Khu đất được ước lượng khoảng 10 tỉ đồng được cấp cho ông Trần Văn Truyền - nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ - đang bị tỉnh Bến Tre thu hồi, vốn là miếng đất của một người dân là ông Nguyễn Văn Hùng đã khiếu nại quyết liệt từ năm 1977 đến nay để đòi lại.
Không hiểu hàng ngàn lá đơn thống thiết của ông Hùng thì có lá đơn nào được ông Truyền để mắt tới hay không?
Chuyện này làm tôi nhớ đến một vụ chiếm nhà chiếm đất khác mà mức độ lưu Manh tàn khốc đến rợn người...
Năm 1985, một vụ án chính trị được đem ra xét xử tại TAND TP HCM với 2 án tử hình được tuyên. Kỹ sư Lê Công Minh, nguyên là Trưởng ty Công chánh Sài Gòn trước 1975 là một trong hai người bị tuyên án tử hình.
Ngoài ra, tòa còn tuyên tịch thu căn biệt thự của ông Minh diện tích 3000 m2 tại số 334 Nơ Trang Long, phường 12, quận Bình Thạnh (được vợ chồng ông Minh gầy dựng trước 1975). Vợ ông Lê Công Minh là bà Trần Thị Phượng đã trình bày xin lại căn nhà vì đó là tài sản chung của hai vợ chồng, cũng như không liên quan gì đến vụ án nhưng Hội đồng xét xử đã không giải quyết.
Chồng sắp bị tử hình, nhà bị tịch thu, bà Phượng dắt díu đàn con đi ở đậu trong tuyệt vọng khôn cùng. Ngôi biệt thự 3000 m2 của vợ chồng bà không lâu sau đó đã có chủ nhân mới đến ở.
Vị chủ nhân mới này cũng không xa lại gì với vợ chồng ông Minh. Đó chính là vị Thẩm phán đã xét xử vụ án và tuyên cho ông án tử hình: Ông Phan Công Trinh, lúc bấy giờ là Phó chánh án TAND TP HCM.
Ông Minh trong thời gian chờ đem đi bắn, bất ngờ được ông Chủ tịch nước ân xá, có lẽ ông Trường Chinh cũng thấy vai trò của ông Minh trong vụ án không có gì đáng để bị tử hình (?!).
Bên ngoài, ông Phan Công Trinh và gia đình vẫn ở tại ngôi biệt thự còn đang đứng tên người tử tù mà ông đã tuyên án. Ông Trinh cũng được thăng chức Giám đốc Sở tư pháp do có những thành tích xét xử rất "nghiêm khắc".
Đầu thập niên 90, vụ Nước hoa Thanh Hương đổ bể, Nguyễn Văn Mười Hai bị chung thân, kẻ tiếp tay để lừa đảo trong vụ đại án này là Giám đốc Sở tư pháp Phan Công Trinh bị án 9 năm tù giam.
Ai có ở trại giam Bố Lá (tức T40, lúc đó thuộc CATP HCM) vào khoảng những năm 1992 - 1993 thì cũng đều biết người tù đặc biệt nguyên là GĐ Sở tư pháp này. Ông không mặc quần áo tù, ra vào trại giam thoải mái, hàng tuần có xe hơi đời mới từ SG lên thăm nuôi. Thậm chí ông còn có xưởng cưa trong khuôn viên trại để làm kinh tế giúp cán bộ.
Ông cựu GĐ Sở tư pháp Phan Công Trinh ở tù vài năm thì được giảm án, trở về sống tại căn biệt thự 3000 m2 với vợ con (căn nhà này giá trị hiện nay không dưới 10.000 lượng vàng). Ông Minh ra tù sau, tiếp tục dắt díu vợ con đi ăn nhờ ở đậu.
Sau khi được tha, cựu tù Lê Công Minh kiên trì khiếu nại các nơi mong đòi lại tài sản của mình vẫn còn đứng tên sở hữu mà nay đã bị một cựu tù khác chiếm dụng. Và không lâu sau đó - năm 2004 - UBND TP.HCM... đã cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho ông Phan Công Trinh, một cựu Phó chánh án, một cựu giám đốc Sở tư pháp, một cựu tù hình sự, đứng tên sở hữu.
