996, theo quy định của Luật Đất đai năm 1993 và Chỉ thị 245/TTg của Thủ tướng chính phủ, chúng tôi đã thực hiện thủ tục kê khai hiện trạng sử dụng đất để nộp thuế đất và đăng ký nhà đất với chính quyền địa phương tính từ thời điểm năm 1992 về sau. Từ năm 1992 tới nay, chúng tôi vẫn liên tục thực hiện nghĩa vụ thuế đất hàng năm đối với Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng thông qua cán bộ thu phí, lệ phí của UBND phường Trương Định. Trên khu đất này, các anh chị em trong gia đình chúng tôi đã tiến hành xây dựng tường bao bảo vệ và các chuồng trại phục vụ chăn nuôi, trồng hoa màu từ giữa những năm 1990.
Như vậy, diện tích đất mà hộ gia đình chúng tôi cùng các anh chị em hiện đang sử dụng tại khu đất Ao anh Tăng có nguồn gốc từ di sản từ đời bố mẹ để lại, trong đó có gián đoạn thời gian góp đất gia nhập vào HTX năm 1959, rồi xin HTX giao lại đất để tự quản từ năm 1975, tới năm 1990 chuyển sang hình thức khoán hộ, và từ năm 1992 thì trực tiếp sử dụng đất và nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp cho Nhà nước.  
Về Hợp tác xã nông nghiệp Đông Ba:
Đối với HTX Nông nghiệp Đông Ba, từ giữa những năm 1980, HTX này đã không còn hoạt động trong thực tế. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Luật Hợp tác xã năm 1996, thì HTX Đông Ba thuộc diện phải giải thể bắt buộc do đã ngừng hoạt động và không tổ chức đại hội xã viên thường niên từ đầu những năm 1990. Mặt khác, theo Quyết định số 23/QĐ-UB do UBND quận Hai Bà Trưng ban hành ngày 17/07/1998 về việc bàn giao việc quản lý hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp từ các HTX nông nghiệp không còn hoạt động trên địa bàn Quận sang chính quyền cấp phường sở tại, thì HTX Nông nghiệp Đông Ba đã bàn giao việc quản lý hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của mình cho UBND phường Trương Định từ năm 1998.
Thế nhưng do buông lỏng quản lý và không thực hiện đúng chỉ đạo của UBND quận Hai Bà Trưng tại Công văn số 143/CV-UB ngày 20/9/1999 về quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn, nên UBND phường Trương Định trong thời gian dài không những để một diện tích lớn đất nông nghiệp có nguồn gốc từ HTX Đông Ba nhưng chưa được giao cho người sử dụng đất bị lấn chiếm bất hợp pháp, mà còn kết hợp với chủ nhiệm HTX Đông Ba xác nhận trái pháp luật để hợp thức hóa việc lấn chiếm đất trái phép cho nhiều cá nhân trong phường. Những sai phạm này đã được nêu rõ ràng trong bản kết luận của Đoàn thanh tra và Quyết định số 368/QĐ-UB ngày 24/4/2003 của UBND quận Hai Bà Trưng về việc xử lý nội dung tố cáo Ban quản trị HTX Nông nghiệp Đông Ba. Ngoài việc chỉ rõ sai phạm của Ban quản trị HTX Nông nghiệp Đông Ba và UBND phường Trương Định, Quyết định số 368/QĐ-UB cũng buộc HTX Nông nghiệp Đông Ba phải tiến hành thủ tục giải thể theo Luật Hợp tác xã và Quyết định số 28/1998/QĐ-UB ngày 24/8/1998 của UBND thành phố Hà Nội. 
Mặc dù đã ngừng hoạt động trên thực tế từ cuối những năm 1980 và thuộc diện giải thể bắt buộc theo quy định pháp luật và các quyết định của UBND thành phố Hà Nội và UBND quận Hai Bà Trưng từ đầu những năm 2000 như tôi vừa nêu, nhưng “thây ma” của HTX nông nghiệp Đông Ba vẫn được các cấp lập dự án của UBND quận Hai Bà Trưng và UBND phường Trương Định dựng lên và đưa vào hồ sơ xin UBND thành phố Hà Nội phê duyệt dự án đầu tư xây dựng với một mục đích duy nhất là thu hồi đất nông nghiệp đang được gia đình chúng tôi sử dụng và nộp thuế cho Nhà nước liên tục từ năm 1992 tới nay mà không phải bồi thường cho người sử dụng đất theo quy định pháp luật.
