Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Ông Phàng Sao Vàng bị bắt cóc !

Ông Phàng Sao Vàng bị bắt

.
ong VangThông tin nhận được vào lúc 10h45′ tối nay, Ông Phàng Sao Vàng bị bắt mang đi đâu không rõ.
Ông Phàng Sao Vàng sinh năm 1936 người H’Mông ở bản Suối Vạch, xã Kim Bon, huyện Phù Yên tỉnh Sơn La là dân oan thường trực ở Vườn hoa Mai Xuân Thưởng – Lý Tự Trọng nhiều năm nay để khiếu kiện. Tôi biết ông lần đầu tại phòng tiếp dân, một cơ sở khác của Tòa án tối cao ở 262 Đội Cấn từ năm 2008, sau đó gặp lại ông nhiều lần ở Vườn hoa Lý Tự Trọng.
Theo đơn của ông ngày 28/8/2013 thì vụ việc của ông đã “kéo dài 20 năm, 5 tạ đơn, 5 kg dấu đỏ”
Ông cũng là nhân vật được báo giới nhiều lần nhắc đến trong đám tang ông Võ Nguyên Giáp với tư cách là chiến sĩ phục vụ trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chiều tối nay, 18/10, vào lúc 5 giờ chiều, khi đến Vườn hoa Lý Tự Trọng để giúp đồng bào H’Mông, ông có đến gặp chúng tôi tiếp tục kể về tình cảnh oan khuất của ông và trao cho chúng tôi các lá đơn mà ông đã gửi đi nhiều nơi.
20131018_170402
Ông Phàng Sao Vàng (đội mũ vải) trước lều bạt của bà con H’Mông. (Bạt che mưa do chúng tôi vừa mang đến giúp bà con). Ảnh chụp lúc 5 giờ chiều nay, 18/10).
phang-sao-vang63452
Hình ảnh người cựu chiến binh dân tộc H’Mông, đứng nghiêm trang theo tác phong quân đội trước nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tỏ lòng trung thành với người Anh Cả của quân đội Việt Nam đã khiến nhiều người xúc động.
(ảnh và lời chú của NGUYENTANDUNG.ORG)
Chúng tôi sẽ tiếp tục gửi thông tin tới bạn đọc.
.
18/10/2013
NTT

Đạo cạy cửa - Đinh Tấn Lực

Đạo Cạy Cửa

cankiemliemchinh


Đạo Cạy Cửa

. Đinh Tấn Lực

Hãy nói theo cách của bạn” (Viettel)

