Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

2/9 - Lối xưa xe ngựa “Sài Gòn cũ”



Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...” - 

Sinh viên đi làm thêm tố bị công an đánh

Chết bất thường ở trụ sở công an







Sau hơn 3 giờ có mặt tại trụ sở công an xã, một người dân ở Hà Nội đã tử vong với rất nhiều vết bầm tím trên cơ thể * Tạm giam 2 công an liên quan







Nhiều vết bầm tím trên khắp cơ thể ông Nguyễn Mậu Thuận. ẢNH DO GIA ĐÌNH NẠN NHÂN CUNG CẤP
Ông Thuận bị trói, đánh?
Ông Hoàng Ngọc Vui cho biết Công an xã Kim Nỗ được trang bị còng số 8, gậy titan (dùi cui điện), gậy cao su. Những vật dụng này chỉ được phép sử dụng trong trường hợp cần phải trấn áp ngay những đối tượng nguy hiểm hoặc có thể gây ra hành vi nguy hiểm cho những người xung quanh. Ông Vui khẳng định tại phòng làm việc của UBND xã không thể cho phép công an sử dụng các dụng cụ này vào việc lấy lời khai.
Cung cấp cho chúng tôi những bức ảnh chụp tay, chân ông Thuận với rất nhiều vết thâm tím, ông Nguyễn Mậu Tình, em ông Thuận, khẳng định anh mình đã bị trói, khóa rồi đánh để lấy lời khai nên mới như thế.
Bài và ảnh: THẾ KHA



Thêm:





Khoảng 9h30 sáng ngày 31.8, trong lúc đi khảo sát thị trường bánh trung thu tại P.Bình Đa, TP.Biên Hòa (Đồng Nai), sinh viên Lê Đức Anh (sinh viên năm thứ, ĐH Lạc Hồng) đứng chụp hình một cửa hiệu bánh trung thu thì bị lực lượng CSGT gần đó "nghi ngờ", giằng máy ảnh và đưa về Công an P.Bình Đa làm việc.
Sinh viên đi làm thêm tố bị công an đánh
Lê Đức Anh "tố" công an đánh người với báo chí.
Sau đó, Lê Đức Anh "tố" bị lực lượng cảnh sát 113 đánh.

Hoàng Linh Phụng (sinh viên năm 3, ĐH Lạc Hồng) đi cùng Lê Đức Anh cho biết, khi sinh viên này dựng xe bên lề đường, chụp hình điểm bán bánh trung thu Kinh Đô thì có công an đứng gần đó. Tổ CSGT tới hỏi giấy tờ xe và giật máy ảnh của Lê Đức Anh.

Một người dân P.Bình Đa chứng kiến sự việc cho hay, lúc đó tại đoạn đường gần UBND P.Bình Đa, Lê Đức Anh không tham gia giao thông, nhưng CSGT vẫn tới hỏi giấy tờ, đòi giữ xe và máy ảnh. Hai bên giằng co máy. Lực lượng CSGT nắm cổ áo, đá vào chân Lê Đức Anh và làm hỏng máy ảnh.

Lê Đức Anh khóc, la lên rằng công an đánh người, người dân liền ùa tới và yêu cầu lực lượng CSGT thả sinh viên này ra.

Lê Đức Anh bị đưa về Công an P.Bình Đa để làm việc.

Lê Đức Anh cho hay tại đây bị công an 113 đánh. Còn trước đó, CSGT tên Đặng Việt Cường đạp vào chân và giằng co máy ảnh của sinh viên này.

Nguyễn Thị Yến, sinh viên năm thứ 4, ĐH Lạc Đồng, cho biết đang học trên lớp nhưng nghe tin bạn bị bắt xe nên chạy xuống, chứng kiến lực lượng công an đánh hai phát vào ngực và đầu Lê Đức Anh, sau đó lấy thẻ nhớ và làm hỏng máy ảnh.
Hà Anh Chiến-nld

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Vì sao một thương binh bị treo lương hưu?



 Thương binh Lưu Văn Bậc về hưu đã hơn 4 năm, nhưng Bảo hiểm xã hội (BHXH) BR- VT không trả lương hưu khiến ông phải sống trong cảnh nghèo túng.
Thương binh Lưu Văn Bậc
Thương binh Lưu Văn Bậc.

Đằng sau vụ bán tàu Kilo, Nga giúp Việt Nam thành lập binh chủng "tàu ngầm"



Tàu ngầm hạng kilo mà Nga đang xây cho Việt Nam (AFP)
Tàu ngầm hạng kilo mà Nga đang xây cho Việt Nam (AFP)

Hoàng Dung / Trọng Nghĩa-RFI
Nhà máy đóng tàu Admiralteiskie Verfi của Nga vừa cho hạ thủy hôm 28/08/2012, chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên trong lô hàng 6 chiếc được Việt Nam đặt mua. Đây là số tàu nằm trong hợp đồng trị giá gần 2 tỷ đô la được ký kết vào tháng 12/2009 nhân chuyến thăm Liên bang Nga của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.


