Trung tâm cập nhật tin tức biểu tình, khiếu kiện trên toàn quốc. Email : hanoi.news9@gmail.com
Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013
Trịnh Nguyễn Bắc Ninh - xây nhà máy nước thải gần khu dân cư.
Ngô Thị Hồng Lâm: GHI CHÉP TỪ TRỊNH NGUYỄN - TỪ SƠN - BẮC NINH
Ghi chép từ Trịnh Nguyễn
Ngô Thị Hồng Lâm
Theo các chuyên gia môi trường đánh giá “Từ Sơn có nhiều làng nghề, từ đó gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bởi tất cả các hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước mưa đều cùng chung một hệ thống tiêu thoát gây ô nhiễm cho lưu vực sông Thái Bình và sông Cầu”. Đảng và chính quyền thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh đã cho cưỡng chế GPMB lấy đất thực hiện dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải.
Nhưng chủ trương này đã không được lòng dân chấp thuận và xẩy ra tranh chấp. Bởi lẽ theo bà con dân làng Trịnh Nguyễn trình bầy :
- Thứ nhất : Khu ruộng này là bờ xôi ruộng mật đã được đảng cấp cho những gia đình thuộc diện chính sách có công với đất nước trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Thứ hai : vị trí xây dựng nhà máy nằm ở trên nguồn nước tưới tiêu cho toàn bộ cánh đồng ở phía sau nhà máy. Nếu nhà máy đi vào hoạt động thì toàn bộ cánh đồng ở phía sau nhà máy XLNT này sẽ không có nước tưới, dẫn đến toàn bộ diện tích này không thể canh tác được. Nhân dân không chống lại chủ trương xây dựng nhà máy xử lý nước thải, nhưng vì cần có ruộng để làm ra hạt gạo nuôi sống con người ,đề nghị chủ đầu tư cho dời nhà máy này xuống khu đồng phía dưới. Yêu cầu này đã không được đáp ứng.
- Thứ ba : quy trình khoa học thực hiện thu gom nước thải sinh hoạt, nước thải từ các làng nghề được thực hiện ra sao ? Có gom vào bể chứa hay không ? Chất thải sau xử lý sẽ đổ đi đâu ? Có tiếp tục một lần nữa làm xấu thêm môi trường hay không? Dự án được thực hiện trong bao lâu ? Nếu “Dự án” này vẫn không đảm bảo được việc làm sạch môi trường thì ai? Cơ quan nào? là người chịu trách nhiệm trước đảng, trước chính quyền, trước nhân dân. Hay lại “hòa cả làng”.
- Thứ tư : mức đền bù cho dân chỉ có 200 triệu/1sào (360m) là quá thấp, không đủ cho người dân tái tạo cuộc sống mới. Trong khi chủ trương của đảng “phải đảm bảo cuộc sống cho dân ổn định sau khi lấy đất !”. Giá cả đền bù không dược minh bạch công khai với dân.
Thế nhưng yêu cầu chính đáng của người dân làng Trịnh Nguyễn đã không được phía chính quyền và chủ đầu tư đầu tư đáp ứng và đã xẩy ra tranh chấp giữa nhân dân làng Trịnh Nguyễn và chủ đầu tư với sự ủng hộ tuyệt đối của chính quyền đã thực hiện một cuộc cưỡng bức dân quy mô bằng bạo lực để lấy đất, trấn áp người dân hết sức dã man. Người thì bị đánh ngất xỉu, các cháu bé bị thương do giầy đinh các cảnh sát cơ động dẫm lên.
Chưa hết, trong ngày về Trịnh Nguyễn tôi còn được nghe những nhân chứng là nạn nhân của vụ cưỡng bức lấy đất kể rằng : sau vụ cưỡng bức dân để lấy đất chính quyền còn hèn hạ o ép dân dân không được đi làm thuê, các cháu nhỏ không được nhà trường tiếp nhận cho học. Chị Đỗ Thị Hải, 66 tuổi là người dân Trịnh Nguyễn có con bị công an đánh gẫy tay. Bà Ngô Thị Đức, 73 tuổi đảng viên, vợ liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cũng vì đòi thực hiện quyền dân chủ của người dân “Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra” của một Nhà nước Do Dân và Vì Dân với việc xây dựng nhà máy nước thải tại Đồng Lỗ cũng đã bị đảng cấp trên trù dập khai trừ bà khỏi đảng !