Đạo sĩ, nói chung, là từ mô tả những tay râu dài tóc bạc khoái chống gậy lom khom lên núi/chui hang/nhập động đi tìm một cái gì đó, thường khi chỉ là tìm thuốc trường sinh bất lão (chủng loại thần dược màu xanh dương), lại có khi, họa hoằn, là tìm đường kách mệnh, sau khi đã rạc rài trôi sông lạc chợ tìm đường hiến nước.
Đạo cô là đạo sĩ đơn độc, không cần phân biệt giới tính, nhưng hễ là thứ hàng dỏm/hàng giả thì gọi là đạo mạo.
Đạo cụ, khác với đạo lão, chính là những đạo sĩ tuổi quá mức hiếm (cổ hi lai), chỉ có thể là phái nam, hay nói chuyện trồng người tả đạo, thường được nêu làm gương sáng ngời môn đạo đức, rất rành nghề đạo diễn, và nhất định chỉ đi xa vào ngày hoàng đạo.
Đạo gia, khác với đạo sĩ, là động từ chỉ việc trưng dụng nhà cửa những ai góp của cho kách mệnh (chừng 50 năm không trả lại, như trường hợp chủ nhà 34 Hoàng Diệu từng đóng góp 5147 cây vàng, chẳng hạn). Còn việc cưỡng chế đất thì thuộc phạm vi trách nhiệm của quân địa đạo. Riêng động thái xiềng chân bộ đội vào súng máy, hay cột cẳng tù nhân lúc chuyển trại, thì gọi là xích đạo.
Đạo dụ, không có nghĩa là lang thang làm chuyện gì đó, mà dùng để chỉ từng đơn vị văn kiện quan trọng của vua hay của nhà nước, thường gắn liền với lãnh đạo và đòi hỏi thần dân phát huy cuộc sống phải đạo.
Đạo bùa, chỉ phép lạ của thần linh ủy thác qua một đại diện nào đó có nhân thân tốt, cũng thường gắn liền với tư tưởng của lãnh đạo, và ở tầm quốc gia hay thế giới thì gọi là chủ nghĩa gì đó, nếu là tư tưởng hại người thì kêu bằng quỹ đạo; người theo thì gọi là ngoan đạo, ai đứng ngoài thì coi như ngoại đạo, còn kẻ nghĩ ngược lại, kêu bằng lỗi đạo hoặc sùng đạo, thì thường được cho đứng ở ngay đầu đạn đạo.
Đạo luật là loại đũa tiên hoặc gậy phù thủy, cứ huơ vào không khí thì sẽ khều ra tiền. Nó là cha đẻ của dàn tiền đạo. Do tính cách sản sinh lợi nhuận nhai được, nên đạo luật còn có thêm tên gọi tượng hình là đạo hàm (“thực vực đạo”). Ngồi xổm trên các loại đạo luật là giai cấp lãnh đạo/chỉ đạo. Còn định hướng và quảng bá cho đạo hàm là bộ phận tuyên giáo, có thêm tên khác là huấn đạo.
Đạo văn có nghĩa là tự ý ký tên vào tác phẩm của người khác, bất kể là thơ phú trong tù hay ngoài tù. Ngược lại, tự kể chuyện mình mà ký tên khác để lừa thiên hạ thì kêu bằng đạo cốt.
Đạo ý là khắc tên vào ý kiến của người khác rồi hè nhau vinh danh đổi mới, bất kể khoán mười hay khoán trăm.
Nhưng, trong giống dòng đạo thuỗng thì nhất định đạo chích ( 盜 跖) không phải là chỉ thuỗng ống kim tiêm, của bất kỳ ai.
Đạo chích (phỏng theo Wiki) là chuyện kể về tài năng xuất chúng của bộ phận chuyên ngành đào tường khoét vách, chiếm đất, lùa bò, bắt cóc người ta, tụ tập đồ đảng, hoành hành khắp nơi, và có ảnh hưởng khống chế lên toàn xã hội. Tuân Tử chép: “Đạo Chích mở lời, tiếng tăm như mặt trời mặt trăng, cùng Thuấn, Vũ lưu truyền không thôi“. Nghe chẳng khác nào khẩu hiệu về huyền thoại thầy trò những lãnh đạo vĩ đại kính mến đương thời.
Từ đó, đạo chích, lắm nơi, lắm lúc, được coi là một nghề chuyên môn. Xã hội càng tiến nhanh tiến mạnh, bất kể lên trời hay xuống hố, mà cứ thi đua nhau tiến vững chắc và đúng quy trình, thì nghề này càng thịnh. Đạo đồ/đạo kiếp/đạo tặc… đều là đạo hữu của đạo chích.
Thời A còng, nghề đạo chích được (trực tiếp lẫn gián tiếp) tận tình chỉ dẫn/hướng nghiệp/cảnh báo/trao đổi kinh nghiệm trên các diễn đàn Online. Nổi tiếng ở đây là những trang mạng đặc chiêu hình sự tình/tiền/tù: CATP, CAND, ANTĐ, ANTG…
*
Thiếu một đức thì không thành người” (Hồ Chí Minh)
Sơ đẳng: Thuộc hạng dân đen nghèo khó cùng đinh kiếm ăn bằng món khoái khẩu của nhiều người khác, nhưng vang danh đại trà, khắp nước, là nghề trộm chó. Kỹ thuật bao gồm cả đánh bả, trùm bao, câu trộm… . Sang cả lân bang lùa chó hoang và trộm chó nuôi nhà. Hệ quả thảm khốc là trong nước bị quần chúng nhân dân đốt xe treo cột điện, đánh tới chết; còn ở nước bạn thì bị bỏ tù, chụp hình đăng báo làm nhục.
Hạ đẳng: Là nghề trộm thơ phú văn chương và cả luận văn thạc sĩ/tiến sĩ của người khác. Một số kẻ đạo thơ đã được phong tặng tước thơ có chóp và được in thơ ở trang đầu của mọi tuyển tập, thành tấm gương sáng ngời thần thơ nhất khoảnh. Một số kẻ khác mua thẻ hội viên giá đắt và chộp ngay mọi cơ hội có thể để vỗ ngực là thánh thơ, trên cả thi bá/thi hào các thứ, lại thường chen vai chường mặt trong mọi dịp khạc thơ cháy míc, đặc biệt là những đám tang có truyền hình VTV.
Trung đẳng: Ở thời A còng thì đây là hạng trộm mật khẩu, cướp trương mục (email/blog/FB). Từng khoe nhặng thành tích với niềm tự hào trong một đại hội nhà văn toàn quốc. Cũng từng nâng đỡ cho các tổng bí thư nhiều triều đại đồng nhận lãnh giải thưởng Predators of Press Freedom (dã thú ăn thịt báo chí). Hạng này được hỗ trợ bởi hai nhóm lợi ích (ở hàng bộ) là Bưng Bít và Bưng Bô, qua đó, trang thiết bị (phá sóng/nghe lén/định vị…) được cung ứng cho “công vụ” toàn là loại tân tiến bậc nhất hành tinh.
Cao đẳng: Là hạng trộm bằng/trộm danh/trộm chức… để trộm tiền. Thường được gọi là “chạy”, nhưng vì khả năng bất xứng với văn bằng/danh vọng/chức tước mua bằng tiền (hay rất nhiều tiền), rồi sau đó, gỡ vốn lấy lời lại gấp bội bằng 1001 mánh khóe nhân danh “công vụ”, nên thực chất chính là trộm. Trong các thứ gọi là công vụ đó, không loại trừ hàng nghìn thứ phí: viện phí/trường phí/lộ phí/thủ tục phí/phí bôi trơn/phí chiết khấu/phí hải quan/phí bưu chính/phí tem/phí cầu đường/phí dịch vụ/phí vay nợ/phí niêm phong/phí bảo hiểm v.v… thậm chí cả phí bikini, phí sân tennis và phí biệt thự (được tính cả vào giá điện của dân đen). Đàng sau đó là hàng nghìn mánh khóe khác để ăn cắp tiền xóa đói giảm nghèo/cứu trợ thiên tai… Đến mức rôm rả dạy bảo nhau: “Bọn chỉ đạo nó ko làm công tác phòng tránh bão lũ trước, vì nếu làm thế dân thiệt hại ít, thì… đói à. Ai thèm cứu trợ chứ?”.
Thượng đẳng là hạng trộm vía đảng mà “ăn không chừa thứ gì”. Loại này đông nhất, bởi từng được xuất xưởng đại trà. Tròm trèm 3 triệu trên tổng số dân cả nước. Kẻ bảo là sâu. Kẻ kêu bằng ghẻ. Kẻ gọi là dòi. Có nghĩa là nhung nhúc trồi đạp quanh các dự án (thời sự đường Hồ 2 làn xe cần thêm 65 nghìn tỷ đồng, chẳng hạn). Cỡ chủ tịch MTTQ cấp xã đã có thể nuốt trộng 21/29 căn nhà được trợ cấp xây dựng. Cỡ chủ tịch Tổng Cty thì ụ nổi sắt vụn giá 4 triệu phải thành 9 triệu USD mới bõ công kết toán chi phí. Hoặc đạp nhầu nhau để giành giật các chương trình kê khống (“Thằng đó đã quản những mấy cửa khẩu rồi mà còn được hưởng thêm bão lụt nữa!”). Xét riêng những can phạm ăn bẩn bị lộ mang mỗi tên Dũng không thôi cũng đã đếm hụt hơi: Lương Quốc Dũng (Hậu Seagame 2003), Bùi Tiến Dũng (PMU18), Dương Chí Dũng (Vinalines), Nguyễn Tấn Dũng (Chủ trương lớn)… Hạng này ăn xong rồi cùng nhau xỉa răng tập thể mà hắng giọng phán rằng tham nhũng nhiều triệu USD để xây nhà thờ họ hay “mua nhà cho bạn gái (tình nhân/bồ nhí/vợ bé…) là điều đau xót”, “như ngứa ghẻ, khó chịu lắm”…
Tối thượng đẳng là trộm công và trộm quyền. Hạng này hô hào đồng hóa tổ quốc với đảng cướp. Nó đạp mặt nhân dân để thần tượng lãnh đạo. Nó nhân danh độc lập để nhuộm đỏ nửa nước rồi thống nhất cả nước vào vòng nô lệ Nga-Tàu. Nó nhân danh chiến tranh để biện minh cho lạc hậu. Nó nhân danh định hướng để ăn cắp tài nguyên. Nó nhân danh hiến pháp để khoắng đất thành vàng. Nó nhân danh đồng bọn để bao che cho thuộc hạ khoắng cả nước (“làm người ai chẳng tham?”). Nó nhân danh Quốc Tế III để khoắng cả láng giềng (Miên/Lào). Nó nhân danh ổn định để ngăn chận mọi thông tin tới cấp thứ trưởng. Nó nhân danh trật tự xã hội để bỏ tù mọi phóng viên điều tra phăng lần các đường dây ăn chia. Nó nhân danh hòa bình khu vực để dâng bán cho giặc biển đảo/sông hồ/thác nước/rừng đầu nguồn… hầu làm đầy trương mục ngân hàng Thụy Sĩ.
*
Hễ ưng tắm mát phải lên ngọn sông Đào
Còn muốn khoắng mẽ lớn thì vào nhà quan…”
(Ca dao bào)


