Chào tất cả quý bà con cô bác trên khắp năm châu.
Từ lâu gia đình chúng tôi đã gặp rất nhiều điều ức chế với đại sứ Việt Nam tại Đức. Nhưng vì đã tìm đủ mọi cách mà vẫn không cách nào "trị" được cái thói chặt chém của họ.
Nay vớ được trang facebook mở này nên tôi xin chia sẻ với quý vị những kinh nghiệm tồi tệ mà gia đình, anh em, bạn bè chúng tôi từng trải khi có việc đụng đến đại sứ VN ở Đức.
1. Năm 1990 vì sợ trở về thăm gia đình bên VN sẽ bị bắt do ngày xưa đóng ghe đi vượt biển và trên đường trốn chạy đã tông chìm tàu của công an Vũng Tàu nên anh họ tôi đã xin nhập tịch Đức.
Khi làm đơn nhập tịch chính phủ Đức chỉ yêu cầu đóng 200 D-Mark lệ phí, nhưng phía ĐSQVN bắt phải đóng 500 D-Mark mới cho thôi quốc tịch VN.
Anh tôi thắc mắc là tại sao từ bỏ quốc tịch mà phải đóng tới 500 D-Mark trong khi một đồng D-Mark lúc đó ăn đứt 27000 VNĐ thì họ đập bàn quát rằng:
- Đừng có lôi thôi. Bọn phản động chúng mày muốn quay lưng với đất nước à ? Chúng tao đếch cần, nhưng muốn xong việc thì đưa cho đủ, còn không về nhà mà ngủ.
Chị dâu tôi do sợ chuyện nhập tịch gặp rắc rối nên bấm bụng bảo anh tôi đóng đại số tiền cho xong việc.
Đến khi cầm trong tay tờ xác nhận thôi quốc tịch và nhìn con dấu ghi rõ ràng ĐSQVN tại Đức và do viên đại sứ lúc đó ký. Vậy mà họ lại phịa rằng phải gửi hồ sơ về nước để chính phủ VN ký nên phải cần lệ phí cao như vậy và phải chờ hơn 9 tháng.
Điều này đã khiến anh họ tôi không thể về VN được vì trong thời gian 9 tháng mẹ anh ấy qua đời và chưa có quốc tịch Đức nên chưa dám về.
2. Trong vùng tôi ở có bác kia tuổi cũng trên 75. Vì bố của bác qua đời vào năm 1997 nên bác ấy cực chẳng đã mới nhờ con cái chở tới tận Frankfurt để xin Visa gấp về đưa tang bố. Trước đó bác chưa hề về VN vì tuổi lớn và bệnh tật bác không thể đi máy bay thường xuyên được.
Xem passport biết bác ấy qua Đức từ năm 1985 mà chưa về nước lần nào nên nhân viên làm việc ở ĐSQVN tại Frankfurt đã hỏi một cách xấc xược và hỗn láo rằng:
- Cuối cùng mày cũng mò về, không cương nổi đúng không ?
Bác ấy giận lắm, tính cầm gậy quật cho kẻ mất dạy này một cái vì cách xưng hô xấc láo. Nhưng bác kịp kiềm chế và hỏi lại:
- Tôi đã làm gì các anh mà anh lại dùng từ vô lễ với một người đáng tuổi cha chú của anh thế ?
Y quát lại:
- Mày câm mồm. Bọn nguỵ quân chúng mày tao còn lạ gì. Cứ 30.04. là chúng mày lại diễn trò hò hét ầm ĩ trước cổng đại sứ quán. Giờ lại đến đây xin với thưa à ? Chúng mày liệu hồn đấy. Toàn bộ mặt mũi chúng mày bọn tao đã thu hình đầy đủ. Bố láo là no đòn tại VN đấy.
Bác già chưng hửng vì từ ngày qua Đức bác ở cách Frankfurt cả 500 km, lại do bị di chứng bại liệt một nữa người nên đi lại rất khó khăn. Thế thì còn sức đâu mà tham gia này nọ.
Nhưng vì không muốn mất cơ hội về nhìn mặt bố lần cuối nên bác ấy dịu giọng:
- Chắc anh nhầm người. Thân tôi như thế này mà làm được gì. Xin anh giải quyết sớm để tôi còn về. Chứ quá giấc trưa tôi không kịp uống thuốc lại khổ cho tôi.
