Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Dân oan Văn Giang tiếp tuc biểu tình tại trụ sở MTTQ


 Sáng nay, gần 500 dân Văn Giang lại vác biểu ngữ lên Mặt trận Tổ quốc Việt nam tại Tràng Thi để khiếu nại :



 Hôm trước thì ở trụ sở tiếp dân nhà nước Ngô Thì Nhậm Hà đông:


Cùng các dân oan ở các vùng khác về khiếu kiện :



 Không biết là dân ta sẽ khốn khổ như thế này đến bao giờ ?

Dân Ứng Hoà biểu tình khiếu kiện đất đai tại Phủ thủ tướng

Dân Ứng Hoà tiếp tục kéo tới vườn hoa dân oan.

    Hôm nay, gần hai trăm dân Ứng Hoà lại kéo tới vườn hoa Mai Xuân Thưởng để khiếu kiện.
Hà nội cho các lực lượng lùa bà con về, cứ ba người khiêng một người lên xe buýt tương tự như dạo khiêng và bắt người đi biểu tình  chống  Trung quốc dạo trước.
 Họ bắt được hai xe buýt chở về Ngô Thì Nhậm, còn khoảng hơn trăm người không chịu lên xe, dồn sang vườn hoa Lý Tự Trọng đứng ngồi cùng dân oan các tỉnh thành khác để tiếp tục biểu tình, khiếu kiện.
Ứng Hoà năm 2012 được phó chủ tịch là bà Hằng về họp và thông báo rằng : " huyện này có số vụ khiếu kiện vượt cấp lớn nhất Thủ đô ", đó cũng chính là lời phê bình của bà đối với cán bộ lãnh đạo huyện này. Tuy nhiên, nguyên nhân vì đâu nảy sinh chuyện khiếu kiện vượt cấp lớn như vậy thì bà Hằng chưa yêu cầu lãnh đạo huyện Ứng Hoà trả lời, dân thì không cần phải suy nghĩ gì cũng trả lời ngay cho báo chí biết được là : do các quan ăn đất nhiều quá, chia chác nhiều quá, bán ghế công chức đắt quá, tham nhũng nhiều quá ...khiến dân phải khiếu kiện dài dài, cấp cơ sở ém nhẹm thì dân phải gửi lên cấp trung ương thôi.

Ảnh dân Vân đình tại vườn hoa :







Dân Vân đình tại vườn hoa Dân oan.

   Dân cho biết : chủ tịch huyện bị dân tố cáo nhiều, cấp trên phê nhiều quá nên sắp hạ cánh. Làm quan được dân nuôi mà bị dân tố đến mức phải hạ cánh ngang nhiệm kỳ thì còn mặt mũi nào về vườn hàng ngày chạm mặt dân nữa đây ? 

Quả báo đối với điều tra viên và quan toà Bắc giang


 "Theo tìm hiểu của chúng tôi, đến thời điểm này, sau 10 năm, các điều tra viên trong vụ án này đã chuyển nhiều vị trí công tác. Đáng chú ý, theo ông Hoạt và một số người dân địa phương, điều tra viên Nguyễn H.T. đã tử vong trong một tai nạn giao thông thảm khốc trên đường đi làm về.
 
Một số điều tra viên mà ông Nguyễn Thanh Chấn có nhắc tên trong đơn kêu oan hiện vẫn đảm nhiệm một số cương vị trong ngành công an ở tỉnh Bắc Giang. 
 
Trong khi đó, chủ tọa phiên xét xử sơ thẩm ông Nguyễn Thanh Chấn năm 2004 là ông Nguyễn Minh Năng. Tuy nhiên, ông Năng bị tai nạn giao thông năm 2010, hiện vẫn đang phải điều trị do bị ảnh hưởng đến não."
Thứ Tư, 06/11/2013 10:51

(NLĐO)- 10 năm chịu án chung thân với tội danh kinh khủng "Giết người", ông Nguyễn Thanh Chấn không thể quên được những điều tra viên đã "đẩy" ông vào vòng lao lý. Những điều tra viên này là ai?

