Theo http://xuongduong.blogspot.com/2012/08/lan-song-cuon-goi-va-thao-chay-khoi.html
Mấy tháng qua, các nhà quản lý tại Anh, Canada, Úc, Mỹ đều ghi nhận luồng tiền ồ ạt chảy từ Việt Nam sang nước họ dưới danh nghĩa đầu tư. Lãnh tụ phe đối lập Úc thậm chí còn giật mình đòi chính phủ cầm quyền xét lại chính sách đầu tư nước ngoài ở quốc gia này bởi ngày càng có nhiều người nước ngoài trong đó có rất đông người Việt Nam sang Úc mua đất, cổ phần doanh nghiệp. Sự thật này trái ngược hẳn tình hình ảm đạm kinh tế trong nước. Báo chí chính thống và các nhà quản lý thì chỉ dám mon men phân tích chỉ số, niềm tin v.v. Một sự thật hiển hiện nhưng khó nói đó là đã xuất hiện làn sóng nhà giàu, đại gia cuốn gói và tháo chạy, bằng cách này hay cách khác mang lượng tiền vốn khổng lồ ra nước ngoài, khiến kinh tế Việt Nam ngày càng kiệt quệ.
Người giàu nhất Việt Nam cũng thiếu tiền
Người giàu nhất Việt Nam năm 2007, ông Đặng Thành Tâm vừa đăng ký bán 22 triệu cổ phiếu SQC, với giá trị ước tính 1.400 tỉ đồng trong một trào lưu mà báo chí gọi là “đại gia đua nhau bán cổ phiếu, gom tiền tươi”.
Nhưng đây chỉ là 1 “gạch đầu dòng” trong chuỗi vô số những khó khăn của các đại gia, mà những biến động của “chứng” (khoán) trên thị trường mới chỉ là khía cạnh có thể nhìn thấy.
Quốc Cường Gia Lai bị khởi kiện ra tòa xung quanh một dự án BĐS ở Đà Nẵng là một điển hình cho tình trạng đại gia “gặp khó khăn”. Hết quý II, đại gia này nợ tới 2.980 tỉ đồng. Và trong khi lượng hàng tồn kho lên tới 2.846 tỉ đồng thì quỹ tiền mặt chỉ còn hơn 15,3 tỉ đồng.
Đại gia Bình An tiếp tục bị chủ nợ vây hãm, đòi tuyên bố phá sản, bất chấp thông tin bà Diệu Hiền có thể sẽ về nước. Thậm chí ngay cả khi Chủ tịch HAGL Đoàn Nguyên Đức mua lại 1,1 triệu cổ phiếu HAG, các nhà đầu tư vẫn tỏ thái độ mà báo chí mô tả rất chính xác là “thờ ơ”.
Không “thờ ơ” không được, không lo lắng không xong, khi bất chấp việc ông chủ của HAGL đăng ký mua hơn 3 triệu cổ phiếu – một động thái dư luận cho rằng mang tính trấn an hơn là một hoạt động đầu tư, bất chấp những thanh minh số nợ “chỉ” 6.400 tỉ đồng, chứ không phải 15.500 tỉ đồng, HAGL vẫn tiếp tục bị Fitch đưa vào diện “theo dõi tiêu cực” cho định hạng tín nhiệm B đối với nợ ngoại tệ, nội tệ dài hạn.
Có thể các đại gia đang khát tiền mặt và tìm mọi cách thoái vốn, dù phải bán cả đống cổ phiếu của chính DN mình. Có hai điều có thể nhìn thấy qua sự kiện này: Những khó khăn của nền kinh tế không buông tha một ai kể cả đó là những người giàu nhất. Và sự bất chấp điều tiếng cho thấy những khó khăn về nguồn vốn lớn đến mức các đại gia buộc phải chấp nhận những mất mát về lòng tin của các nhà đầu tư vào thương hiệu thậm chí đã phải xây dựng trong nhiều thập kỷ.
Rút vốn bằng mọi cách bất chấp suy kiệt niềm tin.
Nghiêm trọng hơn, TTCK lại bị rung động khi “quả bom” SME phát nổ với việc cả chủ tịch và phó chủ tịch Cty chứng khoán này bị bắt. Song nghĩ cho cùng, nỗi lo mất vốn, mất tiền không phải đến khi “quả bom” phát nổ – khi mà các mã cổ phiếu “dán nhãn SME” gần như thành giấy vụn, được bán tống bán tháo với giá cốc trà đá – 700đ/cổ phiếu mới có. Bởi thế, “quả bom SME”, hay sự kiện người giàu nhất VN năm 2007 “bán chứng gom tiền”, chỉ là dày thêm sự thờ ơ và nỗi lo.