Dã man hơn một kẻ giấu mặt đã tạt a-xit vào chị Đỗ Thị Thiêm,một người phụ nữ luôn đi đầu trong việc tố cáo chống tham nhũng tại địa phương này.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vừa qua, không một làng xã nào của miền Bắc người dân không đi đầu ủng hộ chủ trương và lời kêu gọi của đảng góp sức người sức của cho mặt trận đánh thắng giặc ngoại xâm. Kết thúc cuộc chiến nh2 nào cũng có thương binh, cũng có liệt sĩ.Tình đoàn kết “Quân và Dân trong kháng chiến như cá với nước. Phát biểu của người dân Trịnh Nguyễn rất có trách nhiệm rằng : chúng tôi không chống lại chủ trương của chính quyền. Nhưng những chủ trương của chính quyền đặt ra cũng phải tôn trọng đời sống của người dân Trịnh Nguyễn.
Chính quyền Từ Sơn cần phải xem lại cách hành xử của mình với những người dân : Biết mình và biết người ! sai thì phải sửa, để khẩu hiệu “Ý đảng Lòng dân” đi vào thực tế chứ không chỉ là khẩu hiệu xuông treo trong phòng máy lạnh. Không thể áp đặt bắt dân phải từ bỏ cuộc sống của mình với giá đền bù rẻ mạt, không đủ để tái tạo một cuộc sống mới không bằng cuộc sống cũ trước đó.
Một điều nữa cần đặt ra với nhà đầu tư rằng hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải được cải tiến như : Công nghệ xử lý nước và rác thải mới của Hàn Quốc. “Theo nhận định thì nếu ứng dụng được tại Việt Nam sẽ giúp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, giảm gánh nặng xử lý chất thải cho các doanh nghiệp và công ty quản lý môi trường quốc gia. Tại sao các vi không áp dụng các khoa học tiên tiến hiện đại mà lại đi cưỡng bức người dân ?
Theo tìm hiểu của chúng tôi, những lý do khiếu kiện mà người dân đưa ra là hoàn toàn chính đáng. Bởi nhà máy xây dựng quá gần khu dân cư ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân; “vị trí xây nhà máy ở đầu hệ thống tưới tiêu của gần 100 mẫu ruộng, đất thuộc diện phải thu hồi là đất canh tác "bờ xôi ruộng mật", trong đó có nhiều diện tích đã cấp cho các gia đình chính sách. Thậm chí một số người còn khiếu kiện việc cán bộ địa phương không minh bạch trong công tác đền bù, GPMB. Yêu cầu di dời vị trí xây dựng nhà máy đến khu Đồng Khô cách đó khoảng 1km”.
Vì thế tính từ ngày 13/6 /2013 cho đến nay đã hơn 110 ngày bà con cùng nhau đoàn kết. Nắng cũng như mưa căng lều trại các cụ trưởng lão trong làng thường trực ngày đêm tại lều quyết một lòng giữ đất, giữ cuộc sống cho con cháu mai sau, kể cả bằng máu của mình.
Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến chính đáng của người dân Trịnh Nguyễn trong cuộc đấu tranh không cân sức này. Cầu mong lẽ phải sẽ phải thắng !
Ngô Thị Hồng Lâm
2/10/2013
Tễu Blog
Tễu Blog
Dân Văn Giang tiếp tục bao vây bộ TNMT để chất vấn.
Ngày hôm nay, mùng 3 tháng 10, hàng trăm người dân Văn giang tiếp tục kéo lên các cơ quan nhà nước tại Hà nội để yêu cầu chất vấn, đối thoại.
Họ kéo đến Trụ sở tiếp dân nhà nước tại Ngô Thì Nhậm Hà đông, hôm qua họ cũng kéo tới bộ TNMT để yêu cầu ông bộ trưởng Quang đối thoại như ông ta đã hứa trước đây mà hiện vẫn chưa làm.