Về trình tự, thủ tục thu hồi khu đất Ao Anh Tăng:
Ngày 11/06/2008, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2272/QĐ-UBND về việc thu hồi 552m2 đất tại khu Ao Anh Tăng, ngõ Trại Cá, tổ 68B, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng để giao cho UBND quận Hai Bà Trưng thực hiện dự án đầu tư xây dựng trụ sở UBND phường Trương Định. Do việc xác định sai đối tượng bị thu hồi đất là Hợp tác xã nông nghiệp Đông Ba thay vì các hộ gia đình đang sử dụng đất và nộp thuế đất trực tiếp cho Nhà nước, nên Quyết định số 2272/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội đã gặp phải sự phản đối của gia đình chúng tôi và các xã viên cùng đông đảo nhân dân trên địa bàn phường Trương Định, khiến nó không được thi hành trong thực tế.
Thay vì nhìn nhận sai lầm về đối tượng bị thu hồi đất trong quá trình lập dự án phục vụ UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2272/QĐ-UBND trước đây, UBND phường Trương Định và UBND quận Hai Bà Trưng tiếp tục lập tờ trình trong đó chỉ điều chỉnh mục đích sử dụng đất để trình UBND thành phố Hà Nội. Ngày 22/06/2010, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3068/QĐ-UBND về việc điều chỉnh mục đích sử dụng đất tại Quyết định số 2272/QĐ-UBND từ dự án xây dựng trụ sở UBND phường Trương Định sang xây dựng nhà văn hóa phường Trương Định.
Đáng chú ý là Quyết định số 3068/QĐ-UBND được ban hành ngày 22/06/2010, nhưng phải tới ngày 10/08/2012, hộ chúng tôi và các anh chị em khác trong gia đình là những người trực tiếp sử dụng đất và nộp thuế đất cho Nhà nước mới được UBND phường Trương Định mời họp công bố các văn bản liên quan tới việc thu hồi đất. Tới ngày 19/11/2012, UBND phường Trương Định mới gửi Thông báo số 68/TB-UBND về việc niêm yết công khai và lấy ý kiến về dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với 07 hộ gia đình (tức các anh chị em gia đình chúng tôi) và 01 HTX nông nghiệp nằm trong phạm vi thu hồi đất khu đất Ao anh Tăng để thực hiện dự án xây dựng nhà văn hóa phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng. Việc UBND phường Trương Định niêm yết công khai và lấy ý kiến các hộ gia đình chúng tôi về dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sau hơn 50 tháng kể từ ngày UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2272/QĐ-UBND và hơn 15 tháng kể từ ngày UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3068/QĐ-UBND là không phù hợp với quy định của Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính Phủ và các Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009, Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 18/1/2010, Quyết định số 07/2013/QĐ-UBND ngày 05/02/2013 của UBND thành phố Hà Nội về công tác thu hồi đất nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng
Về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của gia đình chúng tôi:
Ngay từ đầu, hộ chúng tôi và các anh chị em trong gia đình đã nhất quán ủng hộ chủ trương thu hồi đất của gia đình để xây dựng công trình công cộng. Điều chúng tôi mong mỏi là được bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người bị thu hồi đất theo các quy định pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, các cơ quan phụ trách công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng trực thuộc UBND quận Hai Bà Trưng và UBND phường Trương Định đã không những không quan tâm tới quyền và lợi ích chính đáng đã được trình bày bằng văn bản và phát biểu kiến nghị trong các cuộc họp của chúng tôi, mà còn thể hiện quan điểm và hành động áp đặt về đối tượng bị thu hồi đất, chính sách bồi thường, đền bù đối với đất và công trình nằm trên đất bị thu hồi.
Việc hai cấp UBND xác định một đơn vị kinh tế tập thể đã bàn giao quyền quản lý đất nông nghiệp, không còn hoạt động trong thực tế và bị giải thể bắt buộc như HTX nông nghiệp Đông Ba là đối tượng bị thu hồi đất, thay vì những hộ gia đình đang sử dụng đất một cách thường xuyên, liên tục từ trước năm 1992 và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất trực tiếp cho Nhà nước từ năm 1992 tới nay như trường hợp chúng tôi là một minh chứng cho sự áp đặt thô bạo và trái luật đó.
Sau khi nhận được Thông báo số 68/TB-UBND ngày 19/11/2012 của UBND phường Trương Định về việc niêm yết công khai và lấy ý kiến về dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với 07 hộ gia đình anh chị em chúng tôi, chúng tôi đã nộp bản kê khai về đất đai, tài sản gắn liền với đất và kiến nghị phương án đền bù đất của từng hộ gia đình vào ngày 06/12/2012 để Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư quận Hai Bà Trưng và UBND phường Trương Định lên phương án bồi thường chi tiết. Tuy nhiên, tại dự thảo phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà văn hóa phường Trương Định do Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng quận Hai Bà Trưng và Ban Quản lý dự án quận Hai Bà Trưng gửi cho chúng tôi trong tháng 12/2012, kiến nghị phương án đền bù đất của gia đình chúng tôi bị phớt lờ và phần diện tích đất bị thu hồi của chúng tôi không được đền bù do hai cơ quan này xác định đất nông nghiệp của HTX nông nghiệp Đông Ba nên chỉ xem xét hỗ trợ công tôn tạo đất 35.000 đ/m2.
