Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Hà nam đàn áp dân oan khiếu kiện


Hà Nam: CA đàn áp chị Trần Thị Nga khi đến VKS nộp đơn tố cáo

Đầu trâu mặt ngựa Hà nam đàn áp dân oan khiếu kiện.



Trần Thị Nga (Danlambao) – Sáng ngày 27/02/2014, mẹ con tôi đến phòng Thanh tra công an tỉnh Hà Nam nộp đơn tố cáo hành vi tùy tiện bắt mẹ con tôi dừng xe để ăn cướp của nhóm Cảnh sát giao thông tại chốt ngã tư đường Đinh Tiên Hoàng, Lê Hoàn thành phố Phủ Lý, Hà Nam vào ngày 20/12/2013. Sau khi nộp đơn cho công an tỉnh xong, mẹ con tôi đến Viện kiểm sát tỉnh Hà Nam để tiếp tục nộp đơn.
Theo thông báo của VKS ngày thứ 5 hàng tuần là ngày lãnh đạo Viện kiển sát tiếp dân, gần 10h sáng mẹ con tôi đến nơi thì người bảo vệ của VKS đã quen mặt liền nói “hôm nay cán bộ đi họp hết rồi không có ai tiếp đâu, về đi khi nào có giấy hẹn thì đến”.
Tôi nói: “Hôm nay là thứ 5 theo đúng lịch tiếp dân của VKS, tôi đến nộp Đơn VKS không tiếp, không nhận đơn thì tôi lấy đâu ra giấy hẹn?”



Anh ta nói: Tôi thông báo với chị rồi, hôm nay không có ai tiếp đâu, về đi.
Tôi hỏi: Anh cho tôi xem cái thông báo đó và cho tôi biết khi nào VKS tiếp dân để tôi đến nộp đơn.
Anh ta nói: Thì tôi thông báo với chị rồi đấy, chị về đi.
Lúc này những người dân của tỉnh Hà Nam cũng đến đây nộp đơn và yêu cầu trả lời về hồ sơ của họ đã phản đối cách hành xử của người bảo vệ này. Mọi người cho biết đã nhìn thấy cán bộ VKS đang làm việc trong các phòng chứ không phải đi họp như lời anh bảo vệ này.
Sau đó, người bảo vệ này liên tục gọi và nhận điện thoại chỉ đạo của lãnh đạo viện kiểm sát.



Ông Phương phó phòng an ninh công an tỉnh Hà Nam 
tay cầm điện thoại đang chỉ huy lược lượng công an, 
côn đồ cướp máy ảnh và đánh vào bụng khi tôi 
đang mang thai bé Tài ngày 24/03/2012 trước cửa nhà tôi.



Lê Đức Tùng phó công an TP. Phủ Lý là kẻ đánh 
mẹ con tôi trong công an phường Lê Hồng Phong
Hơn 11h chúng tôi vẫn ngồi ở đó để chờ lãnh đạo VKS đến giờ nghỉ trưa họ sẽ phải đi ra, chúng tôi yêu cầu họ làm việc chứ không thể nhận lương từ đồng thuế của dân rồi chốn tránh khi dân đến nộp đơn và yêu cầu giải quyết.
Ngay lập tức ông Viện Trưởng Viện Kiểm Sát TP Phủ Lý ra mặt xua đuổi chúng tôi và gọi điện cho công an và côn đồ đến đàn áp chúng tôi tại sân VKS tỉnh Hà Nam.
Dẫn đầu đoàn công an là hai ông Lê Đức Tùng, số hiệu 345-522. Ông Tùng là phó công an TP. Phủ Lý, đây cũng là kẻ đã bắt cóc, cướp tài sản của mẹ con tôi đưa về công an phường Lê Hồng Phong đánh đập ngày 21/10/2013.
Ngoài ra, có ông Phương cũng phó công an TP Phủ Lý, Hà Nam. Đây là người chỉ đạo vụ cướp máy ảnh và đánh vào bụng khi tôi đang mang thai bé Tài tháng đầu ngày 24/03/2012 tại cửa nhà tôi. Cho đến nay, những lá đơn đó tôi gửi đến công an, viện kiểm sát họ đều không giải quyết và không nhận bằng chứng để điều tra kẻ cướp trong khi lại có máy ảnh để trả lại cho tôi.
Còn những kẻ côn đồ được huy động đến cũng chính là những kẻ đã hợp tác với cảnh sát giao thông trong vụ cướp xe máy của mẹ con tôi ngày 20/12/2013 mà hôm nay tôi đến VKS để nộp đơn.
Xin hỏi với cách hành pháp của Viện Kiểm Sát tỉnh Hà Nam phối hợp với công an, côn đồ để đàn áp người dân đến nộp Đơn Tố Cáo và Khiếu Nại việc cảnh sát giao thông ăn cướp xe máy thế này thì luật pháp của Việt Nam nằm ở đâu?



Trần Thị Nga

Philippines mời Việt Nam và Malaysia cùng kiện Trung Quốc về Biển Đông


Người dân Philippines biểu tình phản đối Bắc Kinh chiếm bãi Scarborough trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại  Manila.
Người dân Philippines biểu tình phản đối Bắc Kinh chiếm bãi Scarborough trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Manila.
Reuters

Trọng Nghĩa
Trên nguyên tắc, ngày 30/03/2014 là hạn chót để Philippines đệ trình trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc các luận chứng pháp lý và bằng chứng trong vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc trên Biển Đông.

