Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Nghĩ vẩn vơ về vụ Bầu Kiên

Xuân Việt Nam nhận được bài viết dưới đây của tác giả từ hòm thư nguyenvancuong@....gửi đến cho Xuân Việt Nam


Xin đăng lại nguyên văn.


Bầu Kiên bị bắt, dư luận rộ lên đồng tình. Được vài hôm bắt đầu nhiều người hoài nghi động cơ bắt bầu Kiên. Mình cũng hoài nghi theo.

Người bảo bắt bầu Kiên không phải vì lợi cho nhân dân,chỉ vì lợi ích nhóm nào đó muốn chia miếng bánh mà nhóm bầu Kiên đang nắm giữ. Người thì bảo là để quên lãng chuyện Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Người nói đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực....

Lúc anh Cù Huy Hà Vũ, anh Điếu Cày, anh Ba, chị Tần, Lê Sơn bị bắt. Nhiều người cho rằng để ổn định xã hội. Muốn giữ chủ quyền phải mạnh lực, muốn thực lực mạnh thì phải giữ yên ổn để làm ăn tăng cường sức mạnh. Vì cái lớn buộc phải làm như thế....

Cái lớn là cái lớn nào, lớn để giữ chủ quyền. Để đời sống nhân dân phồn thịnh ư.?

 Để bầu Kiên và đồng bọn tồn tại thì chủ quyền đất nước không bị mất? Đời sống nhân dân phồn thịnh? Người dân chủ không bị bắt ư.?


Đừng mơ, những tên giàu bất chính như bầu Kiên tồn tại thì chủ quyền đất nước vẫn bị xâm hại, đời sống nhân dân không khá hơn, và những nhà đấu tranh dân chủ vẫn bị vào tù. Chả khác gì nhau cả, bọn bầu Kiên không bị bắt thì mọi sự vẫn thế.

Bầu Kiên giàu do thế nào ? Cả hàng nghìn tỉ bầu Kiên có được nói thế nào thì nói, không thể là giàu minh bạch. Phải có mờ ám. Mà đã mờ ám thì rõ ràng là tiền của dân, của nước. Như thế tội bầu Kiên bị bắt đáng nghìn lần những người chỉ phát biểu ôn hoà mà hiện giờ đang ở trong nhà giam kia. Tại sao phải phân vân đánh giá là đằng sau chuyện bắt đó là cái gì.?


Phải nói những người bắt bầu Kiên có bản lĩnh, có sự kiên quyết (dù động cơ là gì đi nữa, thân Tàu thân Hán tính sau). Họ chấp nhận sự xáo động trong xã hội như chứng khoán sụt giá, tiền lạm phát, mất ổn định xã hội, nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế. Điều mơ ước mà chưa thế lực thù địch bên ngoài nào làm nổi từ bao nhiều năm nay.

Một số ý kiến cho rằng bắt bầu Kiên là do thế lực thân Tàu, nhằm loạn chính trường để Tàu dễ áp chế Việt Nam. Tôi không dám nói các bạn nói sai.

Tôi chỉ nói rằng bọn bầu Kiên cũng chỉ nghĩ đến tiền của chúng, chứ chúng cũng chẳng một phút nghĩ đến chuyện đất nước bị Tàu áp chế hay không.? Đời sống nhân dân có phồn thịnh hay không.? Và các nhà dân chủ có không bị bắt nữa hay không. Và nếu có chiến tranh với tài sản khổng lồ mà chúng có, chúng sẵn sàng sang nước khác với đời sống xa hoa đến mấy đời con cháu.

Chả lẽ vì động cơ bắt bầu Kiên là thế lực thân Tàu làm (cái này còn chưa rõ) mà chúng ta bênh vực cho một tên giàu bất chính (quá rõ ràng) trên mồ hôi, xương máu của nhân dân và đất nước.?

Một tên đáng bị tội đã bị tội. Chỉ cần biết thế là đủ.

Đảng và Chính Phủ oánh nhau

Đảng theo Tàu, Chính Phủ theo bọn độc tài lợi ích nhóm. Nhân dân ta một cổ hai tròng. Tròng nào cũng khốn nạn cả.

Chính phủ thì cướp đất mọi nơi, độc quyền, lũng đoạn giá cả thị trường...

Đảng bán tài nguyên, chủ quyền, rước ngoại bang vào xâu xé nhân dân ta dưới mọi hình thức kinh doanh, sản xuất, chữa bệnh, khai thác...

Lúc quân Tàu xâm chiếm biển của ta, Chính Phủ cười nhạt mặc mẹ cho Đảng mất uy tín với nhân dân. Vì Đảng với Tàu là anh em. Giờ Tàu nó chiếm biển đảo thì Đảng ê mặt với nhân dân. Chính phủ cứ lờ lớ lơ kiếm chác. Thỉnh thoảng Chính Phủ ra vẻ được việc bắt mấy thằng vu là phản động để giữ chế độ (mà Đảng và Chính Phủ chung một bà mẹ là chế độ) làm hài lòng Đảng. Chính phủ vẽ lên bao thế lực thù địch khiến bao người bị bắt oan, làm vật tế thần cho Chính Phủ lập công với Đảng. Thậm chí Chính Phủ cấp dưới và Đảng cấp dưới suốt ngày say mê đi tìm tòi, vạch cỏ để tìm phản động hay thế lực thù địch làm mục đích chung sống đi cùng đường với nhau.

Giờ Tàu nó chính thức chiếm biển đảo Việt Nam. Đảng muối mặt với nhân dân vì chuyện anh em với bọn cướp nước. Nhìn sang Chính Phủ đéo giúp được gì, lại nhẩn nha thằng nào thằng nấy tích cóp tính chuyện cao chạy xa bay. Làm gì mà Đảng không tức. Bố mày mang tiếng còn mày được miếng.

Thế là Đảng rút dao xiên cho Chính Phủ mấy nhát, lòi ra một lũ cơ hội, béo núc. Thằng nào thằng nấy giàu ngất ngưởng toàn ngồi trên núi tiền. Dân nghèo hả dạ, uy tín Đảng lại lên. Thôi thì chuyện biển đảo còn xa, bàn đến lại là vi phạm quan hệ, chia rẽ khối đoàn kết CNXH. Giờ có mấy thằng tham nhũng bị đâm, thế là cũng hài lòng rồi. Đời có khi nào được hả dạ thế này đâu.?

 Dũng Bựa cầm đầu Chính Phủ giở đòn hèn nâng giá điện, xăng và các mặt hàng thiết yếu. Ngầm phá hoại tiền tệ để chứng khoán giảm sút, tiền mất giá, lạm phát để dân bất bình. Lại còn bắn tin là EVN nợ còn nhiều hơn gấp mấy Vinasin. Ý là giờ mà Chính Phủ làm sao thì loạn, Trạng chết Chúa cũng băng hà. Như thế là hèn, không có đòn nào đánh lại Đảng. Quay ra ép dân để dân oán chế độ (mẹ chung của cả hai).

Không ưa Đảng, nhưng Chính Phủ loại Dũng Bựa cầm đầu rõ ràng chỉ lấy dân làm vật kiếm chác, lúc chiến sự lại mang dân đen ra làm thí nghiệm.

"Không có áp lực trong vụ bắt Nguyễn Đức Kiên"


  ...Chúng tôi đã nhận được đơn tố cáo của 3 công ty của ACB, chúng tôi đã báo cáo bộ trưởng ...Quang và ...Ngọ, chúng tôi đã báo cáo Thủ tướng, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo sâu sát...
 Đây nhé, báo mạng của thế lực thù địch nào bảo Thủ tướng không biết trước, ..Quang và Ngọ cùng phối hợp với bộ tư pháp và Thủ tướng để dàn trận điều tra bắt giam Kiên đây nhé, báo chí đừng có đồn Thủ tướng cùng dây với Kiên nhá.
  Thủ tướng ta đã biết tuốt kẻ nào thâu tóm ngân hàng, đã sát sao chỉ đạo cho Bộ tư pháp, chỉ đạo ...Quang và ...Ngọ rồi nhé, thế lực thù địch đừng có đưa tin đồn thổi là Kiên và Phượng, Trầm Bê cùng hội cùng thuyền nữa  nghe.

Lực lượng Công an nhân dân đang tích cực “diệt sâu” trong lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ. Đại tá Nguyễn Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát Kinh tế (C46), Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã có cuộc trao đổi với phóng viên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Ông Nguyễn Đức Kiên - Ảnh: Sĩ Huyên
* Thưa Cục trưởng, thời gian qua tội phạm kinh tế diễn ra hết sức phức tạp, nhức nhối, ông đánh giá thế nào về tình hình này?
Đại tá Nguyễn Đức Thịnh: Chúng tôi không chịu áp lực nào trong điều tra vụ án này
- Do nền kinh tế nước ta đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, do đó, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến kinh tế nước ta, làm cho kinh tế nước ta gặp khó khăn nhất định. Cùng với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có thắt chặt tín dụng làm cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn, nhất là vốn vay gặp nhiều khó khăn và qua đó cũng bộc lộ, phát hiện ra nhiều vụ vi phạm pháp luật về kinh tế với hậu quả lớn.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, lực lượng Cảnh sát kinh tế cả nước đã chủ động, quyết liệt ra quân để phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội phạm, do đó số vụ phạm tội kinh tế phát hiện nhiều hơn 6,1% so với cùng kỳ năm 2011. Bên cạnh những kết quả đạt được trong phòng ngừa tội phạm kinh tế, tội phạm kinh tế vẫn diễn ra phức tạp, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Tình hình tội phạm kinh tế trong một số tập đoàn, tổng công ty làm thất thoát lớn tài sản gây bức xúc dư luận xã hội. Tội phạm buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại có dấu hiệu gia tăng, nhất là buôn lậu vàng, ngoại tệ, thuốc lá điếu và các mặt hàng tiêu dùng qua biên giới, buôn lậu quặng, khoáng sản, kinh doanh xăng dầu, khí đốt diễn ra phức tạp.