Sau vụ cướp đất ngày 24 tháng 4 năm 2012 thì Văn giang trở thành một sự kiện thời sự nóng hổi mạng xã hội, với hơn ba ngàn công an và các lực lượng được chủ dự án thuê tiền đã mang súng ống và lựu đạn khói, quả nổ nghiệp vụ do quốc phòng sản xuất để đàn áp dân, đánh nhà báo và phụ nữ, thanh niên rất dã man.
Chính quyền Hưng yên đã phải công khai xin lỗi và bồi thường cho các nhà báo VOV, còn dân thì chưa. Ngược lại, bọn côn đồ tiếp tục được chính quyền bảo kê, chủ dự án Ecopark bỏ tiền nuôi đã tiếp tục khủng bố dân nhiều lần.
Đám côn đồ kết hợp công an tới phá hoại mùa màng, phá hoại ruộng đồng của Văn giang liên tiếp trong một năm trở lại đây gây bức xúc và phẫn uất trong nhân dân và dư luận mà không hề được cấp nào xử lý. Máu cũng đã đổ ngay trên mảnh ruộng Văn giang, dân tiếp tục đi tới các cơ quan trung ương để khiếu nại và tố cáo, tuy vậy các cấp dường như đều câm và mù cả. Không một động thái xử lý những vấn đề mà dân Văn giang đang yêu cầu thực thi theo luật pháp.
Tại trụ sở tiếp dân nhà nước phố Ngô Thì Nhậm
Lên bộ TNMT
Tại Ngô Thì Nhậm
Băng rôn và biểu tình ngồi
Có quốc gia nào nhục như thế này không ?
Mới hôm qua, nhiều nghị sỹ của Hoa kỳ đã trả lại lương vì xấu hổ không làm việc ra gì, còn các ông bà nghị của Hưng yên thì hầu như bị câm, mù và điếc trước sự kiện Văn giang, nơi vùng quê đang hàng ngày góp tiền đóng thuế nuôi họ , cho họ ngồi máy lạnh chém gió năm này qua năm khác.
Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013
Vũ hồng khanh chính là trùm tội phạm ăn đất.
Hà Nội:
Sau màn dùng loa đe dọa cưỡng chế, phường Trần Phú lại "đánh đố" người dân
(Dân trí) - Phường Trần Phú tiếp tục đẩy người dân vào đường cùng khi yêu cầu bà Bền phải xin giấy ủy quyền liên quan đến phương án hỗ trợ công tôn tạo 4506 m2 đất của 14 hộ dân chỉ trong 5 ngày. Trong khi, các hộ dân này sống ở những tỉnh thành khác nhau.
>> Dùng loa “đe dọa” cưỡng chế, phường Trần Phú đẩy người dân lâm vào cảnh uất ức
Sau màn dùng loa phát thanh “đe dọa” cưỡng chế những người dân có đất bị thu hồi ở phường Trần Phú, quận Hoàng Mai để xây dựng dự án khu đối ứng C2. Tại buổi làm việc với công dân chiều ngày 30/9/2013, về việc hỗ trợ tôn tạo 4506 m2 đất khu Cát Thượng, ông Hồ Xuân Minh - Chủ tịch UBND phường Trần Phú lại kết luận: Đề nghị bà Vũ Thị Bền và bà Trần Thị Mỹ Hạnh nếu có giấy ủy quyền của 14 hộ còn lại thì ủy quyền trực tiếp cho 1 người thời gian trước ngày 5/10/2013. Nếu quá thời gian trên, UBND phường không nhận được giấy ủy quyền thì UBND phường lập phương án chung đối với 14 hộ.
14 hộ dân mà UBND phường Trần Phú yêu cầu bà Bền lấy giấy ủy quyền trong vòng 5 ngày đang sinh sống ở nhiều tỉnh thành khác nhau, thủ tục ủy quyền lại không hề dễ dàng nên yêu cầu mà chính quyền địa phương đưa ra chẳng khác nào đánh đố người dân. Bà Bền bức xúc cho biết: “Các anh em trước làm việc ở đây, nhưng từ năm 2010, phường, quận không cho chúng tôi tăng gia sản xuất ở đây, thì họ phải đi tìm công việc ở Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh rồi các tỉnh thì bây giờ trong 5 ngày đấy o ép tôi lấy được hết những chữ ký thì làm sao mà đủ thời gian để lấy những chữ ký ấy được, các ông ấy áp đặt cho chúng tôi”.
