Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

Lãnh đạo Hải dương học theo lãnh đạo Hưng yên khốn nạn.

 Nhữn hình ảnh và clip về vụ máy xúc bánh xích cán lên nông dân tại Cẩm Điền còn đang nóng hổi thì lãnh đạo Hải dương đã họp báo, cho phát ngôn cãi bay là " không có chuyện đó" " làm gì có chuyện đó... "
Dân biểu tình tại tỉnh ủy Hải dương từ năm ngoái, trang tin này chúng tôi đã đưa tin cập nhật liên tục. 

 Cả chủ tịch huyện Cẩm giàng và trưởng coing an huyện đều ra sức cãi bay, chuyện này ai cũng hiểu vì các cán bộ cộng sản bản chất là dối trá, học dối trá ngay từ khi nhận đồng lương đầu tiên rồi.
 Nhớ lại dạo cướp Văn giang ngày 24.4.2012 cũng vậy, khi cả 3000 côn an côn đồ tràn vào dùng quả nổ của VN sản xuất tại nhà máy quốc phòng tại Hòa lạc , ném vào nông dân, côn an côn đồ tấn công dánh hai nhà báo VOV như đánh kẻ thù, đánh phụ nữ và ông già Văn Giang thì ngay sau đó mấy thằng cán bộ Hưng yên cũng họp báo cãi bay, bảo rằng các hình ảnh và clip trên mạng chỉ chế, cắt ghép... xuyên tạc của thù địch nươc ngoài... !!
 Ngay sau đó BBC phỏng vấn hai nhà báo bị đánh thì hết cãi, clip do các blogger và nông dân Văn giang ghi lại hiện vẫn còn nóng hổi trên mạng :

Sau hơn 1 năm điều tra, dân Văn giang mang quả nổ đi khắp nơi khiếu nại thì lãnh đạo Hưng yên đã nhục nhã xin lỗi trên báo, đền bù cho hai nhà báo, còn các nông dân bị đánh thì chúng lơ đi, rất khốn nạn ! 
Ảnh bà Châm bị máy xúc cán  cùng bó cờ .

Tên côn an đảng dối trá.

Tên lái máy xúc bị dân truy đuổi.

Bà Châm tại bệnh viện đa khoa  Hải Dương.

Hiện nay bà Châm đang được cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức Hà nội, côn an và côn đồ canh kín bệnh viện, ngăn cản phóng viên và nông dân kéo đến theo dõi tình trạng của bà Châm. 
Tính mạng của bà Châm rất nguy kịch, gãy xương vai và đầu bị chèn nên tổn thương nặng, khó qua khỏi. Chúng tôi đang  ở bệnh viện và sẽ cập nhật tình trạng của bà để bạn đọc theo dõi. 



Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Xuân Dương Thanh oai Hà nội : chủ tịch xã tông xe máy vào tre em gây thương tích nghiêm trọng !


Chủ tịch xx Xuân Dương ( áo trắng ) 

Xe của chủ tich đâm trẻ em.

Giặc Tàu lại đâm chìm tàu cá của ngư dân ta !

Tàu Trung Quốc lại đâm chìm tàu cá Việt Nam

Đặng Trung - Thứ Sáu, ngày 10/7/2015 - 13:14
(PLO)- Ba tàu Trung Quốc rượt đuổi đâm chìm tàu cá Việt Nam, khiến ngư dân mất toàn bộ tài sản và 11 thuyền viên rơi xuống biển.
Sáng ngày 10-7, Hội nghề cá Việt Nam đã ra thông báo phản đối phía Trung Quốc đâm chìm tàu của ngư dân Việt Nam.
Theo thông báo này, vào khoảng lúc 23h ngày 9-7, tàu cá QNg-90559-TS của ông Trương Văn Đức, ngụ ở xã Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi) khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa (gần đảo Phú Lâm) thì bị ba tàu Trung Quốc rượt đuổi. Hậu quả khiến tàu bị chìm, 11 ngư dân rơi xuống biển và mất toàn bộ tài sản. Ngay sau đó lực lượng chức năng đã cứu vớt an toàn các ngư dân này.