Gã nhân viên chửi rủa thêm một hồi và bắt đóng 100 D-Mark gọi là phí cấp Visa khẩn cấp rồi ném trả cái passport cho bác già một cách vô học.
3. Em trai tôi cưới vợ từ VN sang, cho nên cứ 5 năm cô vợ phải gia hạn Passport một lần vì vẫn giữ quốc tịch VN và mỗi lần gia hạn phải đóng 130 Euro trong khi bảng giá ghi rõ ràng 25 Euro. Nhưng vì ở xa nên em dâu tôi ngại đến trực tiếp để đôi co và đành chấp nhận để chúng nuốt 130 Euro.
Tuy nhiên năm vừa rồi hộ chiếu của em dâu tôi hết hạn thông hành và phải đổi cái mới. Qua điện thoại em tôi đã hỏi rõ ràng là lệ phí bao nhiêu thì nữ nhân viên sứ quán cầm phôn nói oang oang rằng:
- Chúng tôi còn hàng trăm khách đang đợi ở ngoài. Chúng tôi làm việc theo quy định của nhà nước ban hành. Cô có muốn thắc mắc gì thì trình lên chủ tịch nước.
Bây giờ cô gửi hộ chiếu cũ và một tấm hình passfoto mới nhất kèm 170 Euro lệ phí làm hộ chiếu mới và 35 Euro tiền tem cước bưu điện. Tất cả gửi bảo đảm theo dạng hồi chứ ký của người nhận cho người gửi.
Em dâu tôi nghe xong tái cả mặt vì lệ phí niêm yết ghi một đàng mà thu tiền một nẻo.
Nhưng cũng vì ở xa và đang cần Passport để về thăm bố mẹ nhân dịp hè nên em tôi ngậm bồ hòn cho qua chuyện vì biết thưa gửi ở đâu bây giờ.
Thư gửi đúng như yêu cầu và hai ngày sau nhận được hồi báo của bưu điện rằng thư đã đến tay người nhận.
Đợi thêm hai tuần nữa vẫn không thấy động tĩnh gì nên em dâu tôi gọi lại hỏi thì cô ta nói rằng đã nhận hộ chiếu rồi và bảo em tôi chờ vài ngày vì máy in bị hỏng nên chưa làm xong.
Em tôi an tâm chờ và lại hai tuần nữa trôi qua mà chả thấy passport đâu nên gọi lại hỏi. Lần này thì giọng một người phụ nữ khác. Bà ta nói em tôi chờ để xem hộ chiếu nằm ở đâu. Khoảng nữa tiếng sau bà ta nói tỉnh queo rằng:
- Em gái ơi, chị không tìm thấy hộ chiếu em trong hồ sơ lưu trữ ở đây. Em có chắc chắn là đã gửi đến cho đại sứ quán ở Frankfurt không ?
Em tôi trình bày lại mọi chuyện từ đầu đến cuối. Nhưng bà kia vẫn khăng khăng là không thấy hộ chiếu của em dâu tôi và yêu cầu cầu gửi gấp hình thẻ và đóng 170 Euro cộng 15 Euro lệ phí bưu điện để cấp cho hộ chiếu mới, khỏi cần hộ chiếu cũ.
Em tôi không đồng ý và thắc mắc rằng làm cách nào bà ta biết số hộ chiếu của em tôi mà cấp mới. Bà ta trả lời:
- Khó gì chuyện đó chứ em. Chị gọi cho cục xuất nhập cảnh VN sẽ có số hộ chiếu của em thôi.
Em tôi vẫn bực mình:
- Chị nói không thấy Passport của em, thế sao bưu điện báo là chỗ chị đã nhận được và cộng sự của chị cũng đã khẳng định với em trước đó. Giờ chị nói không thấy sao nghe lạ vậy ?
Lúc này bà ta nổi nóng:
- Này, đừng có dài dòng ở đây. Tôi bảo không thấy là không thấy. Bọn bưu điện Đức cũng lằng nhằng chứ chả vừa. Chỉ trong tháng này cũng đã mất hàng chục lá thư tương tự gửi đến ĐSQ.