Thông tín viên Hoàng Dung
 
30/08/2012
 
 
Sau khi chạy thử, chiếc tàu ngầm này sẽ được giao cho Việt Nam vào cuối năm nay hay đầu năm tới. Theo thông tín viên Hoàng Dung tại Mátxcơva, phía sau hợp đồng mua bán vũ khí đơn thuần, là cả một kế hoạch nhằm xây dựng cho Hải quân Việt Nam một “binh chủng” tàu ngầm hoàn chỉnh, và một lực lượng hiện đại.

Trở lại bài: Oan đến bao giờ?


Báo Người cao tuổi đăng loạt bài “Oan đến bao giờ?” phản ánh trường hợp chị Nguyễn Thị Tuyết Nga, Ủy viên BCH Hội Phụ nữ huyện, cán bộ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre bị Công an huyện bắt giam oan sai, tra tấn nhục hình rồi đưa vào Bệnh viện Tâm thần Đồng Nai gửi mà gia đình không hề hay biết. Sau hơn ba năm khiếu nại, đến nay Công an huyện và Viện KSND tỉnh Bến Tre vẫn trả lời quanh co, không khôi phục việc làm cho người bị hại...
Sai không chịu sửa?
Vụ án “Hủy hoại tài sản” đã được Tòa án nhân dân huyện Bình Đại xét xử công khai, đúng người đúng tội. Những kẻ cố tình hủy hoại tài sản đã chịu mức hình phạt nghiêm khắc, hiện đã mãn hạn tù. Còn chị Nguyễn Thị Tuyết Nga vẫn tiếp tục đội đơn đi khiếu kiện để được khôi phục việc làm nhưng những cơ quan bắt giam người trái pháp luật như Công an và Viện KSND huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre thì “hứa lèo” rồi trả lời bằng văn bản xuyên tạc sự thật, né tránh trách nhiệm, không chịu khắc phục hậu quả. Sau khi ông Nguyễn Văn Nghiêm, cha của nạn nhân, thương binh 1/4, cựu Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chính trị viên Huyện đội Bình Đại liên tiếp gửi đơn kêu oan cho con mình, các cơ quan Trung ương đã chuyển đơn về địa phương chỉ đạo giải quyết. Ngày 1-6-2012, ông Trương Văn Tỷ, Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh Bến Tre kí Văn bản số 101/P2-VKS về việc trả lời: “Nguyễn Thị Tuyết Nga là đồng phạm với vai trò xúi giục… Về y học: Trước, trong và sau khi gây án đương sự bị rối loạn phân liệt cảm xúc loại hưng phấn. Về pháp luật: Đương sự gây án trong giai đoạn bệnh tiến triển do hoang tưởng chi phối, không nhận thức và điều khiển được hành vi”. Trong thời gian ông Nghiêm gửi đơn tố cáo hành vi trả lời sai sự thật của ông Trương Văn Tỷ, ngày 11-7-2012, ông Nghiêm lại nhận được Văn bản trả lời số 41/CSĐT của Đại tá Võ Hùng Dũng, Trưởng Công an, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an huyện Bình Đại, cũng “sao chép” tựa trả lời của Viện KSND tỉnh. Chúng tôi cho rằng chị Nga bị bệnh tâm thần là hoàn toàn không có cơ sở. Bởi các lí do sau đây:

