Kỳ án oan sai - Kỳ 13: Bị tù oan vì một bài thơ
20/04/2015 09:16
Ông Phương và chồng hồ sơ đòi bồi thường trong 22 năm - Ảnh: K.Hoan
|
Năm 1991, người dân hai xã Nam Tân và Nam Thượng (H.Nam Đàn) tranh chấp đất sản xuất. Hai năm sau, để giải quyết tranh chấp này, lãnh đạo H.Nam Đàn cho đóng cột mốc phân chia ranh giới hai xã.
|
“Thời điểm tôi viết bài thơ này, người dân hai xã đang giành nhau đất đai quyết liệt, dẫn đến việc phá hoại hoa màu của nhau. Việc đóng cột mốc hầu như chưa giải quyết được gì thì lập tức, lãnh đạo huyện quay sang quy kết cho bài thơ của tôi đã tạo tâm lý kích động, lôi kéo một số người dân quá khích đứng lên chống lại chủ trương đóng cột mốc của huyện”, ông Phương nói.
Sáng 26.7.1993, khi ông Phương ghé vào một ki ốt photocopy tài liệu để đến làm việc với Sở GD-ĐT Nghệ An về chế độ của giáo viên, thì có 2 chiến sĩ công an xuất hiện, rồi khám cặp của ông và phát hiện có bài thơ Cột mốc hay là cột ngốc, sau đó dẫn giải ông về trụ sở Công an TP.Vinh. “Tại đây, họ dẫn tôi lên xe của Công an H.Nam Đàn đang chờ sẵn, áp giải tôi về Nam Đàn!”, ông Phương kể.
Công an H.Nam Đàn đề nghị Sở Văn hóa - Thông tin Nghệ An khi đó giám định bài thơ trên. Hội đồng giám định đã đưa ra 7 nội dung đánh giá theo khuynh hướng tích cực và tiêu cực. Về mặt tiêu cực, bản giám định nêu rõ: “Bài thơ bộc lộ nội dung hô hào, cổ động, kích động người nghe; tác phẩm có ý châm biếm, đả kích, coi thường, cản trở lại tổ chức và cá nhân có chủ trương đóng cột mốc đường biên”.
Ngày 27.7.1993, ông Phương bị tạm giữ, rồi bị bắt tạm giam với tội danh lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, xã hội hoặc của công dân. Viện KSND H.Nam Đàn sau đó truy tố ông về tội danh trên. Cáo trạng của Viện KSND H.Nam Đàn quy kết: “Cột ngốc ở đây ý ông Phương muốn nói là phải thay đổi bộ máy lãnh đạo huyện vì huyện có chủ trương đóng cột mốc, gây ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước, lòng tin của nhân dân”.
Ngày 20.11.1993, ông Phương được trả tự do sau 115 ngày bị bắt giam. 8 ngày sau, TAND H.Nam Đàn ra quyết định đình chỉ vụ án vì xét thấy hành vi của ông Phương chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Chối bỏ trách nhiệm
Ông Phương cho biết sau khi được trả tự do, ông bị triệu tập họp kiểm thảo 28 lần để khai trừ ông ra khỏi Đảng và xem xét kỷ luật ông. Đến tháng 8.1994, ông Phương mới được phục hồi sinh hoạt đảng và không bị một hình thức xử lý kỷ luật nào. Sau đó, ông Phương yêu cầu Viện KSND H.Nam Đàn bồi thường thiệt hại do đã truy tố và bắt tạm giam oan ông. Tuy nhiên, con đường đòi bồi thường oan sai đầy gian nan.
Ngày 7.11.2005, Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Nghệ An có văn bản trả lời về kết luận giám định bài thơ của ông Phương. Công văn chối bỏ hoàn toàn trách nhiệm cũ khi nêu rằng: “Bài thơ Cột mốc hay là cột ngốc viết ngày 26.3.1993 chưa được in, đăng ở sách, báo nào. Theo luật Xuất bản là chưa được thừa nhận, vì thơ thuộc tính trào phúng nên dễ bị hiểu sai khi truyền miệng tự do. Việc đưa ra 7 quan điểm đánh giá của Sở Văn hóa - Thông tin Nghệ An về bài thơ là hoàn toàn dựng đặt. Sở Văn hóa - Thông tin chưa bao giờ kết luận như thế”.