Như thông tin báo Dân trí đã phản ánh, trong lúc TP. Hà Nội đang xem xét đơn khiếu nại của công dân phường Trần Phú, quận Hoàng Mai theo trình tự, UBND phường Trần Phú liên tục dùng hệ thống loa truyền thanh “đe dọa” cưỡng chế GPMB dự án khu đối ứng C2 đẩy người dân vào cảnh uất ức. Bà Vũ Thị Bền cho biết: “Hàng ngày, hàng tháng và nhất là ngày 10/9 thì loa truyền thanh của phường Trần Phú đọc 14 quyết định cưỡng chế của 16 người chúng tôi có trang trại như thế này. Thậm chí có lúc ép công nhân của tôi phải rời khỏi vị trí trang trại. Làm tôi rất bức xúc, huyết áp tăng, căng thẳng đầu óc, đầu tôi rối tung. Có lần tôi đã ra đây treo dây thắt cổ, nhưng mọi người đã đến cứu kịp”.
Những cây cau vua bà Vũ Thị Bền trồng đã có tuổi đời hơn 5 năm
Bà Vũ Thị Bền và 15 hộ dân khác bị thu hồi đất ở phường Trần Phú phản ánh, trước năm 2005, các hộ gia đình này được 21 hộ dân ở phường Trần Phú, quận Hoàng Mai chuyển nhượng quyền sử dụng diện tích đất 5% tại khu xứ đồng Cát Thượng để xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng màu và cây ăn quả lâu năm. Việc mua bán được thực hiện công khai, hợp pháp. Từ khi chuyển nhượng, giữa bên bán - bên mua không xảy ra tranh chấp, khiếu nại.
Ông Lê Văn Nghị, tổ 14, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội cho biết: “Trước đây khu đất đó là khu đồng trũng cấy rau muống. Bà Bền đã mua của 21 hộ để tôn tạo, đổ đất để xây nhà, trang trại chăn nuôi và trồng cây ăn quả lâu năm. 9 năm rồi, mà trả bà Bền 450 triệu mà đất của bà Bền là 4506m 2 thì bây giờ quá cướp không của bà ấy, cướp mồ hôi nước mắt của bà ấy”.
Năm 2009, TP. Hà Nội lên kế hoạch thu hồi đất thực hiện dự án khu đối ứng C2. Khi triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB), phường Trần Phú lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất ghi rõ tổng diện tích thu hồi của các hộ dân trên địa bàn là 4.506m2. Tuy nhiên, phương án hỗ trợ, bồi thường, tái định cư áp dụng với 16 hộ dân nêu trên không phù hợp với quy định hiện hành, gây thiệt lại cho công dân hàng tỷ đồng.
Trao đổi với PV Dân trí, bà Bền nói: “Chúng tôi đầu tư từ trước những năm 2004. Tổng số tiền chúng tôi đưa vào để làm trang trại từ khi mua đất đến bây giờ trị giá hơn 11 tỷ đồng, hơn 3000 cây ăn quả, 16 nhà cấp bốn, 3 giếng nước, đèn cao áp mà đến bù cho chúng tôi có 413 triệu đồng. 16 người chúng tôi ai cũng đau khổ và chịu áp lực”.
Bà Vũ Thị Bền đã đầu tư hàng chục tỷ để xây dựng khu trang trại
Điều khiến người dân bất bình hơn cả là việc UBND phường Trần Phú yêu cầu các hộ dân đã bán đất cho bà Bền ra lấy tiền đền bù của phần đất đã bán, nếu không ra nhận sẽ bị giữ sổ đỏ nên nhiều người dân đành phải đến nhận tiền, mặc dù họ biết rõ việc này không phù hợp với cam kết. Vô lý hơn là trong số 21 hộ có những người đứng tên trong sổ đỏ đã qua đời những vẫn được yêu cầu ra nhận đền bù.