Không đồng ý với việc áp đặt quan điểm về đối tượng bị thu hồi đất và mức đền bù, bồi thường đối với đất bị thu hồi vừa nêu, gia đình chúng tôi đã gửi văn bản phản đối dự thảo phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà văn hóa phường Trương Định, đồng thời liên tục đề nghị được đối thoại trực tiếp với đại diện có thẩm quyền của UBND quận Hai Bà Trưng và UBND phường Trương Định phụ trách công tác thu hồi đất và bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm giải đáp các vấn đề còn khúc mắc liên quan tới đối tượng bị thu hồi đất và giá trị đền bù, hỗ trợ đất bị thu hồi. Hai cấp UBND đã không phản hồi kiến nghị đối thoại của các thành viên trong gia đình tôi.
Về việc cưỡng chế thu hồi đất trái luật của UBND phường Trương Định
Trong khi phớt lờ kiến nghị đối thoại với 07 gia đình bị thu hồi đất tại khu đất Ao anh Tăng, UBND phường Trương Định bắt đầu thực hiện hàng loạt động thái cưỡng chế thu hồi đất chưa được đền bù cho người sử dụng đất dưới vỏ bọc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng đối với các hạng mục phục vụ sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình anh chị em chúng tôi trên khu đất Ao Anh Tăng.
Ngày 14/5/2013, lấy cớ thi hành Quyết định số 03/QĐ-UBND do Chủ tịch UBND phường Trương Định ký ban hành ngày 07/01/2012 về việc cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đối với công trình do hộ bà Nguyễn Thị Bé xây dựng trên đất Ao anh Tăng, UBND phường Trương Định đã huy động lực lượng xuống đập phá một số hạng mục phục vụ sản xuất và bảo vệ vật nuôi, cây trồng của hộ gia đình chúng tôi. Đây là hành vi hủy hoại tài sản công dân một cách trắng trợn, bởi lẽ Quyết định số 03/QĐ-UBND này đã được UBND phường Trương Định và hộ bà Nguyễn Thị Bé thi hành xong vào ngày 12/1/2012 theo đúng nội dung thời hạn cưỡng chế phá dỡ ghi trong quyết định. Các hạng mục tường rào và chuồng nuôi bị UBND phường Trương Định đập phá, hủy hoại trong ngày 14/5/2013 là của các hộ gia đình anh chị em chúng tôi kiến tạo từ giữa những năm 1990 để bảo vệ hoa màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm và trước đó không hề bị phá dỡ trong đợt cưỡng chế hộ bà Nguyễn Thị Bé diễn ra vào ngày 12/1/2012.
Không dừng ở vụ việc hủy hoại tài sản của gia đình chúng tôi liên quan tới vụ cưỡng chế sai đối tượng vi phạm vừa nêu, UBND phường Trương Định lại ban hành tiếp các Quyết định số 84/QĐ-KPHQ, 85/QĐ-KPHQ và 86/QĐ-KPHQ cùng trong ngày 07/06/2013 để phá dỡ công trình trên đất đã có quyết định thu hồi nhưng sai đối tượng bị thu hồi đất và chưa hoàn tất công tác đền bù, bồi thường cho chủ sử dụng đất là các hộ gia đình chúng tôi. Hành động lạm quyền của UBND phường Trương Định trên khu đất bị thu hồi chưa hoàn tất đền bù đã gây ra nỗi bức xúc lớn lao trong gia đình chúng tôi.     