Ông Nguyễn Thanh Chấn (áo trắng) và luật sư Nguyễn Đức Biền (phải) ôm lấy nhau tại nhà ông Chấn sau khi ông được trả lại tự do ngày 4-11
 
Ngồi trong tù 10 năm, ông Nguyễn Thanh Chấn chậm chạp đi nhiều so với tuổi của mình. Ông bị chứng đau đầu kinh niên, không nói được nhiều. Một câu hỏi dài, nhiều nội dung cũng có thể làm ông bị bối rối, bóp trán. Ông nhạy cảm với nỗi đau, sự mất mát đến nỗi chỉ cần ai đó nhắc đến từ “oan” cũng có thể khiến ông bật khóc.
 
Phải mất nhiều thời gian, ngồi thuyết phục từ từ cùng với sự động viên của Luật sư Nguyễn Đức Biền, người đã bào chữa cho ông Nguyễn Thanh Chấn ở cả 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm cách đây 10 năm và ông Thân Ngọc Hoạt (SN 1958), người anh em “đồng hao” (lấy chị vợ của ông Nguyễn Thanh Chấn) đã sát cánh bên vợ ông Chấn đi tìm công lý, thì người tù vừa được trả tự do này mới bình tĩnh để kể về những cơn ác mộng của mình.
 
Trong 10 năm, có nhiều việc ông đã quên nhưng riêng việc bị ép cung thì ông vẫn nhớ. “Trực tiếp là điều tra viên Nguyễn H.T, còn thì cán bộ khác hỏi. Điều tra viên Trần N.L. tay cầm dao, lăm lăm đe doạ”.
 
“Điều tra viên L. hỏi: “Mày có khai không, tao cho mày chết”. Điều tra viên D. đánh tôi, bắt tôi tập đi tập lại các động tác từ trong trại giam để đi thực nghiệm tại hiện trường” - ông Chấn nói.
 
Từ trong tù, trong đơn kêu oan đề gửi Thanh tra Bộ Công an, ông Chấn cũng nêu rõ: "Ngày 30-8-2003, tôi nhận được “giấy mời lần 1” về Công an huyện Việt Yên để gặp và làm việc. Cụ thể là lấy dấu chân và dấu vân tay của tôi, đồng thời hỏi tôi có biết gì về cái chết của cô Hoan (Nguyễn Thị Hoan - nạn nhân bị sát hại) không? Tôi trả lời không biết gì cả. Đến 20-9-2003, tôi lại nhận được giấy triệu tập lần 2. Tôi lên để gặp làm việc và tiếp tục lấy dấu vân tay, dấu chân nhiều lần. Tôi vẫn trả lời không biết gì về cái chết của cô Hoan cả. Sáng hôm sau, tôi đến theo hẹn thì cán bộ Nguyễn H.T. lại lấy dấu chân, dấu tay của tôi nhiều lần rồi tra hỏi, đánh tôi rất đau”.
 
“Từ đó, các cán bộ: Nguyễn V.D, Ngô Đ.D, Đào V.B, Nguyễn T.T, T, Trần N.L thay nhau túc trực tôi suốt ngày đêm này sang đêm khác không cho tôi về và không cho tôi ngủ, dọa nạt ép buộc bắt tôi”.
 
Trong đơn mô tả: “Cán bộ Trần N.L bắt tôi vẽ dao, tôi không vẽ loại dao gì lại bảo cho mày cái búa vào đầu cho mày chết bây giờ vì cán bộ Nguyễn H.T trên tay lúc nào cũng cầm dao hăm dọa ép buộc tôi phải nhận. Tiếp đó, cán bộ Ngô Đ.D đọc và bắt ép tôi viết đơn tự thú ngày 28-9-2003. Thế là đến chiều chuyển tôi về trại Kế - Bắc Giang”.
 
Ông tiếp tục kể, trong thời gian tạm giam ở Trại Kế, có đêm ông Chấn bị chuyển 3-4 buồng. “Có lần vào buồng của phạm nhân Phạm Duy Hồng - thì có 1 mình phạm nhân ấy với tôi. Vừa vào đã bị đánh, dùng dép đánh vào 2 mang tai sau đó bắt hát. Bị bắt từ ngày 20 đến ngày 28 hầu như tôi không được ngủ, đầu óc quay cuồng, lâng lâng” - ông Chấn nấc lên rồi lại lấy tay ôm mặt.

