HÔM NAY, LÀNG TÔI GỬI ĐƠN KHẨN CẤP VÀ TẶNG HOA NGÀY NHÀ GIÁO
17.11.2014
Hôm nay, dân làng Phụ Khang, xã Đường Lâm, TX Sơn Tây đã cử một đoàn đại biểu gồm 12 người, cao tuổi nhất là Cụ Bình Thanh 80 tuổi đi gửi ĐƠN TRÌNH BÁO KHẨN CẤP tới UBND Xã Đường Lâm, UBND Thị xã và Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội. UBND xã và Thị xã đều có giấy biên nhận.
Đến Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sơn Tây, dân làng tôi đã tặng hoa Ông Trưởng phòng nhân Ngày Nhà giáo VN 20.11 năm nay, trước khi đưa đơn. Trước đó, đoàn cũng đã tới Trường Tiểu học Đường Lâm để tặng lẵng hoa tươi thắm chúc mừng các thầy cô giáo, rất tiếc là cả cô Hiệu trưởng và cô Hiệu phó đều đi họp vắng.
Giấy biên nhận của Văn phòng UBND Xã Đường Lâm
và của Văn phòng UBND Thị xã Sơn Tây:
Ghi chú: Từ sau khi chúng tôi đăng bài viết này, Giáo sư Chu Hảo (nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) và nhiều giáo sư, nhà nghiên cứu và các trí thức trong và ngoài nước đã gửi thư, gọi điện, nhắn tin cho TS. Nguyễn Xuân Diện để bày tỏ sự cảm thông đối với dân làng Phụ Khang quê nhà của Tiến sĩ và mong muốn nếu được dân làng chấp thuận thì sẽ xin gửi tiền đóng góp xây tặng làng Phụ Khang một ngôi trường khang trang để các cháu có nơi học tập.
Chúng tôi thay mặt dân làng xin cảm ơn Giáo sư Chu Hảo và các giáo sư, các nhà trí thức trong và ngoài nước. Dân làng chúng tôi vẫn đang chờ hồi âm của UBND Xã Đường Lâm, của UBND Thị xã Sơn Tây và Phòng Giáo dục thị xã Sơn Tây về việc xây trường học cho con em chúng tôi.
Nếu nhà nước và chính quyền các cấp không thể lo được trường học cho con em làng tôi, chúng tôi sẽ viết thư chính thức đề nghị Giáo sư và những tấm lòng hào hiệp trên khắp thế giới giúp đỡ và cùng chúng tôi lo cho các cháu một ngôi trường để học chữ.
15.11.2014:
15.11.2014:
Dân làng Phụ Khang, xã Đường Lâm của tôi vừa thảo lá Đơn trình báo khẩn cấp về việc trường làng (2 phòng học) sắp sụp đổ, khiến cho hơn 2 tháng nay các em học sinh lớp 1 và lớp 2 phải học nhờ, một lớp thì ở một nhà dân và lớp nữa thì trong hội trường nhà văn hóa của thôn. Dân làng xin với chính quyền để tự góp tiền sửa chữa lớp học, nhưng chính quyền gạt đi, bảo nếu tự ý làm là vi phạm pháp luật.
Sau hai tháng học nhờ như vậy, chính quyền xã dùng đủ mọi biện pháp để ép các gia đình đưa trẻ đến trường chính để học, cách làng 3 km, nhưng dân làng không chịu. Dân làng cho biết, đã đọc kỹ Điều lệ Trường Tiểu học do Bộ GD và ĐT ban hành, quy định rõ: "độ dài đường đi của học sinh đến trường đối với khu ngoại thành, nông thôn không quá 1 km". Một ngôi trường 2 lớp học nằm ngay trong làng Phụ Khang (thuật ngữ ngành giáo dục gọi là khu lẻ), được xây dựng cách đây khoảng 50 năm, cách trường chính 3 km đã đáp ứng được điều này.
Hai trang đầu của ĐƠN TRÌNH BÁO KHẨN CẤP có chữ ký của dân làng |
Hình ảnh ngôi trường sắp đổ. Nơi ngày xưa tôi đã từng học suốt cả thời gian cấp 1
Đất của trường một nửa đã bị trưởng thôn bán cho một cô giáo làng để làm quán bán hàng
Chính quyền xã chống chế với dân bằng cách cho đổ mấy xe cát như đang sắp sửa chữa
Trường xưa êm đềm dưới tán lá bàng xanh mướt. Nay không một bóng em thơ
Tất cả các cột từ cổng vào trong trường và trên khắp các nơi công cộng của làng
đều được dán những khẩu hiệu thế này.
Nhà dột
Quá giang sắp gẫy gục hẳn
Sân trường đầy lá rụng. Sắp thành nơi hoang phế rồi...Rất có thể một ngày nào đó sẽ bị bọn "cường hào mới" ở xã, thôn bán lấy tiền chia nhau. Thời gian gần đây, công an kinh tế thị xã Sơn Tây đã triệu tập hàng loạt cựu Chủ tịch, cựu Phó chủ tịch xã tới làm việc. Có kẻ bị đột quỵ vẫn phải ngồi cáng để đưa đi lấy cung. Có kẻ mời thầy cúng về để đốt vàng giải hạn cũng không thoát, giờ đang hóa rồ hóa dại (thật hay giả nhỉ?). Lại có kẻ trốn xuống lều cá nằm co ro như chuột chạy cùng sào.
Dân làng ký tên vào lá Đơn Khẩn cấp trình báo với các cấp chính quyền.
Tễu blog
Nghe thôi nó đã thấy sự vô lý rồi, có cần phải nói 1 thành mười thế không, ngôi trường bé đến nỗi chỉ to gấp đôi cái quán bán hàng thôi sao mà ông trưởng thôn bán một nửa diện tích cho một cô giáo làng để xây quán bán hàng ? nói thì cũng phải nghe nó hợp lý một chút chứ. Ngôi trường cũ rồi thì nên phá đi mà xây mới thôi chứ, có chỗ học mới tốt như thế mà sao không chịu đi học nhỉ ?
Trả lờiXóaNhân dân ở nới đây hơi cố chấp. Trong thời gian đợi tu xửa, hay xây dựng lại trường thì tại sao nhân dân không cho con em đến trường. Ở trường mới, các em sẽ có môi trường học tập rộng hơn, với nhiều bạn bè hơn, đồng thời sự quản lý việc dạy và học của nhà trường sẽ rất thuận tiện. Mặc dù có xa hơn một tý, nhưng đây là một vùng nông thôn, và phụ huynh học sinh chắc chắn hầu hết là nông dân, bỏ ra một chút thời gian đưa đón con em mình cũng không ảnh hưởng nhiều về mặt thời gian và công việc vì hầu hết đều làm nông nghiệp. Việc học tập nhờ như hiện nay thật sự rất không ổn định cho việc học của các em.
Trả lờiXóatôi là người dân ở đây và theo tôi biết thì đây là ngôi trường bỏ hoang từ lâu rồi, thay vào đó là ngôi trường khang trang ở bên phía dưới làng này chứ không phải là như hình ảnh chúng ta đang thấy ở trên blog này, mọi chi tiết thì các bạn có thể về ngay ngôi trường đó có thể kiểm tra chứ đừng có vội tin những trang dân oan này được
Trả lờiXóa