Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Điểm mặt bầy sâu bọ cộng sản.

Điểm mặt những nghi án hối lộ triệu đô ở Việt Nam do nước ngoài phát hiện

23:22 | 07/11/2014
Báo xây dựng.

Nghi án công ty Nhật "lại quả" cho quan chức ngành đường sắt Việt Nam 80 triệu yen chưa kịp lắng dịu thì dư luận trong nước lại dậy sóng với nghi án quan chức ngành y tế nhận hối lộ 2,2 triệu USD...
PV điểm lại những nghi án hối lộ triệu đô tại Việt Nam do nước ngoài phanh phui.
Nghi án Công ty Bio Rad (Mỹ) hối lộ ngành y tế Việt Nam 2,2 triệu USD
Theo Bộ Tư pháp Mỹ và SEC, từ năm 2005 đến 2010, các công ty con của Bio-Rad ở châu Âu và châu Á đã hối lộ các quan chức nước sở tại. Cách đưa tiền là tạo những khoản thanh toán cho các công ty trung gian, có khi là công ty giả.
Theo tài liệu mà SEC công bố, từ năm 2005 đến 2009, đại diện ở Việt Nam của hãng cho phép thực hiện việc hối lộ để được thuận lợi kinh doanh.
Việc bán hàng vào Việt Nam được hãng này thực hiện thông qua một nhà phân phối với giá chiết khấu mạnh. Sau đó nhà phân phối này bán các sản phẩm của Bio-Rad với giá đầy đủ cho Việt Nam. Hoa hồng được trích ra từ khoảng lợi nhuận này.


Bio-Rad được thành lập năm 1952 ở Berkeley, bang California, có nhân lực hơn 7.800 người. Doanh thu của công ty này vào năm 2013 đạt mức 2,1 tỉ USD.
Ngày 5/11, một số cơ quan báo chí đưa tin công ty Bio Rad của Mỹ bị cáo buộc giả mạo chứng từ để che dấu các khoản thanh toán lên đến 7,5 triệu USD để hối lộ cho các quan chức tại 3 quốc gia là Nga, Thái Lan và Việt Nam trong nhiều năm để giành các hợp đồng. Trong đó, công ty này đã thừa nhận văn phòng Bio Rad tại Việt Nam đã thanh toán sai 2,2 triệu USD tiền hoa hồng cho nhiều người Việt Nam để giành các hợp đồng.
Cụ thể, “trong khoảng từ 2005 tới cuối 2009, Văn phòng Việt Nam của Bio-Rad đã thanh toán sai trái 2,2 triệu USD cho các đại l‎ý và các nhà phân phối và họ đã chuyển tiếp tiền hoa hồng này cho quan chức Chính phủ Việt Nam ”
Ngay sau đó, Bộ Y tế Việt Nam đã có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Công an, Đại sứ quán Hoa Kỳ yêu cầu xác minh làm rõ sự việc. Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện trực thuộc bộ, các sở y tế chỉ đạo rà soát các đơn vị thực hiện suốt những năm 2005 - 2009, tất cả các trang thiết bị như hóa chất, sinh phẩm đã mua trong thời gian qua.
Công ty thiết bị và nghiên cứu y tế Mỹ Bio-Rad phải nộp phạt 55 triệu USD, trong đó, 40,7 triệu USD từ doanh thu bán hàng cho SEC và hơn 14,3 triệu USD cho Bộ Tư pháp.
Bio-Rad được thành lập năm 1952 ở Berkeley, bang California, có nhân lực hơn 7.800 người. Doanh thu của công ty này vào năm 2013 đạt mức 2,1 tỷ USD.
Quan chức đường sắt Việt Nam nhận "lại quả" 80 triệu yen của công ty Nhật
Đầu năm 2014, nhiều tờ báo Nhật Bản đồng loạt đưa tin về chủ tịch một hãng tư vấn Nhật Bản thừa nhận hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam để đổi lấy việc trúng thầu dự án ODA.
Theo đó, công ty này đã lót tay cho các quan chức cao cấp ngành đường sắt Việt Nam số tiền lên tới 80 triệu yen (tương đương 16 tỷ đồng tiền Việt Nam) để nhận về các dự án ODA.

Nghi án "lại quả" 80 triệu yen khiến nhiều quan chức cao cấp của ngành đường sắt phải "ra đi"
Ngay sau khi nhận được thông tin này, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã tích cực chỉ đạo điều tra, làm rõ sự việc.
Đầu tháng 5/2014, sau hơn một tháng điều tra, Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét với 6 người gồm: ông Trần Quốc Đông (50 tuổi, Phó tổng giám đốc Đường sắt Việt Nam) và 5 cán bộ của Ban Quản lý các dự án Đường sắt thuộc Tổng công ty, gồm Phạm Hải Bằng (45 tuổi, Phó giám đốc), Phạm Quang Duy (39 tuổi, Phó giám đốc), Nguyễn Nam Thái (37 tuổi, Trưởng phòng Dự án 3), Trần Văn Lục (56 tuổi, nguyên Giám đốc), Nguyễn Văn Hiếu (52 tuổi, Giám đốc). Các bị can bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ngày 1-10-2014, Nhật thông báo đã đưa ra xét xử cựu Chủ tịch Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) - Tamio Kakinuma, 65 tuổi; Cựu Giám đốc điều hành JTC Tatsuro Wada, 67 tuổi; Cố vấn Koji Ikeda, 58 tuổi với cáo buộc vi phạm Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh tại Tòa án Tokyo.
Công ty Securency (Australia) đưa hối lộ lấy hợp đồng in tiền polymer tại Việt Nam
Ngày 20-11-2009, Cảnh sát Australia đã tiến hành khám xét trụ sở và nhà riêng của các lãnh đạo Công ty Securency (là công ty sản xuất vật liệu polymer dùng để in tiền polymer) để phục vụ điều tra nghi án công ty này hối lộ để thắng các hợp đồng in tiền polymer tại nhiều quốc gia, trong đó có VN
Sau khi có những thông tin cáo buộc liên quan đến hợp đồng in tiền polymer, ngày 25-11-2009, Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng cũng đã phối hợp với cơ quan tư pháp Thụy Sĩ để làm rõ thông tin Công ty Securency đưa hối lộ trong hợp đồng cung cấp chất nền in tiền polymer của VN.
Đến năm 2012, Tòa án của Australia và của Vương quốc Anh cũng đã có phán quyết cho rằng những cáo buộc liên quan đến việc một số công dân Australia và Vương quốc Anh hối lộ quan chức trong đó có quan chức VN là vô căn cứ. Tuy nhiên, về vụ này, vẫn có 5 viên chức của Securency bị truy tố hình sự về tội hối lộ quan chức nước ngoài.
Tiếp đó, ngày 19-6-2014, Tòa án tối cao bang Victoria (Australia) lại ban hành một lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ in tiền polymer có nêu tên một số quan chức cấp cao nước ngoài, trong đó có VN.
Đến ngày 8-8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN lúc đó là ông Lê Hải Bình đã nhấn mạnh: “Đây là việc làm có dụng ý xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến danh dự cá nhân lãnh đạo, đất nước VN cũng như quan hệ giữa VN và Australia”.

10 nhận xét:

  1. công ty Bio Rad của mỹ hối lộ cơ quan y tế nào đó của việt nam là có thật và đã và đang tiến hành điều tra xử lý, trong vụ này tôi thấy vụ việc hối lộ bao nhiều tiền, 2,2 triệu hay 5 triệu đối với tôi và người dân không quan trọng, các ông biết và xử lý đúng luật pháp là được, chúng tôi quan tâm đến cái hậu quả đối với người dân cơ, cho đến hiện giờ chưa có thông tin sản phẩm của hãng này gây hậu quả gì mới người dùng, muốn chắc hơn thì đợi kết quả giám định mà thu hồi nếu vi phạm của hãng với sức khỏe người dùng

    Trả lờiXóa
  2. công ty Bio Rad của mỹ hối lộ cơ quan y tế nào đó của việt nam là có thật và đã và đang tiến hành điều tra xử lý, trong vụ này tôi thấy vụ việc hối lộ bao nhiều tiền, 2,2 triệu hay 5 triệu đối với tôi và người dân không quan trọng, các ông biết và xử lý đúng luật pháp là được, chúng tôi quan tâm đến cái hậu quả đối với người dân cơ, cho đến hiện giờ chưa có thông tin sản phẩm của hãng này gây hậu quả gì mới người dùng, muốn chắc hơn thì đợi kết quả giám định mà thu hồi nếu vi phạm của hãng với sức khỏe người dùng

    Trả lờiXóa
  3. rõ ràng cái tiêu đề rõ là khủng bố cơ mà, gì mà "Điểm mặt bầy sâu bọ cộng sản." thế mà nhìn vào vụ việc đang điều tra để xem trang này có đi trước dự báo được những đối tượng phạm tội không thành ra chỉ là cop những thông tin trên các trang mạng xã hội có sẵn về viết bài thông mà cũng bày đặt đòi chỉ mặt ai cơ chứ, nếu ai cũng cứ nhằm vào các vụ hối lộ mà chửi cộng sản thì chắc đất nước không xây dựng được chế độ đến giờ, cho nên chứng tỏ không mấy ai làm thế đâu, và chứng tỏ rằng ai chửi cũng chẳng ảnh hưởng gì