Tàu cá của ngư dân Việt Nam. Ảnh minh họa (ảnh tư liệu).
Thông báo Hội nghề cá Việt Nam đã phản đối việc làm phi nhân đạo của phía Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam, vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam, gây tổn hại đến tài sản và nguy hại đến tính mạng của ngư dân Việt Nam. Thông báo cũng yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt hành động trên.
Hội Nghề cá cũng đề nghị các cơ quan chức năng cần có những giải pháp tăng cường lực lượng hỗ trợ ngư dân hoạt động trên biển, ngăn chặn hành động vi phạm của phía Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc phải bồi thường tài sản cho ngư dân Quảng Ngãi có tàu bị đâm chìm.
Đặng Trung

Hải Dương - chính quyền cho máy xúc cán dân để cướp đất !

 Một người dân bị máy xúc chèn qua người trước cổng khu công nghiệp Cẩm Điền-Lương Điền
10/07/2015 13:49



https://www.google.com/url?sa=t&source=web&rct=j&ei=85ufVczPDoyTuATrh7aADQ&url=http://www.youtube.com/watch%3Fv%3D62hUUmZ1MZc&ved=0CCMQtwIwAg&usg=AFQjCNHn7kpemtx4IbXgYHzeo7_TPvp-Cg&sig2=8emL5V8fxL5pSvVzL-jr0wTIN LIÊN QUAN :

- Hải dương cướp đất của dân rồi để hoang chục năm nay.
http://danoan2012.blogspot.com/2015/07/hai-duong-cuop-at-cua-dan-roi-bo-hoang.html

(TNO) Trong lúc ngăn cản máy xúc vào dự án khu công nghiệp Cẩm Điền  - Lương Điền (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) thi công, một người dân đã bị thương phải đưa đi cấp cứu.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 8 giờ, ngày 10.7, trước cổng vào dự án thi công khu công nghiệp Cẩm Điền - Lương Điền. Nạn nhân là bà Lê Thị Châm, 54 tuổi, trú ở thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền.
Bà Lương Thị Miền, ở cùng thôn Hoàng Xá cho biết, chiếc máy xúc chèn lên người bà Châm khiến người này bị gãy 2 xương bả vai, vỡ xương mặt, máu chảy lênh láng. Người dân đã xúm lại tìm cách đưa bà Châm ra ngoài nhưng không được, phải yêu cầu người điều khiển máy xúc lùi xuống.
Trước đó, nhiều hộ dân có ruộng bị thu hồi làm dự án khu công nghiệp này đã tụ tập để phản đối việc bồi thường ruộng với mức giá quá thấp. 
Theo bà Lương Thị Hương, sáng nay tại đây cũng xuất hiện một số đối tượng với nhiều hình xăm trên người, mang theo dao, kim tiêm đến đe dọa, thậm chí đứng trên máy xúc chửi bới và có hành động khiếm nhã với người dân.
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Nguyễn Văn Công, Phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Giàng, người phát ngôn về dự án thi công khu công nghiệp Cẩm Điền - Lương Điền cho biết bà Châm đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
Ông Công nói đã xác minh từ trưởng trạm Công an khu vực khu công nghiệp Cẩm Điền - Lương Điền và khẳng định có những đối tượng lạ mặt xuất hiện tại khu vực cổng dự án nhưng không mang theo hung khí, bơm kim tiêm đe dọa người dân và việc này sẽ được Công an huyện điều tra.


Báo Người đưa tin : 


Ngăn cản thi công, một phụ nữ bị máy xúc chèn qua nguy kịch
16:04pm, 10/07/2015
Một người dân phản đối thi công đã bị một chiếc máy xúc chèn qua người tại KCN Cẩm Điền phải đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch…
Tin tức mới nhất về vụ việc, vào khoảng 8h sáng ngày 10/7, trước cổng dự án thi công KCN Cẩm Điền – Lương Điền (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương), một gầu máy xúc đã va vào một người tên Lê Thị Châm (54 tuổi, trú ở thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền, tỉnh Hải Dương khiến người này bị thương nặng. Được biết, bà Châm cùng một số người khác đã ngăn cản chiếc máy xúc vào công trường để thi công.
Ngay sau đó, nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương trong tình trạng khá nguy kịch.
Theo bà Lương Thị Miền, trú tại thôn Hoàng Xá cho biết: “Chúng tôi đang đứng trước máy xúc để phản đối việc đưa máy xúc vào thi công. Khi đang cúi xuống, cô Châm bị chiếc máy xúc chèn lên người”. 
Ngăn cản thi công, một phụ nữ bị máy xúc chèn qua nguy kịch - Ảnh 1
Người phụ nữ bị máy xúc chèn qua người. Ảnh từ clip
Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Giàng, ông Nguyễn Văn Công, người phát ngôn về Dự án thi công khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền xác nhận sự việc và cho biết, hiện bà Châm đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
Còn về việc có hơn chục đối tượng nghi xã hội đen xăm trổ đầy người đe dọa, ông Nguyễn Văn Công cho biết, đã xác minh từ trưởng trạm công an khu vực khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền và khẳng định, có một số nam thanh niên lạ mặt xuất hiện tại khu vực cổng dự án, nhưng không có chuyện mang theo hung khí, bơm kim tiêm đe dọa người dân.
Trước đó, gần một tháng nay, nhiều hộ dân có ruộng bị thu hồi làm dự án khu công nghiệp (KCN) Cẩm Điền – Lương Điền (H.Cẩm Giàng, Hải Dương) đã tụ tập tại đây để đòi tiền đền bù. Theo họ, mức đền bù như hiện này chưa thỏa đáng. 
Báo điện tử Người Đưa Tin sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin liên quan đến vụ việc này…
Ngọc An

