Ngay sau khi cập cảng cá Tịnh Kỳ (xã Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi), các ngư dân đi trên tàu cá QNg 90657 TS đã tường trình vụ việc cho cơ quan chức năng. Lực luợng bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cũng đã làm việc với các ngư dân, đồng thời xuống tàu cá kiểm tra, thống kê những thiệt hại để báo cáo lên cấp trên.
Làm việc với cơ quan chức năng, ngư dân Nguyễn Văn Phú (29 tuổi, ở xã Bình Châu), thuyền trưởng kiêm chủ tàu cá QNg 90657 TS, cho biết sau 21 ngày bám biển Hoàng Sa hành nghề lặn và đã khai thác được khoảng 6 tấn hải sản, thì vào chiều 10.6, trong lúc đang neo tàu cách đảo Bom Bay (quần đảo Hoàng Sa) chừng 14 hải lý để anh em bạn chài nghỉ ngơi thì bất ngờ bị bốn tàu màu trắng của Trung Quốc mang số hiệu 589, 3103, 64501 và 35101 chạy đến tấn công.
“Khi thấy bốn tàu của Trung Quốc hùng hổ lao đến, tui lập tức cho tàu cá chạy né tránh nhưng sau khoảng 30 phút bị 4 tàu Trung Quốc bao quanh rượt đuổi ráo riết, biết không thể chạy thoát nên buộc lòng phải cho tàu cá dừng lại”, thuyền trưởng Phú kể.
Cũng theo thuyền trưởng Phú, ngay sau khi anh cho tàu cá dừng lại, phía Trung Quốc lập tức thả 2 ca nô và 6 người cập mạn, đồng thời lên tàu cá buộc các ngư dân dồn hết về mũi tàu.
“Lúc này ai cũng hoảng sợ nên lực lượng Trung Quốc bảo gì thì anh em phải làm theo. Họ bắt chúng tôi suốt hơn 3 giờ đồng hồ để chuyển toàn bộ số hải sản đánh bắt được trong 2 hầm sang tàu Trung Quốc. Ai chuyển cá chậm chạp sẽ bị lực luợng Trung Quốc đạp ngay”, ngư dân Nguyễn Văn Tiến (47 tuổi) rùng mình nhớ lại.
Không chỉ lấy khoảng 6 tấn hải sản mà phía Trung Quốc còn lấy nhiều ngư cụ như máy định vị, máy dò cá, máy Icom, máy nhắn tin, 5 phuy dầu, dụng cụ lặn đồng thời chặt phá 7 bành dây hơi, 1 dây neo...
“Toàn bộ tài sản mà phía Trung Quốc đã lấy, phá của chúng tôi tính ra hơn 544 triệu đồng. Đó là chưa kể tổn phí của chuyến đi biển này gần 200 trăm triệu đồng nữa. Thiệt hại lớn quá nên giờ tui chưa biết lấy đây ra tiền mua sắm lại ngư cụ để tiếp tục ra khơi”, thuyền trưởng Phú rầu rĩ.
Sau khi lấy, phá tài sản xong và vứt bỏ hàng loạt chai nước suối đã sử dụng trên tàu cá QNg 90657 TS, các tàu của Trung Quốc mới bỏ đi. Do không còn ngư cụ đánh bắt nữa nên thuyền trưởng Phú cùng các ngư dân buộc lòng phải cho tàu quay về đất liền.
Trước đó, vào chiều 7.6, trong khi tàu cá QN 95193 TS do ngư dân Nguyễn Trung Kiên ( 42 tuổi, cũng ở xã Bình Châu) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng, trên tàu có 13 ngư dân hành nghề lặn, đang neo cách đảo Bom Bay khoảng 4-5 hải lý để nghỉ ngơi cũng bị tàu của Trung Quốc tấn công.
Tàu Trung Quốc đã rượt đuổi và dùng vòi rồng phun nước, hất ngã tung hai ngư dân Bùi Tấn Đoàn (23 tuổi) và Cao Xuân Lý ( 42 tuổi), khiến 2 người này bị thương, trong đó anh Đoàn bị gãy mắt cá và cổ chân trái, anh Lý bị thương ở vùng đầu.
Ngay sau khi bị tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công, thuyền trưởng Kiên đã liên lạc với tàu cá QNg 90369 TS của ông Nguyễn Văn Cu ( 42 tuổi, cũng ở xã Bình Châu) đang đánh bắt gần đó chạy đến đưa hai ngư dân bị thương về đất liền, sau đó được gia đình đưa ra Bệnh viện Quân y 17 (Đà Nẵng) cấp cứu.
Trở về nhà sau khi được các y bác sĩ bó bột cố định xương mắt cá chân và cổ chân, sáng 13.6, tiếp xúc với PV Thanh Niên Online, ngư dân Đoàn nằm một chỗ, chưa thể đi lại được.
Ngư dân Đoàn thở dài: “Toàn thân giờ còn đau ê ẩm, không ăn uống được gì. Các bác sĩ nói khoảng một tuần nữa ra mới mổ bắt vít, còn muốn đi lại được ít nhất phải mất 3 tháng”.
Theo Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi, cơ quan này đang chỉ đạo cho các bộ phận nghiệp vụ phối hợp với chính quyền chức năng xác minh, làm rõ. Hiện Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cũng đã có báo cáo nhanh toàn bộ 2 vụ việc trên cho Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tỉnh ủy và UBND tỉnh để có hướng chỉ đạo.
Bài, ảnh: Hiển Cừ
>> Hội nghề cá Việt Nam phản đối tàu Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam
>> Trao 20 triệu đồng cho ngư dân bị tàu Trung Quốc tấn công >> Cứu 11 ngư dân gặp nạn tại vùng biển Lý Sơn >> San sẻ khó khăn với ngư dân Lý Sơn >> Trợ giúp ngư dân và tàu cá gặp nạn trên biển >> Tàu cá ngư dân Lý Sơn lại bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp của >> Tàu cá ngư dân Lý Sơn bị tàu Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa >> 27 tàu hư hỏng, 15 người bị thương do tàu Trung Quốc tấn công >> Bằng chứng tố cáo sự tàn bạo của Trung Quốc |
Trung tâm cập nhật tin tức biểu tình, khiếu kiện trên toàn quốc. Email : hanoi.news9@gmail.com
Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015
Hải giám Tàu tiếp tục tấn công ngư dân Việt, cướp biển !
Án oan Hồ Duy Hải- yêu cầu giám đốc thẩm.
Hồ Duy Hải.
Sau bài báo này, có phóng viên một tờ báo gửi cho tôi 3 câu hỏi và xin ý kiến trả lời. Tôi đã trả lời ngay sau đó, nhưng cũng không thấy báo đăng (Vì báo không đăng nên xin không nêu tên báo ra đây)
Trả lời phỏng vấn của luật sư Trần Hồng Phong (báo không đăng): UBTVQH báo cáo về kết quả giám sát tình hình oan:
1. Ý kiến của luật sư như thế nào về nội dung báo cáo này? Luật sư nhận định như thế nào nếu như các cơ quan có thẩm quyền vẫn tiếp tục tuyên tử hình Hải?
