Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Hai điều tra viên bị ghi sổ đen - vụ ông Huỳnh Văn Nén.

Người bị tù oan 17 năm tố cáo điều tra viên dùng nhục hình, ép cung

Gia đình ông Huỳnh Văn Nén đã xác nhận với báo chí vào ngày 21/01 là Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã thụ lý đơn tố cáo của ông Nén và một số thành viên trong gia đình, liên quan đến hai vụ án oan.

Ông Huỳnh Văn Nén khóc trong ngày cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bình Thuận tổ chức xin lỗi. (Ảnh: Zing.vn)

Trước đó, ông Nén cùng những người khác trong gia đình sau khi được minh oan, đã đồng lòng gửi đơn lên các cơ quan có trách nhiệm, đòi phải xử trị những điều tra viên, dựa vào quyền lực, dùng nhục hình gây oan sai, bắt ông phải ngồi tù 17 năm.

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Tin về Long An xử tù thiếu niên Thạnh hoá .

PHONG TRÀO LIÊN ĐỚI DÂN OAN TRANH ĐẤU

Thông Tin Công luận

XỬ NGUYỄN MAI TRUNG TUẤN LẦN 2 VÀO LÚC 7 GIỜ 30 NGÀY 1-2-2016 TẠI THẠNH HÓA - LONG AN

Kính thưa Đồng Bào và các Thân Hữu trong ngoài nước

Phong Trào chúng tôi vừa được cháu Nguyễn Mai Thảo Vy là em gái của Dân oan thiếu niên 15 tuổi Nguyễn Mai Trung Tuấn thông tin cho biết về phiên xử Tuấn sắp tới.
Xin Đồng bào và các Thân hữu mở xem ảnh chụp của thông báo của “tòa án nhân dân tỉnh Long An” được đăng kèm theo đây để biết rõ hơn.

Lời lẽ trong bản văn này đọc nghe rất khác lạ, mở đầu là “Tòa án nhân dân tỉnh Long An TRÂN TRỌNG thông báo”, rồi kết thúc là: “Nay toà án nhân dân tỉnh Long An thông báo đến toàn thể mọi người đến tham dự phiên toà nêu trên.”

Bắc Giang - nghi án công an thủ tiêu dân từ 10 năm nay !


LĐĐS - 02 NGUYỄN KHANG -   19/01/2016




Chân dung ông Nguyễn Văn Triển trước khi bị mất tích.
Hơn 10 năm, Nguyễn Văn Triển (SN 1968, trú tại xã Tân An cũ, huyện Yên Dũng, Bắc Giang) không hiểu vì lý do gì đã mất tích một cách bí ẩn sau lần được mời lên trụ sở cơ quan công an để làm việc. Sau lần làm việc đó, ông Triển không thấy trở về nhà mặc dù gia đình và người thân liên tục tìm kiếm hơn 10 năm trời.

Bỗng dưng mất tích bí ẩn

Câu chuyện lạ lùng này xảy ra tại nhà bà Ngụy Thị Vuông (45 tuổi, trú tại tổ dân phố Khôi, thị trấn Tân Dân, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang). Người mất tích là chồng bà - ông Nguyễn Văn Triển. Hơn 10 năm qua, bà cùng gia đình đã mất bao công sức tìm kiếm chồng và cha, nhưng vẫn không ra tung tích của ông Triển.

Bà Vuông cũng làm nhiều đơn cầu cứu cơ quan chức năng nhưng không có kết quả. Theo phản ánh của bà Vuông, ông Nguyễn Văn Triển được Công an huyện Yên Dũng “mời” đến làm việc từ năm 2005 vì cho rằng ông Triển là người biết sự việc về vụ trộm cắp tại một công ty đóng trên địa bàn huyện Yên Dũng. Tuy nhiên, sau lần mời đi làm việc này, ông Triển đã “mất tích” một cách bí ẩn. Mặc dù đã gần 11 năm trôi qua, gia đình không hề có bất kỳ tin tức nào của ông Triển.

Theo bà Vuông kể lại, vào sáng 31.5.2005 (ngày Chủ nhật - PV), ông Ngụy Văn Triển sang nhà anh Nguyễn Văn Hoàn (SN 1977, là hàng xóm) ngồi chơi. Tại đây, ông Triển bị hai người đàn ông xưng danh là Công an huyện Yên Dũng bắt và áp giải ông Triển đến trụ sở UBND xã Tân An (trụ sở cũ - PV) để làm việc.

Sự việc ông Triển được hai người xưng là Công an huyện Yên Dũng mời lên làm việc có anh Nguyễn Viết Hoàn là nhân chứng. Anh Hoàn còn nhớ rất rõ: “Vào sáng hôm đó, tôi ở nhà thì anh Triển lên chơi. Hai người ngồi trong nhà uống nước, ngồi được khoảng 30 phút thì có hai người đi xe máy vào nhà tôi và hỏi: “Anh có phải anh Triển không?”, anh Triển trả lời là “Phải”. Hai người họ xưng là công an rồi dẫn anh Triển ra xe, anh Triển ngồi giữa. Từ ngày đó đến nay, tôi không nghe bất kỳ tin tức nào về anh Triển nữa”.

Vài ngày sau, không thấy chồng mình về nhà, bà Vuông mới đi tìm chồng. “Chồng tôi làm việc xa nhà. Thời đó, nhà tôi không có xe máy, đi làm phải nhờ người ta, lại không có điện thoại, nên không liên lạc được. Chồng đi mấy ngày, tôi cũng chỉ nghĩ rằng do ông ấy bận việc không về. Thấy mấy ngày không về, tôi chạy sang hỏi anh Hoàn, vì anh này thời gian đó cũng làm cùng với chồng tôi, thì mới ngã ngửa người ra khi được biết là chồng mình bị công an bắt đi trước đó 3 ngày rồi. Vậy mà không hề có tung tích gì. Sốt ruột quá, tôi mới sang công an huyện để hỏi xem chồng tôi ở đâu. Nhưng chỉ nhận được câu trả lời chung chung là “đã làm việc xong và thả ông Triển về”, bà Vuông nhớ lại.

Sau khi bà Vuông đi hỏi và gửi đơn đến các cấp chính quyền, thì gần 1 năm sau kể từ ngày chồng bà “mất tích” sau lần “mời” đi làm việc của Công an huyện Yên Dũng, bà Vuông mới nhận được câu trả lời. Tại phiếu trả lời đơn số 163/CAYD, ngày 10.5.2006, Công an huyện Yên Dũng cho biết, tháng 5.2005, tại nhà máy giấy Xương Giang (ở xã Song Khê, huyện Yên Dũng) xảy ra vụ mất trộm 2.200kg sắt. Qua xác minh, thấy anh Nguyễn Văn Triển có khả năng biết sự việc trên, công an huyện đã cử 3 đồng chí gồm: Nguyễn Xuân Tín, Nguyễn Ngọc Toàn và Thân Văn Quân là cán bộ Công an huyện Yên Dũng trực tiếp về thôn Khôi, xã Tân An (nay là tổ dân phố Khôi, thị trấn Tân Dân - PV) để làm việc.

Khoảng 9h ngày 31.5.2005, ông Triển cùng với các đồng chí được cử đi làm nhiệm vụ đã về UBND xã Tân An, tuy nhiên, do hôm đó là ngày nghỉ nên ủy ban xã không mở cửa. Vì không làm việc được nên họ đã cho anh Triển về nhà ngay buổi trưa hôm 31.5.2005. Công an huyện Yên Dũng không bắt giam, giữ ông Nguyễn Văn Triển bất cứ thời gian nào.

Nhiều điểm bất thường cần được làm rõ

Câu trả lời của Công an huyện Yên Dũng không làm gia đình bà Vuông hài lòng vì nhận thấy có những điểm bất thường. Bà Ngụy Thị Vuông cho biết: “Mặc dù chồng tôi có liên quan hay là biết sự việc ăn trộm ăn cắp đi chăng nữa thì khi làm việc Công an huyện Yên Dũng cũng phải làm cho đúng luật. Nếu nghi chồng tôi là tội phạm, tại sao không gửi giấy triệu tập hoặc giấy mời để chồng tôi tự lên trình báo với cơ quan chức năng, đằng này lại về nhà tôi để “rình mò”, gia đình tôi không ai hay biết. Tôi lên hỏi nhiều lần thì không thấy trả lời. Đến khi tôi làm đơn gửi ra Công an tỉnh Bắc Giang, họ mới có giấy trả lời gia đình chúng tôi. Hôm đó, nếu không có anh Hoàn làm chứng thì có lẽ cũng không ai biết được chồng tôi bị ai bắt hay mất tích vì lý do gì”.

Cũng theo bà Vuông nhận định, việc Công an huyện Yên Dũng cử người đi làm việc thì không lẽ nào lại không biết rằng ngày 31.5.2005 không phải là ngày chủ nhật. Nếu như đã biết là ngày chủ nhật thì tại sao vẫn cố đưa ông Triển đi rồi lấy lý do “UBND xã Tân An, không có người trực rồi cho về. Và tại sao nghi ông Triển là người biết về sự việc trộm cắp xảy ra tại nhà máy giấy Xương Giang khi chưa làm việc được với ông Triển mà lại không mời ông lên để tiếp tục làm rõ sự việc”. Bà Vuông và gia đình sau đó chỉ còn biết đoán già đoán non: “Có thể chồng tôi sau lần mời lên làm việc này đã gặp sự cố gì đó, chính vì vậy mà không còn cơ hội để trở về nhà”, bà Vuông cho biết.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đình Nhu - nguyên Chủ tịch UBND xã Tân An cũ - cho biết: “Hôm đó là ngày chủ nhật, cả xã đi hội diễn ở bên huyện Yên Dũng. Còn việc có thông báo cho chính quyền địa phương hay không thì tôi không được biết. Mấy ngày sau, người nhà anh Triển lên hỏi tôi thì tôi mới biết sự việc. Sau đó, tôi có gọi điện cho anh Nguyễn Xuân Tín là Công an huyện Yên Dũng thì được anh ấy cho biết: “Hôm đó có gọi anh Triển lên làm việc, sau khi hỏi vài câu, lấy lời khai, lập biên bản xong thì cho về”. Tôi cũng chỉ nhận được câu trả lời như vậy”.

Sau lần mất tích ấy, gia đình bà Vuông cũng có nghĩ tới trường hợp ông Triển bỏ nhà đi làm ăn xa. Nhưng khi dò hỏi tất cả các mối quan hệ quen biết, họ vẫn không tìm ra tung tích của ông. “Khi chồng tôi bị công an huyện bắt đi, trên người duy nhất chỉ có bộ quần áo. Cuộc sống hai vợ chồng tôi tuy vất vả, nhưng vẫn êm ấm, gia đình thuận hòa, chưa bao giờ xảy ra to tiếng cãi vã. Vợ chồng tôi có 2 người con trai đều mạnh khỏe, học tập giỏi giang, ngoan ngoãn, lại còn có bố mẹ già cần chăm sóc, không lẽ nào chồng tôi bỏ đi lại không có một lời từ biệt như vậy. Từ ngày chồng tôi mất tích một cách đầy bí ẩn, gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai tôi, khó khăn gấp trăm bề. Ngày nào, tôi cũng hy vọng chồng tôi trở về, nhưng càng chờ đợi, tôi lại càng thêm thất vọng”.

“Hiện tại, gia đình tôi chỉ biết làm đơn kêu cứu các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Hy vọng rằng, bằng sự liêm chính, công minh sẽ tìm được ra manh mối về chồng tôi”, bà Vuông tâm sự.

Ông Hà Đình Lương - tổ trưởng tổ dân phố Khôi, thị trấn Tân Dân - cho biết: “Ở địa phương cũng có biết việc ông Nguyễn Văn Triển được Công an huyện Yên Dũng “mời” đi làm việc và từ đó mất tích. Từ năm 2005 đến nay, ông Triển không thấy xuất hiện ở địa phương. Gia đình và chính quyền địa phương cũng đi dò hỏi ở nhiều nơi, nhưng vẫn không có tung tích gì, hiện tại không biết rõ sống chết ra sao.

Trao đổi với PV, đại úy Nguyễn Trọng Chiến - Trưởng đồn Công an Tân Dân, huyện Yên Dũng - cho biết: “Vụ việc này xảy ra đã nhiều năm, những cán bộ thụ lý vụ việc đã có người chuyển công tác nên cần thêm thời gian để tìm hiểu. Hiện tại, chúng tôi cần báo cáo lãnh đạo huyện, xem lại hồ sơ vụ việc thì mới có câu trả lời thoả đáng tới người dân”.
Nguyên Khang

4000 công nhân Biên hoà đình công chào mừng đại hội đảng !

4000 công nhân 'đình công' phản đối tăng lương chưa thỏa đáng
Người Đưa Tin 21/01/2016 20:06 .
Khoảng 4.000 công nhân Cty sợi Tainan Việt Nam (KCN Biên Hòa 2, Biên Hòa, Đồng Nai) lại ngưng công việc để đòi quyền lợi vì cho rằng Công ty tăng lương chưa thỏa đáng.
Chiều ngày 21/1 ông Nguyễn Văn Thắng – Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Đồng Nai vừa cho biết, hiện tại nhiều cơ quan ban ngành trong tỉnh vẫn đang cố gắng làm việc với công ty Tainan Việt Nam để giải quyết quyền lợi cho nhiều công nhân của công ty này. Hiện tại nhiều công nhân công ty này vẫn ngưng làm việc vì cho rằng đã bị hạn chế về quyền lợi tại công ty.


Sau 20 ngày, công nhân vẫn tiếp tục ngưng công việc.

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Cộng sản là lũ mọi rợ, vong ân bội nghĩa !

LỄ TƯỞNG NIỆM 75 TỬ SỸ HOÀNG SA
(Tại Sài Gòn)

Sáng nay, ngày 19/1/2016 tại Sài Gòn, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng tổ chức buổi lễ tưởng niệm 75 anh hùng chiến sỹ đã ngã xuống trong cuộc chiến với Trung Quốc xâm lược nhằm bảo vệ quần đảo Hoàng Sa-Việt Nam ngày 19/1/1974 tại tượng đài Trần Hưng Đạo, quận 1, Sài Gòn.

Rất nhiều nhân sĩ trí thức, anh em hoạt động xã hội dân sự bị canh, chặn từ nhà không đến được nhưng buổi tưởng niệm vẫn có khoảng 40 người gồm các cô chú CLB Lê Hiếu Đằng, các hội nhóm xã hội dân sự và người dân tham gia.

Từ 8:00 xe bồn xịt nước đã được đưa tới tập kết dưới chân tượng đài. 40-50 "công nhân vệ sinh" liên tục xịt nước và quét dọn cho đến 9:00 vẫn không quét dọn xong khuôn viên tượng đài vài trăm mét vuông.

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Chỉ Việt nam Cộng hoà đủ tư cách đòi lai Hoàng sa !

Chỉ có VNCH mới có đủ tư cách pháp lý để tố cáo, đòi lại Hoàng Sa trước quốc tế.
----------------------------------------------

VNCH khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, TQ từng im re!

VNCH khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, TQ từng im re!
Theo Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng Lưu Anh Rô, năm 1974, chính quyền Việt Nam Cộng hòa từng suýt đưa được Trung Quốc ra Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc vì cưỡng chiếm trái phép Hoàng Sa.

Như tin đã đưa, trong khuôn khổ chuỗi hoạt động tại Đà Nẵng nhằm ghi dấu 40 năm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép, chiều 19/1 sẽ diễn ra cuộc hội thảo quốc gia về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa do Hội Khoa học Lịch sử TP Đà Nẵng chủ trì tổ chức.

Hiện Ban tổ chức hội thảo đã nhận được tham luận của nhiều học giả, nhà nghiên cứu có uy tín ở Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng chuyên nghiên cứu lịch sử, pháp lý về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Một trong những vấn đề được nhiều tham luận quan tâm là vai trò của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) từ năm 1954 - 1975 trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.

Tàu cá có trang bị vũ trang của Trung Quốc khiêu khích chiếm hạm của Hải quân VNCH tại đảo Cam Tuyền thuộc quần đảo Hoàng Sa ngày 15/01/1974 (Ảnh tư liệu)

Trung Quốc từng im re trước khẳng định chủ quyền của Đệ nhất VNCH

Là thành viên tham gia đề tài nghiên cứu khoa học “Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tài liệu lưu trữ của chính quyền VNCH (1954 – 1975)” do Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng chủ trì, thạc sĩ Lưu Anh Rô, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử TP Đà Nẵng có bài tham luận rất đáng chú ý, dài 15 trang với tựa đề “Vụ Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam qua một số tư liệu lưu trữ (1954 – 1975).

Qua nghiên cứu nhiều văn bản thời ông Ngô Đình Diệm và các chính quyền kế tiếp sau đó do Văn phòng Phủ Thủ tướng và Văn phòng Phủ Tổng thống lưu lại, tham luận của thạc sĩ Lưu Anh Rô nêu rõ, dưới thời Ngô Đình Diệm, việc ông ban hành nhiều sắc lệnh, nghị định về Hoàng Sa, nhất là những hoạt động kinh tế, quân sự tại đây như: cho khai thác phân chim, thành lập công ty khai thác tài nguyên ở Hoàng Sa tại Sài Gòn; xây dựng các cơ sở hạ tầng như nhà ở, cầu cảng, phân xưởng, nhà thủy văn; đưa lính ra bảo vệ và thay đổi các chức vụ Đảo trưởng… cho thấy tính liên tục của quá trình khai thác, bảo vệ của chính quyền VNCH đối với các quần đảo của Việt Nam, trong đó có Hoàng Sa.

Sau khi Hiệp định Geneve được ký kết vào năm 1954, việc chuyển giao quyền lực giữa quân đội Pháp và chính quyền Quốc gia Việt Nam (sau ngày 26/10/1956 là VNCH) đã để lại một khoảng trống trong việc bố phòng ở biển Đông. Lợi dụng sơ hở đó, một số nước đã lén lút cho quân đổ bộ chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, chính quyền Ngô Đình Diệm và các chính quyền trước đó đều lên tiếng phản đối hành động chiếm cứ trái phép Hoàng Sa và Trường Sa của bất kỳ quốc gia nào; đồng thời không ngừng khẳng định các quần đảo này là của Việt Nam.

Đáng chú ý nhất, theo hai nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Diến và Nguyễn Hùng Cường trong bài tham luận chung có tựa đề “Nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong luật quốc tế và chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” là tuyên bố của ông Trần Văn Hữu (Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Chính phủ Quốc gia Việt Nam 1950 - 1952) về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội nghị Hòa bình ở San Francisco (Hoa Kỳ - 1951) với sự tham dự của 51 nước.

Tuyên bố này của ông Trần Văn Hữu không gặp bất cứ một sự phản kháng nào, kể cả Trung Quốc. Do vậy, tại hội nghị kể trên, khi có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì hội nghị đã bác bỏ với số phiếu áp đảo là 46 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 1 phiếu trắng.

Đệ nhị VNCH tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa

Đầu những năm 1970, khi quan hệ giữa các nước lớn trên thế giới có nhiều thay đổi và diễn biến phức tạp, Trung Quốc từng bước "phát tín hiệu" thân thiện với Mỹ, một sự thỏa hiệp ngấm ngầm của cả hai bên bắt đầu được khởi động thì các vấn đề liên quan đến tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa giữa chính quyền VNCH và Trung Quốc cũng từng bước trở nên quyết liệt.

Trong xu thế đó, theo tham luận của thạc sĩ Lưu Anh Rô, chính quyền VNCH đã liên tiếp ban hành các tuyên bố, công hàm, văn kiện ngoại giao… tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời phản đối những đòi hỏi vô lý của Trung Quốc.

Ngày 13/7/1971, Bộ truởng Ngoại giao VNCH Trần Văn Lắm có mặt tại Hội nghị lần thứ VI của Hiệp hội các Quốc gia châu Á-Thái Bình Dương ở Manila (Philippines) tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Ông Lắm cũng nhắc lại lời tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của cựu Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) năm 1951.

Tiếp đó, nhận thức được diễn biến của tình hình về tranh chấp trên biển Đông ngày càng phức tạp, ngày 15/7/1971, Nha Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao đã ra Thông báo số 214/BNG/TTBC/TT về chủ quyền của VNCH trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nội dung tuyên bố nếu rõ:

“Chánh phủ VNCH long trọng xác nhận lại một lần nữa chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa... VNCH là quốc gia duy nhất có chủ quyền hợp pháp trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vì đã thực hiện được các điều kiện ấn định trong Hiệp định năm 1885, liên quan đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Chánh phủ VNCH tuyên bố VNCH có chủ quyền hoàn toàn trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và bác bỏ tất cả các đòi hỏi của bất cứ một quốc gia nào về vấn đề này”.

Suýt đưa Trung Quốc ra Hội đồng Bảo an vì xâm chiếm Hoàng Sa

Ngày 20/1/1974, một ngày sau khi Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao VNCH đã gọi điện và gửi thư cho Chủ tịch Hội đồng Bảo an và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đề nghị những biện pháp cần thiết trước tình hình khẩn cấp về việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa. Hành động dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc đã vi phạm Điều 2 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Theo tham luận của thạc sĩ Lưu Anh Rô, các nước như Liên Xô, Hà Lan, New Zealand, Indonesia…, các tổ chức quốc tế như Tổng Liên đoàn Lao động thế giới, các lực lượng thanh niên Italia, Hội đồng công dân Australia, Viện Nghiên cứu xã hội Australia, Ủy ban Đại học Australia bảo vệ Đông Dương,…đã lên tiếng phản đối hành động xâm lược lãnh thổ bằng vũ lực của Trung Quốc.

Cũng trong năm 1974, Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị quyết 3314 định nghĩa về hành vi xâm lược bằng vũ lực. Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc lúc này là Tiến sĩ Gonzalo Jr, Facio (cũng là Ngoại Trưởng Costarica), sau khi được VNCH thông báo nội tình và thể theo lời yêu cầu, đã mở một cuộc tham khảo sôi nổi vào ngày 25/1 và đề nghị đưa vụ Hoàng Sa vào nghị trình của Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên việc triệu tập một phiên họp của Hội đồng Bảo an không thành vì Trung Quốc lúc đó đang là là hội viên thường trực, có quyền phủ quyết.

“Từ sự kiện này cho thấy, VNCH đã đạt được thắng lợi về mặt ngoại giao, khi Tiến sĩ Facio tuyên bố đáng lẽ Hội đồng Bảo an phải thảo luận vụ này, và ông cho biết riêng Costarica luôn hậu thuẫn cho VNCH” – Tham luận của thạc sĩ Lưu Anh Rô nhấn mạnh.

Tiếp đó, ngày 21/1/1974, Bộ Ngoại giao VNCH đã gửi công hàm cho các thành viên ký kết định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam để tố cáo Trung Quốc xâm phạm quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ VNCH. Công hàm có đoạn: “Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang cố tình sử dụng võ lực như một phương tiện để chiếm thêm lãnh thổ, vi phạm trầm trọng các nguyên tắc thông thường của công pháp Quốc tế và Hiến chương Liên hiệp quốc và cũng vi phạm trầm trọng Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ký tại Paris ngày 27 tháng Giêng năm 1973 và Định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam ký tại Paris, ngày 2 tháng Ba năm 1973”.

Tiếp tục khẳng định chủ quyền sau khi Hoàng Sa bị xâm chiếm

Tham luận của thạc sĩ Lưu Anh Rô tiếp tục cho hay, ngay cả khi Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng trọn vẹn Hoàng Sa, để tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo này, ngày 21/6/1974, chính phủ VNCH đã có một bản tuyên cáo về tài nguyên thiên nhiên của quốc gia trong vùng biển và dưới đáy biển, trong đó nêu rõ:

“Chính phủ VNCH… có thẩm quyền và có sứ mạng bảo tồn đúng mức và khai thác hợp lý các tài nguyên thiên nhiên của quốc gia, trong đó gồm có các tài nguyên ở trong vùng biển và dưới đáy biển tiếp cận với lãnh thổ VNCH, ngõ hầu gìn giữ tài sản quốc gia và mang lại lợi ích tối đa cho dân chúng….

Chính phủ VNCH cũng đã cho tiến hành nhiều cuộc khảo sát trên mặt biển và trong lòng đáy biển để ước định sự khả hữu và vị trí của các nguồn tài nguyên khoáng sản ở dưới đáy biển. Qua hai đợt đấu thầu năm 1973 và năm 1974, chính phủ VNCH đã cấp dữ quyền đặc nhượng tìm kiếm và khai thác dầu lửa trong thềm lục địa, cho một số công ty thuộc nhiều quốc tịch và có trình độ kỹ thuật cao. Công cuộc này có thể đem lại nhiều lợi ích lớn lao cho nhân dân miền Nam Việt Nam về các mặt phát hiện tài nguyên, huấn luyện nhân sự, đảm bảo cung cấp nhiên liệu và thu hoạch lợi tức…”.

Tham luận của thạc sĩ Lưu Anh Rô kết luận: “Như vậy, các văn kiện, tuyên bố và công hàm ngoại giao đã thể hiện mạnh mẽ ý chí chủ quyền của VNCH với quần đảo Hoàng Sa; khẳng định quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ những tài liệu này, góp phần tạo cho dư luận thế giới, nhất là những cường quốc lúc bấy giờ hiểu sâu và rõ hơn về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này, đã tạo ra một luồng dư luận ủng hộ về tính chính nghĩa về chủ quyền, sự vô lý của Trung Quốc khi dùng vũ lực để cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.

Từ các tài liệu trên cho thấy, cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc tại Hoàng Sa, hay nói đúng hơn, từ năm 1954 đến năm 1974, khi Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, do chính quyền VNCH đang trực tiếp cai quản, là một hành động phi pháp, trái hẳn với quy định của công pháp quốc tế. Thực tế đó cũng cho thấy, Hoàng Sa chưa bao giờ là của Trung Quốc; và nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử chưa bao giờ có ý định từ giã chủ quyền của mình đối với phần đất thiêng liêng này của Tổ quốc, dẫu cho đất nước đã trải qua bao bước thịnh suy, thăng trầm; bao nhiêu triều đại, chính quyền kế tiếp… trực tiếp cai quản Hoàng Sa và Trường Sa”.

HẢI CHÂU (lược thuật)

Theo infonet.vn

Giặc cái quản giáo Hà thị Liên đã bị ghi sổ !

TNLT HỒ THỊ BÍCH KHƯƠNG: CỘNG SẢN MUỐN ĐẨY TÔI VÀO CHỖ CHẾT! #GNsP: “Họ muốn tôi chết. Tôi muốn sống như mọi người nhưng cộng sản đã đẩy tôi vào đường cùng” là lời thừa nhận chua cay mà tù nhân chính trị Hồ Thị Bích Khương phải thốt lên sau khi ra khỏi nhà tù chế độ.

Tù nhân chính trị Hồ Thị Bích Khương vừa mới ra tù ngày hôm qua 15/01/2016 đã có cuộc trò chuyện với chúng tôi về tình trạng lao tù và những bất công, cơ cực mà bà phải trải qua.

Bà Bích Khương đã nhiều lần bị đánh đập, trù dập và lăng mạ khi còn ở trong các nhà tù của chế độ. Bà đã nhiều lần tuyệt thực để phản đối tình trạng lao tù tồi tệ và việc chà đạp quyền lợi của các cán bộ trại giam.

“Vừa mở cửa ra, quản tù đã đạp mạnh vào tôi, làm tôi ngã ngửa ra bục nhà. Vừa đạp Hà Thị Liên vừa nói: Mày có kêu, có gào, có đòi hỏi nữa không. Đến giờ phút này thì tao có đánh chết mày cũng không ai để ý đến mày nữa.” TNLT Bích Khương ngậm ngùi nhớ lại những lời nói chua cay và cú đạp như trời giáng của quản giáo Hà Thị Liên vào người bà.

Bà cho biết: “Lần đó tôi đang tuyệt thực để đòi quyền lợi và phản đối trại giam tước đoạt quyền lợi của tù nhân. Đến ngày thứ 10 thì họ quyết định sẽ chuyển tôi đi biệt giam. Có lẽ là do cấp trên đã quyết định rồi nên mấy đứa quản giáo bên dưới tranh thủ làm càn.”

Đó chỉ là một trong ít lần người tù can đảm này bị trù dập. Có lần bà còn bị đánh hội đồng và bị gẫy cả xương vai. Dù bị những sự phân biệt đối xử và cách hành xử độc ác đó nhưng nữ tù nhân này vẫn không im lặng trước sự phi nhân của nhà tù.

Cần bắt khẩn cấp Nguyễn Phú Trọng - tiến phản quốc !

Kết quả là HNTW  khóa 14 ( ĐH 11) đã bỏ phiếu cho ứng viên Nguyễn Tấn Dũng đối với vị trí TBT với số phiếu 160/173 (chỉ đứng sau  Nguyễn Thị Kim Ngân 161/173 cho vị trí Chủ tịch Quốc Hội). Như vậy ứng viên chức TBT của Nguyễn Phú Trọng 46/173 là quá thấp theo yêu cầu. Một số UVTW còn đề nghị khởi tố bắt tạm giam Nguyễn Phú Trọng ngay tại Hội nghị vì tội phản bội tổ quốc.
Hơn 20 UVTW đã không thể kiểm soát được và đứng lên bàn chỉ thẳng tay vào mặt Nguyễn Phú Trọng mà mắng rằng “Mày là thằng bán nước, phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân. Tội của mày ngàn năm không thể rửa sạch được, lịch sử dân tộc VN sẽ đời đời nguyền rủa mày”

1A/Sự thật về Hội Nghị TW 14: Nguyễn Phú Trọng bị vạch mặt là Trần Ích Tắc
Bởi Admin17/01/20160 phản hồi
   
Người Đưa Tin
Tác giả gửi tới Dân Luận
Dân Luận: Chúng tôi tiếp tục nhận được bài viết này qua email của tác giả Người Đưa Tin về cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng CSVN. Vì có nhiều điểm Dân Luận không thể kiểm chứng, chúng tôi mong độc giả tham khảo với sự dè dặt cần thiết. Độc giả có thể tham khảo thêm bài trước:

Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung Quốc bảo vệ Đại hội Đảng XII trong tình huống "có đảo chính"?
Khi viết bài này, chúng tôi (Người Đưa Tin), những người cầm bút, vẫn còn cảm giác bàng hoàng và không thể tin được sự thật diễn ra tại HNTW14 lại trở thành một vở kịch không hoàn hảo với sự thất bại thảm hại của đạo diễn chính Nguyễn Phú Trọng. Chúng tôi cũng tin rằng, khi những thông tin bí mật về diễn biến của HNTW14 được đưa ra công khai thì rất nhiều đại biểu, là những UVTW có lương tâm sẽ vẫn còn giữ mãi cảm xúc thất vọng, ân hận, nuối tiếc và hổ thẹn vì “ mình đã không làm gì, hoặc không thể làm gì” để giúp cho Hội Nghị TW14 tránh khỏi một thảm kịch hỗn loạn, mất kiểm soát đến mức các đại biểu mạt sát, chỉ trích lẫn nhau như “một phường ô hợp” tại nghị trường.

Trước tiên, chúng tôi xin được trích dẫn ý kiến nhận xét của một UVTW là người trực tiếp tham dự HNTW14 đã cung cấp đầy đủ thông tin cho Người Đưa Tin và yêu cầu chúng tôi tuyệt đối giữ bí mật nguồn tin vì sự an toàn tính mạng cho bản thân và gia đình.

“Có thể nói rằng lịch sử ĐCSVN chưa bao giờ chứng kiến một hội nghị TƯ mà Tổng bí thư lại bị chỉ trích, vạch mặt vì các hành vi phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân và bị yêu cầu khởi tố, bắt giam ngay tại Nghị trường. Cả đời tôi chưa bao giờ được chứng kiến một cuộc họp phơi bày đầy đủ các thủ đoạn nhơ bẩn được áp dụng nhằm tham quyền cố vị của ông Tổng bí thư đến như vậy. Đấy là nỗi hổ thẹn của tôi với tư cách là một Đảng viên ĐCS và có lẽ cũng là nỗi hổ thẹn của tất cả những UVTW có lương tâm tham dự Hội Nghị. Sau Hội nghị này nếu ông Trọng còn làm TBT có lẽ tôi phải xin ra khỏi Đảng để khỏi mang tiếng là cùng với ông ấy phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân mà đời đời cháu con sẽ còn nguyền rủa” .

PHẦN 1. Giới thiệu bối cảnh buổi họp bầu Tứ trụ tại Hội nghị TW4

Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung vào diễn biến của ngày cuối cùng của HNTW 14 (13/1/2016).

Sau khi bàn bạc, thảo luận đánh giá thời cơ, thách thức của Hiệp định TPP và thông qua chủ trương ký kết, phê duyệt Hiệp định TPP với sự đồng thuận, nhất trí cao; Hội nghị TW 14 tiếp tục quyết định những phần việc còn lại để tổ chức thành công Đại hội XII của Đảng, trong đó công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XII là nội dung trọng tâm với không khí thảo luận sôi nổi, đặc biệt nội dung bàn luận trở nên nóng bỏng, căng thẳng, quyết liệt khi bàn về nhân sự Tứ trụ. Đến phiên bỏ phiếu bầu chọn Tứ trụ vào chiều ngày 13/1, để đảm bảo an toàn và bí mật thông tin, tất cả UVTW, UVBCT trước khi bước vào hội trường tham dự Hội nghị đều được Ban tổ chức yêu cầu để lại giầy, điện thoại và khám người kiểm tra an ninh. Chỉ riêng việc này đã báo hiệu một không khí hết sức căng thẳng và nghẹt thở tại nghị trường.

PHẦN II. Diễn biến tại hội nghị

Ngay sau khi Trưởng Ban Tổ chức TW Tô Huy Rứa đọc danh sách ứng viên cho 4 vị trí Tứ trụ do BCT đề cử, hàng loạt các UVTW đã có những phản ứng quyết liệt, Cụ thể:

- Một UVTW có ý kiến phát biểu tố cáo hành vi vi phạm điều lệ Đảng, vi phạm quy chế bầu cử trong Đảng của ông Nguyễn Phú Trọng; cho rằng BCT và Tổng Bí thư đã vi phạm quy chế bầu cử trong Đảng, Ban Chấp hành TW sẽ thực hiện đúng quy chế bầu cử trong Đảng và quyết định việc đề cử danh sách ứng cử các UVBCT vào vị trí Tứ trụ.

- Một UVTW đã tố cáo thái độ độc đoán vi phạm dân chủ, sử dụng thủ đoạn lừa dối, gian lận của Nguyễn Phú Trọng trong việc lập danh sách ứng cử, đề cử vào vị trí Tứ trụ thông qua việc hứa hẹn, vận động để loại bỏ người này bầu cho người khác vv….

Ngay sau hai ý kiến phát biểu này, hàng loạt UVTW giơ tay đòi được phát biểu và hàng loạt các ý kiến được phát biểu thẳng thắn công khai, không còn sự nể nang hoặc sợ hãi, các ý kiến này tập trung vào các nội dung tố cáo hành vi phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân của Nguyễn Phú Trọng. Chúng tôi xin được tóm lược dưới đây một số ý kiến tố cáo Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng của các đại biểu như sau:

1. Nguyễn Phú Trọng đã ngăn cản các phản ứng của Bộ Ngoại giao và Đài Truyền hình VN khi giàn khoan HD 981 TQ xâm phạm lãnh hải VN từ tháng 5-7/2014. Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp chỉ đạo cho Chính phủ, các Bộ và đặc biệt là Bộ Ngoại Giao, Đài Truyền hình VN không được có phản ứng gì để chờ Nguyễn Phú Trọng liên lạc trực tiếp với Tập Cập Bình. Tuy nhiên, hàng loạt các động thái như là gửi Công văn, Thư riêng hoặc các cuộc tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo sứ quán TQ tại HN đề nghị cho Trọng được gặp Tập Cập Bình đã không đạt được gì. Kết quả là Tập Cập Bình không tiếp Nguyễn Phú Trọng mà cũng không cho phép Bộ Ngoại giao TQ được tiếp xúc với Bộ Ngoại giao VN.

2. Nguyễn Phú Trọng đã cố tình trì hoãn cuộc họp Bộ Chính trị trong lúc cần thiết để quyết định thái độ và phản ứng của VN đối với hành vi của TQ xâm phạm vùng lãnh hải của VN. Tại thời điểm đó, khi mà cả nước đang sục sôi không khí chống TQ và tình hình đã trở nên cấp thiết, Bộ Ngoại giao đã liên tục đề nghị Tổng Bí thư cho họp BCT để cho ý kiến chính thức về các phản ứng và thái độ cần thiết của VN trước việc TQ xâm phạm chủ quyền lãnh hải của VN. Tuy nhiên, thay cho việc phải tổ chức họp BCT để quyết định các vấn đề cấp bách thì Nguyễn Phú Trọng lại cố tình trì hoãn cho đến khi Thủ tướng Chính phủ cùng với một số UVBCT khác chính thức lên tiếng, yêu cầu phải họp gấp BCT thì Nguyễn Phú Trọng mới đồng ý tổ chức cuộc họp quan trọng này.

3. Nguyễn Phú Trọng ngăn cản việc Chính phủ ra Công hàm lên Liên Hiệp Quốc tố cáo hành vi ngang ngược của TQ trên biển đông vì sợ làm mất lòng Tập Cập Bình. Tại cuộc họp BCT, đại diện Bộ Ngoại giao báo cáo tình hình Biển Đông và đề nghị Thủ tướng Chính Phủ cho phép Bộ Ngoại giao ra Công hàm tố cáo hành vi của TQ xâm phạm lãnh hải, chủ quyền và quyền chủ quyền của VN tại vùng biển của VN được quy định theo Công ước 1982 của Liên Hiệp Quốc. Khi đó, Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra ý kiến rằng nếu làm như vậy là mất lòng TQ và sẽ làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn mà không giải quyết được gì, đây là Vấn Đề Nội Bộ giữa VN và TQ. Phát biểu này của Nguyễn Phú Trọng đã bị rất nhiều UVBCT phản bác và yêu cầu bỏ phiếu về nội dung này. Kết quả là hầu hết số đông UVBCT đồng lòng với Chính phủ và Bộ Ngoại giao ban hành Công hàm gửi Liên Hiệp Quốc tố cáo hành vi của TQ xâm phạm vùng biển, vùng lãnh hải VN.

4. Nguyễn Phú Trọng đã cố tình ngăn cản Chính Phủ đưa ra các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ tổ quốc trước hành vi xâm lấn của TQ trên biển Đông bao gồm:

+ Ngăn cản việc khởi kiện TQ ra cơ quan tòa án quốc tế: Trong bài trả lời phóng viên quốc tế tại Philippines ngày 21/5/2015, tức gần 3 tuần sau khi TQ ngang nhiên cắm giàn khoan HD-981 trong vùng biển VN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: “Chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó… Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế.”

Trở lại thời gian khoảng gần 4 năm trước khi vụ dàn khoan HD 981 xảy ra, Thủ tướng Chính Phủ đã có văn bản chỉ đạo các Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng…. Liên đoàn Luật sư VN, Hội Luật gia VN, Quỹ Biển đông và các hiệp hội chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, nghiên cứu để sẵn sàng phương án khởi kiện TQ ra Tòa án Quốc Tế. Căn cứ vào chỉ đạo này hàng loạt các nhóm nghiên cứu về Biển Đông của các bộ, ngành, các hiệp hội đặc biệt là Liên Đoàn Luật Sư VN và Hội Luật Gia VN đã được thành lập và xúc tiến nghiên cứu về phương án khởi kiện TQ ra tòa án quốc tế đã được đệ trình và trình bày vào tháng 6/2014 với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại TƯ, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội vv.

Tuy nhiên tại cuộc họp BCT vào tháng 6/2014 để quyết định vấn đề khởi kiện TQ, Nguyễn Phú Trọng đã chính thức đưa ra ý kiến rằng việc khởi kiện TQ sẽ mang lại hậu quả khôn lường cho VN vì TQ ở sát cạnh VN nên sẽ dễ dàng sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế để buộc chúng ta phải rút đơn khởi kiện. Theo đó, Nguyễn Phú Trọng công khai vận động các UVBCT không biểu quyết việc khởi kiện. Cuối cùng, ngoài Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì chỉ có 5 UVBCT đồng ý khởi kiện còn số đông các UVBCT không đồng ý khởi kiện TQ. Kế hoạch khởi kiện TQ ra tòa án quốc tế của Chính Phủ bị phá sản hoàn toàn.

5. Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh đàn áp các cuộc biểu tình chống TQ. Tại thời điểm từ tháng 5 – 7/2014, hàng loạt các cuộc biểu tình tại các tỉnh thành trong cả nước tố cáo TQ có hành vi xâm phạm lãnh hải, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của VN. Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh cho Chính Phủ, Bộ Công An và Công an các tỉnh thành trong toàn quốc phải có hành động kịp thời và kiên quyết dẹp bỏ các cuộc biểu tình đồng thời tổ chức bắt bớ, giam cầm và kết án những người tham gia biểu tình chống TQ để làm gương đồng thời yêu cầu Chính Phủ phải có văn bản kịp thời chấn chỉnh các hoạt động biểu tình vì sợ rằng những thế lực thù địch lợi dụng các cuộc biểu tình này để gây bạo loạn hoặc đảo chính vv…

6. Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh đàn áp bắt bớ những người yêu nước. Trong suốt thời gian vừa qua, đặc biệt là từ năm 2010 trở lại đây, các hoạt động biểu tình tự phát chống TQ, các hoạt động kỷ niệm, vinh danh các liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới chống TQ xâm lược năm 1979 liên tục được một số người dân yêu nước tổ chức. Vì sợ làm mất lòng TQ, Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp ra lệnh bằng lời nói và văn bản cho Bộ Công an bắt bớ những người yêu nước tham gia các hoạt động biểu tình vinh danh những liệt sỹ đã hi sinh trong cuộc chiến chống TQ xâm lược nhân kỷ niệm ngày chiến tranh biên giới 17/2/1979;

Theo yêu cầu của Sứ quán TQ, Nguyễn Phú Trọng cũng đã ra lệnh cho các cơ quan an ninh bắt một số nhà hoạt động dân chủ nhằm mục đích phá hoại niềm tin của cộng đồng quốc tế đối với những cam kết của Thủ Tướng Chính phủ VN về việc thực thi tự do nhân quyền.

7. Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh cho Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh khi tham dự Hội nghị các Bộ trưởng quốc phòng tại Singapore phải có những phát biểu mềm mại về quan hệ hữu nghị VN-TQ nhằm xoa dịu TQ về vấn đề biển Đông. Trước khi tham dự Hội Nghị các Bộ trưởng Quốc Phòng tại Singapore, Ông Phùng Quang Thanh được lệnh phải gặp Nguyễn Phú Trọng để nghe lời căn dặn (huấn dụ) về việc không được làm cho TQ phật ý mà phải phát biểu sao cho mềm mại nâng cao tình hữu nghị VN-TQ để không làm TQ mất lòng gây hậu quả khó lường. Kết quả là, tại hội nghị này khi mà đại diện các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Philipine vv… đều có những phát biểu mạnh mẽ, gay gắt trước hành động của TQ tại biển đông thì Phùng Quang Thanh đại diện cho VN (với tư cách là bên bị hại trực tiếp) đã phát biểu những ý kiến làm ngỡ ngàng cả thế giới…

8. Nguyễn Phú Trọng đã cố ý ngăn cản Quốc Hội VN ra Nghị Quyết về biển Đông: Tại thời điểm đó, Quốc hội đang họp và hầu hết đại biểu Quốc hội và UBTV Quốc hội đều có ý kiến đề nghị Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phải để cho Quốc hội ra một Nghị quyết riêng biệt về Biển Đông. Tuy nhiên, Nguyễn Sinh Hùng đại diện cho Quốc hội đã xin ý kiến TBT Nguyễn Phú Trọng và được trả lời là VN đã có Công hàm gửi Liên Hiệp Quốc rồi thì QH cần gì phải ra Nghị Quyết về Biển Đông để làm rối thêm tình hình và làm tăng thêm sự căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Và thế là Quốc Hội VN đã không thể ra được một bản Nghị Quyết riêng về Biển Đông.

9. Nguyễn Phú Trọng đã cố ý ngăn cản Chính Phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Biển Việt Nam. Luật Biển Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012. Chính phủ đã nhiều lần đệ trình Bản Dự Thảo Nghị định hướng dẫn thi hành lên BCT và Ban Bí Thư để xin ý kiến. Tuy nhiên đã gần 4 năm qua mà Bản dự thảo này vẫn chưa được Nguyễn Phú Trọng, BCT và Ban Bí Thư xem xét và hiện nay vẫn đang bị bỏ rơi vào quên lãng. Như vậy, một văn bản pháp lý vô cùng quan trọng của Nhà nước Việt Nam khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam là Luật Biển Việt Nam đã bị Nguyễn Phú Trọng vô hiệu hóa hoàn toàn vì không có hướng dẫn thực thi.

10. Nguyễn Phú Trọng đã ngăn cản Quốc hội ban hành Luật Biểu Tình. Dự Thảo Luật Biểu Tình đã được soạn thảo một cách công phu và đã qua rất nhiều bước lấy ý kiến của các bộ, ngành, các tổ chức và dân chúng để cuối cùng Chính Phủ đã hai lần chính thức đệ trình lên QH thông qua. Nhưng bằng quyền lực của mình và với lý do là nếu cho phép biểu tình sẽ dễ dàng dẫn đến bạo loạn và nguy cơ mất chế độ nên Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần ra lệnh cho QH và UBTVQH không được phép thông qua Luật Biểu Tình.

11. Nguyễn Phú Trọng đã cầu viện TQ, phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân ngay trước thềm Đại hội Đảng XII. Trong chuyến thăm TQ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cuối năm 2015, Nguyễn Phú Trọng đã chỉ thị cho Nguyễn Sinh Hùng chuyền lời đề nghị của Đảng Cộng sản Việt Nam nhờ Trung Quốc giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an ninh, bảo vệ Đại hội Đảng XII trong tình huống nguy biến (tức là nếu có đảo chính). Nội dung đề nghị giúp đỡ này tiếp tục được Nguyễn Phú Trọng cử Đặc phái viên đề nghị chính thức với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội vào sáng ngày 06/1. Nội dung này nhân danh Đảng Cộng sản Việt Nam, song lại do cá nhân Nguyễn Phú Trọng tự ý quyết định mà không đưa ra bàn bạc, thảo luận công khai, dân chủ trong BCT. (Phần nội dung chi tiết đã được trình bày tại bài viết Nguyễn Phú Trọng – Ai là Trần Ích Tắc? )

12. Nguyễn Phú Trọng đã ngăn cản Bộ Ngoại giao, truyền thông báo chí và quân đội đấu tranh với hành vi TQ xâm lấn vùng an toàn bay VN. Trong những ngày đầu tháng 1/2016, đã có 46 vụ máy bay TQ bay ở cao độ 12.000 – 14.000m xâm phạm vùng an toàn bay quốc tế do Việt Nam quản lý để đến các đảo nhân tạo trên Bãi đá Chữ Thập, trong đó có cả máy bay quân sự hoạt động trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam (Hà Nội và toàn bộ các tỉnh phía bắc). Trên biển, máy bay của TQ có lúc hạ thấp độ cao xuống còn 2000 m để phá hoại các chuyến bay dân sự VN không thể cất cánh. Trước diễn biến đó, vì sợ làm mất lòng TQ, Nguyễn Phú Trọng đã:

a. Ngăn cản không cho Bộ Ngoại giao có công hàm phản đối TQ, buộc Chính phủ phải phản ứng linh hoạt, chỉ đạo Cục quản lý bay dân sự có văn bản kiến nghị lên Tổ chức hàng không quốc tế tố cáo TQ.

b. Chỉ đạo bưng bít thông tin, yêu cầu báo chí, truyền thông trong nước chỉ được đưa tin liên quan theo định hướng các bài đăng sẵn của Thông Tấn xã Việt Nam tại Hội nghị giao ban báo chí thứ ba ngày 5/1/2016. Vì vậy dư luận chỉ biết có một vụ việc máy bay lạ xâm nhập vùng an toàn bay Việt Nam trên bầu trời Biển Đông.

c. Ngăn cản hoạt động bảo vệ bầu trời của quân đội nhân dân VN, yêu cầu Quân chủng Phòng không Không quân chỉ được theo dõi mà không được sử dụng máy bay quân sự của VN để áp sát và truy đuổi máy bay quân sự TQ xâm phạm không phận VN

13. Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh ngăn cản Bộ Đội Biên Phòng và Cảnh Sát Biển VN có các hoạt động bảo vệ vùng biển VN vào những ngày đầu năm 2016 (khi TQ cho tầu quân sự giả danh tàu đánh cá áp sát bờ biển VN 24 hải lý) vì lý do sợ ảnh hưởng đến tình hữu nghị giữa hai nước. Thực chất là ngay khi phát hiện các tầu quân sự TQ trá hình tầu đánh cá đang áp sát cách bờ biển VN chỉ còn có 24 hải lý các cán bộ lãnh đạo Bộ Đội Biên Phòng và Cảnh Sát Biển đã đưa ra kiến nghị BCT cho phép VN đưa tầu hải cảnh và tầu quân sự ra xua đuổi tàu TQ. Tuy nhiên, theo một nguồn tin tuyệt mật cho biết, Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh không được thực hiện kế hoạch này nhằm mục đích nếu có biến động trong Đại Hội Đảng thì đây chính là một lực lượng của TQ áp sát bờ biển VN nhằm mục đích hỗ trợ và giúp ĐCSVN tổ chức thành công ĐHĐ 12 và sẵn sàng đối phó nếu có đảo chính.

14. Nguyễn Phú Trọng đã cam kết với Tập Cập Bình về việc ủng hộ các hoạt động đầu tư của TQ: Ngay sau khi nhận chức Tổng Bí Thư, Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện hàng loạt các cam kết với Tập Cập Bình về việc ủng hộ các hoạt động đầu tư của TQ tại VN. Để thực hiện lời cam kết này, trong các hội nghị BCT Trọng đã đưa ra yêu cầu buộc Chính phủ và tất cả các ngành phải ưu tiên các nhà thầu TQ vì thế mạnh của họ là giá rẻ, đầu tư nhanh chóng đồng thời giữ được quan hệ ngoại giao với TQ. Kết quả là 54 dự án trọng điểm quốc gia trong các ngành kinh tế chính như điện dân dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đều rơi vào tay các nhà thầu TQ với các hệ thống công nghệ lạc hậu lỗi thời, máy móc thiết bị không đảm bảo chất lượng vv… Từ đó các gói thầu này đều phải tăng giá từ 50% đến 250%. thậm trí các nhà thầu TQ liên tục vi phạm các hợp đồng thầu mà phía VN không thể nào chấm dứt các hợp đồng mà công luận đã từng đưa ra như các dự án đường sắt trên cao tại HN, các dự án xây dựng đường bộ trong ngành giao thông, xây dựng dân dụng, dự án xây dựng các nhà máy nhiệt điện, dự án xi măng vvv….

PHẦN 3. Nguyễn Phú Trọng đã bị lột mặt nạ bán nước như thế nào tại HNTW14.

Vào cuối ngày họp thứ ba (13/1/2016) của Hội nghị TW14, không khí hội trường đã rất nóng khi mọi con mắt đều đổ dồn vào Nguyễn Phú Trọng với hàng loạt các phát biểu chỉ trích và tố cáo hành vi độc đoán làm tê liệt tính dân chủ trong Đảng. Các hành vi bán nước cầu vinh, cầu viện TQ của Nguyễn Phú Trọng cũng đã được đưa ra một cách thẳng thắn công khai giữa Hội nghị như chúng tôi đã tóm lược ở phần trên.

Sau hàng loạt các phát biểu chỉ trích nêu trên, dần dần Hội nghị đã mất kiểm soát. Trong không khí hỗn loạn đó, các cửa ra vào hội trường đã nhanh chóng được khóa chốt bên trong; Bộ phận điều khiển loa đài được yêu cầu tắt toàn bộ micro, tất cả cán bộ phục vụ Hội Nghị được yêu cầu đi ra khỏi Hội trường. Khi đó khoảng hơn 20 UVTW đã không thể kiểm soát được và đứng lên bàn chỉ thẳng tay vào mặt Nguyễn Phú Trọng mà mắng rằng “Mày là thằng bán nước, phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân. Tội của mày ngàn năm không thể rửa sạch được, lịch sử dân tộc VN sẽ đời đời nguyền rủa mày”. Một trong số các đại biểu đã đứng lên bàn và chỉ tay vào Nguyễn Phú Trọng nói rằng “Tội bán nước của mày là tội trời không dung, đất không tha, phải chu di cửu tộc, tội phản bội tổ quốc là tội phải chịu án tử hình”. Tình hình lúc đó rất căng thẳng và hỗn loạn, Hội nghị đã hoàn toàn mất kiểm soát, các đại biểu ngồi phía dưới đã không thể giữ được bình tĩnh nữa mà thi nhau mắng nhiếc Nguyễn Phú Trọng là đồ tham quyền cố vị, phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân. Một số UVTW còn đề nghị khởi tố bắt tạm giam Nguyễn Phú Trọng ngay tại Hội nghị vì tội phản bội tổ quốc.

Kể đến đây, người cung cấp tin là một UVTW trực tiếp tham dự Hội Nghị TW14 đã lắc đầu ngao ngán, thất vọng và đưa ra nhận xét mà chúng tôi (Người Đưa Tin) một lần nữa, xin được trích dẫn lại nguyên văn như sau:

“Có thể nói rằng lịch sử ĐCSVN chưa bao giờ chứng kiến một hội nghị TƯ mà Tổng bí thư lại bị chỉ trích, vạch mặt vì các hành vi phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân và bị yêu cầu khởi tố, bắt tạm giam ngay tại Nghị trường. Cả đời tôi chưa bao giờ được chứng kiến một cuộc họp phơi bày đầy đủ các thủ đoạn nhơ bẩn được áp dụng nhằm tham quyền cố vị của ông Tổng bí thư đến như vậy. Đấy là nỗi hổ thẹn của tôi với tư cách là một Đảng viên ĐCS và có lẽ cũng là nỗi hổ thẹn của tất cả những UVTW có lương tâm tham dự Hội Nghị”. Sau Hội nghị này nếu ông Trọng còn làm TBT có lẽ tôi phải xin ra khỏi Đảng để khỏi mang tiếng là cùng với ông ấy phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân mà đời đời cháu con sẽ còn nguyền rủa”

Nói về Nguyễn Phú Trọng, thì chỉ với một nhận xét như trên đã hoàn toàn vạch rõ bộ mặt Trần Ích Tắc của Nguyễn Phú Trọng mà không cần thêm bất cứ điều gì nữa mà trở thành thừa thãi. Hầu hết những ý kiến của những đảng viên chân chính, có lương tâm đều cho rằng, nếu Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư, dù chỉ thêm một năm thôi thì Tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam sẽ hoàn toàn nằm trong sự kiềm tỏa của TQ kể cả phạm vi trên biển và trên không.

PHẦN 4. DIỄN BIẾN BẦU CỬ VÀ KẾT QUẢ

Sau cuộc cãi lộn, mạt sát trì triết lẫn nhau diễn ra và cuối cùng một số đại biểu đã đứng dậy và dàn hòa các bên để vãn hồi trật tự tại nghị trường. Hội nghị quyết định rằng ngoài 4 ứng viên do BCT giới thiêu mỗi vị trí tứ trụ cần có thêm một ứng viên do HNTW đề cử. Hội nghị tiếp tục lần bỏ phiếu kín về việc giới thiệu thêm 4 ứng viên trong đó có trường hợp “đặt biệt” tái cử của ủy viên Bộ Chính trị. Mỗi vị trí bỏ phiếu hai lần, lần đầu là do Trung ương giới thiệu nhiều phương án, có những trường hợp xin rút. Tuy nhiên, Bộ Chính trị không có thẩm quyền quyết định việc cho rút khỏi danh sách ứng viên mà do Trung ương quyết định bằng việc bỏ phiếu kín, bỏ phiếu vòng một là “chốt” danh sách để đồng ý cho rút hay không cho rút đối với các trường hợp xin rút, rồi đến vòng hai là bỏ phiếu chính thức để chọn nhân sự cụ thể giới thiệu cho Trung ương khóa 12.

Kết quả là HNTW đã bỏ phiếu cho ứng viên Nguyễn Tấn Dũng đối với vị trí TBT với số phiếu 160/173 (chỉ đứng sau số phiếu bầu của ứng viên Nguyễn Thị Kim Ngân 161/173 cho vị trí Chủ tịch Quốc Hội). Như vậy, nếu so sánh với số phiếu bầu tại Nghị trường thì số phiếu bầu cho ứng viên chức TBT của Nguyễn Phú Trọng 46/173 là quá thấp theo yêu cầu. Tuy nhiên đến lúc đó TBT Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu phải thực hiện theo QĐ 244 mà theo đó, ứng viên không được BCT đề cử thì buộc phải xin rút. Thêm một lần nữa Trung ương lại bỏ phiếu về việc ứng viên Nguyễn Tấn Dũng có được rút hay không và kết quả là 158/173 số đại biểu bỏ phiếu không đồng ý việc ứng viên Nguyễn Tấn Dũng được rút khỏi danh sách đề cử ứng viên vị trí Tổng Bí Thư khóa 12.

Như vậy, Nguyễn Phú Trọng đã liên tục thực hiện quyền hạn TBT để độc diễn tại nghị trường làm cho toàn thể các UVTW đều hết sức bất bình và lên tiếng phản đối một cách mạnh mẽ và quyết liệt. Cuối cùng Hội nghị đã quyết định việc phê chuẩn danh sách ứng viên cuối cùng và bầu sẽ do Đại hội quyết định. Và như vậy, khác với các Đại hội trước đây, như người ta thường nói phải đến hết phút thứ 90 mới biết được kết quả trận đấu.

Hội Nghị đã kết thúc trong không khí nặng nề, u ám với nỗi thất vọng, chán chường, tủi hận và hổ thẹn của 197 đại biểu là UVTW bao gồm cả chính thức và dự khuyết. Chúng ta có thể xem lại clip Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc HNTW14 đó là kịch bản đã được dàn dựng tại chỗ để chính thức đưa ra công luận. Sau khi các đại biểu ra về, có thông tin rằng Bộ Chính Trị tiếp tục ở lại họp tiếp nhưng người cung cấp tin không có được thông tin này.

PHẦN KẾT

Để kiểm chứng nguồn tin, trước khi gửi bài viết này, chúng tôi cũng đã tham khảo thêm ý kiến của 4 vị UVTW khác là những đại biểu trực tiếp tham dự HNTW14 vào ngày cuối cùng của Hội nghị (13/1/2016). Họ đều khẳng định với một thái độ cực kỳ thất vọng và chán nản rằng nguồn tin mà chúng tôi được cung cấp là hoàn toàn chính xác, thậm trí còn hỗn loạn và ô hợp hơn nhiều so với những nội dung mà chúng tôi đã đề cập trong bài viết này. Chúng tôi tin rằng, ít nhất một trong số bạn đọc có thể tự kiểm chứng độ chân thực của thông tin bài viết này bằng cách hỏi lại người thân của mình là UVTW đã tham dự Hội Nghị.

Cầu mong Phật, Trời, Tổ tiên phù hộ, độ trì cho non sông, đất nước Việt Nam không phải trải qua những năm tháng thương đau, sống trong vòng loạn lạc do những tên phản quốc như Trần Ích Tác, Lê Chiêu Thống gây ra mà lịch sử Việt Nam đã từng nguyền rủa.

Chủ đề: Chính trị - xã hội
Từ khóa: Nguyễn Phú Trọng, Trần Ích Tắc, Nguyễn Tấn Dũng, Đại Hội Đảng XII, Người Đưa T

Đảng cộng sản phải làm ba việc :

ĐCSVN PHẢI LÀM BA VIỆC
Nhân tưởng niệm 42 năm Hoàng Sa
(hình Tàu Trung Quốc tham gia tấn công các đảo ở Hoàng Sa tháng 01/1974)

 

Xin chia sẻ lại Bài viết của ông Lý Thái Hùng nhận định về đcsvn có 'Ba việc cần làm 'đối với nổ lực giành lại chủ quyền HS TS

***Thứ nhất, Chính thức tuyên bố hủy bỏ công hàm do cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958.
Việc hủy bỏ Công hàm cùng với việc quảng bá Tuyên Cáo của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 14 tháng 2 năm 1974, xác định “quần đảo Hoàng sa và Trường sa là những phần bất khả phân lìa của lãnh thổ Việt Nam”, sẽ giúp Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý để kiện Bắc Kinh ra toà án Liên Hiệp Quốc như Phi Luật Tân đang làm.
Dù phải mất bao nhiêu năm nữa cho đến lúc thu hồi lại chủ quyền biển đảo đã mất, trận hải chiến Hoàng Sa luôn luôn nhắc nhở mọi thế hệ Việt Nam rằng không thể ủy nhiệm cho bất cứ ai lo bảo vệ bờ cõi, mà mọi người đều phải có bổn phận và nghĩa vụ như nhau để đáp lời sông núi
Nếu vụ kiện xảy ra, chắc chắn là ngư dân Việt Nam không cần phải “xin phép” đánh cá trên vùng biển truyền thống lâu đời của mình như Trung Quốc đang ra lệnh.
***Thứ nhì, chính thức vinh danh những người chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng sa, và thiết lập một ngân quỹ để giúp đỡ cho thân nhân, con cháu của những người đã vị quốc vong thân.
Nỗ lực này còn mang một ý nghĩa quan trọng khác là người dân Việt Nam bất kể thế hệ nào đều phải ghi nhớ trận hải chiến hào hùng của dân tộc, đặc biệt là chiến tích này đang gắn liền với công cuộc bảo vệ bờ cõi hiện nay trước tai họa xâm lăng từ Trung Quốc.
***Thứ ba, để cho người dân tự do lập ra những nhóm, hội đoàn dưới nhiều hình thức như nghiên cứu pháp lý, thu thập tài liệu lịch sử, gây quỹ, vận động quốc tế.... để đóng góp vào công cuộc bảo vệ biển đảo.

http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2014/01/140116_paracels_forty_years_review.shtml

Thông báo về lễ tưởng niệm ngày mất Hoàng sa, 74 tử sỹ hy sinh :

THÔNG BÁO

    VỀ LỄ THẮP HƯƠNG TƯỞNG NIỆM CÁC TỬ SĨ ĐÃ HY SINH TRONG TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19/01/1974.

    Kính thưa anh chị em cô bác!

    Vào ngày 19/01/1974, chính quyền Trung Cộng đã nổ súng xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và giết hại 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đang bảo vệ mảnh đất thiêng liêng đó của Tổ quốc.

    Cho đến ngày hôm nay, điều đó vẫn không thay đổi. Trung Cộng vẫn tiếp tục chiếm đóng, xâm lấn biển đảo và giết hại, áp bức đồng bào ta. Chính quyền cộng sản Trung Quốc ngày càng bộc lộ rõ nó là kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm nhất tới hoà bình và sự phát triển của dân tộc Việt Nam.

    Vì vậy, No-U Hà Nội sẽ tổ chức lễ thắp hương tưởng niệm 42 năm trận hải chiến Hoàng Sa và tôn vinh 74 tử sĩ đã hi sinh vì dân tộc.

    Trân trọng kính mời anh chị em cô bác ăn mặc lịch sự, trang trọng tới dự lễ tưởng niệm cùng chúng tôi.

    Thời gian: 8h30 ngày 19/01/2016
    Địa điểm: Tượng đài Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

    Đề nghị chính quyền Hà Nội bảo đảm an ninh trật tự và ngăn cản bọn DLV đến quấy rối, phá hoại buổi lễ này. Những kẻ tiếp tay, phá rối lễ tưởng niệm là loại vong ân bội nghĩa, là đi ngược lại truyền thống yêu nước nhớ nguồn, là xúc phạm vong linh tiên tổ, là xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tự do thờ phụng của người dân Việt Nam. Bọn chúng nhất định sẽ bị quả báo!

    Anh em No-U Hà Nội kính báo!

Đinh thế Huynh cho đệ tử dọa đánh bom sập đài tưởng niệm Hoàng sa !

'Nghĩa sĩ Hoàng Sa' khắc tên 74 lính VNCH và một thanh niên 9x đe dọa dùng bom đánh sập
Theo  VNTB -17.1.16
Lê Kiên (VNTB) Sáng nay (17/1), tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên, khởi công xây dựng công trình Khu tượng niệm “Nghĩa sĩ Hoàng Sa” trên núi Thới Lới, đảo Lớn Lý Sơn.

Theo thông tin báo chí nhà nước, đến dự buổi lễ này có Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình, các Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Việc tổ chức Lễ đặt viên đá đầu tiên diễn ra trong bối cảnh, đường băng trái phép trên đảo đá Subi và đảo đá Vành khăn đã được Trung Quốc xây dựng hoàn tất, và theo Reuters, Phó thị trưởng của cái gọi là thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm, Feng Wenhai, tuyên bố đẩy mạnh việc quy hoạch và xây dựng một trung tâm cứu hộ hàng hải, lắp đặt cáp quang ngầm và phủ sóng wifi trong khu vực đảo này trong năm 2016.