Thanh tra CP vào vụ Đà nẵng ém đất.

​Thanh tra Chính phủ vào cuộc vụ “ém” đất

09/07/2015 17:25 GMT+7
TTO - Liên quan đến vụ "ém" đất gây bức xúc dư luận trên địa bàn, chiều 9-7 Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết Thanh tra Chính phủ đã thông báo với UBND TP vào làm việc xoay quanh vấn đề này.
Ông Huỳnh Đức Thơ thông báo với cử tri vấn đề trên
Trước đó, theo báo cáo của UBND TP, qua tổng rà soát tại 313 dự án cho thấy tổng số lô đất theo quy hoạch từ năm 2010-2014 được duyệt là 32.010 lô. Tổng số lô đất nợ chưa bố trí là 2.468 lô, tổng số lô đất thực tế là 17.702 lô (trong đó có 1.367 lô do 6 đơn vị không báo cáo và báo cáo thiếu, không chính xác tại 23 dự án (gồm 16 dự án không báo cáo và 7 dự án báo cáo thiếu)).
Theo UBND TP Đà Nẵng, nguyên nhân thiếu sót trong quản lý đất tái định cư là do công tác quản lý những năm trước đây của thường trực HĐND TP và UBND TP chưa nhất quán, thay đổi chủ trương qua các giai đoạn; giao quá nhiều đơn vị cùng quản lý đất tái định cư.
UBND TP chưa phân công lãnh đạo phụ trách chính công tác đền bù giải tỏa và tái định cư (chỉ phân công chủ tịch, các phó chủ tịch theo dõi từng quận, huyện mà không có người phụ trách chung). Việc thành lập Phòng quản lý đền bù giải tỏa và tái định cư thuộc Văn phòng UBND TP Đà Nẵng từ năm 2010 cũng giúp lãnh đạo TP nắm lại quỹ đất tái định cư và tham mưu thêm một số công việc.
Nhưng do không đủ nhân lực để kiểm tra các ban quản lý, công ty nên không phát hiện kịp thời một số đơn vị không báo cáo, báo cáo thiếu số liệu quỹ đất tái định cư.
Công tác báo cáo định kỳ của Văn phòng UBND TP Đà Nẵng (Phòng quản lý đền bù, giải tỏa và tái định cư) có thực hiện nhưng chưa thường xuyên và chưa tham mưu kịp thời cho UBND TP xử lý, trong khi số lượng đất tái định cư còn nhiều nhưng vẫn để tình trạng nợ đất tái định cư của dân diễn ra trong nhiều năm.
Tuy đất dư nhưng ngân sách TP phải bỏ ra gần 20 tỉ đồng trả tiền thuê nhà cho người dân bị giải tỏa ở trong khi chờ đất tái định cư.
UBND TP đã chỉ đạo xử lý kiểm điểm tập thể Văn phòng UBND TP và xử lý kỷ luật khiển trách hai lãnh đạo Phòng quản lý đền bù, giải tỏa và tái định cư (Văn phòng UBND TP).
Đề nghị thường trực Thành ủy chỉ đạo Đảng ủy khối doanh nghiệp TP chỉ đạo tổ chức kiểm điểm và xử lý hình thức kỷ luật phù hợp với mức độ sai phạm nguyên lãnh đạo Công ty CP Vật liệu xây dựng, xây lắp và kinh doanh nhà.
Phê bình nghiêm khắc lãnh đạo 5 đơn vị (Công ty CP Đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng, Ban giải tỏa đền bù số 1, Công ty CP Xây dựng và phát triển hạ tầng Đà Nẵng, Trung tâm Phát triển quỹ đất, Ban quản lý xây dựng số 3) có dự án không báo cáo hoặc báo cáo thiếu số lượng lô đất tái định cư.

