Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Quan sản bán ghế ồ ạt trước khi hạ cánh.

Tổ chức, nhiệm vụ  của TTCP và…
Trong lịch sử 68 năm (23/11/1945 – 23/11/2013) ngành Thanh tra Chính phủ có lẽ ông Tổng TTCP Trần Văn Truyền (nhiệm kì 2007 – 2011) là vị “Tư lệnh ngành” chiếm kỉ lục, giành ngôi “quán quân” về làm công tác cán bộ trước khi về hưu. Chỉ trong một thời gian ngắn ông kí ồ ạt quyết định bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp Vụ (và tương tương), nhiều người không có quy hoạch…
Theo Website thanhtra.gov.vn, hệ thống cơ quan TTCP có gần 20 đầu mối trực thuộc, bao gồm:
- 7 vụ chức năng: Trong đó 4 vụ thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo (KNTC) gồm: Vụ I (Vụ Kinh tế ngành), Vụ II (Kinh tế Tổng hợp, Tài chính – Ngân hàng), Vụ III (Vụ Văn xã), Vụ IV (Vụ Giám sát Thẩm định sau thanh tra), Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Pháp chế và Vụ Tổ chức Cán bộ.
- 4 cục: 3 Cục Thanh tra và giải quyết KNTC khu vực gồm miền Bắc (Cục I), miền Trung (Cục II), miền Nam (Cục III) và Cục Chống tham nhũng (Cục IV).
- Các đơn vị hành chính và sự nghiệp công lập: Văn phòng, Trường Cán bộ, Viện Khoa học, Trung tâm Thông tin, Báo, Tạp chí, v.v…
Tổng số cán bộ, công chức (hưởng lương ngân sách) ước khoảng 550 – 600 người. Bộ máy lãnh đạo có Tổng Thanh tra, các Phó Tổng Thanh tra, Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy Cơ quan, Công đoàn viên chức cơ quan, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cơ quan; hầu hết cán bộ, công chức là đảng viên.
Ông Trần Văn Truyền.
Ông Trần Văn Truyền.
Thanh tra Chính phủ là cơ quan quản lí nhà nước cao nhất về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và chống tham nhũng, công cụ sắc bén của Đảng, có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, xây dựng thể chế bảo đảm cho bộ máy quản lí Nhà nước trong sạch, minh bạch, là tổ chức “thượng phương bảo kiếm” mà mỗi cán bộ, công chức làm nhiệm vụ chuyên ngành phải là một “Bao Thanh Thiên” của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi trong thực hiện nhiệm vụ là yếu tố con người. Ở TTCP, nhiều cán bộ tốt, có bản lĩnh, giữ được nhân cách, thanh đức (đạo đức thanh tra), trung thực, tinh thông nghề nghiệp, song do chính sách tuyển dụng, sử dụng còn tồn tại khuynh hướng lệch lạc, dễ dãi của người đứng đầu, quản lí cán bộ lỏng lẻo, xem xét đánh giá đơn giản, một số cán bộ, công chức kém tu dưỡng, rèn luyện nên cũng xuất hiện “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lí, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống… chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…” như Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI chỉ ra. Điển hình nhất gần đây là Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh kí bổ nhiệm chức danh Vụ trưởng Vụ I đối với ông Lê Sỹ Bảy để lại quá nhiều tai tiếng. Trước hết ông Lê Sỹ Bảy tín nhiệm thấp, lại là người đang có nhiều đơn thư tố cáo vạch rõ những sai phạm nghiêm trọng trong tác nghiệp ở một số cuộc thanh tra. Quá trình thăng tiến ông Bảy bộc lộ nhiều bất cập về bằng cấp, niên hạn bổ nhiệm các chức danh, ngạch công chức. Đặc biệt, cách làm độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ, áp đặt của 2 ông Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh và ông Phó Tổng TTCP Ngô Văn Khánhgây bất bình trong nội bộ, nhiều đơn thư phản ánh, tố cáo gửi tới lãnh đạo cấp cao và cơ quan báo chí.
Cách làm đó là sự lặp lại, nối tiếp “kiểu bổ nhiệm” cán bộ thiếu quy hoạch, không khoa học, tùy tiện mà người tiền nhiệm của ông Huỳnh Phong Tranh là ông Trần Văn Truyền phạm sai lầm mang tính “lịch sử”.
Sai lầm của “ông Tổng”
