Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Dân Nghệ an tiếp tục yêu cầu Quốc hội đền bù.

NÓNG: 619 HỘ DÂN TẠI 3 XÃ CỦA HUYỆN QUỲNH LƯU, NGHỆ AN NHẬP CUỘC YÊU CẦU QUỐC HỘI ĐỀN BÙ



Tiếp theo giáo xứ Phú Yên, Đông Yên tại Nghệ An và Hà Tĩnh, 619 hộ ngư dân tại Quỳnh Lưu vừa gửi đơn đến Quốc Hội yêu cầu đền bù thiệt hại. Đa phần các ngư dân này là giáo dân thuộc giáo xứ Song Ngọc nhưng cũng hơn 20% là ngư dân với tôn giáo khác đã gia nhập cùng với các giáo dân để đề nạp đơn yêu cầu đền bù với sự hướng dẫn của LM Nguyễn Đình Thục, Cha quản xứ của giáo xứ Song Ngọc.

Con số thiệt hại ghi trong đơn là 446 tỉ. Lá thư gửi Quốc Hội đưa ra thời hạn 15 ngày để giải quyết. Nếu không, sau đó họ sẽ có một số hành động kế tiếp.

Ngày 29/9 ông Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành định mức bồi thường, nhưng các nạn nhân vẫn tiếp tục biểu tình, xúc tiến kiện Formosa và đòi Quốc Hội phải đền bù đúng mức. Nhiều nạn nhân đã bày tỏ họ không hài lòng với cách đánh giá thiệt hại của nhà nước và không tin tưởng họ sẽ được đền bù thoả đáng. Hơn nữa, các nạn nhân sẽ tiếp tục hành động để bắt Formosa phải dọn dẹp sạch biển để họ có thể trở lại cuộc sống bình thường.

Hôm 22/9 hơn 1.000 hộ dân tại giáo xứ Đông Yên, Hà Tĩnh cũng đã gửi thư đến Quốc Hội yêu cầu đền bù thiệt hại hơn 2.000 tỉ.

Người dân Miền Trung có tầm nhìn xa hơn chính phủ nhỉ? Họ đòi hỏi phải giải quyết rốt ráo: Đền bù những gì đã thiệt hại, đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam, giải quyết môi trường để dân tộc Việt Nam còn tương lai.

Ảnh: Đơn gửi Quốc Hội sáng nay 3/10.
LM Nguyễn Đình Thục trong lần tuần hành vì môi trường vào tháng 5.

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

Nghệ an, dân Quỳnh lưu tiếp tục biểu tình tại ủy ban !

Biểu Tình ngày 3/10/216 tại UBND xã An Hoà, Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Hơn 500 Người dân xứ Phú Yên và phụ cận biểu tình tại UBND xã An Hoà.

Theo yêu cầu của toà án, những ngư dân đệ đơn khởi kiện FORMOSA đã ủy quyền cho Linh mục Đặng Hữu Nam làm người đại diện lo thủ tục pháp lý, cần có con dấu xác nhận của chính quyền địa phương. Chính quyền xã An Hoà đã cố tình gây khó dễ, đùn đẩy nhau: vào "một cửa", lên chủ tịch, xuống văn phòng, sang tư pháp, lại công an ... gần nửa ngày vẫn không chịu làm. Khi người dân tập trung biểu tình phản đối vẫn còn cố tình hạch sách. Với áp lực của người dân, trước câu hỏi:

- Vì sao chính quyền không giải quyết quyền lợi của người dân được hiến pháp bảo vệ?

- Việc từ chối quyền lợi chính đáng của người dân dựa trên cơ sở pháp lý nào?

- Phải chăng chính quyền xã An Hoà đang cấu kết với bọn Tàu Khựa để sát hại dân mình?

- Phải chăng chính quyền xã An Hoà đích thị là bọn phản động đang gây mất đoàn kết lương giáo và sự ổn định xã hội.

- Phải chăng chính quyền xã An Hoà đã ăn hối lộ của FORMOSA để ngăn cản người dân kiện FORMOSA đúng pháp luật?

- Uỷ ban này là ủy ban NHÂN DÂN hay ủy ban FORMOSA? Tại sao không bảo vệ dân lại chống dân, bảo vệ formosa?

SAU KHI CHÍNH QUYỀN XÃ AN HOÀ GỌI ĐIỆN CHO CÔNG AN VÀ CHÍNH QUYỀN HUYỆN QUỲNH LƯU CŨNG NHƯ TỈNH NGHỆ AN, CUỐI CÙNG CŨNG PHẢI ĐÓNG DẤU XÁC NHẬN!
QUYỀN CON NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC TRẢ LẠI CHO DÂN!

Nguồn: Vo Thuong Doan Khuc

Biểu tình lớn, báo chí nhà nước im như thóc.

Hàng nghìn người biểu tình mang theo các biểu ngữ như “Đừng vì Formosa mà phản bội nhân dân”, hay “Chúng tôi cần biển, cần tôm, cần cá, không cần sắt thép”.