Công an TP Vinh làm sai: Một thương binh tán gia bại sản


Ông Bùi Tôn Kiêm ở khối 5, phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, năm 1967 nhập ngũ tham gia chiến đấu ở Đường 9 - Nam Lào bị chấn thương cột sống, thương binh hạng 4/4.
Do nhiều năm phục vụ trong chiến trường, sức khoẻ yếu, nhưng hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn, để nuôi bốn con ăn học ông xin địa phương mở ngành nghề kinh doanh. Ông được UBND thành phố Vinh cấp phép kinh doanh xe, máy phục vụ công, nông, ngư nghiệp. Rồi cũng từ đó ông gặp bất hạnh, tán gia bại sản.
Đầu năm 1992, ông Kiêm mua của nông trường An Ngãi ở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An xưởng cơ khí với giá 180 triệu đồng. Ông thế chấp toàn bộ nhà cửa, đất đai, tài sản để vay tiền ngân hàng. Mua xong, ông tháo dỡ chở toàn bộ xưởng cơ khí vào thành phố Hồ Chí Minh bán. Vào thành phố Hồ Chí Minh ông gặp ông Phan Văn Lượm trú ở 43/k1/29 Bình Đông, quận 8. Hai bên thỏa thuận ông Kiêm lấy chiếc xe ô-tô TOYOTA CAMRY bốn chỗ ngồi, biển kiểm soát 51L-7306, giấy phép lưu hành có giá trị đến ngày 18-5-1993. Giấy chứng nhận đăng kí xe ô-tô và giấy phép lưu hành đều do Công an thành phố Hồ Chí Minh cấp mang tên ông Phan Văn Lượm. Ông Lượm lấy toàn bộ máy móc của ông Kiêm. Ngày 3-12-1992, ông Kiêm thuê người lái xe từ thành phố Hồ Chí Minh về Vinh. Ngày 8-12-1992, ông Kiêm lái xe đi rửa thì bị Công an thành phố Vinh giữ và thu toàn bộ giấy tờ xe vì các tội: Không có giấy phép lái xe, chưa sang tên chuyển chủ, không có phí giao thông và bảo hiểm.
Sau ba tháng, Công an thành phố Vinh trả lời ông Kiêm nguồn gốc chiếc xe trên do nhập lậu, các giấy tờ liên quan làm giả. Ngày 29-12-1992, Công an thành phố Vinh khởi tố vụ án hình sự. Ngày 20-2-1993, Phòng PC14 Công an tỉnh ra lệnh truy nã đối với ông Phan Văn Lượm can tội làm giả giấy chứng nhận tài liệu cơ quan Nhà nước. Ông Phan Văn Lượm nơi sinh ở Tân Trạch, Cầu Đước, tỉnh Long An, nơi đăng kí hộ khẩu thường trú tại 43/k1/29 Bình Đông, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, trong Lệnh truy nã lại viết: Ông Phan Văn Lượm ở 43/K1/29 Bình Đông, quận 8, thành phố Vinh. Địa chỉ này không có ở thành phố Vinh. Vậy liệu Công an thành phố Vinh có thực tâm truy nã để bắt ông Phan Văn Lượm hay không?
Lệnh truy nã khó hiểu.
Khi có lệnh truy nã, ông Bùi Tôn Kiêm khẩn khoản đề nghị Công an thành phố Vinh cử cán bộ đi cùng ông vào thành phố Hồ Chí Minh gặp ông Phan Văn Lượm để làm rõ vấn đề, mọi chi phí ông chịu. Nhưng lời đề nghị của ông Kiêm không được Công an thành phố Vinh chấp nhận. Qua đây lại nảy sinh câu hỏi tại sao Công an thành phố Vinh không vào gặp ông Lượm để làm sáng tỏ nguồn gốc chiếc xe TOYOTA CAMRY bốn chỗ ngồi mà ông Kiêm bị tịch thu? Việc Công an thành phố Vinh hai lần khước từ đề nghị của ông Kiêm khiến dư luận bức xúc, yêu cầu Công an thành phố Vinh trả lời: Ông Kiêm tạo điều kiện để làm sáng tỏ vụ án tại sao Công an thành phố Vinh từ chối không làm?”.
Gần một năm sau, ngày 2-4-1996 ông Bùi Tôn Kiêm nhận được Quyết định số 1669 ngày 5-7-1995 của UBND tỉnh Nghệ An, có nội dung: “Nay xử phạt hành chính ông Bùi Tôn Kiêm thường trú tại phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An về hành vi nhập lậu xe ô-tô, với hình thức tịch thu sung công quỹ Nhà nước chiếc xe ô-tô TOYOTA CAMRY số khung 01.1352, số máy 032.7006”.
Quyết định 1669 của UBND tỉnh Nghệ An không đúng, nhập lậu xe ô-tô phải xử lí hình sự, tại sao lại xử phạt hành chính? Vụ án chưa có kết luận điều tra. Nghĩa là Công an thành phố Vinh chưa làm rõ được chiếc xe này có phải nhập lậu hay không, người nhập lậu là ai, mà UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định tịch thu sung công quỹ? Ông Bùi Tôn Kiêm chỉ là một nạn nhân tại sao lại bị phạt hành chính. Điều bất hợp lí nữa tại sao ông Kiêm không được tham gia đấu giá bán chiếc xe ô-tô theo quy định? Ông Bùi Tôn Kiêm khởi kiện ra Tòa án Hành chính TAND tỉnh Nghệ An, được Toà thụ lí. Khi biết ông Kiêm khởi kiện ngày 26-1-1998, UBND tỉnh Nghệ An lại ra Quyết định số 357 “Nay chuyển cho Công an thành phố Vinh 61 triệu đồng, số tiền thu từ bán đấu giá chiếc xe ô-tô du lịch bốn chỗ ngồi nhãn hiệu TOYOTA CAMRY số khung 01.13252, số máy 032.7006 để giải quyết theo các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự về xử lí vật chứng của vụ án”.
Thấy Quyết định 357 của UBND tỉnh Nghệ An đã sửa sai Quyết định 1669, ngày 7-2-1998 TAND tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 01/HC-ST đình chỉ vụ án.
Điều đáng nói Quyết định số 357 của UBND tỉnh Nghệ An lại sai tiếp. Vật chứng vụ án này là chiếc xe ô-tô, chứ không phải 61 triệu đồng. Nếu là vụ án hình sự thì do Toà án phán quyết, tại sao UBND tỉnh lại đứng ra xử lí một vụ án hình sự?
Mất xe ông Bùi Tôn Kiêm phải bán nhà để trả tiền ngân hàng. Vợ con li tán đi ở nhờ bà con, anh em. Thế là một gia đình tan nát. Ông Bùi Tôn Kiêm đã nhiều lần viết đơn đề nghị Công an thành phố Vinh, UBND tỉnh Nghệ An làm rõ việc oan trái của mình. Tất cả đều im lặng, bắt công dân phải đi lại nhiều lần tốn kém kinh tế, hao tâm tổn trí.
Thanh Xuân - Vũ Hoàng