Biển đông đen đặc tàu của giặc, bên trong dựng lên các vụ nóng.


Hình ảnh khám xét nhà ông Lý Xuân Hải
TTO - Chiều tối 23-8-2012, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khám xét nhà riêng của nguyên Tổng giám đốc ngân hàng ACB Lý Xuân Hải tại đường Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM.
18g30 ngày 23-8, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công An đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Hải..
PV Tuổi Trẻ Online đã có mặt ghi lại những hình ảnh diễn biến tại hiện trường sự việc:
Hẻm nhà ông Lý Xuân Hải - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Nhà ông Lý Xuân Hải. Ảnh: Hoàng Thạch Vân 
Người dân theo dõi vụ khám xét nhà riêng ông Lý Xuân Hải - Ảnh: Thuận Thắng
Người dân và phóng viên chờ tin bên ngoài nhà riêng ông Lý Xuân Hải - Ảnh: Thuận Thắng
Đông đảo phóng viên "trực chiến" bên ngoài nhà ông Hải. Ảnh:Hoàng Thạch Vân
 Căng thẳng theo dõi vụ việc. Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Phóng viên ...ngó nghiêng nghe ngóng.  Ảnh: Hoàng Thạch Vân
 Xe của ông Hải được em trai điều khiển vào nhà. Ảnh: Hoàng Thạch Vân
 Đại diện tổ dân phố và điều tra viên tiếp cận nhà ông Hải . Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Các điều tra viên tới khám xét nhà riêng ông Lý Xuân Hải - Ảnh: Thuận Thắng .
  LB : không có Quốc gia nào như Việt nam : các nhân viên điều tra viên ăn mặc luộm thuộm như giang hồ, không biết nhận ra họ bằng cái gì ? báo chí thì không được đi theo vào hiện trường để tác nghiệp, chỉ hóng hớt bên ngoài. 
 THUẬN THẮNG - HOÀNG THẠCH VÂN
 

Mừng đại lễ thì trả giá, chỉ dân thiệt.


Trả giá cho “cuộc đua” mừng đại lễ

Sự cố nứt gãy, sụt lún tạo thành hố tử thần khổng lồ trên đường Lê Văn Lương kéo dài - công trình gắn với kỷ niệm đại lễ 1.000 năm, nối dài thêm danh sách các công trình đại lễ hàng nghìn tỉ đồng đã xuống cấp.


Từ chất lượng đáng lo ngại...


Ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế HĐND Hà Nội - cho biết, cuối năm 2011, Thành ủy TP.Hà Nội đã có yêu cầu báo cáo giám sát về các công trình kỷ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Theo báo cáo chính thức của Sở Xây dựng, các sự cố tại các dự án trên đều đang nằm trong giai đoạn hoàn thiện và bảo hành. Như công trình Bảo tàng Hà Nội, hiện tượng dột, bong tróc… là do khâu hoàn thiện thấm dột, ốp lát. “Các dự án trên đều không có những vấn đề lớn ảnh hưởng tới chất lượng và kết cấu công trình”, ông Nam khẳng định.


Hầm hố tại chân móng của tòa nhà bảo tàng. Ảnh : báo GDVN

Biểu tình đòi bàn giao nhà đã mua.


Giăng biểu ngữ đòi chủ Good House Apartment giao căn hộ

“Không biết bao nhiêu lần đến rồi phải thất vọng ra về khi chủ đầu tư vẫn ì ạch, năm lần bảy lượt, hứa tới hứa lui nhưng nhà ở thì vẫn chưa hoàn thành – một khách hàng tại dự án Good House Apartment bức xúc.
“Không biết bao nhiêu lần đến rồi phải thất vọng ra về khi chủ đầu tư vẫn ì ạch, năm lần bảy lượt, hứa tới hứa lui nhưng nhà ở thì vẫn chưa hoàn thành – một khách hàng tại dự án Good House Apartment bức xúc.


Ngày 21/08, hàng chục khách hàng phần lớn đã thanh toán tiền mua nhà dự án Good House Apartment ( 113 Trương Đình Hội, phường 16, quận 8, TP.HCM) đã tập trung tại dự án, treo băng rôn yêu cầu Công ty cổ phần Lê Minh M.C nhanh chóng giao nhà theo hợp đồng đã kí. 


Tòa nhà Good House Apartment trong thời điểm hiện tại
Bà Nguyễn Thị Mỹ Dung – GĐ Công ty cổ phần Lê Minh M.C cũng có mặt, chứng kiến cảnh khách hàng “vây” dự án. 

Do tụ tập đông người, UBND phường 16, quận 8, TP.HCM đã mời hai bên, khách hàng và chủ đầu tư về phường giải quyết.

Theo khách hàng, sở dĩ họ bức xúc vì đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành trong khi hợp đồng kí kết nêu rõ, tới tháng 09/2010 chủ đầu tư sẽ giao nhà. Trước đó, nhiều cuộc gặp giữa khách hàng và chủ đầu tư đã được tổ chức nhưng không giải quyết được gì.


Chuẩn bị cả băng rôn yêu cầu công ty giao nhà đúng theo hợp đồng cam kết
Đến tháng 12/2011, công ty hứa sẽ bàn giao căn hộ phần thô nhưng sự việc vẫn “đâu vào đấy”. 

Theo lý giải của bà Nguyễn Thị Minh Dung – GĐ Công ty cổ phần Lê Minh M.C lí do tới nay (thời điểm tháng 08/2012) công ty vẫn chưa trao nhà là vì “khó khăn tài chính”. Theo bà Dung công ty vẫn chưa thể huy động đủ số tiền (từ 15 - 20 tỉ đồng) để tiếp tục hoàn thiện công trình và do vậy cần thêm thời gian để làm việc này. 

Bà Dung nói, công ty sẵn sàng nhận trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã cam kết với khách hàng, và hứa sẽ giao nhà trong thời gian sớm nhất?


Cả trăm người tụ tập trước tòa nhà Good House Apartment
Anh Nguyễn Khắc Nguyện, khách hàng mua nhà bức xúc: “Tôi đã thanh toán được 75% giá trị căn hộ, nhiều khách hàng khác đã thanh toán được 90 % - 95%. Vậy mà đã gần hai năm, tôi vẫn chưa nhận được nhà, trong khi đó nếu gửi ngân hàng số tiền lớn như vậy, tôi đã có tiền sinh lời. Thử hỏi hàng trăm người giống tôi, số tiền sinh lời sẽ là bao nhiêu, chắc chắn không phải là nhỏ ”.

Khi nhiều khách hàng đứng lên phản đối, yêu cầu phía công ty ấn định thời gian hoàn thành dự án và giao nhà. Đại diện công ty khá lúng túng trước yêu cầu này. Cuối cùng bà Dung, giám đốc công ty trả lời: “Nếu đúng theo tiến trình, 3-4 tháng nữa, công ty sẽ bàn giao căn bản phần thô căn hộ”.

Ngoài ra công ty cam kết sẽ lập biên bản ghi nhận hiện trạng căn hộ gửi tới khách hàng trong vòng 10 ngày tới (kể từ 23/08/2012). 
Hiện tại một số hạng mục của dự án đã cơ bản hoàn thành như: hệ thống hộp điện âm tường, âm sàn đã, vách ngăn căn hộ…Tuy nhiên các hạng mục như thang máy, hệ thống cấp thoát nước , phòng cháy chữa cháy… vẫn còn dang dở và cần thêm thời gian để hoàn thành.

Đồng Khởi

Sếp của Bản Việt bị triệu tập điều tra - đúng rồi còn xin lỗi gì ?


‘Đồn’ CEO của CTCK Bản Việt bị triệu tập điều tra, Dragon Capital công khai xin lỗi.


Dragon Capital đã nói rằng ông Tô Hải, CEO của CTCK Bản Việt được triệu tập để hỗ trợ điều tra sau khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt.
Trong thông báo trên trang nhất website hôm nay, Dragon Capital cho biết: ngày 21/8, trong bản tin gửi cho các nhà đầu tư, Dragon Capital đã đưa ra thông tin về việc ông Tô Hải, Tổng giám đốc của CTCK Bản Việt được triệu tập để hỗ trợ điều tra sau khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt.
Dragon Capital thừa nhận đây là một thông tin sai và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ông Hải. “Chúng tôi muốn sửa sai thông tin này và gửi lời xin lỗi tới cá nhân ông Hải và các đồng nghiệp tại CTCK Bản Việt” – thông báo trên website của Dragon Capital viết.
Dragon Captial cũng cho biết, CTCK Bản Việt là một đối tác quan trọng của công ty quản lý quỹ này.
Trao đổi với CafeF, phía Bản Việt cho biết, sau khi phát hiện thấy thông tin ghi trong báo cáo phân tích gửi tới nhà đầu tư của Dragon Capital, Bản Việt đã yêu cầu Dragon Capital phải công khai đính chính và xin lỗi về thông tin sai sự thật.
Trước đó trong bản tin ngày 21/8, bản tin của Dragon Capital đã viết:
“Thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay đã bị rung chuyển bởi tin người sáng lập Ngân hàng Á Châu (ACB), ông Nguyễn Đức Kiên, đã bị bắt về tội kinh doanh trái phép. Ngoài ra, CEO của ngân hàng này, ông Lý Xuân Hải,và ông Hải, CEO của CTCK Bản Việt, đều được mời để hỗ trợ yêu cầu.  Những diễn biến này khiến hầu hết các cổ phiếu gần giới hạn xuống trên hai sàn. Tại HOSE chỉ số mất -4,7%  và HNX mất -5,3% sau 90 phút đầu tiên của phiên giao dịch.”