Vào hôm qua, 27/02/2014, Trưởng nhóm luật gia của Philippines đã đích danh kêu gọi Việt Nam và Malaysia cùng với một số nước có tranh chấp khác góp sức với Philippines trong vụ kiện các đòi hỏi chủ quyền rộng khắp củaTrung Quốc tại Biển Đông.
Nhân một diễn đàn về tranh chấp Biển Đông tổ chức tại Manila, Trưởng nhóm luật sư của Philippines, ông Francis Jardeleza thẩm định rằng Malaysia, Việt Nam và hai nước khác có thể cùng với Philippines tham gia vụ kiện chống lại Trung Quốc, hoặc nộp những đơn kiện riêng. Đối với người đứng đầu các luật sư Philippines, chỉ có trên đấu trường pháp lý quốc tế mà các nước nhỏ mới có cơ hội để bảo vệ lãnh thổ của mình một cách hòa bình, chống lại siêu cường châu Á là Trung Quốc.
Xin nhắc lại là trong một động thái được xem là táo bạo, vào tháng Giêng năm 2013, Philippines chính thức đưa vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Biển Đông ra trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Vụ kiện được khởi động vài tháng sau khi Bắc Kinh dùng sức mạnh mặc nhiên chiếm bãi Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.
Philippines yêu cầu Tòa án Trọng tài phán xét về đòi hỏi chủ quyền rộng lớn của Trung Quốc trên khoảng 80 phần trăm diện tích Biển Đông, dựa theo tấm bản đồ hình lưỡi bò do chính Trung Quốc vẽ ra. Bắc Kinh dĩ nhiên đã không chấp nhận vụ kiện, nhưng các thủ tục tố tụng vẫn được tiến hành, đúng theo luật lệ quốc tế.
Đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông không chỉ phương hại cho Philippines mà còn đụng chạm đến cả Việt Nam, Malaysia, Brunei. Thậm chí một phần lãnh hải của Indonesia vùng Natuna cũng bị đường lưỡi bò của Trung Quốc gặm nhắm.
Phát biểu với các phóng viên báo chí, ông Jardeleza thừa nhận rằng ông không biết là Bộ Ngoại giao Philippines đã có chính thức mời Việt Nam và Malaysia cùng tham gia vụ kiện hay không, nhưng bản thân ông và Bộ Ngoại giao Philippines đều hết sức hoan nghênh việc hai láng giềng thân hữu này cùng tiến bước với Philippines.
Về phần mình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez không xác nhận hay phủ nhận việc mời Malaysia và Việt Nam tham gia vụ kiện Trung Quốc. Khi được hỏi, ông Hernandez chỉ nói rằng : « Các nước sẽ có quyết định trên vấn đề này tùy theo quyền lợi của quốc gia họ, và Philippines sẽ tôn trọng mọi quyết định của họ ».
Khi được hỏi về tác động khi được Việt Nam và Malaysia cùng tham gia vào vụ kiện, ông Jardeleza xác nhận rằng việc đó sẽ « rất hữu ích » Đối với ông, « không phải là tai họa nếu hai nước này vắng mặt, nhưng nếu có thêm bạn bè cùng đi kiện với mình thì điều đó sẽ hữu ích ».
Đây là lần đầu tiên mà vị Luật sư trưởng của Philippines công khai nói đến vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc. Cho đến nay, chỉ một mình Philippines là dám kiện Trung Quốc. Theo Bộ Ngoại giao Philippines, Việt Nam, qua lời Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, từng lên tiếng ủng hộ vụ kiện này vào tháng 08/2013.
Mới đây, Manila đã được hậu thuẫn công khai của các quan chức đầu ngành ngoại giao Mỹ như Ngoại trưởng Kerry hay Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách châu Á Thái Bình Dương Daniel Russel.

Các mật vụ của côn an Hải phòng cướp băng tang đám ma Mẹ blogger Thanh Nghiên

 Các blogger và quần chúng cho đăng tải những hình ảnh về đám chó săn mật vụ dưới Hải phòng đã cướp giật băng tang mà khách tới viếng.
 Chúng cũng cử hàng chục tên rình rập, quay lén các khách tới viếng với một thái độ vô văn hoá và côn đồ, rất may cho chúng là địa phương này không giống như các địa phương khác trên các vùng quê tỉnh klhác, nếu là đám tang này ở Nghệ an hay Thanh hoá thì chắc chúng sẽ được ăn vài gậy hoặc vài chai xăng vào người.




Hình ảnh tên chó săn cướp giật băng rôn trên vòng hoa của tang chủ 
 

  Những hành vi của đám chó săn vô văn hoá này cho thấy xã hội đang được quản lý bởi đám thất học, chính quyền lại là những kẻ hại dân mặc dù ăn lương nhân dân nuôi nấng. Những kẻ trực tiếp làm những việc đê tiện, bẩn thỉu giữa ban ngày mà dân chúng xung quanh không tóm cổ, đánh hội đồng cho chúng đến chết như đánh bọn trộm chó, đó mới là điều đáng phải bàn.


Báo Sài gòn tiếp thị bị thu hồi giấy phép vì cổ vũ chống Tàu.

 Tờ báo này từng có loạt bài cổ vũ phong trào NO U, chi in áo NO U bán để lấy tiền ủng hộ ngư dân miền trung. Đây là một trong những nguyên nhân mà bộ 4t trong đó có nhiều tình báo Tàu nằm vùng đã chỉ đạo thu hồi giấy phép của tờ báo.
 Huy Đức từng làm việc tại toà báo này.



Một phóng viên mậc áo NO U hôm " làm ma " cho tờ báo.

 Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam hôm 26/2 đã ra một quyết định về việc ‘thu hồi giấy phép hoạt động báo chí và giấy phép hoạt động báo điện tử trên Internet của Báo Sài Gòn Tiếp thị’.

Bộ này cho biết thu hồi giấy phép hoạt động mà Bộ này cấp cho tờ báo do ‘cơ quan chủ quản báo đề nghị cho phép ngừng hoạt động vì không đủ điều kiện về tài chính”.


Trên trang web của mình hôm 28/2, tờ Sài Gòn Tiếp Thị đã cho đăng tải những chia sẻ của bạn đọc về việc tờ báo này đình bản.

Tờ báo viết: “Từ 6 giờ sáng, phòng bạn đọc báo Sài Gòn Tiếp thị đã tới tấp nhận các cuộc gọi từ bạn đọc để chia sẻ, bày tỏ sự tiếc nuối đối với việc một trong số ít “tờ báo tử tế” phải đình bản”.

Trước đó, tin tức từ trong nước cho hay, các nhà báo Sài Gòn Tiếp Thị đã gửi đơn kêu cứu lên Bí thư TP HCM với kiến nghị ‘cho tờ báo Sài Gòn Tiếp Thị được tồn tại độc lập’.
Việc báo Sài Gòn Tiếp Thị đình bản cũng đã gây ra những nuối tiếc trên các diễn đàn dành cho những người làm báo tại Việt Nam.

Một người viết: “Giết một tờ báo mạnh thì dễ, xây dựng một tờ báo mạnh mới khó”.

Trên trang Facebook cá nhân, blogger Osin, tức nhà báo Huy Đức, người từng làm việc cho báo Sài Gòn Tiếp Thị viết rằng tờ báo ‘chưa bao giờ sống bằng ngân sách và nếu được phép sẽ sống mà không cần ngân sách’.

Hồi năm 2009, Báo Sài Gòn Tiếp Thị đã ‘ngừng hợp đồng’ với blogger này sau khi ông cho đăng bài viết ‘Bức tường Berlin’ được cho là ‘trái quan điểm chính thống’ trên trang blog của mình.

Bán bằng tiến sỹ trong ngành Y tế !

Kính gửi:            Chương trình dân hỏi Bộ Trưởng trả lời
Đường dây nóng: duongdaynongyte@gmail.com và số 0973.306.306 của Bộ Y Tế

Câu hỏi gửi tới Bộ Trưởng Bộ Y tế: để xảy ra tình trạng cấp bằng và sử dụng bằng tiến sỹ giả ở viện vệ sinh dịch tễ trung ương là cơ sở y tế thuộc Bộ Y Tế thì trách nhiệm của Bộ Trưởng đến đâu ? Với những bằng chứng xác đáng về việc cấp bằng sai quy định thì Bộ Y Tế có bao che cho cán bộ của mình gian lận và sử dụng bằng giả hay không? Vụ việc này có được kiến nghị Bộ Giáo Dục và Đào Tạo thu hồi bằng đã được cấp hay không ?

Chúng tôi xin tiếp tục gửi tới Chương trình dân hỏi Bộ Trưởng trả lời và Đường Dây Nóng của Bộ Y Tế thông tin tố cáo những sai phạm trong việc đào tạo, cấp và sử dụng bằng Tiến Sỹ ở Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung ương với đề tài nghiên cứu với tên LUẬN ÁN: “Nghiên cứu thực trạng thiếu dinh dưỡng, một số yếu tố liên quan và đề xuất giải pháp can thiệp ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Việt Yên – Bắc Giang, 2006 - 2008” trên trang web: "http://www.nihe.org.vn/new-vn/dao-tao-ngan-han--tap-huan/1852/Thong-tin-ve-luan-an-cua-NCS-Nguyễn-Thị-Ngọc-Bảo.vhtm.

Kính thưa Bộ Trưởng Bộ Y Tế, Bộ Trưởng đã từng nói như đinh đóng cột rằng: “Sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật”. Và có lẽ là bất cứ sai phạm nào cũng sẽ bị xử lý, bất cứ người đó là ai.
Vâng, như thế có thể hiểu rằng quan điểm của Bộ Trưởng là hoàn toàn nhất quán với quan điểm của Đảng tại Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI.
Vừa qua, dư luận lại một lần nữa có cơ hội bàn tán khi Bộ Trưởng Bộ Y Tế tiếp tục đưa ra quan điểm: “Giám đốc bệnh viện đi học làm luận án tiến sĩ để làm gì? Người làm quản lý phải khác, giám đốc phải giỏi quản lý hành chính, quản lý nhân sự, tiền nong, quản lý hạ tầng, biết cách đoàn kết anh em trong bệnh viện, biết cách điều hành bệnh viện”.
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu: “hãy làm nhiều hơn nói” và đồng thời đồng chí Tổng Bí Thư cũng khẳng định tham nhũng đang diễn ra rất trắng trợn, nhưng sẽ có cơ chế để trị tận gốc quốc nạn này.
Quan điểm của các Đảng, nhà nước là rất kiên định với công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực, và bản thân Bộ Trưởng Bộ Y Tế cũng rất ủng nhất quán với quan điểm này.
Tuy nhiên, như Bộ Trưởng đã thấy, chúng tôi có nhận được rất nhiều đơn thư của các nhà khoa học, các nhà quản lý tố cáo việc Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương đang lợi dụng chính sách tháo khoán của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo nhằm đạt được mục tiêu 20.000 tiến sỹ để cấp bằng sai quy định, sai đối tượng cho các cán bộ của Bộ Y Tế.
Việc Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương cho phép một cán bộ của Bộ Y Tế có trình độ học vấn cơ sở là cử nhân kinh tế/ kỹ sư kinh tế, tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế QUốc Dân được phép nghiên cứu can thiệp thử nghiệm trên trẻ em dưới 5 tuổi là hành vi vi phạm pháp luật một cách trắng trợn:

1. Điều 37, 38, 58 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về quyền và trách nhiệm đối với công tác phòng bệnh, khám chữa bệnh cho nhân dân nói chung, cho trẻ em nói riêng. Bất cứ hành vi nào xâm hại thì đều bị xử lý theo pháp luật.

2. Điều 47 của Quy chế đào tạo trình độ Tiến sỹ ban hành kèm theo Thông tư 10/2009/TT-BGDĐT ngày 7/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định “Trường hợp nghiên cứu sinh bị phát hiện đã có những vi phạm, gian lận trong hồ sơ dự tuyển, trong quá trình dự tuyển, dự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập nghiên cứu, trong quá trình thực hiện và bảo vệ luận án thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, tạm ngừng học tập, đình chỉ học tập đến thu hồi văn bằng đã được cấp hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

3. Vi phạm Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em

4. vi phạm nghiêm trọng Quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng "Về những điều đảng viên không được làm".

Cũng theo quy định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc đào tạo Tiến Sỹ thì nghiên cứu sinh phải đáp ứng 6 tiêu chuẩn sau:
  • Nghiên cứu sinh phải chứng tỏ mình có những kiến thức cơ bản về khoa học, và những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu mà thí sinh theo đuổi;
  • Nghiên cứu sinh phải am hiểu các tài liệu nghiên cứu cần thiết về lĩnh vực chuyên môn mình theo đuổi, và phải có khả năng cập nhật hóa kiến thức cũng như tất cả những phát triển mới liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu;
  • Nghiên cứu sinh phải chứng tỏ kĩ năng phát hiện vấn đề hay đặt câu hỏi có ý nghĩa cho nghiên cứu chuyên ngành của mình; 
  • Nghiên cứu sinh phải làm chủ được phương pháp nghiên cứu khoa học hay phương pháp thí nghiệm cơ bản;
  • Nghiên cứu sinh phải chứng tỏ đã đạt được những kĩ năng về truyền đạt thông tin, kể cả trình bày kết quả nghiên cứu trong các diễn đàn khoa học quốc gia và quốc tế, khả năng viết báo cáo khoa học;
  • Nghiên cứu sinh phải chứng tỏ mình đã nắm vững kĩ năng thiết kế một công trình nghiên cứu và độc lập trong nghiên cứu.
Với cam kết: “Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác” thì chúng tôi khẳng định những cam kết của nghiên cứu sinh là không trung thực !
Như vậy là một cán bộ của cơ quan Bộ Y Tế đã gian lận trong việc làm hồ sơ và làm nghiên cứu sinh, gian lận trong việc tổ chức thực hiện nghiên cứu: CỬ NHÂN KINH TẾ ĐÃ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM TRÊN 1.200 TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI, TRONG ĐÓ CÓ TỚI 400 CHÁU ĐƯỢC KỸ SƯ KINH TẾ LẤY MÁU ĐỂ NGHIÊN CỨU HUYẾT SẮC TỐ HEMOGLOBIN? Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương cấp bằng tiến sỹ sai quy định. Những sai phạm là nghiêm trọng và rõ như ban ngày, và quả là CON VOI CHUI LỌT QUA CẢ LỖ KIM, mà ở đây là chui qua tới 3 lỗ kim, vì có tới 03 hội đồng xét duyệt là Hội đồng chấm bảo vệ đề cương cơ sở, Hội đồng đạo đức nghiên cứu và Hội đồng chấm Luận Án tốt nghiệp để cấp Bằng Tiến Sỹ.
Kính thưa Bộ Trưởng, Bộ Y Tế đã từng một lần phải chứng kiến việc Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ra quyết định không công nhận bằng Tiến Sỹ của một Lãnh Đạo Bộ, nhưng vẫn chưa đủ để răn đe cho những sai phạm tương tự về sau. Những sai phạm ở Luận Án này là cực kỳ nghiêm trọng, nó thể hiện sự sai phạm có hệ thống, có tổ chức của các cơ sở đào tạo ở trình độ bậc cao, sự xuống cấp về y đức vì theo như nội dung và cam kết của tác giả của Luận án thì có nghĩa là người ta đã mang trẻ em ra để làm vật thí nghiệm?
Qua đường dây nóng của Bộ Y Tế, chúng tôi gửi đơn thư của các đọc giả, các nhà khoa học tố cáo những sai phạm đang xảy ra làm giảm uy tín của ngành y tế. Chúng tôi kính đề nghị Bộ Trưởng có ý kiến hoặc thông qua Đường Dây Nóng trả lời những quan điểm của Bộ Trưởng về những sai phạm này để công luận được biết. Mong Bộ Trưởng sẽ không bao che hoặc không có ý định bao che cho cán bộ của mình ! và mọi sự hy vọng sẽ minh bạch, công khai, sai đâu thì xử lý đó theo đúng như Bộ Trưởng đã phát biểu cam kết trước báo chí !
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÃ TỪNG HỦY CÔNG NHẬN MỘT BẰNG TIẾN SỸ Ở BỘ Y TẾ, THU HỒI BẰNG TIẾN SỸ ĐỂ HỘI ĐỒNG CHỨC DANH NHÀ NƯỚC TƯỚC DANH HIỆU PHÓ GIÁO SƯ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN, HIỆU PHÓ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐANG BỊ TỐ ĐẠO LUẬN ÁN. CÒN TIẾP TRƯỜNG HỢP NÀY, VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG CẤP BẰNG  TIẾN SỸ CHO CÁN BỘ CỦA BỘ Y TẾ THÌ SAI PHẠM CÒN TRẮNG TRỢN HƠN GẤP NHIỀU LẦN VÀ RÕ RÀNG LÀ TIẾP TỤC LỪA DỐI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, THÁCH THỨC PHÁP LUẬT CẦN PHẢI ĐƯA RA ÁNH SÁNG ĐỂ NGHIÊM TRỊ.

Quan sản bán ghế ồ ạt trước khi hạ cánh.

Tổ chức, nhiệm vụ  của TTCP và…
Trong lịch sử 68 năm (23/11/1945 – 23/11/2013) ngành Thanh tra Chính phủ có lẽ ông Tổng TTCP Trần Văn Truyền (nhiệm kì 2007 – 2011) là vị “Tư lệnh ngành” chiếm kỉ lục, giành ngôi “quán quân” về làm công tác cán bộ trước khi về hưu. Chỉ trong một thời gian ngắn ông kí ồ ạt quyết định bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp Vụ (và tương tương), nhiều người không có quy hoạch…
Theo Website thanhtra.gov.vn, hệ thống cơ quan TTCP có gần 20 đầu mối trực thuộc, bao gồm:
- 7 vụ chức năng: Trong đó 4 vụ thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo (KNTC) gồm: Vụ I (Vụ Kinh tế ngành), Vụ II (Kinh tế Tổng hợp, Tài chính – Ngân hàng), Vụ III (Vụ Văn xã), Vụ IV (Vụ Giám sát Thẩm định sau thanh tra), Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Pháp chế và Vụ Tổ chức Cán bộ.
- 4 cục: 3 Cục Thanh tra và giải quyết KNTC khu vực gồm miền Bắc (Cục I), miền Trung (Cục II), miền Nam (Cục III) và Cục Chống tham nhũng (Cục IV).
- Các đơn vị hành chính và sự nghiệp công lập: Văn phòng, Trường Cán bộ, Viện Khoa học, Trung tâm Thông tin, Báo, Tạp chí, v.v…
Tổng số cán bộ, công chức (hưởng lương ngân sách) ước khoảng 550 – 600 người. Bộ máy lãnh đạo có Tổng Thanh tra, các Phó Tổng Thanh tra, Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy Cơ quan, Công đoàn viên chức cơ quan, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cơ quan; hầu hết cán bộ, công chức là đảng viên.
Ông Trần Văn Truyền.
Ông Trần Văn Truyền.
Thanh tra Chính phủ là cơ quan quản lí nhà nước cao nhất về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và chống tham nhũng, công cụ sắc bén của Đảng, có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, xây dựng thể chế bảo đảm cho bộ máy quản lí Nhà nước trong sạch, minh bạch, là tổ chức “thượng phương bảo kiếm” mà mỗi cán bộ, công chức làm nhiệm vụ chuyên ngành phải là một “Bao Thanh Thiên” của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi trong thực hiện nhiệm vụ là yếu tố con người. Ở TTCP, nhiều cán bộ tốt, có bản lĩnh, giữ được nhân cách, thanh đức (đạo đức thanh tra), trung thực, tinh thông nghề nghiệp, song do chính sách tuyển dụng, sử dụng còn tồn tại khuynh hướng lệch lạc, dễ dãi của người đứng đầu, quản lí cán bộ lỏng lẻo, xem xét đánh giá đơn giản, một số cán bộ, công chức kém tu dưỡng, rèn luyện nên cũng xuất hiện “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lí, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống… chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…” như Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI chỉ ra. Điển hình nhất gần đây là Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh kí bổ nhiệm chức danh Vụ trưởng Vụ I đối với ông Lê Sỹ Bảy để lại quá nhiều tai tiếng. Trước hết ông Lê Sỹ Bảy tín nhiệm thấp, lại là người đang có nhiều đơn thư tố cáo vạch rõ những sai phạm nghiêm trọng trong tác nghiệp ở một số cuộc thanh tra. Quá trình thăng tiến ông Bảy bộc lộ nhiều bất cập về bằng cấp, niên hạn bổ nhiệm các chức danh, ngạch công chức. Đặc biệt, cách làm độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ, áp đặt của 2 ông Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh và ông Phó Tổng TTCP Ngô Văn Khánhgây bất bình trong nội bộ, nhiều đơn thư phản ánh, tố cáo gửi tới lãnh đạo cấp cao và cơ quan báo chí.
Cách làm đó là sự lặp lại, nối tiếp “kiểu bổ nhiệm” cán bộ thiếu quy hoạch, không khoa học, tùy tiện mà người tiền nhiệm của ông Huỳnh Phong Tranh là ông Trần Văn Truyền phạm sai lầm mang tính “lịch sử”.
Sai lầm của “ông Tổng”
Làm Tổng TTCP nhiệm kì trước, một hai năm đầu ông Trần Văn Truyền nổi bật là một vị “Tư lệnh ngành” có bản lĩnh, quyết liệt trong công việc, xử lí hậu quả dư âm về vụ thanh tra dầu khí, vụ án tai tiếng trước đó. Tuy nhiên, càng về sau ông Truyền càng bộc lộ sự chao đảo có phần khó hiểu qua xử lí không ít vụ việc thanh tra ở nhiều doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng, đất đai ở một số địa phương (ngâm lâu rồi mới chỉ đạo kí). Trong nội bộ cơ quan TTCP, ông phạm không ít sai lầm về công tác cán bộ, đặc biệt là trước khi nghỉ hưu (năm 2011) ông kí ồ ạt bổ nhiệm hàng loạt cán bộ, rất nhiều người không có quy hoạch, hoặc non kém về năng lực phẩm chất.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ông Trần Văn Truyền không còn được tái ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương, biết mình sau kì họp thứ I Quốc hội Khóa XII sẽ rời khỏi “Phủ Khai Phong” ở đất Thăng Long, ông chỉ đạo Vụ Tổ chức Cán bộ (do ông Ngô Văn Cao là Vụ trưởng) cấp tập, dồn dập làm nhân sự một cách ồ ạt. Từ tháng 3/2011 đến ngày 3/8/2011 ông Trần Văn Truyền kí quyết định bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ (và tương đương) tại cơ quan TTCP, chỉ trong 2 ngày (1/8 và 3/8) kí bổ nhiệm 26 người, riêng ngày 3/8/2011 kí bổ nhiệm 22 người.
Chấm dứt quyền vẫn “cố” kí bổ nhiệm
Theo lịch của Quốc hội tại kì họp thứ I Quốc hội Khóa XII, ngày 3/8/2011 chương trình Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ. Đúng 9 giờ hôm đó, Chính phủ mới (Khóa XIII) đã ra mắt, ông Huỳnh Phong Tranh được bầu làm Tổng TTCP, vậy mà chiều và tối hôm đó ông Trần Văn Truyền còn “cố đấm ăn xôi” kí bổ nhiệm cho một loạt người mà trước đó ông đưa vào tầm ngắm, ông chờ đợi “niềm tin và hi vọng” của số người này khá lâu. Vậy là cuối chầu, ông Truyền “ưu ái” cho hàng loạt người từ chuyên viên bỗng trở thành cán bộ cấp vụ. Chỉ trong  ngày 3/8 “lịch sử” ấy, ông kí bổ nhiệm 3 hàm Vụ trưởng ở Văn phòng, 3 hàm Phó Vụ trưởng ở Trường Cán bộ Thanh tra, 3 hàm Cục phó ở Cục III, 2 hàm Phó Vụ trưởng, hàm Vụ phó ở Cục I, 2 hàm Vụ trưởng, hàm Vụ phó ở Tạp chí, nhiều Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng, hàm Vụ trưởng, hàm Phó Vụ trưởng ở các cục, vụ, đơn vị trực thuộc. Các cục, vụ, đơn vị có đủ cấp trưởng, cấp phó rồi thì ông đưa chuyên viên lên cấp “hàm” mà cấp này chưa thấy quy định điều khoảng nào trong Luật Cán bộ, công chức.
Việc bổ nhiệm tràn lan trước khi ông Trần Văn Truyền nghỉ hưu tạo ra không khí “cởi mở”, một trào lưu “chạy” cuống quýt ở rất nhiều người, Vụ Tổ chức Cán bộ bò ra làm ngày làm đêm. Hậu quả là bộ máy phình to, quỹ lương tăng đột biến. Hiện tượng tranh quyền (làm Trưởng, Phó đoàn Thanh tra), đố kị, kèn cựa nhau không hiếm. Đáng chú ý là sau khi ông Truyền kí bổ nhiệm nhiều người không có trong quy hoạch, ông thấy “giật mình” liền kí Quyết định số 2100/QĐ-TTCP ngày 3/8/2011 về bổ sung quy hoạch nhằm hợp thức hóa việc làm trái với quy trình, quy chế về công tác cán bộ của chính TTCP. Việc làm trên của ông Truyền là chống lại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007. Tại Điều 15 Nghị định này quy định cấp cục, vụ, đơn vị thuộc bộ cấp phó không được vượt quá 3 người. Trong khi đó, sau đợt ông Truyền bổ nhiệm năm 2011, nhiều cục, vụ, đơn vị ở TTCP có từ 4 – 6 cấp phó. Cục I có 7 cấp phó và 1 hàm cấp phó. Có một sự thật là, một số cán bộ ngay sau khi được ông Truyền quyết định bổ nhiệm đã mắc sai lầm, khuyết điểm, bị kỉ luật thậm chí bị đi tù như ở Cục I, Trung tâm Thông tin hay ở Vụ III, v.v…
Dư luận xôn xao rằng, những người được ông Truyền để mắt tới đều biết mình phải làm gì, “chạy” như thế nào để tới đích, điều mà ai cũng thấy “cực kì khó nói ra”. Đó là một sự thật.
Ở nước ta, thường vào cuối nhiệm kì, lãnh đạo các bộ, chính quyền các địa phương thường diễn ra xu hướng chạy đua, khi người đứng đầu còn có quyền ngày nào, tranh thủ cất nhắc, bổ nhiệm cũng là cách tranh thủ “thu hoạch”, điển hình cho khuynh hướng đó là ông Trần Văn Truyền ở TTCP trước đây.
Nhóm PVĐT

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Dân oan Bắc Giang dùng bom xăng chống lại bọn cướp đất !

Báo Dân trí cũng phải thốt lên :" chính quyền Lục ngạn đang lập lờ đánh lận con đen "

(Dân trí) - Phản đối chính quyền thu hồi phần đất của nhà mình, hai anh em Tùng và Thế đã chuẩn bị nhiều chai thủy tinh chứa xăng (miệng chai quấn miếng vải) buộc chặt với bình gas mini để “tiếp đón” đoàn cưỡng chế.

“Tiếp” chính quyền bằng “bom xăng”
Ngày 27/2, Công an huyện huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho biết đang tạm giữ 2 đối tượng để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ. Hai đối tượng bị tạm giữ là hai anh em ruột, gồm: Vi Văn Tùng (SN 1972) và Vi Văn Thế (SN 1984), cùng trú tại khu Lê Duẩn, thị trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang.
Trao đổi với PV Dân trí, Thượng tá Đỗ Gia Hảo - Phó trưởng Công an huyện, kiêm Thủ trưởng Cơ quan CSĐT CAH Lục Ngạn - cho hay, 2 đối tượng trên đã có hành vi cản trở đoàn cưỡng chế của huyện Lục Ngạn thực thi nhiệm vụ sáng ngày 24/2, tại khu Lê Duẩn, thị trấn Chũ.
Những quả bom xăng - gas thu được tại hiện trường vụ cưỡng chế.
Những "quả bom" xăng - gas thu được tại hiện trường vụ cưỡng chế.

Theo Thượng tá Hảo, sáng ngày 24/2, Công an huyện Lục Ngạn nhận nhiệm vụ bảo vệ đoàn cưỡng chế gồm 137 người thuộc các ban ngành của huyện Lục Ngạn, tiến hành cưỡng chế thu hồi đất của một số hộ dân thuộc khu Lê Duẩn, trong đó có gia đình Tùng và Thế.
Do không đồng tình với phương án bồi thường thu hồi đất, hai anh em Tùng và Thế đã chuẩn bị nhiều “bom” xăng - gas tự chế để “tiếp đón” đoàn cưỡng chế. Tùng ngồi trên nóc nhà mình, còn Thế ngồi vắt vẻo trên một cây vải lâu năm trong khu vực đất bị cưỡng chế thu hồi, cầm sẵn những “quả bom” xăng - gas.
“Suốt từ 7h đến hơn 9h sáng, một mặt chúng tôi vận động, thuyết phục Tùng, Thế và người nhà không được cản trở đoàn công tác, một mặt các cảnh sát áp sát những đối tượng có khả năng manh động. Khi đối tượng Thế cầm “bom” xăng - gas châm lửa ném xuống, các chiến sỹ đã nhanh chóng dùng bình cứu hỏa khống chế, không để xảy ra cháy nổ; đồng thời khống chế đối tượng này ngay lập tức.” - Thượng tá Hảo cho biết.
Cùng lúc đó, các cảnh sát khác cũng nhanh chóng áp sát, khống chế đối tượng Tùng trên nóc nhà. Tại hiện trường, cơ quan công an thu giữ 11 bình gas mini buộc với vỏ chai bia Hà Nội, bên trong vỏ chai có chứa xăng và có miếng vải ở miệng chai; 2 bình gas to loại 13kg, 1 can nhựa bên trong còn 16 lít xăng…
Cách bày trận của anh em Vi Văn Thế.
Cách "bày trận" của anh em Vi Văn Thế.

Theo quan sát của chúng tôi, các “quả bom” xăng - gas được chế bằng cách buộc chặt các bình gas mini với vỏ chai bia Hà Nội chứa xăng, quấn vải ở miệng. Một điều tra viên kể lại, đốiBo tượng Thế ngồi trên cây vải, trải sẵn một tấm bạt dưới đất; trên tấm bạt có các túi ni-lông chứa xăng. Khi Thế châm lửa, ném “quả bom” xăng - gas xuống tấm bạt, cảnh sát đã kịp thời dùng bình cứu hỏa khống chế, không để xảy ra cháy nổ.
Qua xác minh, Công an huyện Lục Ngạn còn làm rõ, Vi Văn Thế từng có thời gian trong quân ngũ. Tại địa phương, Thế  không có nghề nghiệp ổn định. Gia đình Thế có 5 anh em thì có 2 người sa vào con đường nghiện ngập. Thượng tá Đỗ Gia Hảo cho biết, Cơ quan điều tra đang hoàn tất hồ sơ để khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Vi Văn Thế về tội “Chống người thi hành công vụ”.
Tiền hậu bất nhất
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, năm 2007, chính quyền huyện Lục Ngạn có chủ trương thu đất để thực hiện dự án xây dựng công trình “Đường nội thị thị trấn Chũ, tuyến Khí tượng - Bệnh viện Đa khoa Lục Ngạn” với chiều dài 1,7 km. Chủ trương này được toàn thể bà con khu vực đồng tình vì thu hồi đất để làm đường phục vụ nhu cầu cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, điều khiến nhiều hộ ngỡ ngàng là con đường mới không hề đi qua phần đất của gia đình họ nhưng họ lại nhận được thông báo phần đất của gia đình họ cũng sẽ bị thu hồi để “làm đường”.
Năm 2013, đường mới được hoàn thiện. Lúc này, 17 hộ dân thuộc khu Lê Duẩn liên tục nhận được những thông báo của chính quyền về việc thu hồi đất của gia đình họ dù những phần đất này cách xa con đường mới.
Văn bản năm 2008 (trên) không có những chữ lạ như ở văn bản năm 2014 (dưới).
Văn bản năm 2008 (trên) không có những chữ "lạ" như ở văn bản năm 2014 (dưới).

Chỉ vào đống gạch vữa, cây cối ngổn ngang, ông Đào Công Lý (SN 1939, ở khu Lê Duẩn, thị trấn Chũ), một trong những hộ mới bị cưỡng chế, bức xúc: “Từ mép đường đến khu đất nhà tôi còn cách xa đến hơn 5m, thế mà họ thu hồi gần như toàn bộ khu nhà tôi, sát tận vào bên trong.”
Một số hộ dân khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự với ông Lý, mỗi hộ bị thu hồi hàng trăm mét vuông. Bức xúc hơn, các hộ dân ở đây cho hay, chính quyền huyện Lục Ngạn thu hồi những phần đất không “dính” vào dự án làm đường để… phân lô bán nền với giá cao hơn nhiều so với giá đền bù giải phóng mặt bằng cho các hộ dân (?!)
“Chúng tôi sẵng sàng hiến đất để chính quyền làm đường, nhưng nếu thu hồi để phân lô bán thì ít nhất phải thỏa thuận với chúng tôi chứ.” - bà Hoàng Thị Tân (SN 1944, ở khu Lê Duẩn) nói.
Căn nguyên của những bức xúc trên xuất phát từ những lập lờ trong các Quyết định, Thông báo của chính quyền huyện Lục Ngạn. Theo đó, toàn bộ các Quyết định, Thông báo và các văn bản liên quan của UBND huyện Lục Ngạn từ năm 2007 đến cuối năm 2013 gửi các hộ dân đều ghi rõ, việc thu hồi đất là để “thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đường nội thị thị trấn Chũ”. Tuy nhiên, đến thông báo ngày 31/12/2013, các thông báo thu hồi đất lại được “bổ sung” thêm mục đích thu hồi đất là để “thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đường nội thị thị trấn Chũ và Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư”.
Bất ngờ trước những ngôn từ “lạ” trên, người dân đặt nghi vấn chính quyền huyện Lục Ngạn đang dùng chiêu bài “lập lờ đánh lận con đen”!
Tiến Nguyên

Facebooker viết về sự ngu của giám đốc côn an Đồng Tháp

   Vụ bắt LS Nguyễn Bắc Truyển : Thiếu tướng công an Đồng Tháp ngu không thể tưởng ! 



Hôm nay mới được coi đoạn tin thời sự về " an ninh quốc gia " của đài Truyền hình Đồng Tháp , trong đó có tường thuật , theo cái nhìn của nhà nước VN , về vụ bắt LS Nguyễn Bắc Truyển . Xem xong mà mình cười lăn bò , vì không ngờ cả đài truyền hình lẫn Thiếu tướng Nguyễn Minh Thuấn , giám đốc công an tỉnh Đồng Tháp , lại ngu dốt đến vậy qua chương trình và những lời phát biểu của mình !! 

Phen này viết bài phân tích gửi đi cho các cơ quan nhân quyền quốc tế nghe và xem thì họ sẽ phải phì cười vì cái trò ném đá giấu tay nhưng lại quá vụng về ấu trĩ của công an VN .

Vào đầu chương trình là những bản tin bắt cướp , bắt buôn lậu , bắt tội chiếm đoạt tài sản khác xảy ra trong vùng . Có 1 vụ cũng là " lợi dụng tín nhiệm cướp đoạt tài sản " lên đến 800 triệu đồng , ấy vậy mà chẳng thấy đài truyền hình đến nhà quay phim , chẳng thấy lực lượng công an huy động hàng chục người xông vào nhà bắt , cũng chẳng thấy tên công an nào thèm ra mặt phát biểu gì cả !! 

Còn đến vụ " công dân " ( Ủa sao ếm nhẹm cái học vị luật sư của người ta di vậy mấy anh ? ) Nguyễn Bắc Truyển thì chả thấy nói là " lợi dụng tín nhiệm cướp đoạt tài sản " của ai và bao nhiêu , mà được ưu ái đài truyền hình thân chinh đến nhà quay phim từ lúc anh Truyển còn ở trong nhà ! 

Cảnh quay sau đó là hàng chục công an xông vào nhà , tịch thu máy tính máy chup hình , điện thoại ... và cuối cùng là cảnh anh Truyển bị nắm đầu ấn vào xe bít bùng bịt sắt trông kiên cố còn hơn xe thiết giáp !! 

Ôi chao , công an VN đi bắt người " lợi dụng tín nhiệm cướp đoạt tài sản " gì mà lực lượng hùng hậu còn hơn là Navy Seal của Mỹ đi bắt khủng bố Ả Rập vậy trời !?! 



Sau đó là ông Thiếu tướng công an Nguyễn Minh Thuấn phải thân chinh ra mặt thanh minh thanh nga , chỉ vì có " vài trang mạng " phao tin đồn sai sự thật ? Hahaha .. Trang mạng nào mà oai phong thế ? Đừng nói là trang FB của Nhi tui nha !  . Anh Truyển ơi , anh " chiếm đoạt tài sản " của ai mà anh được đến cả giám đốc công an Đồng Tháp đích thân lễ bộ ra đọc diễn văn cho anh thế ? Cỡ này thì chắc anh Truyển đã phải " chiếm đoạt tài sản " của cỡ Thủ tướng Dũng hay Chủ tịch Sang mới đáng cho cả lò nhà Sản ra làm trò Sơn Đông mãi võ như vậy chứ nhỉ ? Mấy tay tội phạm khác chắc là ganh tỵ với anh chết luôn !!  

Ngoài ra còn vụ lôi tôn giáo vào nữa chứ , nhưng vụ đó để nói riêng đi . Ở đây chỉ nói về lòng ưu ái , sự quan tâm vô bờ bến của công an VN đối với anh Truyển , và độ ngu dốt của chúng !

-------

Mà thôi mình nói kiểu móc mỉa này có khi lão Thiếu tướng kia chả hiểu thì hoài công . Mình nói huỵch toẹt ra luôn nè : Thiếu tướng công an gì ngu dốt không thể tưởng . Ông muốn lòe bịp dân rằng đây chỉ là 1 vụ án hình sự thông thường , không phải 1 vụ đàn áp người bất đồng chính kiến , vi pham trầm trọng nhân quyền , mà ông huy động cả đàn cả bầy công an ra , ông cho xe bắt người kiên cố và to còn hơn xe tăng , rồi bản thân ông tự mình ên bò lên TV phân với chả bua ! 

Ông nói cho tui nghe coi ở trong nước VN 1 ngày có bao nhiêu vụ " lợi dụng tín nhiệm cướp đoạt tài sản " ? Và có bao nhiêu vụ được huy động ngần ấy nhân lực để bắt và còn được đài TV thâu hình cứ như là phim Hồ Ly Uốt thế ? 



Vụ này mà đưa ra cho quốc tế coi họ cười VN cho thúi đầu , vải thưa mà đòi che mắt thánh ! 



Thích ·  ·  · 25 phút trước · 

Công an Đồng Tháp - một lũ vô học, bán nước hại dân !


 Theo Luật sư Nguyễn Bắc Truyền cho biết  : 
 " Đây là số điện thoại gọi điện đến chị tôi (Bùi Thị Kim Anh) để đe dọa sẽ giết vợ chồng tôi (Nguyễn Bắc Truyển và Bùi Thị Kim Phượng): 0913 1510 27. Hắn chính là Đại úy Thuận - công an huyện Lấp Vò.

Tôi đã nói chuyện với hắn, nhưng hắn không dám nhận là Đại úy Thuận mà nói là dân giang hồ. Hắn nói tôi là phản động và nói sẽ giết tôi nếu tôi về Lấp Vò. Nhưng thằng này mà xưng là giang hồ làm xấu danh giang hồ đúng nghĩa, chúng là côn an hành xử đê tiện

Xin cộng đồng người Việt lưu tâm, nếu chúng tôi có mệnh hệ gì thì đồng bào biết ai gây ra." 

Mời bà con xem truyền hình Đồng tháp bịa chuyện đê tiện về vụ việc :

 http://www.youtube.com/watch?v=Wy8vkLmQ0tA

 Truyền hình nhà nước và công an Đồng tháp dàn dựng, bịa đặt để khủng bố ông Nguyễn Đắc Truyền, khủng bố, đánh đập gần hai chục người bạn của ông Truyền trên đường họ tới thăm nhà tại Vấp Lò.
 Sau đó công an Đồng tháp bắt đi hơn hai chục người, giam giữ một ngày và trả về 17 người, hiện còn giam giữ ba người trong đó có bà Bùi Hằng - một công dân đấu tranh cho công bằng, minh bạch xã hội. Hiện ba người này đã tuyệt thực đến ngày thứ 16 để phản đối hành vi khủng bố, vi phạm luật pháp, vi phạm quyền con người của công an Vấp Lò Đồng Tháp.
 Trong clip mà truyền hình nhà nước mà các bạn xem trên đây, giám đốc công an Đồng tháp dựng chuyện Ông Truyền bị tố cáo "  lừa đảo chiếm dụng tài sản ..." . thế nhưng đó chỉ là sự bịa đặt trắng  trợn, công an Đồng tháp đã thuê một người làm đơn tố cáo nhưng sau đó người đó đã nhận ra bộ mặt của đám lưu manh hòng hãm hại dân lành nên họ đã không làm nữa. Công an Đồng tháp đã phải muối mặt trả ông Truyền về sau một ngày giam giữ trái pháp luật. 
 Tại sao lại trả Ông Truyền Về khi ông ấy bị tố cáo " lừa đảo chiếm dụng tài sản " vậy thưa giám đốc côn an Đồng Tháp ? mà lại đi chặn đường đánh đập, bắt giữ bạn bè của ông Truyền rồi giam giữ họ, bịa tội danh làm "cản trở giao thông, đi xe máy hàng hai hàng ba ...", thưa ông giám đốc côn an Đông tháp : cản trở giao thông ở một con đường huyện vắng như chùa bà Đanh, ở đó có gắn biền cấm đi xe máy hàng hai hàng ba chứ ?
 Thôi đi ngài giám đốc, trên mạng xã hội có đủ cả phim ảnh về vụ việc, ông đừng chối cãi về hành vi phản quốc hại dân, bịa chuyện kiểu cộng sản lưu manh rừng rú nữa, hãy cố sống có đạo đức và đúng luật pháp để con cái còn có hậu, có phúc, tôi khuyên ông vài điều như vậy.

 Còn đường tốt nhất cho ông giám đốc côn an Đồng tháp là ngay lập tức pahỉ trả ba người đang bị giam giữ trái pháp luật ra ngay, chữa trị cho họ sau khi họ bị kiệt sưc vì tuyệt thực lâu ngày, bồi thường dnah dự và tiền bạc cho họ, cứ len lén mà làm. Nếu không thì tôi nghĩ số phận của ông và gia đình sẽ khó mà còn phúc để hưởng. Hãy nhìn Phạm Quý Ngọ và đồng bọn mới đây mà mở mắt ra , xem quả báo ra sao. Hãy nhìn lũ hại dân bên Ucraina kia mà học tập, khi nhân dân nổi giận thì đảm bảo không kẻ nào có thể bảo vệ được cho ông và gia đình đâu thưa ông giám đốc công an cộng sản Đòng tháp.

Chính quyền Hải Phòng đúng là lũ côn đồ thất học !

Cán bộ nhà nước áp lực đòi đứng ra tổ chức Tang lễ cụ bà Nguyễn Thị Lợi, cúp nước và côn an lại xé vòng hoa phúng điếu

CTV Danlambao - Giữa những đau buồn của gia đình với sự ra đi của cụ bà Nguyễn Thị Lợi - mẹ của Phạm Thanh Nghiên, phía nhà nước đã xuất hiện, áp lực và đưa ra những đòi hỏi vô lý. Các cán bộ của đảng dưới danh nghĩa Hội Phụ nữ, Phụ lão, Mặt trận... đã đến đòi làm trưởng ban, lập ban lễ tang với nhân sự toàn người của họ.

Trong khi đó ở bên ngoài lúc nào cũng túc trực từ 3 đến 5 xe gắn máy với một đám côn an đứng canh, lượn qua lượn lại và theo dõi mọi động tĩnh trong nhà cũng như những ai đến thăm viếng.

Những đòi hỏi vô lý và mất nhân tính của phía nhà nước đã bị gia đình cương quyết từ chối thẳng thừng nên bẽ mặt. Tuy nhiên sau đó họ vẫn khăng khăng và làm mặt dày đòi tự viết và đọc điếu tang. Blogger Phạm Thanh Nghiên đang đấu tranh rất quyết liệt. Các thành phần muốn phá hoại tang lễ của cụ bà Nguyễn Thị Lợi đã chuyển sang những thủ đoạn hèn hạ:

Sử dụng chiêu trò không thể bẩn thỉu hơn: lén lút cắt nước sinh hoạt của gia đình Phạm Thanh Nghiên. Ai cũng biết công việc tang chế đòi hỏi rất nhiều việc phải giải quyết. Vậy mà họ lại sử dụng một trò hèn mạt đến vậy. Khi thấy nước bị cắt vào lúc giữa đêm, Phạm Thanh Nghiên đã rất phẫn nộ và đã phát biểu: Hèn bẩn như cộng sản là hết cỡ!

Song song với việc cắt nước các cán bộ của đảng và nhà nước đã vừa phủ dụ vừa hăm doạ một người con của cụ bà vốn chưa quen đối diện với những hành vi trấn áp của côn an để hòng tạo ra những khác biệt ý kiến trong gia đình.

Vào chiều thứ Năm, 27 tháng 2, 2014 bà Nguyễn Thị Nga, vợ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đang bị đảng bỏ tù vì phản đối tàu cộng xâm lược đã đến viếng thăm. Bà mang theo một số vòng hoa phúng điếu của Hội Phụ nữ Nhân quyền, đài Đáp Lời Sông Núi nhờ chuyển. Khi xe vừa xuống lập tức côn an đã xông đến, giật xé những dòng chữ ghi tên các hội, nhóm - chỉ chừa lại 2 chữ "Kính viếng".

Hiện tại đã có nhiều những blogger, bạn bè, người quan tâm ở nhiều lứa tuổi khác nhau đến thăm viếng gia đình của Phạm Thanh Nghiên.

Về phần của Phạm Thanh Nghiên, từ sau khi ra tù sức khỏe càng ngày càng sa sút do tình trạng bị quản chế và an ninh địa phương gây khó khăn cho việc đi chữa trị. Từ hôm Mẹ mất cho đến bây giờ, bạn bè khuyên và ép lắm chị mới ăn được một chút. Dù sức khỏe không tốt nhưng chị vẫn rất kiên cường đấu tranh trước sức ép của nhà cầm quyền trong việc tổ chức tang lễ cho mẹ mình.

CTV Danlambao

http://danlambaovn.blogspot.com/2014/02/can-bo-nha-nuoc-ap-luc-oi-ung-ra-to.html#more


Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Ghi sổ phong quỷ lũ hại dân phản quốc tại Đà nẵng.

  Sáng nay mẹ tôi và tôi đến trụ sở Hội đồng nhân dân xã Hòa Phước. Ở đây không có phòng trực cơ quan, hai mẹ con đi lang thang, nhìn vào các phòng, không biết nên vô phòng nào. Cuối cùng mẹ tôi quyết định vô phòng phó chủ tịch, tôi đứng bên ngoài. Sau một lát trao đổi, họ hướng dẫn mẹ tôi qua phòng CA. Bước vào phòng, tôi hết sức ngạc nhiên, người ngồi ghế trưởng CA xã Hòa Phước-Nguyễn Lân-chính là người đàn ông mặc áo sơ mi trắng trong ảnh, người lao vào đánh tôi tới tấp sau khi ra lệnh tôi không được chụp ảnh (tôi phản đối, ông ta giật máy ảnh và tôi giằng lại). Chi tiết vụ việc xem tại đâyhttp://thanhstatus.blogspot.com/2014/02/tuong-trinh-vu-viec.html?m=1
Sau khi mẹ tôi xưng tên và đưa giấy CMND cho ông ta xem, ông ta hỏi đến làm việc với mục đích gì. Mẹ tôi nói ".....là một người mẹ, tôi muốn biết sự thật vụ việc thế nào? Nếu con tôi sai thì tôi dạy,....."
Ông ta đồng ý làm việc, ông ấy gọi ông Đức, phó CA xã đến lập biên bản làm việc. Ông ta yêu cầu tôi đi ra, chỉ làm việc với mẹ tôi thôi. Tôi nói, tôi là người có liên quan muốn ở lại để nghe nhưng ông ta không đồng ý.
Hiện tôi ra ngoài uống nước, mẹ tôi làm việc bên trong.
Tôi có đề nghị mẹ tôi bỏ theo người một máy ghi âm nhưng bà không chịu. Bà bảo bà đủ bình tĩnh để đối đáp.
Tường trình xong lúc 8h54 27.2.2014.
Nguyễn Văn Thạnh
P.s: Xin nói thêm, mẹ tôi còn trẻ tầm 55 tuổi (tôi con đầu), khỏe mạnh. Mẹ tôi còn nhiều việc trên đời chưa làm xong, chưa có ý định tự tử.
Số điện thoại CA xã Hòa Phước 0511.3686.346.
Về mặt pháp lý, mẹ tôi không liên can gì. Vụ việc tôi cũng đã gửi cơ quan chức năng. Việc mẹ tôi ra đây là ý muốn của bà vì một số nhân viên an ninh nói là tôi sai, có sao mới bị vậy. Bà ra là để đối thoại, nắm bắt sự thật. Tôi nghĩ điều này là rất cần thiết trong một xã hội không phải pháp trị mà là "khủng bố trị".