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Bá Thanh chết là do quả báo ?

Nguyễn Bá Thanh chết là do bị quả báo ?
Dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Bá Thanh, ngày 13/5/2010, CA Quận Cẩm Lệ đã ra quyết định khởi tố hình sự đối với 6 giáo dân trong vụ đàn áp đẫm máu vừa qua tại nghĩa trang Cồn Dầu.
6 nạn nhân bị khởi tố là :
1. Anh Nguyễn Hữu Liêm
2. Anh Trần Thanh Việt
3. Anh Lê Thanh Lâm
4. Anh Đoàn Cảng
5. Chị Nguyễn Thị Thế
6. Chị Phan Thị Nhẫn
6 giáo dân trên bị khởi tố 2 tội danh : “Chống người THCV” và “Gây rối TTCC” theo điều 257 và 245 Bộ luật Hình sự. Một giáo dân khác là chị Nguyễn Thị Liễu đã mất tích từ khi bị Công an bắt hôm 4/5/2010. Theo ghi nhận đây là trường hợp trả thù có tích cách cá nhân, hiện tại không rõ chị Liễu đang bị giam giữ ở đâu.
Trong 6 người bị khởi tố, chỉ có anh Đoàn Cảng vừa được cho tại ngoại sau nhiều ngày bị Công an giam giữ. 5 người còn lại hiện vẫn đang bị tạm giam trong tình trạng hết sức tồi tệ và thường xuyên bị tra tấn, đánh đập.
Trong cuộc trấn áp tàn bạo vừa qua, Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã lệnh cho công an bất ngờ xông vào cướp quan tài, sau đó một lực lượng Công an trang bị vũ khí tận răng tràn vào đánh đập không nương tay cả phụ nữ lẫn trẻ em. Máu đổ, tiếng la hét, tiếng kêu gào, và cả những gương mặt điên dại vì say máu…
Khoảng 72 giáo dân đã bị Công an bắt đi trong tình trạng bị thương nặng. Tất cả họ đều bị tra tấn, ép buộc phải nhận tội. Đồng thời những người còn lại phải lẩn trốn khỏi địa phương vì bị lùng bắt . Mọi liên lạc ở giáo xứ Cồn Dầu bị ngăn cấm và cắt đứt. Những giáo dân bị Công an đánh trọng thương bị cấm không cho đi bệnh viện, cấm ra khỏi điạ phương. Cồn Dầu chìm ngập trong không khí tang tóc, khủng bố.
Nhân cơ hội giáo dân đang hoang mang, lo sợ, Nguyễn Bá Thanh lệnh cho thuộc hạ gấp rút bắt buộc người dân phải ký giấy chấp nhận giải tỏa.
Nhiều giáo dân liên tục bị triệu tập và đe dọa. Hết người này đến người khác hàng ngày phải lên đồn Công an, trở về với những vết thương trên người.
Âm mưu thâm độc của Nguyễn Bá Thanh đã thể hiện rõ, người chết Thanh có thể hành hạ được, thì đừng nói gì đến người sống. Nhiều người Đà Nẵng vẫn rùng mình khi nhắc đến vụ tai nạn đáng ngờ của ông Ngô Thanh Bình sau khi ông tố cáo Nguyễn Bá Thanh mua bằng tiến sỹ
Trở lại với vụ Cồn Dầu, với cái cớ chống “âm mưu diễn tiến hòa binh”, Thanh ngầm đe dọa bọn bè cánh khác : chớ có dại dột tranh giành Đà Nẵng với gia đình y.
Qua vụ đàn áp này, Nguyễn Bá Thanh muốn cho Bộ chính trị thấy khả năng “giải quyết gọn gàng” của y. Thanh chưa bao giờ che dấu tham vọng sẽ leo lên chức Tổng Bí Thư DCS. Dù được xem là lãnh chúa Đà Nẵng, nhưng Thanh vẫn luôn ấm ức cái chuyện bị phe cánh khác cười nhạo là “Bí thư ăn tạp” hay “Mr10%” (Vì mỗi dự án hắn luôn đòi được chia 10%). Thanh muốn một cái gì đó lớn hơn, quyền lực hơn và dễ ăn hơn, như Nguyễn Tấn Dũng với dự án Bauxite chẳng hạn.
Lâu lâu hắn vẫn còn tiếc rẻ vụ 14 cân hồng yến hạng nhất, vợ con hắn chạy đôn chạy đáo kiếm cho bằng đủ để biếu mỗi ủy viên BCT một cân, giá gần 300 triệu đồng/cân. Lần ấy hắn mong ra HN làm Chủ tịch Thủ đô mở rộng, nhưng việc chẳng thành vì có gã khác chi đậm hơn.

