Phóng viên bị khống chế khi chụp hình ngoài khu vực tòa
An Long | 16/09/2015 08:23
Anh Nam cho biết bị khóa tay, tước điện thoại, máy ảnh rồi đưa lên ôtô, giải vào căn phòng trống tại một cơ quan nhà nước. Anh yêu cầu lập biên bản nhưng những người bắt giữ anh không đồng ý.
Khoảng 9g sáng 15-9, trong lúc ra ngoài khu vực Tòa án huyện Thạnh Hóa (Long An) để tác nghiệp liên quan đến vụ xét xử tội chống người thi hành công vụ, phóng viên Nguyễn Hoàng Nam (bút danh Hoàng Nam, báo Pháp Luật TP.HCM) bị hai dân phòng cùng một số người mặc sắc phục công an khóa tay chở đi.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, anh Hoàng Nam cho biết khi anh vừa đưa máy ảnh định chụp một số cảnh cơ quan chức năng đang làm công tác giữ gìn trật tự xung quanh khu vực tòa án thì hai người mặc đồng phục dân phòng và một cán bộ mặc sắc phục công an đến nói phóng viên không được chụp ảnh lực lượng này và yêu cầu xóa ảnh.
“Dù tôi đã nói là phóng viên báo Pháp Luật TP.HCM, có giấy giới thiệu, khu vực này không có bảng cấm quay phim chụp ảnh, phóng viên tác nghiệp theo luật báo chí, trong trường hợp này tôi không đồng ý xóa hình, nhưng một người đàn ông mặc thường phục đến chỉ mặt tôi bảo phải xóa ảnh ngay.
Tôi yêu cầu vị này xuất trình thẻ ngành thì vị này chỉ đưa ra một tờ giấy nhỏ có một mặt màu đỏ giống như thẻ ngành công an nên tôi đề nghị cho xem mặt còn lại của tờ giấy này nhưng vị này không đồng ý và yêu cầu tôi xuất trình giấy tờ.
Tôi vừa định lấy giấy tờ đang để trong balô thì người mặc thường phục này bất ngờ xông vào khóa tay tôi trước sự chứng kiến của nhiều cán bộ công an đang làm nhiệm vụ tại khu vực”, Hoàng Nam kể lại.
Hoàng Nam tiếp tục bảo rằng mình không vi phạm pháp luật, sao lại giữ người thì hai dân phòng, công an và người mặc áo trắng nói trên tiếp tục khống chế, tước điện thoại, máy ảnh rồi đưa lên ôtô, giải vào căn phòng trống tại một cơ quan nhà nước gần đó.
Tại đây, dù Hoàng Nam yêu cầu lập biên bản nhưng những người bắt giữ trên không đồng ý, cho đến khi một cán bộ công an khác đến yêu cầu thả Hoàng Nam ra.
Theo Hoàng Nam, khi đã được thả ra, người đàn ông mặc áo trắng trên vẫn tiếp tục chỉ mặt Hoàng Nam đe dọa “sẽ xử đẹp”.
Vụ việc khiến Hoàng Nam bị trầy xước ở cẳng tay.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Nhớ - trưởng Công an huyện Thạnh Hóa - cho biết đúng là có xảy ra sự việc trên.
“Theo báo cáo về vụ việc, một số anh em dân phòng trong lúc làm nhiệm vụ đã nóng vội khi mời Hoàng Nam về nơi có người tiếp chính thức nên đã để xảy ra sự việc đáng tiếc trên.
Tôi đã liên hệ với Hoàng Nam để hỏi thêm tình hình đồng thời cũng đã góp ý cho những anh em đang làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự quanh phiên tòa”, ông Nhớ nói.
Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Hòa Nhã - phó giám đốc Sở Thông tin truyền thông Long An - cho biết đã nhận được thông tin vụ việc trên và cũng đã liên hệ với Hoàng Nam để nắm thông tin, đồng thời báo cáo vụ việc về UBND tỉnh Long An.
