Hàng ngàn giáo dân Hà Tĩnh biểu tình ở trụ sở xã, trên quốc lộ đòi bồi thường thảm họa Formosa
12 tháng 12, 2016
Hàng ngàn giáo dân Hà Tĩnh biểu tình ở trụ sở xã, trên quốc lộ đòi bồi thường thảm họa Formosa
Sáng ngày 12/12/2016, hơn 1,000 ngư dân và giáo dân thuộc giáo xứ Thu Chỉ đã kéo lên trụ sở Ủy ban nhân dân xã Thạch Trì ( huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) để yêu cầu chính quyền phải minh bạch, đền bù thỏa đáng cho những thiệt hại do Tập đoàn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra từ nhiều tháng trước.
Theo tin tức từ trang Tin Mừng Cho Người Nghèo cho biết, ban đầu chỉ có khoảng 300 người do linh mục Trần Phúc Cai, quản xứ Thu Chỉ dẫn đầu. Những ngư dân và giáo dân thuộc giáo xứ Thu Chỉ là những người bị ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa môi trường từ nhiều tháng qua. Tuy nhiên, mãi đến nay họ vẫn chưa nhận được tiền đền bù.
Đến khoảng 11h cùng ngày, khi nghe tin giáo dân đến trụ sở yêu cầu đền bù, người dân lại kéo đến càng đông. Cũng theo tin tức mà trang Tin Mừng Cho Người Nghèo cung cấp, số lượng người biểu tình trước trụ sở Ủy ban nhân dân xã Thạch Trì đã lên đến hơn 1,000 người.
Theo như người dân cho biết, việc tính toán đền bù rất nhiêu khê, mà phần thiệt lại thuộc về người dân, không đúng với những gì mà người dân đã phải gánh chịu từ khi xảy ra thảm họa môi trường. Cùng với đó, giới chức địa phương đã tự ý điều chỉnh việc kê khai đền bù, mà không hề có sự đồng ý của người dân. Việc này không chỉ xảy ra ở xã Thạch Trì, mà rất nhiều địa phương khác ở miền Trung cũng gặp phải trường hợp tương tự trong việc chi trả đền bù cho ngư dân.
Chỉ riêng giáo họ Làng Khe (thuộc giáo xứ Thu Chỉ) tổng số thiệt hại đã lên đến hơn 41 tỷ đồng (khoảng 1,8 triệu Mỹ kim). Vậy nhưng chính quyền lại không đồng ý với cách tính đó, mà họ chỉ đồng ý đền bù theo cách tính riêng của mình.
Phía chính quyền đã đồng ý tiếp linh mục Trần Phúc Cai và một số người đại diện, nhưng giữa đôi bên đã không thể có được tiếng nói chung. Đại diện phía chính quyền tiếp tục hứa sẽ sớm chi trả tiền đền bù cho người dân, trong khi người dân đã phải chờ đợi điều đó từ nhiều tháng qua.
Trong khi đó, tại Kỳ Anh: hàng ngàn người dân xã Kỳ Hà, xã Kỳ Vân, xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã tập trung chặn đường quốc lộ 1A biểu tình yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam và đền bù thiệt hại cho ngư dân.
Những người tham gia biểu tình đã cầm banner có biểu ngữ với nội dung: “Khởi tố Formosa”, “Formosa là thảm họa của đất nước”, “Tôi cần biển, cần tôm, cần cá, không cần sắt thép”…
Linh mục Phaolô Lê Xuân Lộc, Dòng Chúa Cứu Thế, đang có mặt tại hiện trường cho biết: “Người dân biểu tình tại quốc lộ 1, giao thông bị ùn tắc, di chuyển chậm. Nhà cầm quyền huy động nhiều xe biển số xanh, cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động có vũ khí chuyên dụng, an ninh mặc thường phục… đe dọa bà con.”
Trong những ngày qua, lòng dân ở Hà Tĩnh đang phẫn uất với sự chậm trễ trong bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra thảm hoạ môi trường nên nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra.
Ngọc Quân- Nguyên Nguyễn
BIỂU TÌNH TẠI HÀ TĨNH - 12/12/2016: TRẢ TIỀN ĐỀN BÙ CHO DÂN! KHẠC TIỀN RA TRẢ DÂN.!
Hôm nay, ngày 12/12/2016, hàng nghìn người dân vùng biển thuộc các xã Kỳ Hà, Kỳ Vân và Kỳ Tân, tỉnh Hà Tĩnh đã quy tụ trên quốc lộ 1A, ngay đoạn đường đi vào Thị xã Kỳ Anh , biểu tình phản đối Formosa, đòi Formosa cút khỏi Việt Nam và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải bồi thường thỏa đáng cho ngư dân.