Một đẳng cấp khác của đạo chích, đậm tính giang hồ và khoa học hơn, chính là tác giả câu hạ của dòng ca dao bào vừa kể.
Họ tổ chức “ăn hàng” có bài bản tuyên giáo hẳn hoi: “đạo diệc hữu đạo” (kẻ cướp cũng cũng có lập luận/đạo lý riêng). Tất nhiên, không loại trừ tính năng hiệu quả công việc (nhắm nhà kho khỏe hơn nhà khó), họ còn có ẩn ý thu hoạch lại các món thu hoạch của bọn trộm có môn bài đóng dấu đỏ nói trên.
Và qua đó, một số không ít quan lại chỉ giữ được tiếng “Liêm” biểu kiến kia cho tới khi bị cạy cửa.
Có tính văn nghệ nhất, phải kể đến vụ chụp ảnh trộm mớ ngà voi/trống đồng/đồ cổ/tranh thư pháp/tượng ngọc/vườn rau sạch… tại tư gia một tổng bí thư ngắn ngày từng nổi tiếng với hàng cột mốc  biên giới phía Bắc.
Chủ yếu kinh tế thì… phải tạm liệt kê mấy vố đáng đồng tiền bát gạo:
  • Trần Cang, Phó Giám đốc Sở Tài chính Bình Định, 500 triệu đồng.
  • Trần Thị Anh Đào, Cán bộ UBND tỉnh Nghệ An, 57 lượng vàng và 50 triệu đồng.
  • Trần Thị Xuân Lan, Trưởng phòng Tổ chức, Cục Thuế tỉnh Gia Lai, 3 tỷ đồng & 1 khẩu súng điện.
  • Phạm Minh Tú, Trưởng Ban quản lý dự án huyện Đông Hải (Bạc Liêu), 1 tỷ rưỡi đồng.
  • Đồng Xuân Thọ, Phó Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Đồng Nai, 800 triệu đồng.
  • Trương Công Chiến, Đội trưởng Trước bạ thuộc Chi cục Thuế Bình Tân, Sài Gòn, 6 tỷ đồng.
  • Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở NN/PTNT tỉnh Quảng Nam, 110 lượng vàng SJC.
  • Hoàng Dương Việt Anh, con trai Bộ trưởng Văn-Thể-Du Hoàng Tuấn Anh, 617 triệu đồng.
  • Lê Thị Thủy, Phó chánh văn phòng Cty truyền tải điện lực II, 600 triệu đồng.
  • Phan Chí Thanh, Đại tá Giám đốc CA tỉnh Long An, xe máy Yamaha Exciter.
  • Dương Quốc Xuân, Phó Bí thư Tỉnh ủy Long An, các tài sản điện tử đắt giá.
  • Đỗ Hoàng Việt, Bí thư Thành ủy Tân An, kho rượu ngoại.
  • Huỳnh Thanh Phơi, Trưởng Công an huyện Cần Đước, xe máy.
  • Nguyễn Văn Lai, nguyên Trưởng Công an thị trấn Cần Đước, laptop và chim cảnh.
  • Nguyễn Văn Nam, nguyên Bí thư Huyện ủy Cần Đước, được viếng 4 lần trong năm 2011.
  • Ngô Tấn Cư, Phó giám đốc công ty Điện lực Đà Nẵng, 7 lượng vàng và 70 triệu đồng.
  • Lê Thị Hường, Giám đốc Sở Tài chính Đà Nẵng, 20 triệu đồng.
  • Nguyễn Thanh Sang, Phó giám đốc Sở Tài chính Đà Nẵng, 5 triệu đồng + 1000USD.
  • Nguyễn Văn Phụng, Phó giám đốc Sở Tài chính Đà Nẵng, 35 triệu đồng.
  • Từ Minh Liên, Giám đốc Trung tâm đấu giá Sở Tư pháp, 232 triệu đồng.
  • Ngô Quang Trường, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH ĐắcLắc, 50 triệu đồng.
  • Vũ Hùng Vương, Thiếu tướng Phó tổng cục trưởng TC/CS/ĐTTP Bộ Công an, 1 tỷ đồng.
  • Hoàng Thế Liên, Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư Pháp, 17.000USD

Câu hỏi của một nhà báo trong luồng: “Lương không đủ sống nhưng quan chức của ta sao nhiều người giàu đến vậy. Nhà lầu xe hơi, trang trại điền viên…Đó là chưa kể của chìm của nổi, đến khi bị trộm ‘thăm viếng’ mới lộ ra?”.
Đã có một số bài báo rụt rè phân tích. Tựu trung, và điển hình, đó là những thông tin về Trạm trưởng kiểm lâm (Đào Công Thắng) vận chuyển gỗ lậu cho sếp lớn; bí thư đảng ủy (Phạm Đình Dần)trộm tiền cứu trợ để xây mộ; Trưởng ấp (Mai Văn Việt) nhận quà “cứu đói” và cho dân vay lấy lãi; Thượng úy CAGT (Huỳnh Minh Đức) nhận hối lộ bị bắt quả tang…
Theo tác giả Trần Kinh Nghị, nguyên cán bộ ngành ngoại giao:
Tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam mang một đặc thù khác với tệ nạn tham nhũng trên thế giới, đó là ‘tham nhũng tập thể’… thực chất đó là phần ‘lậu’ đã được hợp thức hóa. Nó quen thuộc đến nỗi không còn ai thấy đó là sai trái”.
Câu hỏi kế tiếp: “Phải chăng tham nhũng được ‘dung dưỡng’ bởi các quan tòa?”.
Đại biểu Đào Thị Xuân Lan (Ủy ban Tư pháp Quốc hội): “Tòa án Nhân dân Tối cao đã xử lý như thế nào trong trường hợp phát hiện tòa cho bị cáo hưởng án treo không đúng, nhất là với tội phạm tham nhũng?”.
ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng): “Để xảy ra tình trạng trên, phải chăng công tác quản lý cán bộ của ngành tòa án có vấn đề?
Chánh án Tòa án NDTC Trương Hòa Bình trả lời:
Trong các vụ tham nhũng, số thừa hành chiếm số đông, họ lại là cán bộ công chức nhà nước có nhân thân tốt… nhưng cũng không loại trừ có tiêu cực trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử”.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng lại lo ngay ngáy: “Kỷ luật họ thì bầu sao kịp?”. Còn kẻ đứng đầu chính phủ thì vẫn tự hào suốt 7 năm qua chưa từng kỷ luật một ai.
Từ lâu đã có một quan thượng thư ngành tiền mơ ước một nửa giải Nobel. Cũng có thể giờ này quan lớn ấy đang ngắm nguyên giải, với manh nha một luận án kinh tế đầu tiên trên thế giới về đề tài “Vòng Quay Trộm-Cướp-Trộm”.
Như thế thì đã rõ bọn trộm đẳng cấp cao đó đông đảo như thế nào, từ đâu ra, được ai đào tạo, ai dung dưỡng, sinh sản ra sao… Tốt đời (quan) đẹp đạo (chích)… là đây chăng?
Ngược lại, cũng rõ do đâu mà bọn trộm giang hồ thích cạy cửa bẻ nát chữ Liêm của các quan chức.
Xem ra, không có một đạo sĩ nào có thể tìm ra loại thuốc diệt trừ đạo chích đẳng cấp cao, ngoại trừ cách rốt ráo nhất là bẻ nát chữ Cộng, tán nhuyễn, thả giếng.

17-10-2013 –  Nhiệt liệt chào mừng Ngày Quốc Tế Xóa Nghèo.
Blogger Đinh Tấn Lực

Chính quyền các xã tại Bố Trạch trốn tránh trách nhiệm cứu trợ.


   Việc chính quyền hai xã Liên Trạch và Phúc Trạch bất hợp tác với đoàn cứu trợ của mình chỉ vì không thỏa mãn được yêu cầu " nhập kho", và đỉnh cao của sự bất hợp tác này là khi chúng mình tới, họ đã trốn sạch, cả hai nơi đều vắng teo, trong khi những ngày này thậm chí chính quyền còn phải trực 24/24. 
  Tất nhiên, khi chính quyền bất hợp tác thì bọn mình buộc phải bất hợp tác lại bằng cách tìm dân mà đưa cứu trợ, tìm những nơi khó khăn trong địa phương để trao tận tay. Nhưng mình không tha vụ này đâu nha. Ngày mai mình sẽ có ý kiến với Văn bí thư huyện ủy Bố Trạch, một bí thư trẻ, và dứt khoát là yêu cầu chính quyền 2 xã trên và nhiều xã khác nữa phải thay đổi lề lối làm việc, phải tạo điều kiện tối đa cho người dân tiếp cận ngay và luôn với đoàn cứu trợ với bất cứ thời gian nào. Cách đây khoảng 5 năm, mình đi cứu trợ và cũng gặp hiện tượng lãnh đạo xã cứ yêu cầu " nhập kho", trốn tránh việc tạo điều kiện đưa tận tay dân, kết quả, sau nhiều nỗ lực đưa hàng cứu trợ về tay dân, mình về viết bài phản ánh ngay và lãnh đạo xã đã bị kỷ luật. 
   Trong khi đó, tại huyện Quảng Trạch, mình đã đưa hàng cứu trợ thông qua sự ủng hộ của các bạn fb tới hơn 10 xã, bất cứ đâu cũng được địa phương tạo điều kiện tối đa để hàng đến tay dân ngay. Nói vài lời thế để các bạn yên tâm, cứ về, cứ đi, cứ chiến đấu, thậm chí cần thiết phải đấu tranh, phải cãi lộn cũng chơi, miễn là người dân nhận ngay hàng cứu trợ. Không gì có thể cản được bước chân của chúng ta, tiến lên các bạn và cười cái cho hả lòng. Cuộc sống mà, đúng không, có người tươi cười đón chào thì phải có chỗ gây khó chịu. Thế mới zui. Lạc quan lên nhé.

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Trương Duy Nhất là miếng xương đang hóc trong cổ nhà sản.

FB
“… việc chính quyền bắt ông Nhất là một 'cái tát' đối với nền tự do đang dần hình thành và còn non trẻ của chúng ta; và điều 258 - căn cứ của việc bắt giữ này - là một quái thai của đời sống văn minh khi nó đặt quyền lực vô hạn của nhà nước lên trên các quyền cơ bản của người dân.

Những blogger khác ở Việt Nam cần nhìn nhận sự việc này như một sự xâm phạm vào không gian tự do nhỏ bé mà họ đang cùng chia sẻ với ông Nhất, hơn là như một đòn tấn công có tính cách chính trị chỉ nhằm vào riêng ông.

Nạn nhân của chính quyền độc đoán này sẽ không chỉ có Duy Nhất, trừ phi những blogger ở Việt Nam, ngay cả khi không thân thiết, vẫn biết đối xử với nhau như những người cùng hội cùng thuyền”. (Nguyễn Anh Tuấn, tức Facebooker Nam Mô)


* * *

“The detention of Mr. Truong Duy Nhat deals a harsh blow on our fledging democracy; and Article 258 of the Penal Code – the legal basis of the detention – is a defect in our modern society when it imposes unrestricted controlling power of the state upon human rights.

Other bloggers in Vietnam (those who are not yet arrested – emphasis mine) should see this incidence as a violation of the limited free space they have been sharing with Mr. Nhat rather than a political action taken against him only.

Mr. Duy Nhat (whose name means “sole, only” in Vietnamese – note mine) will not be the only victim of this authoritarian government, unless Vietnamese bloggers know how to unite and be companion, even when they don’t know each other.”

Nguyen Anh Tuan, a public administration graduate, commented on the arrest of blogger Truong Duy Nhat. Earlier in the day, journalist, political blogger Truong Duy Nhat had been detained by the Ministry of Public Security of Vietnam. Nhat is the owner of blog “Another viewpoint”, which specializes in political commentaries and analyses. He used to publish articles critical of PM Nguyen Tan Dung and the current administration.

Truong Duy Nhat was reported to be arrested under Article 258 of the Penal Code of Vietnam on “Abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or citizens.”

Chung ' con " trùm lục lâm thảo khấu Hà nội đang hàng ngày ghi thêm tội ác.

  Sáng nay dân oan đnag kéo ra sứ quán Mỹ để tố cáo chính quyền :

9 am tại cổng sứ quán Mỹ.
 
Tối qua, Chung" con" trùm đám lục lâm thảo khấu Hà nội đã  cho quân tới nhà thờ Thái hà để yêu cầu đuổi hết dân oan người dân tộc H'Mong đang được nhà thờ giúp đỡ tạm thời chỗ nghỉ.
  Tất cả mấy chục người lại kéo ra vườn hoa Mai Xuân Thưởng trong mưa rét :


Ban ngày họ đến vườn hoa dân oan để khiếu nại việc phá nhà ma theo tập quán của họ.


Trong nhà thờ Thái hà.
Hôm trước công an Hà nội đã đánh các dân oan này nhập viện

Người dân Hà nội tới thăm họ tại bệnh viện Hà đông

Vết đánh kín.
Các gương mặt công an giả dạng côn đồ đánh dân oan

Khác gì côn đồ không ?


Tên này chỉ huy đám thảo khấu đánh dân oan.
   Chung " con" - một lính hình sự từ Hải dương từ khi về Hà nội làm giám đốc đã gây nhiều tội ác với dân oan, từ một tên trùm bảo kê rượu lậu của cả Thủ đô sau khi Giám đốc Nhanh về vườn ( khi còn GĐ Nhanh thì mỏ rượu lậu được anh Nhanh giao cho Toản,  Chung cay cú lắm nhưng phận phó không dám cướp cửa làm ăn, khi anh Nhanh về hưu lập tức Chung con cho Toản về ngồi chơi xơi nước, phụ trách mảng lính nghĩa vụ mà mọi chi tiết phải thông qua Chung).
   Chung con đang phải ôm tiền lên bộ chạy vụ chót chỉ đạo lính đi tháo băng đen cờ rủ ngày Quốc tang, tội bôi nhọ Quốc gia qua việc hạ cờ rủ mà Chung con góp phần đắc lực sẽ được nhân dân phán xét sau này. Còn việc đàn áp dân oan hàng ngày tại Thủ đô vẫn đang được mạng xã hội ghi chép, Chung con khó có thể thoát được ngày nhân dân phán xử. 