Ông Đặng Thành Tâm công khai việc phải bán cả núi cổ phiếu dẫu sao vẫn còn hơn chán vạn những đại gia khác, bất chấp uy tín, tìm mọi cách “bán lén” cổ phiếu. Như trường hợp Chủ tịch HĐQT Kien Long Bank, vừa bị phạt vì “bán chui” cả gánh 876.450 cổ phiếu STB. Nắm cổ phiếu ngân hàng – loại cổ phiếu được bảo lãnh bằng danh nghĩa “an ninh tài chính tiền tệ” còn phải tìm cách “bán lén” huống chi các loại “chứng” khác.
Khi mà nền kinh tế lâm trọng bệnh, khi người giàu nhất VN cũng trở thành kẻ túng thiếu, thì việc nói về một “dấu hiệu khởi sắc cho thị trường chứng khoán” hay sự phục hồi của các DN quả thực xa vời.
Đại gia đua nhau bán cổ phiếu, gom tiền tươi
Thay vì bơm tiền vào phát triển doanh nghiệp và giữ vị thế cổ đông lớn, cổ đông sáng lập, nhiều đại gia dường như đang tranh thủ các cơ hội bán cổ phiếu để chốt lời hoặc bảo toàn không bị mất vốn
Lãi lỗ đều muốn bán cổ phiếu
Vừa công bố lãi ấn tượng trong quý thứ 2 liên tiếp, với lợi nhuận 6 tháng đầu năm lên tới 86 tỷ đồng, tăng 162% so với cùng kỳ (chủ yếu nhờ vào lợi nhuận từ nhà máy xỉ titan), ông Đặng Thành Tâm, bất ngờ công bố muốn bán 22 triệu cổ phiếu Khoáng sản Sài Gòn- Quy Nhơn (SQC).
Cụ thể, từ ngày 1/8 – 24/8, ông Đặng Thành Tâm, anh trai của bà Đặng Thị Hoàng Phượng -Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty, đăng ký bán ra 22 triệu cổ phiếu SQC.
Mục đích giao dịch nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư qua phương thức thỏa thuận. Trước khi giao dịch, ông Tâm nắm 66 triệu cổ phiếu SQC, tương đương với 60% tổng số cổ phiếu SQC đang lưu hành.
Nếu tính theo giá cổ phiếu SQC đang được giao dịch ngày 31/7 là 63.000 đồng/cổ phiếu thì tổng giá trị cổ phiếu SQC ông Tâm hiện đang nắm giữ lên tới gần 4.200 tỷ đồng và số vốn ông muốn thoái bớt là gần 1.400 tỷ đồng.
Các số nói trên thực tế chỉ là tính toán. Việc bán được hay không và bán với mức giá nào còn phải chờ thời gian bởi tính thanh khoản của cổ phiếu này là rất thấp, rất ít người mua cũng như gần như không có người bán. Suốt từ ngày lên sàn đầu 2010 tới nay, cổ phiếu SQC gần như không có giao dịch. Trong 10 phiên gần đây, lượng giao dịch trung bình chỉ đạt 100 cổ phiếu.
Sự kiện này cho thấy 1 hiện tượng là trong thời gian gần đây, trái ngược với xu hướng thâu tóm doanh nghiệp khi giá cổ phiếu ở mức bèo bọt, nhiều đại gia cũng đang tìm mọi cách rút hết vốn tại các doanh nghiệp của mình, bất chấp doanh nghiệp đó đang làm ăn tốt hay xấu.
Trường hợp hàng loạt nhân vật chủ chốt của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (mã DLG) bán chui cổ phiếu hồi cuối tháng 6 vừa qua là 1 ví dụ.
Theo đăng ký, người chủ tịch và nhiều lãnh đạo DLG bán cổ phiếu từ 26/6/2012 nhưng trên thực tế bà Hương (vợ Chủ tịch HĐQT) đã bán hơn 1 triệu cổ phiếu từ ngày 21/6. Một loạt nhân vật khác như chị chủ tịch, thành viên HĐQT, phó tổng giám đốc… mỗi người bán hàng trăm ngàn cổ phiếu trước thời hạn đăng ký.
Trước đó, giới đầu tư đã nhiều lần xôn xao về các vụ “thoát xác” ngoạn mục của nhiều đại gia tại ngân hàng Sacombank (sau vụ thâu tóm), tại SHN (trước khi chủ tịch tuyên bố nguy cơ phá sản), THV (trước khi tình hình rủi ro mất thanh khoản lộ ra)…
Một loạt cổ đông lớn (cả tổ chức và cá nhân) cũng đã thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp như SCR, PTI, VNT, CSG, CII, GMD…
Gom tiền tươi
Việc lén lút bán cổ phiếu của các đại gia tại các doanh nghiệp “có vấn đề” thì rất dễ giải thích. Trong hầu hết các trường hợp, cái lợi mà các cổ đông lớn thu về khi bán chui cổ phiếu lớn hơn nhiều so với việc họ giữ lại hoặc mua bán công khai.