Bây giờ cô muốn nhanh chóng nhận hộ chiếu thì cứ làm như tôi đã nói.
Em dâu tôi vẫn chưa chịu thua:
- Được, chị nói bưu điện Đức làm mất thư. Để em đem đoạn ghi âm cuộc nói chuyện của em và chị ra cho họ xem với xác nhận thư đã đến để họ bồi thường thiệt hại cho em.
Nghe đến đây bà ấy cúp máy cái rụp và cả một tuần sau không tài nào liên lạc bằng điện thoại được nữa. Có khi được thì cán bộ nào đó lại bảo việc này không trực tiếp thụ lý nên không giải quyết được. Còn bà kia thì đang bận nên liên lạc lại sau. Nhưng không bao giờ liên lạc được.
Nhưng chỉ còn 1 tuần nữa là em dâu tôi lên đường về VN nên cô ta sốt ruột gọi cho một người bạn có quan hệ gì đó với một nhân viên sứ quán ở Berlin nhờ anh ta giúp. Quả nhiên sau 3 ngày ngồi trên đống lửa em dâu tôi được báo là hãy cầm hình thẻ và số tiền như đã yêu cầu, trừ phí bưu điện, đến thẳng Frankfurt để được cấp hộ chiếu ngay trong ngày.
Và quả thật em tôi đã có hộ chiếu và phải đóng tới 200 Euro vì là nhận trực tiếp.
Thật uất ức không thể tưởng được.
Fb Thang Tran
Từ lâu gia đình chúng tôi đã gặp rất nhiều điều ức chế với đại sứ Việt Nam tại Đức. Nhưng vì đã tìm đủ mọi cách mà vẫn không cách nào "trị" được cái thói chặt chém của họ.
Nay vớ được trang facebook mở này nên tôi xin chia sẻ với quý vị những kinh nghiệm tồi tệ mà gia đình, anh em, bạn bè chúng tôi từng trải khi có việc đụng đến đại sứ VN ở Đức.
1. Năm 1990 vì sợ trở về thăm gia đình bên VN sẽ bị bắt do ngày xưa đóng ghe đi vượt biển và trên đường trốn chạy đã tông chìm tàu của công an Vũng Tàu nên anh họ tôi đã xin nhập tịch Đức.
Khi làm đơn nhập tịch chính phủ Đức chỉ yêu cầu đóng 200 D-Mark lệ phí, nhưng phía ĐSQVN bắt phải đóng 500 D-Mark mới cho thôi quốc tịch VN.
Anh tôi thắc mắc là tại sao từ bỏ quốc tịch mà phải đóng tới 500 D-Mark trong khi một đồng D-Mark lúc đó ăn đứt 27000 VNĐ thì họ đập bàn quát rằng:
- Đừng có lôi thôi. Bọn phản động chúng mày muốn quay lưng với đất nước à ? Chúng tao đếch cần, nhưng muốn xong việc thì đưa cho đủ, còn không về nhà mà ngủ.
Chị dâu tôi do sợ chuyện nhập tịch gặp rắc rối nên bấm bụng bảo anh tôi đóng đại số tiền cho xong việc.
Đến khi cầm trong tay tờ xác nhận thôi quốc tịch và nhìn con dấu ghi rõ ràng ĐSQVN tại Đức và do viên đại sứ lúc đó ký. Vậy mà họ lại phịa rằng phải gửi hồ sơ về nước để chính phủ VN ký nên phải cần lệ phí cao như vậy và phải chờ hơn 9 tháng.
Điều này đã khiến anh họ tôi không thể về VN được vì trong thời gian 9 tháng mẹ anh ấy qua đời và chưa có quốc tịch Đức nên chưa dám về.
2. Trong vùng tôi ở có bác kia tuổi cũng trên 75. Vì bố của bác qua đời vào năm 1997 nên bác ấy cực chẳng đã mới nhờ con cái chở tới tận Frankfurt để xin Visa gấp về đưa tang bố. Trước đó bác chưa hề về VN vì tuổi lớn và bệnh tật bác không thể đi máy bay thường xuyên được.