Lý do bà con ngư dân xuống đường biểu tình là bởi vì nhà cầm quyền đang làm ngơ trước sự mất mát cả cơ nghiệp của người dân và dân tộc Việt Nam, đẩy các gia đình lâm cảnh nghèo túng, trẻ em thất học, tương lại mịt mù.
Linh mục Phaolô Lê Xuân Lộc thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, phụ trách trang Tin Mừng Cho Người Nghèo, có mặt tại hiện trường cho biết: “Người dân biểu tình tại quốc lộ 1, giao thông bị ùn tắc, di chuyển rất chậm. Nhà cầm quyền huy động nhiều xe biển số xanh, cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động có vũ khí chuyên dụng, an ninh mặc thường phục đe dọa bà con”.
Nhiều băng rôn biểu ngữ được người dân mang theo có nội dung:
- 'KHỞI TỐ FORMOSA'
- 'FORMOSA LÀ THẢM HỌA CỦA ĐẤT NƯỚC'
- 'TÔI CẦN BIỂN, CẦN TÔM, CẦN CÁ, KHÔNG CẦN SẮT THÉP'
- 'FORMOSA: HÃY CÚT KHỎI VIỆT NAM.!'
- v,v.
Một người dân nói: “Con tôi học đại học, học tiểu học, bây giờ không đi biển thì lấy gì mà ăn đây?” Người khác tiếp lời: “Nhà nước lo cho dân được ấm no, hạnh phúc thì quan mới được ấm no, hạnh phúc”.
Một phụ nữ lớn tuổi phẫn nộ: “Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc trả lại biển sạch cho chúng tôi, để chúng tôi có việc làm, bây giờ biết làm gì mà sống. Chính quyền hứa là sẽ bồi thường cho chúng tôi, nhưng đến tháng 12 rồi vẫn chưa nhận được gì? Chúng tôi ở Kỳ Hà. Bây giờ chúng tôi chỉ biết ngồi ở nhà, chứ biết làm nghề gì đây khi nghề chính của chúng tôi là đi biển. Chúng tôi ở ngay biển mà không nhận được đồng nào, không bồi thường cho chúng tôi thì chúng tôi xuống đường biểu tình!”.
Quốc lộ 1A bị ùn tắc, nhiều xe tải đã dừng lại và hưởng ứng cuộc xuống đường của bà con ngư dân.
Giới chức địa phương phát loa, yêu cầu bà con quay về ủy ban xã để họp. Các cán bộ đã vu khống bà con cản trở người thi hành công vụ và làm hư hại tài sản, trong khi bà con biểu tình một cách ôn hòa.
Một nguồn tin khả tín cho biết, ông Hà - Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thị xã Kỳ Anh có mặt tại hiện trường, yêu cầu bà con giải tán nhưng không thành, nên ông đã kêu cứu đến Linh mục Hoàng Biên Cương, Quản hạt Kỳ Anh, ra giúp can thiệp.
An ninh mặc thường phục có mặt khá động, đeo bám sát sao nhóm phóng viên Tin Mừng Cho Người Nghèo tại hiện trường.
Cùng lúc ấy, hơn 1000 ngư dân giáo xứ Thu Chỉ, Hà Tĩnh cũng kéo đến văn phòng Ủy Ban Nhân Dân xã Thạch Trị đòi bồi thường.
Sau khi xảy ra thảm họa miền trung biển chết và Formosa chuyển 500 triệu đô la Mỹ tiền đền bù, đến nay đã gần 5 tháng mà tiền đền bù vẫn chưa đến tay các hộ gia đình.
Việc tiến hành chi trả bồi thường cho ngư dân diễn ra quá phức tạp, quá chậm trễ, gây nhiều khó khăn, thậm chí làm suy giảm quyền lợi của ngư dân, chính điều này đã dẫn tới sự phẫn nộ của bà con.
Phản ảnh của bà con ngư dân cho biết, giới chức địa phương đã tự ý điều chỉnh việc kê khai đền bù của bà con mà không được sự đồng ý của họ. Điều này nói lên nhiều mặt trái tiêu cực trong quá trình tiến hành bồi thường cho ngư dân.
Bà con ngư dân bức xúc đã yêu cầu giới chức địa phương phải minh bạch các khoản đền bù, quan tâm đến cuộc sống nghèo của người dân.