Ông Nguyễn Văn Luận, tổ 19, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội chia sẻ: “Gia đình chúng tôi cũng có miếng đất bán cho bà Bền. Chúng tôi cũng rất áy náy vì đã mua đi bán lại rồi. Dự án mà đền bù cho bà như thế thì bản thân chúng tôi cũng bức xúc. Nhà tôi trong sổ đỏ còn diện tích đất ở nhiều chỗ nhưng mà gọi đi gọi lại, đến nhà động viên lấy thì tôi phải lấy thì người ta mới trả sổ đỏ. Tôi là người dân tôi chỉ biết như thế thôi”.
Sau khi ông Nguyễn Mạnh Hoàng, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại số 3522/QĐ-UBND ngày 3/7/2013 với nhiều nội dung chưa phản ánh đúng thực tế, thậm chí có dấu hiệu bao che cho sai phạm của cấp dưới, bà Vũ Thị Bền và các hộ dân tiếp tục làm đơn khiếu nại gửi lãnh đạo TP. Hà Nội đề nghị xem xét đền bù.
Kết luận của ông Hồ Xuân Minh - Chủ tịch phường Trần Phú khiến người dân bức xúc
Theo ý kiến của các hộ dân, kết luận của UBND quận Hoàng Mai làm trái với nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 13/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất.
Từ cuối tháng 7/2013 cho đến nay, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản giao cho Thanh tra TP. Hà Nội và các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát việc thu hồi đất phục vụ dự án khu đối ứng C2 tại phường Trần Phú trước khi trả lời công dân theo đúng trình tự và quy định pháp luật.
Trong tình thế bị đẩy vào đường cùng, bà Vũ Thị Bền khẩn thiết đề nghị TP. Hà Nội xem xét đơn khiếu nại của công dân liên quan đến việc GPMB ở phường Trần Phú: “Tôi đề nghị các cơ quan chức năng, thẩm quyền đền bù cho chúng tôi với nguyện vọng và đúng với chính sách đất đai. Chúng tôi tha thiết đề nghị UBND TP. Hà Nội giám sát việc đền bù làm sao để người dân không bị thiệt hại, đảm bảo được đồng vốn của chúng tôi để chúng tôi lấy lại được đồng vốn, chúng tôi cũng không đòi hỏi”.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Vũ Văn Tiến - Ngọc Cương - Vũ Thúy
Dân trí.
Thứ chính quyền gì mà vừa ngu vừa thiếu văn hoá đến lạ kỳ ?
Khuyên người dân không đi xem phiên toà xét xử một người " trốn thuế " - thế chẳng khác gì cổ vũ cho bọn trốn thuế ?
Những hành động như thế này của chính quyền đã phơi bày hết sự hèn hạ, bỉ ổi của một phiên tòa được các bố sắp đặt là "trốn thuế".
Tường thuật phiên toà của nhà sản xử Luật sư yêu nước Lê Quốc Quân
TRỰC TIẾP: HÀNG NGÀN NGƯỜI KÉO ĐẾN PHIÊN TÒA XÉT XỬ LS. LÊ QUỐC QUÂN
Hôm nay, 2.10.2013 Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội ra xét xử Luật sư Lê Quốc Quân với cáo buộc "Trốn thuế" của Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội.
Thời gian: 08h00 ngày 2 tháng 10 năm 2013
Địa điểm: Trụ sở Tòa án ND TP HN, 43 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Vụ án được xét xử công khai, tất cả mọi người đều có quyền đến với phiên tòa.
08h30: Hiện tại chị Hiền (vợ LS Quân) và Anh Quyết (em LS Quân) vẫn chưa vào được khu vực tòa án.
08h15: Hàng rào chặn có 2 lớp: an ninh mặc thường phục đứng trước, cảnh sát cơ động đứng phía sau.
08h01: Bà con vẫn ngồi xuống đường và giương biểu ngữ đòi trả tự do cho LS Quân. Bà con người Mường Hòa Bình bắt đầu đánh cồng vang động cả một góc phố.
và bắt hát: Mẹ Việt Nam, Anh là ai?,
và hô khẩu hiệu:
Lê Quốc Quân vô tội,
Tự do cho người yêu nước.
Yêu cầu xét xử công khai
07h54: Tại Ngã Ba Bến xe Kim Liên (cũ), nay là khu vực KS Niko, cảnh sát dàn hàng ngang để chặn đoàn người và tất cả các phương tiện qua lại. Mọi người đang ngồi cả xuống và sẵn sàng biểu tình ngồi tại đây.