“Tôi xuống Viện KSND tỉnh kêu oan, đòi bồi thường, họ bảo phải về Viện KSND H.Nam Đàn đòi lại hồ sơ gốc thì mới có sơ sở. Tôi đến Viện KSND H.Nam Đàn thì họ nói hồ sơ gốc không còn”, ông Phương nói.
Ngày 22.9.2006, Viện KSND tối cao có công văn trả lời Viện KSND tỉnh Nghệ An về việc giải quyết đơn yêu cầu bồi thường của ông Nguyễn Đình Phương, công văn nêu rõ: Nếu việc rút quyết định truy tố để miễn truy cứu trách nhiệm đối với ông Phương thì trường hợp này không được bồi thường theo Nghị quyết số 388; còn nếu việc rút quyết định truy tố căn cứ vào điều 89 bộ luật Tố tụng hình sự 1988 thì phải xem xét cụ thể lý do của việc rút quyết định truy tố, để có căn cứ giải quyết đơn khiếu nại của ông Nguyễn Đình Phương.
Tuy nhiên, Viện KSND tỉnh Nghệ An sau đó có văn bản trả lời ông Phương là dựa trên báo cáo của Viện KSND H.Nam Đàn cho rằng việc truy tố ông Phương là đúng và ông không thuộc diện được bồi thường. Đến nay, sau 22 năm được trả tự do, ông Phương vẫn mệt mỏi với việc đi đòi bồi thường.
Khánh Hoan
>> Kỳ án oan sai - Kỳ 12: Gần 23 năm khiếu nại quyết định đình chỉ điều tra>> Kỳ án oan sai - Kỳ 11: Được tuyên vô tội sau gần 2 năm ngồi tù
Dòng sự kiện
|
Từ khóa
|
Ngay từ ngày 19/2/2013, ông Trần Quốc Thuận, nguyên phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội đã nói với báo Vietnamnet: ” Một đảng cầm quyền nên chấp nhận cạnh tranh. Chấp nhận cạnh tranh chính là chấp nhận sự tự rèn luyện để ngày càng trưởng thành, trong sạch và vững mạnh. Một khi là đảng vừa có tâm, vừa có tầm, vừa có đạo đức, văn minh, có trí tuệ thiên tài thì không sợ bị thất bại trong cạnh tranh, để xứng đáng đảm đương sứ mệnh lãnh đạo của mình “.
Trả lờiXóaThế câu này cũng có nghĩa ám chỉ rằng chỉ có sự cạnh tranh với các đảng phái khác, hay ám
Xóachỉ rằng việt nam phải đa đảng, thế có nghĩa tác giả cũng cho rằng nếu như không có cạnh tranh
giữa các đảng thì đảng sẽ không có sự rèn luyện trưởng thành hay sao, nếu như đây là câu nói
của chúng ông ta thì không chấp nhận được khi mà nhận thức về đảng lại mơ hồ như thế
Nhận xét khách quan mà nói khi mà giữa hai xã đang có những bất đồng và việc làm của huyện
Xóanhằm giảm bớt căng thẳng tranh chấp giữa hai xã chưa có kết quả thì việc làm một bài thơ rồi truyền
cho những người khác mang những ý mỉa mai bôi nhọ lại chính sách của huyện như thế là không đáng
có, nhưng việc khởi tố như thế có lẽ cũng quá nặng và hình thức, có thể cảnh cáo nhắc nhở là được rồi
Ô hô, ông ấy đâu có nói là cạnh tranh với cái gì? các vị thích đa đảng thì các vị suy ra là cạnh tranh giữa nhiều đảng với nhau chứ câu nói ấy có nhiều nghĩa, để hiểu được nó nhiều khi còn phải gắn nó vào với hoàn cảnh lời nói, với những câu nói trước hoặc những câu nói sau, làm sao có cái kiểu trích ngang xương rồi suy ra một nghĩa khác nhỉ?