Sau giải tỏa, người dân “bị bỏ rơi”


ĐÀI PTTH HÀ NỘI TRẢ LỜI THƯ YÊU CẦU CẢI CHÍNH, XIN LỖI


HTV rút kinh nghiệm với phóng viên làm tin về biểu tình

Cập nhật 31/08/2011 07:05:33 PM (GMT+7) 
Đài PT -TH Hà Nội có công văn trả lời các ông Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Xuân DIện, Nguyễn Quang A… yêu cầu ông Tổng giám đốc Đài xin lỗi, cải chính một số nội dung đã phát sóng trong chương trình thời sự 18h30 ngày 22/8.

Ngày 29/8/2011, Đài PT – TH Hà Nội đã nhận được bức thư đề ngày 26/8/2011 của các ông Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Xuân DIện, Nguyễn Quang A và các ông bà khác yêu cầu ông Tổng Giám đốc Đài xin lỗi, cải chính một số nội dung đã phát sóng trong chương trình thời sự 18h30 ngày 22/8.

Hôm nay (31/8),, Đài PT -TH Hà Nội đã có công văn trả lời. Toàn văn như sau:
 
 
Nguồn: VietNamNet

QUỲ ĐẤT TRONG LỄ TỰU TRƯỜNG



Sáng 29//8, hàng trăm học sinh Trường tiểu học Thành Sơn (xã Thành Sơn, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) đã nô nức đi tựu trường.
Thầy Hiệu trưởng Lê Đình Sức cho biết, toàn trường có 460 học sinh, 22 lớp. Hầu hết học sinh phải đi bộ rất xa để đến trường, khoảng 5 – 10 km đường vượt đồi, vượt suối. Việc thực hiện chủ trương học 2 buổi cho học sinh miền núi tại trường còn gặp nhiều khó khăn.
Buổi tựu trường, 460 học sinh tiểu học không đồng phục. Nhiều em áo quần nhàu nhĩ, không giày dép...đón năm học mới.
Không có ghế, các em phải ngồi xổm, nhiều em chọn cách quỳ để xem bạn mình hát trên sân khấu.
Xem tin tại đây

Nhân dân!

