Có những phong bì 'khủng' bệnh nhân không biết
– Nghiên cứu “Chi phí không chính thức trong dịch vụ y tế” do Tổ chức Hướng tới Minh bạch phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng thực hiện vừa được công bố ngày 6/6 tại Hà Nội cho thấy có những bệnh nhân đưa phong bì cả chục triệu đồng cho bác sỹ.
Tuy nhiên, Tiến sĩ, bác sỹ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng – đơn vị chủ trì thực hiện nghiên cứu này – cho biết khoản phong bì này “chưa thấm vào đâu” so với “phong bì to” bệnh nhân phải chi trả nhưng họ không biết mình đã phải đưa cho bác sỹ.
Đó là “phong bì khủng” từ các cuộc đấu thầu thuốc, sinh phẩm và trang thiết bị y tế và "hoa hồng" cho bác sỹ kê đơn.
Tuy nhiên, Tiến sĩ, bác sỹ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng – đơn vị chủ trì thực hiện nghiên cứu này – cho biết khoản phong bì này “chưa thấm vào đâu” so với “phong bì to” bệnh nhân phải chi trả nhưng họ không biết mình đã phải đưa cho bác sỹ.
Đó là “phong bì khủng” từ các cuộc đấu thầu thuốc, sinh phẩm và trang thiết bị y tế và "hoa hồng" cho bác sỹ kê đơn.
Đây là những chi phí “không chính thức” khổng lồ trong ngành y tế Việt Nam hiện nay mà những biện pháp can thiệp chưa tỏ ra có hiệu quả.
Đơn thuốc tại bệnh viện Nhi TW năm 2010 có giá bán cao hơn gấp nhiều lần so với giá thuốc nhập về. Kết quả thanh tra của Cục Quản lý Dược sau đó cũng thừa nhận thực trạng này là có thật. Theo ông Trần Tuấn, những "phong bì" núp bóng dưới các cuộc đấu thầu thuốc, sinh phẩm y tế mới thực sự là lớn. Người bệnh đều phải trả chi phí cho những chiếc phong bì này thông qua việc mua thuốc giá cao trong bệnh viện (Ảnh: C.Q) |
VietNamNet đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Trần Tuấn về vấn đề “nhạy cảm” này.
Ông có thể cho biết nghiên cứu này được thực hiện trong thời gian bao lâu, với phạm vi nào? Mục đích của nghiên cứu này là gì?
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 8/2010 đến tháng 2/2011 tại Hà Nội, Sơn La, Đắk Lắk và Cần Thơ. Đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu chính thức về vấn đề này.
Mục đích đầu tiên là để tìm hiểu về tình trạng đưa và nhận phong bì trong ngành y tế thông qua các đối tượng nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo ngành y, cán bộ y tế, người bệnh.
Mục đích thứ hai là để lãnh đạo ngành y tế phải thừa nhận một thực tế có thực đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ tại các bệnh viện ở Việt Nam thông qua các bằng chứng khoa học.
Ông có thể cho biết nghiên cứu này được thực hiện trong thời gian bao lâu, với phạm vi nào? Mục đích của nghiên cứu này là gì?
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 8/2010 đến tháng 2/2011 tại Hà Nội, Sơn La, Đắk Lắk và Cần Thơ. Đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu chính thức về vấn đề này.
Mục đích đầu tiên là để tìm hiểu về tình trạng đưa và nhận phong bì trong ngành y tế thông qua các đối tượng nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo ngành y, cán bộ y tế, người bệnh.
Mục đích thứ hai là để lãnh đạo ngành y tế phải thừa nhận một thực tế có thực đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ tại các bệnh viện ở Việt Nam thông qua các bằng chứng khoa học.
Từ trước đến nay, câu chuyện này đã được nói đến nhiều, dưới mọi hình thức nhưng chưa có bằng chứng thuyết phục nào được đưa ra và những người làm trong ngành y cũng thường xuyên có ý phủ nhận thực tế này.
Tiến sĩ Trần Tuấn (Ảnh: Internet) |
Ông cho biết chủ đề này đã được nói đến nhiều. Vậy kết quả nghiên cứu cuối cùng được đưa ra có gì khiến ông bất ngờ không?
Không, kết quả không có gì làm tôi bất ngờ. Nhưng tôi có một số ấn tượng đặc biệt với một trong những kết quả của nghiên cứu.
Không, kết quả không có gì làm tôi bất ngờ. Nhưng tôi có một số ấn tượng đặc biệt với một trong những kết quả của nghiên cứu.
Đó là có sự trái ngược giữa bác sỹ và bệnh nhân khi họ nhận định về tính chất của “phong bì bệnh viện”.
Cụ thể: Trong khi bệnh nhân khẳng định họ đưa phong bì theo tâm lý “đám đông”, thấy người khác làm thì mình cũng làm theo, thậm chí có 1/3 bệnh nhân được hỏi cho biết họ bị cán bộ y tế gợi ý thì ngược lại, hầu hết cán bộ y tế đều cho biết họ không gợi ý, phong bì là do bệnh nhân tự nguyện đưa.
Hoặc trong khi bệnh nhân khẳng định khi đưa phong bì sẽ nhận lại dịch vụ tốt hơn hẳn (như nhẹ nhàng, từ tốn) thì cán bộ y tế khẳng định bệnh nhân có đưa phong bì hay không thì họ vẫn làm y như vậy (nghĩa là không có sự khác nhau về dịch vụ chất lượng). Điều này là rất trái ngược.
Theo ông, ngoài những phong bì trực tiếp mà bệnh nhân đưa cho bác sỹ, còn những chi phí không chính thức nào mà người bệnh đang phải chi trả không?
Còn rất nhiều. Trong đó, có những phong bì “khủng” cho bác sỹ mà bệnh nhân không biết. Đó là “phong bì khủng” từ các cuộc đấu thầu thuốc, sinh phẩm và trang thiết bị y tế.
Trong các bệnh viện, khi đấu thầu thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị y tế, rất nhiều “chi phí trung gian” như hoa hồng cho những người có khả năng quyết định trúng thầu được cộng tất cả vào giá trúng thầu, đẩy giá trúng thầu lên cao hơn nhiều so với thực tế.
Cụ thể: Trong khi bệnh nhân khẳng định họ đưa phong bì theo tâm lý “đám đông”, thấy người khác làm thì mình cũng làm theo, thậm chí có 1/3 bệnh nhân được hỏi cho biết họ bị cán bộ y tế gợi ý thì ngược lại, hầu hết cán bộ y tế đều cho biết họ không gợi ý, phong bì là do bệnh nhân tự nguyện đưa.
Hoặc trong khi bệnh nhân khẳng định khi đưa phong bì sẽ nhận lại dịch vụ tốt hơn hẳn (như nhẹ nhàng, từ tốn) thì cán bộ y tế khẳng định bệnh nhân có đưa phong bì hay không thì họ vẫn làm y như vậy (nghĩa là không có sự khác nhau về dịch vụ chất lượng). Điều này là rất trái ngược.
Theo ông, ngoài những phong bì trực tiếp mà bệnh nhân đưa cho bác sỹ, còn những chi phí không chính thức nào mà người bệnh đang phải chi trả không?
Còn rất nhiều. Trong đó, có những phong bì “khủng” cho bác sỹ mà bệnh nhân không biết. Đó là “phong bì khủng” từ các cuộc đấu thầu thuốc, sinh phẩm và trang thiết bị y tế.
Trong các bệnh viện, khi đấu thầu thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị y tế, rất nhiều “chi phí trung gian” như hoa hồng cho những người có khả năng quyết định trúng thầu được cộng tất cả vào giá trúng thầu, đẩy giá trúng thầu lên cao hơn nhiều so với thực tế.
Và kết quả là người nhân phải bỏ tiền ra để trả cho cả những chi phí này (thực chất là chúng đã rơi vào túi của cán bộ y tế).
Đây mới là những chi phí không chính thức khổng lồ trong ngành y tế Việt Nam. Chúng tôi dự kiến trong thời gian tới sẽ tiến hành những nghiên cứu để đánh giá về thực trạng của những chiếc phong bì “khổng lồ” này.
Xin cảm ơn ông!
Đây mới là những chi phí không chính thức khổng lồ trong ngành y tế Việt Nam. Chúng tôi dự kiến trong thời gian tới sẽ tiến hành những nghiên cứu để đánh giá về thực trạng của những chiếc phong bì “khổng lồ” này.
Xin cảm ơn ông!
Nhiều hình thức "cảm ơn" trong lĩnh vực y tế Nghiên cứu “Chi phí không chính thức trong dịch vụ y tế” do Tổ chức Hướng tới Minh bạch phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng được tiến hành với sự tham gia của 180 người là bác sĩ, y tá, nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc “cảm ơn” không chỉ là quà biếu, tiền mặt, phong bì mà còn núp dưới nhiều hình thức khác như tạo cơ hội học tập, việc làm, mua nhà ở giá gốc, xin giúp con bác sĩ vào trường học chất lượng cao, làm sổ đỏ cá nhân, vv … Nghiên cứu này cho thấy có sự chênh lệch lớn về giá trị các khoản tiền đưa theo phong bì giữa các bệnh viện tuyến trên và tuyến dưới, giữa các cơ sở y tế ở thành thị và nông thôn. Mức “cảm ơn” dao động từ 50.000 đồng- 5.000.000 đồng, một số trường hợp ngoại lệ lên tới vài chục triệu đồng. |
Cẩm Quyên (Thực hiện)
Theo VNN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét