Hành trình 14 năm đi gõ cửa công lý
TT - Hơn 14 năm qua, không chỉ riêng gia đình đi kêu oan cho ông Huỳnh Văn Nén, còn có cả nhiều người khác làm đơn thư đề nghị xét lại vụ án nhưng không được hồi âm.
Luật sư Nguyễn Hồng Hà và các tài liệu liên quan tới vụ án Huỳnh Văn Nén - Ảnh: Duy Thanh |
Trong số này có người vốn là tù nhân, có người từng là lãnh đạo chính quyền xã, có những người là luật sư. Tất cả những người này đều khẳng định vụ án “có vấn đề”, đồng thời thẳng thắn nêu rõ việc các cơ quan chức năng đã không quan tâm đến đơn thư của họ.
Không nói ra thì lương tâm cắn rứt
Ông Nguyễn Phúc Thành - Ảnh: S.Lâm |
Thời điểm ông Huỳnh Văn Nén bị bắt vì dính tới cáo buộc giết bà Lê Thị Bông, ông Nguyễn Phúc Thành đang thụ án tù tại trại giam Sông Cái (Ninh Thuận) do liên quan đến một vụ gây rối trật tự công cộng tại Tân Minh.
“Trước khi vào tù, tôi biết hai thanh niên tham gia giết bà Lê Thị Bông. Chính một trong hai người này nói ra. Qua các bạn tù, tôi biết Huỳnh Văn Nén có thể dính án tử hình nên làm đơn tố cáo gửi về cho ông Nguyễn Thận (chủ tịch UBND xã Tân Minh) và gửi cho trại giam.
Tôi tin tưởng vào Bộ Công an sẽ vào cuộc nhưng không hiểu vì sao người ta lại giao cho điều tra viên Cao Văn Hùng vào tù đe dọa tôi rút đơn tố cáo” - ông Nguyễn Phúc Thành nói.
Sau khi ra tù, ông Nguyễn Phúc Thành cho biết rất sợ bị trả thù, nhưng không kêu oan cho ông Nén thì lương tâm của ông cắn rứt, nên ông vẫn kiên định đề nghị được làm nhân chứng cho vụ án.
Là người từng đi kêu oan cho ông Huỳnh Văn Nén ngót chục năm, ông Nguyễn Thận - nguyên công an xã, rồi làm chủ tịch UBND xã Tân Minh (nay là thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, Bình Thuận), hiện là chủ tịch MTTQ huyện Hàm Tân - xót xa nói: “Đây là vụ án oan liên quan đến thân phận của nhiều con người”.
Ông Nguyễn Thận cho biết sau khi nhận đơn tố cáo của ông Nguyễn Phúc Thành vào năm 2000, ông Thận có báo cáo với lãnh đạo xã, mang đơn thư, tờ trình đi khắp các cơ quan chức năng của Bình Thuận và trung ương.
Thế nhưng theo ông Thận, điều đáng nói là suốt 14 năm qua chưa có người nào của các cơ quan chức năng đến gặp ông để hỏi về vụ án.
14 năm là một quãng thời gian đủ dài để người ta quên đi nhiều chuyện, nhưng với ông Nguyễn Thận, những bất hợp lý trong vụ án Huỳnh Văn Nén ông vẫn nhớ như in trong đầu, ông đưa ra phân tích rành rọt từng chi tiết nhỏ.
Ông nói: “Tôi làm công an xã ba năm, rồi làm chủ tịch xã. Tôi có ra hiện trường cả hai vụ án giết bà Dương Thị Mỹ (ông Nén cùng chín anh em họ hàng thoát khỏi vụ án này sau một thời gian bị bắt tạm giam) và vụ giết bà Lê Thị Bông. Đây là hai vụ án kỳ lạ.
Vụ bà Mỹ thì đã được minh oan. Còn vụ bà Bông, tôi quan sát hiện trường biết được có hai loại dấu chân, ít nhất phải có hai người tham gia giết bà Bông. T
rong lúc xảy ra vụ án thì Huỳnh Văn Nén đang say xỉn. Nén là người nhỏ con ốm yếu, còn bà Bông thể hình lớn hơn. Đặc biệt là khi Nguyễn Phúc Thành đứng ra làm chứng thì mọi chuyện hầu như sáng tỏ”.
Khi biết tin Viện KSND tối cao kháng nghị hủy một phần bản án đối với ông Huỳnh Văn Nén, ông Nguyễn Thận tâm sự: “Qua kháng nghị, tôi mong sớm làm rõ các vấn đề. Tôi tin pháp luật sẽ được thực thi một cách công minh”.