Bình luận – Phê phán

“Xã hội dân sự” – một thủ đoạn của diễn biến hòa bình

Cập nhật lúc 02:14, Thứ sáu, 31/08/2012 (GMT+7)
Thi gian qua, vic tác đng đ hình thành mt “xã hi dân s” (XHDS)  Vit Nam theo tiêu chí phương Tây đang được mt s ngườc vũ và thc hin. Vy thc cht “xã hi dân s” là gì, đây có phi là mt trong các phương thc hot đng nhm chuyn hóa chế đ mà nhng thế lc ch mưu din biến hòa bình (DBHB) đã áp dng thành công  Ðông Âu, Trung Ðông, Bc Phi, và hy vng sthành công  Vit Nam?
Theo một số học giả và tổ chức nước ngoài, khái niệm XHDS (civil society) xuất hiện sớm nhất ở nước Anh, và được hiểu là việc những con người sống trong cộng đồng. Theo lý thuyết của Scottish (thế kỷ XVIII), XHDS có nghĩa là xã hội văn minh với một nhà nước không độc đoán. Ðến thế kỷ XIX, Hegel mô tả XHDS như là một phần của đời sống đạo đức, bao gồm ba yếu tố gia đình, XHDS và nhà nước, trong đó các cá nhân theo đuổi những lợi ích riêng trong giới hạn đã được pháp luật thừa nhận… Theo tổ chức Liên minh thế giới vì sự tham gia của công dân (CIVICUS) – một tổ chức phi chính phủ (NGO) tại Nam Phi, XHDS là “diễn đàn giữa gia đình, nhà nước và thị trường, nơi mà mọi con người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung”. Cùng với khái niệm XHDS, còn có một số cụm từ, khái niệm khác có liên quan, như: “xã hội công dân” (citizens society – CS), “tổ chức XHDS” (Civil Society Organization – CSO), “tổ chức phi chính phủ” (Non governmental organization – NGO)… Ðây là những khái niệm ra đời từ các chủ thể khác nhau nhưng lại có liên quan chặt chẽ, trong đó nổi bật là quan niệm không có NGO (tổ chức quần chúng, hội, đoàn thể…) thì không thể hình thành XHDS.  Trong một xã hội, nếu có nhiều tổ chức NGO hoạt động mạnh thì sẽ có XHDS phát triển và ngược lại. Nhìn từ cấu thành cơ bản một xã hội với ba thành phần là nhà nước, doanh nghiệp và XHDS, một số nhà nghiên cứu nước ngoài cho rằng, nếu ba yếu tố này cân bằng thì xã hội, chế độ chính trị sẽ ổn định, phát triển hài hòa. Ngược lại, nhà nước mạnh sẽ dẫn tới chế độ độc tài, nếu XHDS mạnh, thì sẽ dẫn tới vô chính phủ, bất ổn về xã hội và chế độ sẽ sụp đổ. Ðây chính là lý do để các thế lực thù địch quan tâm nghiên cứu, vận dụng, nhằm lợi dụng vai trò của XHDS trong hoạt động lật đổ một chế độ như họ đã thực hiện tại một số nước trong thời gian qua.
Một số học giả trên thế giới có quan điểm chống cộng rất đề cao vai trò của XHDS trong các cuộc “cách mạng màu” lật đổ chế độ XHCN tại Ðông Âu trước đây. Bronislaw Geremek, nhà sử học, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Ba Lan Lech Valesa từ những ngày đầu xuất hiện Công đoàn Ðoàn kết cho rằng: “Khái niệm XHDS, được hiểu như một chương trình chống lại chủ nghĩa cộng sản, xuất hiện đầu tiên tại Ba Lan vào cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX, ban đầu chỉ đặt trong mối liên quan đến phong trào Ðoàn kết. Thời gian dài sau đó, trong thế giới cộng sản xuất hiện một phong trào độc lập của quần chúng đòi tẩy chay hệ thống cầm quyền”. Bronislaw Geremek đánh giá cao vai trò của XHDS trong việc lật đổ chế độ XHCN tại Ba Lan: “Ðối đầu với phong trào quần chúng khổng lồ này là sức mạnh của bộ máy chế độ, gồm: quân đội, cảnh sát và bộ máy hành chính (kể cả guồng máy Ðảng Cộng sản). Tuy nhiên, đến khi đó, tất cả đều không còn tính hợp pháp, họ bị loại ra khỏi tầm kiểm soát xã hội, đồng thời cũng mất đi mọi sự ủng hộ của xã hội. Trong phong trào Ðoàn kết, chúng tôi đặt hy vọng bao vây, cô lập bộ máy công quyền đó bằng một thứ giống như cái kén tằm, từng bước cô lập và sau đó là đặt bộ máy đảng – nhà nước ra bên lề”.
Tại Ðông Âu trước đây, có những “tổ chức chính trị đối lập” hình thành, phát triển và hoạt động với danh nghĩa là “tổ chức XHDS”, như Công đoàn Ðoàn kết ở Ba Lan, Hội Văn hóa Ucraina ở Liên Xô trong những năm 80 của thế kỷ XX… Thông qua việc lôi kéo công nhân, với sự hỗ trợ từ nước ngoài (như Trung tâm Ðoàn kết Lao động Quốc tế Mỹ – ACILS) và một số tổ chức Công giáo, từ những năm 70 tại Ba Lan đã xuất hiện các tổ chức như: Ủy ban bảo vệ công nhân (KOR), Phong trào Bảo vệ các quyền dân sự và con người (ROPCiO), sau đó Công đoàn Ðoàn kết Ba Lan được thành lập. Thông qua Công đoàn Ðoàn kết, các thế lực thù địch đã tổ chức thành công việc lật đổ chế độ XHCN tại nước này. Tương tự, tại Tiệp Khắc, với sự hỗ trợ của bên ngoài, các đối tượng chống đối chế độ đã thành lập Phong trào Hiến chương 77 làm hạt nhân. Các cuộc “cách mạng đường phố” tại các nước vùng Trung Ðông – Bắc Phi thời gian qua cũng cho thấy vai trò của các cơ quan đặc biệt nước ngoài, các NGO, trong việc hỗ trợ các tổ chức XHDS lôi kéo, kích động quần chúng lật đổ chế độ.