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Cần thơ - Dân tố bị công an bạt tai !

Dân tố bị công an bạt tai

GIA TUỆ - Thứ Hai, ngày 6/7/2015 - 07:30
(PL)- Lãnh đạo công an nơi có cán bộ bị tố bạt tai người dân đã có các động thái tích cực vào cuộc để xử lý.

Cơ quan Công an huyện Phong Điền (Cần Thơ) đang xác minh lời tố giác của một người dân nói rằng đã bị cán bộ công an huyện này bạt tai ngay tại trụ sở công an.

Trưa 2-7, anh Lê Văn Hòa (23 tuổi, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) nói với PV anh đã phải tháo chạy khỏi trụ sở Công an huyện Phong Điền. Trước đó anh được công an huyện mời đến để làm rõ vụ cố ý gây thương tích mà anh trai anh (tên Lê Văn Thuận) là nạn nhân.

Theo anh Hòa, anh Thuận có đơn trình báo với công an việc mình bị hai thanh niên ở cùng xã chọi đá vào ngực đến ngất xỉu phải đi bệnh viện cấp cứu. Đơn nêu rõ sự việc có cha ruột và em trai (là anh Hòa) chứng kiến. Vì vậy, công an mời anh Hòa đến làm việc.

“Bị tát tai…”

Theo anh Hòa, sáng 2-7, anh đến phòng trực ban công an huyện nhưng anh công an trực ban nói ra ghế đá chờ. Anh Hòa ngồi chưa đầy năm phút thì một anh công an dáng mập, mặc sắc phục cảnh sát đeo hàm không sao, không vạch (sau này được xác định tên Vũ, đang thực tập tại công an huyện - PV) yêu cầu vào phòng trực ban ngồi.

“Vào phòng trực ban còn có hai công an khác. Tại đây, tôi được anh công an hồi nãy đưa cho tờ giấy yêu cầu viết lời khai. Tôi hỏi lại viết cái gì thì anh ấy nói cứ viết đi. Tôi chưa viết gì thì khoảng 1-2 phút sau, một người khác (sau này xác định là Thiếu úy Dương Thành Tâm - NV) lại gần rồi vung tay tát vào má trái tôi. Tôi phản ứng, hỏi tại sao đánh tôi thì anh nói: “Mày hỗn láo quá”. Dứt lời, anh táng tiếp cái nữa...” - anh Hòa nói.

Anh Hòa trình bày sau đó còn bị người này và anh công an dáng mập kéo vào một phòng khác bạt tai, đánh vào người và yêu cầu ghi tiếp lời khai. Anh Hòa nói qua phòng trực ban mới ghi và được đáp ứng. Trong lúc đang viết, thấy các anh công an lơ là nên bật dậy chạy ra khỏi cổng rồi lấy xe chạy thẳng. “Gia đình tôi là bị hại, đang có đơn yêu cầu xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người khác. Tôi không hiểu sao khi được công an mời làm việc thì bị hành xử như vậy” - anh Hòa nói.

Xử lý tới nơi nếu có đánh

PV Pháp Luật TP.HCM liên hệ, phản ánh sự việc với Thượng tá Đinh Văn Nơi - Trưởng Công an huyện Phong Điền. Vừa nhận thông tin, Thượng tá Nơi đề nghị PV liên hệ với người khiếu nại, mời giùm đến để công an huyện xác minh, giải quyết.

Sau đó, Thượng tá Nơi cùng cấp phó là Thượng tá Hoàng Đình Thiện đã trực tiếp gặp anh Hòa cùng mẹ ruột của anh. Anh Hòa tiếp tục khẳng định đã bị bạt tai ba lần và bị đánh. Nghe xong, Thượng tá Nơi đã chỉ đạo đội nghiệp vụ giới thiệu và đưa anh Hòa đến bệnh viện thăm khám.