Làm Tổng TTCP nhiệm kì trước, một hai năm đầu ông Trần Văn Truyền nổi bật là một vị “Tư lệnh ngành” có bản lĩnh, quyết liệt trong công việc, xử lí hậu quả dư âm về vụ thanh tra dầu khí, vụ án tai tiếng trước đó. Tuy nhiên, càng về sau ông Truyền càng bộc lộ sự chao đảo có phần khó hiểu qua xử lí không ít vụ việc thanh tra ở nhiều doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng, đất đai ở một số địa phương (ngâm lâu rồi mới chỉ đạo kí). Trong nội bộ cơ quan TTCP, ông phạm không ít sai lầm về công tác cán bộ, đặc biệt là trước khi nghỉ hưu (năm 2011) ông kí ồ ạt bổ nhiệm hàng loạt cán bộ, rất nhiều người không có quy hoạch, hoặc non kém về năng lực phẩm chất.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ông Trần Văn Truyền không còn được tái ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương, biết mình sau kì họp thứ I Quốc hội Khóa XII sẽ rời khỏi “Phủ Khai Phong” ở đất Thăng Long, ông chỉ đạo Vụ Tổ chức Cán bộ (do ông Ngô Văn Cao là Vụ trưởng) cấp tập, dồn dập làm nhân sự một cách ồ ạt. Từ tháng 3/2011 đến ngày 3/8/2011 ông Trần Văn Truyền kí quyết định bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ (và tương đương) tại cơ quan TTCP, chỉ trong 2 ngày (1/8 và 3/8) kí bổ nhiệm 26 người, riêng ngày 3/8/2011 kí bổ nhiệm 22 người.
Chấm dứt quyền vẫn “cố” kí bổ nhiệm
Theo lịch của Quốc hội tại kì họp thứ I Quốc hội Khóa XII, ngày 3/8/2011 chương trình Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ. Đúng 9 giờ hôm đó, Chính phủ mới (Khóa XIII) đã ra mắt, ông Huỳnh Phong Tranh được bầu làm Tổng TTCP, vậy mà chiều và tối hôm đó ông Trần Văn Truyền còn “cố đấm ăn xôi” kí bổ nhiệm cho một loạt người mà trước đó ông đưa vào tầm ngắm, ông chờ đợi “niềm tin và hi vọng” của số người này khá lâu. Vậy là cuối chầu, ông Truyền “ưu ái” cho hàng loạt người từ chuyên viên bỗng trở thành cán bộ cấp vụ. Chỉ trong  ngày 3/8 “lịch sử” ấy, ông kí bổ nhiệm 3 hàm Vụ trưởng ở Văn phòng, 3 hàm Phó Vụ trưởng ở Trường Cán bộ Thanh tra, 3 hàm Cục phó ở Cục III, 2 hàm Phó Vụ trưởng, hàm Vụ phó ở Cục I, 2 hàm Vụ trưởng, hàm Vụ phó ở Tạp chí, nhiều Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng, hàm Vụ trưởng, hàm Phó Vụ trưởng ở các cục, vụ, đơn vị trực thuộc. Các cục, vụ, đơn vị có đủ cấp trưởng, cấp phó rồi thì ông đưa chuyên viên lên cấp “hàm” mà cấp này chưa thấy quy định điều khoảng nào trong Luật Cán bộ, công chức.
Việc bổ nhiệm tràn lan trước khi ông Trần Văn Truyền nghỉ hưu tạo ra không khí “cởi mở”, một trào lưu “chạy” cuống quýt ở rất nhiều người, Vụ Tổ chức Cán bộ bò ra làm ngày làm đêm. Hậu quả là bộ máy phình to, quỹ lương tăng đột biến. Hiện tượng tranh quyền (làm Trưởng, Phó đoàn Thanh tra), đố kị, kèn cựa nhau không hiếm. Đáng chú ý là sau khi ông Truyền kí bổ nhiệm nhiều người không có trong quy hoạch, ông thấy “giật mình” liền kí Quyết định số 2100/QĐ-TTCP ngày 3/8/2011 về bổ sung quy hoạch nhằm hợp thức hóa việc làm trái với quy trình, quy chế về công tác cán bộ của chính TTCP. Việc làm trên của ông Truyền là chống lại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007. Tại Điều 15 Nghị định này quy định cấp cục, vụ, đơn vị thuộc bộ cấp phó không được vượt quá 3 người. Trong khi đó, sau đợt ông Truyền bổ nhiệm năm 2011, nhiều cục, vụ, đơn vị ở TTCP có từ 4 – 6 cấp phó. Cục I có 7 cấp phó và 1 hàm cấp phó. Có một sự thật là, một số cán bộ ngay sau khi được ông Truyền quyết định bổ nhiệm đã mắc sai lầm, khuyết điểm, bị kỉ luật thậm chí bị đi tù như ở Cục I, Trung tâm Thông tin hay ở Vụ III, v.v…
Dư luận xôn xao rằng, những người được ông Truyền để mắt tới đều biết mình phải làm gì, “chạy” như thế nào để tới đích, điều mà ai cũng thấy “cực kì khó nói ra”. Đó là một sự thật.
Ở nước ta, thường vào cuối nhiệm kì, lãnh đạo các bộ, chính quyền các địa phương thường diễn ra xu hướng chạy đua, khi người đứng đầu còn có quyền ngày nào, tranh thủ cất nhắc, bổ nhiệm cũng là cách tranh thủ “thu hoạch”, điển hình cho khuynh hướng đó là ông Trần Văn Truyền ở TTCP trước đây.
Nhóm PVĐT