    Trả lờiXóa
  4. những người ăn hối lộ đáng bị xử tội theo khung tăng nặng, cho dù tham lam là bản tính của con người, nhưng ăn hối lộ với mức độ như thế thì không còn là lòng tham nhất thời nổi lên nữa mà là có tính hệ thống và trở thành nguy cơ trong nội bộ cơ quan công quyền rồi, tiền các ông ăn được làm thiệt hại còn nhiều hơn nữa cho nhân dân ý, cái thứ hai là làm ảnh hưởng đến danh dự của nhà nước, rồi đảng nữa, có người sẽ dựa vào đó mà chửi cả cộng sản chứ không chửi mỗi mấy ông ăn hối lộ thôi đâu

    Trả lờiXóa
  5. trong việc hối lộ không chỉ người ăn hối lộ mà người đi hối lộ cũng bị chịu phạt không kém, mỗi tội ở đấy là các công ty nước ngoài hối lộ cho nên họ đứng ngoài vòng pháp luật của nước ta, và cũng có thể do là công ty nước ngoài cho nên độc giả đi đúng hướng dẫn dắt của tác giả nhằm vào đối tượng ăn hối lộ mà thôi, riêng tôi thì thấy những cái công ty này mang tiếng có danh tiếng như lại đi hối lộ để lấy dự án thì nếu như quay lại đầu tư hay sang nước khác đầu tư hộ cũng có cái danh xấu khó xóa rồi, họ cũng không sướng gì đâu

    Trả lờiXóa
  6. nếu kể ra những con số 2,2 triệu mà có vẻ kinh ngạc thế, có vẻ trùm đầu sỏ về ăn hối lộ trên thế giới vậy, các bác thấy thế nhưng tôi lại thấy nếu ra thì đáng xấu hổ hơn về mức độ ăn hối lộ đấy, nhìn vào việt nam mà to nhất chỉ có ăn hối lộ 2,2 triệu mà còn là ăn hối lộ của công ty nước ngoài nữa chứ, còn không bằng phần lẻ của những vụ ăn hối lộ bị phát hiện phần nổi tảng băng của các nước khác, đặc biệt là phương tây, nhưng mà thôi, chuyện nước mình thì mình nói chứ nước nó có liên quan gì mà chê đâu nhỉ

    Trả lờiXóa
  7. những ai làm sai thì người đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật mà thôi.đó thật sự là những con sâu làm rầu nồi canh cần phải loại bỏ ngay ra khỏi đời sống xã hội,có một số vụ việc đang được điều tra làm rõ,và cần phải có thời gian để có thể đưa ra chính xác được vấn đề.chính vì thế mà đừng có ngồi đó để ăn nói lung tung nữa,ai làm sai thì sẽ bị xử lí nghiêm mà thôi.

    Trả lờiXóa
  8. rõ ràng việc này chưa hề có một chứng cứ khách quan nào cả, còn những ai nhận hối lộ thì phanh họ ra trước ánh sáng chứ nó chẳng hề liên quan gì đến cộng sản cả, thế cộng sản bảo rằng phải nhận tiền tham ô tham nhũng chắc, thế quốc hội bảo phải nhận hối lộ chắc, những thằng mõm choá chụp mũ vơ đũa cả nắm, ai làm sai thì người đó chịu chứ liên quan gì đến chế độ đây, toàn những thằng não ngắn thích thổi phồng để phỉ báng chế độ

    Trả lờiXóa
  9. Hội lộ và tham nhũng đang là những vấn đề mà Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, hai vấn đề này nếu còn tồn tại thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của nước nhà. Việc công ty của Mỹ hối lộ ngành y tế Việt Nam là có thật và đang được điều tra làm rõ, nếu điều tra ra sự thật thì ai có trách nhiệm sẽ phải chịu thôi. Hơn nữa xin nhắc lại với tác giả là không chỉ có chúng ta mà ở bất cứ quốc gia, chế độ nào thì cũng tồn tại vái vấn nạn này thôi.

    Trả lờiXóa
  10. Nếu như cứ ai nhận hối lộ với cả tham nhũng như bài viết này nói đều là sâu bọ thì các nước tư bản phương tây cũng không thiếu, ở bất cứ chế độ nào, nhà nước nào thì cũng có những tiêu cực của nó mà thôi, chỉ khác nhau là mỗi nhà nước xử lý những tiêu cực đó tốt hay không ,đừng có lôi nó ra đây để mà nói xấu, bôi nhọ chế độ thế chứ.

    Trả lờiXóa