Phớt lờ kiến nghị có cơ sở
Ông Nguyễn Thận - Ảnh: S.Lâm |
Đó là ý kiến của luật sư Nguyễn Hồng Hà - phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa, người cùng một số luật sư từng có kiến nghị giám đốc thẩm đối với bản án dành cho ông Nén nhưng các cơ quan chức năng ở tỉnh Bình Thuận và trung ương đều im lặng.
Hơn 14 năm trôi qua, ông Hà vẫn giữ một số tư liệu liên quan đến vụ án của ông Huỳnh Văn Nén.
Đưa chúng tôi xem “Đơn đề nghị xem xét lại bản án sơ thẩm hình sự Huỳnh Văn Nén can tội giết người, cướp của do TAND tỉnh Bình Thuận xét xử ngày 31-8-2000” đề ngày 20-10-2000 do chính ông viết, ông Hà cho biết từ thời điểm đó ông cảm nhận có nhiều bất thường trong vụ án Huỳnh Văn Nén.
Theo ông Hà, ngày 16-9-2000 cha ông Nén là cụ Huỳnh Văn Truyện có nhiều đơn kêu cứu khẩn cấp gửi các cơ quan bảo vệ pháp luật ở trung ương và tỉnh Bình Thuận kêu oan cho con, đồng thời có người tố cáo thủ phạm khác giết chết bà Lê Thị Bông chứ không phải ông Nén, UBND xã Tân Minh có công văn ngày 29-9-2000 gửi các cơ quan pháp luật trung ương và địa phương đề nghị khẩn trương làm rõ đơn tố giác tội phạm của ông Nguyễn Phúc Thành.
Từ những căn cứ này, đơn của luật sư Hà khi đó viết: “Chúng tôi nhận thấy đây là những nguồn tin, chứng cứ đáng tin cậy cần được các cơ quan pháp luật trung ương và tỉnh Bình Thuận xem xét, đánh giá lại một cách thận trọng, khách quan để ngăn chặn kịp thời những sai lầm nghiêm trọng trong việc điều tra, truy tố, xét xử có khả năng dẫn đến việc làm oan nhiều công dân vô tội và bỏ lọt tội phạm”.
Thực hiện một so sánh vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang với vụ án của ông Huỳnh Văn Nén, luật sư Nguyễn Hồng Hà bày tỏ: “Điểm chung tuyệt vời trong hai vụ án là ông Chấn có người vợ âm thầm đi tìm chứng cứ để minh oan cho chồng, còn ông Nén có người cha 90 tuổi vẫn liên tục đội đơn đi khắp trong Nam ngoài Bắc kêu oan cho con.
Tiếng kêu oan của những người dân thấp cổ bé miệng cộng với sự kiên trì của các luật sư đồng nghiệp ở Hải Phòng, Hà Nội đưa đến kết quả như bây giờ. Nhưng điểm khác là trong vụ ông Chấn nảy sinh tình tiết mới, thủ phạm thật sự ra đầu thú, nên cơ quan bảo vệ pháp luật tái thẩm.
Còn vụ ông Nén thì bức xúc hơn, nguy hiểm hơn, vì toàn bộ chứng cứ, hồ sơ đều không có gì thay đổi, chỉ nhờ có cải cách tư pháp, có nghị quyết của Quốc hội về rà soát án oan sai, bức cung, nhục hình nên những vi phạm tố tụng mới được đưa ra ánh sáng”.
Mong chồng tôi được minh oan
Trong căn nhà nhỏ chưa được tô tường ở khu phố 2, thị trấn Tân Minh, bà Nguyễn Thị Cẩm (vợ ông Nén) nghẹn ngào nói: “Tôi nhiều lần vào tù thăm chồng. Tôi hỏi ông có giết bà Lê Thị Bông không?
Ông Nén trả lời ổng không có tội gì hết. Ổng nói tôi ráng về nuôi con, khi được trắng án anh về sẽ bù đắp cho gia đình”. Bà Cẩm nói hết câu thì nước mắt chực trào ra.
Mỗi khi đi thăm ông Huỳnh Văn Nén, bà con họ hàng gom góp một ít tiền cho bà Cẩm làm kinh phí vào trại Z30A (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai).
Một hoặc hai tháng bà Cẩm đi thăm một lần, 16 năm nay bà Cẩm trải qua những tháng ngày như thế.
“Tôi mong chờ pháp luật minh oan cho chồng tôi, để cho chồng tôi sớm trở về chứ không có mong muốn gì hơn. Tôi nhờ sự mạnh mẽ của các cơ quan làm pháp luật cứu xét cho chồng tôi” - bà Cẩm tức tưởi.