Ngoài Quốc Lộ 1 thì người dân thị xã Kỳ Anh đã biểu tình gây ách tắc giao thông. Bên trong Ủy Ban Nhân Dân xã Thạch Trị cách đó không xa, cán bộ chính quyền địa phương bấn loạn cầu cứu cấp trên về cách giải quyết đơn thư khiếu nại của các nạn nhân Formosa trong cảnh người dân vây kín trụ sở ủy ban xã!
Những diễn biến trên khắp cả nước liên quan đến vụ Formosa Hà Tĩnh thảm sát biển từ hồi tháng 4/2016 đến nay cho thấy: người dân giờ đây không còn cam chịu cảnh đè nén bảo sao nghe vậy như xưa nữa. Súng đạn và bạo lực nếu đem ra chỉ tổ đẩy thêm bức xúc và căm phẫn của người dân dải đất hẹp cơ cực miền trung lên cao độ. Thùng thuốc súng có sức công phá mạnh chỉ chực chờ một mồi lửa.
Nhà cầm quyền Việt Nam nếu không muốn thùng thuốc súng ấy nổ tung thì cần mau chóng tiến hành bồi thường đầy đủ, thỏa đáng, bồi thường tới mọi đối tượng chịu thiệt hại liên quan, đồng thời công tác tiến hành bồi thường phải rõ ràng, minh bạch, chống tiêu cực tham nhũng của quan chức địa phương trên số tiền nước mắt người dân này.
Nước lấy Dân làm gốc. Thời của bạo chúa bịt miệng quần chúng qua rồi, các ông ạ. Các ông thừa hiểu sức dân như sức nước mà, phải không?
---
+ Đến lượt doanh nghiệp kinh doanh hải sản biểu tình liên quan đến thảm họa môi trường biển miền trung:
- https://www.facebook.com/TeoNguKhin/videos/10208089576062453/
+ Biển miền trung đã an toàn? Bao giờ thì nhà cầm quyền Việt Nam thôi dối trá?
- https://www.facebook.com/TeoNguKhin/posts/10208028164727208
+ 07-12-2016: Ngư Dân Tỉnh Quảng Bình Tiếp Tục Biểu Tình:
- https://www.facebook.com/TeoNguKhin/posts/10208040454794452
***
#formosa, #hatinh, #hàtĩnh, #formosacutxeo, #formosagetout
12 tháng 12, 2016
Hàng ngàn giáo dân Hà Tĩnh biểu tình ở trụ sở xã, trên quốc lộ đòi bồi thường thảm họa Formosa
Sáng ngày 12/12/2016, hơn 1,000 ngư dân và giáo dân thuộc giáo xứ Thu Chỉ đã kéo lên trụ sở Ủy ban nhân dân xã Thạch Trì ( huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) để yêu cầu chính quyền phải minh bạch, đền bù thỏa đáng cho những thiệt hại do Tập đoàn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra từ nhiều tháng trước.
Theo tin tức từ trang Tin Mừng Cho Người Nghèo cho biết, ban đầu chỉ có khoảng 300 người do linh mục Trần Phúc Cai, quản xứ Thu Chỉ dẫn đầu. Những ngư dân và giáo dân thuộc giáo xứ Thu Chỉ là những người bị ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa môi trường từ nhiều tháng qua. Tuy nhiên, mãi đến nay họ vẫn chưa nhận được tiền đền bù.
Đến khoảng 11h cùng ngày, khi nghe tin giáo dân đến trụ sở yêu cầu đền bù, người dân lại kéo đến càng đông. Cũng theo tin tức mà trang Tin Mừng Cho Người Nghèo cung cấp, số lượng người biểu tình trước trụ sở Ủy ban nhân dân xã Thạch Trì đã lên đến hơn 1,000 người.
Theo như người dân cho biết, việc tính toán đền bù rất nhiêu khê, mà phần thiệt lại thuộc về người dân, không đúng với những gì mà người dân đã phải gánh chịu từ khi xảy ra thảm họa môi trường. Cùng với đó, giới chức địa phương đã tự ý điều chỉnh việc kê khai đền bù, mà không hề có sự đồng ý của người dân. Việc này không chỉ xảy ra ở xã Thạch Trì, mà rất nhiều địa phương khác ở miền Trung cũng gặp phải trường hợp tương tự trong việc chi trả đền bù cho ngư dân.
Chỉ riêng giáo họ Làng Khe (thuộc giáo xứ Thu Chỉ) tổng số thiệt hại đã lên đến hơn 41 tỷ đồng (khoảng 1,8 triệu Mỹ kim). Vậy nhưng chính quyền lại không đồng ý với cách tính đó, mà họ chỉ đồng ý đền bù theo cách tính riêng của mình.
Phía chính quyền đã đồng ý tiếp linh mục Trần Phúc Cai và một số người đại diện, nhưng giữa đôi bên đã không thể có được tiếng nói chung. Đại diện phía chính quyền tiếp tục hứa sẽ sớm chi trả tiền đền bù cho người dân, trong khi người dân đã phải chờ đợi điều đó từ nhiều tháng qua.
Trong khi đó, tại Kỳ Anh: hàng ngàn người dân xã Kỳ Hà, xã Kỳ Vân, xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã tập trung chặn đường quốc lộ 1A biểu tình yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam và đền bù thiệt hại cho ngư dân.
Những người tham gia biểu tình đã cầm banner có biểu ngữ với nội dung: “Khởi tố Formosa”, “Formosa là thảm họa của đất nước”, “Tôi cần biển, cần tôm, cần cá, không cần sắt thép”…
Linh mục Phaolô Lê Xuân Lộc, Dòng Chúa Cứu Thế, đang có mặt tại hiện trường cho biết: “Người dân biểu tình tại quốc lộ 1, giao thông bị ùn tắc, di chuyển chậm. Nhà cầm quyền huy động nhiều xe biển số xanh, cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động có vũ khí chuyên dụng, an ninh mặc thường phục… đe dọa bà con.”
Trong những ngày qua, lòng dân ở Hà Tĩnh đang phẫn uất với sự chậm trễ trong bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra thảm hoạ môi trường nên nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra.
Ngọc Quân- Nguyên Nguyễn
BIỂU TÌNH TẠI HÀ TĨNH - 12/12/2016: TRẢ TIỀN ĐỀN BÙ CHO DÂN! KHẠC TIỀN RA TRẢ DÂN.!
Hôm nay, ngày 12/12/2016, hàng nghìn người dân vùng biển thuộc các xã Kỳ Hà, Kỳ Vân và Kỳ Tân, tỉnh Hà Tĩnh đã quy tụ trên quốc lộ 1A, ngay đoạn đường đi vào Thị xã Kỳ Anh , biểu tình phản đối Formosa, đòi Formosa cút khỏi Việt Nam và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải bồi thường thỏa đáng cho ngư dân.
Lý do bà con ngư dân xuống đường biểu tình là bởi vì nhà cầm quyền đang làm ngơ trước sự mất mát cả cơ nghiệp của người dân và dân tộc Việt Nam, đẩy các gia đình lâm cảnh nghèo túng, trẻ em thất học, tương lại mịt mù.
Linh mục Phaolô Lê Xuân Lộc thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, phụ trách trang Tin Mừng Cho Người Nghèo, có mặt tại hiện trường cho biết: “Người dân biểu tình tại quốc lộ 1, giao thông bị ùn tắc, di chuyển rất chậm. Nhà cầm quyền huy động nhiều xe biển số xanh, cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động có vũ khí chuyên dụng, an ninh mặc thường phục đe dọa bà con”.
Nhiều băng rôn biểu ngữ được người dân mang theo có nội dung:
- 'KHỞI TỐ FORMOSA'
- 'FORMOSA LÀ THẢM HỌA CỦA ĐẤT NƯỚC'
- 'TÔI CẦN BIỂN, CẦN TÔM, CẦN CÁ, KHÔNG CẦN SẮT THÉP'
- 'FORMOSA: HÃY CÚT KHỎI VIỆT NAM.!'
- v,v.
Một người dân nói: “Con tôi học đại học, học tiểu học, bây giờ không đi biển thì lấy gì mà ăn đây?” Người khác tiếp lời: “Nhà nước lo cho dân được ấm no, hạnh phúc thì quan mới được ấm no, hạnh phúc”.
Một phụ nữ lớn tuổi phẫn nộ: “Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc trả lại biển sạch cho chúng tôi, để chúng tôi có việc làm, bây giờ biết làm gì mà sống. Chính quyền hứa là sẽ bồi thường cho chúng tôi, nhưng đến tháng 12 rồi vẫn chưa nhận được gì? Chúng tôi ở Kỳ Hà. Bây giờ chúng tôi chỉ biết ngồi ở nhà, chứ biết làm nghề gì đây khi nghề chính của chúng tôi là đi biển. Chúng tôi ở ngay biển mà không nhận được đồng nào, không bồi thường cho chúng tôi thì chúng tôi xuống đường biểu tình!”.
Quốc lộ 1A bị ùn tắc, nhiều xe tải đã dừng lại và hưởng ứng cuộc xuống đường của bà con ngư dân.
