Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Quan chức Hưng yên cướp đất của gia đình chiến sỹ Trường sa !

MẶN CHÁT TRƯỜNG SA.
Dân Dương nội mang băng rôn biểu tình tại Trụ sở tiêp dân Hà nội.

- Sáng ngồi phòng Trực ban, tình cờ gặp một anh bộ đội Hải quân đến gửi Đơn khiếu nại.Lâu rồi mới nhìn thấy một người lính trở về từ đảo, anh mặc nguyên quân phục hải quân, đội cả mũ bảo hiểm gắn quân hiệu, tay phải cầm tập hồ sơ, tay trái cầm túi bánh trung thu đỏ chói...Anh ấy sinh năm 1975, đi bộ đội đã 20 năm rồi, chục năm biên chế ở Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân), tăng bo qua các đảo của Trường Sa đầy sóng gió thiêng liêng nhưng giờ vẫn chỉ đeo quân hàm Trung úy QNCN.

Trông anh già hơn cái tuổi 39, dáng gầy sạm, đen nhẻm nhưng rắn rỏi, đuôi mắt rạn vết chân chim như bị muối biển ăn mòn nhưng rất hay cười...Anh chào tôi rất chính quy, nói năng nhỏ nhẹ có phần quá khiêm nhường, rụt rè đúng kiểu người ở biển lâu không về đất liền nên ngại đông người, né va chạm xô bồ...Anh kể chuyện mà buồn lắm, rằng anh đi lính ở đảo lâu ngày, mải mê với sóng với gió, với canh trời giữ biển mà không giữ được nhà, canh được gia đình yên ổn ở quê hương.Ở xa khơi ngoài kia, những người lính cứ vật lộn với biển, với cuồng phong, với khắc nghiệt của thiên nhiên và âm mưu thù địch... nhưng tại làng, tại xóm, tại gia đình thì lại bất ổn, biến thiên muôn sự.
Quê anh ở một xóm nghèo của đồng bằng sông Hồng, thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, bao đời nay người ta vẫn mưu sinh nhọc nhằn bán mặt cho đất, bán lưng cho giời.Thế rồi anh đi lính, ra tận Trường Sa, xa lắm, ở nhà mẹ già, vợ dại, con thơ còm cõi nuôi nhau... chờ ngày con, chồng, cha họ trở về!.Thế rồi vài năm sau anh đi xa, ở nhà có cái ao bèo nhỏ chưa đầy 200m2 từ đời ông bà, tổ tiên để lại lâu lắm rồi.Bấy lâu cái ao cũng chẳng để làm gì, có ít rau muống, mấy vạt bèo tây, dăm ba con cá còi lặn ngụp... vậy mà đùng một cái, chính quyền xã thu hồi về làm đất của chung.Chẳng cần lý do chính đáng, xã tự làm cái giấy thu hồi là thu thôi, gia đình toàn phụ nữ, người già, trẻ em chẳng biết bấu víu vào đâu, lại gọi anh về.Dù đơn vị cũng đã có giấy giới thiệu anh là bộ đội ở Trường Sa nhưng người ta vẫn phớt lờ mọi việc, cố ép bằng được cái ao nhà anh về làm ao làng, ao xã...
Cực chẳng đã, anh xin nghỉ phép về, vác đơn thư đi kiện, mồ hôi cứ mướt mải, người xe nháo nhào cả lên, các cơ quan công quyền thì vẫn hành chính...Anh mệt mỏi lại nhớ ngoài kia, ở đó anh hay đọc tấm biển khẩu hiệu mỗi sáng thức dậy: "Đảo là nhà, biển cả là quê hương"...Anh đi lính Trường Sa, lấy biển cả là nhà, đảo là quê hương thế mà ở quê nhà xa xôi kia, người ta bạc ác, tệ hại với gia đình, vợ con anh, liệu anh có yên tâm, vững vàng và sẵn sàng để chết cho Tổ quốc hay không???.
Nghĩ mà buồn, còn bao nhiêu những người lính như anh, chấp nhận gian khổ, hy sinh cho quê hương, dân tộc này mà hậu phương ở nhà không được bảo toàn, chăm lo trọn vẹn!.Cay đắng làm sao.Chia tay chúng tôi, anh cứ rụt dè, luống cuống đưa túi bánh cho chị bạn cùng cơ quan rồi nói: "Em ở đảo về, chẳng có gì, có cái bánh trung thu gửi cho các cháu. Chị nhận cho em vui!".Chị bạn không dám nhận, khẳng khái trả lời: "Em không nhận đâu, anh cầm về cho các cháu, bọn em chưa giúp gì được cho anh, có gì mà nhận quà chứ. Anh ở đảo về thế này là vất vả lắm rồi. Bọn em sẽ cố gắng giúp anh hết khả năng, anh về với gia đình đi!"..Anh lại cầm chồng đơn và túi bánh ra cửa, không quên bắt tay chào và cười rất đỗi hiền hậu.Nhưng đâu đó, váng vất trong ánh mắt người lính đảo ấy vẫn là một nỗi buồn trĩu nặng, sâu thẳm và bão bùng hơn cả sóng biển Trường Sa kia!
Mặn chát lắm!..

-------------------*
Mọi thông tin về vụ việc, xin liên hệ tìm hiểu: Trung úy Đỗ Văn Chung (Lữ đoàn 146, Vùng 4, Hải quân), Tel: 0977605506.
Hiện Trung úy Chung đang nghỉ phép tại quê nhà: xã Ngọc Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên và gia đình Chung có 4 người là Liệt sĩ, trong đó có bố Chung.

Mai Thanh Hải
Các bạn đọc xong bài này nhớ share cho bạn bè cùng đọc, để anh em báo chí đòi lại công bằng cho người lính đảo Trường Sa.

Dân Văn giang tiếp tục khởi kiện Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng yên

 Nhân dân Văn giang hiện đã nộp đơn khởi kiện uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng yên về vụ cướp đất ngày 24 tháng 4 năm 2013.
 Sau nhiều lần trốn khỏi trụ sở, đến khi nhân dân áp sát liên tục thì thư ký toà án Văn giang đã phải ký vào biên bản, xác nhận đơn khởi kiện của nhân dân Văn giang :




...

 Vụ cướp đồng Văn giang với 3 ngàn công an từ bộ  xuống cùng công an  11 xã của Văn giang ngày 24 tháng 4 năm 2012 khiến dư luận nổi giận, công an dùng lựu đạn khói, lựu đạn nổ để đàn áp dân, đánh phụ nữ, đánh nhà báo dã man ( đã xin lỗi và bồi thường cho hai nhà báo, còn chị Ánh thì chưa).
  Nhân dân Văn Giang đã ròng rã hai năm nay đi tới các cơ quan trung ương để tố cáo và khiếu nại liên tiếp về vụ việc nay nhưng vẫn chưa có phân xử của cấp nào, quả bóng trách nhiệm được đã từ bộ này sang bộ khác.
  Và tới nay, họ tiếp tục phải khởi kiện chính quyền tỉnh ra toà.

Dân oan bị đàn áp tại trụ sở thanh tra chính phủ !

  Vào lúc 12 giờ ngày hôm nay, 30.8.2013 một số dân oan từ các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Long An và Vũng tàu đã tụ tập trước Văn phòng Thanh tra Chính phủ ở số 210 đường Võ Thị Sáu, thành phố Sài Gòn để khiếu kiện đòi nhà cầm quyền giải quyết việc đất đai của họ đã bị cưỡng chiếm. Tuy nhiên họ đã bị công an đàn áp , xô đẩy như con gà con chó khiến một người trong số họ là chị Ngọc Anh bất tỉnh; nhưng bà con không dám đưa vô nhà thương vì sợ bị nguy hiểm hơn ….. Bà con đang la hét “đả đảo cường quyền bạo lực”, “đả đảo tham nhũng” …..Mời quý vị theo dõi lời tường thuật của bà con dân oan do Thanh Lan thực hiện.

http://www.youtube.com/watch?v=Y4weIF-w4jM&feature=youtu.be



Lừa đảo tại Việt nam quá dễ !