 Xem thông tin này trên website của Dragon Capital

An Huy
Theo TTVN

Quan chức huyện Thanh Oai Hà nội mang tiền mua chuộc báo Người cao tuổi.

 Theo tin từ phóng viên báo Người cao tuổi cho biết : lãnh đạo huyện Thanh oai vừa đến tòa soạn để xin gặp Tổng biên tập Kim Quốc Hoa để mua chuộc.
 Trong vòng tháng  trước, báo Người cao tuổi đã đăng loạt bài về vụ tham những đất đai nghiêm trọng tại Thanh oai liên quan đến dự án Cienco 5 làm đường trục bắc - nam đi qua các huyện Thanh Oai - Phú Xuyên - Ứng Hòa. Đường từ Hà Đông đi Cầu giẽ có chiều dài gần 30 km hầu hết đi qua ruộng canh tác  hai vụ lúa của các huyện này.
 Chỉ riêng đoạn đường đi qua huyện Thanh Oai, Thân Đức Nam - ông chủ của Cienco 5 - đã câu kết với quan chức huyện Thanh Oai để tham nhũng thông qua việc chiếm dụng số lượng lớn đất đai tại huyện này.
 Riêng xã Cự khê, các công dân chống tham nhũng đã cung cấp hồ sơ tài liệu đầy đủ chứng cứ về việc lãnh đạo huyện bán đất công, chiếm dụng hàng vài chục hecta đất, giá trị lên đến năm bảy  trăm tỷ đồng để chia nhau.

 Chủ tịch huyện Thanh Oai là Nguyễn Hồng Yên đã chỉ đạo cho dưới quyền mang tiền ra báo Người cao tuổi để xin xỏ, mua chuộc, đề nghị báo dừng đăng những sai phạm đang bị công dân tố cáo. Tuy nhiên, Ông Kim Quốc Hoa đã thẳng thừng từ chối và tuyên bố : các ông về mà xin dân, đối thoại với dân chứ chúng tôi không rút bài được, các bài tiếp với các chứng cứ đang lên khuôn và sẽ đăng trong nay mai.
 Hai tháng trước, Bộ công an, tổng cục 8 cũng đã nhận được hồ sơ tố cáo của các công dân, yêu cầu điều tra nhưng sau một tháng thì họ lại trả lời dân là chưa có đủ chứng cớ sau khi " bàn bạc" với các lãnh đạo huyện Thanh oai. Ai cũng biết kiểu điều tra của các cơ quan hiện nay : nhận hồ sơ xong, gõ xuống quan chức địa phương nơi bị tố cáo, quan chức địa phương sẽ mang tiền lên " giải trình", kết quả điều tra, xem xét tố cáo sẽ tùy theo số cân nặng của bao bì tiền đã chén được trong dự án. Hầu hết các tố cáo của công dân các nới có tham nhũng đều kéo dài vì cách làm việc vô thưởng vô phạt của các cấp, chỉ xoay quanh việc dùng hồ sơ chứng cứ tham nhũng để làm tiền nhau. Dân biết hết việc này nhưng chuyện tố cáo là việc của họ phải làm để lưu lại các chứng cớ về trách nhiệm của các cơ quan công quyền.
 Ban chống tham nhũng cấp cao nhất hiện vẫn đang được thủ tướng Dũng cố giữ lấy một cách thô thiển khi bộ chính trị đã công bố chuyển ban này về bộ. Sự cắn xé nhau đang xảy ra ở các cấp, sự tranh thủ giành giật tiền bạc rồi tìm đường tháo chạy đang thể hiện rõ rệt nhất hiện nay, các công dân cung cấp hồ sơ tố cáo tham nhũng phần nào chỉ giúp phe cánh này có thêm vũ khí để hì dọa và triệt phe kia, công lý hiện vẫn đang còn đi diễn hài mà thôi.
 Dù sao thì trong thời buổi bấn loạn này, hành động đáng trân trong của Ông Kim Quốc Hoa đáng được nhân dân Thanh oai và công luận ghi nhận.



Nông dân Dak Nong chuẩn bị kéo ra Hà nội.

 Sau ba lần bị chính quyền Dak Nong lừa, hứa xử lý các sai phạm trong việc cướp đất  của bà con, tốn bao tiền của và công sức từ tháng 10 năm ngoái ra trung ương khiếu kiện thì đến nay mọi việc vẫn như ngày đầu. Bà con đang phải chuẩn bị để lên đường kéo ra Hà nội khiếu kiện.
 Lại tiếp tục những ngày vạ vật vườn hoa công viên, lại bị công an Thụy khuê cướp nồi niêu xoong chảo, lại bị công an Tây hồ dọa nạt các chủ nhà không cho thuê trọ...lại những chuỗi ngày khốn khổ khốn nạn.
 Chính quyền Dak Nong đã đứng ra tiếp tay cho các đám doanh nghiệp ma để cướp đất, cướp vườn đồi của bà con, phá hoại hoa màu mà phải mất bao công sức bà con mới gây dựng được.
 Chính quyền trung ương thì loanh quanh đá bóng trách nhiệm từ văn phòng tiếp dân trung ương đảng, nhà nước sang tiếp dân quốc hội, văn phòng chính phủ...tất cả đều dửng dưng trước nỗi thống khổ của bà con Dak Nong. 
 Đợt tự phê chỉnh đốn đảng vừa diễn ra nhưng nhân dân chưa hề thấy một sự đổi thay nào trong việc xử lý các sai phạm của các cấp từ trung ương đến địa phương trong vấn đề đất đai, dân tiếp tục khiếu nại, bao vây các bộ ngành để yêu cầu giải quyết. Mới hôm rồi hàng ngàn dân Văn giang đã ngồi chật đường Nguyễn Chí Thanh để đối thoại với Bộ tài nguyên môi trường về vấn đề sai phạm trong dự án Ecopark. Thứ trưởng và các quan chức các bộ ngành đã loanh quanh, không trả lời được các câu hỏi của bà con đưa ra, tiếp tục hứa trả lời bằng văn bản cốt để câu giờ, chối tội. 
 Không có một Đất nước nào có tình trạng be bét như Việt nam hiện nay, dân oan tràn ngập cả nước, nơi nào cũng bị cướp đất, bị cướp tài sản hoa màu, bị đẩy ra đường một cách phũ phàng, không theo một luật lệ nào cả. Quốc hội gồm nửa ngàn ông bà nghị vẫn cứ họp, vẫn cứ ngồi chém gió vô bổ tốn tiền cơm của Nhân dân cả nước.

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Bầu Kiên và Dũng Bựa

Bầu Kiên đàn em của Dũng Bựa bị Đảng bắt, Dũng Bựa hôm sau đăng đàn khen ngợi trên tư cách là trưởng ban chỉ đạo chống tham nhũng. Phải nói là cái ban chỉ đạo này làm việc kém hiệu quả vì nó không làm việc. Đảng trưởng Trọng đã quyết định thu hồi. Nhưng trong thời gian lập ban mới thì cái BCĐ này bỗng nhiên đứng ra nhận công lao trong việc bắt Bầu Kiên.

Dũng Bựa đúng không ai bựa bằng.

Bựa là từ dân gian, chỉ sự lì lợm đến trơ tráo, không thèm đếm xỉa để tư cách, nhân cách gì cả.

Dũng Bựa sau vụ Vinasin điềm nhiêm gõ tay đập nhịp để nghe Hùng Nghệ phán không có kiểm điểm gì hết. Dũng Bựa cho con gái thâu tóm tài chính, một nhát đưa con trai lên làm thứ trưởng, một nhát đứa con trai út làm cán bộ cao cấp của Đoàn. Dũng Bựa coi như con mình đều là ngọc ngà, vĩ nhân đáng nhận trọng trách lãnh đạo. Còn con người ta là đồ vất đi hết. Bựa thế ai bựa bằng.

Đáng nhẽ đàn em bị bắt, Dũng Bựa phải đập lại đối thủ, tìm thằng đàn em nào của đối thủ mà đập. Đằng này Dũng Bựa tráo trở nhận công bắt đó là do mình. Dũng Bựa cũng từng bỏ rơi đàn em Phạm Xuân Quắc trong vụ PMU18 phải ra hầu toà. Đổi lại Dũng Bựa thoả hiệp tồn tại cùng với Mạnh Tổng thêm nhiệm kỳ nữa. Lần này chắc Dũng Bựa cũng định chơi bài thí quân. Làm thủ lĩnh bỏ quân như thế, chắc các tay sai Dũng Bựa giờ cũng nên nhìn lại số phận mình.

Dũng Bựa định thâu tóm tài chính, rồi làm quả chế độ mới như Pu Tin thì Bựa lãnh ngôi 10 năm nữa khi trưởng nam vững chãi kế nhiệm. Nhưng Hoa Nam Cục đời nào cho Bựa lộng hành. An Nam trong chính sách của Tàu là nước phên dậu, thuộc địa của Tàu trong vòng 100 năm nữa. Tàu Khựa mới chống lưng cho Đảng trưởng Trọng triệt thoái Dũng Bựa nhằm tiễu trừ mầm loạn.

Dũng Bựa chết là vì mình, chứ không phải vì dân. Đảng giết Dũng Bựa cũng vì Đảng chả phải vì nước.

Dũng Bựa gây nhiều tội ác với Dân Oan. Nhất là vụ Văn Giang, Dũng Bựa cho quân đàn áp nhân dân, nhà báo. Sau lại cho con Beo Hồng sủa vu cáo nhân dân. Giờ này Dũng Bựa có nhận ra nuôi con Beo Hồng phí công. Trong khi bọn Quanlambao tung hoành thì con Beo Hồng còn bận đi mút b... trai bao bằng tiền của Bựa.

