(VTC News) - Không đồng tình với phương án bồi thường khi thu hồi hơn 100ha đất của làng, hàng trăm người dân dựng lều bạt, thay nhau canh giữ đất.
Đã 2 tuần nay, 800 hộ dân làng Kinh Triều, xã Thủy Triều (Thủy Nguyên, Hải Phòng) đã tổ chức dựng lều bạt, lán trại tại khu vực đầm Chấu Kinh Triều (thuộc Dự án đầu tư xây dựng khu vực đảo Vũ Yên, xã Thủy Triều) để phản đối và đòi hỏi quyền lợi khi UBND TP Hải Phòng thu hồi diện tích 103ha đất.
Diện tích đất này được cho là đất dân làng khai hoang phục hóa từ năm 1959. Đất này được giao cho Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư xây dựng.
Diện tích đất này được cho là đất dân làng khai hoang phục hóa từ năm 1959. Đất này được giao cho Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư xây dựng.
Hàng trăm hộ dân cắt cử nhau ra 'lập chiến lũy" giữa cánh đồng để phản đối và đòi hỏi quyền lợi liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, GPMB tại đảo Vũ Yên (Thủy Nguyên, Hải Phòng) - Ảnh MK |
Người dân bảo có...
Theo đơn phản ánh của người dân làng Kinh Triều, diện tích 103ha đầm nuôi trồng thủy sản (NTTS) khu vực đảo Vũ Yên là do ông cha và nhiều thế hệ con cháu nối tiếp nhau của làng quai đê, lấn biển, khai hoang, phục hóa từ năm 1959 và đưa vào sử dụng hợp pháp từ đó đến nay.
Hàng năm, dân làng đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước, không có tranh chấp về quyền sử dụng đất. Dân làng cũng là những người duy nhất quản lý và khai thác diện tích đất nói trên.
Tại đình làng Kinh Triều, người dân bức xúc phản ánh với phóng viên về việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất - Ảnh MK |
Cũng theo phản ánh của người dân, viện dẫn tại khoản 5, điều 100 và khoản 3 điều 78 của Luật đất đai năm 2013 thì dân làng đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng diện tích đất nêu trên và khi Nhà nước thu hồi thì được bồi thường.
Tuy nhiên, khi UBND huyện Thủy Nguyên lập phương án kiểm kê, bồi thường, đền bù giải phóng mặt bằng, dân làng không được bồi thường về đất mà chỉ được hỗ trợ 10% giá đất.
Hàng trăm người dân thay nhau 'chịu trận' sống cảnh 'màn trời chiếu đất' như thế này giữa cánh đồng nửa tháng nay để đòi hỏi quyền lợi - Ảnh MK |
Vì vậy, từ tháng 6/2015, dân làng Kinh Triều đã liên tục có đơn kiến nghị, đòi hỏi quyền lợi phải được bồi thường về đất với 103ha diện tích nêu trên.
Nhận được kiến nghị của người dân, UBND huyện Thủy Nguyên đã nhiều lần ban hành các văn bản trả lời, tuyên truyền vận động người dân chấp hành và thực hiện theo phương án bồi thường, hỗ trợ đã được phê duyệt.
Tuy nhiên, người dân không đồng tình và cho rằng cách áp dụng Luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, lập phương án bồi thường, hỗ trợ không thỏa đáng nên đã tổ chức dựng lều bạt, sống cảnh ‘màn trời chiếu đất’ giữa cánh đồng trên diện tích 103ha yêu cầu nhà thầu dừng thi công để tiếp tục đi đòi hỏi quyền lợi.
Chính quyền bảo: “Không!”
Trước những phản ánh, kiến nghị, thắc mắc của người dân làng Kinh Triều, ngày 29/9 và 20/10, UBND huyện Thủy Nguyên liên tiếp có các văn bản trả lời, giải thích về chế độ, chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất được áp dụng khi thu hồi đất thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng đảo Vũ Yên nêu trên.
Theo đó, toàn bộ diện tích 103ha đất nuôi trồng thủy sản trên đảo Vũ Yên có nguồn gốc là đất bãi bồi ven sông, không thuộc quỹ đất nông nghiệp thực hiện giao lâu dài theo Nghị định 64/1993 của Chính phủ, Quyết định 03/1994 của UBND TP Hải Phòng nên không được bồi thường về đất.
Diện tích này chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại là những chi phí làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn... mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng.
Diện tích này chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại là những chi phí làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn... mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng.
Người dân cho biết, trong thời kỳ nhân dân trong làng ra khai hoang phục hóa, đã có 2 người phụ nữ phải bỏ mạng vì mảnh đất này - Ảnh MK |
Tuy nhiên, trả lời PV VTC News, Luật sư Nguyễn Duy Minh - Ủy viên Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM, Trưởng Văn phòng Luật sư Duy Minh, TP. HCM khẳng định, diện tích đất nêu trên được bà con khai phá và sử dụng liên tục từ năm 1959 đến nay dù đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa cấp giấy chứng nhận thì vẫn được bồi thường về đất theo điều 75, 77, 78 của Luật Đất đai năm 2013.
VTC News sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Đất đai là thuộc của nhà nước Việt Nam , không có bất kì tài liệu nào chứng minh đất là của nhân dân , nhân dân chỉ có quyền được thỏa thuận để mua quyền sử dụng đất của nhà nước , vì thế mà hàng năm nhân dân vẫn phải đi đóng thuế đất đai . Khi nhà nước cần đến khu vực đất đó để phục vụ phát triển kinh tế xã hội thì nghĩa vụ của nhân dân là chấp nhận đền bù để trả lại quyền sử dụng đất cho nhà nước .Việc làm này của nhân dân là hành vi chống lại chính quyền nhà nước
Trả lờiXóanhững gì mà nhà nước đang làm là đang phục vụ cho đất nước này thêm tươi đẹp chứ không phải là một lợi ích riêng nào . nếu như những việc đền bù không thoa đáng thì có thể giải quyêt đúng theo pháp luật chứ không nên can thiệp sâu vào đấy để rồi chính mình đã coi thương những traatj tự xã hội đã có tư lâu đời
Trả lờiXóaTòan là bà con nhà mình có ý thức gì đâu...lúc họ giao đất cho 100m thì lấn ra đến 150m, ai cũng thế thi nhau lấn chiếm đất rồi thừoi gian qua đi tự cho nó là của mình...tôi còn lại gì cái mánh khóe..hám lợi đó...đến bây giờ nhà nước đi thu hồi đất đo lạ để phục vụ cho những chủ trương mới nhận ra là thiếu đất,..mà người dân cứ khăng khăng là đất của họ thì thật là khó giải quyết...cái này lỗi sai là ở bà con nhà mình thôi...chứ chính quyền có sai là sai do quản lý đất không nghiêm...hãy tự giác ý thức mọi người ak
Trả lờiXóathử đặt ra câu hỏi như thế này: tại sao cũng tại khu vực này, cũng với mức giá như vậy mà hàng ngàn người khác đã đồng thuận và chịu chuyển đi nơi khác, trong khi chỉ có một số ít người lại không đồng ý, cố tình chây ì, cản trở việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế của nhà nước, của chính quyền địa phương. tại sao lại như vậy. chắc hẳn họ cũng chẳng phải là hạng vừa, sau họ ắt hẳn có những tên cầm đầu kích động họ. ai cũng biết rằng, đất đai là của nhà nước, nhất là khi nhà nước có nhu cầu cần đất để thực hiện các dư án, phục vụ sự phát triển chung thì người dân khi nhận được mức đền bù hợp lí thì nên chấp nhận chứ.
Trả lờiXóađất đai là thuộc quyền sở hữu nhà nước, người dân chỉ có quyền sử đụng đất chứ không có quyền chiếm hữu đất, ai cũng biết điều đó. hơn nữa, đây là dự án phục vụ sự phát triển của khu vực, của cả nước. trong những hộ dân trong khu vực giải phóng mặt bắng, hầu hết những hộ dân đã chuyển đi chỗ ở mới, chỉ có mấy hộ dân chây ì, không chịu chuyển đi. có thể thấy đằng sau vụ việc này ắt hẳn có lí do, theo mình, đã có người kích động những hộ dân này chống chế, không chịu phối hợp với chính quyền. những hộ dân này nên nhận thấy lỗi sai của mình và nghe theo chính sách của nhà nước, không nên bị những kẻ xấu kích động
Trả lờiXóaCó thể nói đất trên toàn bộ lãnh thổ Việt NAm đều thuộc sự sở hữu và quản lý của Nhà nước. Nếu người dân có quyền gì với đất đai thì đó cũng chỉ là người dân sở hữu quyền sử dụng đất mà thôi.
Trả lờiXóaBản thân con người sống vốn ích kỷ, luôn chỉ biết nghĩ cho lợi ích của chính mình, đất ở đấy rồi cứ lấn dần, lấn dần mà chẳng coi ai ra gì. Có dự án nào sử dụng đến mà được bồi thường thì y như rằng sẽ nhân sở hữu thật nhiều, rồi đòi bồi thường thật lắm, dù nhà nước đưa ra mức nào thì cũng thấy không thỏa đáng!
Hiến pháp quy đinh đất đai là "sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai" nhưng các đồng chí sửa thành "thuộc quyền sở hữu nhà nước". :)))))
Trả lờiXóaViệc thu hồi đất đai phát triển kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp là hoàn toàn hợp lý, đó là hướng phát triển lâu dài và bên vũng mang lại lợi ích to lớn cho đất nước và chính người dân ở chính khu vực này. Thu hồi đất đai và đền bù trên là việc làm theo đúng pháp luật. Đất đai ở đây được bà con nông dân khai hoang từ lâu nhưng thực chất thì không được có giấy chứng nhận do vậy việc đền bù là thỏa đáng.
Trả lờiXóaHi vọng rằng người dân sẽ hiểu không ích kỉ và hợp tác với Nhà nước giải quyết ổn thỏa và đặ biệt là trách bị các đối tượng xấu kích động để các chủ đầu tư tiên hành việc xây dựng là sớm nhất.
Đất đai luôn là một vấn đề phức tạp giải quyết vấn đề đất đai luôn rất khó khăn các thế lực xấu luôn lợi dụng vấn đề này để có những bài viết xuyên tạc nói xấu chính quyền và kích động quần chúng nhân dân tham gia vào các vụ việc gây rối, trong vụ việc trên không phải chính quyền sai phạm trong quá trình thu hồi mà trong vụ việc này nguyên nhân là do một số người dân thiếu hiểu biết bị các thế lực xấu kích động cản trở các hoạt động thu hồi đất của chính quyền nên tôi mong người dân hãy bình tinh tin vào sự giải quyết của chính quyền không nên có những hành động cản trở.
Trả lờiXóaxây dựng để giúp cho đất nước phát triển chứ có phải gây chuyện xấu đâu mà cản trở.đất thì là đất hoang.nhà nước thu hồi sử dụng thì đã có đền bù cho những ai có sở hữu đất ở đấy rồi.cớ sao còn liều lĩnh cản trở chống đối chính quyền.các thím này chỉ giỏi nghe người ta kích động rồi đưa nhau đi biểu tình giữ đất mà chả có chút suy nghĩ sâu xa hơn cả
Trả lờiXóahài hước thật......
Trả lờiXóanhư một bạn ở trên cmt, tại sao cũng tại khu vực này, cũng với mức giá như vậy mà hàng ngàn người khác đã đồng thuận và chịu chuyển đi nơi khác, trong khi chỉ có một số ít người lại không đồng ý, cố tình chây ì, cản trở việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế của nhà nước, của chính quyền địa phương? đơn giản thôi, vì tiền. chẳng phải vì đền bù chưa đủ, mà vì họ quá tham, muốn nhiều hơn nữa. họ cần tiền, đám dân chủ dân oan kia cần tạo tiếng vang để ăn đô la từ bên ngoài, vậy nên 2 bên hợp tác cùng có lợi =_+ thiệt hại cuối cùng về ai chúng nào quan tâm.