Giới chức địa phương phát loa, yêu cầu bà con quay về ủy ban xã để họp. Các cán bộ đã vu khống bà con cản trở người thi hành công vụ và làm hư hại tài sản, trong khi bà con biểu tình một cách ôn hòa.
Một nguồn tin khả tín cho biết, ông Hà - Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thị xã Kỳ Anh có mặt tại hiện trường, yêu cầu bà con giải tán nhưng không thành, nên ông đã kêu cứu đến Linh mục Hoàng Biên Cương, Quản hạt Kỳ Anh, ra giúp can thiệp.
An ninh mặc thường phục có mặt khá động, đeo bám sát sao nhóm phóng viên Tin Mừng Cho Người Nghèo tại hiện trường.
Cùng lúc ấy, hơn 1000 ngư dân giáo xứ Thu Chỉ, Hà Tĩnh cũng kéo đến văn phòng Ủy Ban Nhân Dân xã Thạch Trị đòi bồi thường.
Sau khi xảy ra thảm họa miền trung biển chết và Formosa chuyển 500 triệu đô la Mỹ tiền đền bù, đến nay đã gần 5 tháng mà tiền đền bù vẫn chưa đến tay các hộ gia đình.
Việc tiến hành chi trả bồi thường cho ngư dân diễn ra quá phức tạp, quá chậm trễ, gây nhiều khó khăn, thậm chí làm suy giảm quyền lợi của ngư dân, chính điều này đã dẫn tới sự phẫn nộ của bà con.
Phản ảnh của bà con ngư dân cho biết, giới chức địa phương đã tự ý điều chỉnh việc kê khai đền bù của bà con mà không được sự đồng ý của họ. Điều này nói lên nhiều mặt trái tiêu cực trong quá trình tiến hành bồi thường cho ngư dân.
Bà con ngư dân bức xúc đã yêu cầu giới chức địa phương phải minh bạch các khoản đền bù, quan tâm đến cuộc sống nghèo của người dân.
Ngoài Quốc Lộ 1 thì người dân thị xã Kỳ Anh đã biểu tình gây ách tắc giao thông. Bên trong Ủy Ban Nhân Dân xã Thạch Trị cách đó không xa, cán bộ chính quyền địa phương bấn loạn cầu cứu cấp trên về cách giải quyết đơn thư khiếu nại của các nạn nhân Formosa trong cảnh người dân vây kín trụ sở ủy ban xã!
Những diễn biến trên khắp cả nước liên quan đến vụ Formosa Hà Tĩnh thảm sát biển từ hồi tháng 4/2016 đến nay cho thấy: người dân giờ đây không còn cam chịu cảnh đè nén bảo sao nghe vậy như xưa nữa. Súng đạn và bạo lực nếu đem ra chỉ tổ đẩy thêm bức xúc và căm phẫn của người dân dải đất hẹp cơ cực miền trung lên cao độ. Thùng thuốc súng có sức công phá mạnh chỉ chực chờ một mồi lửa.
Nhà cầm quyền Việt Nam nếu không muốn thùng thuốc súng ấy nổ tung thì cần mau chóng tiến hành bồi thường đầy đủ, thỏa đáng, bồi thường tới mọi đối tượng chịu thiệt hại liên quan, đồng thời công tác tiến hành bồi thường phải rõ ràng, minh bạch, chống tiêu cực tham nhũng của quan chức địa phương trên số tiền nước mắt người dân này.
Nước lấy Dân làm gốc. Thời của bạo chúa bịt miệng quần chúng qua rồi, các ông ạ. Các ông thừa hiểu sức dân như sức nước mà, phải không?
---
+ Đến lượt doanh nghiệp kinh doanh hải sản biểu tình liên quan đến thảm họa môi trường biển miền trung:
- https://www.facebook.com/TeoNguKhin/videos/10208089576062453/
+ Biển miền trung đã an toàn? Bao giờ thì nhà cầm quyền Việt Nam thôi dối trá?
- https://www.facebook.com/TeoNguKhin/posts/10208028164727208
+ 07-12-2016: Ngư Dân Tỉnh Quảng Bình Tiếp Tục Biểu Tình:
- https://www.facebook.com/TeoNguKhin/posts/10208040454794452
***
#formosa, #hatinh, #hàtĩnh, #formosacutxeo, #formosagetout
Ngư dân không nên tiếp tục tụ tập đông người tại các cơ quan chức năng, tôi được biết người dân không muốn làm những việc này nhưng bị một số đối tượng xấu kích động dụ dỗ nên mới tham gia như vậy chúng ta cần tìm ra và xử lý nghiêm đối tượng chủ mưu kích động người dân gây rối.
Trả lờiXóa