7 nhận xét:

  1. Ông quan tham này cần kê khai tài sản trước nhân dân: buôn bán những gì để có tiền xây biệt thự khủng??? Công khai hóa đơn chứng từ, 1 tháng con ông lấy bao nhiêu thùng bia, bán bao nhiêu lãi bao nhiêu, cái này dễ hóa đơn nhận hàng, giao tiền lúc nào ít nhất cũng có 2 liên. Nếu ông ta chơi cổ phiếu (như mấy dlv con lợn đưa tin vịt) công khai chứng từ. Có người em từ trên trời giúp??? Công khai số tiền đã giúp? Tên tuổi địa chỉ người em. Tại sao người này có tiền để giúp, sao phải giúp hay đây là 1 cách hối lộ, rửa tiền??? Tất cả các quan tham kể cả đã về hưu cần công khai minh bạch tài sản trước nhân dân.

    Trả lờiXóa
  2. Có một cuộc đấu giá
    Ở tỉnh nọ, vùng xa.
    Đấu chức phó giám đốc
    Sở xây dựng tỉnh nhà.

    Số là ông phó cũ
    Đang sống, bỗng từ trần,
    Để lại một chiếc ghế
    Nhàn mà dễ kiếm ăn.

    Theo đúng luật đấu giá,
    Cứ ai chi nhiều tiền
    Là người ấy thắng cuộc,
    Yên tâm mà leo lên.

    Không nói cũng thừa biết
    Tiền được chia ra sao,
    Và việc ông quan mới
    Thu hồi vốn cách nào.

    Nước ta giờ là thế.
    Các quan chức đảng viên,
    Công tâm và liêm khiết,
    Được công khai moi tiền.

    Moi tiền chủ dự án
    Qua chữ ký giấy tờ.
    Mà moi nhiều kinh khủng,
    Đến mức không thể ngờ.

    Moi tiền bà bán dạo.
    Moi tiền người xây nhà.
    Moi tiền các cháu bé.
    Moi tiền gái bán hoa.