   Hiện đang có hàng trăm cư dân mua nhà của Vincom tại TimeCity và Royal City đang đệ đơn tố cáo và khởi kiện chủ dự án về việc lừa khách hàng, bán nhà chung cư không đúng thiết kế và hợp đồng. Sở xây dựng Hà nội đã phải lập đoàn thanh tra khẩn cấp theo yêu cầu của bộ để thanh tra các dự án này. 
Cư dân Time City biểu tình . Ảnh : Coopwatch.blogspot.com

  Việc lừa đảo trong lĩnh vực xây dựng xảy ra ở hầu khắp các dự án, nguyên do nào dẫn đến tình trạng bết bát như vậy ?
 - Luật pháp luộm thuộm, thiếu các chế tài quản lý và giám sát các chủ đầu tư trong quá trình từ : thiết kế, quảng cáo, ký hợp đồng với khách mua nhà, quản lý chất lượng, bàn giao nhà cho người mua....hầu như thiếu vắng vai trò của các cơ quan chức năng nhà nước.
 Các cơ quan như : phòng cháy chữa cháy, thanh tra xây dựng, môi trường...chỉ tới kiểm tra công trình lúc thi công theo kiểu qua quít, nhận phong bì là chính chứ không làm việc theo trách nhiệm đã qui định. Thậm chí thanh tra chuyên ngành lại chỉ toàn những thành phần không có chuyên môn, con ông cháu cha nên kém về nghề nghiệp, kém tư cách, chỉ tham nhũng là mục tiêu hàng đầu.
 Khi công trình làm xong, việc nghiệm thu của cơ quan nhà nước như : sở xây dựng, cảnh sát PCCC, cảnh sát môi trường, qui hoạch kiến trúc ...đều làm việc qua quít và cũng chỉ nhận pôhng bì là ký tất, không cần tới công trình để kiểm tra  thực tế. 
 Cơ quan phê duyệt thiết kế qui hoạch của sở, bộ cũng chỉ ăn tiền mà không cần quan tâm tới bất kỳ vấn đề nào khác, chỉ khi bị một vài chủ đầu tư như ông Đường công ty Hoà Bình doạ kiện Uỷ ban thành phố thì mới lòi ra một dây đã ăn tiền mà không chịu làm việc, giữ hồ sơ mà không cấp giấy phép xây dựng khiến thiệt hại cho công ty ông ấy. Lãnh đạo Hà nội đã phải lên ti vi để ứng cứu.
 Khi duyệt bất kỳ dự án nào, các cơ quan chức năng không hề quan tâm đến xung quanh dự án, chỉ biết trong hàng rào dự án, còn bên ngaoì có hạ tầng ra sao, kiến trúc thế nào, điện nước môi trường đáp ứng hay không cũng kệ - dự án của Vincom là Royal City là một ví dụ : gây tắc đường trầm trọng bởi  quanh dự án to lớn thì đường cũ, nhà dân áp sát, mật độ lưu không trong công trình cạn kiệt, cây xanh và khoảng không bị chủ dự án khai thác hết khiến tổng thể khu vực như một cái chợ Hôm đời mới.
 - Về dân trí : dân chúng rất cẩu thả trong việc mua nhà, hầu như chỉ mua theo trào lưu, hội chứng, theo quảng cáo và hứa  hẹn của chủ bán nhà. Ho ít có kiến thức luật pháp trong mua  bán bất động sản, họ không quan tâm đến sở hữu của mình khi bỉ tiền tỷ ra mua nhà, các vấn đề chuyên môn như : kiến trúc, phong thuỷ, công nghệ...hạ tầng kỹ thuật, chỉ biết giá nhà từng này, họ quảng cáo là hay, là cao cấp....vv là bỉ tiền mua và ký bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng do chủ đầu tư bán nhà lập ra.
  - Khi nhận nhà thấy nhà kém chất lượng thì mới kêu lên, kiện cáo và tố cáo...khi đó thì đã trả tiền hết cho chủ bán nhà rồi, bán xong là phủi tay, coi thường báo chí, bịt miệng báo chí ( các bài viết trên báo về Vincom đăng lên xong lại biến mất, bị bịt mồm bằng tiền , bằng cách phá đường link...)



Cư dân mua nhà Vincom và Tung shing biểu tình phản đối chủ đầu tư lừa đảo.

 Thời của bong bóng bất động sản đã qua, thời mạt đã tới, hầu như 99 % các chủ đầu tư bất động sản đang đứng trước vực thẳm, cái chết chỉ còn là thời gian. Vì vậy những chiêu lừa khách hàng, những chiêu làm ăn chụp giựt, ăn bớt, ăn cắp được phát huy tối đa. Nhà bán rồi mà chưa giao cho khách thì ăn bớt tối đa chất lượng xuống, nhà chưa bán thì giảm giá hàng ngày, quảng cáo thật kinh nhưng thực chất thì tồi, các đại gia rởm và chủ rởm đang cố giãy trong cơn hoảng loạn cuối cùng trước khi đâm đầu xuống vực thẳm mất hút.
 Nếu là người đnag có tiền và cần mua nhà để ở hay kinh doanh thì đừng bao giờ trở thành nạn nhân của đám lừa đảo có hệ thống, có bảo kê, có băng nhóm này nhé thưa các bạn.

Chân Nhân - CTV

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Còng tay dân về trụ sở công an phường để đánh - công an Sài gòn chính là bọn giặc cỏ !

Công an bị tố đánh dân tàn nhẫn: Bộ Công an vào cuộc

(VTC News) - Bộ Công an đã yêu cầu Công an TP.HCM nhanh chóng điều tra vụ việc công dân tố bị công an đánh đập tàn nhẫn.
Sau khi Báo điện tử VTC News đăng tải bài viết Dân tố bị Công an đánh đập tàn nhẫn, ngày 28/7/2013, Đại tá Phạm Văn Sinh - Phó Chánh văn phòng Bộ Công an, đã gửi công văn số 3273 thông báo yêu cầu kiểm tra vụ việc báo nêu đến Ban Giám đốc Công an TP.HCM.

Công văn đề nghị Công an TP.HCM chỉ đạo, kiểm tra xử lý thông tin, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an, đồng thời cũng sẽ có phản hồi đến Báo điện tử VTC News.
Công an bị tố đánh dân tàn nhẫn: Bộ Công an vào cuộc
 Công văn Văn phòng Bộ Công an đề nghị BGĐ CATPHCM làm rõ vụ việc, đồng thời thông báo đến Báo điện tử VTC News được biết. Ảnh: Phan Cường
Theo điều tra của PV VTC News, khoảng 23h30 tối 12/8/2013, anh Phan Sĩ cùng nhóm bạn đi làm bếp khuya về, khi đến ngã ba Phan Văn Hớn (P.Tân Thới Nhất, Q.12), xe bạn anh Sĩ là Thái Minh Khiêm bị một xe tải chạy cùng chiều máng phải, cả xe máy và hai người ngồi trên xe (Khiêm và bạn gái) bị thương tích, xe máy hư hỏng nặng.

Thấy xe tải có dấu hiệu bỏ chạy, anh Sĩ mới phóng xe lên chặn đầu xe tải và yêu cầu tài xế xuống nói chuyện, đền bù cho hai người bạn anh. Cuộc thương lượng kéo dài gần tiếng đồng hồ có sự chứng kiến của lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng... 

Thương lượng xong, cả nhóm người chuẩn bị rời hiện trường thì lực lượng CSGT CAQ.12 (có 2 người mặc sắc phục, 1 người mặc áo đen) xuất hiện yêu cầu giữ nguyên hiện trường. Lúc này, một bảo vệ dân phố đến yêu cầu anh Sĩ xuất trình giấy tờ.

Cho rằng bảo vệ dân phố không có quyền đề nghị như vậy, anh Sĩ không chấp hành, tiếp đó người đàn ông mặc áo đen bước đến quát lớn "tao được không mày", đáp lại anh Sĩ cũng nói: "Nếu anh là công an phải xuất trình thẻ ngành tôi mới đưa ra còn không thì thôi, bởi anh mặc thường phục tôi không biết anh là ai".
Công an bị tố đánh dân tàn nhẫn: Bộ Công an vào cuộc
Hiện trường nơi anh Sĩ bị đánh. 

Vừa dứt lời, anh Sĩ bị bảo vệ dân phố và người đàn ông mặc áo đen lao vào đánh tới tấp.
Anh Khiêm thấy vậy dùng máy điện thoại quay liền bị một CSGT lao đến chụp lấy điện thoại và la lớn "mày quay cái gì, tao tịch thu điện thoại mày luôn". Đồng thời nhóm người gồm bảo vệ dân phố, dân quân, dân phòng, cùng hai người (có thể là dân thường) lao đến đánh anh Khiêm, xé rách áo anh Khiêm.

Anh Khiêm hốt hoảng chạy bộ trốn khỏi hiện trường, nấp trong nhà người dân tại một con hẻm, trong khi phía ngoài lực lượng bảo vệ dân phố truy lùng ráo riết.

Anh Sĩ sau khi bị no đòn thì bị lực lượng bảo vệ dân phố đè úp mặt xuống mặt đường, còng tay đưa về trụ sở Công an phường Tân Thới Nhất để xử lý.

Đến trụ sở, anh Sĩ bị còng tay, sau đó bị còng chân và tiếp tục bị đánh dã man. Anh Sĩ nhớ lại, người đánh anh nhiều nhất tại trụ sở công an phường là một thanh niên tuổi còn trẻ (khoảng 20-22 mang dép Đốc-tờ, mặc áo xanh như áo dân quân, dân phòng).

Người này dùng chân đá và bụng, dùng dép Đốc - tờ đánh vào đầu, hai thái dương và vùng hông của anh Sĩ khiến anh không thể nào đứng nổi, chỉ nằm một chỗ, lúc mê, lúc tỉnh.

Thấy anh mê man không hay biết gì, có người dùng nước tạt vào người anh Sĩ cho nạn nhân tỉnh dậy, sau đó có hai người chở anh ra bỏ ngay giữa đường lộ (trước cổng trường Nguyễn Ảnh Thủ). Anh Sĩ bất tỉnh, lát sau tỉnh dậy thấy người lạnh, cơ thể đau nhức, cố gượng dậy nhưng không nổi. 

Lúc này có một xe tải lớn chạy đến, thấy có người nằm giữa đường lộ vẫy tay trong tình trạng sức khỏe yếu ớt nên tài xế dừng xe kết hợp cùng người dân bán hàng khuya gần đó kéo anh Sĩ dựa vào cột điện gần trường học.

Người đi đường phát hiện sự việc có điện thoại báo đến công an phường Tân Thới Nhất, cũng như những lực lượng khác của quận 12 tuy nhiên không hề có động thái phản hồi.

Khoảng 4 giờ sáng 13/8, nhận tin báo của người dân, lực lượng CSCĐ - CA TPHCM (thường gọi "141 thành phố") đứng chốt cầu vượt An Sương đến nơi anh Sĩ nằm và chuyển nạn nhân đến Phòng khám đa khoa Cộng Hòa cấp cứu. Sau đó, lực lượng CSCĐ lấy điện thoại gọi người thân đến chuyển anh Sĩ đến Bệnh viện Chợ Rẫy bằng xe cứu thương của Phòng khám Cộng Hòa ngay trong đêm.

Trải qua thời khắc kinh hoàng, hiện tại sức khỏe của anh Sĩ cũng dần hồi phục, anh Sĩ cho biết đang tiến hành gửi đơn tố cáo trình bày vụ việc đến Ban Giám đốc, Thanh tra Công an TPHCM cũng như Viện kiểm sát cùng cấp để cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xử lý vụ việc nhằm mang lại công bằng, giúp anh có niềm tin vào công lý, vào cuộc sống... "Ai sai phạm phải xử lý đúng theo pháp luật" - anh Sĩ nói.


Phan Cường

Công an Sài gòn hóa giặc !

Công an bị tố đánh dân tàn nhẫn qua lời nhân chứng

(VTC News) - Khi nạn nhân bị đánh bất tỉnh, nằm co giật giữa đêm khuya, lực lượng Cảnh sát cơ động nhận tin báo đã tới đưa đi cấp cứu kịp thời.
Trong quá trình đi xác minh, tìm hiểu sự thật trong đơn tố cáo "Công an, bảo vệ dân phố đánh dân tàn nhẫn", cũng như cách trả lời của công an phường Tân Thới Nhất và công an quận 12, TP.HCM, phóng viên VTC News đã có những ghi nhận về sự trả lời e dè, sợ sệt của những người dân chứng kiến. 
Tuy nhiên, khi chúng tôi đưa ra tình tiết, nạn nhân nằm bất tỉnh, co giật ngoài đường giữa đêm khuya được lực lượng CSCĐ - 141 CA TPHCM đưa đi cấp cứu thì người dân mới mạnh dạn thuật lại sự việc cho báo chí. 
Yêu cầu trả lại công bằng
Có mặt dưới chân cầu vượt An Sương, quận 12, phóng viên gặp được nhân chứng quan trọng, đó là lực lượng Cảnh sát cơ động - CA TP.HCM (người dân TP.HCM quen gọi là "141 thành phố"). 

Công an bị tố đánh dân tàn nhẫn qua lời nhân chứngChúng tôi tiếp nhận tin báo từ người đi đường, đến nơi trước cổng trường THCS Nguyễn Ảnh Thủ thì thấy một thanh niên nằm bất động, lên cơn co giật, mình đẫm ướt nên bèn khiêng lên xe. Lúc này có hai người dân theo xe để làm chứng.Công an bị tố đánh dân tàn nhẫn qua lời nhân chứng
Thượng sỹ Võ Quốc Hiếu - CSCĐ
Thượng sĩ Võ Quốc Hiếu - lái xe, cho biết: "Lúc đó là ca trực của ca trưởng Thiếu úy Dương Minh Hậu, chúng tôi tiếp nhận tin báo từ người đi đường khoảng từ 4 giờ sáng 13/8, đến nơi trước cổng trường THCS Nguyễn Ảnh Thủ (số 224 Phan Văn Hớn, KP6) thì thấy một thanh niên nằm bất động, lên cơn co giật, mình đẫm ướt nên chúng tôi khiêng anh lên xe. Lúc này có hai người dân theo xe chúng tôi để làm chứng".  
Tại Phòng khám đa khoa Cộng Hòa (39 Phan Văn Hớn), chị Nguyễn Thị Thúy Hằng - nhân viên phòng khám, cho biết nạn nhân được chở đến bằng xe Cảnh sát cơ động, khi đến với tình trạng bất tỉnh, hôn mê nên phòng khám chỉ sơ cấp cứu. Sau đó Cảnh sát cơ động mới gọi điện thoại người thân anh Sĩ đến. 
Phòng khám dùng xe cấp cứu chở anh Sĩ đi đến Bệnh viện Chợ Rẫy theo dõi điều trị tiếp. 
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, anh Sĩ được chẩn đoán chấn thương đầu, đa chấn thương cơ thể, đặc biệt vùng mặt và thái dương phải bị bầm, tụ máu, tay chân bị trầy xước... 
Sau khi điều trị tại BV Chợ Rẫy, anh Sĩ được chỉ định đến BV Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP.HCM để điều trị tiếp nhưng vì tài chính khó khăn, eo hẹp thời gian (anh đi nấu bếp cho các quán ăn, nhà hàng ẩm thực - PV) nên anh viết đơn xin chuyển đến BV vệ tinh gần nơi cư trú để điều trị. Mọi chi phí, thuốc thang, công sức... đều tự tay anh và vợ sắp cưới tự lo liệu. 
"Chi phí thuốc thang, tiền này tiền kia đã tốn gần 10 triệu đồng. Nhưng cái quan trọng là tôi yêu cầu cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra, xác minh làm rõ sự việc để trả lại công bằng, sự thật cho tôi, cho người dân thấp cổ bé họng" - Anh Sĩ bức xúc.
Công an bị tố đánh dân tàn nhẫn qua lời nhân chứng
 Giấy chuyển viện BV Chợ Rẫy đề nghị chuyển anh Sĩ sang BV Chỉnh hình và phục hồi chức năng TPHCM. Ảnh: Phan Cường
Anh Thái Minh Khiêm (SN 1986, tạm trú quận 11, quê Cà Mau) - nạn nhân vụ tai nạn giao thông nói trên, kể lại: "Chúng tôi đi làm bếp về khuya, khi đi qua ngã ba Phan Văn Hớn - Trường Chinh thì xảy ra tai nạn giao thông, tôi và bạn gái ngồi sau may mắn chỉ bị thương tích nhẹ, xe máy tôi bị hư hỏng nặng. 
Bạn tôi là Phan Sĩ thấy tài xế có dấu hiệu bỏ chạy thì phóng lên chặn xe lại, yêu cầu tài xế xuống xe, và Sĩ định lao vào đánh tài xế thì bị tôi ngăn cản. 
Khi lực lượng bảo vệ dân phố xuất hiện khuyên hai bên thương lượng. Giằng co một hồi cũng thương lượng xong. Nhưng sau đó xuất hiện CSGT, một người mặc thường phục (trong nhóm CSGT) xưng là cảnh sát trật tự 113 yêu cầu kiểm tra giấy tờ tôi. Thấy vậy tôi đòi người này xuất trình thẻ ngành thì anh ta lớn tiếng quát nạt, hăm dọa tôi. 
Kiêm kể tiếp: "Lúc sau, thấy cả nhóm người kéo đến lao vào đánh Sĩ, tôi lấy máy điện thoại ra quay vài giây thì một CSGT bước đến giật lấy điện thoại, la lớn "mày quay cái gì, tao tịch thu điện thoại mày luôn". 
Vừa dứt lời, nhóm người lao đến đánh tôi, xé rách áo. Họ rượt đuổi, tôi sợ quá chạy bán sống bán chết vào nhà một dân trong hẻm trốn thoát. Các bạn tôi nhìn thấy vậy nên cũng hoảng sợ tản ra chạy trốn khỏi hiện trường". 
Công an bị tố đánh dân tàn nhẫn qua lời nhân chứng
 Anh Khiêm trả lời PV VTC News. Ảnh: Hạnh Phương
Chị Nguyễn Thị Thúy An (SN 1991, quê Đồng Tháp, tạm trú Q.Tân Bình) - bạn gái Khiêm, cho biết: "Sau khi thấy anh Khiêm bị đánh bỏ chạy, em phản ứng lại thì anh áo đen hăm dọa nếu can thiệp vào sẽ bị ăn đòn nên em không dám làm gì".
"Chính em là người đứng ra ký nhận vào tờ giấy "đã nhận lại điện thoại của anh Khiêm" do CSGT tên Linh yêu cầu và em cũng là người ký nhận vào giấy hẹn ngày giờ lên làm việc vụ tai nạn giao thông giữa xe anh Khiêm và xe tải tại cơ quan CSGT Q.12 do lúc đó anh Khiêm bị truy đuổi đánh nên không thể có mặt ký nhận được" - Thúy An nói tiếp.
Trong nhóm bạn đi cùng với Sĩ và Khiêm, có anh Trần Chí Tâm (SN 1987, quê Bình Thuận, tạm trú Q.11), Tâm là người đứng bên ngoài chứng kiến, không hề có động thái phản ứng nào nhưng cũng bị vạ lây. "Tôi nghĩ nếu mình nhảy vào can thiệp thì cũng bị đánh nữa, nên tôi đứng quan sát theo dõi, tuy nhiên lúc tôi chạy xe trên đường về nhà nghỉ ngơi thì có hai người mặc đồ thường chạy xe theo, người ngồi sau dùng khúc cây gỗ đánh mạnh vào đầu tôi, may mà có nón bảo hiểm che đỡ nên chỉ bị choáng, ê ẩm một lát rồi hết" - anh Tâm nói.
"Lúc Khiêm bị đánh rồi bỏ chạy trốn rất lâu, Khiêm có nhờ điện thoại gọi cho tôi bảo đói bụng và mệt quá nhưng tôi không dám đến chỗ Khiêm chở đi vì có nhóm người đang truy lùng Khiêm ở đầu hẻm. Đến khi thấy vắng người đó thì tôi mới đến chở Khiêm về" - Tâm nói.
Anh Tâm nhận định nguyên nhân xảy ra vụ đánh nhau, thứ nhất là do bảo vệ dân phố và người đàn ông mặc áo thun đen đòi chúng tôi xuất trình giấy tờ, chúng tôi không chấp thuận; thứ hai, trong khi vụ việc xảy ra có hai người mặc thường phục đi chung với bảo vệ dân phố (có thể là dân thường) tham gia "a dua" vào đánh hội đồng, hành hung chúng tôi (ngoài bảo vệ dân phố và một đàn ông mặc áo đen đi chung CSGT đánh anh Sĩ và Khiêm).
Chị Nguyễn Thị Kim Thủy (SN 1991, quê Đồng Nai) - vợ anh Tâm, đang mang bầu 5 tháng thấy tình hình đánh nhau như vậy cũng chỉ biết đứng nhìn không dám có động thái phản ứng gì.
Chị Thủy Tiên - vợ sắp cưới Sĩ, cho biết, bản thân có phản ứng lại nhưng vì họ đông quá lại hăm dọa đòi đánh nên cũng chỉ biết đứng nhìn. "Họ đánh anh Sĩ mấy lần, sau đó còng tay đưa về công an phường. Em nghĩ chắc họ đưa về phường hỏi thăm vụ việc thế nào, rồi đến sáng cũng sẽ cho về nên em cùng mấy bạn an tâm ra về ngủ, không ngờ sự việc lại xảy ra như vậy" - Chị Tiên bức xúc. 
Côn đồ núp bóng bảo vệ dân phố?
Hầu hết các nhân chứng đều cho rằng, xảy ra tai nạn giao thông là do lỗi của tài xế xe tải, phóng nhanh vượt ẩu khi đến khúc cua đã máng phải xe máy, kéo xe máy lê một đoạn. Tài xế xe tải dự định cho xe bỏ chạy bị anh Sĩ chạy lên cản đầu xe.  
Thay vì dừng xe, tắt máy để nói chuyện thì tài xế xe tải lại cho xe lùi lại nên nhiều người đi đường cho rằng tài xế có ý định tông tiếp nạn nhân và thay đổi hiện trường nên yêu cầu tài xế xuống xe. Khi vừa xuống xe, tài xế bị hăm dọa và bị đánh tới tấp. Cặp đôi thanh niên (anh Khiêm và bạn gái) bị tai nạn hất sang lề vỉa hè, trầy xước cơ thể, xe máy hư hỏng.  
Vụ việc tạm lắng sau khi xuất hiện nhóm bảo vệ dân phố đóng chốt gần khu vực xảy ra tai nạn đến hiện trường. Với đề nghị hai bên tài xế xe tải và xe máy nên tự thương lượng đưa ra giá đền bù thích hợp để giải phóng hiện trường. 
Tuy nhiên, do việc thương lượng chưa thỏa thuận được (bên xe máy ra giá 5 triệu đồng, bên xe tải chỉ đưa ra 1 chiếc nhẫn và 200 ngàn đồng tiền mặt, theo tài xế xe tải tổng giá trị khoảng 3 triệu đồng) nên hai bên tiếp tục xảy ra lớn tiếng với nhau. Lúc này, bảo vệ dân phố mới điện thoại đến công an phường xuống hỗ trợ, đồng thời báo CSGT quận 12 xuống hiện trường làm việc.
Công an bị tố đánh dân tàn nhẫn qua lời nhân chứng
  Chiếc xe lực lượng CSCĐ 141 CATPHCM (màu xanh) nằm dưới chân cầu vượt An Sương (Q.12) chở anh Sĩ đi cấp cứu trong đêm. Ảnh: Phan Cường 
Nghe thông tin từ công an, CSGT chuẩn bị xuống hiện trường hai bên mới đồng ý giá thương lượng, chuẩn bị giải phóng hiện trường. Cả nhóm chưa kịp đi thì lực lượng CSGT có mặt đề nghị giữ nguyên hiện trường, sau đó xảy ra vụ việc lùm xùm như đã nói trên. 
Nói về trường hợp anh Phan Sĩ bị đánh, đa phần những người chứng kiến đều bất bình. Một nhân chứng cho biết: "Họ đánh dân như vậy không được, không ai có quyền đánh như vậy. Ai sai lỗi gì đều có luật pháp trừng trị, không thể đánh con người ta như vậy". 