Kết quả từ phía bệnh viện đã xác định anh Hòa bị chấn thương phần mềm vùng má. Trả lời PV về vụ việc, Thiếu úy Tâm (người bị tố đã bạt tai anh Hòa) nói có gặp anh Hòa tại phòng trực ban vào sáng 2-7 và hướng dẫn (giùm điều tra viên thụ lý vụ trình báo của anh Thuận) viết tường trình. “Tôi biết anh Hòa là em của phía bị hại trong vụ việc công an đang thụ lý nên tôi không có động cơ, mục đích gì để đánh anh Hòa cả. Tôi không đánh” - Thiếu úy Tâm khẳng định.

Thượng tá Nơi cho biết công an huyện đã yêu cầu Thiếu úy Tâm và người bị tố là đã đánh vào lưng, bụng anh Hòa (tên Vũ) viết tường trình. “Sau khi những người có liên quan tường trình, chúng tôi sẽ họp đơn vị để xem xét và có kết luận. Nếu thông tin khiếu nại nói trên là đúng, chúng tôi sẽ xử lý đến nơi đến chốn” - Thượng tá Nơi cam kết.

Pháp Luật TP.HCM tiếp tục theo dõi quá trình giải quyết vụ việc của Công an huyện Phong Điền để thông tin đến bạn đọc.

GIA TUỆ

Hải dương - cướp đất của dân rồi bỏ hoang gần chục năm nay.

Dân 'lập chốt' đòi đền bù 250 triệu đồng một sào ruộng

TIN LIÊN QUAN : 
Ninh giang  Hải dương cướp đất, bỏ tù nông dân : 
http://danoan2012.blogspot.com/2015/06/ninh-giang-hai-duong-cuop-at-xong-bo-tu.html

Nhiều hộ dân có ruộng bị thu hồi làm dự án khu công nghiệp (KCN) Cẩm Điền - Lương Điền (H.Cẩm Giàng, Hải Dương) gần một tháng nay đã tụ tập tại đây để đòi tiền bồi thường 250 triệu đồng/sào ruộng.

Dân 'lập chố' đòi đền bù 250 triệu đồng một sào ruộng
Người dân bám trụ ở cổng chào dự án trong nhiều ngày qua - Ảnh: V.N.K
Nơi người dân Cẩm Điền lập “căn cứ” là khu vực gần 3 cổng chào của dự án, bằng cách căng bạt để tránh nắng, có người trải chiếu trong gầm cổng chào, ghép những tấm cốp pha lại để ngủ.
Bà Lê Thị Hiệu, 83 tuổi, ở thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền cho biết, những người dân “bao vây” cổng dự án đều ở cùng thôn với bà. Nhà bà Hiệu có hơn 8 sào ruộng đã có hơn 6 sào bị thu hồi trước đó, 2 sào còn lại hiện cũng nằm trong diện thu hồi phục vụ chodự án.
Theo bà Hiệu, mức giá đền bù ruộng chỉ hơn 60.000 đồng/m2 là quá thấp, trong khi đó gia đình có 6 miệng ăn, không còn ruộng để sản xuất thì cuộc sống sẽ bấp bênh.
“Ngày nào chúng tôi cũng phải cơm nắm muối vừng ra đây để đòi quyền lợi, thậm chí có đợt chúng tôi còn ra ăn nằm ở đây 9 tháng ròng rã vào năm 2010”, bà Hiệu nói.
Theo bà Lương Thị Hợi, 70 tuổi, cũng ở thôn Hoàng Xá, hàng trăm hecta đất là ruộng lúa 2 vụ bị bỏ hoang thành bãi chăn trâu, bò suốt 7 năm qua là sự lãng phí lớn.
“Vì 7 năm qua người dân không cấy hái gì được ở đây nên chúng tôi đề nghị phải trả tiền đền bù ruộng ở mức giá là 250 triệu đồng/sào, bao gồm tiền ruộng, rồi tiền hoa màu thu hoạch. Nếu không được thì trả lại ruộng đúng vị trí cũ để chúng tôi sản xuất”, bà Hợi bức xúc.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Công, Phó chủ tịch UBND H.Cẩm Giàng cho biết, dự án KCN Cẩm Điền - Lương Điền trước đây do Công ty TNHH Phúc Hưng làm chủ đầu tư nhưng đã chuyển giao cho Công ty CP Phát triển đô thị và KCN Việt Nam - Singapore (VSIP) vào tháng 4 vừa qua. Dự án khởi công từ năm 2008 với tổng diện tích quy hoạch là hơn 208ha, trong đó khu vực nhà máy rộng gần 1.84ha nhưng đã phải giảm xuống còn 150ha do khó khăn trong giải phóng mặt bằng.
Trong tổng số gần 1.500 hộ dân có ruộng đất bị thu hồi thì hiện chỉ còn 115 hộ chưa nhận tiền đền bù, trong đó có 56 hộ không nhận tiền nhưng cũng không nhận ruộng, đòi trả lại ruộng cũ.
“Ngoài số tiền đền bù ruộng theo mức giá 65.000 đồng/m2, UBND tỉnh Hải Dương đã có chính sách đất 5% để hỗ trợ thêm bà con mất ruộng nhưng bà con lại đòi “chốt” giá đền bù phải là 250 triệu đồng/sào. Chúng tôi đã vận động, giải thích rằng đòi hỏi này là không đúng theo quy định nhưng bà con không nghe”, ông Công nói.
Ông Công cho biết thêm, một số người dân còn xếp những tảng đá lớn ở cổng để chặn xe chở cát vào san lấp mặt bằng, xe của chủ đầu tư. Thậm chí, vào năm 2010 người dân kéo ra dự án đã từng làm cho giao thông trên quốc lộ 5 bị ách tắc cả chục km theo hướng về Hà Nội.
Theo ông Công, hiện các cơ quan chức năng đang tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con để đảm bảo dự án đúng tiến độ.
Còn ông Hoo Swee Loon, Phó tổng giám đốc VSIP cho biết rất lo lắng tình trạng chậm giải phóng mặt bằng sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch xây dựng nhà máy của các nhà đầu tư thứ cấp.
“Dự án có tổng vốn đầu tư gần 1.200 tỉ đồng. Vào tháng 9 tới sẽ có công ty Regina Miracle khởi công xây dựng và sẽ còn nhiều nhà đầu tư thứ cấp khác sẽ xây dựng nhà máy nên tới năm 2016 là chúng tôi sẽ phải hoàn thành xong việc san lấp mặt bằng”, ông Hoo nói.
Vũ Ngọc Khán

Bộ đội biên phòng Quảng trị lừa đảo !



Quảng Trị: Tuần tra biển khống, “rút ruột” Nhà nước hàng tỉ đồng


(LĐ) - Số 152 TỔ PV ĐIỀU TRA 
Các tàu tuần tra chỉ nằm bờ, nhưng Biên phòng tỉnh Quảng Trị vẫn lập hồ sơ khống để rút tiền của Nhà nước. Ảnh: H.N

Điều tra của phóng viên Báo Lao Động cho thấy, việc tuần tra, kiểm soát, hoạt động giám sát nghề cá trên biển do Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị đảm nhiệm đã có sự trục lợi. Hàng chục bộ hồ sơ khống về những chuyến tuần tra biển đã được lập để “rút ruột” Nhà nước hàng tỉ đồng.

    Những năm qua, tình hình trên biển diễn biến phức tạp, ngư dân ra khơi đánh bắt thủy-hải sản trong vùng biển chủ quyền của nước ta thường bị tàu nước ngoài uy hiếp. Chính vì vậy, Nhà nước đã đầu tư, bỏ ra số tiền lớn để lực lượng thực thi pháp luật tiến hành tuần tra, sẵn sàng bảo vệ ngư dân khi có sự cố xảy ra.

    Tuy nhiên, điều tra của phóng viên Báo Lao Động cho thấy, việc tuần tra, kiểm soát, hoạt động giám sát nghề cá trên biển do Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị đảm nhiệm đã có sự trục lợi. Hàng chục bộ hồ sơ khống về những chuyến tuần tra biển đã được lập để “rút ruột” Nhà nước hàng tỉ đồng.
    Tuần tra biển… trên giấy
    Khu vực biên giới biển tại tỉnh Quảng Trị có 10 xã, 2 thị trấn thuộc 4 huyện ven biển (Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng) và huyện đảo Cồn Cỏ có bờ biển dài 75km. Vùng đặc quyền kinh tế biển ở tỉnh rộng hơn 8.400km2. Hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản của ngư dân khá thuận lợi, vì vùng biển này nhiều tài nguyên. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, có tình trạng tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển của tỉnh Quảng Trị để bắt trộm hải sản. Phạm vi hoạt động của những tàu này cách đảo Cồn Cỏ về hướng bắc - đông bắc đến đông - đông nam. Cứ lợi dụng đêm tối, các tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải để khai thác thủy hải sản, ban ngày lại rút ra ngoài.
    Bên cạnh đó, một số tàu được cấp giấy phép trong vùng đánh bắt chung, lợi dụng sơ hở trong công tác kiểm tra giám sát của lực lượng chức năng đã lấn át ngư trường, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất trật tự trị an trên biển. Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại vận chuyển các loại lâm sản, khoáng sản… vẫn xảy ra. Chính vì những lý do đó, Hải đội 2 - Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Trị đã xây dựng kế hoạch số 115/KH-HĐ - tuần tra kiểm soát bảo vệ vùng biển, giám sát hoạt động nghề cá. Kế hoạch này nêu rõ, phải tổ chức tàu thuyền tuần tra khu vực xung quanh đảo Cồn Cỏ, vùng nội thủy, lãnh hải trong phạm vi được phân công.
    Tất cả những bản kế hoạch tuần tra bảo vệ ngư dân đánh bắt trên biển đều được đại tá Nguyễn Trọng Tiềng - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Quảng Trị phê duyệt. Trên cơ sở đó, liên tiếp những lệnh điều động tàu thuyền “trên giấy” và hồ sơ “khống” đã được hoàn chỉnh để thanh toán tiền theo quy định; bởi các tàu được điều động vẫn nằm yên ở trong bờ, neo đậu ở Hải đội 2.
    Ngư dân rất cần sự hỗ trợ từ lực lượng biên phòng. Ảnh: T.L 
    Rút ruột hàng tỉ đồng
    Trong kế hoạch 115 đã nói ở trên, 2 tàu BP 30-12-01 và tàu BP 30-04-01 được “điều động” tham gia tuần tra. “Từ 15h ngày 14.8.2014 tàu xuất phát tại đơn vị đi tuần tra trên biển theo kế hoạch, sau đó trở về đợi cơ tại âu tàu đảo Cồn Cỏ tiếp nhiên liệu, nước ngọt, tiếp tục đợi cơ nắm tình hình và tổ chức tuần tra, giám sát nghề cá đợt tiếp theo” - kế hoạch nêu rõ đường đi của tàu.
    Và trong thời gian đi tuần tra, tàu BP 30-12-01- tàu vỏ sắt, lượng dầu dự trữ trên tàu tối đa chỉ 4.000 lít- nhưng đã tiêu thụ hết 13.900 lít dầu diesel và 417 lít dầu nhờn; còn tàu BP 30-04-01 - tàu vỏ gỗ, lượng dầu dự trữ tối đa 2.000 lít nhưng đã tiêu thụ hết 5.203 lít dầu diesel và 157 lít dầu nhờn. Tổng số tiền mà Nhà nước phải thanh toán riêng cho hạng mục nhiên liệu 2 chiếc tàu này đã gần nửa tỉ đồng (chưa kể tiền ăn thêm đi biển và phụ cấp đặc biệt). Tương tự, ở các kế hoạch 135/KH-HD ngày 14.9.2014; kế hoạch 169/KH-HD ngày 6.11.2014; kế hoạch 174/KH-HD ngày 18.11.2014; kế hoạch 185/KH-HD ngày 4.12.2014… qua kiểm tra sổ trực chỉ huy, trực ban, nhật ký hàng hải, nhật ký máy chính các tàu BP 30-12-01 và BP 30-04-01 tại Hải đội 2 cho thấy những gian dối tương tự, vẫn được quyết toán “khống”, với số tiền không hề nhỏ.
    Kết quả xác minh của Bộ Tư lệnh Biên phòng tại BĐBP tỉnh Quảng Trị mới đây đã xác nhận trong năm 2013 - 2014 đã có 11 kế hoạch tuần tra giám sát nghề cá trên biển được lập khống với tổng số tiền đã được quyết toán gần 1,9 tỉ đồng, trong đó riêng nhiên liệu gần 1,750 tỉ đồng và tiền ăn thêm đi biển + phụ cấp đặc biệt là 91,4 triệu đồng. Tuy nhiên, một cán bộ công tác trên các tàu được quyết toán khống này khẳng định rằng trên thực tế số lượng tàu tuần tra được quyết toán khống còn lớn hơn nhiều.