Chúng tôi vẫn hàng ngày ghi chép những tội ác mà Chung con, kẻ cầm đầu đám lục lâm thảo khấu đàn áp những dân oan mất đất, khiếu kiện tại các cơ quan, trụ sở nhà nước đòi quyền lợi của chính họ.



Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

EVN - lũ ăn cắp, ăn cướp, kẻ tội đồ.

Tập đoàn điện lực Việt Nam: Độc quyền – đặc lợi – tội đồ

Bô Xít - Phạm Chí Dũng

Ở Việt Nam, EVN là một trong những dẫn chứng sống động và dối trá nhất về việc người ta đã mượn dĩ vãng kinh tế chỉ huy để trục lợi như thế nào. Trong điều kiện nền chính trị độc đảng, thủ đoạn lợi dụng càng trở nên có ý nghĩa hơn. Độc quyền và đặc lợi cũng vì thế đồng nghĩa với tội đồ, đối với nền kinh tế và đời sống dân sinh.
Bù lỗ vào dân!
Tháng 10/2013. Tròn hai năm từ thời điểm nhiều khuất tất của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) lần đầu tiên được lôi ra ánh sáng. Một lần nữa, báo chí trong nước phải dùng đến từ “phẫn nộ” đối với điều bị xem là tội ác của một tập đoàn luôn được chở che bởi cơ chế đặc quyền đặc lợi.
Hai năm trước, vào lúc nền kinh tế Việt Nam dợm chân vào suy thoái, sự đổ bể của hai thị trường chứng khoán và bất động sản đã kéo theo một phát minh không tiền khoáng hậu kể từ thời mở cửa: những doanh nghiệp nhà nước đặc trưng bởi chủ thuyết “giá chỉ có tăng chứ không giảm” như EVN và Petrolimex (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) đã tạo thành cặp song sinh có chung hậu môn. Hàng loạt chiến dịch đầu tư trái ngành của các tập đoàn này vào chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm rốt cuộc đã tích đọng gánh nợ đến trên 40.000 tỷ đồng.
Trong suốt hai năm qua, toàn bộ số nợ nần đó đã được EVN và Petrolimex tuồn qua tuyến đại tràng để đổ lên đầu người dân đóng thuế.
Nhưng cũng trong suốt hai năm qua, bất chấp những đợt tăng giá điện vô tội vạ của EVN, đã không có bất cứ cuộc kiểm tra nào được làm tới nơi tới chốn. Tất cả những dấu hiệu khuất lấp về tài chính và số lương “nghèo khổ” ít nhất vài chục triệu đồng theo đầu người ở tập đoàn này mà dư luận bức xúc từ năm 2011, đã hầu như không được cơ quan chủ quản của EVN là Bộ Công thương đón nhận. Không những thế, những lãnh đạo cao nhất của Bộ Công thương như ông Vũ Huy Hoàng vẫn không ngơi nghỉ một chiến dịch khác: PR cho “cậu ấm hư hỏng” của mình.
Đó là một dạng PR không mới, nhưng lại chỉ được dư luận người dân Việt đặt tên chính thức từ năm 2012: PR chính sách. Chủ thể của hoạt động này chính là cái tên “nhóm thân hữu” – một chủ đề mà chưa một ủy viên Bộ Chính trị nào dám mổ xẻ trước bàn dân thiên hạ.
Nhóm thân hữu, về bản chất, lại có mối quan hệ ruột rà và móc xích giữa các chính khách ở các cấp khác nhau, từ dưới lên và từ trên xuống. Trong từng trải của người dân Hà Nội, thực tế sinh tồn của các doanh nghiệp lệ thuộc vào chính sách từ nhiều năm qua đã chứng tỏ một nguyên tắc bất thành văn là chỉ có chính sách mới tạo ra được lợi nhuận, để đến lượt mình, lợi nhuận phải quay lại “nuôi” chính sách.
Không quá khó hiểu là những động thái PR chính sách đã xuất hiện không ít lần, kể cả ở cấp Chính phủ. Cũng không ít lần, cứ sau cuộc họp thường kỳ hàng tháng của Chính phủ, phát ngôn viên của cơ quan này là Bộ trưởng Vũ Đức Đam – người đang được hứa hẹn sẽ “nâng lên một tầm cao mới” – lại đăng đàn với những lời lẽ lấp lửng về lộ trình tăng giá của EVN và Petrolimex.
Nhưng không giống với sự mơ hồ vô cùng tận của cụm từ “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, kết quả của sự lấp lửng từ các nhóm lợi ích thời nay thường dẫn đến thái độ tăng giá “quyết liệt” – từ ngữ mà giới lãnh đạo chính phủ hay dùng – ngay sau đó.
Như một quy luật, giá điện và giá xăng dầu tìm mọi cách tăng vào thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội. Còn trong thời gian phiên họp Quốc hội, những nhà làm giá lập tức áp dụng chính sách giảm giá, nhưng chỉ là giảm cho có, để thường sau khi Quốc hội “thành công tốt đẹp”, giá lại ào ào tăng lên.
“Giết sống” dân chúng
Giá xăng dầu và điện lực tăng tất yếu dẫn đến lạm phát. Trong thực tế, chỉ số tiêu dùng CPI bị tác động không nhỏ và lập tức kích hoạt hàng loạt đợt tăng giá của hàng tiêu dùng, thực phẩm, giá vận tải hành khách và hàng hóa, giá nhà trọ…, làm khốn khó hơn cho đời sống dân nghèo vốn đã quá khó khăn.
Đời sống dân sinh ấy lại liên đới quá đỗi hữu cơ với một phần lớn lực lượng vũ trang và công chức viên chức nhà nước. Một viên thiếu tá an ninh than thở “Không thể tích lũy được chỉ với chục triệu bạc lương, vì điện và xăng ngốn hết cả rồi”.
Thế nhưng đối mặt với tất cả những trớ trêu và nghịch lý tận cùng ấy, lãnh đạo Bộ Công Thương vẫn im lặng, trong khi vài ba viên chức cấp vụ của bộ này vẫn cố gắng “an dân” bằng thuyết minh việc tăng giá xăng dầu và điện không ảnh hưởng nhiều đến CPI.
Phụ họa cho điều được coi là “ảnh hưởng không nhiều” trên, các nhà làm thống kê Việt Nam luôn đưa ra những con số không cần nguồn gốc. Chỉ có điều cho đến nay, rất nhiều người dân và cả giới chuyên gia nhà nước đã không còn tin vào các con số thống kê nữa. Một trong những scandal lớn nhất vừa xảy ra là giới chuyên gia phản biện đã thẳng thừng vạch ra hiện tượng “GDP có chân”, châm biếm về tình trạng báo cáo theo chủ nghĩa thành tích của các địa phương, và ngay cả con số GDP mà lãnh đạo chính phủ nêu ra cũng khó có thể mang trên mình tính thực chất.
Nhưng hoàn toàn ngược lại, lợi nhuận mới là thực chất nhất trong tất cả những vụ áp phe đình đám. Một cuộc thanh tra của Thanh tra chính phủ mới đây đã phát hiện trong bảng giá thành của mình, EVN đã hạch toán cả các công trình xây bể bơi, sân tennis và biệt thự vào giá bán điện. Giá bán điện lại được phổ cập cho mặt bằng dân trí thấp kém trong dân chúng. Và thêm một lần nữa, người ta có được bằng chứng về cái được coi là “trận đánh đẹp” của EVN: cuộc chiến bù lỗ vào dân.
Sau khi tăng giá liên tục trong hai năm qua, nợ ngân hàng của EVN đã được rút bớt. Nhưng chỉ là bớt một ít. Với hơn 30.000 tỷ đồng thất bát từ đầu tư trái ngành, EVN luôn phải đối mặt với tương lai phá sản nếu không thanh toán được cho các chủ nợ.
Trong khi đó, một con số lần đầu tiên được công bố là EVN chính là doanh nghiệp vay nợ ngân hàng lớn nhất Việt Nam, với hơn 118.000 tỷ đồng. Đây là mức dư nợ lớn nhất mà hệ thống ngân hàng dành cho một tập đoàn nhà nước.
Với nợ nần khổng lồ và số lỗ do đầu tư trái ngành, người ta ước tính EVN phải tăng giá điện liên tục đến năm 2017-2018 thì mới may ra “hòa vốn”.
Thế nhưng cái điểm hòa vốn đầy tính nhân quả ấy lại có thể khiến những người dân nghèo nhất phải quyên sinh. Bởi theo nguyên lý từ thời tư bản dã man, nếu doanh nghiệp độc quyền hòa vốn, nhân dân phải chịu lỗ; còn khi doanh nghiệp độc quyền có được lợi nhuận, nhân dân chắc chắn phải mất đi phần lớn thu nhập của mình.
Không chỉ mất tài sản, người dân còn phải trả giá bằng cả sinh mạng bởi lối hành xử vô lương tâm của những quan chức độc quyền nhà nước. Vụ xả lũ không thông báo trước ở Đắc Lắc vào tháng 9/2013 chính là một cách “giết sống” 12 cư dân nghèo nàn nơi rốn lũ, với trách nhiệm không chỉ thuộc về doanh nghiệp thủy điện và chính quyền Đắc Lắc, mà còn liên đới đến những lãnh đạo của EVN.
Tuy nhiên sau vụ “giết sống” trên, những phóng viên báo chí quốc doanh đành ôm hận vì bị giới tuyên giáo “chặn họng”. Cũng không có bất kỳ một quan chức vô trách nhiệm nào phải đối mặt với vành móng ngựa.
Tán tận lương tâm chắc chắn là từ ngữ hiển thị đầy đủ nhất tâm địa của các doanh nghiệp độc quyền trong những năm suy thoái kinh tế qua. Kinh tế càng xuống dốc, đời sống người dân càng túng quẫn, chủ nghĩa thực dụng và lợi nhuận càng lên ngôi, thái độ sống chết mặc bay càng đội mồ sống dậy.
 