“Cũng trong trại Kế, tôi phải tập đâm bên nọ, đâm bên kia. Họ cho 1 tù nhân giả làm cô Hoan. Cán bộ còn đưa cho cái thìa, cái lược để làm hung khí. Tập nhiều lần cho thành thạo. Làm đi làm lại để cho đúng ý của họ. Sau đó, họ mượn nhà dân, bắt tôi diễn lại và quay phim (thực nghiệm hiện trường - PV).
 
Nhà nạn nhân Nguyễn Thị Hoan hiện đóng cửa suốt ngày, chỉ có em gái của nạn nhân ở
 
Nhớ lại thời khắc ở tòa, ông Thân Ngọc Hoạt kể: “Chấn chỉ kiểm sát viên Đặng T.V nói: “Ông kia mang hồ sơ sang bắt tôi ký nhưng tôi không ký ông ấy còn định đánh tôi” và Chấn kể ra việc bị ép cung. Hội đồng xét xử (HĐXX) yêu cầu có bằng chứng nhưng một phạm nhân thì lấy đâu ra bằng chứng?".
 
Ông Hoạt cũng nhớ lại: “Tôi có làm đơn kiến nghị, tại sao không có vân tay của Chấn mà kết tội được? Nếu đúng là bản tự thú của Chấn viết tại sao gần 1 tháng sau mới dựng hiện trường? Hóa ra, ra tòa mới biết, do Chấn bị bắt tập như tập kịch dựng hiện trường cho thành thạo thì mới thực nghiệm hiện trường”.
 
Còn Luật sư Biền cũng nhớ lại: “Tại tòa tôi hỏi: “Anh không thực hiện hành vi tội phạm sao lại thực hiện thành thục như trong mô tả của cáo trạng?”. Chấn trả lời: “Là do điều tra viên dạy thực nghiệm nhiều lần trong tù””.
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đến thời điểm này, sau 10 năm, các điều tra viên trong vụ án này đã chuyển nhiều vị trí công tác. Đáng chú ý, theo ông Hoạt và một số người dân địa phương, điều tra viên Nguyễn H.T. đã tử vong trong một tai nạn giao thông thảm khốc trên đường đi làm về.
 
Một số điều tra viên mà ông Nguyễn Thanh Chấn có nhắc tên trong đơn kêu oan hiện vẫn đảm nhiệm một số cương vị trong ngành công an ở tỉnh Bắc Giang. 
 
Trong khi đó, chủ tọa phiên xét xử sơ thẩm ông Nguyễn Thanh Chấn năm 2004 là ông Nguyễn Minh Năng. Tuy nhiên, ông Năng bị tai nạn giao thông năm 2010, hiện vẫn đang phải điều trị do bị ảnh hưởng đến não.
 
Hôm nay (6-11), Hội đồng thẩm phán của TAND Tối cao đang xem xét để định đoạt kết quả cuối cùng của vụ án. Gia đình ông Chấn và người dân đang trông đợi công lý được thực thi.
 
Tuy nhiên, những gì đã diễn ra trong giai đoạn đầu điều tra của vụ án chấn động công lý này thì mãi không thay đổi được. Nó đã gây ra một cơn ác mộng kéo dài tới 10 năm.
 
 

Bài - ảnh: Nguyễn Quyết

Chính quyền Thanh trì chính là bọn giặc !

Hà Nội: Dân tố chính quyền bịt lối đi, 'nhốt' dân trong nhà

UBND phường thu hồi ngõ đi chung đã tồn tại gần 20 năm để phân lô bán nền, xây tường bao vào tận cửa nhà dân khiến một số nhà bị hỏng đường ống thoát nước, làm 12 hộ dân lâm vào cảnh "nội bất xuất, ngoại bất nhập"...