Thực tế cho thấy sau mỗi vụ các cổ đông chủ chốt tại các doanh nghiệp bán chui cổ phiếu, giá cổ phiếu thường sụt giảm mạnh và thông thường sau đó là những thông tin không mấy tốt lành về doanh nghiêp.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cổ đông lớn bán cổ phiếu của cả những doanh nghiệp đang làm ăn khá tốt. Thực tế, trên thị trường tài chính, hoạt động chốt lời là hiện tượng rất bình thường. Nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu vào ở mức giá thấp và bán ra ở mức giá cao hơn để hiện thực hóa lợi nhuận.
Sản xuất và kinh doanh ngày càng đình đốn.
Trước tình trạng trên, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hồi cuối quý I, CTCP Cơ điện lạnh REE đã bán toàn bộ hơn 42 triệu cổ phiếu STB của Ngân hàng Sacombank và Đường Biên Hòa (BHS) trong đợt đăng ký bán toàn bộ hơn 1,44 triệu cổ phiếu STB.
Đằng sau các vụ mua bán này ít nhiều có liên quan tới vụ thâu tóm cổ phiếu STB nhưng nó cũng được giải thích là để co gọn lại hoạt động đầu tư tài chính của mình và dịch chuyển về mảng kinh doanh cốt lõi hoặc nhằm thu hồi vốn đầu tư.
Hoặc gần đây, lý do khi thành viên gia đình chủ tịch HĐQT THV thoái vốn được đưa ra là để lấy tiền hỗ trợ cho hoạt động của THV…
Ở 1 khía cạnh nào đó, những cú thoái vốn của các đại gia cho thấy có dấu hiệu của sự khan hiếm tiền mặt hoặc dấu hiệu của sự kém hấp dẫn của các cổ phiếu. Họ đã phải bán ra 1 lượng lớn cổ phiếu ở thời điểm mà mức giá rất thấp, có khi chỉ bằng 10% so với đỉnh cao.
Trường hợp ông Đặng Thành Tâm đăng ký bán 22 triệu cổ phiếu SQC trị giá tới gần 1.400 tỷ đồng (trong khi SQC đang có lợi nhuận tăng lên khá mạnh) cũng có thể khiến giới đầu tư hình dung về 1 khả năng thoái vốn vì khan hiếm tiền mặt, cũng có thể để chốt lời để tìm cơ hội khác… Nhưng nó vẫn khiến giới đầu tư còn nhiều thắc mắc.
Thông thường trên thế giới, các tỷ phú thường nắm giữ rất chắc tỷ lệ cổ phiếu tại các doanh nghiệp con cưng do họ dựng lên, tại những doanh nghiệp lớn và làm ăn ổn định. Việc đầu tư tiền vào các kênh đầu tư khác chắc hẳn khó có thể bằng vào chính doanh nghiệp của mình mà mình biết tường tận và có hoạt động lành mạnh.
Sau việc tính dứt bỏ, bán đi 1 lượng lớn cổ phiếu SQC, giới đầu tư đang đặt ra vấn đề tính hấp dẫn của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (TTCK) nói chung.
Trước đây, mỗi khi 1 doanh nghiệp được lên sàn là các ông chủ coi như đã lên 1 “đẳng” mới. Từ mức vốn rất khiêm tốn, thậm chí vốn ảo, cổ phiếu tăng vèo vèo, 1 chấm, 2 chấm, rồi 10 chấm… Giá trị tài sản (tính theo giá cổ phiếu) của nhiều đại gia tăng chóng mặt, vào tốp này tốp kia của những người giàu nhất trên TTCK.
Cùng với đó, các đại gia liên tiếp phát hành thêm, in thêm cổ phiếu để gia tăng quy mô của doanh nghiệp và thực sự với nhiều người thoái vốn vào những thời điểm sốt như vậy (2007, 2009) thì lượng tiền của họ có thể nói là khổng lồ.
Tuy nhiên, sự thật đằng sau những gì mà doanh nghiệp làm được không hề tương xứng với cái giá mà các nhà đầu tư phải trả để mua cổ phiếu. Bên cạnh đó, sự pha loãng liên tục rồi sự lừa đảo, vi phạm, sai phạm trắng trợn trên.
TTCK khiến niềm tin bị mai một. Một lớp nhà đầu tư nhỏ lẻ (một trong những nền tảng của nhà đầu tư tổ chức) đã tỉnh táo hơn. Sự tham gia của họ vào TTCK ngày càng thưa hơn và thận trọng hơn. Đây cũng chính là lý do khiến TTCK luôn rơi vào tình trạng ảm đạm. Nền kinh tế ngày càng thiếu vốn trầm trọng cho sản xuất.
theo Dân Trí
http://webwarper.net/ww/~av/caunhatt...khoi-viet-nam/
hangtanphat.blogspot.com/2012/08/lan-song-cuon-goi-va-thao-chay-khoi.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét