Ngậm ngùi chuyện vị tướng đi làm chế độ bị 'hành'...
29/05/2015 10:54
(TNO) Tôi được biết thiếu tướng Đ. M. T từ 40 năm trước. Nghĩa là từ sau ngày đất nước thống nhất năm 1975. Khi đó, ông còn là trưởng phòng của Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, bởi ông là bố của người bạn thân cùng lớp đại học với tôi.
Sở dĩ không nêu tên ông đầy đủ là vì ông không muốn tôi viết câu chuyện này lên mặt báo, e sẽ không hay cho nhiều ngành, nhiều cấp. Song nhận thấy chuyện không chỉ của riêng một cá nhân mà còn là quyền lợi của nhiều cựu quân nhân cũng như cán bộ dân sự khác đã tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia đang bị "ngắc" vì hồ sơ yêu cầu quá vô lý, tôi vẫn quyết định viết ra mà không xin phép ông lần nữa. Trước đó, khi tôi nhờ ông coi lại bài viết để góp ý thêm thì ông nhắn: "Bảo với cậu ấy đừng viết, nếu làm thế sẽ khiến họ khó xử vì dù sao bác cũng là cựu cán bộ tuyên huấn. Bác tin rồi thì chính sách này sớm muộn cũng sẽ được chỉnh sửa thôi, khỏi vội..."
Cuộc chiến tranh biên giới tây nam để bảo vệ biên cương Tổ quốc năm 1979, đồng thời cũng là chống lại họa diệt chủng Khmer Đỏ, giúp nhân dân Campuchia có được hòa bình, hạnh phúc như hôm nay, là một cuộc chiến đấu gian khổ. Việt Nam đã đưa hàng chục vạn lượt cán bộ chiến sĩ quân tình nguyện và chuyên gia các ngành khác nhau sang giúp nước bạn không quản hy sinh, gian khổ. Mới đây, vào năm 2014, Nhà nước ban hành một thông tư hướng dẫn về chế độ chính sách đối với những cán bộ, chiến sĩ trong và ngoài quân đội đã tham gia chiến đấu và công tác ở chiến trường Campuchia. Theo đó, chế độ được hưởng sẽ tính theo năm công tác trên đất bạn. Cứ có 1 năm công tác (12 tháng) thì sẽ được 2 triệu đồng tiền trợ cấp rồi nhân với số năm của mỗi người. Đây là một chính sách rất có ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với những người đã góp công sức và máu xương cho sự nghiệp cách mạng.
Tướng Đ.M.T đi chiến trường Campuchia ngay từ năm 1979 với cương vị là phó sư đoàn trưởng về chính trị, Sư đoàn 779. Năm 1985, ông được phong thiếu tướng (khi quân đội ta lúc đó cũng mới chỉ có 120 vị tướng chứ không như bây giờ), làm Đoàn phó Đoàn 978 (Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Campuchia). Năm 1988, ông trở về nước. Trước khi về hưu, ông là cục phó Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị và hiện đang sống ở quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Ông chia sẻ: "Thứ nhất, tớ tham gia giành chính quyền tại huyện Kim Bảng, Hà Nam năm 1945, sau đó vào quân đội ngay thì lấy đâu ra Giấy gọi nghĩa vụ quân sự. Thứ hai, chúng tớ khi sang Campuchia thì quyết định là quyết định điều động tập thể. Sau này họ chỉ phát cho một tờ sao y bản chính có dấu đỏ đàng hoàng chứ lấy đâu ra mỗi người một quyết định gốc như thông tư hướng dẫn yêu cầu”.
Vị tướng già nay đã 86 tuổi, gầy yếu, tâm sự rất thật lòng: "Anh em làm chính sách có thể do trẻ quá nên họ chưa hiểu, chắc dần dần rồi sẽ hiểu thôi. Nhưng tại sao lại cứng nhắc quá vậy để những người già cả phải chạy đi chạy lại? Mà có phải là một mình tớ đâu, rất nhiều anh em là thượng tá, đại tá cũng chịu vậy”.