Truy cứu độc quyền!
Sự tán tận lương tâm của quan chức và hậu quả của nó không thể không liên quan đến trách nhiệm của giới lãnh đạo chính phủ, những người đã im lặng hoặc “bật đèn xanh” cho EVN và Petrolimex gây nên các chiến dịch tăng giá vào thời gian giữa hai kỳ quốc hội.
Không chỉ bị lên án bởi dư luận trong nước, khối u độc quyền doanh nghiệp quốc doanh ở Việt Nam còn bị nhiều chính phủ xã hội dân sự trên thế giới và các tổ chức quốc tế chỉ trích kịch liệt, bởi hiện trạng bệnh hoạn đó đi ngược lại với những cam kết về “hoàn thiện nền kinh tế thị trường” mà chính phủ Việt Nam đã hùng dũng cam kết trước cộng đồng quốc tế.
Hiện trạng bệnh hoạn trên lại liên quan mật thiết đến chuyến đi lặng lẽ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến New York vào cuối tháng 9/2013. Trong cuộc gặp gỡ đó, ông Dũng đã đề xuất một sự “linh hoạt” mà Mỹ và các nước trong Hiệp định đối tác kinh tế xuyên thái Bình Dương (TPP) “nên” dành cho Việt Nam – như một đặc cách.
Chỉ có điều, làm thế nào để xứng đáng nhận ân huệ ấy thì phía Việt Nam lại không nêu được một dẫn chứng cụ thể nào. Trong khi đó, từ bỏ độc quyền là một trong những điều kiện then chốt để Việt Nam có thể ngẩng mặt ngồi vào bàn đàm phán TPP.
Ít nhất, đã không có một cam kết cụ thể nào của Việt Nam được phát ra về kế hoạch xóa bỏ thế độc quyền và cải cách doanh nghiệp nhà nước. Tất cả những gì được hứa hẹn chỉ là “chúng tôi sẽ tiến hành cải cách”. Song thời gian để cải cách là bao lâu lại tùy thuộc vào lòng hảo tâm của các nhóm lợi ích đang lũng đoạn nền kinh tế Việt Nam, và còn lệ thuộc vào cả lòng thành chính trị của các chính khách của đất nước này.
Nguyên tắc thương mại đa phương quốc tế rất rõ ràng: chừng nào chưa xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp, Việt Nam chưa thể đủ tư cách tham dự vào bàn tiệc mà phương Tây đã bày sẵn. Không những thế, hệ quả đó còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến vị thế chính trị của giới chính khách lãnh đạo trước người dân trong nước và trong mối cộng hưởng với các phản ứng của quốc tế.
Phản ứng của người dân, như báo chí trong nước đã phải dùng đến từ “phẫn nộ”, sẽ không thể kéo dài tâm thế chịu đựng mãi. Nếu ở những quốc gia như Bungaria, toàn bộ chính phủ đã phải từ chức vào đầu năm 2013 sau cú tăng giá điện của hai tập đoàn điện lực tư nhân mà đã khiến cho hàng chục ngàn người dân Sophia đổ ra đường biểu tình, xã hội Việt Nam cũng có thể là một hình ảnh tương tự trong không quá lâu nữa.
Sau hai năm kể từ lúc các chiến dịch “thủ ác” được kích phát dồn dập và bất chấp oán thán dân tình, kẻ tội đồ EVN đã có đủ thời gian chứng tỏ nó có năng lực gây ra tội ác ghê gớm đến thế nào.
Bất kể động cơ nào, dù thuộc về tranh đấu nội bộ hay làm dịu tình cảm phẫn uất của dân chúng…, ban lãnh đạo EVN và cơ quan chủ quản của tập đoàn này là lãnh đạo Bộ Công Thương cũng rất xứng đáng bị Quốc hội, Thanh tra chính phủ và Bộ Công an tạm đặt ra “ngoài vòng pháp luật” về thế độc quyền, đồng thời không thể bỏ qua trách nhiệm pháp lý về ít nhất 17 hành vi có dấu hiệu sai phạm.
P.C.D.