Nhà báo muốn tác nghiệp tại cơ quan tư pháp thì phải có thư giới thiệu của tòa soạn và sự đồng ý của cơ quan chức năng, không phải muốn làm gì thì làm. Chắc hẳn anh nhà báo có hành động gì vượt quá quyền hạn của mình gây ảnh hưởng đến việc xét xử vụ án nên mới bị các anh công an giữ gìn trật tự tịch thu máy ảnh chứ. Làm gì có cái gọi là khủng bố phóng viên đâu, nhà báo bây giờ hay tự tung tự tác tác nghiệp ảnh hưởng đến quá trình điều tra, xét xử lắm.
Trả lờiXóaThật ra mà nói thì ông nào lúc kể chuyện cũng sẽ làm cho mình "trong sạch và đang thương hơn" thôi. Thế nên trong trường hợp này thì không thể chỉ nghe từ một phía từ bất kì ai được. Như đã đưa tin thì còn có một số người dân đứng ở đó và chứng kiến vụ việc. Thế nên việc điều tra, xác minh chắc không phải là quá khó. Cứ đợi điều tra ra kết quả cụ thể vậy
Xóa@Kiến Quốc: Cho dù có vài người dân đứng ở đó cũng chưa chắc đã xác minh được hoàn toàn sự thật bạn ạ. Nếu khoảng cách từ chỗ người dân đến nơi xảy ra vụ việc khá xa, thì người dân cungc chỉ có thể chứng kiến hành động dẫn người đi như báo đã nêu thôi. Còn cuộc đối thoại trước đó thì không ai chứng kiến được, ví dụ một trong hai bên có lời nói khiêu khích, thách thức, coi thường, từ đó mới dẫn đến việc bắt người chẳng hạn.
Trả lờiXóaĐúng là báo lá cải, rõ ràng các cán bộ công an làm nhiệm vụ ở đó chỉ yêu cầu anh phóng viên không được chụp ảnh khi họ làm nhiệm vụ ở đó thôi mà, không hề có hành động gì gọi là khủng bố phóng viên được. Còn người khóa tay anh Nam là người không mặc quân phục, hơn nữa có ai biết là anh Nam có hành động gì quá đáng hay khiêu khích, chửi bới không đúng quyền hạn của người phóng viên hay không? Phải điều tra làm rõ sự việc không thể để báo chí viết bài thiếu cơ sở làm mất uy tín của ngành công an được.
Trả lờiXóaNhìn ảnh trên mà nói là công an khủng bố phóng viên có ai tin không, trong bức ảnh trên không phải là công an ngăn cản phóng viên làm việc mà là lực lượng công an đang truy bắt những đối tượng có hành vi gây rối nên mới phải còng tay đưa những người này về trụ sợ công an làm việc, những thông tin trên tất cả đều là những thông tin xuyên tạc.
Trả lờiXóaChém gió đến mức "khủng bố" như mấy ông dâm oan trên xuanvn này thì ghê rồi. Nhưng sự việc trên không phải là không có thật. Có việc mấy ông dân phòng này đến và áp giải ông phóng viên kia đi. Còn nguyên nhân đầu đuôi sự việc thì chỉ có người trong cuộc mới rõ. Phóng viên thì bảo không làm gì, dân phòng thì bảo phóng viên cự cãi, thách thức...nói chung ông nào kể lể cũng muốn mình đúng cả
Trả lờiXóaCó ai sai mà tự nhận mình sai đâu. Mấy bác dân phòng đã thừa nhận mình do nóng vội nên đã cư xử chưa thỏa đáng. Nhưng cũng phải xem lại anh nhà báo này như thế nào, không lẽ người ta tự dưng ra còng tay, lôi lên xe như thế à? Nói chung sự việc này còn nhiều điểm chưa rõ, phải chờ kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng thì mơi sáng tỏ được.
Trả lờiXóaNgười ta chỉ nghe thấy từ khủng bố khi có thương vong, người chết. Bây giờ mới thấy có kiểu xây xước tay một chút cũng bị gọi là khủng bố đấy. Ông tác giả bài viết này phải xem lại vốn từ vựng của mình đi, nhà báo sao lại có thể sử dụng ngôn từ một cách tùy tiện như vậy được!
Trả lờiXóaTrách người phải nghĩ đến thân. Bài báo chủ yếu là ý kiến trình bày chủ quan của anh Hoàng Nam, chưa thấy có ý kiến nào của người dân quanh đấy cả. Tiếng nói của người dân mới là tiếng nói khách quan nhất. Rõ ràng bài báo chỉ mang tính phiến diện, đứng về phía nhà báo Hoàng Nam, đồng thời cũng coi vụ việc này như là "công cụ" để xuyên tac, bôi xấu lực lượng chức năng đây mà.
Trả lờiXóaNếu anh Nam thực sự "ngoan ngoãn" như lời anh kể, nếu thực sự anh nam bị công an "khủng bố" như lời tác giả bài viết thì không người dân nào đành lòng để mặc anh Nam, và lực lượng công an cũng không thể "yên thân" đến giờ này được. Không có lý gì tự dưng mấy bác dân phòng lại có hành động nóng nảy với anh Nam như thế! Và chắc chắn trong chuyện này anh Nam phải như thê nào đấy thì người dân mới có một thái độ 'bàng quang' như vậy! Để độc giả có cái nhìn đúng sai rõ rang, tác giả cần phải viết một cách khách quan, không thể phiến diện chủ quan như thế này được, rất dễ gây nhầm lẫn cho độc giả.
Trả lờiXóaVì một thế giới hòa bình, chúng ta hãy chung sức phản đối lại bọn phản động, khiêu khích, phá hoại, không cho chúng làm những điều vô nhân đạo ảnh hưởng đến con người cũng như sự phát triển của xã hội.
Trả lờiXóaTất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc
Trả lờiXóaĐảng, Nhà nước tôn trọng và bảo vệ những giá trị cao quý được nhân loại thừa nhận về quyền con người. Việt Nam tham gia và cam kết thực hiện đầy đủ các công ước quốc tế về quyền con người cả nghĩa vụ và trách nhiệm. Bảo đảm không tách rời việc thực hiện quyền con người trên phạm vi đất nước bằng hệ thống pháp luật với việc bảo đảm những giá trị về quyền con người đã được pháp luật quốc tế quy định.
Với nỗ lực trong việc giải quyết các vấn đề về xoá đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách an sinh xã hội, tích cực phòng chống thiên tai, dịch bệnh và đấu tranh chống chiến tranh phi nghĩa, Đảng và Nhà nước ta chủ trương tiếp tục giữ vững môi trường hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trả lờiXóathông điệu này cho thấy rằng cộng đồng chống lại những bọn mang cái danh là xã hội dân sự đang rất là đông và lớn mạnh, chỉ cần một sự việc dù là nhỏ nhất, những phát ngôn ngu xuẩn của những kẻ mang cái danh là dân chủ thì cũng sẽ bị cộng đồng ném đá vì đó hoàn toàn là những con người muốn đề cao chủ nghĩa cá nhân, xây dựng lực lượng chính trị thân tây, đó là nhưng kẻ đáng phải bị bài trừ
Trả lờiXóaChiêu này lâu và xưa như trái đất rồi tác giả ạ. Việc các nước Mỹ, châu Âu tự nhiên đưa các nước khác vào diện vi phạm về dân chủ nhân quyền trong khi đó họ lại có những kiểu vi phạm dân chủ nhân quyền tinh vi hơn nhiều. Họ đã có nhiều hành động thầm kín để bóc trộm thư tín, nghe lén điện thoại của toàn bộ nhân loại. Vậy mà họ vẫn cho rằng họ là dân chủ nhân quyền nhất còn những nước như Việt Nam là vi phạm dân chủ nhân quyền.
Trả lờiXóaĐúng là kỳ lạ, hiện đang là Giám đốc “Diễn đàn Nhân Quyền Thế giới” mà lại bị phân biệt chủng tộc ở đất nước Anh cơ à. Thế mới thấy rằng Mỹ muốn truyền bá tự do dân chủ nhân quyền sang phương Đông thì nên truyền bá ở chính phương Tây cho tốt hơn đã phải không mọi người
Trả lờiXóaSự việc xảy ra mới khẳng định được bộ mặt giả dối của những con người, những quốc gia này, bề ngoài thì vẫn nói về nhân quyền, tôn trọng nhân quyền, mọi người bình đẳng, nhưng thật sự lại có hành vi phân biệt chủng tộc, đây là hành động không thể nào chấp nhận được.
Trả lờiXóa