Xem passport biết bác ấy qua Đức từ năm 1985 mà chưa về nước lần nào nên nhân viên làm việc ở ĐSQVN tại Frankfurt đã hỏi một cách xấc xược và hỗn láo rằng:
- Cuối cùng mày cũng mò về, không cương nổi đúng không ?
Bác ấy giận lắm, tính cầm gậy quật cho kẻ mất dạy này một cái vì cách xưng hô xấc láo. Nhưng bác kịp kiềm chế và hỏi lại:
- Tôi đã làm gì các anh mà anh lại dùng từ vô lễ với một người đáng tuổi cha chú của anh thế ?
Y quát lại:
- Mày câm mồm. Bọn nguỵ quân chúng mày tao còn lạ gì. Cứ 30.04. là chúng mày lại diễn trò hò hét ầm ĩ trước cổng đại sứ quán. Giờ lại đến đây xin với thưa à ? Chúng mày liệu hồn đấy. Toàn bộ mặt mũi chúng mày bọn tao đã thu hình đầy đủ. Bố láo là no đòn tại VN đấy.
Bác già chưng hửng vì từ ngày qua Đức bác ở cách Frankfurt cả 500 km, lại do bị di chứng bại liệt một nữa người nên đi lại rất khó khăn. Thế thì còn sức đâu mà tham gia này nọ.
Nhưng vì không muốn mất cơ hội về nhìn mặt bố lần cuối nên bác ấy dịu giọng:
- Chắc anh nhầm người. Thân tôi như thế này mà làm được gì. Xin anh giải quyết sớm để tôi còn về. Chứ quá giấc trưa tôi không kịp uống thuốc lại khổ cho tôi.
Gã nhân viên chửi rủa thêm một hồi và bắt đóng 100 D-Mark gọi là phí cấp Visa khẩn cấp rồi ném trả cái passport cho bác già một cách vô học.
3. Em trai tôi cưới vợ từ VN sang, cho nên cứ 5 năm cô vợ phải gia hạn Passport một lần vì vẫn giữ quốc tịch VN và mỗi lần gia hạn phải đóng 130 Euro trong khi bảng giá ghi rõ ràng 25 Euro. Nhưng vì ở xa nên em dâu tôi ngại đến trực tiếp để đôi co và đành chấp nhận để chúng nuốt 130 Euro.
Tuy nhiên năm vừa rồi hộ chiếu của em dâu tôi hết hạn thông hành và phải đổi cái mới. Qua điện thoại em tôi đã hỏi rõ ràng là lệ phí bao nhiêu thì nữ nhân viên sứ quán cầm phôn nói oang oang rằng:
- Chúng tôi còn hàng trăm khách đang đợi ở ngoài. Chúng tôi làm việc theo quy định của nhà nước ban hành. Cô có muốn thắc mắc gì thì trình lên chủ tịch nước.
Bây giờ cô gửi hộ chiếu cũ và một tấm hình passfoto mới nhất kèm 170 Euro lệ phí làm hộ chiếu mới và 35 Euro tiền tem cước bưu điện. Tất cả gửi bảo đảm theo dạng hồi chứ ký của người nhận cho người gửi.
Em dâu tôi nghe xong tái cả mặt vì lệ phí niêm yết ghi một đàng mà thu tiền một nẻo.
Nhưng cũng vì ở xa và đang cần Passport để về thăm bố mẹ nhân dịp hè nên em tôi ngậm bồ hòn cho qua chuyện vì biết thưa gửi ở đâu bây giờ.
Thư gửi đúng như yêu cầu và hai ngày sau nhận được hồi báo của bưu điện rằng thư đã đến tay người nhận.
Đợi thêm hai tuần nữa vẫn không thấy động tĩnh gì nên em dâu tôi gọi lại hỏi thì cô ta nói rằng đã nhận hộ chiếu rồi và bảo em tôi chờ vài ngày vì máy in bị hỏng nên chưa làm xong.
Em tôi an tâm chờ và lại hai tuần nữa trôi qua mà chả thấy passport đâu nên gọi lại hỏi. Lần này thì giọng một người phụ nữ khác. Bà ta nói em tôi chờ để xem hộ chiếu nằm ở đâu. Khoảng nữa tiếng sau bà ta nói tỉnh queo rằng:
- Em gái ơi, chị không tìm thấy hộ chiếu em trong hồ sơ lưu trữ ở đây. Em có chắc chắn là đã gửi đến cho đại sứ quán ở Frankfurt không ?
Em tôi trình bày lại mọi chuyện từ đầu đến cuối. Nhưng bà kia vẫn khăng khăng là không thấy hộ chiếu của em dâu tôi và yêu cầu cầu gửi gấp hình thẻ và đóng 170 Euro cộng 15 Euro lệ phí bưu điện để cấp cho hộ chiếu mới, khỏi cần hộ chiếu cũ.
Em tôi không đồng ý và thắc mắc rằng làm cách nào bà ta biết số hộ chiếu của em tôi mà cấp mới. Bà ta trả lời:
- Khó gì chuyện đó chứ em. Chị gọi cho cục xuất nhập cảnh VN sẽ có số hộ chiếu của em thôi.
Em tôi vẫn bực mình:
- Chị nói không thấy Passport của em, thế sao bưu điện báo là chỗ chị đã nhận được và cộng sự của chị cũng đã khẳng định với em trước đó. Giờ chị nói không thấy sao nghe lạ vậy ?
Lúc này bà ta nổi nóng:
- Này, đừng có dài dòng ở đây. Tôi bảo không thấy là không thấy. Bọn bưu điện Đức cũng lằng nhằng chứ chả vừa. Chỉ trong tháng này cũng đã mất hàng chục lá thư tương tự gửi đến ĐSQ.
Bây giờ cô muốn nhanh chóng nhận hộ chiếu thì cứ làm như tôi đã nói.
Em dâu tôi vẫn chưa chịu thua:
- Được, chị nói bưu điện Đức làm mất thư. Để em đem đoạn ghi âm cuộc nói chuyện của em và chị ra cho họ xem với xác nhận thư đã đến để họ bồi thường thiệt hại cho em.
Nghe đến đây bà ấy cúp máy cái rụp và cả một tuần sau không tài nào liên lạc bằng điện thoại được nữa. Có khi được thì cán bộ nào đó lại bảo việc này không trực tiếp thụ lý nên không giải quyết được. Còn bà kia thì đang bận nên liên lạc lại sau. Nhưng không bao giờ liên lạc được.
Nhưng chỉ còn 1 tuần nữa là em dâu tôi lên đường về VN nên cô ta sốt ruột gọi cho một người bạn có quan hệ gì đó với một nhân viên sứ quán ở Berlin nhờ anh ta giúp. Quả nhiên sau 3 ngày ngồi trên đống lửa em dâu tôi được báo là hãy cầm hình thẻ và số tiền như đã yêu cầu, trừ phí bưu điện, đến thẳng Frankfurt để được cấp hộ chiếu ngay trong ngày.
Và quả thật em tôi đã có hộ chiếu và phải đóng tới 200 Euro vì là nhận trực tiếp.
Thật uất ức không thể tưởng được.
Fb Thang Tran
Không hiểu ông tác giả này đã từng xin visa ở nước ngoài hay không ở nước khác cũng có nhiều trường hợp như bài báo viết có kém gì nước ta. Những người đại diện trong cơ quan nước ta ở nước ngoài họ chỉ làm đúng những chức trách của mình chứ có phải là lỗi do họ đâu. Nước nào cũng có một hai trường hợp như vậy. Chính vì lẽ đó không nhìn vào mỗi nước ta mà lên án vô căn cứ như vậy!
Trả lờiXóaĐúng là Ngố tàu . Căn cứ có mà đầy .
XóaCâu chuyện hài hước quá, thôi đi lũ cáo già, giờ giả nai tỏ ra lương thiện. Bịa đăt xuyên tạc thế là quá đủ rồi, chính sách của Đảng, Nhà nước có phải vậy không thì bọn viết bài đều biết. Câu chuyện này chủ yếu là muốn xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng. Nhà nước ta thực hiện chính sách dân tộc tôn giáo, đã bao giờ không coi trọng người Việt ở nước ngoài, kể cả những người trước làm việc cho chế độ VNCH. Nói thì nói chứ đừng có đổ thừa là chính sách của Đảng, Nhà nước là như vậy.
Trả lờiXóa