XóaThực ra đã là lãnh đạo nhà nước, nhất là lãnh đạo cấp cao giữ những chức vụ chủ chốt quan trọng như phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội thì trình độ của họ ở những tầm cao hẳn so với các vị rồi nên đừng có viện dẫn lời người ta nói rồi xuyên tạc một kiểu, người ta làm những chức vụ ấy bằng cấp của người ta hơn hẳn các vị, kiến thức của người ta hơn hẳn các vị nên không cãi với họ được đâu
Xóadân nhân ,nói là khởi tố như thế là hơi nặng,có thể cảnh cáo nhắc nhở là được rồi,ôi trời ơi một lũ dư luận viên cs mà có lương tâm như thế thì có khi nào nước chảy ngược dòng rồi bà con ơi
Trả lờiXóadân oan? sao các ông cứ suốt ngày lặp đi lặp lại cái bài đã cũ rích này thế nhỉ? phải chăng các ông chỉ như một con bò thôi, khi mà chỉ biết nhai đi nhai lại những cái đã cũ ấy! bây giờ các ông kêu các ông là "dân oan" vậy thì các ông thấy oan ở chỗ nào? thứ nhất, các ông đòi tự do, dân chủ, nhân quyền đúng không? Việt Nam có thừa những cái ấy cho các ông, thậm chí Việt Nam còn được vào hội đồng nhân quyền liên hợp quốc, được cả thế giới công nhận nữa! thứ hai, các ông đòi giải quyết vấn đề đất đai đúng không, cái gì cũng có chủ trương đường lối rõ ràng, mà cũng phải có thời gian để giải quyết, giờ các ông cứ đòi giải quyết ngay rồi so đo với nhau từng nghìn một thì có mà thánh
Trả lờiXóaKhông hiểu bài viết này lấy ở đâu và cái tổ chức thế giới chóng tra tấn này ở đâu chui ra nhỉ? Việt Nam không minh bạch trong chuyện giam giữ ư? Đúng là nực cười, không hiểu cái ông Gerald Staberock này đã từng ngồi tù ở Việt Nam chưa mà lại có những phát ngôn kiểu này nhỉ. Chắc nếu ông vào rồi thì sẽ không dám phát biểu ngu xuẩn thế nữa đâu. Mà nói về cái giam giữ minh bạch thì cứ phải hỏi Mỹ, xem mấy cái cảnh binh lính mỹ tra tấn tù nhân xem thế nào đã mới phát biểu ở Việt Nam thế nào?
Trả lờiXóasao các ông cứ suốt ngày lặp đi lặp lại cái bài đã cũ rích này thế nhỉ? phải chăng các ông chỉ như một con bò thôi, khi mà chỉ biết nhai đi nhai lại những cái đã cũ ấy! bây giờ các ông kêu các ông là "dân oan" vậy thì các ông thấy oan ở chỗ nào?
Trả lờiXóaMấy cái việc làm của những con người này có thể thay đổi cho được cái gì hơn ngoài hành động thể hiện cho mục đích cá nhân của chúng chứ chẳng có cái gì hơn được đâu nên đừng làm thêm cái gì.
việc làm đó của chúng có được chấp nhận không chứ, có thể nào với việc làm đó có thể hơn được cái gì ngoài những chiêu trò đó chứ. Chẳng có lẽ với những việc làm đó có thể nói lên được tất cả hay chăng, nhưng có thể nói răng điều đó không thể có cái gì hơn được ngoài cái chiêu trò chửi bới với suy diễn mang tính cá nhân thôi mà. Sao có thể chấp nhận cho cái hành động như thế được chứ.
Trả lờiXóacác bác nên có cái nhìn nhận cho khách quan đi chứ lúc nào cũng có cái nhìn nhận mang tính chủ quan cá nhân thì làm sao có thể chấp nhận cho được, không hiểu được có cái giới hạn nào cho cái trò đó của chúng được không chứ?.
Trả lờiXóaVới những việc làm đó thì có thể thay đổi cho được cái gì hơn ngoài hảnh động thể hiện cho mục đích cá nhân của chúng đâu chứ, không thể chấp nhận cho cái hành động đó được.
lúc nào cũng án oan, dù sao các bác cũng nên có cái đánh giá cho khách quan hơn tí đi chứ, làm thế nào cũng nên có cái nhận xét cho khách quan chứ quy chụp thế này thế nọ thì sao được
Trả lờiXóaKhông có ai cấm các bác nói cả nhưng có nói cái gì cũng nên có cái căn cứ rồi thích làm thế nào thì không có ai ngăn cản đâu, không hiểu có cái giới hạn nào cho chúng có thể thực hiện cho được mục đích cá nhân của chúng chứ.
Mấy cái việc làm của những con người này có thể thay đổi cho được cái gì hơn ngoài hành động thể hiện cho mục đích cá nhân của chúng chứ chẳng có cái gì hơn được đâu nên đừng làm thêm cái gì.
Trả lờiXóaNhìn nhận cho khách quan thì những việc làm của những cá nhân này cũng có những mâu thuẫn chứ chẳng có gì là nó thống nhất cả đâu, hơn nữa việc làm đó của chúng có thể thay đổi cho được cái trò nào hơn ngoài việc chống phá chứ.
Tác giả bài viết không nói rõ những tình tiết chính mà chỉ đưa ra những sự kiện chung khiến người ta khó hiểu và khó nhận định liệu đây phải là án oan như vậy không? và chỉ với những nhận định như vậy thì hỏi thử có thể ai tin vào những câu chuyện tầm phào như vậy được .
XóaVụ việc của ông Phương vẫn còn đang được cơ quan chức năng xem xét, nếu rút quyết định truy tố ông Phương thì phải xem xét lý do. THời điểm năm 1991 cơ chế cũng khác hiện này. Đừng nói là ông Phương chỉ đơn giản làm một bài thơ mà bị đi tù, chắc chắn phải có những hành động khác bị lực lượng chức năng phát hiện ra thì mới bị quy kết tội danh như trên. Năm 1991 là thời điểm có những biến đổi chính trị to lớn trên thế giới, chế độ XHCN ở LX đổ vỡ là một tổn thất to lớn và là một lời cảnh tỉnh với các nước XHCN trên thế giới vì thế mà Nhà nước cần phải thắt chặt hơn trong việc sàng lọc lại Đảng viên. Trong thời điểm này mà làm những bài thơ như thế này thì bị đi từ cũng đùng thôi. Cần phải đặt nó trong đúng hoàn cảnh lịch sử.
Trả lờiXóachâm biếm thì vào tù là phải, đến 2 ca khúc còn dính phải cái tù đến 7 năm của thằng việt khang nữa là, các thánh mà không cẩn thận cái mồm là vi phạm vào quyền tự do dân chủ để chống nhà nước như chơi đấy các thánh chém gió à, không hiểu pháp luật coi thường chính quyền nhân dân là như thế
Trả lờiXóaviết như thế thì bảo sao mà chả vào tù, ở nhiều nước việc tôn trọng chính quyền là điều tối thiểu, khi ông nói lên tiếng nói của ông những sự thật phản ánh của ông lại là chuyện khác còn những chuyên dùng cái lối châm biếm đả kích thì lúc đấy thì ông sẽ lại trở thành những kẻ chống đối vi phạm tự do ngôn luận
Trả lờiXóatiếc cho ông, già rồi còn chư nắm vững được pháp luật nên bị vào tù là phải thôi, sự tôn nghiêm của một nhà nước là rất lớn, ông nói lên sự thạt thì chẳng sao đằng này lại coi thường và mỉa mai châm biếm đả kích nó thì đó còn đánh tù hơn là nói lên quyền lợi của cá nhân ông. cũng nhiều kẻ khác bị như ông, những con người viết nhăng viết quậy trên mạng cũng sẽ bị bỏ tù vì những kiểu lối tự dô ngôn luận tuyệt đối
Trả lờiXóaĐừng có phóng đại quá mức như thế chứ ,hãy biết tôn trọng sự thật ,có gì thì hãy nói đúng với thực tiễn đừng có xuyên tạc với bịa đặt vô căn cứ như vậy được .Ai có thể tin được vì một bài thơ mà phải ngồi tù vậy những nhà thơ khác thì sao? hay vì một nguyên do nào khác nữa mới có sự việc trên.
XóaCác thế lực thù địch chúng có rất nhiều hình thức chống đối Đảng Nhà Nước ta chúng có thể không tiến hành chống đối bằng những lời lẽ chống đối trực tiếp mà chúng lại chống đối qua những tác phẩm văn thơ tôi đọc qua bài thơ này tôi cũng thấy nội dung của bài thơ này mang tích chất kích động quần chúng nhân dân chống đối Đảng và có những lời lẽ chống đối nên việc ông này bị xử lý là hoàn toàn đúng pháp luật.