Đáp ứng yêu cầu lúc đó
Một vị lãnh đạo của Viện KSND tỉnh Bình Thuận cho biết vị này có hỏi ý kiến của lãnh đạo Công an tỉnh, Viện KSND tỉnh thời kỳ trước thì họ đều khẳng định quá trình tiến hành tố tụng vụ án Huỳnh Văn Nén giết bà Lê Thị Bông là đáp ứng yêu cầu điều tra lúc đó.
“Vụ án xảy ra đã lâu. Thời kỳ đó điều tra như vậy là đáp ứng nhưng bây giờ lật lại hồ sơ, so với các quy định chặt chẽ hiện hành thì chưa đáp ứng. Hiện Viện KSND tối cao kháng nghị thì chờ tiếp các bước thực hiện tiếp theo” - vị này nêu quan điểm.
Chờ cơ quan chức năng làm rõ
Ông Cao Văn Hùng - điều tra viên vụ án Huỳnh Văn Nén: “Chúng tôi vào trại giam gặp Nguyễn Phúc Thành thì đi chung với một tập thể gồm nhiều người, trong đó có ông Đinh Kỳ Đáp, nguyên phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận. Việc người ta nói như thế nào chỉ là một phía. Vấn đề này chờ cơ quan chức năng làm rõ”.
|
Theo tôi cái quan trọng của cán bộ điều tra viên trước hết là phải có cái " Tâm " trong công việc . Cái Tâm này mặc dù chỉ có một chữ nhưng nó mang ý nghĩa rộng như : Tâm không mang bệnh thành tích, tâm không vì lợi danh, tâm luôn có trách nhiệm với công việc,tâm không dùng đến nhục hình, mớm cung, ép cung để đối tượng nhận tội . Ngoài ra nếu cán bộ điều tra thật sự giỏi là phải tìm ra được chứng cứ thiết phục và mang tính khoa học để đối tượng phải cúi đầu nhận tội trong "tâm phục khẩu phục" .
Trả lờiXóaoan sai ở đâu thì giải quyết ở đấy, chúng ta dám xem xét lại thì chứng tỏ chúng ta đâu có cần che giấu oan sai. Xin mọi người đừng vội đưa ra luận điểm: Cần phải xử người gây oan sai, mà cụ thể là điều tra viên hoặc viện kiểm sát. Làm như thế càng kích thích những người này tìm mọi cách để lấp liếm có hại cho người bị hại.Việc mọi người cần là ủng hộ những người oan sai, giải phóng họ khỏi cái án do vô trách nhiệm đã tuyên. Khi trắng án rồi thì mới hỏi đến mấy thầy từ tòa, viện kiểm sát và điều tra viên.
XóaOan sai ở đâu thì nên giải quyết ở đấy, người nào vi phạm thì ắt hẳn sẽ bị xử lý, đã đưa ra công khai thì không có chuyện giải quyết không đúng đắn., từ trước đến nay bao nhiêu vụ việc bị đem ra giải quyết trước pháp luật cho phép chúng ta đặt niềm tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của đảng và nhà nước, hãy chờ ngày họ được minh oan, ai làm sai sẽ phải chịu thôi
XóaĐọc mà hài vãi.Giọng lưỡi cộng sản nói thì hay làm thì như cứt
XóaXin lỗi các ông chứ nói 14 năm qua đã nhiều người viết đơn để minh oan cho ông ta mà không có động tĩnh gì thì tôi chẳng thể tin.Nếu 1 năm mà không có phản hồi còn nghe được nhưng bao nhiêu con người,những ấy năm mà các người cam chịu im lặng ư?Không có một bộ phận nào dám phớt lờ đi nhiều đơn như vậy được.
Trả lờiXóaTrắc hẳn chúng ta không ai là không biết và cũng chưa thể quên được vụ án vườn điều gây xôn xao dư luận trong một thời gian dài vụ việc đó bắt đầu vào năm 1993 tại xã Tân Minh có xảy ra vụ án giết người trải qua thời gian điều tra cơ quan công an phải tạm dừng điều tra vì không đủ chứng cứ sau đó vào năm 1998 cũng tại xã Tân Minh cũng xảy ra vụ án giết người và kẻ giết người là tên Huỳnh Văn Nén và tên này có khai là vào năm 1993 hắn ta cùng 8 người khác trong gia đình có giết bà Dương Thị Mỹ đó là vụ án vườn điều và cơ quan cồn an đã quyết định điều tra lại vụ án và sau 7 năm đên năm 2005 thì hung thủ giết bà Dương Thị Mỹ ra đầu thú và 8 người trong gia đình Huỳnh Văn Nén dược thả tự do nhưng tên này vẵn phải ngồi tù vì tội giết bà Lê thị Bông.
Trả lờiXóa