Bộ Ngoại giao Đài Loan hôm nay, 2/10, lên tiếng xác nhận rằng công dân Đài Loan làm việc tại nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh cùng gia đình họ vẫn “an toàn” trong cuộc biểu tình của hàng nghìn người dân.

Hãng tin CNA dẫn lời Bộ này cho biết đã liên lạc với văn phòng đại diện ở Việt Nam và biết rằng các nhân viên an ninh người Việt đã “đóng cửa nhà máy này và tiến hành các biện pháp duy trì trật tự”.

Bộ này cũng cho biết rằng Bộ Ngoại giao Việt Nam hứa sẽ “tích cực xử lý vụ việc”. CNA cũng dẫn lời một lãnh đạo của Formosa Hà Tĩnh nói rằng không nhân viên nào của công ty “gặp nguy hiểm”, và nhà máy “không bị thiệt hại về tài sản”.

Trước đó, tin từ Việt Nam cho hay, đám đông lên tới hàng nghìn người đã tập hợp bên ngoài nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh.

Họ mang theo các biểu ngữ như “Đừng vì Formosa mà phản bội nhân dân”, hay “Chúng tôi cần biển, cần tôm, cần cá, không cần sắt thép”.

Cuộc biểu tình lớn này nổ ra ít ngày sau khi hàng trăm người dân Nghệ An tới Hà Tĩnh để nộp hơn kiện Formosa.

Công ty của Đài Loan này từng thừa nhận chất xả thải từ nhfđã gây ra cá chết hàng loạt, gần như làm tê liệt hoạt động ngư nghiệp và du lịch của 4 tỉnh miền Trung Việt Nam.

Dù thừa nhận trách nhiệm và đồng ý đền bù hàng trăm triệu đôla, nhưng các ngư dân bị tác động từng nói với VOA Việt Ngữ rằng họ muốn Formosa “đóng cửa vĩnh viễn”.

Báo chí trong nước hầu như im tiếng trước vụ biểu tình của người dân hôm 2/10. Báo Hà Tĩnh điện tử chạy hàng tít: “Hàng ngàn giáo dân tụ tập, cản trở hoạt động của Formosa”.

Tờ báo địa phương này viết thêm rằng “trong quá trình tụ tập, một số giáo dân quá khích đã viết, vẽ bậy với những câu khẩu ngữ không đúng quy định lên cổng chính, làm hư hỏng camera, kính nhà bảo vệ tại khu vực cổng phụ…”

Trong khi đó, tờ Thanh Niên cũng đăng bài viết về việc mà tờ này cho là “hàng nghìn người dân Kỳ Anh tập trung phản đối Formosa gây ô nhiễm”, nhưng bài báo này sau đó đã “biến mất” khỏi trang web của tờ này.Bộ Ngoại giao Đài Loan hôm nay, 2/10, lên tiếng xác nhận rằng công dân Đài Loan làm việc tại nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh cùng gia đình họ vẫn “an toàn” trong cuộc biểu tình của hàng nghìn người dân.

Hãng tin CNA dẫn lời Bộ này cho biết đã liên lạc với văn phòng đại diện ở Việt Nam và biết rằng các nhân viên an ninh người Việt đã “đóng cửa nhà máy này và tiến hành các biện pháp duy trì trật tự”.

Bộ này cũng cho biết rằng Bộ Ngoại giao Việt Nam hứa sẽ “tích cực xử lý vụ việc”. CNA cũng dẫn lời một lãnh đạo của Formosa Hà Tĩnh nói rằng không nhân viên nào của công ty “gặp nguy hiểm”, và nhà máy “không bị thiệt hại về tài sản”.

Trước đó, tin từ Việt Nam cho hay, đám đông lên tới hàng nghìn người đã tập hợp bên ngoài nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh.

Họ mang theo các biểu ngữ như “Đừng vì Formosa mà phản bội nhân dân”, hay “Chúng tôi cần biển, cần tôm, cần cá, không cần sắt thép”.

Cuộc biểu tình lớn này nổ ra ít ngày sau khi hàng trăm người dân Nghệ An tới Hà Tĩnh để nộp hơn kiện Formosa.

Công ty của Đài Loan này từng thừa nhận chất xả thải từ nhfđã gây ra cá chết hàng loạt, gần như làm tê liệt hoạt động ngư nghiệp và du lịch của 4 tỉnh miền Trung Việt Nam.

Dù thừa nhận trách nhiệm và đồng ý đền bù hàng trăm triệu đôla, nhưng các ngư dân bị tác động từng nói với VOA Việt Ngữ rằng họ muốn Formosa “đóng cửa vĩnh viễn”.

Báo chí trong nước hầu như im tiếng trước vụ biểu tình của người dân hôm 2/10. Báo Hà Tĩnh điện tử chạy hàng tít: “Hàng ngàn giáo dân tụ tập, cản trở hoạt động của Formosa”.

Tờ báo địa phương này viết thêm rằng “trong quá trình tụ tập, một số giáo dân quá khích đã viết, vẽ bậy với những câu khẩu ngữ không đúng quy định lên cổng chính, làm hư hỏng camera, kính nhà bảo vệ tại khu vực cổng phụ…”

Trong khi đó, tờ Thanh Niên cũng đăng bài viết về việc mà tờ này cho là “hàng nghìn người dân Kỳ Anh tập trung phản đối Formosa gây ô nhiễm”, nhưng bài báo này sau đó đã “biến mất” khỏi trang web của tờ này.

(Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link http://79797.info/ hoặc https://performpowder.pw để vượt tường lửa)

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

Biểu tình cực lớn tại Kỳ anh , bao vây Formosa !

BỎ FORMOSA ĐI, HÃY LO CHO BA ĐÌNH

Chưa đầy 36h đồng hồ sau khi Chính phủ công bố phương án bồi thường, sáng nay gần 10,000 người dân Kỳ Anh, trong trạng thái phẫn nộ, đã bao vây Khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Công an, quân đội - như bao cuộc biểu tình khác, ban đầu trấn áp quyết liệt người biểu tình, song khi thấy số lượng người tham gia quá đông, đã rời bỏ hàng ngũ tháo chạy. Nhiều quân nhân còn nhanh chóng cởi bỏ quân phục, để tránh bị phát hiện vì họ thừa hiểu trong mắt người dân bấy giờ họ đang bảo vệ cho Formosa - thủ phạm trực tiếp gây ra cảnh khốn cùng của người dân.

Trong suốt thời gian qua đã không dưới chục lần tôi cảnh báo rằng một cuộc biểu tình như thế này, mà còn có thể còn lớn hơn, sẽ xảy ra, bởi lẽ trong số hàng loạt sai lầm của chính quyền khi ứng phó tình hình, có 3 sai lầm cốt tử sau:

1, Ngăn cản các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào quá trình giải quyết hậu quả thảm hoạ. Không một chính quyền nào đủ sức phát hiện và giải quyết tất cả các vấn đề của người dân trong cuộc thảm hoạ. Chỉ có hàng ngàn nhóm dân sự khác nhau, len lỏi vào từng cộng đồng nhỏ trong vùng thảm hoạ, đáp ứng những nhu cầu thiết thân của từng nhóm dân: ngư dân, phụ nữ, học sinh, tiểu thương, thanh niên...mới có thể giúp xả hơi các bức xúc xã hội. Đằng này, với các NGOs đăng kí chính thức được tham gia cứu nạn thì chính quyền ngăn cản, với các nhóm dân sự tự phát tiếp cận vùng thảm hoạ thì chính quyền dùng an ninh bắt bớ, đánh đập, doạ khởi tố. Chính quyền muốn ôm hết phần giải quyết thảm hoạ thì cuộc biểu tình này chính là cái điều mà chính quyển phải chịu, không thể khác.

2, Sai lầm thứ 2 đặt chính quyền vào thế không thể cứu vãn được là việc tiến hành chiến dịch tuyên truyền bằng VTV, báo chí nhà nước và các trang dư luận viên sỉ nhục đến lãnh tụ tinh thần của bà con giáo dân vùng thảm hoạ: Giám mục Nguyễn Thái Hợp.

Dù rằng Giám mục đã mở ra một lối thoát cho chính quyền thông qua đơn yêu cầu VTV cải chính, xin lỗi sau khi phát bản tin sai sự thật, song chính quyền vẫn cố chấp tiếp tục sử dụng mạng lưới dư luận viên viết những bài rất hạ cấp về Giám mục, là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được về mặt chính trị.

3, Giọt nước làm tràn ly cho những phẫn uất của người dân địa phương chính là phương án bồi thường mà Chính phủ vừa công bố. Theo đó, mức bồi thường không chỉ thấp mà còn được tính chỉ trong vòng 6 tháng, hoàn toàn không đếm xỉa đến việc sau đó người dân sống bằng gì, không khác gì bán đứng tương lai của họ với giá rẻ mạt bằng số tiền lấy từ khoản chia cổ tức của Formosa để tập đoàn này được phép ở lại.

Chính quyền đã không cho dân một tương lai, thì họ phải tự đi tìm tương lai cho mình, bằng cách đóng cửa Formosa bằng mọi giá.

Chính quyền đã không giúp dân tìm được công lý, thì họ phải tự đi tìm công lý cho mình, bằng cuộc chiến pháp lý mà họ đang phát động, cũng không ngoài mục tiêu khiến tập đoàn này thiệt hại quá lớn rồi phải tự đóng cửa.

Cuối cùng chính quyền đã không bảo vệ được phẩm giá của người dân, thì họ sẽ phải đứng lên để giữ lấy phẩm giá của mình, bằng cách cho tất cả thấy họ có thể đi đến đâu và làm được những gì.

Bởi vậy, nếu còn một điều gì để nói với chính quyền, thì đó là:

'Bỏ Formosa đi, hãy lo cho Ba Đình'

Anh Tuấn