Biết rằng Bựa chết, chả ích gì cho đất nước, có thể đất nước còn bát nháo hơn. Nhưng mà Bựa Dũng gây nhiều tội ác, tham tàn quá. Nên kẻ thù của Bựa phải giết Bựa để cướp của.

Bựa làm thứ trưởng an ninh, thống đốc ngân hàng trước kia. Nên Bựa dùng an ninh, dùng tài chính để thâu tóm thiên hạ. Bựa coi khinh lòng người. Giờ Bựa lên chảo lửa, ai mà thương được.

Hố tử thần nữa!

 Mời bà con bạn đọc xem những hình ảnh về của công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long Hà nội : bảo tàng Hà nội đang được báo chí vén lên, lộ ra  những hang hốc của đám sâu mọt : 




 Một công trình tiêu tốn hàng vài ngàn tỷ ngân sách những xây xong ròi hầu như để làm cảnh, chất lượng thì không có cơ quan nào chịu, chưa bàn giao đã thấm dột, ngập ngụa, nay lại thêm sụt lún. 
 Các cơ quan kiểm định, giám định nhà nước cũng hầu như chỉ để làm cảnh vì họ không được bén mảng đến công trình cho dù nhận đủ hồ sơ để đóng con dấu củ khoai " Đạt chất lượng" vào. Hiện nay, đường Lê Văn Lương đang sụt lún nhiều đoạn, hố tử thần cuãng đã xuất hiện, công an và bảo vệ thi nhau chốt chặn, dựng rào tôn đẻ che dấu những khuất tất của dự án kỷ niệm đại lễ. Các ban nghành lại xúm vào họp để đổ lỗi và tìm cách moi thêm ngân sách để trám vá chạy chữa tội lỗi, báo chí được lệnh không đăng tiếp những hang ổ sâu mọt do chính quyền nuôi dưỡng.
 Còn nhiều công trình, dự án đang tiếp tục hút máu ngân khố, tuy nhiên để đưa lên công luận cho Nhân dân được rõ thì không mong đợi gì từ nhiều từ hệ thống báo chí được kiểm duyệt từ một ông phỗng biên tập chỉ ăn và đọc như robot.

Màn diễn vụng về cuối cùng.

 Trong buổi họp giao ban chiều qua, Thủ tướng ra lệnh phải bắt bằng được Dương Chí Dũng.
  Để Dũng trốn thoát dạo vừa rồi đương nhiên là lỗi ở bên công an chỗ ông Quang chứ còn ai vào đây ? nếu không tìm ra Dũng đang ở đâu thì hãy nghiêm khắc tự phê bình và kiểm điểm theo tinh thần phê và tự phê của Trung ương.    
 Còn chuyện thao túng ngân hàng thì Thủ tướng cũng yêu cầu cơ quan điều tra kiên quyết xử lý kẻ nào thao túng, cho dù kẻ đó là ai, là bầu Kiên hay bầu nào có dính dáng đến ngân hàng, cổ phiếu, chứng khoán. Thảo nào con gái riệu của đại gia đã kịp bàn giao chức danh chủ tịch mấy ngân hàng, bay sang Mỹ để sắp xếp bãi đáp từ tuần trước nữa rồi.


 Sàn chúng khoán đỏ rực mấy ngày nay, các bầu khác cũng cho báo chí la lên giùm là mất hàng trăm tỷ mỗi ngày bởi dân chúng hoảng loạn, rút tiền khỏi ngân hàng để đi mua vàng trong khi vàng thế giới vẫn không có biến động gì - mấy trùm vàng chắc lại gặt hái từ màn diễn tồi rồi.
 Thống đốc Bình thì ra sức lên báo chí nói rằng Bầu Kiên không có vai trò gì nhiều ở ACB, báo chí cũng la lên rằng Bầu Kiên chỉ vi phạm lỗi kinh doanh trái phép, dân tình sẽ đoán là chỉ phạt vài chục triệu rồi cũng lắm một hay hai năm tù...rất vớ vẩn.
 Kinh doanh trái phép mà Thủ tướng lại phải nhắc nhở các cấp kiên quyết xử lý kẻ nào thao túng ngân hàng, thì ra đang có một thế lực nào đó thao túng ngân hàng mà Việt nam chưa tìm ra, đưa chúng ra trước vành móng ngựa, khiến Thủ tướng biết trước rồi phải chỉ đạo cho các ban ngành làm việc.
 Hiện giờ mọi thông tin cứ rối như canh hẹ, báo chí cứ thò thụt tin tức, đăng lên rút xuống như ma chơi, dân tình thì hoảng hốt có vài đồng trong túi cũng run vì không biết màn kịch kinh tế đang bị các đạo diễn cho xem hồi kết nào.
 Ngay cả cái ban chỉ đạo chống tham nhũng do Thủ tướng chỉ đạo hôm qua vẫn họp báo cũng khiến dư luận phải ngỡ ngàng vì sự tranh giành giữa chính phủ và bên bộ chính trị cái nhiệm vụ lẽ ra là phải do dân quản lý, giám sát. Ai đời chỗ nhiều tham nhũng nhất thì lại có ông chủ trì mang chức danh : trùm chống tham nhũng bao giờ ?
  

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Kiến nghị thay nhà thầu đường sắt Nhổn-ga Hà Nội


TTX

(Nguồn: Internet)
Ngày 21/8, tại cuộc họp kiểm điểm tiến độ dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn-ga Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đã yêu cầu Ban quản lý đường sắt đô thị làm văn bản đề nghị thay thế ngay nhà thầu Vinaconex 2 tại gói thầu số 4 của dự án này do năng lực kém và đề xuất nhà thầu khác để thành phố báo cáo Chính phủ.

Như vậy, sau dự án đường 5 kéo dài, đây là dự án tiếp theo thành phố Hà Nội kiên quyết yêu cầu thay thế nhà thầu nhằm thúc đẩy tiến độ dự án.

Tuyến đường sắt đô thị thí điểm số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội gồm 9 gói thầu, trong đó gói thầu số 4 thi công hạ tầng kỹ thuật depot do công ty Vinaconex 2 thi công. Mặc dù chủ đầu tư và Ủy ban Nhân dân huyện Từ Liêm đã bàn giao mặt bằng cho nhà thầu khoảng 87% diện tích mặt bằng và nhà thầu cũng đã được điều chỉnh tiến độ, nhà thầu vẫn không đáp ứng yêu cầu.

Theo báo cáo của Ban quản lý đường sắt đô thị, theo tiến độ cam kết, nhà thầu phải hoàn thành khối lượng xây lắp trong phần diện tích mặt bằng được giao trước ngày 24/9 nhưng đến nay gói thầu này đã chậm tiến độ khoảng gần 3 tháng, dự kiến phải tới tháng 12/2012 mới hoàn thành… Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi yêu cầu thay thế nhà thầu để kết thúc gói thầu số 4 vào cuối năm 2012.

Ngoài ra, hiện nay, các gói thầu xây dựng các ga trên cao (gói 2) và tuyến đoạn trên cao (gói 1) đang chuẩn bị đấu thầu; gói xây dựng hầm và các ga ngầm (gói 3) dự kiến triển khai thi công vào tháng 8/2013…

Đối với các gói thầu này, Phó Chủ tịch thành phố Hà Nội yêu cầu gói 1 và gói 2 phải đẩy nhanh tiến độ để có thể tổ chức khởi công trước Tết Nguyên đán năm 2013 còn gói 3 phải thi công ngay trong quý 2/2013 chứ không thể để chậm tới tháng 8/2013 như đề xuất.

Để giải phóng mặt bằng đi trước một bước, Phó Chủ tịch thành phố Nguyễn Văn Khôi yêu cầu phải di chuyển ngay các công trình ngầm nổi và chủ động địa điểm bố trí tái định cư cho các hộ dân trong diện giải phóng mặt bằng để xây dựng hạng mục depot và đường dẫn./.

Kỳ án trốn thuế ở Vĩnh Long: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược!