07h33: Mẹ và Vợ cùng một số bè bạn LS Quân đã có mặt trước cửa Tòa án.
08h15: Hàng rào chặn có 2 lớp: an ninh mặc thường phục đứng trước, cảnh sát cơ động đứng phía sau.
08h01: Bà con vẫn ngồi xuống đường và giương biểu ngữ đòi trả tự do cho LS Quân. Bà con người Mường Hòa Bình bắt đầu đánh cồng vang động cả một góc phố.
và bắt hát: Mẹ Việt Nam, Anh là ai?,
và hô khẩu hiệu:
Lê Quốc Quân vô tội,
Tự do cho người yêu nước.
Yêu cầu xét xử công khai
07h54: Tại Ngã Ba Bến xe Kim Liên (cũ), nay là khu vực KS Niko, cảnh sát dàn hàng ngang để chặn đoàn người và tất cả các phương tiện qua lại. Mọi người đang ngồi cả xuống và sẵn sàng biểu tình ngồi tại đây.
07h33: Mẹ và Vợ cùng một số bè bạn LS Quân đã có mặt trước cửa Tòa án.
Khi đoàn người đi đến Khu vực hầm Kim Liên thì bị chặn không cho đi tiếp. Bà con nhanh chóng chui xuống đường hầm Kim Liên rồi lên đường đi tiếp. Hiện tại đang đi trên đường Lê Duẩn - 07h45
06h53: Đoàn người đi dự phiên tòa đã bắt đầu xuất phát từ Nhà thờ Thái Hà.
Trên tay mọi người là cành thiên tuế.
Một nhân viên an ninh được cử đi quay phim đoàn người
4h30: Người thân, bạn bè và những người yêu mến Ls LQQ dâng lễ sáng trước khi đi tham dự phiên tòa.
.
Một số hình ảnh từ Nhà thờ Thái Hà, do trang VRNs thực hiện:
06:30, Thánh lễ tại Thái Hà đã xong, mọi người ra tượng Đức Mẹ bên cạnh nhà thờ cầu nguyện tiếp tục cho luật sư Lê Quốc Quân.
06:25, Số giáo dân đến dự lễ đônglên dần. Lúc này ước lượng khoảng gần 1000 người tham dự. Trong khi đó, ở bên ngoài, an ninh bắt đầu xuất hiện.
06:00, Hiện nay. tại tòa án Hà Nội, an ninh đóng chặt cổng chính trước tòa, chỉ mở cánh cửa nhỏ nhưng có tới 6 công an làm dàn chỗ nầy để kiểm soát giấy tờ. 5 giờ 40: Hà Nội đổ cơn mưa to. Thánh lễ hôm nay đặc biệt cầu nguyện cho Ls Lê Quốc Quân trước khi phiên tòa diễn ra. Về phía các cha, có cha Mathêu Vũ Khởi Phụng chủ tế và 7 cha đồng tế cho hơn 700 giáo dân tham dự. Được biết, đêm qua, bà con từ khắp nơi trên đất nước VN đi tham dự phiên tòa Ls Quân đổ về giáo xứ Thái Hà mỗi lúc một đông hơn. Cha Quỳnh, giáo xứ Thái Hà thức đêm chờ và đón các Đoàn từ nơi đến.
Tại nhà thờ giáo xứ Thái Hà đang diện ra thánh lễ tôn vinh Các Thiên Thần Hộ Thủ, cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân. Có 300 giáo dân tham dự. Thánh lễ đồng tế có 9 cha cùng cử hành, cha Bề trên matthêu Vũ Khởi Phụng chủ tế. Trong khi đó, tại Sài Gòn một thánh lễ tương tự vừa kết thúc tại DCCT Sài Gòn do cha Antôn Lê Ngọc Thanh chủ tế, cùng với một cha thuộc TGP Hà Nội.
Nguồn: VRNs
Gần 5 giờ sáng, công an CSGT đã giăng bản "KHU VỰC CẤM" với hàng rào chắn, Cấm Đường trước tiệm May Đức Giang , số 2, Triệu Quốc Đạt, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đường Hai Bà Trưng đã bị chặn.
Tễu Blog