Ông kỹ sư Lê Công Minh và gia đình sau 20 phải sống lang thang chính thức mất nhà từ lúc đó...
Không hiểu hàng ngàn lá đơn thống thiết của ông Hùng thì có lá đơn nào được ông Truyền để mắt tới hay không?
Chuyện này làm tôi nhớ đến một vụ chiếm nhà chiếm đất khác mà mức độ lưu Manh tàn khốc đến rợn người...
Năm 1985, một vụ án chính trị được đem ra xét xử tại TAND TP HCM với 2 án tử hình được tuyên. Kỹ sư Lê Công Minh, nguyên là Trưởng ty Công chánh Sài Gòn trước 1975 là một trong hai người bị tuyên án tử hình.
Ngoài ra, tòa còn tuyên tịch thu căn biệt thự của ông Minh diện tích 3000 m2 tại số 334 Nơ Trang Long, phường 12, quận Bình Thạnh (được vợ chồng ông Minh gầy dựng trước 1975). Vợ ông Lê Công Minh là bà Trần Thị Phượng đã trình bày xin lại căn nhà vì đó là tài sản chung của hai vợ chồng, cũng như không liên quan gì đến vụ án nhưng Hội đồng xét xử đã không giải quyết.
Chồng sắp bị tử hình, nhà bị tịch thu, bà Phượng dắt díu đàn con đi ở đậu trong tuyệt vọng khôn cùng. Ngôi biệt thự 3000 m2 của vợ chồng bà không lâu sau đó đã có chủ nhân mới đến ở.
Vị chủ nhân mới này cũng không xa lại gì với vợ chồng ông Minh. Đó chính là vị Thẩm phán đã xét xử vụ án và tuyên cho ông án tử hình: Ông Phan Công Trinh, lúc bấy giờ là Phó chánh án TAND TP HCM.
Ông Minh trong thời gian chờ đem đi bắn, bất ngờ được ông Chủ tịch nước ân xá, có lẽ ông Trường Chinh cũng thấy vai trò của ông Minh trong vụ án không có gì đáng để bị tử hình (?!).
Bên ngoài, ông Phan Công Trinh và gia đình vẫn ở tại ngôi biệt thự còn đang đứng tên người tử tù mà ông đã tuyên án. Ông Trinh cũng được thăng chức Giám đốc Sở tư pháp do có những thành tích xét xử rất "nghiêm khắc".
Đầu thập niên 90, vụ Nước hoa Thanh Hương đổ bể, Nguyễn Văn Mười Hai bị chung thân, kẻ tiếp tay để lừa đảo trong vụ đại án này là Giám đốc Sở tư pháp Phan Công Trinh bị án 9 năm tù giam.
Ai có ở trại giam Bố Lá (tức T40, lúc đó thuộc CATP HCM) vào khoảng những năm 1992 - 1993 thì cũng đều biết người tù đặc biệt nguyên là GĐ Sở tư pháp này. Ông không mặc quần áo tù, ra vào trại giam thoải mái, hàng tuần có xe hơi đời mới từ SG lên thăm nuôi. Thậm chí ông còn có xưởng cưa trong khuôn viên trại để làm kinh tế giúp cán bộ.
Ông cựu GĐ Sở tư pháp Phan Công Trinh ở tù vài năm thì được giảm án, trở về sống tại căn biệt thự 3000 m2 với vợ con (căn nhà này giá trị hiện nay không dưới 10.000 lượng vàng). Ông Minh ra tù sau, tiếp tục dắt díu vợ con đi ăn nhờ ở đậu.
Sau khi được tha, cựu tù Lê Công Minh kiên trì khiếu nại các nơi mong đòi lại tài sản của mình vẫn còn đứng tên sở hữu mà nay đã bị một cựu tù khác chiếm dụng. Và không lâu sau đó - năm 2004 - UBND TP.HCM... đã cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho ông Phan Công Trinh, một cựu Phó chánh án, một cựu giám đốc Sở tư pháp, một cựu tù hình sự, đứng tên sở hữu.
Ông kỹ sư Lê Công Minh và gia đình sau 20 phải sống lang thang chính thức mất nhà từ lúc đó...