“Bảo vệ công tác làm hạ tầng” khiến nhiều hộ dân bị “nhốt” trong nhà
9h30 sáng ngày 4/11, tại ngách 321/16 phố Vĩnh Hưng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai (Hà Nội), hàng trăm người dân tụ tập, phản đối việc xây dựng của UBND phường Thanh Trì.
Buổi "làm việc" của UBND phường Thanh Trì khiến bà Dương Thị Tuyết và ông Đỗ Tất Niên đang sinh sống tại ngách 321/16 bị thương, phải nhập viện.
Chị Phượng, con gái ông Niên cho hay, trong lúc ngăn cản UBND phường xây tường bịt lối đi nhà mình, ông Niên đã bị một số đối tượng đánh chảy máu đầu, hiện đang cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức.
Theo phản ánh của người dân, nguyên nhân của sự việc trên là do UBND phường muốn thu hồi ngõ đi chung của 12 hộ ngõ 321/16 Vĩnh Hưng để lấy đất chia lô, bán đấu giá.
Chị Nguyễn Thị Thu Hà, người dân ngách 321/16- tổ 28 (Phường Thanh Trì) cho biết: "12 hộ dân trong ngõ 321/16 đã sinh sống tại địa chỉ này từ năm 1988 đến nay và đã được nhà nước trao quyền sử dụng đất hợp pháp.
Lối đi cũ chật chội nên năm 1991, các hộ này đã tự cải tạo một phần ao tù sau nhà thành lối đi.
Gần đây, UBND phường Thanh Trì tiến hành san đất, chia lô bán đấu giá khu đất bỏ hoang nói trên, ngõ đi chung do người dân cải tạo cũng bị đưa vào phần đất bán đấu giá.
Tường bao do chính quyền xây lên sát vào tận cửa nhà dân, gây vỡ cả ống thoát nước
Ngày 21/10, UBND phường đã cử lực lượng xuống đào móng, xây tường bịt lối đi, chắn ngang cửa ra vào của 12 hộ nhưng gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ người dân nên không tiếp tục xây dựng.
Sáng 4/11, trong khi chưa giải quyết được những bất đồng với người dân, UBND phường Thanh Trì lại huy động lực lượng xuống cưỡng chế, tiếp tục xây dựng nên đã xảy ra cảnh hỗn loạn nói trên.
12 giờ trưa ngày 4/11, công cuộc xây tường bao của chính quyền phường Thanh Trì hoàn thành, 12 hộ gia đình lâm vào cảnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập” vì cửa chính vào nhà đã bị xây chặn. Nhiều gia đình nháo nhác vì con cháu đi học về không vào được nhà, người còn trong nhà thì không thể ra ngoài để đi làm.
Bác Dương Văn Minh, tổ 22, phường Thanh Trì bày tỏ quan điểm: “Con đường do người dân san lấp 1 phần nhỏ ao Bà Tường để làm lối đi này đã tồn tại mấy chục năm, trở thành lối đi chính của nhiều gia đình. Nay chính quyền phường định lấy lại đất để phân lô bán nền thì phải bớt lại con đường cho người dân đi lại, sinh sống, chứ xây bịt vào tận cửa nhà người ta thế kia thì người ta đi lại thế nào. Chính quyền làm việc, ngoài cái lí thì phải có cái  tình, như thế dân mới phục…”.
Một người dân bị thương khi tham gia ngăn cản chính quyền xây tường "bịt" lỗi đi nhà mình.
“Không có công văn, không làm việc”
Để hiểu rõ việc có hay không chính quyền bịt lối đi của bà con, lấy đất phân lô để bán đấu giá mà không thông báo với dân, kiến nghị của dân không được trả lời một cách thỏa đáng… PV nguoiduatin.vn đã nhiều lần liên hệ với lãnh đạo phường Thanh Trì nhưng cán bộ phường trả lời: "Phường nhiều việc, không có lãnh đạo nào ở cơ quan, các lãnh đạo đi vắng hết...".
Sau khi PV bày tỏ nguyện vọng muốn có câu trả lời từ phía chính quyền về vụ việc 12 hộ dân trong phường bị bịt lối đi, ông chủ tịch UBND phường Trần Quốc Hoan nói: “Nguyên tắc làm việc của phường chúng tôi là phóng viên báo đài đến làm việc phải có công văn của tòa soạn báo…”.
PV thắc mắc: “Vậy sao cách đây 1 tuần PV đến gửi giấy giới thiệu để đặt lịch làm việc, cán bộ văn phòng của các anh không “phổ biến” cho PV “nguyên tắc” này để PV biết và báo cáo với tòa soạn..”, thì ông này nói “Tôi không biết, tôi đã phổ biến với tất cả cán bộ trong phường. Giờ các anh chị muốn làm việc thì phải tuân theo nguyên tắc đó. Có công văn rồi tôi mới đặt lịch tiếp các anh chị”.
Ngọc Phạm- Sơn Tùng