Công an bị tố đánh dân tàn nhẫn: Bộ Công an vào cuộc
(VTC News) - Bộ Công an đã yêu cầu Công an TP.HCM nhanh chóng điều tra vụ việc công dân tố bị công an đánh đập tàn nhẫn.
Sau khi Báo điện tử VTC News đăng tải bài viết Dân tố bị Công an đánh đập tàn nhẫn, ngày 28/7/2013, Đại tá Phạm Văn Sinh - Phó Chánh văn phòng Bộ Công an, đã gửi công văn số 3273 thông báo yêu cầu kiểm tra vụ việc báo nêu đến Ban Giám đốc Công an TP.HCM.
Công văn đề nghị Công an TP.HCM chỉ đạo, kiểm tra xử lý thông tin, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an, đồng thời cũng sẽ có phản hồi đến Báo điện tử VTC News.
Công văn Văn phòng Bộ Công an đề nghị BGĐ CATPHCM làm rõ vụ việc, đồng thời thông báo đến Báo điện tử VTC News được biết. Ảnh: Phan Cường |
Theo điều tra của PV VTC News, khoảng 23h30 tối 12/8/2013, anh Phan Sĩ cùng nhóm bạn đi làm bếp khuya về, khi đến ngã ba Phan Văn Hớn (P.Tân Thới Nhất, Q.12), xe bạn anh Sĩ là Thái Minh Khiêm bị một xe tải chạy cùng chiều máng phải, cả xe máy và hai người ngồi trên xe (Khiêm và bạn gái) bị thương tích, xe máy hư hỏng nặng.
Thấy xe tải có dấu hiệu bỏ chạy, anh Sĩ mới phóng xe lên chặn đầu xe tải và yêu cầu tài xế xuống nói chuyện, đền bù cho hai người bạn anh. Cuộc thương lượng kéo dài gần tiếng đồng hồ có sự chứng kiến của lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng...
Thương lượng xong, cả nhóm người chuẩn bị rời hiện trường thì lực lượng CSGT CAQ.12 (có 2 người mặc sắc phục, 1 người mặc áo đen) xuất hiện yêu cầu giữ nguyên hiện trường. Lúc này, một bảo vệ dân phố đến yêu cầu anh Sĩ xuất trình giấy tờ.
Cho rằng bảo vệ dân phố không có quyền đề nghị như vậy, anh Sĩ không chấp hành, tiếp đó người đàn ông mặc áo đen bước đến quát lớn "tao được không mày", đáp lại anh Sĩ cũng nói: "Nếu anh là công an phải xuất trình thẻ ngành tôi mới đưa ra còn không thì thôi, bởi anh mặc thường phục tôi không biết anh là ai".
Vừa dứt lời, anh Sĩ bị bảo vệ dân phố và người đàn ông mặc áo đen lao vào đánh tới tấp.
Cho rằng bảo vệ dân phố không có quyền đề nghị như vậy, anh Sĩ không chấp hành, tiếp đó người đàn ông mặc áo đen bước đến quát lớn "tao được không mày", đáp lại anh Sĩ cũng nói: "Nếu anh là công an phải xuất trình thẻ ngành tôi mới đưa ra còn không thì thôi, bởi anh mặc thường phục tôi không biết anh là ai".
Hiện trường nơi anh Sĩ bị đánh. |
Vừa dứt lời, anh Sĩ bị bảo vệ dân phố và người đàn ông mặc áo đen lao vào đánh tới tấp.
Anh Khiêm thấy vậy dùng máy điện thoại quay liền bị một CSGT lao đến chụp lấy điện thoại và la lớn "mày quay cái gì, tao tịch thu điện thoại mày luôn". Đồng thời nhóm người gồm bảo vệ dân phố, dân quân, dân phòng, cùng hai người (có thể là dân thường) lao đến đánh anh Khiêm, xé rách áo anh Khiêm.
Anh Khiêm hốt hoảng chạy bộ trốn khỏi hiện trường, nấp trong nhà người dân tại một con hẻm, trong khi phía ngoài lực lượng bảo vệ dân phố truy lùng ráo riết.
Anh Khiêm hốt hoảng chạy bộ trốn khỏi hiện trường, nấp trong nhà người dân tại một con hẻm, trong khi phía ngoài lực lượng bảo vệ dân phố truy lùng ráo riết.
Anh Sĩ sau khi bị no đòn thì bị lực lượng bảo vệ dân phố đè úp mặt xuống mặt đường, còng tay đưa về trụ sở Công an phường Tân Thới Nhất để xử lý.
Đến trụ sở, anh Sĩ bị còng tay, sau đó bị còng chân và tiếp tục bị đánh dã man. Anh Sĩ nhớ lại, người đánh anh nhiều nhất tại trụ sở công an phường là một thanh niên tuổi còn trẻ (khoảng 20-22 mang dép Đốc-tờ, mặc áo xanh như áo dân quân, dân phòng).
Người này dùng chân đá và bụng, dùng dép Đốc - tờ đánh vào đầu, hai thái dương và vùng hông của anh Sĩ khiến anh không thể nào đứng nổi, chỉ nằm một chỗ, lúc mê, lúc tỉnh.
Người này dùng chân đá và bụng, dùng dép Đốc - tờ đánh vào đầu, hai thái dương và vùng hông của anh Sĩ khiến anh không thể nào đứng nổi, chỉ nằm một chỗ, lúc mê, lúc tỉnh.
Thấy anh mê man không hay biết gì, có người dùng nước tạt vào người anh Sĩ cho nạn nhân tỉnh dậy, sau đó có hai người chở anh ra bỏ ngay giữa đường lộ (trước cổng trường Nguyễn Ảnh Thủ). Anh Sĩ bất tỉnh, lát sau tỉnh dậy thấy người lạnh, cơ thể đau nhức, cố gượng dậy nhưng không nổi.
Lúc này có một xe tải lớn chạy đến, thấy có người nằm giữa đường lộ vẫy tay trong tình trạng sức khỏe yếu ớt nên tài xế dừng xe kết hợp cùng người dân bán hàng khuya gần đó kéo anh Sĩ dựa vào cột điện gần trường học.
Người đi đường phát hiện sự việc có điện thoại báo đến công an phường Tân Thới Nhất, cũng như những lực lượng khác của quận 12 tuy nhiên không hề có động thái phản hồi.
Khoảng 4 giờ sáng 13/8, nhận tin báo của người dân, lực lượng CSCĐ - CA TPHCM (thường gọi "141 thành phố") đứng chốt cầu vượt An Sương đến nơi anh Sĩ nằm và chuyển nạn nhân đến Phòng khám đa khoa Cộng Hòa cấp cứu. Sau đó, lực lượng CSCĐ lấy điện thoại gọi người thân đến chuyển anh Sĩ đến Bệnh viện Chợ Rẫy bằng xe cứu thương của Phòng khám Cộng Hòa ngay trong đêm.
Trải qua thời khắc kinh hoàng, hiện tại sức khỏe của anh Sĩ cũng dần hồi phục, anh Sĩ cho biết đang tiến hành gửi đơn tố cáo trình bày vụ việc đến Ban Giám đốc, Thanh tra Công an TPHCM cũng như Viện kiểm sát cùng cấp để cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xử lý vụ việc nhằm mang lại công bằng, giúp anh có niềm tin vào công lý, vào cuộc sống... "Ai sai phạm phải xử lý đúng theo pháp luật" - anh Sĩ nói.
Phan Cường
phản ứng của con chó khi bị dồn vào chân tường ra sao thì phản ứng của đảng cướp cộng sản khi bị lề dân chỉ trích đều giống y chang như vậy, nào có khác gì, he he he....
Trả lờiXóaChọc chó 22:11/30.8.2013 nói hay quá!
Trả lờiXóaTham chiếu vào quan hệ giữa công an và người dân ở một xứ công an trị, chúng ta sẽ thấy: Người dân ở một nước công an trị đừng tưởng rằng cứ chấp nhận “thôi thì nhịn một tí cho nó xong việc” mà những viên công an lạm quyền kia sẽ buông tha cho họ.
Trả lờiXóaTrong chính trị quốc tế, học giả Frederick Schuman viết rằng, “nước càng yếu thế về kinh tế - quân sự, thì càng phải phát triển sức mạnh ngoại giao và sự liên kết với các nước khác. Điều tối kỵ là một quốc gia vừa nhỏ yếu vừa bị cô lập trên thế giới”. Một học giả khác, người Việt Nam, TS. Vũ Hồng Lâm nhận định, nếu những sức ép mà Trung Quốc gây cho Việt Nam được dư luận quốc tế quan tâm thì điều đó sẽ khiến Trung Quốc phải cân nhắc hơn trong quan hệ với Việt Nam, nhất là khi Trung Quốc lại luôn muốn tự vẽ mình như một nước lớn thân thiện.
Trong quan hệ công an - công dân, kinh nghiệm ứng xử cũng tương tự: Không có sức mạnh, không có khả năng sử dụng vũ lực, người dân thấp cổ bé họng càng phải biết phát triển sự đoàn kết, liên kết với nhau, cũng như phát huy vai trò của truyền thông (không nhất thiết chỉ truyền thông quốc doanh). Điều tối kỵ là vừa nhỏ yếu vừa lẻ loi, cô độc, không được dư luận biết đến. Thực tế cho thấy, các nạn nhân càng im lặng và bị cô lập, thì càng bị đàn áp mạnh, bởi khi đó những kẻ lạm quyền không hề thấy bị đe dọa hay có sức ép phải chịu trách nhiệm nào.
Nói đơn giản là, càng thiếu sức mạnh quân sự, càng phải khôn khéo về ngoại giao - chính trị. Càng yếu về thể chất, càng phải to mồm. Nếu những việc làm sai trái, lạm quyền của công an bị phơi bày ra dư luận, thậm chí dư luận quốc tế, thì điều đó sẽ khiến công an phải chùn tay, nhất là khi chế độ luôn muốn vẽ mình như một chính quyền của dân, do dân, vì dân.