Trả lời:
Tôi không đồng ý với quan điểm của UBTVQH khi cho rằng “không có căn cứ bãi tội cho Hồ Duy Hải”. Vì kết luận như vậy không thuộc thẩm quyền của cơ quan này và cũng không thật sự khách quan, công bằng. Có lẽ đây là quan điểm của VKSNDTC và TANDTC thì đúng hơn.
Tôi chỉ muốn nói rằng ngay trong báo cáo của UBTVQH cũng đã chỉ ra, cũng chính là đã thừa nhận - quá trình điều tra, xét xử vụ án HDH có rất nhiều sai phạm, thiếu sót. Đây là những sai phạm, thiếu sót có thể nói là nghiêm trọng. Do vậy, căn cứ theo những quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, tôi cho rằng hoàn toàn có đủ căn cứ và cần thiết phải kháng nghị giám đốc thẩm vụ án, để điều tra, xét xử lại.
Liên quan đến tính mạng một con người, thì dù 0,1% sai sót nghi vấn cũng cần phải xem xét lại – như chính lời thẩm phán Lê Quang Hùng, người xử sơ thẩm đã nói. Vậy thử hỏi với hàng loạt sai sót, vi phạm như vậy sao lại nói là “không có căn cứ”?
2. Là một luật sư đang tham gia bào chữa cho Hải, anh và gia đình Hải dự định sẽ làm gì để tiếp tục minh oan cho Hải?
Cá nhân tôi khẳng định sẽ tiếp tục kêu oan và đề nghị Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC xem xem lại vụ án này theo thủ tục giám đốc thẩm cho đến khi đề nghị của mình được chấp nhận.
Tôi cũng động viên gia đình Hồ Duy Hải tiếp tục bền lòng, nỗ lực gửi đơn kêu oan cho Hải đến những cơ quan có thẩm quyền, cơ quan báo chí và nhờ dư luận xã hội lên tiếng …
Khoảng nửa tháng trước, thay vì chỉ kêu oan cho Hồ Duy Hải, theo nguyện vọng của gia đình Hải, và căn cứ theo những tình tiết có trong hồ sơ vụ án, những thông tin trên báo chí có nguồn gốc rừ Cơ quan điều tra, tôi đã hỗ trợ gia đình Hồ Duy Hải soạn thảo Đơn tố giác tội phạm. Cụ thể là tố giác một người khác, có nhiều tình tiết và dấu hiệu liên quan đến vụ án mạng ở Bưu điện Cầu Voi những lại bị “bỏ lọt”. Thậm chí không loại trừ khả năng chính người này là thủ phạm. Theo tôi biết hiện đơn đã được chuyển đến Công an tỉnh Long An.
Luật sư chúng tôi và gia đình Hồ Duy Hải hy vọng rằng Đơn tố giác sẽ được xem xét, cùng với Đơn đề nghị giám đốc thẩm. Xem xét thật sự, và có lương tâm.
3. Việc gia đình Hải làm đơn tố giác tội phạm sẽ giúp ích gì cho việc minh oan cho Hải, thưa luật sư?
Trong Đơn đề nghị giám đốc thẩm đã gửi trước đây, ngoài việc chỉ ra hàng loạt những thiếu sót, vi phạm tố tụng … trong quá trình điều tra, xét xử Hồ Duy Hải, chúng tôi cũng đã chỉ ra nhiều dấu hiệu cho thấy hung thủ có thể là một người khác. Tuy nhiên rất đáng tiếc là tất cả những tình tiết này đều đã không được xem xét và trả lời. Ngoài một câu chung chung là “không có căn cứ”.
Đơn tố giác tội phạm mới đây là một bước nhằm cụ thể hơn những nghi vấn đã được nêu ra ở trên. Nếu Đơn tố giác lần này được xem xét, làm rõ. Và thậm chí có khả năng sẽ tìm ra một hung thủ “mới”, thì cũng chính là góp phần minh oan cho Hồ Duy Hải. Nói khác đi, theo quan điểm của tôi, đây là một con đường khác và chủ động hơn trong việc kêu oan cho Hồ Duy Hải.
Vụ án oan Hồ Duy Hải - Trả lời phỏng vấn của luật sư Trần Hồng Phong
Luật sư Trần Hồng Phong Tại báo cáo về kết quả giám sát tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, UBTVQH một lần nữa khẳng định không có căn cứ bãi tội cho Hồ Duy Hải. Qua công tác giám sát cho thấy, việc giải quyết vụ án này có nhiều thiếu sót, vi phạm như quá trình …
WEBTRETHO.COM
Hai sỹ quan tra tấn ép cung ông Chấn và Hàn Đức Long được lên lon và khen thưởng.
Ông Nguyễn Thanh Chấn, người bị kết án chung thân oan uổng và đã thụ án được 10 năm vừa tố cáo một số cán bộ Công an Bắc Giang tra tấn, ép cung bắt nhận tội giết người. Một trong những sỹ quan Công an này tuy vẫn tiếp tục bị kiện vì tra tấn và bức cung trong một vụ tử hình oan khác lại vừa được Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen vì đã lập thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Nhờ đó, người này đã leo lên vị trí lãnh đạo một cơ quan thuộc Công an tỉnh Bắc Giang. Một người nữa thì được đề bạt và nâng quân hàm sau vụ anh Chấn và hiện là Phó trưởng công an huyện Lục Nam.
Thượng tá Đào Văn Biên: điều tra viên, người trực tiếp tra tấn, ép cung ông Nguyễn Thanh Chấn. Sau vụ này, ông Biên được thăng quân hàm và đề bạt lên chức Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Bắc Giang. Thượng tá Đào Văn Biên hiện còn bị gia đình bị cáo Hàn Đức Long (huyện Tân Yên) tố cáo việc Thượng tá Biên tra tấn, đánh đập, ngụy tạo chứng cứ, hồ sơ vụ án khiến anh Hàn Đức Long bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang kết án tử hình oan năm 2011. Anh Long đang chờ thi hành án tử hình trong trại giam Kế.
Mặc dù nổi tiếng tại tỉnh Bắc Giang với cái mác “chuyên gia tra tấn” nhưng Thượng tá Biên vẫn được Bộ trưởng Bộ Công an (tại tờ trình số 1358/TTr-BCA-X11) và được Trưởng ban Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương (tại tờ trình số 917/TTr-BTĐKT) đề nghị khen thưởng và sau đó được Thủ tướng cấp Bằng khen (tại Quyết định số 919/QĐ-TTg) vì đã lập thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Theo thông tin bên trong, ông Biên dự kiến được cơ cấu lên làm lãnh đạo Công an tỉnh.