Năm 2011, báo Lao Động có loạt bài phản ánh các cơ quan chức năng ở tỉnh Vĩnh Long bị “việt vị”, khi kết tội trốn thuế oan ức doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Ba Hoàng. Sau đó, Viện KSND tỉnh buộc phải đình chỉ vụ án.
Kỳ án trốn thuế ở Vĩnh Long: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược!
Ông Nguyễn Mạnh Hoàng suốt nhiều năm khiếu kiện, đòi minh oan vì bị khép tội trốn thuế oan ức. Ảnh: H.H
Mới đây, Cục Thuế Vĩnh Long phải hủy bỏ một quyết định xử phạt thuế sai phạm đối với DN này; nhưng bên cạnh đó, vẫn không hủy bỏ nốt một quyết định sai phạm khác, khi mà cơ sở pháp lý của nó cũng… “việt vị” nốt. Tại sao?
Cá nhân bán đất, bị khép tội trốn thuế thu nhập doanh nghiệp!
Năm 2004 - 2007, ông Nguyễn Mạnh Hoàng – chủ DNTN Ba Hoàng ở TP. Vĩnh Long (VL) - có phân lô chiết thửa lô đất 1.264,1m2 đất vườn, do ông Hoàng đứng tên cá nhân trên sổ đỏ, để chuyển nhượng cho 11 cá nhân khác. Việc chuyển nhượng  đất này, với tư cách cá nhân của ông Hoàng đều tuân thủ trình tự và nộp xong tiền thuế chuyển quyền sử dụng đất như luật pháp quy định. Bất ngờ sau đó, từ vụ án hình sự tại Cty địa ốc VL, cơ quan điều tra đã vội vã quy chụp, khởi tố và tạm giam luôn ông Hoàng, vì cho rằng DNTN Ba Hoàng (do ông Hoàng làm chủ) trốn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), khi chuyển nhượng 11 lô đất trên. Tuy nhiên, tháng 11.2009, cơ quan luật pháp phải thả ông Hoàng và đình chỉ điều tra vụ án. Kế đó, Cục Thuế VL chỉ đạo Chi cục Thuế thành phố VL “kiểm tra, thu thập và thẩm định” vụ việc trên.
Ngày 1.2.2010, Chi cục Thuế thành phố VL đã có báo cáo số 129/BC.CCT gửi lãnh đạo Cục Thuế VL. Theo đó, Chi cục Thuế thành phố VL cho rằng: Trên cơ sở các thông tin tài liệu Chi cục Thuế thu thập được, chứng tỏ việc mua bán đất của ông Hoàng và các cá nhân được thực hiện với tư cách cá nhân ông Hoàng (không thuộc hoạt động của DNTN Ba Hoàng) và ông Hoàng đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, khi kinh doanh theo quy định pháp luật. Ông Hoàng không sử dụng một trong những tư cách pháp nhân của DNTN Ba Hoàng như: Tên DN, tài khoản để nhận và chuyển tiền, địa chỉ giao dịch trong giấy phép đăng ký kinh doanh và con dấu của DN trong hợp đồng mua bán đất.
Chi cục Thuế thành phố VL cũng khẳng định: Ông Hoàng đã “nộp xong thuế chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất. Do đó, ông không thuộc đối tượng nộp thuế TNDN từ chuyển quyền sử dụng đất, khi chuyển nhượng 11 lô đất…”. Lẽ ra, với đề xuất hợp lý hợp tình, đúng quy định luật pháp của Chi cục Thuế thành phố VL, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long phải minh oan cho cá nhân ông Hoàng và DNTN Ba Hoàng; thật khó hiểu, ông Trương Hải Phương – Cục trưởng Cục Thuế Vĩnh Long  (nay là GĐ Sở Tài chính VL) - lại bất chấp tham mưu của cấp dưới, ra 2 quyết định số 267 và 268/QĐ-CT, ngày 9.8.2010, “xử lý truy thu thuế” (156,4 triệu đồng) và “xử phạt vi phạm pháp luật về thuế” (phạt thêm một lần thuế TNDN là 156,4 triệu đồng) đối với DNTN Ba Hoàng. Việc làm trên, không  khác nào “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”?
Không dám thừa nhận sai phạm?
Không chấp nhận hai quyết định  267 và 268 trái ngược kết luận kiểm tra thẩm định của Chi cục Thuế thành phố VL, ông Nguyễn Mạnh Hoàng có đơn khiếu nại. Ngày 30.7.2012, Cục Thuế Vĩnh Long đã phải ra Quyết định số 726/QĐ-CT, với nội dung “hủy bỏ toàn bộ Quyết định số 268/QĐ-CT ngày 9.8.2010 của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long”, vì lý do quyết định 268 “sai với quy định pháp luật”.
Ở đây, như kết luận rõ ràng của Chi cục Thuế thành phố VL, phải thấy một điều, ông Nguyễn Mạnh Hoàng đã bán đất với tư cách cá nhân. Vì vậy, căn cứ Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22.12.2003 và Nghị định 152/2004/NĐ-CP ngày 6.8.2004 của Chính phủ ban hành, thì “cá nhân kinh doanh có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất không phải nộp thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, mà nộp thuế theo quy định của Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất hiện hành”. Ông Nguyễn Mạnh Hoàng bán 11 lô đất dưới tư cách cá nhân và đã nộp xong thuế chuyển quyền sử dụng đất, thì không có lý do gì, khép tội ông Hoàng trốn thuế TNDN? Quy chụp tội trốn thuế không xong, chuyển sang xử lý hành chính truy thu thuế và phạt một lần thuế (?).
Nhưng cách xử lý này cũng… không ổn, khi chính cơ quan trực tiếp quản lý thuế đối với DN khẳng định DNTN Ba Hoàng không trốn thuế TNDN. Lẽ ra, Cục Thuế Vĩnh Long cần phải ra quyết định hủy bỏ luôn 2 quyết định sai phạm do chính Cục Thuế Vĩnh Long ban hành mới sòng phẳng, khách quan và đúng luật pháp. Trớ trêu, thừa nhận “sai với quy định luật pháp”, nhưng Cục Thuế Vĩnh Long chỉ dũng cảm… “cắt” bỏ 50%, còn lại 50% vẫn không dám “cắt” nốt cho dư luận tâm phục khẩu phục. Phải chăng, đằng sau việc không dám thừa nhận sai sót hoàn toàn này, là nhằm bảo vệ cho ai đó khỏi bị kỷ luật, kiểm điểm, do đã trót ban hành các văn bản không đúng quy định luật pháp?
H.Hưng.

Bà con An Giang khiếu kiện tập thể trên đường Võ Thị Sáu



2012-08-21
Sáng nay hơn năm chục hộ dân từ tỉnh An Giang kéo nhau lên Phòng Thanh Tra Chính Phủ số 210 đường Võ Thị Sáu thành phố Hồ Chí Minh, để khiếu kiện tập thể về vụ đất canh tác của họ bị trưng thu từ năm 2008 mà không được giải quyết
Courtesy Vietcatholic
Hàng trăm dân oan ở Hố Nai, tỉnh Đồng Nai đã kéo về một trụ sở thanh tra chính phủ ở đường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp. HCM năm 2009 (ảnh minh hoạ )
Huyện thì bỏ lơ, tỉnh thì không tiếp
Đó là một số hộ dân tại ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ An huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, có đất bị trưng thu đã bốn năm nay.
Vì thế sáng nay các hộ dân này kéo nhau lên Phòng Thanh Tra Chính Phủ trên đường Võ Thị Sáu, thành phố Hồ Chí Minh, gọi là để tiếp tục khiếu nại lên cấp cao hơn.
Tuy nhiên không một ai ở phòng tiếp dân ra nhận đơn hay nói chuyện với bà con. Ông Điền, đại diện nhóm khiếu kiện đất đai mấy chục người này, cho biết:
Dân bức xúc quá mới đem đơn đến ủy ban tỉnh thì ủy ban tỉnh cũng ngó lơ, rồi hôm nay dân kéo lên văn phòng chính phủ tại Võ Thị Sáu nhưng mà văn phòng chính phủ đuổi xô và không cho dân vào, biểu về tỉnh để tỉnh giải quyết. Mà về tỉnh thì tỉnh không giải quyết. Chỉ biết đứng đây chứ đâu biết làm sao nữa giờ, đi vô trong đó thì gác cổng đuổi, đưa lực lượng công an tới để trán áp là không cho vô.
Vụ khiếu kiện kéo dài bốn năm mà không được giải quyết thỏa đáng vì nhiều lý do mà dân nói là không công minh về phía chính quyền địa phương.
Ngày 14-3-2012, Dân Oan từ các Tỉnh Tiền Giang kéo đến văn phòng chính phủ đại diện phía Nam, 210 Võ Thị Sáu - Sài Gòn, khiếu kiện nhà đất . (ảnh minh họa)
Ngày 14-3-2012, Dân Oan từ các Tỉnh Tiền Giang kéo đến văn phòng chính phủ đại diện phía Nam, 210 Võ Thị Sáu - Sài Gòn, khiếu kiện nhà đất . (ảnh minh họa)
Thay mặt bà con đứng trước đường Võ Thị Sáu, ông Điền trình bày chi tiết sự việc là bốn năm trước, ngày 20 tháng Mười Một năm 2008, Ủy Ban huyện Chợ Mới ra quyết định thu hồi đất của một số hộ dân ở ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Thế nhưng đến giữa năm 2009 người dân mới nhận được quyết định thu hồi và hỗ trợ đền bù. Điều này có nghĩa là từ ngày ra quyết định cho đến sáu tháng sau dân mới nhận được, trong lúc huyện đã áp dụng chế độ đến bù sai trái:
Quá bức xúc trước mức đền bù và hỗ trợ quá thấp rồi dân mới khiếu nại. Đơn khiếu nại thì huyện bỏ lơ không giải quyết và tỉnh cũng bỏ lơ không giải quyết.
Ngày 1 tháng Một năm 2009 là quyết định số 45 của ủy ban nhân dân tỉnh có hiệu lực thi hành nhưng mà huyện vẫn sử dụng quyết định số 3500 mà tính đến ngày 1 tháng Một 2009 là đã hết hiệu lực thi hành.
Quá bức xúc trước mức đền bù và hỗ trợ quá thấp rồi dân mới khiếu nại. Đơn khiếu nại thì huyện bỏ lơ không giải quyết và tỉnh cũng bỏ lơ không giải quyết.
Đến năm 2010, khi nghị định 69 của chính phủ có hiệu lực thi hành thì chính quyền địa phương huyện Chợ Mới lại mời các hộ dân lên để báo là sẽ đến bù và hỗ trợ dân có đất bị trưng thu theo quyết định số 45 của tỉnh:
Mà trong khi đó nếu dân nhận tiền thì tiền đền bù hỗ trợ đó không mua được đất mới để tái định cư và tái sản xuất. Từ năm 2008 đến nay là dân chúng tôi khốn đốn vì không được sản xuất tại vì một hai ngày là ủy ban huyện đưa ra thông báo là bà con không nên xuống giống không nên canh tác trên những mảnh đất đó.
Khốn khổ vì 4 năm vườn tược bỏ không
Vì không còn đất canh tác nên nhiều hộ nông dân ở ấp Mỹ Lợi xã Mỹ An huyện Chợ Mới bị mất kế sinh nhai, nhiều người phải đi tìm việc ở những nơi khác. Gần đây nhất, vẫn lời ông Điền thuật lại, ủy ban huyện Chợ Mới lại loan báo là không thu hồi đất nữa. Ngay khi đó, nông dân đề nghị là nếu không thu hồi thì phải ra một quyết định hủy bỏ việc trưng thu đất để dân có thể canh tác trở lại:
Vườn tược thu nhập của dân mỗi một người như vậy là vào khoảng một ngàn mét vuông đất thì thu nhập theo chuyên canh là sáu bảy mươi triệu một năm lận. Nhưng mà bốn năm nay là dân không được canh tác trên mảnh đất của mình thành vườn tược nó hư hết rồi
Nhưng mà đến nay thì dân cũng không nhận được quyết định và cũng không biết hướng cái giải quyết của chính quyền ở huyện tỉnh ra làm sao. Vườn tược thu nhập của dân mỗi một người như vậy là vào khoảng một ngàn mét vuông đất thì thu nhập theo chuyên canh là sáu bảy mươi triệu một năm lận. Nhưng mà bốn năm nay là dân không được canh tác trên mảnh đất của mình thành vườn tược nó hư hết rồi. Bây giờ dân nằm trong tình trạng khốn đốn, không biết làm sao mới đến nhờ cơ quan chính phủ mà cơ quan chính phủ đuổi xô thì cũng không biết sao nữa.
Những người dân An Giang đi khiếu kiện tập thể trên đường Võ Thị Sáu hôm nay nói rằng việc làm của họ là chính đáng và ôn hòa, thì cớ sao lại không được đáp ứng:
Tại vì dân đâu biết chạy đi đâu, chỉ thấy là những vị lãnh đạo của chính phủ là lên truyền hình, TV, những phương tiện thông tin đại chúng, rồi nói sẽ giải quyết thỏa đáng cho dân. Thành ra dân thấy như vậy, tin tưởng nơi chính phủ là đi lên chính phủ mà chính phủ vẫn xô  đuổi. Thiết nghĩ không biết là có cái thế lực gì đó để bao che cho cấp dưới để làm vậy không.
Trên đường dây viễn liên nối về xã Mỹ An, chủ tịch xã Mỹ An Nguyễn Thị Kim Trúc, trả lời vắn tắt là muốn gì thì về xã Mỹ An gặp bà rồi lập tức cúp máy.