Hiện nay, các nước, các tổ chức quốc tế, các NGO nước ngoài đang tìm mọi cách để hình thành, phát triển XHDS theo tiêu chí phương Tây ở Việt Nam, qua đó thực hiện mục tiêu lật đổ chế độ XHCN bằng biện pháp “bất bạo động”, “phi vũ trang”. Hoạt động này nằm trong ý đồ thực hiện “tiến trình dân chủ ở Việt Nam” với mục đích lợi dụng XHDS để gây mất ổn định chính trị, tiến tới thay đổi chế độ như xảy ra tại các nước Ðông Âu, SNG và Trung Ðông – Bắc Phi thời gian qua. Báo cáo Khỏa lấp sự cách biệt: XHDS mới nổi tại Việt Nam của một tổ chức quốc tế cho rằng, các NGO Việt Nam và các tổ chức tại cộng đồng đã tạo ra một thách thức to lớn. Bản báo cáo khuyến nghị một số lĩnh vực cần quan tâm để thúc đẩy XHDS tại Việt Nam, như cải thiện môi trường xã hội, luật pháp và kinh tế cho các NGO, tăng cường năng lực các tổ chức xã hội cho việc thực hiện nghiên cứu và đánh giá các hoạt động của các tổ chức XHDS tại Việt Nam. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, một số NGO nước ngoài rất quan tâm đến các tổ chức chính trị, xã hội ở nước ta và tìm cách xâm nhập, tác động, chuyển hóa các tổ chức này để chuyển hướng hoạt động chính trị trong khi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức đối lập. Thông qua các hoạt động như triển khai dự án, hỗ trợ, tài trợ, tổ chức hội thảo với các NGO Việt Nam, một số tổ chức nước ngoài đã cố gắng tìm hiểu nội bộ, xu hướng quan điểm của các NGO Việt Nam về sự lãnh đạo của Ðảng đối với tổ chức quần chúng, kích động sự thoát ly vai trò lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước, cổ vũ quyền tự do lập hội theo tiêu chí phương Tây. Ngoài ra, một số tổ chức nước ngoài còn tài trợ tài chính cho một số NGO Việt Nam để hỗ trợ việc xuất bản, phát hành tài liệu nghiên cứu, văn bản luật nước ngoài nhằm tuyên truyền quan điểm, pháp luật phương Tây đến với công chúng Việt Nam một cách công khai.
Các tổ chức phản động nước ngoài cũng tìm cách phát triển XHDS tại Việt Nam để phục vụ ý đồ chống phá từ bên trong. Tổ chức Bảo vệ người lao động (của Trần Ngọc Thành tại Ba Lan) gia tăng hoạt động nhằm chuyển hướng hoạt động xâm nhập vào trong nước với ý đồ xây dựng các tổ chức công đoàn tự do. Tổ chức Mạng lưới tuổi trẻ Việt Nam lên đường đã tiến hành Ðại hội thanh niên sinh viên Việt Nam trên thế giới lần thứ V vào tháng 1-2008 tại Malaysia với chủ đề XHDS: dân chủ từ sức mạnh quần chúng với mục đích trao đổi để tìm cách cho ra đời một XHDS độc lập với chính quyền, tôn trọng nhân quyền, có các công đoàn độc lập, có tự do báo chí… Tại đại hội này, các đối tượng tham gia đã đề ra mục tiêu để tiến hành “cuộc cách mạng hòa bình” tại Việt Nam là phải xây dựng được một XHDS bền vững và muốn thay đổi xã hội thì không chỉ trên phương diện chính trị, mà còn trên các phương diện kinh tế, luật pháp, trong mỗi cộng đồng dân cư. Tại hội thảo Chuyển đổi Nhà nước Việt Nam: Các tác động lên Việt Nam và khu vực do các đối tượng bên ngoài tổ chức ở Hồng Công tháng 8-2008 đã tập trung bàn luận các nội dung: thách thức tự nhiên của XHDS đối với chế độ độc đảng ở Việt Nam; XHDS trong bối cảnh Việt Nam, sự trỗi dậy của XHDS qua việc tập trung vào hoạt động của Khối 8406 và Việt Tân. Qua đây cho thấy, các thế lực phản động bên ngoài rất quan tâm đến việc lợi dụng XHDS để thực hiện âm mưu lật đổ chế độ.
Ðáng chú ý là một số đối tượng cơ hội chính trị có quan điểm chống đối cực đoan đã lợi dụng một số tổ chức quần chúng hợp pháp để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn có nội dung đòi hỏi đưa Hiến pháp 1992 trở về Hiến pháp năm 1946, trưng cầu ý dân về Ðiều 4 cũng như toàn bộ Hiến pháp, lập Tòa án Hiến pháp, thúc đẩy XHDS và thực hiện các quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội theo tiêu chí phương Tây, tư hữu hóa đất đai… Nếu thực hiện các nội dung này theo ý đồ của họ thì chế độ XHCN thực tế sẽ không còn tồn tại ở Việt Nam. Ðây là phương thức đấu tranh công khai rất nguy hiểm, nếu không cảnh giác có thể sẽ giúp các thế lực thù địch lợi dụng các tổ chức XHDS để đưa ra những kiến nghị nhằm thay đổi thể chế, thay đổi hệ thống luật pháp XHCN bằng luật pháp dân chủ, tư sản.
Ðể góp phần phòng, chống âm mưu và hoạt động tác động hình thành XHDS theo tiêu chí phương Tây, chúng ta cần đề cao cảnh giác trước các âm mưu và hoạt động tác động hình thành XHDS của các thế lực thù địch, đặc biệt là tác động, ảnh hưởng của vấn đề này đối với an ninh quốc gia. Bên cạnh việc tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, cần thường xuyên tổ chức, tiến hành các hoạt động tuyên truyền về âm mưu, ý đồ của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề XHDS để tác động chuyển hóa chính trị. Ðảng, Nhà nước cần ban hành các chủ trương, chính sách, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật phù hợp, điều chỉnh hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội phù hợp với định hướng phát triển đất nước. Cùng với việc nghiêm túc thực hiện các chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước về tổ chức, hoạt động của các hội, đoàn thể cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này, sao cho phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội, truyền thống văn hóa Việt Nam. Ðồng thời tăng cường công tác quản lý các tổ chức xã hội, không để các thế lực thù địch lợi dụng. Trong bối cảnh các tổ chức xã hội đang có xu hướng ngày càng phát triển, cần thường xuyên nắm chắc tình hình, diễn biến hoạt động của các tổ chức này nhằm phát hiện kịp thời những vấn đề phức tạp có liên quan đến an ninh quốc gia để chủ động xây dựng các biện pháp, giải pháp đấu tranh phòng, chống hiệu quả. Ðặc biệt, cần kiên quyết xử lý các hành vi hoạt động vi phạm pháp luật, đồng thời tăng cường đối thoại, tiếp xúc, cảm hóa, không để các thế lực thù địch lôi kéo nhằm thực hiện ý đồ chống đối từ bên trong…
DƯƠNG VĂN C
Nguồn: Nhân dân

13 phản hồi to “1230. “Xã hội dân sự” – một thủ đoạn của diễn biến hòa bình”


  1. Hai Van đã nói

    Bài báo này lộ rõ chân tướng của những kẻ chống “diễn biến hòa bình”: ngu dốt, nói liều, bất chấp sự thật, bất chấp lẽ phải hiển nhiên, giữ đến cùng cái thối tha, phản động:
    1. Cho rằng “thế lực thù địch” đánh sập chế độ XHCN Đông Âu, vậy thì các chế độ hiện nay ở Đông Âu chắc chắn phải là phản động, đúng không? Hỡi ông Dương Văn Cừ, nhưng liện ông có dám bảo chính quyền CS trước kia ở Đông Âu tốt đẹp hơn các cq bây giờ không?
    Khi người ta phê phán chế độ CS ở VN thì các ông bảo đấy là quyền lựa chọn của chúng tôi. Vậy thì tại sao ông lại coi sự lựa chọn của người Ba Lan, Tiệp Khắc, Đức,… là phản động?
    2. Chính truyền thông VN cũng phải thừa nhận các chế độ vừa bị đánh đổ ở Bắc Phi (Ai Cập, Tunizi, Lybia) là độc tài, thế mà ông lại coi lực lượng nổi dậy chống chế độ đó là do “phản động xúi giục”? So sánh với các nước Bắc Phi để sợ hãi cách mạng “hoa lài” là tự thú nhận chế độ CSVN hiện nay là độc tài xấu xa. Ông ăn cơm Đảng mà ông hại Đảng quá.
    3. XH dân sự là thể hiện mỗi người dân tham gia tự giác vào đời sống, gánh vác trách nhiệm XH, nó đánh dấu sự tiến bộ của nền văn minh loài người, thế mà ông lại thấy nguy cơ cho chế độ này, thì cũng lại tự thú nhận chế độ này thù nghịch với dân chủ, với nhân dân rồi.
    Đây là bài báo thể hiện một đầu óc ngu xuẩn, phản động tăm tối bậc nhất và có hại nhất cho chính Đảng CSVN hiện nay.
    Đảng dùng những thằng như thế này để bảo vệ chế độ thì đẩy nhanh chế độ diệt vong.

  2. Mùa Biển Động đã nói

    “.Đáng chú ý là một số đối tượng cơ hội chính trị…..có nội dung đòi hỏi đưa hiến pháp 1992 trở về hiến pháp 1946 “….hahaha !
    Bắt “quả tang” việc quy kết hiến pháp 1946 là phản động (!? ). Mà đứng đầu nhóm soạn thảo HP 1946 là HCM ! Như vậy có nghĩa là HCM là phản động ?
    Có vậy mới thấy đảng ta … “tài tình” cỡ nào !