Công an bị tố đánh dân tàn nhẫn qua lời nhân chứngHọ đánh nghe ghê lắm. Tiếng người kêu cứu, có người chạy trốn trong khi quần áo bị xé rách tả tơi, rượt nhau chạy ầm ầm, tiếng lùng sục khắp nơi. Lúc đó cả một đoạn đường bị náo động nhưng không ai dám xông vào khuyên can bởi không khéo bị vạ lây.Công an bị tố đánh dân tàn nhẫn qua lời nhân chứng
Một người chứng kiến sự việc
Nhân chứng nhớ lại: "Họ đánh nghe ghê lắm. Tiếng người kêu cứu, có người chạy trốn trong khi quần áo bị xé rách tả tơi, rượt nhau chạy ầm ầm, tiếng lùng sục khắp nơi. Lúc đó cả một đoạn đường bị náo động nhưng không ai dám xông vào khuyên can bởi không khéo bị vạ lây". 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong nhóm đánh dân mà cụ thể là đánh anh Sĩ, nổi bật nhất đó là một người tên Hưng (còn gọi là Hưng "mập"). Qua xác minh của phóng viên, Hưng "mập" tên đầy đủ Nguyễn Hoàng Hưng -  bảo vệ dân phố đóng chốt gần cầu Tham Lương (Q.12). 
Hưng bị nhiều người phản ánh là một bảo vệ dân phố nhưng luôn xem mình như một công an, tính hách dịch, nhìn thấy ai ghét là đánh không cần phải trái, đúng sai... Có người còn gọi Hưng "mập" là côn đồ núp danh bảo vệ dân phố. 
Trong đêm xảy ra vụ việc, chính hai bảo vệ dân phố là Phạm Mạnh Hùng và Nguyễn Hoàng Hưng là người trực tiếp chở anh Sĩ đến trụ sở công an phường Tân Thới Nhất (nằm trên đường Phan Văn Hớn, quận 12) - cách hiện trường xảy ra tai nạn giao thông vài cây số. 
Sau đó, anh Sĩ được bàn giao cho công an, người trực đêm lúc đó tên là Minh - cảnh sát khu vực. 
Mặc dù phóng viên đã cung cấp cho lãnh đạo công an phường số điện thoại, thông tin về anh Phan Sĩ nhưng cho đến thời điểm này cơ quan chức năng vẫn chưa có động thái gì đối với anh Sĩ như hỏi thăm hay triệu tập lập biên bản vụ việc... làm rõ theo đơn tố cáo mà báo chí phản ánh trực tiếp với công an. 
"Nếu tôi sai phạm tại sao công an không mời tôi lên làm việc mà lại có dấu hiệu im lặng? Tôi mong muốn vụ việc của tôi phải được đưa ra ánh sáng, ai sai phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nỗi đau thể xác tôi chịu đựng được nhưng nỗi đau tinh thần, mất niềm tin vào công lý, vào cuộc sống, tôi không thể nào chịu đựng nổi" - anh Sĩ nói. 
Ngày 22/8, anh Khiêm được tài xế xe tải đền bù tiền thuốc và tiền sửa chữa xe máy bị hỏng tổng cộng trên 7 triệu đồng. Đáp lại, vật "làm tin" anh Khiêm giữ là 1 chiếc nhẫn (hơn 1 chỉ vàng 18k) được trả lại cho tài xế xe tải. 
VTC News sẽ tiếp tục thông tin đến quý độc giả về vụ việc này.

Báo đảng cộng sản tố cáo tỷ phú Phạm Nhật Vượng lừa đảo

Hà Nội: Nhiều khách hàng không nhận bàn giao căn hộ tại chung cư Times City 
15:34 | 29/08/2013
(ĐCSVN) - Bỏ ra nhiều tỷ đồng để mua căn hộ chung cư cao cấp thuộc dự án Times City (tại 458, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) do Công ty Cổ phần phát triển Đô thị Nam Hà Nội làm chủ đầu tư, nhưng khi bàn giao nhà, nhiều khách hàng phát hiện căn hộ của mình không đúng như thiết kế và hợp đồng mua bán.
Theo các khách hàng mua căn hộ chung cư tại khu đô thị Times City, mong muốn có căn hộ chung cư chất lượng cao để sinh sống ổn định, họ đã ký kết hợp đồng mua nhà trong khu đô thị Times City do Công ty cổ phần phát triển Đô thị Nam Hà Nội làm chủ đầu tự. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng và bàn giao nhà, người dân phát hiện chủ đầu tư đã có nhiều sai phạm lớn về chất lượng, vật liệu, thiết bị lắp đặt trong căn hộ so với bản mẫu và hợp đồng mua bán đã ký giữa hai bên. Do đó, nhiều hộ đã không đồng ý “nhận bàn giao căn hộ”.