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Khách hàng lại vây HDBank đòi nợ .

   Chứng thư bảo lãnh mua hàng cho 2 doanh nghiệp tại Hà Nội của Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) trị giá khoảng 26 tỉ đồng có dấu hiệu bị làm giả.

Chiều 20-8, khoảng 20 khách hàng đang sinh sống, làm việc tại Hà Nội đã đến trụ sở Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) tại số 25Bis Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1 - TPHCM để yêu cầu đơn vị này trả nợ. Đây là lần thứ hai các khách hàng đến vây HDBank đòi quyền lợi.
Bảo lãnh rồi xù nợ!
Những khách hàng trên là cán bộ, nhân viên của Công ty CP Viễn thông An Đô và Chi nhánh Công ty Thép Thành Đô (cùng ở Hà Nội). Họ mặc đồng phục ghi khẩu hiệu “HDBank bảo lãnh rồi… xù nợ” và giăng băng rôn với hàng chữ “Yêu cầu HDBank trả nợ...”, tụ tập ngay cổng hội sở HDBank.
Trước đó, từ ngày 10 đến 17-8, cán bộ, nhân viên của 2 doanh nghiệp này cũng đã đến một số chi nhánh, phòng giao dịch của HDBank tại Hà Nội đòi trả lại tiền.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc khách hàng đến HDBank đòi nợ xuất phát từ những bức xúc liên quan đến chứng thư bảo lãnh mua hàng. Cụ thể, trong tháng 12-2011, Chi nhánh HDBank Thăng Long đã ra chứng thư bảo lãnh mua hàng giữa Công ty CP Viễn thông An Đô với Công ty TNHH Vật liệu mới Á Âu trị giá 10,69 tỉ đồng (làm tròn số - PV).
Tuy nhiên, đến nay Công ty CP Viễn thông An Đô vẫn chưa nhận được khoản tiền này.
Tương tự, Chi nhánh Công ty TNHH Thép Thành Đô tại Hà Nội ký hợp đồng kinh tế số 0112.2011 với Công ty CP Đầu tư Xây dựng Nhật Nam về việc mua bán thép cuộn cán nóng. Phía Công ty Thành Đô sau đó đã nhận được chứng thư bảo lãnh số 12.12.11 ngày 12-12-2011 của HDBank - Chi nhánh Thăng Long để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán của Công ty Nhật Nam.
Giá trị bảo lãnh theo chứng thư hơn 15,39 tỉ đồng, có hiệu lực trong 115 ngày kể từ ngày ký. Mặc dù đã quá thời hạn bảo lãnh, Chi nhánh HDBank vẫn không chịu thanh toán tiền, dẫn đến việc các khách hàng kéo vào hội sở của HDBank...

Khách hàng giăng băng ron đòi nợ tại trụ sở HDBank chiều 20-8. Ảnh: HOÀNG NGỌC

Chứng thư có dấu hiệu bị làm giả

Kế hoạch chặt đứt từng cái rễ trong chùm rễ mafia

 Bầu Kiên bị tóm !
 Báo chí rổn rảng đưa tin nóng, vỉa hè chém gió lao xao về một mùa diệt sâu của các ông trùm.
 Bắt bầu Kiên xong thì tiếp tục đến bầu nào ? Trầm Bê, Thân Đức Nam, Quốc Cường Gia Lai, Hương Bắc Á, Nhật Vượng...? bà con cứ chờ xem những vở diễn trong tháng chín này, rất thú vị.
 Vỉa hè cho hay : 3D đang được mặc cả để chọn cho mình một con đường duy nhất : hoặc tẩu vi thượng sách, hoặc tự vẫn, hoặc xin phép được tị nạn tại một Quốc gia đảm bảo được tính mạng của cả gia đình. Kinh thật, đúng là chuyện vỉa hè chém gió vô thưởng vô phạt. Xem trên trang quan làm báo mới kinh, các thông tin của dân chém gió cứ ào ạt như bão, từng nhân vật cộm cán lắm tiền nhiều đô la nhất Việt nam được hé lộ lên mạng xã hội, cho thấy các ông trùm tại Việt nam còn giỏi hơn cả bố già Ý trong việc biến hệ thống quan chức trung ương của một Quốc gia thành những con rối để diễn trò.
 Mà cũng chưa biết kẻ nào biến kẻ nào thành con rối, cuối cùng quan trọng là kẻ nào có nhiều tiền gửi ở nhà băng Thụy sỹ, kẻ nào có nhiều biệt thự dát vàng tại các Quốc gia tư bản mà tiền được xây bằng mồ hôi và thuế của dân Việt.
 Bầu Kiên chỉ là một cái rễ trong chùm rễ mafia tại xứ rừng này mà thôi, nhiều cái rễ khác đang gấp rút thay hình đổi dạng để tháo chạy, thay cả hộ chiếu, chứng minh nhân dân nữa cho chắc ăn.
 Đi đâu, Hồng Kong hay Mỹ, EU...?
 Hãy thu mua thẻ đảng nhanh lên hỡi các chị em đồng nát đang kiếm ăn khắp Thủ đô, thứ ấy chỉ nay mai sẽ trở thành đồ hiếm và có giá lắm  đó.

 Tiền phong đưa tin :

'Bầu' Kiên bị bắt vì kinh doanh trái phép
  Tối 20-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt và khám xét nơi ở của ông Nguyễn Đức Kiên (SN 1964), người được biết đến với biệt danh “Bầu Kiên”.
Bầu Kiên được biết đến là một doanh nhân thành đạt gắn bó nhiều với bóng đá Việt Nam
Bầu Kiên được biết đến là một doanh nhân thành đạt gắn bó nhiều với bóng đá Việt Nam.
Được biết, ông Nguyễn Đức Kiên là cổ đông của nhiều ngân hàng như ACB, Đại Á… Ông Kiên cũng là phó Chủ tịch Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) và là Chủ tịch CLB bóng đá Hà Nội.
Cuối giờ chiều qua, cơ quan điều tra bắt đầu tiến hành khám xét nơi ở của ông Kiên tại phường Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội). Đến khoảng 20 giờ 30, việc khám xét mới kết thúc.
Một nguồn tin cho hay, cơ quan chức năng đã thu giữ một số tài liệu và một ổ cứng máy tính tại nơi ở của ông Kiên.

Nóng ! hơn 2 ngàn nông dân Văn Giang bao quanh bộ TNMT !

 Sáng nay, hơn 2 ngàn bà con Văn Giang đến bộ TNMT tại Nguyễn Chí Thanh để đối thoại với Bộ trưởng.

https://www.youtube.com/watch?v=w66nlFh3ibE&feature=player_embedded













Nhiều tháng nay, đã nhiều lần bà con tới bộ để yêu cầu được đối thoại với Bộ trưởng nhưng chỉ được các nhân viên nhận đơn từ và hứa chuyển, lịch tiếp bà con theo như cam kết của ông bộ trưởng trước Quốc hội                                                                      mới hôm rồi mới được thông báo.
 Trong hội trường làm việc của bộ hôm nay, các phóng viên của báo mạng chúng tôi cũng đang cập nhật tin tức để đăng tải.                

 Chúng tôi đang tác nghiệp tại hiện trường, sẽ cập nhật tin tức để phục vụ bạn đọc.