Tin nóng : 57 Nghị sỹ Quốc hội Na uy yêu cầu thủ tướng Dũng trả tự do cho Luật sư Lê Quốc Quân.

Tin nóng : 57 Nghị Sĩ Quốc Hội Nauy gửi Thư Tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Yêu Cầu Trả Tự Do Cho Luật sư Lê Quốc Quân
Kính nhờ các bạn quãng bá rộng rãi đến mọi người.
57 Nghị Sĩ Quốc Hội Nauy gửi Thư Tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Yêu Cầu Trả Tự Do Cho Luật sư Lê Quốc Quân

16.10.2013: Hôm nay 57 thành viên quốc hội Nauy, những người thuộc Nhóm ủng hộ Amnesty International với đủ mọi đảng phái, đã viết bức thư dưới đây gửi tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Lá thư yêu cầu thả Luật sư Lê Quốc Quân và những nguời tù nhân lương tâm, bởi họ không có tội khi đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam. Dân Luận xin giới thiệu tới độc giả nội dung bức thư:

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Số 1 Bách Thảo,
Hà Nội, Việt Nam

Quốc Hội Nauy
Ngày 16/10/2013

Thư của 57 thành viên Quốc Hội Nauy gửi tớ i Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Thay mặt cho 57 thành viên của Nhóm ủng hộ Amnesty International trong Quốc Hội Nauy, tôi xin được yêu cầu chính phủ của Ngài tôn trọng Công ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị và Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ Người Hoạt Động Nhân Quyền, và lập tức trả tự do cho ông Lê Quốc Quân. Thêm vào đó, chúng tôi trông đợi rằng ông Lê Quốc Quân sẽ được quyền gặp gia đình và luật sư của mình, cũng như nhận được những chăm sóc y tế cần thiết.

Ông Lê Quốc Quân đã đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam trong nhiều năm nay, và chúng tôi không thể chấp nhận được rằng ông ta, cùng với nhiều nhà hoạt động bảo vệ quyền tự do ngôn luận khác, đã bị tù đầy và tước đoạt quyền tự do cá nhân của mình. Chúng tôi tin rằng Việt Nam cần phải cho phép để cho người dân của mình được hưởng các quyền con người và quyền công dân, bao gồm quyền tự do ngôn luận qua hệ thống báo chí, truyền thông xã hội và blog, và chấp nhận những tiếng nói không phải lúc nào cũng đứng về phía chính quyền.

Nhóm ủng hộ Amnesty International trong Quốc Hội Nauy bao gồm các thành viên quốc hội thuộc mọi đảng phái, những người chia sẻ một niềm tin rằng nếu không có các quyền con người cơ bản như tự do ngôn luận, thì một xã hội cởi mở sẽ không thể phát triển và thịnh vượng. Chúng tôi không thể ngồi im lặng khi sự bức hại đang diễn ra cho những người chỉ đơn giản là cất tiếng nói đòi quyền tự do cho đồng bào mình. Đó là lý do tại sao chúng tôi yêu cầu chính phủ của Ngài trả tự do cho Lê Quốc Quân cùng với những tù nhân lương tâm khác, những người có nhiệm vụ cung cấp thông tin và truyền bá kiến thức cho người khác về tình trạng quyền con người ở quốc gia của Ngài.

Trân trọng,

Nhóm ủng hộ Amnesty International trong Quốc Hội Nauy

Nguồn: QDân luận   

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Số 1 Bách Thảo,
Hà Nội, Việt Nam

Quốc Hội Nauy
Ngày 16/10/2013

Thư của 57 thành viên Quốc Hội Nauy gửi tớ i Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Thay mặt cho 57 thành viên của Nhóm ủng hộ Amnesty International trong Quốc Hội Nauy, tôi xin được yêu cầu chính phủ của Ngài tôn trọng Công ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị và Tuyên Ngôn Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ Người Hoạt Động Nhân Quyền, và lập tức trả tự do cho ông Lê Quốc Quân. Thêm vào đó, chúng tôi trông đợi rằng ông Lê Quốc Quân sẽ được quyền gặp gia đình và luật sư của mình, cũng như nhận được những chăm sóc y tế cần thiết.

Ông Lê Quốc Quân đã đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam trong nhiều năm nay, và chúng tôi không thể chấp nhận được rằng ông ta, cùng với nhiều nhà hoạt động bảo vệ quyền tự do ngôn luận khác, đã bị tù đầy và tước đoạt quyền tự do cá nhân của mình. Chúng tôi tin rằng Việt Nam cần phải cho phép để cho người dân của mình được hưởng các quyền con người và quyền công dân, bao gồm quyền tự do ngôn luận qua hệ thống báo chí, truyền thông xã hội và blog, và chấp nhận những tiếng nói không phải lúc nào cũng đứng về phía chính quyền.

Nhóm ủng hộ Amnesty International trong Quốc Hội Nauy bao gồm các thành viên quốc hội thuộc mọi đảng phái, những người chia sẻ một niềm tin rằng nếu không có các quyền con người cơ bản như tự do ngôn luận, thì một xã hội cởi mở sẽ không thể phát triển và thịnh vượng. Chúng tôi không thể ngồi im lặng khi sự bức hại đang diễn ra cho những người chỉ đơn giản là cất tiếng nói đòi quyền tự do cho đồng bào mình. Đó là lý do tại sao chúng tôi yêu cầu chính phủ của Ngài trả tự do cho Lê Quốc Quân cùng với những tù nhân lương tâm khác, những người có nhiệm vụ cung cấp thông tin và truyền bá kiến thức cho người khác về tình trạng quyền con người ở quốc gia của Ngài.

Trân trọng,

Nhóm ủng hộ Amnesty International trong Quốc Hội Nauy

Nguồn: QDân luận

Công bộc Quảng Bình còn quay lưng như thế thì còn ra thể thống gì ?

VKSND TỈNH QUẢNG BÌNH 2 NĂM LIỀN "TRỐN" QUỸ "VÌ NGƯỜI NGHÈO"

QBĐT - Theo thống kê của UBMTTQVN tỉnh Quảng Bình, năm 2012 (tính từ thời điểm tháng 10-2012 đến nay), có tới 65 đơn vị không tham gia (quyên góp Quỹ "Vì Người nghèo"), trong đó có nhiều đơn vị hành chính và không ít doanh nghiệp.

Chẳng hạn, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh 2 năm liền "quay lưng" với lời kêu gọi của UBMTTQVN tỉnh, mặc dù đã có công văn nhắc nhở
***
Từ nhiều năm qua, truyền thống "lá lành đùm lá rách", "lá rách ít đùm lá rách nhiều"... đã được khơi dậy mạnh mẽ ở tỉnh ta.

Có thể nói, phần lớn người nghèo và những cảnh đời bất hạnh đã được cộng đồng chia sẻ, dù ít hay nhiều, bằng cách này hay cách nọ.