 
 Cửa sổ theo thiết kế có nan dày, chắc chắn (bên trái) và cửa sổ có nan thưa,
 lỏng lẻo của căn hộ đã hoàn chỉnh (bên phải).  Ảnh: PV
 

Cụ thể, các cư dân cho rằng, chủ đầu tư đã không trang bị đầy đủ các vật liệu, thiết bị bên trong như cam kết tại hợp đồng mua bán, lắp đặt trang thiết bị kém chất lượng, không đúng như hợp đồng; tự ý thay đổi hệ thống điều hòa không khí, lan can, khóa và hệ thống chuông chất lượng kém. Tổng số lên tới 40 hạng mục thiết bị đã bị thay đổi hoặc không trang bị, với tổng thiệt hại gây ra lên tới từ 150 đến 200 triệu/1 căn hộ. Bên cạnh đó, các căn hộ còn bị thay đổi về lan can, độ rộng cửa cũng như số cửa kính, độ rộng và chiều cao của vách kính phòng ngủ, đèn trần và nhiều vật dụng khác liên quan đến nội thất trong nhà…
Cũng theo các hộ dân cho biết: Khi bán nhà, chủ đầu tư đã tính cả phần diện tích các cột hộp kỹ thuật vào diện tích sử dụng chung của mỗi căn hộ. Mỗi căn hộ phải chịu trung bình 4m2 cột hộp kỹ thuật. Như vậy, mỗi hộ phải chi thêm từ 120 đến 150 triệu đồng cho diện tích trên và phần diện tích này không sử dụng được. Chủ đầu tư còn tự ý thay đổi thiết kế, không đảm bảo lưu thông không khí trong các phòng của căn hộ, gây ảnh hưởng không tốt đến công năng sử dụng và sức khỏe của mọi người khi sống tại các căn hộ trên.
Hiện nay, đã có một số hộ dân đến ở, nhưng Ban quản lý tòa nhà thông báo và yêu cầu các hộ dân phải có hộ khẩu tại tòa nhà chung cư thì được áp dụng mức giá dịch vụ và giá nước sinh hoạt thấp hơn. Còn đối với những hộ chưa kịp chuyển hộ khẩu về căn hộ thì áp mức giá cao hơn gấp nhiều lần một cách bất hợp lý, gây bức xúc cho các hộ dân.

 
 Cửa ra vào có 4 cánh rộng rãi theo thiết kế (bên trái) và cửa ra vào 
chỉ có 2 cánh nhỏ hẹp của căn hộ đã hoàn chỉnh (bên phải).  Ảnh: PV

Cũng theo các hộ dân, họ đã nhiều lần gửi đơn đề nghị chủ đầu tư có biện pháp giải quyết phù hợp. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần phát triển Đô thị Nam Hà Nội vẫn chưa tổ chức đối thoại với các hộ dân để giải quyết những nội dung trên.
Do đó, các hộ dân đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng khiếu nại. Ngày 16/8/2013, Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước đã ban hành Công văn số 3253/TDTW gửi Bộ Xây dựng nêu rõ, đây là nội dung khiếu nại liên quan đến các quy định trong xây dựng, đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra, xem xét, có biện pháp giải quyết phù hợp, bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho các hộ dân./.
Các từ khóa theo tin:
Kim Thành - Ngọc Tuấn
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30679&cn_id=605371

Vụ tham nhũng lớn liên quan Vũ Hồng Khanh

 Giám đốc Công ty Thái Thịnh kể, phải “bắn” hơn 130 con dấu và 8 sở, ngành mới có được Dự án Chợ Kim Nỗ ở huyện Đông Anh (Hà Nội)
Bất kỳ nhà đầu tư nào ở nước ngoài khi nghe ông Khúc Duy Thành, Giám đốc Công ty Thái Thịnh kể về “nỗi truân chuyên” phải “bắn” hơn 130 con dấu và 8 sở, ngành mới có được Dự án Chợ Kim Nỗ ở huyện Đông Anh (Hà Nội), chắc chắn đều khiếp đảm…

Phải “ấn” cho nó đau họng thì thôi


Thứ bảy, ngày 6/4/2013, phóng viên VOV cùng ông Nguyễn Văn Toàn, Chủ tịch HĐQT Cty Toàn Thắng có buổi làm việc với ông Khúc Duy Thành, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Cty Thái Thịnh với mục đích làm rõ các khoản tiền “bôi trơn” bất hợp pháp mà phía Cty Thái Thịnh đã tự ý chi và đang buộc Cty Toàn Thắng chung chi 60% theo Hợp đồng góp vốn đã ký, để có được Dự án Chợ Kim Nỗ.
Nội dung buổi làm việc đã được phóng viên ghi âm và ghi hình, có những nội dung đáng chú ý như sau.
Ông Toàn nêu vấn đề: “Tôi thật sự không có nhiều thời gian. Cứ mỗi lần bay từ Nhật về là rất tốn kém. Mọi việc cứ trao đổi đi, trao đổi lại thế này thì quá mệt mỏi, không đi vào cụ thể thì khó thống nhất được. Hôm nay một lần nữa, tôi yêu cầu Cty Thái Thịnh làm rõ, để có hướng giải quyết dứt điểm, đỡ nhùng nhằng… Tôi chỉ còn ít ngày nữa phải bay sang Nhật rồi”.
Ông Thành sau khi kể lể nỗi vất vả để có được dự án, đã giải thích: “Cơ chế ở bên Việt Nam nó khác. Bây giờ thì anh Toàn có thể hiểu hơn ngày trước anh mới về. Ở nước ngoài sòng phẳng với nhau, nói từng đây và ông lo cho tôi thế này thế kia là xong. Nhưng ở Việt Nam thì cơ chế nó loằng ngoằng, nó không phải nói 1 là 1, 2 là 2 như thế được (…). Về dự án, đã lên thuyền mà nhảy xuống thì sẽ chết đuối. Đây là quan điểm kinh doanh của em. Mình đã lên thuyền, nếu không cố vượt lên, anh buông mà em cũng nhảy xuống nữa thì em chết. Em phải cố gắng lênh đênh trên con thuyền để đi tới đích. Nếu mà nhiều tiền thì dự án có thể sẽ sớm hơn. Nhưng nói thật nếu chúng ta chơi đẹp, mạnh quá thì cũng chết, mà phải chơi cho phù hợp để còn có chút đồng lãi. Chứ không phải là “nốc ao” như hồi anh mới về, thằng nào cần bao nhiêu thì ấn cho nó đau họng thì thôi. Bây giờ không chơi như thế được…”.
Vẫn lời ông Thành: “Chúng ta, nếu làm xong dự án thì toàn bộ kinh phí rơi vào khoảng 40 tỷ đồng. Trước, bản thiết kế là xây 3 tầng, nhưng bây giờ chỉ xây 2 tầng 1 tum thôi. Rơi vào khoảng 500 triệu/căn. Từ năm 2005, đã mất 25 tỷ cho vào xây dựng ki-ốt. Còn hạ tầng xây dựng bể nước, chống cháy, và cấp nước, trạm điện, giao thông, chiếu sáng. Chúng em đã gồng mình lên để bảo toàn thành quả đạt được. Bây giờ thì không còn ai có thể nói được vào đâu. Làm thật, làm đúng, làm trúng theo pháp luật. Mặc dù bí tiền nhưng em vẫn chưa dám nhận 1 đồng nào của bà con đặt mua ki-ốt trước, trừ số tiền của anh”.
Ông Toàn đề nghị nói rõ khoản tiền ngoài luồng (tiền bôi trơn để có dự án). Thấy ông Thành vẫn nói vòng vo, ông Toàn liền nhắc lại việc Cty Thái Thịnh đã gửi tất cả những giấy tờ, biên bản họp, biên bản nhận tiền, hiện vẫn còn lưu giữ, và thắc mắc, con số chi không hợp lý, được thông báo lên đến 9,1 tỷ, tại sao sau lại báo con số cao hơn? Ông Toàn đã có công văn hỏi về việc này nhưng không thấy Cty Thái Thịnh trả lời?
Ông Thành giải thích: “Nói thật với anh, giây phút đó nó nhạy cảm, những giấy tờ đó bên em đã hủy hết rồi, bên anh còn thì cho em xin một bộ. Những vấn đề đó bên em là bỏ hết, dữ liệu trong máy tính em cũng xóa hết rồi…”. Rồi phân trần: “Anh cứ nói là không hợp lý, nhưng em nói thật với anh, đây mới chỉ là gãi ghẻ, có gãi ghẻ thì mới phải kéo dài 7 năm mà vẫn không xong. Nói thật với anh là không đủ cân đủ lạng”.

“Bắn” hơn 130 con dấu và 8 sở, ngành

Sáng và chiều ngày 25/6/2013, trong vai ông chủ doanh nghiệp từ Nhật Bản bay sang Việt Nam, phóng viên VOV chứng kiến 2 buổi làm việc giữa ông Toàn, đại diện Cty Toàn Thắng với ông Thành, đại diện Cty Thái Thịnh, tại trụ sở của Cty Toàn Thắng.
Tại hai buổi làm việc, ông Khúc Duy Thành, Giám đốc Cty Thái Thịnh dù biết mình đang làm việc với doanh nhân ở Nhật Bản nhưng đã nói ra những nội dung rất nhạy cảm làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của các cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành ở Hà Nội, làm méo mó môi trường đầu tư ở Việt Nam.
Đặc biệt, ông Thành công khai việc đưa hối lộ cho các quan chức ở nhiều cơ quan, ban, ngành trên địa bàn xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh và TP. Hà Nội với số tiền rất lớn và khẳng định nhờ đó ông mới trúng thầu Dự án Chợ Kim Nỗ. Một bản danh sách đưa hối lộ cho các quan chức đã được đưa ra trong buổi làm việc và đã được ông Thành thừa nhận do Cty Thái Thịnh lập ra và gửi cho Cty Toàn Thắng để Cty này chung chi.
Theo lời ông Thành, quá trình chi tiền “bôi trơn” để trúng thầu và triển khai Dự án Chợ Kim Nỗ được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, để được trúng thầu, ông Thành phải chi 1 tỷ 150 triệu cho cán bộ xã Kim Nỗ và huyện Đông Anh. Giai đoạn 2, sau khi được công bố trúng thầu, ông Thành phải “lại quả” cho cán bộ xã và huyện hết 2 tỷ 148 triệu đồng. Giai đoạn 3, để hoàn tất các thủ tục pháp lý như Giấy phép đầu tư, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất… ông Thành phải chi phí hết 15 tỷ đồng. Tổng cộng tiền chi phí “bôi trơn” của cả 3 giai đoạn là 18 tỷ 298 triệu đồng.
Để chứng minh số tiền “bôi trơn” vì sao lại lớn đến như vậy, ông Thành đưa ra danh sách các đầu mối phải bôi trơn với hơn 130 con dấu liên quan tới huyện Đông Anh, xã Kim Nỗ và 8 sở, ban, ngành của Hà Nội như: Thành ủy, UBND thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thương mại, Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Kế hoạch – Đầu tư và Sở Công an.
Tuy nhiên, cần phải nói ngay rằng, ông Thành đã không đưa ra được con số cụ thể và thực sự là không thuyết phục về các khoản tiền “bôi trơn” đối với các sở, ban, ngành kể trên. Ngay cả ông Toàn cũng phải nghi ngờ đặt câu hỏi: Chẳng lẽ một dự án làm chợ nhỏ như vậy mà phải bôi trơn mỗi sở, ban, ngành là 1,5 tỷ hay sao? Và ông Thành đã trả lời chung chung rằng: Đấy là tính bình quân, có sở thì nhiều, có sở thì ít… Rồi than rằng: “Hơn 130 con dấu của tất cả các cơ quan công quyền, mỗi con dấu là một cái “bốt”, nếu không “bắn” vào đó thì không thể qua được. Việt Nam mình nó thế!… Tôi là người có sao nói vậy, chỉ biết làm và chiến đấu…”.

Bám sát quan hệ và chi không chứng từ


Cùng với bằng chứng là băng ghi âm, ghi hình, phóng viên VOV còn thu thập được nhiều bằng chứng về nội dung ông Khúc Duy Thành đã trao đổi khi làm việc với ông Nguyễn Văn Toàn. Xin nêu một ví dụ:
Ngày 19/7/2010, Cty Thái Thịnh được công bố trúng thầu Dự án Chợ Kim Nỗ, nhưng trước đó hơn 4 tháng, vào ngày 16/3/2010, ông Khúc Duy Thành đã ký Công văn số 10/CVTT về kế hoạch thực hiện Dự án Chợ Kim Nỗ, gửi Giám đốc Cty Toàn Thắng, nội dung như sau:
“Theo nội dung “Quyết định phê duyệt phương án chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác Chợ Kim Nỗ, xã Kim Nỗ, Đông Anh, Hà Nội”, ngày 3/3/2010, UBND huyện Đông Anh đã ra tiếp Quyết định số 474/QĐ – UBND chỉ đạo đốc thúc để chuẩn bị cho công tác mở thầu sắp tới. Cty Thái Thịnh lập kế hoạch tiếp tục thực hiện Dự án Chợ Kim Nỗ như sau:
1/Bám sát quan hệ với các cán bộ chính quyền huyện Đông Anh cụ thể là: UBND huyện; Ban Chuyển đổi chợ huyện; Phòng Tài chính – Kế hoạch; Phòng Quản lý đô thị huyện; UBND xã Kim Nỗ và các cơ quan hữu quan khác có liên quan đến Dự án Chợ Kim Nỗ xúc tiến việc triển khai nhanh các nội dung quyết định phê duyệt phương án chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ Kim Nỗ.
2/Tham gia trực tiếp với UBND xã Kim Nỗ để kết hợp giải quyết các vấn đề liên quan, thực hiện phương án chuyển đổi chợ Kim Nỗ như GPMB. Giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của các hộ dân đang kinh doanh tại các chợ cũ, các vướng mắc giữa bộ phận quản lý chợ cũ và UBND xã…
3/Thường xuyên giao ban trao đổi kế hoạch thưc hiện Dự án Chợ Kim Nỗ với đơn vị liên doanh là Cty cổ phần đầu tư Toàn Thắng”. Liên quan đến nội dung trên là bộ hồ sơ “Báo cáo Thái Thịnh” bao gồm bản báo cáo Giám đốc Cty Toàn Thắng và các chứng từ ủy nhiệm chi.
Trong đó, nội dung bản báo cáo nêu rõ: “Cty Toàn Thắng yêu cầu bên Cty Thái Thịnh cung cấp các giấy tờ liên quan tới Dự án Chợ Kim Nỗ và chứng minh các khoản chi phí theo đúng tinh thần buổi họp của hai bên. Nhưng cho tới nay, bên Cty Thái Thịnh vẫn không chứng minh được khoản chi phí 9,1 tỷ đồng”; “Qua làm việc với phòng kế toán của phía Thái Thịnh thì đã xác định trong tổng chi phí của Thái Thịnh thông báo với bên Toàn Thắng là đã bao gồm cả chi phí ngoài. Và vấn đề này, ý kiến anh Thành là phải ngồi làm việc với anh Toàn”; “Vì bên anh Thành nói rõ là không làm việc cụ thể phần chi phí đó thì không đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào của bên Toàn Thắng”.
Như vậy, có cơ sở để cho rằng, việc Cty Thái Thịnh trúng thầu Dự án Chợ Kim Nỗ là rất đáng ngờ, và cần thiết phải làm rõ các khoản tiền chi phí không chứng từ, chi cho những ai và bao nhiêu?
Theo Nhóm PV nội chính VOV


Xem tin nguồn: http://ttxva.org/tiet-lo-dong-troi-cua-chu-du-an-bam-sat-quan-he-va-chi-khong-chung-tu/#ixzz2dPnLfeQ1
Follow us: thongtanxavanganh on Facebook

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Mafia trong Bộ công an - Thiếu tướng Trần Văn Vệ, nguyên giám đốc công an Thái Bình.