    Số tiền moi được ấy
    Nghe nói được chia đều.
    Tức cả trên cả dưới,
    Chức càng to, càng nhiều.

    Moi một cách hệ thống,
    Từ quan bé xã phường,
    Đến quan lớn huyện tỉnh,
    Rồi quan bộ trung ương.

    Không người nào không biết,
    Là vì nó công khai.
    Thế mà chính quyền tốt,
    Đảng trong sạch mới tài.

    Người bị moi, ông chủ,
    Biết thì biết mười mươi,
    Nghe quan giảng đạo đức,
    Vẫn phải đành ngậm cười.

    Nước ta giờ là thế.
    Không nói xấu tẹo nào.
    Thiểu năng mới không biết.
    Tôi chán lắm, xin chào!
    Thái Bá Tân

    Trả lờiXóa
  3. ÔNG TỔNG THANH TRA CHÍNH PHỦ
    CÓ BAO NHIÊU BIỆT THỰ?

    Ừ nhỉ, sao thế nhỉ?
    Đảng lãnh đạo độc quyền.
    Cán bộ do đảng chọn,
    Mà toàn là đảng viên,

    Tức là người tuyên thệ
    Luôn tận tụy vì dân,
    Luôn sáng ngời đạo đức,
    Liêm chính và kiệm cần…

    Thế mà lạ, lãnh đạo,
    Vì sao ai cũng giàu,
    Dù lương chỉ mấy triệu?
    Sự giàu ấy từ đâu?

    Mà giàu khinh khủng lắm.
    Dân không thể nào tin
    Những điều tai nghe nói
    Và những cái mắt nhìn.

    Lạ nữa, ai cũng biết,
    Lãnh đạo chức càng to,
    Thì cái sự giàu ấy
    Càng trở nên khổng lồ.

    Nhưng lạ nhất là chuyện,
    Trên mạng đang ầm lên:
    Tổng thanh tra chính phủ,
    Là ông Trần Văn Truyền,

    Ủy viên trung ương đảng,
    Còn giàu hơn đại gia -
    Có chừng ấy biệt thự,
    Chừng ấy đất và nhà.

    Đấy mới là của nổi.
    Vậy của chìm bao nhiêu?
    Nổi mà dám khoe thế,
    Chắc chìm nhiều, rất nhiều.

    Ừ nhỉ, sao thế nhỉ,
    Sao ông có thể giàu,
    Dù lương chỉ mấy triệu?
    Cái giàu ấy do đâu?

    Thanh tra là soi xét
    Để tìm ra cái sai,
    Để đánh bọn tham nhũng.
    Vậy ông này là ai?

    Tổng thanh tra chính phủ,
    Chừng ấy đất và nhà.
    Tự hỏi: Liệu ông ấy
    Có bị đảng thanh tra?

    Tự nhiên một câu hỏi
    Cứ vẩn vơ trong đầu:
    Hay đảng, như dân nói,
    Đang bao che cho nhau?

    Người dân đã tin tưởng
    Đi theo đảng xưa nay.
    Vậy thì chí ít đảng
    Phải làm rõ điều này.
    Thái Bá Tân

    Trả lờiXóa
  4. Thanh tra chính phủ – đủ 3 gương mặt “anh tài”: Quách Lê Thanh, Trần Văn Truyền, Huỳnh Phong Tranhlúc 20:08 2 tháng 3, 2014

    Quách Lê Thanh dính nghi án nhận hối lộ, bị khai ra rõ rành rành, ngay khi đương chức, nhưng gần như được Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng “đỡ” cho mới thoát. Trong vụ này, nếu chẻ hoe luật ra, thì ông Trương Vĩnh Trọng mắc tội che giấu tội phạm cho Quách Lê Thanh, Lương Cao Khải (*).

    Trần Văn Truyền thì về hưu rồi mới lộ chuyện biệt thự giàu sang, kế đến là cái tài phóng tay phong chức tước xả láng trước khi mình về hưu. Đề bạt tới gần 60 cấp vụ chỉ trong vài tháng thì quả là quá “tài” chứ còn gì.

    Giờ tới cả ông đương kim Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh cũng lại bị lùm xùm chuyện phong chức tước cho cấp dưới nữa.

    Tiền phong 07:52 ngày 24 tháng 02 năm 2006

    Hôm qua, 23/2, được hỏi về việc Lương Cao Khải khai đã đưa cho ông 110 triệu đồng, Tổng Thanh tra Chính phủ Quách Lê Thanh chỉ nói vỏn vẹn: “Bộ Chính trị đang xem xét và sẽ sớm kết luận…”.
    Theo lời khai của nguyên Trưởng đoàn Thanh tra Chính phủ dự án dầu khí Lương Cao Khải, trong quá trình hoàn tất dự thảo kết luận thanh tra bốn dự án dầu khí, Lương Cao Khải đã ba lần đưa “phong bì” đến cho cấp trên.

    Người đã nhận tiền – theo bị can Khải – là Tổng Thanh tra Chính phủ Quách Lê Thanh.

    Tổng số tiền đựng trong ba phong bì trên là 110 triệu đồng, trong đó lần đưa đầu 50 triệu đồng, hai lần sau mỗi lần 30 triệu đồng.

    Ban đầu bị can Lương Cao Khải không nói số tiền trên của ai đưa hoặc ai nhờ ông ta chuyển cho tổng thanh tra. Nhưng sau đó, bị can này lại thay đổi lời khai và cho biết đây chẳng qua là số tiền ông ta gửi trả ông Thanh vì trước đó có nhờ gia đình ông Thanh… mua thuốc hộ (!?).

    Đầu tháng 10/2005, khi cơ quan chức năng “rờ gáy” một số đối tượng tham nhũng trong ngành thanh tra thì ông Quách Lê Thanh đã chủ động đem số tiền 110 triệu đồng lên gặp lãnh đạo Ban Nội chính trung ương báo cáo, được lãnh đạo Ban Nội chính yêu cầu viết tường trình sự việc cụ thể.

    Về phía cơ quan Thanh tra Chính phủ, ngày 12/10, tổng thanh tra cũng đã ký quyết định đình chỉ công tác ông Lương Cao Khải, yêu cầu kiểm điểm.

    Chỉ tám ngày sau, Cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam ông Lương Cao Khải về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

    Ngay tối qua, 23/2, phóng viên Báo Lao động gặp ông Quách Lê Thanh tại nhà riêng. Ông Quách Lê Thanh cho biết:

    Đoàn thanh tra này làm việc từ tháng 5/2002, đến ngày 5/10 thì kết thúc. Trước khi đoàn thanh tra kết thúc một tháng, ông Quách Lê Thanh mới chính thức về nhậm chức (trước đó, ông Quách Lê Thanh công tác ở Ban Nội chính Trung ương khoảng chục năm).

    Khoảng 10 ngày sau đó, tối ngày 6/10, Lương Cao Khải đến nhà ông Quách Lê Thanh chơi. Đến khi về, Khải đưa phong bì cho ông Thanh và nói: Những tháng trước anh ốm (ông Thanh ốm hai đợt vào tháng 4, tháng 6) em không thăm được, nay xin gửi anh ít quà để bồi dưỡng. Dù ông Thanh không đồng ý và đưa lại, nhưng Lương Cao Khải cứ thế chạy xuống gác.

    Ông Quách Lê Thanh đã gọi điện cho ông Trương Vĩnh Trọng – Trưởng ban Nội chính Trung ương, để báo cáo lại vụ việc. Tại nhà ông Trương Vĩnh Trọng, ông Trịnh Vĩnh Thịnh – Phó Văn phòng Ban Nội chính Trung ương, đã xé phong bì ra đếm được tất cả 30 triệu đồng và làm giấy biên nhận.

    Khi về đến nhà, ông Thanh thấy Khải lại đến. Lần này, Khải đưa tập hồ sơ nói là để ông Quách Lê Thanh nghiên cứu. Khi Khải về, ông Thanh không ngờ là xen kẽ giữa hồ sơ lại có một phong bì đựng tiền. Ông Thanh lại gọi điện báo tiếp sự việc cho ông Trương Vĩnh Trọng.

    Nhưng do bận, nên đến ngày 13/10 ( tức 4 ngày sau) ông Thanh mới cầm tiền đến phòng làm việc của ông Trương Vĩnh Trọng. Tại phòng làm việc của ông Trọng, ông Thịnh lại được uỷ quyền đếm tiền và viết giấy biên nhận 50 triệu của ông Thanh giao nộp.

    Lần thứ ba vào ngày 15/10 (ngày 20/10 thì Khải bị bắt), Khải lại đến đưa tài liệu, trong đó có phong bì tiền. Đến ngày 15/12, ông Thanh đến phòng làm việc ông Trưởng ban Trương Vĩnh Trọng để trả tiền. Người viết giấy biên nhận số tiền 30 triệu vẫn là Phó Văn phòng Trịnh Vĩnh Thịnh.

    Theo báo Tuổi trẻ

    Trả lờiXóa
  5. Báo Người Cao Tuổi đăng loạt bài nhiều kỳ về cán bộ chóp bu của Thanh tra CPlúc 20:11 2 tháng 3, 2014

    Vừa qua, những thông tin về biệt thự và cũng như tin đồn về tài sản của ông Trần Văn Truyền – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên, các thông tin về nhà đất này chưa được các cơ quan chức năng làm rõ thì đã xuất hiện thông tin về việc vị cựu cán bộ cấp cao này đã kí bổ nhiệm hàng loạt cán bộ ở Thanh tra Chính phủ trước khi về hưu.

    Theo thông tin trên báo Người Cao Tuổi, ông Trần Văn Truyền đã kí ồ ạt bổ nhiệm hàng loạt cán bộ, rất nhiều người không có quy hoạch, hoặc non kém về năng lực phẩm chất.

    Cụ thể, “sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ông Trần Văn Truyền không còn được tái ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương, biết mình sau kì họp thứ I Quốc hội Khóa XII sẽ rời khỏi “Phủ Khai Phong” ở đất Thăng Long, ông chỉ đạo Vụ Tổ chức Cán bộ (do ông Ngô Văn Cao là Vụ trưởng) cấp tập, dồn dập làm nhân sự một cách ồ ạt. Từ tháng 3/2011 đến ngày 3/8/2011 ông Trần Văn Truyền kí quyết định bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ (và tương đương) tại cơ quan TTCP, chỉ trong 2 ngày (1/8 và 3/8) kí bổ nhiệm 26 người, riêng ngày 3/8/2011 kí bổ nhiệm 22 người”, tờ báo này viết.
    trong ngày 3/8/2011, ông Trần Văn Truyền đã kí bổ nhiệm 3 hàm Vụ trưởng ở Văn phòng, 3 hàm Phó Vụ trưởng ở Trường Cán bộ Thanh tra, 3 hàm Cục phó ở Cục III, 2 hàm Phó Vụ trưởng, hàm Vụ phó ở Cục I, 2 hàm Vụ trưởng, hàm Vụ phó ở Tạp chí, nhiều Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng, hàm Vụ trưởng, hàm Phó Vụ trưởng ở các cục, vụ, đơn vị trực thuộc. Các cục, vụ, đơn vị có đủ cấp trưởng, cấp phó rồi thì ông đưa chuyên viên lên cấp “hàm” mà cấp này chưa thấy quy định điều khoảng nào trong Luật Cán bộ, công chức.

    “Đáng chú ý là sau khi ông Truyền kí bổ nhiệm nhiều người không có trong quy hoạch, ông thấy “giật mình” liền kí Quyết định số 2100/QĐ-TTCP ngày 3/8/2011 về bổ sung quy hoạch nhằm hợp thức hóa việc làm trái với quy trình, quy chế về công tác cán bộ của chính TTCP. Việc làm trên của ông Truyền là chống lại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007. Tại Điều 15 Nghị định này quy định cấp cục, vụ, đơn vị thuộc bộ cấp phó không được vượt quá 3 người. Trong khi đó, sau đợt ông Truyền bổ nhiệm năm 2011, nhiều cục, vụ, đơn vị ở TTCP có từ 4 – 6 cấp phó. Cục I có 7 cấp phó và 1 hàm cấp phó. Có một sự thật là, một số cán bộ ngay sau khi được ông Truyền quyết định bổ nhiệm đã mắc sai lầm, khuyết điểm, bị kỉ luật thậm chí bị đi tù như ở Cục I, Trung tâm Thông tin hay ở Vụ III”, báo Người Cao Tuổi viết.

    Ngay sau khi có những thông tin trên, trưa ngày 1/3, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Truyền về vấn đề này. Ông Trần Văn Truyền nói: “Việc này là việc nội bộ. Có vấn đề gì thì các nhà báo liên hệ tới Thanh tra Chính phủ vì đó là việc nội bộ. Sau khi tôi bàn giao có sự chứng kiến của cấp trên, cấp dưới rồi. Tôi không nói gì thêm cả bởi có nói thì người ta vẫn bảo là không thuyết phục”.

    Khi được hỏi về thông tin bổ nhiệm cán bộ, ông Trần Văn Truyền cho hay: “Tôi làm việc có nguyên tắc. Việc bổ nhiệm cán bộ là việc tập thể chứ tôi ở vị trí Tổng Thanh tra khi đó cũng chỉ là người thực hiện nhiệm vụ của mình theo pháp luật. Một mình tôi thì không thể làm gì được”.

    Một lần nữa, ông Trần Văn Truyền khẳng định về việc ký quyết định bổ nhiệm cán bộ khi còn tại vị ở Thanh tra Chính phủ: “Tôi làm đúng trách nhiệm và đúng pháp luật, đúng nguyên tắc. Việc đó đã được bàn giao cho Thanh tra Chính phủ và đã có sự chứng kiến cho nên tôi không muốn trả lời và bình luận gì thêm”.


    Trả lờiXóa
  6. http://diendanxahoidansu.wordpress.com/2014/02/27/ong-truyen-nuoi-vit/

    Trả lờiXóa
  7. THUẾ

    Dân tham là một nhẽ.
    Nhà nước mà cũng tham.
    Tôi thấy chẳng ai khổ
    Như thằng dân Việt Nam.

    Tôi cứ có cảm giác
    Như nhà nước của tôi
    Đang tận thu thuế, phí,
    Cho đến chết mới thôi.

    Khoảng năm trăm loại thuế
    Đang đổ lên đầu dân.
    So với thời Pháp thuộc
    Chắc chắn gấp nhiều lần.

    Ừ, dân phải nộp thuế
    Để phát triển dài lâu.
    Nhưng tiền thuế khủng ấy
    Rốt cục đã đi đâu.

    Phát triển đâu chưa thấy.
    Chỉ thấy quan của ta
    Đang bòn rút, vơ vét
    Đê mua xe, mua nhà.

    Mà chúng, bọn quan ấy,
    Như dòi bọ, cực nhiều.
    Một xã cả trăm đứa.
    Cả nước thì bao nhiêu?

    Cái bọn bọn dòi ấy,
    Chỉ biết phá và ăn,
    Là người của nhà nước,
    Không phải người của dân.

    Nhà nước nói thu thuế
    Vì quốc kế, dân an.
    Mà sao đồng tiền thuế
    Lại chui vào túi quan?

    Đừng giả vờ không biết.
    Người dân chán lắm rồi.
    Chán đến không thèm nói,
    Không nghe lời đãi bôi.

    Cẩn thận, thưa nhà nước,
    Đừng bòn rút từng xu,
    Kẻo thằng dân chết hết,
    Hỏi còn ai mà thu
    Thái Bá Tân

    Trả lờiXóa