Còn đây là nội dung cuộc " đối thoại" bên trong :

TƯỜNG THUẬT CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA BỘ TNMT VÀ BÀ CON VĂN GIANG - Phần II


TƯỜNG THUẬT CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VỚI NGƯỜI DÂN VĂN GIANG

Phần Hai
7. Tại sao tờ trình của UBND tỉnh Hưng Yên liên quan đến quyết định 303/QĐ – TTg không được Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên thông qua theo quy định của Luật Đất đai nhưng vẫn được Bộ TN–MT bỏ qua, không báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ biết về thiếu sót này của UBND tỉnh Hưng Yên?
Ông Hiển cho rằng tất cả các dự án đổi đất lấy hạ tầng đều phải trình Chính phủ. UBND tỉnh Hưng Yên đã trình Thủ tướng và được Thủ tướng đồng ý. Chủ trương này phải được tỉnh ủy, HĐND thống nhất, hoặc thường vụ tỉnh ủy, thường trực HĐND và UBND tỉnh thông qua
Luật sư Hải đã đề nghị ông Hiển nêu rõ văn bản nghị quyết của HĐND tỉnh vì theo Luật Đất đai phải được HĐND tỉnh thông qua việc bổ sung, sửa đổi kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm trước khi trình Chính phủ.
Ông Hiển có viện dẫn Thông báo 435 ngày 05/12/2003 của thường vụ tỉnh Hưng Yên về triển khai chủ trương, có nêu đã được thường trực HĐND thông qua.
Luật sư Hải cho rằng, thường vụ tỉnh ủy không làm thay chức năng của HĐND, thường vụ Tỉnh ủy không có trách nhiệm phải báo cáo cho Bộ TN-MT và Bộ TN-MT không có quyền và nghĩa vụ xem xét văn bản của thường vụ Tỉnh ủy. Nếu không thấy HĐND tỉnh có nghị quyết phải yêu cầu địa phương thông qua HĐND tỉnh trước khi trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Yêu cầu Bộ TN-MT trả lời bằng văn bản vấn đề này.
8. Dựa trên dự án khả thi nào đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (theo Điều 22 khoản 2 điểm a Luật Đất đai 1993 được sửa đổi, bổ sung những năm 1998, 2001), Bộ TN-MT đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 742/QĐ-TTg?
Ông Hiển có viện dẫn 02 văn bản của UBND tỉnh Hưng Yên là QĐ 1430/QĐ-UB ngày 25/06/2004 phê duyệt dự án xây dựng hạ tầng KĐT Văn Giang và QĐ 1431/QĐ-UB ngày 25/06/2004 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông liên tỉnh Hưng Yên – Hà Nội.
Luật sư Hải: Thủ tướng không thể căn cứ 02 dự án do Tỉnh Hưng Yên phê duyệt để ra quyết định giao đất. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản 3796 ngày 18/06/2004 đã khẳng định 02 dự án xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nêu trên cần hoàn thiện thủ tục để trình Thủ tướng cho phép đầu tư. Tại thời điểm Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, Bộ đã chỉ ra cần xem xét năng lực tài chính của Chủ đầu tư (tại thời điểm đó vốn điều lệ của chủ đầu tư không quá 70 tỷ đồng), và nhiều điểm khác mà Chủ đầu tư chưa đáp ứng. Đến thời điểm 30/6/2004, chưa thấy có dự án khả thi nào của Chủ đầu tư được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định cho phép đầu tư theo quy định của pháp luật. Dự án đường giao thông liên tỉnh (nối thị xã Hưng Yên – Hà Nội) là dự án xây đường quốc lộ, theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ GTVT, chưa thấy ý kiến của Bộ GTVT về dự án này. Quy hoạch giao thông đường bộ toàn quốc đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định 162/2002/QĐ-TTg  ngày 15/11/2012 và Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên đến năm 2010 được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt ngày 29/12/1999 (đã được Bộ GTVT cho ý kiến) đều không thấy nêu đường nối cầu Thanh Trì đi thị xã Hưng Yên, tức dự án đường đường bộ  trên trái quy hoạch và chưa được Bộ GTVT thẩm định.
Ông Hiển cho rằng Thủ tướng đã cho phép tỉnh Hưng Yên phê duyệt các dự án trên (tức ủy quyền cho phê duyệt dự án) theo công văn ngày 31/10/2003 của Thủ tướng (do Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký). UBND tỉnh đã lấy ý kiến của các Bộ ngành liên quan như Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ TN-MT. Bộ KH&ĐT chỉ là một ý kiến tham khảo, nhưng không phủ định được quyết định của Thủ tướng.
Luật sư Hải khẳng định, Thủ tướng cho phép Hưng Yên, nhưng phải làm theo quy định của pháp luật. Bộ KH&ĐT cơ quan có chuyên môn cao nhất về thẩm định các dự án đã  xác  định dự án trình lên chưa đủ khả thi. Dự án đường giao thông trái quy hoạch, cũng là trái pháp luật. UBND tỉnh không được tự ý quyết định những dự án quan trọng này, trái các quy định của pháp luật. Luật sư Hải đề nghị Bộ TN-MT trả lời bằng văn bản vấn đề này.
9. Tại sao trong quyết định giao đất 742/QĐ-TTg không ghi rõ tên, địa chỉ người hoặc đơn vị được giao đất mà lại ghi chung chung là chủ đầu tư và giao cho UBND tỉnh Hưng Yên lựa chọn và quyết định Chủ đầu tư tức người được giao đất, thực chất là ủy quyền cho cấp dưới lựa chọn người được giao đất? Phải chăng Bộ TN-MT đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định trái điều 25 Luật Đất đai 1993 (được sửa đổi, bổ sung những năm 1998, 2001) “Cơ quan có thẩm quyền giao đất… không được ủy quyền cho cấp dưới”?
Ông Hiển nhắc lại  Thủ tướng đã ủy quyền cho UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt dự án tại công văn số 1495/CP-NN ngày 31/10/2003. UBND tỉnh đã phê duyệt dự án ghi rõ Chủ đầu tư là công ty CP đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng. Trong quyết định của Thủ tướng ghi chủ đầu tư tức Công ty Việt Hưng này.
Luật sư Hải cho biết quyết định của Thủ tướng không ghi tên và địa chỉ của công ty Việt Hưng. Tờ trình Thủ tướng của UBND tỉnh Hưng Yên ngày 28/06/2004 có tiêu đề về việc thu hồi đất, giao cho (i) công ty Cổ phần và phát triển đô thị Việt Hưng  để xây dựng (ii) hạ tầng kỹ thuật KDT thương mại – du lịch Văn Giang và (iii) tuyến đường giao thông liên tỉnh Hưng Yên – Hà Nội (đoạn từ huyện Văn Giang đến xã Dân Tiến – Khoái Châu). Tuy nhiên, quyết định của Thủ tướng trong nội dung không ghi chấp nhận nội dung (i) và (ii) của Tờ trình trên của tỉnh Hưng Yên, chỉ đề cập đến nội dung (iii), tức không phải chấp nhận toàn bộ đề nghị của tỉnh Hưng Yên trong Tờ trình. Và tại mục 1 Điều 2 giao cho tỉnh Hưng Yên lựa chọn và quyết định Chủ đầu tư, tức ủy quyền cho UBND tỉnh Hưng Yên giao đất cho Chủ đầu tư, trái Điều 25 Luật đất đai 1993 (được sửa đổi, bổ sung những năm 1998, 2001) đã viện dẫn trên. Bộ TN-MT phải chịu trách nhiệm về việc đã tham mưu trái luật cho Thủ tướng Chính phủ.
Luật sư Hải đề nghị Bộ TN-MT trả lời bằng văn bản vấn đề này.
10. Quyết định 742/QĐ- TTg đồng thời là quyết định thu hồi đất. Đề nghị Bộ TN-MT cho biết trường hợp thu hồi đất này được áp dụng theo điều khoản nào của Luật Đất đai 1993 (được sửa đổi, bổ sung những năm 1998, 2001)?
Ông Hiển: Căn cứ vào khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai đã được sửa đổi năm 2001; Điều 21, Điều 28 Luật Đất đai 1993.
Ông Sơn (người dân Văn Giang) : về nguyên tắc, phải thu hồi đất rồi mới giao, vậy Thủ tướng căn cứ vào đâu để giao đất?
Luật sư Hải: Ông  Hiển đã nhầm lẫn khi viện dẫn về thẩm quyền thu hồi đất. Chúng tôi yêu cầu ông làm rõ trường hợp thu hồi đất được áp dụng theo quy định nào của Luật đất đai 1993 ( áp dụng theo điều 26  hay điều 27 Luật đất đai và thuộc trường hợp nào trong các điều luật này?).  Luật sư Hải loại trừ áp dụng điều 26 (vì các trường hợp này không thuộc trường hợp của dự án KĐT Văn Giang), loại trừ trường hợp dự án phục vụ quốc phòng, an ninh theo Điều 27, chỉ còn trường hợp vì lợi ích quốc gia hoặc lợi ích công cộng.
Ông Hiển đã viện dẫn Nghị định 22/1998 ngày 24/4/1998 (Điều 1 khoản 2) và đưa ra quan điểm của cá nhân ông về dự án này là cả lợi ích quốc gia lẫn lợi ích công cộng. Về thắc mắc của ông Sơn, ông Hiển cho biết việc quyết định thu hồì đất đồng thời với quyết định giao đất có thể được quy định trong một văn bản.