Những trò ma thuật của Thiếu tướng Trần Văn Vệ
Phó tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự an toàn xã hội.
Nguyên giám đốc công an tỉnh Thái Bình.

Những trò ma thuật của một đại tá công an

Lại những trò “ma thuật” của một Đại tá Công an

Khi quyền năng “ma thuật” của một Đại tá công an chi phối? 

Còn đó những ẩn khuất “ma thuật” của một Đại tá Công an  

Sau khi ông Vệ chuyển công tác, Thái Bình giảm hẳn “điểm nóng” tệ nạn xã hội  

Dư luận xung quanh những sai phạm của Đại tá Trần Văn Vệ: Cần loại trừ cán bộ biến chất ra khỏi lực lượng Công an nhân dân

Cầu Nhật Tân – Chuyện động trời tướng Vệ

VN Express – Phát biểu gây phản ứng của tướng Trần Văn Vệ

Tướng Trần Văn Vệ quảng cáo cho xí nghiệp Z121 bộ quốc phòng bán pháo


Công an và côn đồ, xã hội đen cùng băng đảng.




Vin côm của tỷ phú Phạm nhật vượng lên báo Anh, nổi tiếng quá !

Dự án của Vingroup bị thanh tra


Royal City là một trong những dự án lớn nhất của Vingroup
Dự án khu đô thị Royal City do một công ty con của Vingroup thi công và quản lý sẽ bị Bộ Xây dựng tiến hành điều tra để làm rõ các cáo buộc sai phạm từ phía khách hàng.
Royal City là dự án tổ hợp đô thị do Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển địa ốc thành phố Hoàng Gia, một công ty thuộc Tập đoàn Vingroup, thi công và quản lý.
Theo quyết định được Thanh tra Bộ Xây dựng ký ngày 20/8 mà BBC có trong tay, đoàn thanh tra đã được giao nhiệm vụ "thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về: quy hoạch xây dựng; quản lý chất lượng công trình, hoạt động kinh doanh bất động sản và các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng tại khu đô thị Royal City".
Ngoài ra, đoàn thanh tra gồm bảy người còn có trách nhiệm "làm rõ những nội dung trong đơn tố cáo ngày 21/7/2013 của những khách hàng mua căn hộ tại dự án khu đô thị Royal City ..."
Văn bản này cũng cho biết trưởng đoàn thanh tra là ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng.
Điểm đáng chú ý là nhiều báo trong nước đã có một số bài viết liên quan đến vụ việc, như bài "
Bấm
Bấm
Bộ xây dựng lập đoàn thành tra Royal City" trên báo Đất Việt. Nhưng đến sáng 28/8 thì đã không còn vào được.

'Ăn gian' diện tích?

Trước đó, ngày 21/7, nhiều khách hàng mua căn hộ tại khu đô thị Royal City đã gửi đơn lên các cơ quan có thẩm quyền khiếu nại về việc "chủ đầu tư khu căn hộ khu đô thị Royal City tính diện tích căn hộ bao gồm hộp kỹ thuật, cột chịu lực trái quy định của Pháp luật."
Trong 
Bấm
đơn khiếu nại, những người này tố cáo chủ đầu tư đã đưa diện tích cột chịu lực, hộp kỹ thuật, mà họ cho là sở hữu chung, vào diện tích bán trong hợp đồng mua bán căn hộ, khiến nhiều khách hàng phải trả dư hàng trăm triệu đồng.

"Các cột đều nằm trọn trong các căn hộ và chiếm diện tích rất lớn. Trung bình kích thước cạnh của cột là 1,27m. Mỗi hộ đều có từ 2 đến 6 cột trong nhà chưa kể hộp kỹ thuật và tường chịu lực khoảng từ 2 đến 7,8 m2," lá đơn này viết.

Các hộ dân tại Royal City cũng đã cử đại diện lên trụ sở tiếp dân tại Hà Nội để khiếu nại hồi đầu tháng 8
"Tính ra tiền với đơn giá trung bình là 40 triệu/m2 thì mỗi hộ trong Royal City sẽ có nguy cơ bị chủ đầu tư thu sai pháp luật hàng trăm triệu đồng."
BBC đã tìm cách liên lạc với Vingroup nhưng không được.
Mặc dù đã bị xóa khỏi trang gafin.vn, 
Bấm
một bài viết dẫn lời giải thíchcủa đại diện Vingroup về cách tính diện tích căn hộ vẫn còn được lưu trữ trên trang wordpress do cộng đồng cư dân tại Time City (một dự án khác do Vingroup sở hữu) lập ra.

Bài viết này dẫn lời bà Mai Hương Nội, Phó tổng giám đốc thường trực Vingroup, nói "quy định về cách tính diện tích sàn căn hộ được chủ đầu tư và khách hàng thỏa thuận tại Điều 1.2 của Hợp đồng mua bán".
"Theo đó, các bên đã thỏa thuận theo phương thức tính theo kích thước từ tim tường chung và tim tường bao ngoài căn hộ, phù hợp với quy định của Thông tư số 16/2010/TT-BXD ... của Bộ xây dựng."
Chi tiết nói cách tính diện tích sàn căn hộ đã được sự đồng ý của hai bên trong bài viết này cũng xuất hiện trong đơn khiếu nại của các cư dân Royal City.
Tuy nhiên, phía khiếu nại cho biết vì "uy tín" của Vingroup và vì năm 2010 là lúc thị trường bất động sản ‘cầu nhiều hơn cung’ nên đã ký mà “không hề đọc trước” hợp đồng do chủ đầu tư soạn sẵn.
Các cư dân Royal City cũng cho rằng hợp đồng đã vi phạm điều 49, Nghị định 71/2010/NĐ-CP của chính phủ, trong đó quy định rõ "cột chịu lực, hộp kỹ thuật là phần diện tích thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung cư."
Bản khiếu nại từ những khách hàng của Royal khép lại bằng việc yêu cầu các cơ quan nhà nước “can thiệp và buộc” chủ đầu tư “không tính diện tích thuộc sở hữu chung là diện tích cột, hộp kỹ thuật vào diện tích sàn căn hộ.”

Dự án nghìn tỷ

Royal City là một trong ba dự án đô thị lớn nhất của Vingroup, tập đoàn kinh tế có tổng giá trị tài sản xếp hàng đầu tại Việt Nam.
Với tổng mức đầu tư hơn 18 nghìn tỷ đồng (Vingroup chiếm 98,36% tỷ lệ lợi ích), tổng diện tích hơn 120 nghìn mét vuông, Vingroup đã tuyên bố đây sẽ là khu trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam khi hoàn thành.
Tính đến ngày 30/6, tổng giá trị tài sản của Vingroup đạt 58.538 tỷ đồng, tăng hơn 2.700 tỷ đồng so với cuối năm 2012, nhờ doanh thu từ các dự án Royal City, Times City, Vincom Village.
Hồi cuối tháng Năm, quỹ đầu tư danh tiếng Warburg Pincus đã đồng ý mua lại khoảng 20% Vincom Retail, công ty thành viên của Vingroup với giá 200 triệu đôla, mức đầu tư lần đầu (first-time investment) lớn nhất của một nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng, là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam lọt vào danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2013 của tạp chí Forbes.