Trả lờiXóaChúng ta phải hỏi lại bài thơ đó có nội dung gì mà người viết mới phải chịu tội, tôi nghĩ chăc chắn bài thơ đó có những nội dung sai lệch xuyên tạc nói xấu Đảng Nhà Nước ta nên mới bị phạm tội chứ, công an không bao giờ bắt oan cho một ai cả cũng không có chuyện một người không phạm tội mà bị bắt nên chúng ta không nên tin những thông tin trên.
Trả lờiXóaViệc xử lý những vụ việc như án oan hay án thông thường đều theo những quy định và quy trình thủ tục đã được quy định. Đây là điều nước nào cũng làm và không chỉ nước ta. Vụ việc trên rõ ràng tòa án và những cơ quan chức năng đã vào cuộc và có những câu trả lời cho vụ việc. Do đó, nếu có những nguyện vọng và khiếu nại đúng thì đã được giải quyết. Tác giả bài viết không nói rõ những tình tiết chính mà chỉ đưa ra những sự kiện chung khiến người ta khó hiểu và khó nhận định liệu đây phải là án oan như vậy không? Hay chỉ là cách đưa tin câu like như nhiều bài báo hiện nay!
Trả lờiXóaNgày xưa trong thời chiến trang gian khổ và khốc liệt thì việc giữa được tinh thần cho binh lính là vô cùng quan trọng, 1 bài thờ được sáng tác có thể làm sống lại cả 1 binh đoàn và nó cũng có thể làm nhục chí cả 1 binh đoàn do đó việc nghiêm cấm sáng tác những bài thơ có xu hướng không tốt là chuyện đương nhiên...
Trả lờiXóaMình thấy bài thơ cũng một phần có nội dung châm biếm về việc dựng cột mốc phân chia địa bàn hai xã của chính quyền huyện Nam Đàn, còn về việc nó có phạm vào tội lợi dụng quyền tự do dân chủ của công dân xâm phạm lợi ích của nhà nước thì không biết, mình không chuyên về luật nên không thể khẳng định điều gì, nhưng mình nghĩ việc tạm giam và chưa tuyên án thì không khẳng định nhà nước đã làm oan sai cho ông ta
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaĐọc bài thơ trên thì mình thấy rõ ràng bài thơ của ông Phương rõ ràng là có ý châm biếm về việc dựng cột mốc phân chia ranh giới hai xã của chính quyền huyện nam đàn, còn việc nó có vi phạm vào tội lợi dụng quyền tự do dân chủ của công dân xâm phạm lợi ích nhà nước xã hội hoặc của công dân không thì không rõ, bởi mình cũng không chuyên về luật
Trả lờiXóanhưng mình nghĩ việc tạm giam và chưa tuyên án thì không khẳng định nhà nước đã làm oan sai cho ông ta, bởi khi cơ quan những nghi ngờ ông ta có khả năng đang có những hành động nhằm kích động người dân chống lại chính quyền thì họ chắc chắn phải được phép giữ ông ta dưới hình thức tạm giam để những hành động phạm pháp nếu có của ông sẽ không thể tiếp tục
Trả lờiXóaCòn sau đó, nếu ông ta thực sự không có ý định phạm tội, chỉ đơn thuần là hành động của người dân do sự bức xúc với cách giải quyết của nhà nước thì chính quyền sẽ thả ông ra, rõ ràng vụ việc của ông, ông chưa từng bị mang ra tuyên án trước tòa, tòa cũng chưa tuyên bố tội cho ông nên có thể không nằm trong trường hợp án oan sai, còn vụ việc tạm giữ để điều tra có vi phạm quy định không thì mình cũng không chắc chắn
Trả lờiXóaKhông hiểu bài viết này mọc lên từ chỗ nào và cái tổ chức thế giới chóng tra tấn này từ xó xỉnh nào chui ra? Việt Nam không minh bạch trong chuyện giam giữ ư?thật nực cười, không hiểu cái ông Gerald Staberock này đã từng ngồi tù ở Việt Nam chưa mà phát ngôn nghe có vẻ hổ báo thế. Chắc nếu ông vào rồi thì sẽ không phát biểu ngu như vậy đâu. Mà nói về cái giam giữ minh bạch thì cứ phải hỏi Mỹ, xem mấy cái cảnh lính mỹ tra tấn tù nhân đến sống dở chết dở với thủ đoạn dã man thế nào đã rồi hãy nói đến việt nam
Trả lờiXóa