LS Hải khẳng định không thể có lợi ích quốc gia trong dự án này. Còn lợi ích công cộng, Điều 58 Luật đất đai 1993 có quy định về đất sử dụng vào mục đích công cộng và trích dẫn điều luật này, không có trường hợp như trường hợp dự án KĐT Văn Giang.
Ông Hiển cho biết: Dự án này là dự án đổi đất lấy hạ tầng, đây là lợi ích công cộng. Trên một góc độ nào đó, lợi ích công cộng cũng là lợi ích quốc gia. Lợi ích công cộng khác với mục đích công cộng.
LS Hải đề nghị Bộ TN-MT trả lời bằng văn bản vấn đề này.
11. Hiện những hộ dân vẫn giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) liên quan đến nhà đất bị thu hồi. Vậy giấy tờ này có giá trị không? Tại sao không có quyết định thu hồi đất đến từng hộ dân? (Đề nghị trích rõ điều khoản văn bản pháp luật được áp dụng).
Ông Hiển dẫn chiếu theo điểm e, mục 4, chương 4 Thông tư số 1990/2001 ngày 30/11/2001, giấy CNQSDĐ đã cấp cho diện tích đất đã bị thu hồi thì không còn giá trị.
Luật sư Hải:  Quy định trên không còn hiệu lực từ 01/07/2004 (thời điểm Luật đất đai mới có hiệu lực) và việc thu hồi đất trên thực tế diễn ra sau ngày này. Đề nghị Bộ TN-MT cho biết văn bản nào quy định để giải quyết những trường hợp chuyển tiếp giữa 02 luật Đất đai mới và cũ. Đề nghị trích rõ điều khoản nào quy định không cần giao quyết định thu hồi đất cho từng người dân.
Ông Hiển: Chỉ Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181 mới quy định có quyết định thu hồi đất cho từng người sử dụng đất, còn Luật đất đai 1993 không nói rõ quy định này.
Ông Sơn: Cần phải hiểu Điều 21 và Điều 28 Luật Đất đai 1993 (được sửa đổi bổ sung những năm 1998, 2001) đã quy định QĐ thu hồi đất phải ghi rõ thu hồi đất cho từng người sử dụng đất. Ông Sơn cho biết trong một cuộc đối thoại với Thanh tra Nhà nước, Ông Lê Tiến Hào – Phó Tổng thanh tra có nói với bà con (chúng tôi có ghi âm): “Đây là kết luận của Thanh tra, ruộng vẫn làm, sổ đỏ vẫn có trong tay bà con, bà con không nhận tiền, ruộng vẫn thuộc bà con”.
Ông Hiển: Ông Hào nói thế nào chúng tôi không biết, Thông tư 01 ngày 13/4/2005  đã hướng dẫn việc này, ông đọc một quy định trong Thông tư này.
LS Hải: Thông tư này không nói đến vấn đề thu hồi đất mà không cần có QĐ thu hồi đất cho từng người sử dụng đất. Dự án đổi đất lấy hạ tầng được coi là 1 dạng đầu tư có nguồn vốn từ ngân sách, nên không thuộc điều chỉnh của đoạn ông Hiển vừa đọc (chỉ áp dụng đối với dự án không có nguồn vốn ngân sách).
Bà Đỗ Thị Dơi : Việc thu hồi đất ngay cả cán bộ xã đến năm 2006 cũng không biết, chúng tôi xin đề nghị ông sao văn bản trả lời cho chúng tôi.
Ông Hiển đồng ý sẽ trả lời bằng văn bản.
12. Đề nghị Bộ TN-MT cho biết việc cưỡng chế thu hồi đất đai và hỗ trợ thi công của tỉnh Hưng Yên tại Văn Giang có đúng quy định của Luật Đất đai không? (Nếu đúng, ghi rõ điều khoản văn bản pháp luật được áp dụng).
Ông Hiển nói việc cưỡng chế thu hồi đất và áp dụng biện pháp hỗ trợ thi công là việc của tỉnh Hưng Yên chứ không phải của Bộ TN-MT. Luật đất đai không hướng dẫn trình tự, thủ tục cưỡng chế mà phải theo luật khác. Ông Hiển còn cho biết, trước khi có vụ cưỡng chế này, Thủ tướng Chính phủ (cụ thể Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) đã có thông báo kết luận, sau khi họp với các ban ngành trung ương và tỉnh Hưng Yên. Nếu bà con có khiếu nại gì về việc cưỡng chế thu hồi đất và hỗ trợ thi công thì thực hiện thủ tục khiếu nại tại Tòa án, tôi biết bà con cũng đang có khiếu nại tại Tòa. Hiện nay Thủ tướng đang giao cho Tổng thanh tra xem xét vấn đề này.
Luật sư Hà Huy Sơn cho biết các quyết định cưỡng chế không phải là quyết định cưỡng chế thu hồi đất theo Luật đất đai, mà là cưỡng chế thực hiện quyết định xử phạt hành chính ( tức cưỡng chế phạt tiền, nếu có).
Luật sư Hải: Ông Hiển đã cho biết, các ban ngành đã họp, tức Bộ TN-MT đã tham gia tham mưu cho Chính phủ và địa phương, sau đó đã kiểm tra lại việc thực hiện ở địa phương nên phải biết rõ việc này, phải có chính kiến đúng sai, không thể nước đôi. Bộ TN-MT quản lý các vấn đề đất đai trên toàn quốc, trong đó có việc thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất, các nông dân mất đất đang chăm chú theo dõi quan điểm của Bộ TN-MT, vì vậy Bộ TN-MT cần tỏ thái độ dứt khoát.
Ông Đàm Văn Đồng (người dân Văn Giang) đã đưa một nội dung báo chí trong đó đăng ông Bộ trưởng Bộ TN-MT đã cử Thứ trưởng đi kiểm tra, nhưng không gặp người dân Văn Giang, song vẫn nói việc cưỡng chế, thu hồi đất là đúng. Ông Đồng đã lên tận bàn chủ tọa đưa tài liệu này cho ông Hiển.
Buổi đối thoại kéo dài đến 12h30’. Mặc dù vẫn còn rất nhiều vấn đề cần làm rõ, bà con vẫn còn muốn đối thoại tiếp, nhưng luật sư Hải đã khuyên bà con tôn trọng thỏa thuận, tôn trọng Bộ TN-MT, những vấn đề thắc mắc sẽ kiến nghị bằng văn bản tới Bộ TN-MT, ông Hiển cũng đồng ý sẽ trả lời bằng văn bản tất cả những thắc mắc của luật sư cũng như của bà con Văn Giang.
Ông Hiển khẳng định sẽ cố gắng đáp ứng được lợi ích chính đáng của bà con nông dân Văn Giang, cho rằng buổi đối thoại này sẽ giúp ích cho Bộ TN-MT trong việc tham mưu cho Nhà nước những vấn đề liên quan đến đất đai, đặc biệt sắp tới Luật đất đai sẽ được sửa đổi toàn diện.
Sau đây là nhận xét chung của luật sư Trần Vũ Hải:
a- Đáng tiếc ông Bộ trưởng Bộ TN-MT đã không thực hiện cam kết trực tiếp đối thoại với người dân Văn Giang.
b-Bộ TN-MT  tỏ ra không chắc về mặt pháp lý nên không dám đưa ra văn bản phản hồi 12 nội dung kiến nghị của luật sư và bà con Văn Giang
c- Ghi nhận sự thiện chí của ông Thứ trưởng Bộ TN-MT trong việc điều hành buổi đối thoại và lắng nghe các ý kiến của luật sư và đại diện những hộ dân Văn Giang.
d-Tuy nhiên, ông Thứ trưởng đã lúng túng, có thể mới nhận nhiệm vụ về quản lý đất đai, nên chưa nắm chắc các văn bản cũ và mới về Luật đất đai.
Về những vấn đề cơ bản của buổi đối thoại:
(i) Thẩm quyền của Thủ tướng hay của Chính phủ trong việc quyết định những nội dung liên quan đến các quyết định 303/QĐ-TTg và quyết định 742/QĐ-TTg của năm 2004. Bộ TN-MT đã rõ ràng sai khi đưa ra một văn bản năm 2000 có nội dung không còn hiệu lực vào thời điểm đầu năm 2004 để biện minh Thủ tướng có thẩm quyền ra những quyết định này. Luật sư Trần Vũ Hải đã chứng minh có văn bản khác trong năm 2001 đã sửa đổi nội dung trên, quy định rõ thẩm quyền thuộc Chính phủ (không thuộc thẩm quyền của Thủ tướng như quy định trước đây).
(ii) Về 02 dự án liên quan: rõ ràng 02 dự án (dự án KĐT Văn Giang và dự án đường bộ Hà Nội – Hưng Yên)  này không được coi là những dự án khả thi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đất đai. Hai dự án này trái với những quy hoạch về đất đai và giao thông đã được duyệt trước đó.
(iii) Việc không có quyết định thu hồi đất đến từng hộ dân là rõ ràng vi phạm quyền sử dụng đất của người dân theo Hiến pháp và Luật đất đai, dẫn đến đương nhiên việc cưỡng chế thu hồi đất của huyện Văn Giang và tỉnh Hưng Yên là trái pháp luật vì không thể cưỡng chế công dân thực hiện một quyết định mà họ không được ghi tên là đối tượng phải thực hiện và không nhận được quyết định đó.
Các hộ dân đề nghị VPLS Trần Vũ Hải các bước tiếp theo:
  1. Yêu cầu Bộ TN-MT trả lời bằng văn bản, nếu cần thiết tổ chức buổi đối thoại trong diện hẹp, nhưng cần công khai, có mặt báo chí.
  2. Do Bộ TN-MT cho biết, Thanh tra Chính phủ đang thụ lý vụ việc nên cần tiếp tục buổi đối thoại với Tổng Thanh tra
  3. Do vụ việc liên quan đến nhiều ngành, nên cần tiếp tục yêu cầu Văn phòng Chính phủ tổ chức đối thoại giữa các hộ dân Văn Giang với các ngành liên quan để làm rõ các vấn đề liên quan đến từng ngành.
Các hộ dân hi vọng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ sẽ giải quyết dứt điểm vụ việc này, tránh các hộ dân tiếp tục bức xúc, khiếu kiện lên Quốc hội và Trung ương Đảng, khiến tình hình sẽ phức tạp thêm.
 Tễu blog - Phóng viên tự do ghi nhận từ trụ sở Bộ TN-MT vào ngày 21.08.2012