Kính thưa quý Cơ quan,
Để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất chúng tôi khi bị Nhà nước thu hồi cho mục đích phục vụ lợi ích công cộng, đồng thời ngăn chặn việc vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan tới công tác thu hồi đất và đền bù đất bị thu hồi ở các cấp UBND quận Hai Bà Trưng và phường Trương Định như tôi vừa trình bày, hộ gia đình chúng tôi kiến nghị tới quý Cơ quan xem xét và chỉ đạo cấp có thẩm quyền làm rõ một số nội dung sau:
Thứ nhất, xác định hộ gia đình chúng tôi đáp ứng Khoản 3 hoặc Khoản 5 Điều 7 Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND, tức là người sử dụng đất ổn định từ trước ngày 15/10/1993 và đã tiến hành kê khai hiện trạng, nộp thuế sử dụng đất đầy đủ cho Nhà nước từ năm 1992 tới nay đối với diện tích đất bị thu hồi, để làm cơ sở cho việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho hộ gia đình chúng tôi theo các Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP; Điều 17 và Điều 19 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP; Điều 4 và Điều 5 Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thứ hai, xác định hộ gia đình chúng tôi là người sử dụng đất đã nộp thuế sử dụng đất đầy đủ cho Nhà nước từ trước ngày 15/10/1993 cho loại đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư để được hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo các Điều 43 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP, Điều 21 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, Điều 13 Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND và Quyết định số 121/2009/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội, cụ thể: ngoài việc được bồi thường bằng tiền theo giá đất nông nghiệp tại Bảng 3 xác định giá đất nông nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012, còn được hỗ trợ theo điểm a.1 Mục a Khoản 2 Điều 13 Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ở mức bằng 70% giá đất ở theo khung giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012 ban hành theo Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND.
Thứ ba, đối với bồi thường, hỗ trợ về nhà và công trình xây dựng trên đất bị thu hồi, hộ gia đình chúng tôi đề nghị được bồi thường, hỗ trợ 100% đơn giá xây dựng mới theo Khoản 1 và Khoản 3 Điều 31 Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội.
Thứ tư, hộ gia đình chúng tôi đề nghị được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng ở mức tính bằng tiền tương đương với 30 kg gạo/tháng theo các Điểm b và c Khoản 1 Điều 39 Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội.  
Thứ năm, hộ gia đình chúng tôi đề nghị được hưởng mức thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng ở mức 3.000.000 đ theo Điểm a Khoản 1 Điều 43 Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội.
Thứ sáu, chúng tôi đề nghị được đối thoại trực tiếp, thẳng thắn và mang tính xây dựng với các cấp UBND và đơn vị trực thuộc có liên quan tới công tác thu hồi đất, đền bù và giải phóng mặt bằng khu đất Ao anh Tăng để thực hiện dự án xây dựng nhà văn hóa phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng.
Thứ bảy, chúng tôi cho rằng các cá nhân công chức vi phạm quy định chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác thu hồi đất, đền bù và giải phóng mặt bằng khu đất Ao anh Tăng để thực hiện dự án xây dựng nhà văn hóa phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng cần bị xử lý sai phạm theo quy định pháp luật.
Cuối cùng, do số nhân khẩu trong gia đình chúng tôi đông và bị thu hồi toàn bộ diện tích đất có thể chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở để cải thiện điều kiện sinh sống cho các thành viên trong hộ gia đình nên chúng tôi đề nghị được hỗ trợ bố trí tái định cư theo quy định tại Chương 5 Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội.
Chúng tôi mong nhận được sự lưu tâm xem xét và can thiệp tích cực của Quý Cơ quan nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của hộ gia đình chúng tôi khi bị thu hồi đất.
Kính đơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2013
Lh: 01254811911
ĐẠI DIỆN HỘ GIA ĐÌNH


NGUYỄN ĐĂNG LUÂN

Tin khẩn về giáo phận Vinh !

Giáo phận Vinh: công an Nghệ An bắt cóc hai giáo dân Giáo xứ Mỹ Yên

Đăng bởi lúc
VRNs (02.08.2013) – Nghệ An – Đã hơn một tháng nay, sự hoang mang và phẫn nộ đang bao trùm trên toàn giáo xứ Mỹ Yên, Gp Vinh kể từ khi Công an Nghệ An bắt cóc 2 giáo dân thuộc giáo xứ này vào ngày 27/6/2013. Và cho đến hôm nay, gia đình và giáo xứ vẫn chưa có bất cứ thông tin về các nạn nhân này.
Hai giáo dân này là ông Ngô Văn Khởi (sinh năm 1960, thường trú tại xóm 14 xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, Nghệ An). Ông bị một số người lạ mặt chặn bắt cóc khi ông đang trên đường đi dự đám cưới người thân vào trưa ngày 27/6/2013. Sau 8 ngày mất tích thì gia đình mới biết được những kẻ bắt cóc là Công an Nghệ An khi họ nhận được thông báo “khởi tố và bắt tạm giam” với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”. Tương tự, trường hợp anh Nguyễn Văn Hải (sinh năm 1970, thường trú tại xóm 11, xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) cũng bị những kẻ lạ mặt chặn đường bắt cóc khi anh đang trên đường chở cháu trai vào Thành phố Vinh để khám bệnh.
Hai giáo dân bị công an bắt cóc ngày 27/6/2013 nhưng 8 ngày sau mới nhận được Thông báo ký ngày 28/6/2013?
Đứng trước tình trạng bất ổn này, toàn giáo xứ Mỹ Yên đã phải lập giờ giới nghiêm để giữ gìn trật tự trong toàn giáo xứ, tổ chức cầu nguyện mỗi ngày và căng băng rôn để phản đối việc làm mờ ám của chính quyền Nghệ An.
Lo âu và phẫn nộ là tâm trạng mà người dân nơi đây nói chung và giáo dân xứ Mỹ Yên nói riêng đang ở mức khó kiểm soát. Bởi họ cho rằng, đây lại là cách thức bỉ ổi mà chính quyền và công an thường dùng để thực hiện ý đồ đen tối của mình. Việc Công an dựa vào sự hiền lành, thật thà, ít am hiểu luật pháp của người dân để lừa gạt nhằm thỏa mãn mục đích của mình là điều thường xảy ra. Và trong trường hợp bắt cóc hai giáo dân này cũng không là ngoại lệ. Bởi hai nạn nhân này là người rất đạo đức, hiền lành và chất phác.
Giáo xứ Mỹ Yên, Giáo phận Vinh đang sôi sục vì bị công an huyện Nghi Lộc và tỉnh Nghệ An gây nên oan sai
Đây là một âm mưu thâm độc nhằm ngăn chặn dòng người ngày ngày tìm đến Linh địa Trại Gáo để khấn xin và tạ ơn với Thánh cả Antôn. Đồng thời để che đậy hành động mờ ám, vi phạm luật pháp về tự do tôn giáo của chính quyền. Và với tính lưu manh cố hữu của mình, khi những âm mưu đen tối của họ bị vạch mặt, chính quyền sẵn sàng dùng quyền hành trong tay để quay lại rêu rao, chụp mũ và kết tội chính những người bị hại. Điều này hoàn toàn đúng trong trường hợp bắt cóc hai giáo dân giáo xứ Mỹ Yên.
Tội danh “gây rối trật tự công cộng” mà phía Công an và chính quyền huyện Nghi Lộc, Công an và chính quyền tỉnh Nghệ An đang gán ghép cho giáo dân giáo xứ Mỹ Yên được xuất phát từ việc: vào khoảng 18h, ngày 22/5/2013, có một số người lạ mặt vô cớ chặn, giữ xe và lục soát hành lí cá nhân của khách hành hương khi họ tìm đến để tham dự Thánh lễ tại Linh địa Trại Gáo, thuộc giáo xứ Mỹ Yên, Gp Vinh. Bất bình trước việc làm mờ ám này, khách hành hương và bà con giáo dân giáo xứ Mỹ Yên đã yêu cầu những người này cho biết họ là ai, lí do họ bị ngăn chặn và lúc soát… nhưng những người này không đưa ra bất cứ lí do nào. Vì thế đã dẫn đến việc cãi cọ và xô xát (có bản tường trình kèm theo của giáo xứ Mỹ Yên gửi Tòa Giám mục Xã Đoài).
Linh địa Trại Gáo, nơi xảy ra vụ việc tối 22/5/2013
Điều đáng nói là, vào lúc đang xảy ra xô xát, Ban hành giáo của giáo xứ Mỹ Yên đã liên lạc với Đức Giám mục giáo phận để xin sự can thiệp vì bà con nơi đây đang hết sức phẫn nộ. Trong khi đó, phía Công an huyện Nghi Lộc và Công anh tỉnh Nghệ An cũng đã gọi điện cho Đức cha Nguyễn Thái Hợp thông báo tình hình và cũng thống nhất có mặt tại hiện trường để giải quyết vụ việc nhưng cuối cùng thì họ đã không đến như đã hẹn. Tệ hơn, sau đó chính quyền còn gửi đến Tòa Giám mục một số công văn để qui kết và hù dọa.
Ngoài 2 giáo dân bị bắt cóc ở trên, gần 50 giáo dân khác của Giáo xứ Mỹ Yên đã bị công an tỉnh Nghệ An triệu tập một cách vô cớ với lý do ghi trên giấy mời là “để làm việc”. Chắc chắn giáo dân còn bị sách nhiễu trong những ngày tới.

Chúng tôi sẽ lần lượt gửi đến quí vị những thông tin chi tiết liên quan đến việc này để thấy rõ hơn việc làm mờ ám, không tôn trọng sự thật từ phía chính quyền huyện Nghi lộc, Công an và chính quyền tỉnh Nghệ An trong việc này.

Anthony Thiên Ân