Còn điều tra viên Ngô Đình Dung, người cũng trực tiếp tham gia tra tấn, bức cung ông Nguyễn Thanh Chấn, kết thúc chuyên án oan, cũng được thăng quân hàm và đề bạt lên giữ chức vụ Phó trưởng Công an huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Cái Quyết định khen thưởng chết tiệt kia đã lý giải tại sao anh X im thin thít trong vụ này. Còn chú Tư thì lên ngay báo đưa ra mấy tuyên bố cực kỳ hùng hồn.
THEO CẦU NHẬT TÂN
Nỗi đau của núi.
Nỗi đau của Núi
- Chính quyền từ trung ương đến địa phương đều cùng một duộc... chỉ nói vu vơ ngoài pháp luật... không giải quyết gì, tôi đến chỗ Hà Nội này tôi mới biết được rằng có rất nhiều người dân oan như chúng tôi cũng đang phải gánh chịu những hậu quả mà đảng và nhà nước đã gây cho mọi dân tộc... - Ma Văn Pá (Dân Oan H’mông).
Báo Dân Trí, số ra ngày 20 tháng 5 năm 2015, đã vô cùng hân hoan gửi đến cho độc giả một tin vui:
Cô bé H’mông vượt “cổng trời” ra phố đi học... 11 tuổi, Mị vượt 50 cây số đường rừng, vượt những con dốc cao, lội qua những con suối mùa mưa nước cuồn cuộn chảy để đi học thêm cái chữ.
Học giỏi, múa hay, là liên đội trưởng xuất sắc, Mị vinh dự đại diện cho hàng nghìn bạn nhỏ H’mông được ra Hà Nội báo công với Bác nhân dịp kỉ niệm 125 năm ngày sinh của Người.
Vừa qua, trong Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”, bằng giọng kể trầm ấm, diễn xuất sinh động, cô học trò người H’mông Vừ Y Mị vinh dự đạt giải Nhất toàn huyện. Câu chuyện “Bác Hồ với câu hát dân ca” mà Mị kể khiến nhiều người cảm động. “Chúng em chỉ được gặp Bác qua những câu chuyện kể và biết rằng, Bác dành nhiều tình yêu mến cho những làn điệu dân ca đã nuôi dưỡng tâm hồn Người từ thửa thiếu thời. Yêu Bác, em thêm yêu hơn nhưng câu ví, giặm quê mình. Người H’mông nay không còn du canh du cư nữa, trẻ em H’mông được cắp sách tới trường… Người H’mông ơn Đảng, ơn Bác Hồ nhiều”, Vừ Y Mị chia sẻ.
Ảnh: Dân Trí
Lời lẽ của cháu Mị khiến tôi nhớ đến bản nhạc (Người Mèo Ơn Đảng) của Thanh Phúc:
Bao đời nay sống nghèo lam lũ
Nay cuộc sống dân Mèo từ đây sáng rồi...
Người Mèo ơn Đảng suốt đời.
Đảng vốn hảo ngọt nên “nhạc sĩ” pha chế nước đường (cho uống bằng thích) là chuyện thuận lý nhưng nếu chỉ vì thế mà bắt cả một sắc tộc, hàng triệu người miền núi, phải “ơn Đảng suốt đời” thì chơi hơi bị ép . “Cuộc sống của dân Mèo” (nói nào ngay) không “sáng” gì cho lắm, nếu chưa muốn nói là ngược lại. Gia cảnh của ông Thắng A Di có thể được coi là một trong những trường hợp (tối tăm) tiêu biểu:
“Cùng với 6.500 người Hmong khác, cũng chạy nạn từ Lào sang, gia đình ông Thắng A Di bị nhà cầm quyền Thái Lan coi là những di dân bất hợp pháp. Từ ngày 4 tháng 7, họ bị xua đuổi và không còn chỗ nào khác hơn là tập trung trên hành lang dài 2 KM, dọc theo con lộ chính nơi Bản Làng Bên Dòng Sông Trắng.
Họ che những tấm vải nhựa, nhưng rõ ràng là khó vượt qua được cái nóng vẫn còn gay gắt, hoặc những trận mưa đầu mùa ở vùng đông Bắc Thái… Họ đã trải qua bốn ngày điêu đứng như người chạy loạn, không nơi che mưa nắng, không thực phẩm, không nước sạch, kể cả không có chỗ làm công việc vệ sinh cần thiết…”
Dù vậy, vẫn theo tường trình của Nam Nguyên (từ Phet Chabun - Bắc Thái) ông Thắng A Di cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần với phóng viên RFA rằng “nếu phải chết em thà chết tại đây.”
Ủa, chớ cớ sao mà cái ông Thắng A Di này lại nói năng lạng quạng (và liều mạng) dữ vậy cà? Câu trả lời có thể tìm được qua lời phát biểu của một thanh niên H’mông khác, anh Ma Văn Pá (tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng) vào hôm 9 tháng 10 năm 2013:
“Chính quyền từ trung ương đến địa phương đều cùng một duộc… chỉ nói vu vơ ngoài pháp luật… không giải quyết gì, tôi đến chỗ Hà Nội này tôi mới biết được rằng có rất nhiều người dân oan như chúng tôi cũng đang phải gánh chịu những hậu quả mà đảng và nhà nước đã gây cho mọi dân tộc…”
Người H’Mông biểu tình ở Hà Nội. Ảnh: Trần Thị Cẩm Thanh
Những lời lẽ thẳng thắn và bộc trực (thượng dẫn) cũng giúp cho công luận hiểu thêm tại sao có biến động Mường Nhé – xẩy ra hồi năm 2011, ở tỉnh Điện Biên – khiến cho hàng trăm người H’mông bị sát hại, hàng ngàn người khác bị bắt giữ, và vô số kẻ phải rời bỏ quê hương bảng làng để tìm đường lánh nạn.
Cùng với những sách nhiễu (thường xuyên) liên quan đến vấn đề tôn giáo, văn hóa và sắc tộc..., môi trường sống của người H’mông hiện nay cũng đang bị huỷ hoại không thương tiếc. Từ Hà Nội, tác giả Đặng Hoàng Giang (qua BBC – vào hôm 4 tháng 3 năm 2015) đã bầy tỏ sự lo ngại “Rồi Tất Cả Sẽ Trở Thành Đồ Sơn” trong tương lai gần:
“Từ sau khi đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai khánh thành, lượng khách tới Sapa tăng đột biến. Dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, ô tô và xe khách biển số 29 và 30 chen chúc nhau nhích từng tí một trên những con phố dốc và hẹp ở trung tâm, rú ga giữ máy, bấm còi inh ỏi...
Không còn nhìn thấy núi non gì nữa vì hai bên đường đã kín hàng quán bán đồ lưu niệm. Trẻ con Hmong xếp hàng đợi được phát bánh kẹo như là khỉ trong sở thú.
Những đứa bạo dạn hơn thì đi giật lùi trước mặt khách, chúng từ chối kẹo, chỉ nhận tiền, và đồng thanh kêu như những cái máy vô hồn, tiếng Kinh không sõi ‘cô cho hai nghìn, cô cho hai nghìn.’ Một cộng đồng và một vùng thiên nhiên đã đánh mất nhân phẩm của mình vì du lịch...