  3. Cyclo! đã nói

    Ha! ha! ha! Lại khoái đi giật lùi theo kiểu “đỉnh cao trí tuệ” rồi!
    Posted by 115.75.193.168 via http://webwarper.net, created by AlgART: http://algart.net/
    This is added while posting a message to avoid misusing the service

  4. Giấy Gói Hàng Tôm Cá Mắm ..! đã nói

    mấy bà bán hàng khô, bán tôm bán cá…được một phen tha hồ mua ‘re như cho” giấy gói hàng cho khách…!
    “cây ngay không sợ chết đứng”…đan mạch chúng mày, những thằng “đâu không bằng đất” tham quyên cố vị và một đám sai nha lục đinh cẩu khẩu …!

    • Trangchi đã nói

      từ ngày giấy toilet được dùng một cách rất phổ biến , báo nhân dân mất hẳn thị trường to lớn xưa nay

  5. Nắng Hạ đã nói

    wait to see
    những áng mây đang bay về núi
    bao giờ sinh hạ những cơn mưa ?

  6. Chipheo@ đã nói

    Tôi không hiểu tại sao có những “kẻ” thậm ngu” như thế này. Đối với hạng người này chỉ cần hỏi họ: Thế cả thế giới này họ đều phải chấp nhận “diễn biến hòa bình” và còn ai không bị mắc vào “bẫy này” .Rõ ràng chỉ trừ VNCS. Đúnglà AQ hơn cả AQ,Chí phèo hơn cả Chí phèo,Các vị này phải chấp tay gọi họ bằng “Cụ” bằng “Kị” .Không hiểu sao mà báo “Nhân dân” lại “ném loại “cứt thối” này.Thế giới còn coi đất nước này là thế nào đây? Nhục và nhục?

  7. Binhloanvien đã nói

    Không thể tranh luận được với bọn đầu đặc này.

  8. ĐIỀU BỐN đã nói

    Đọc xong, đúng là được ăn chuối ngày Rằm!

  9. Vương Đình Hùng đã nói

    Hiến pháp năm 1946 những người soạn thào, chủ bút là do Hồ Chí Minh, các thành viên trong nhóm sọan thảo có ông Cù Huy Cận cùng một số trí thức người VN, học hành, sinh sống tại Pháp, được Nguyễn Ái Quốc mời về, sau khi hoàn chỉnh đã thông qua các đảng phái chính trị và tất cả đã thống nhất đưa ra Quốc Hội để thông qua. Xin lỗi nếu bản Hiến Pháp năm 1992 thì không thể có chính thể này !!!

  10. Em La Lu đã nói

    Như vậy là báo Nhân Dân đã biết được thế nào là giá trị chân thật của “xã hội dân sự ” rồi, báo Nhân Dân giờ hình như mới bắt đầu mở mắt để thấy được ước vọng của dân tộc, mới biết thế nào là phản dân tộc, sự khác máu và điên cuồng của sự độc Đảng, độc Quyền, cũng như sự mục rỗng, tàn rụi của nó.
    Mong bà con hãy đứng lên để mà đập đổ cái Nhà Nước đầy những bệnh hoạn này!.

  11. Cục Đất đã nói

    Tốt, bài này đúng là khai đồng chí trong đống rơm. “Xã hội dân sự” ghê gớm lắm ! Nhưng không có lỹ lẽ nào để phản bác. Thôi thì thông tin cho người đọc vậy. Cám ơn.

    • NAQ đã nói

      NAQ nói
      Nhân danh nhân dân để chống lại nhân,dân, nhân danh nhân dân để chống lại XHDS vốn là nền tảng tạo nên sự tiến bộ và hạnh phúc của nhân loại . Bài báo lố bịch này quả thực như một sư thú về sự bất lực của một trang nam nhi, như một tiếng chuông lảnh lót trong hồi chuông cáo chung của một thời lầm lạc ngu ngơ Bi kịch và sự bế tắc của đất nước mấy nghìn năm chính là ở chỗ không tìm ra được con đường phát triển cho mình .Vì thế đất nước trở thành con tin của một nhóm người và họ đang đặt cước số phận 90 triệu con người vào sự tồn vong của một thể chế vốn không còn lý do để tồn tại l
      Tất cả chỉ vì những lo sợ thấp hèn là mất nền độc trị của một nhóm lợi quyền vốn quen tước đoạt hơn là tự làm ra cho xã hội và cho chính bản thân. Trong xã hội dân sự không có Đảng phái nào có quyền lấy tiền của dân xây dựng trụ sở Đảng nguy nga, bao cấp cho sự tồn tại vô lý của tờ báo tên gọi ” Nhân dân” mà nhân dân hầu như không mua, không đọc , được độc quyền ăn và nói , được mang lợi ích của nhân dân và quốc gia đánh đổi cho lợi ích vị kỷ và thiển cận của một nhóm người.
      Posted by 183.81.113.25 via http://webwarper.net, created by AlgART:http://algart.net/
      This is added while posting a message to avoid misus tên là Nhân dânng the service