Tôi hiểu rằng, việc làm chặt chẽ cũng có lý của nó bởi chiến tranh đã lùi xa, nếu làm không chặt, sẽ bị lợi dụng. Điều đó dễ gây thất thoát ngân sách, cũng là tiền đóng thuế của dân, làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của sự hy sinh của những người đi trước. Trong một báo cáo vào tháng 6.2013, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: trong 5 năm, đã phát hiện, đình chỉ trợ cấp 7.100 người giả mạo, man khai hồ sơ thương binh, cựu chiến binh... thu hồi nộp ngân sách 75 tỉ đồng của gần 3.400 trường hợp trong số đó. Không lẽ người giả danh hưởng sai chính sách thì không ít mà người xứng đáng lại bị làm khó vậy sao ?
Mong các cơ quan ban hành chính sách nên xem lại và có những điều chỉnh cho thực tế hơn, chí ít thì cũng có những đặc cách nhất định đối với các bậc tướng lĩnh và sĩ quan cao cấp. Lý lịch đảng viên cũng nên xem là một xác nhận cho việc họ tham gia chiến trường giai đoạn nào, thuộc đơn vị nào, v.v.
Phải làm sao để những người như tướng Đ.M.T được nhận trợ cấp chính sách như một niềm vui, niềm kiêu hãnh của người lính. Những người lính như ông có sự tự trọng rất cao. Họ đã sống cả cuộc đời rất thanh bạch và khi về hưu, không có nguồn nào khác ngoài trợ cấp hưu trí. Không nên để họ mệt mỏi, thiệt thòi và tủi thân khi làm hồ sơ nhận mấy triệu đồng. Đó là trách nhiệm của chúng ta, những người đang chịu ơn các thế hệ đi trước
Trong bài viết cả những người liên quan đều thừa nhận những chính sách của Đảng và nhà nước ra là rất tốt cho những người có công. Và việc chậm trong cách xử lý do đảm đảm bảo theo quy trình đảm bảo quyền lợi cho họ tốt nhất. Không hiểu người viết giật tên bài này có biết đọc và lọc dân chứng không khi đặt tên không liên quan như vậy. Đừng lạm dụng từ dân oan đứng lấy đó làm chiêu bài giật típ câu like như vậy thiếu văn hóa và đạo đức!
Trả lờiXóachính sách của Đảng và nhà nhà nước ta dành cho những người có công với Cách mạng là rất tốt đó là sự đãi ngộ với họ bởi họ đã cống hiến hy sinh một phần máu thịt để giữ gìn non sông đất nước bảo vệ quê hương xóm làng,đó là để đảm bảo quyền lợi cho họ,nhưng bài viết lại nói quá rằng chính sách với họ quá chậm hay chưa thỏa đáng đó là những lời sai trái và ngụy biện.
Xóanhững người đã có cống hiến công lao với dân tộc đất nước thì họ xứng đáng được hưởng các quyền lợi,đó là thể hiện sự biết ơn đối với họ và bù đắp một phần nào đó cho họ,nhưng đôi khi cũng có trường hợp có sự thiếu sót nhưng Đảng và nhà nước luôn có giải quyết thỏa đáng và không để ai bị thiệt thòi cho những người có công
Xóacác chính sách đối với những người đã có công,cống hiến cho đất nước dân tộc thì nhà nước ta rất quan tâm và luôn có các chính sách đối đãi đối với họ để ai cũng được hưởng quyền lợi chính đáng,khi đã có đủ giấy tờ chứng minh đã tham gia hoạt động cho cách mạng thì họ luôn được hưởng quyền lợi chính đáng,chứ không phải như bài viết nói những lời lẽ rất xuyên tạc và sai sự thật như vậy
XóaNghe Tuong oan tuong nghiem trong -te ra la do may nguoi ra thong tri ve chinh sach dot nat ,khong ro rang ma tac gia lai dao to bua to nghe phan cam qua.
Trả lờiXóa