Hiện nay, mỗi du khách tới Sapa sau khi bỏ ra 1 triệu đồng cho việc đi lại, khách sạn, ăn uống - tất cả chảy vào túi người Kinh, kể cả tiền cho một chai nước trắng - thì mới bỏ ra 10 nghìn mua mấy cái đồ thổ cẩm của người dân tộc. Thậm chí nhiều hướng dẫn viên du lịch còn dẫn khách tới các cửa hàng bán thổ cẩm nhập từ Trung Quốc vì họ được hoa hồng từ đây.
Và như vậy, những người Hmong, người Dao, người Tày, người Giáy, sẽ chủ yếu là đứng chầu rìa ở ngay trên quê hương họ.”
Bên lề cuộc đời. Ảnh lấy từ BBC
Thay vì được quan tâm, nâng đỡ để có thể dễ dàng hòa nhập vào dòng sống chung của cả dân tộc thì tất cả những sắc dân bản địa đều bị “chầu rìa” ráo trọi, chứ có riêng chi người H’mông. Và sau khi bị đẩy ra khỏi biên giới Việt Nam thì hầu như họ đều sống bấp bênh (“bên lề cuộc đời”) dù trôi dạt đến bất cứ nơi đâu.
Tôi có theo dõi nhưng không tìm được tin tức gì thêm về gia đình của ông Thắng A Di, chả biết họ cầm cự được bao lâu trong điều kiện sống “không nơi che mưa nắng, không thực phẩm, không nước sạch, kể cả không có chỗ làm công việc vệ sinh cần thiết…” nơi Bản Làng Bên Dòng Sông Trắng và - chung cuộc - đã lưu lạc đến chân trời góc biển nào rồi?
Cuối tháng Năm vừa qua, ở Thái Lan, tôi có dịp ngồi uống rượu suốt buổi với một người H’mông khác. Ông không đồng ý cho tôi chụp hình, và cũng chỉ cho biết mình họ Sùng nhưng không muốn nêu tên vì sợ những chuyện phiền phức có thể xẩy ra cho bà con hay bè bạn ở quê nhà.
Ông Sùng quê ở Hà Giang, mang gia đình vào Đắc Nông làm ruộng rẫy đã lâu. Ông hơi nghễng ngãng sau khi “bị các ông cán bộ thay phiên tát tai liên tục mấy giờ đồng hồ liền vì tôi không chịu thề bỏ đạo.” Chuyện cưỡng bức đức tin, tuy thế, không phải là nguyên do chính để ông rời bỏ Việt Nam.
Đất đai canh tác bị thu hồi mới thực sự là giọt nước tràn ly khiến ông Sùng đã dắt díu vợ con chạy băng qua Lào, rồi (cuối cùng) đến Thái.
- Nó bảo đất mới khai thác chưa được 10 năm thì nhà nước không có đền bù đồng nào cả. Không có đất thì chúng tôi biết sống làm sao nên phải tìm chỗ để đi thôi.
“Đi đâu?” Có lẽ chưa bao giờ là câu hỏi ông Sùng đặt ra một cách... nghiêm trang:
- Người ta chạy thì chúng tôi cũng chạy theo, chứ muốn ở lại cũng không được đâu. Khó sống với Nhà Nước lắm!
Kiểu lập luận giản dị của ông Sùng, tất nhiên, không được cả Cao Ủy Tị Nạn và chính quyền Thái Lan chấp nhận. May mắn là IDC (Immigration Detention Center, Nhà Giam Của Cơ Quan Di Trú) ở Thái Lan luôn ở trong tình trạng quá tải nên cả gia đình ông không ai bị truy tố và giam giữ về tội nhập cư trái phép.
Thế là cả nhà sống lêu bêu giữa thủ đô Bangkok. Tiền không có một cắc, tiếng không biết một chữ, và cũng chả quen biết bất cứ ai để có thể nhờ cậy hay tá túc.
Cuối cùng – cứ như là phép lạ – họ may mắn được “cứu sống” bởi những nhân viên của cơ quan thiện nguyện ở Thái. Hiện ông Sùng đang chen chúc với nhiều gia đình, gồm cả trăm người H’mông Việt Nam khác, trong một căn nhà thuê bốn tầng (do một hội thánh Tin Lành tài trợ) ở ngoại ô Bangkok.
Cả ông lẫn bà đều đã ngoài sáu mươi nên ở nhà giữ mấy đứa cháu. Con trai ông Sùng đứa làm nghề phụ hồ, đứa bán kem. Hai cô con dâu đi rửa chén cho quán ăn gần đó.
- Cũng kiếm đủ ăn đấy nhưng buồn quá ông ơi. Chúng tôi nhớ nương rẫy lắm. Ở đây chả có cây cối gì cả. Vợ tôi cứ khóc hoài. Nó đòi về nhưng làm sao mà mình về được?
Nam vô tửu như kỳ vô phong. Chúng tôi đã cưa gần hết một chai Regency Brandy Thai (một loại rượu mạnh rất rẻ tiền và bốc rất hỗn) nhưng cả hai đều vẫn ngồi xụi lơ, buồn bã. Trầm ngâm một lát, rồi ông Sùng ngại ngần tiếp:
- Thế liệu rồi chúng tôi có được đến Mỹ không?
- Dạ, chắc phải được chứ!
Tôi nói láo, tất nhiên. Thực tình thì tôi không “chắc” lắm. Sau đợt cưỡng bách mấy ngàn người H’mông phải quay về Lào, hồi cuối năm 2009, cả chính phủ Thái lẫn Cao Ủy Tị Nạn bị dư luận chỉ trích nặng nề. Nhờ thế, những người H’mông Việt Nam đến sau (sau biến động Mường Nhé) như gia đình ông Sùng, mới được “yên lành” cho mãi đến hôm nay.
Vô hình trung nhóm người H’mông này (bỗng) trở thành một thứ “cây cảnh về lòng nhân đạo” để trang điểm cho cả nước Thái lẫn Cao Ủy Tị Nạn. Họ không đông lắm, chỉ vài trăm người nên không phải là một gánh nặng đáng kể. Họ lại rất thuần phác, hiền lành, chăm chỉ và chả bao giờ dám lên tiếng đòi hỏi hay làm phiền chi cả.
Sự hiện diện của họ tránh cho Thái Lan, cũng như Cao Ủy, khỏi bị điều tiếng về chuyện trục xuất người tị nạn. Chính vì vậy, rất có thể, họ sẽ không bao giờ có cơ hội được đặt chân đến nước thứ ba.
Lý do, giản dị, ai cũng biết là nếu mấy trăm con người khốn khổ này mà được định cư thì chỉ vài tuần sau (hay vài ngày sau) thôi sẽ có ít nhất là hàng ngàn (hay chục ngàn) người H’mông khác – từ Việt Nam và Lào – lại tiếp tục ồ ạt chạy qua biên giới Thái. Cái cột đèn mà còn phải đi thì nói chi đến người, nhất là người H’mông hay người Thượng.
Ngoài bờ biển phía Đông ra, phần biên giới còn lại của Việt Nam đều là nơi cư ngụ của những dân tộc bản địa tự ngàn xưa. Với cuộc sống đơn giản và hài hòa cùng thiên nhiên, họ đã giữ cho môi trường sinh thái được quân bằng và tạo một “vòng đai xanh” cho cả nước.
Cũng chính họ là những kẻ đứng ở tuyến đầu, giữ gìn vòng đai an ninh cho tổ quốc. Cớ sao lại tỏ thái độ kỳ thị, khinh thị, và cương quyết tìm mọi cách đẩy người ta đến tận bước đường cùng như thế?
“Khi bọn bành trướng Bắc Kinh tràn sang hồi năm 1979, một bộ phận không nhỏ dân tộc thiểu số, sống ở vùng biên giới, đã đồng loạt ngả theo, làm tay sai cho ngoại bang. Ðó chính là hậu quả của chính sách sai lầm trong lãnh vực sắc tộc” (Lý Hồng Xuân. Nhận diện chân dung nhà văn. Văn Nghệ: California 2000,177).
“Bọn bành trướng Bắc Kinh” (rõ ràng) đang muốn tràn sang lần nữa, và “những chính sách sai lầm trong lãnh vực sắc tộc” thì mỗi lúc lại một thêm ngu xuẩn và tệ hại hơn!
12/06/2015
Tưởng Năng Tiến
Brunei xử tù 33 ngư dân Việt .
HOT NEWS: TÒA ÁN BRUNEI VỪA CÔNG BỐ BẢN ÁN XỬ TÙ 33 NGƯ DÂN VIỆT NAM ĐÁNH CÁ TRÁI PHÉP TẠI NƯỚC NẦY.
Tàu cá Quảng Ngãi QNg 95924 TS cùng 32 ngư dân tiến ra vùng biển quần đảo Trường Sa để hành nghề câu mực nhưng bị Trung Quốc xua đuổi nên chuyển hướng sang vùng biển Malaysia để đánh mực.
Gia đình thân nhân của 33 Ngư Dân cho biết là sau 2 tháng đánh cá thì tàu QNg 95924 TS gọi điện về cho gia đình biết là đã đánh bắt được khoảng 30 tấn mực, trị giá chừng 2 tỉ đồng, tuy nhiên sáng ngày 15/5/2015 thì gia đình chị Hương nhận hung tin tàu và 33 ngư dân đã bị phía Brunei bắt giữ.
Phía tòa án Brunei cho biết là phiên tòa bắt đầu xử những ngư dân Việt Nam vào ngày 28/5/2015 và sau 13 ngày xét xử cùng với bồi thẩm đoàn, hôm thứ Sáu ngày12/6/2015, tòa án Brunei đưa ra bản án buộc tội 33 ngư dân Việt Nam thuộc tàu cá tàu QNg 95924 TS đánh cá trái phép.
KẾT QUẢ BẢN ÁN:
(1) Ông Thuyền Trưởng Nguyễn Quang Xuân (40 tuổi) và thợ máy Bùi Sanh (33 tuổi) bị xử 6 tháng tù ở, bắt đầu tính từ ngày 15/5/2015.
(2) 29 Thuyền Viên, mỗi ngư dân bị xử 3 tháng tù ở, bắt đầu tính từ ngày 15/5/2015.
(3) Hai ngư dân dưới 18 tuổi sẽ bị đưa ra tòa án Thiếu Niên xử trong ngày thứ Hai.
(*) CHƯA THẤY báo chí và truyền thông Việt Nam kể cả Thông Tấn nước ngoài đưa tin về "KẾT QUẢ" vụ xử nầy ( Báo Facebook luôn đi trước Biểu tượng cảm xúc smile )
Phần quan trọng khác là chính phủ CSVN lẹo lưỡi ; Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei trong ngày 27/5 cho biết là sẽ tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết đối với 33 ngư dân của Việt Nam, tuy nhiên nhưng họ KHÔNG tới tham dự phiên tòa!!!
Thùy Trang thông báo cho các bạn biết để chuyển thông tin tới các gia đình ngư dân ở Quảng Ngãi kết quả thông tin của tòa án Brunei vừa công bố hôm thứ Sáu.
Phóng Viên báo Facebook.
Nguyễn Thùy Trang
Tiếp theo vụ kỳ án tại Đồng nai : chặt 12 cây tràm - 8 người đi tù !
CỤC ĐIỀU TRA (C6) VIỆN KIỂM SÁT TỐI CAO VÀO CUỘC - VỤ CHẶT 12 CÂY TRÀM Ở BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI.
Các bị án (7 người) trong vụ án "Huỷ hoại tài sản" do chặt 12 Cây tràm trên đất mua của mình hơn 10 năm trước, đã đồng loạt viết đơn "Tố cáo kêu oan" tới Cục điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hành vi nguỵ tạo chứng cứ, hàng loạt vi phạm hoạt động tư pháp nghiêm trọng của Điều tra viên.
Ngày 09/6/2015 Điều tra viên đã làm việc chính thức với bị án Đinh Trọng Thức.
Trước đó Toà án thành phố Biên Hoà xét xử 08 người này phạm tội " Huỷ Hoại Tài Sản" 05 người bị giam hơn 5 tháng và được thả tại phiên toà.
Các bị cáo kêu oan không nhận tội, luật sư phát hiện hàng loạt vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, nguỵ tạo chứng cứ, tang vật vụ án không có, thiệt hại xác định không rõ ràng...lúc 24 cây lúc 12 cây.
Tại phiên Phúc thẩm, các bị cáo kháng cáo kêu oan không phạm tội, luật sư đưa ra hàng loạt chứng cứ chứng minh không phạm tội của 7 bị cáo kháng cáo. Tại phiên toà, người bị hại (NĐ) cũng thừa nhận không có thiệt hại, không yêu cầu bồi thường thiệt hại...
Không đủ yếu tố cấu thành tội danh trên, đã được hai luật sư Nguyễn Văn Quynh và Trần Vũ Hải làm rõ. Hàng loạt vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, nguỵ tạo chứng cứ, tang vật vụ án không có bản ảnh, không có tang vật.
Bi hài hơn, khi vị đại diện Viện kiểm sát tại phiên phúc thẩm đã đồng ý quan điểm của luật sư là ; Chưa cấu thành tội phạm do không có thiệt hại, tang vật vụ án không còn và nguyên đơn dân sự (bị hại), không có thiệt hại, không có yêu cầu bồi thường tại phiên toà. Do đó VKS đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung lại vụ án.
Luật sư cho rằng; VKS đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung là cánh để buộc tội bằng được các bị cáo hay sao (?h) không cần thiết, tốn kém tiền của Nhà nước, nhân dân. Đề nghị tuyên các bị cáo vô tội.
Sau 05 ngày nghị án kéo dài Hội đồng xét xử - Toà án tỉnh Đồng Nai tuyên y án sơ thẩm.
http://laodong.com.vn/phap-luat/mot-vu-an-ky-la-8-nguoi-bi-phat-tu-vi-cua-12-cay-tram-316552.bld
Tòa Đồng Nai sẽ xử vụ chặt phá hàng ngàn cây tại Thủ đô !
Một vụ án kỳ lạ: 8 người bị phạt tù vì cưa 12 cây tràm
Luật sư Trần Vũ Hải: Vật chứng đã bán hết thì không xác định thiệt hại được nữa.
Chỉ vì cưa 12 cây tràm mà có đến 8 người phải vướng vào vòng lao lý. Quá tức tưởi, ngay sau phiên tòa sơ thẩm, có đến 7 bị cáo đã làm đơn kháng cáo lên TAND tỉnh Đồng Nai kêu oan, bị cáo còn lại không làm đơn kháng cáo vì quá mệt mỏi. Bi kịch “đi tù vì chặt cây trên đất nhà mình” tiếp tục diễn ra tại phiên tòa phúc phẩm…
Vướng vào vòng lao lý vì cưa 12 cây tràm trên đất nhà
TAND tỉnh Đồng Nai vừa đưa vụ án hình sự ra xét xử phúc thẩm đối với 8 người cùng ngụ tại P.Long Bình, TP.Biên Hòa (Đồng Nai) về tội “hủy hoại tài sản” do đã chặt 12 cây tràm của Trung tâm Lâm trường Biên Hòa (TTLNBH) gây thiệt hại hơn 10 triệu đồng.
Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015
Vấp lò Đồng Tháp - côn an côn đồ đánh dân như Polpot
Công an đánh dân gãy xương ức vì nghi trộm tiền
ĐỒNG THÁP (NV) - Nghi ngờ lấy 1.5 triệu đồng trong cặp xách của mình, một trung tá công an huyện Lấp Vò đã báo công an xã bắt nhốt và đánh đập một người dân đến gãy mũi xương ức.
Ngày 10 tháng 6, tờ Thanh Niên dẫn đơn tố cáo của ông Trần Văn Lộc (42 tuổi), xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò, khoảng 21 giờ ngày 29 tháng 5, trong lúc ông đi viếng đám tang của một người bà con trong xóm thì ông Chế Văn Khen, trung tá công an huyện Lấp Vò cũng đến viếng đám tang và nhờ giữ giùm cặp sách để ông Khen vào viếng.
Khoảng hơn 30 phút sau, ông Khen đi ra và lấy cặp sách đi về, nhưng sau đó ông Khen quay trở lại đám tang tìm gặp ông Lộc bảo bị mất 1.5 triệu đồng trong tổng số 3 triệu đồng trong chiếc cặp trên. Thế là ông Khen lấy điện thoại gọi cho công an xã Bình Thạnh Trung, huyện Lấp Vò mời anh Lộc về trụ sở làm việc.
Qua khám xét mặc dù không phát hiện số tiền 1.5 triệu đồng trên người và xe của ông Lộc, thế nhưng công an xã vẫn bắt giữ người đến gần 8 giờ sáng ngày 30 tháng 5 mới cho về. Theo ông Lộc, trong quá trình bắt giữ, công an xã đã còng tay và dùng chân, tay đánh, đá vào người ông, đồng thời dùng cả dùi cui đánh vào hông ông.
Thấy đau nhức khắp người, ông Lộc nhờ gia đình đưa đến Bệnh Viện Đa Khoa huyện Lấp Vò khám bệnh. Kết quả của bệnh viện cho thấy, ông bị chấn thương nhiều vùng trên cơ thể. Đến ngày 3 tháng 6, do có triệu chứng nôn ói nên gia đình đưa ông Lộc đi bệnh viện Hòa Hảo, Sài Gòn để khám. Theo kết quả siêu âm và chẩn đoán của bệnh viện này, ông Lộc bị gãy mũi xương ức.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Chí Thành, trưởng công an xã Bình Thạnh Trung thừa nhận có xảy ra sự việc công an xã đánh người.
Cụ thể, theo ông Thành có 4 công an viên gồm: Bùi Hữu Thuận, Nguyễn Văn Mót, Nguyễn Văn Tình và Trần Thanh Xuân phụ trách ca trực hôm đó vì “nôn nóng,” “thiếu kỹ năng nghiệp vụ” nên đã đánh ông Lộc. “Đây là việc đáng tiếc, các công an viên do chuyên môn yếu kém và nhận thức chưa đúng về sự việc,” ông Thành nói.
Ông Lê Quốc Thịnh, phó chủ tịch xã Bình Thạnh Trung cho biết, trước mắt ủy ban xã đã tạm đình chỉ 4 công an viên đánh ông Lộc.” Chờ kết luận điều tra chính thức từ phía công an huyện và các bên liên quan sẽ ngồi lại để quyết định hình thức kỷ luật dành cho các công an viên đánh người,” ông Thịnh nói.
Trong khi đó, ông Chung Văn Thọ, trưởng công an huyện Lấp Vò chỉ cho biết, “Đã được báo cáo vụ việc công an xã Bình Thạnh Trung đánh người và đã cho thanh tra công an huyện vào cuộc để điều tra làm rõ.”
(Tr.N)
Trần Đại Quang cho côn an và giang hồ tra tấn học sinh trong tù !
TP - Hậu quả của việc vi phạm các quy định về điều tra, tố tụng trong vụ án đầy dấu hiệu oan sai đã đẩy nam sinh Đỗ Quang Thiện vào tù. Dù Tòa án Nhân dân Tối cao đã tạm đình chỉ thi hành án, nhưng công luận vẫn nóng lòng chờ phiên tòa giám đốc thẩm sắp tới, liệu có đủ công minh hay không?
Khi cả 3 ngành đều ra sức kết tội một đứa trẻ
Xác nhận của lãnh đạo ngành Y tế Đắk Lắk sau cuộc họp phân xử đúng - sai ngày 29/5/2015 giữa 2 kết luận trái ngược nhau, của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk với công văn 696 vững chắc về chuyên môn y chứng, và của Trung tâm Pháp y (TTPY) với Bản kết luận pháp y 1164 (KLPY) mà giám đốc TTPY kiêm giám định viên Từ Công Hiển lập ra chủ yếu chỉ bằng… kinh nghiệm cá nhân như chính ông Hiển đã thừa nhận, cho thấy CV 696 mới là căn cứ đáng tin cậy trong việc xác định Đỗ Quang Thiện không phải là thủ phạm gây ra bệnh lý đột qụy cho ông Lê Phước Thọ.
Điều lạ lùng nhất trong vụ án này là chính Viện KSND TP Buôn Ma Thuột (VKS) đã gửi công văn số 1133 đề nghị Bệnh viện tỉnh giải thích cho rõ nguyên nhân bệnh lý của ông Thọ là do đâu, điều trị tại khoa Nội là có đúng không, có liên quan gì tới sự cố va chạm ngã xe hay không? Phần cuối CV 1133 ghi những nơi đồng gửi công văn này có cả cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Buôn Ma Thuột (CSĐT). Thế nhưng khi Bệnh viện nghiêm túc phúc đáp các yêu cầu này bằng CV 696, trong đó khẳng định ông Thọ đột qụy hoàn toàn do bệnh lý chứ không liên quan gì đến tai nạn giao thông, thì VKS lại đơn phương căn cứ kết luận giám định pháp y 1164 đầy bất thường để luận tội em Thiện.
Qua 2 cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm nhưng vì sao cả 3 ngành đều ra sức bác bỏ tất cả các lời khai, các dấu hiệu, các chứng cứ cho thấy rất có thể em Thiện đã bị khởi tố oan, để buộc tội và phạt tù cho bằng được một đứa trẻ, mà khi vụ va chạm nhẹ xảy ra trên đường, cháu vẫn còn ở độ tuổi vị thành niên? Điều này rất cần được điều tra, làm rõ trong các bước tố tụng sắp tới.
Nỗi day dứt của các chuyên gia
Về tính chất phức tạp của nghề giám định pháp y (GĐPY), trao đổi với báo Tiền Phong, bác sĩ Phạm Xuân Toàn - Phó Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia chia sẻ: Đa số trường hợp cần giám định tổn hại sức khỏe, thường bên bị hại luôn muốn giám định viên (GĐV) tăng tỉ lệ thương tật càng nặng càng tốt, để đòi bồi thường; còn bên bị can luôn muốn tỉ lệ càng nhẹ càng tốt để giảm tội. Chính vì vậy, trước mọi tác động, mua chuộc, GĐV không liêm khiết, vững vàng bản lĩnh rất dễ làm sai lệch vụ việc, khiến kết quả GĐPY không còn đúng với thực tế.
Từ nước Mỹ, đọc kỹ cả loạt bài về kỳ án “Áp giải học sinh giữa sân trường” đăng trên Tiền Phong Online, tiến sĩ Trần Đình Hoành, luật sư tranh tụng của bang Washington nhận xét: “VKS đại diện nhà nước để đem công lý lại cho nhân dân chứ không phải để cố thắng trong các vụ kiện. Nếu có bằng chứng có thể chứng minh bị cáo vô tội, VKS có nhiệm vụ đưa bằng chứng đó cho tòa biết, để bảo đảm công lý. Công văn 696 của BVĐK tỉnh Đắk Lắk là một bằng chứng rất quan trọng. VKS nói rằng chỉ có kết luận của giám định pháp y mới là bằng chứng, còn kết luận của bệnh viện không phải, thì đó là hiểu lầm về bằng chứng. Cả hai đều là bằng chứng, mỗi bằng chứng có giá trị đến đâu là do tòa thẩm định. Tòa có thể triệu tập bác sĩ chữa trị và giám định pháp y đến để hỏi họ trực tiếp. Vụ án này rất bất ổn về thủ tục tố tụng và công lý !”.
Hai luật sư đã thông qua báo Tiền Phong nhận lời hỗ trợ pháp lý miễn phí cho cháu Thiện, là Ls Phan Ngọc Nhàn và Ls Hà Hải có cùng nhận định: Đối với vụ án này, hiện nay phải chờ kết quả giám đốc thẩm của TAND Tối cao. Sau khi có quyết định giám đốc thẩm xử hủy án phúc thẩm, TAND Tối cao sẽ giao hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh Đắk Lắk xét xử lại phúc thẩm với một hội đồng xét xử khác. Trong phiên toà phúc thẩm tới, Toà án phải hết sức thận trọng trong việc đánh giá chứng cứ để xác định có hay không vụ tai nạn giao thông làm cho ông Thọ bị tổn hại 50% sức khỏe. Tòa phải đánh giá lại toàn bộ chứng cứ trong hồ sơ vụ án, có thể yêu cầu cơ quan điều tra thực nghiệm điều tra, yêu cầu VKS trưng cầu giám định tại một hội đồng giám định khác hoặc triệu tập giám định viên đến phiên tòa để trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử. Nếu giám định viên không giải thích được, HĐXX có thể tuyên cháu Thiện không phạm tội, đồng thời khởi tố giám định viên về tội khai báo gian dối hoặc cung cấp chứng cứ tài liệu sai sự thật.
Tòa phúc thẩm cũng cần xem xét lại việc vì sao CV 696 không được đưa vào hồ sơ vụ án, để tìm ra sự thật khách quan, xử lý đúng người, đúng tội trong phiên xử sắp tới.
Thiện giờ ra sao?
Những thử thách nghiệt ngã đối với cậu học trò lớp 12 trong gần 3 năm, trải qua các bước tố tụng có dấu hiệu oan sai, đã quật ngã nam sinh hiền ngoan, đầy nghị lực Đỗ Quang Thiện. Ngày 10/6/2015, tôi ghé nhà Thiện để xem em đã ôn luyện tới đâu cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, và thi vào đại học, nhưng chỉ thấy cửa nhà đóng im ỉm, điện thoại không ai nhấc máy. Sau hồi lâu nỗ lực liên lạc, tôi mới biết bố em đã đưa con vào TPHCM.
Qua điện thoại, ông Đỗ Quang Thanh cho biết: Gần đây, Thiện ngày càng bị những cơn đau đầu, đau ngực hành hạ dữ dội, không ngồi học được nữa. Sợ không đủ sức dự thi, Thiện mới xin bố cho đi khám bệnh. Trọn ngày liên tục chiếu chụp, thăm khám, xét nghiệm, các kết quả do phòng khám đa khoa Hòa Hảo - Trung tâm chẩn đoán Y khoa Medic cung cấp cho thấy Thiện từng bị nhiều tổn thương, gãy xương sườn, vẹo xương mũi! Ông lấy các kết quả chiếu, chụp, chẩn đoán ra, bảo Thiện lần lượt đọc cho tôi nghe: Chấn thương ngực, gãy xương sườn số 2 bên phải, đã tạo Cal xương, đau tức ngực; viêm xoang hàm, sàng 2 bên; Vách ngăn mũi lệch sang phải …
Tôi hỏi Thiện: Ai đã đánh cháu, đánh lúc nào, tại đâu?
Thiện kể: Khi cháu gặp cô trong tù, có cán bộ trại giam đứng bên cạnh, cháu không dám nói. Về nhà, cháu cũng không dám nói nhiều, sợ ông bà ngoại già yếu và cha mẹ lo buồn. Vách mũi cháu bị lệch, chắc do 2 cú tát như trời giáng của cán bộ trại giam hồi đầu tháng 4/2015, khi cháu mới vào trại tạm giam Công an TP Buôn Ma Thuột. Sau đó khoảng 2 tuần, cháu được chuyển xuống phòng 4C1 trại tạm giam Công an tỉnh. Vừa nhập phòng, cháu đã bị một “đại bàng” là một tù nhân cùng phòng đánh dã man, đấm đá hàng chục cú vô bụng và ngực, rồi đưa điện thoại bảo cháu muốn yên thân thì nói gia đình gửi vào tài khoản của ông ấy mỗi tháng 2 triệu đồng. Cháu gọi cho mẹ, mẹ chưa kịp ghi số tài khoản, bảo chiều ông ấy đưa điện thoại cho cháu gọi lại. Ngay sau đó cháu được chuyển qua phòng khác.