Chỉ nói riêng phong trào quyên góp Quỹ "Vì người nghèo", từ đầu năm 2012 đến nay, cả tỉnh đã tiếp nhận gần 62 tỉ đồng ủng hộ từ các nhà hảo tâm trong nước và trong tỉnh.

Trong đó, có những đơn vị có truyền thống làm tốt công tác từ thiện xã hội như Cty Cao su Việt Trung, BIDV Quảng Bình, Công ty Xăng dầu Quảng Bình, Chi nhánh Ngân hàng TMCP ngoại thương Quảng Bình...

Những nghĩa cử tốt đẹp trên đã giúp rất nhiều hộ nghèo có nhà ở, thoát khỏi bệnh tật, phát triển sản xuất...; hay đơn giản chỉ là một suất quà nhỏ nhưng đã giúp họ ấm lòng hơn trong ngày Tết...

Đáng buồn là, trong lúc phần lớn các doanh nghiệp, các cơ quan đơn vị hưởng lương từ ngân sách, các hộ tiểu thương và hầu hết các hộ dân đã thoát khỏi cảnh nghèo trong toàn tỉnh rất tích cực tham gia ủng hộ Quỹ "Vì Người nghèo", thì vẫn còn những đơn vị, doanh nghiệp... làm ngơ!

Theo thống kê của UBMTTQVN tỉnh, năm 2012 (tính từ thời điểm tháng 10-2012 đến nay), có tới 65 đơn vị không tham gia, trong đó có nhiều đơn vị hành chính và không ít doanh nghiệp.

Chẳng hạn, VKSND tỉnh 2 năm liền "quay lưng" với lời kêu gọi của UBMTTQVN tỉnh, mặc dù đã có công văn nhắc nhở.

Hay các đơn vị khác như Bệnh viện Y học cổ truyền, Ban Quản lý chuyên ngành GTVT, Chi nhánh điện cao thế Quảng Bình, Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Việt Nam, Công ty cổ phần xây lắp dầu khí PVC Trường Sơn, Chi nhánh ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín, Công ty cổ phần du lịch Sài Gòn-Quảng Bình... cũng vậy.

Vẫn biết, ủng hộ người nghèo là tự nguyện chứ không bắt buộc.

Nhưng trong khi cả xã hội cùng hướng về họ với nhiều nỗ lực khác nhau, coi đó vừa là tình cảm vừa là trách nhiệm, thì việc vẫn còn không ít người đang dửng dưng với những cảnh đời khốn khó, xem ra thật khó lòng chấp nhận!.

Cớ sao lại tự làm "nghèo" mình như thế?..

PV
----------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại.
* Hình ảnh minh họa đã được đăng tải trên Báo Quảng Bình và các PTTTĐC khác.

Luật sư Hà Vũ lại tuyệt thực để tố cáo quản giáo trai 5.


Ts Cù Huy Hà Vũ đã lại tuyệt thực để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình

Nguyễn Thị Dương Hà - Giám thị trại giam số 5 - Bộ Công an tiếp tục xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của Ts Cù Huy Hà Vũ. Không có con đường nào khác, bắt đầu từ trưa ngày 15/10/2013, Ts Vũ đã lại tuyệt thực để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Chiều nay 16/10/2013, gia đình tôi đã gửi Đơn tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của Giám thị Trại giam số 5 - Bộ Công an tới Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng cục trưởng Tổng cục VIII.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2013

ĐƠN TỐ CÁO
V.v. Hành vi vi phạm pháp luật của Giám thị Trại giam số 5-BCA

Bắt bọn EVN ăn cắp cũng phải chờ thủ tướng.

Chuyển hồ sơ EVN 'phải chờ Thủ tướng'

Cập nhật: 14:20 GMT - thứ tư, 16 tháng 10, 2013

EVN tăng giá điện liên tục trong lúc nói kinh doanh vẫn có lãi.
Bộ Công an đề nghị chuyển hồ sơ vụ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để điều tra nhưng Thanh tra Chính phủ chưa cung cấp vì nói đang chờ xin ý kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Phó Tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh xác nhận với báo giới rằng Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (C48) cử cán bộ của Cục C48 sang làm việc với Thanh tra Chính phủ, và đề nghị chuyển hồ sơ các việc tại EVN sang cơ quan điều tra.
Tuy nhiên Thanh tra Chính phủ đã từ chối với lý do kết luận thanh tra không có nội dung nào đề xuất chuyển cơ quan điều tra nên không có trình tự, thủ tục chuyển hồ sơ như quy định nhưng thông tin thì rộng mở, theo truyền thông trong nước.
Trong buổi họp báo thường kỳ hôm 15/10/2013, ông Khánh mô tả "cơ chế thông tin giữa Thanh tra và Công an luôn thông suốt kể cả khi không có yêu cầu chuyển cơ quan điều tra.
“Nhưng phải có đầu mối, không phải thích là cung cấp, không thích thì thôi. Bản kết luận cũng đang chờ xin ý kiến Thủ tướng nên Thanh tra chưa cung cấp cho cơ quan công an", ông Khánh được truyền thông trong nước dẫn lời.
'Bù lỗ vào dân'
"
Cơ chế thông tin giữa Thanh tra và Công an luôn thông suốt nhưng phải có đầu mối không phải thích là cung cấp, không thích thì thôi."
Phó Tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh
Các cáo buộc sai phạm của EVN bao gồm hoạt động xây nhà, biệt thự, mua siêu xe, sân quần vợt.. với giá trị lên đến gần 600 tỉ đồng mà EVN tính vào giá bán điện.
Kể từ năm 2011, giá điện bán lẻ trong nước của EVN đã tăng hai lần mỗi năm với tổng hai lần tăng giá đã lên tới hơn 10% so với năm trước.
Mặc dù thu lãi lớn từ bán điện, nhưng ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN được dẫn lời vẫn khẳng định năm 2013 vẫn phải tăng giá bán và cho biết tới đây còn nhiều chi phí phải đưa vào đầy đủ trong giá bán điện nên giá có xu thế tăng cao.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về về sự chênh lệch giữa con số kết luận thanh tra loại ra gần 6.500 tỉ đồng sai phạm của EVN so với dự thảo báo cáo của cơ quan này với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh lý mô tả “điều này là chuyện bình thường”.
Hồi đầu tháng Mười năm nay, Thanh tra chính phủ Việt Nam vừa công bố kết quả thanh tra tại (EVN). Nó cho thấy nhiều sai phạm và tính đến năm 2011, công ty mẹ EVN đã đầu tư 121 nghìn tỷ đồng ra ngoài ngành, bao gồm các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và hệ số giữa nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của toàn tập đoàn là 6,27 lần.
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng trong tháng Tám đã có bài viết về điều mà ông gọi là các nhóm lợi ích độc quyền nhất Việt Nam gồm Tập đoàn xăng dầu Petrolimex kích động đến ba lần tăng giá và người anh em sinh đôi của Petrolimex là Tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN.
"Bất chấp phản ứng của đại đa số các tầng lớp nhân dân, giai tầng lợi ích ở Việt Nam vẫn tiếp tục chiến dịch 'bù lỗ vào dân'," ông Dũng viết trong bài '
Bấm