Im lặng giây lát, Thiện kêu lên: Dù sao, nỗi đau thể xác rồi cũng qua. Cô ơi, điều cháu cần nhất là được minh oan, được còn tin vào công lý !
Tòa phúc thẩm cũng cần xem xét lại việc vì sao CV 696 không được đưa vào hồ sơ vụ án, để tìm ra sự thật khách quan, xử lý đúng người, đúng tội trong phiên xử sắp tới.
Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015
Quốc hội phản bội nhân dân là đây !
"Không có căn cứ bãi tội cho Hồ Duy Hải"
Đoàn giám sát khẳng định việc kết án tử hình đối với Hồ Duy Hải về các tội danh trên là “có căn cứ pháp luật, quá trình điều tra còn có một số vi phạm, thiếu sót nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án”.
(PLO) - Tại báo cáo về kết quả giám sát tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, UBTVQH một lần nữa khẳng định không có căn cứ bãi tội cho Hồ Duy Hải.
Theo báo cáo của UBTVQH sau quá trình giám sát về “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật, Hồ Duy Hải (Long An) bị kết án tử hình về các tội “giết người, cướp tài sản”.
Trước thời điểm thi hành án tử hình, có đơn của gia đình và luật sư kêu oan cho Hải. Theo yêu cầu của Chủ tịch nước và yêu cầu của Đoàn giám sát, liên ngành VKSNDTC, TANDTC và Bộ Công an đã tiến hành xem xét vụ án này.
Sau khi tiến hành các nghiệp vụ cần thiết, Đoàn giám sát khẳng định việc kết án tử hình đối với Hồ Duy Hải về các tội danh trên là “có căn cứ pháp luật, quá trình điều tra còn có một số vi phạm, thiếu sót nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án”.
Qua công tác giám sát cho thấy, việc giải quyết vụ án này có nhiều thiếu sót, vi phạm như quá trình khám nghiệm hiện trường không chú ý xem xét để thu giữ những đồ vật liên quan đến dấu vết trên cơ thể nạn nhân như cái thớt, chiếc ghế inox, con dao nên sau này bị can khai ra đó là hung khí vụ án thì cái thớt, con dao đã bị thất lạc không tìm lại được; Chiếc ghế thu giữ sau này được cho là vật chứng không đúng với chiếc ghế phản ánh trong biên bản khám nghiệm và bản ảnh hiện trường; Kiểm tra việc sử dụng thời gian của Hải vào ngày xảy ra vụ án thiếu chính xác, chưa chặt chẽ; Một số biên bản ghi lời khai, hỏi cung bị tẩy xóa, sửa chữa nhưng không có chữ ký xác nhận của người khai; Động cơ, mục đích giết người nêu trong kết luận của các cơ quan tố tụng chưa phù hợp với diễn biến vụ án.
"Đây là những thiếu sót, vi phạm dẫn đến nghi ngờ về tính khách quan của kết quả điều tra, truy tố, xét xử.” – báo cáo nêu.
Cũng trong báo cáo giám sát về tình hình oan, sai, UBTV QH nhận thấy, một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng mà dư luận quan tâm thì có những vụ án đã xảy ra cách đây từ 7-10 năm, có vụ 16 năm (ngoài kỳ giám sát) nhưng gần đây mới được phát hiện.
Đối với vụ Lê Bá Mai (Bình Phước phải xét xử nhiều lần (07 lần), gần 10 năm mới kết thúc; quá trình điều tra, truy tố, xét xử lại vụ án này đã cơ bản khắc phục được những thiếu sót, vi phạm; bản án phúc thẩm sau cùng năm 2013 có hiệu lực pháp luật kết án Lê Bá Mai tù chung thân về các tội “hiếp dâm trẻ em, giết người” đến nay chưa có căn cứ kết luận Lê Bá Mai bị oan.
Đối với vụ Nguyễn Văn Chưởng (Hải Phòng) cùng 02 đồng phạm khác phạm các tội “giết người, cướp tài sản”, bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm đã kết án Nguyễn Văn Chưởng tử hình, Đỗ Văn Hoàng tù chung thân, Vũ Toàn Trung 23 năm tù. Trong vụ án này, kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng VKSNDTC yêu cầu xác định lại vai trò của Chưởng trong tội giết người là có căn cứ nhưng Hội đồng Thẩm phán TANDTC không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án phúc thẩm là không đúng với tính chất, hành vi của các bị cáo Chưởng, Hoàng, Trung trong tội giết người.
Đối với một số vụ án khác được nhiều cử tri quan tâm như vụ: Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) bị kết án chung thân về các tội “giết người, cướp tài sản”; vụ Đỗ Minh Đức (Hải Phòng) bị kết án chung thân về tội “giết người”; vụ Hàn Đức Long (Bắc Giang) bị kết án tử hình về các tội “hiếp dâm trẻ em, giết người”, vụ Đỗ thị Hằng (Bắc Giang) bị kết án 06 năm tù về tội “Mua bán phụ nữ” chưa có căn cứ xác định bị oan nhưng qua giám sát đã xác định các vụ án này có những vi phạm nghiêm trọng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Hiện nay các vụ án này đang được điều tra lại.
Kết quảgiám sát cho thấy 03 năm còn để xảy ra 71 người bị oan và một số trường hợp khác có dấu hiệu bị oan đang được xem xét, giải quyết. Thực trạn này đã cho thấy tình hình làm oan người vô tội trong hoạt động tố tụng hình sự hiện nay còn nghiêm trọng.
UBTVQH cũng cho thấy một thực trạng đáng lo ngại hơn là phần lớn các địa phương báo cáo trong nhiều năm chưa phát hiện thấy trường hợp nào làm oan người vô tội. Tuy nhiên, có một số địa phương lại để xảy ra nhiều trường hợp làm oan như các tỉnh Sóc Trăng (7 người), Khánh Hòa (6 người), Thanh Hóa (5 người), Vĩnh Phúc (4 người), Đắk Lắc (4 người), Cần Thơ (4 người), Bến Tre (3 người), Bình Phước (3 người), Quảng Trị (2 người), Cà Mau (2 người), Đà nẵng (2 người) và một số địa phương khác mỗi tỉnh một người.
"Hầu hết các trường hợp bị oan trong những năm gần đây đều được các cơ quan có thẩm quyền tố tụng qua kiểm tra, phát hiện và cơ bản được khắc phục, xử lý ngay trong giai đoạn điều tra, truy tố, nhưng cũng có trường hợp bị oan chưa được phát hiện, xử lý kịp thời, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người bị oan."UBTVQH nhận định./.
Nhật Thanh
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)