Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Diễn châu Nghệ an - chính quyền cướp chợ, đàn áp dân lành

Chợ Sò thị trấn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An: Ai làm nên máu đổ?

Báo Người cao tuổi nhận được bản kiến nghị khẩn cấp của 5 chi bộ, thư kêu cứu của hội viên Hội NCT, đơn thỉnh cầu của các khối và nhiều đơn thư của người dân thị trấn Diễn Châu, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An về việc Chợ Sò bị tàn phá. Máu của nhiều người dân vô tội đã đổ. Nhưng chính quyền địa phương làm ngơ, gây tình hình bất ổn ở địa bàn…
UBND huyện Diễn Châu lừa dân
Chợ Sò ở thị trấn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An có hàng trăm năm nay, gắn liền với lịch sử phủ Diễn Châu, trở thành một ngôi chợ truyền thống của nhân dân trong vùng. Năm 1996 chợ di chuyển về Ngã ba Diễn Châu với diện tích 16.000m2. Năm 2009, UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt khu đất này cho một Công ty tư nhân xây dựng Khu Trung tâm Thương mại, khách sạn. Theo quy hoạch, khu đất này để lại cho Thị trấn Diễn Châu 2.195,3m2 đất để làm “Chợ Xanh”. Huyện uỷ, UBND huyện Diễn Châu thông báo trước  Hội nghị Đảng bộ thị trấn: “Động viên bà con tiểu thương chuyển về Sân vận động thuộc khối 5 họp chợ tạm trong vòng 18 tháng, Trung tâm Thương mại, khách sạn xây dựng xong thì bà con trở lại chợ họp”. Nhưng khi Trung tâm Thương mại, khách sạn xây dựng xong đất bị lấn chiếm chỉ còn 500m2, sai với quy hoạch đã phê duyệt, diện tích không đủ làm chợ. Do đó chợ phải họp tạm ở Sân vận động từ bấy đến nay.
Từ năm 2010 đến nay, thị trấn Diễn Châu nhiều lần xin UBND huyện nâng cấp xây dựng Chợ Sò tại chỗ, hoặc xin xây dựng ở một chỗ khác trên đất thị
Tiểu thương bị đánh đập dã man.
Tiểu thương bị đánh đập dã man.
trấn, nhưng huyện kiên quyết không cho. Cuối tháng 10/2013, chợ xã Diễn Thành xây dựng xong chuẩn bị khánh thành, UBND huyện Diễn Châu chủ trương xoá bỏ Chợ Sò. Ngày 27/10/2013, UBND huyện Diễn Châu quyết định đóng cửa Chợ Sò  bằng thông báo số 81/TB-UBND chấm dứt hoạt động, cắt điện, đóng cửa chợ, giải tán Ban Quản lí chợ. Cán bộ, đảng viên, nhân dân thị trấn Diễn Châu thấy đây là thông báo vi phạm quy chế dân chủ, chủ quan, vội vàng, duy ý chí, chưa thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Đảng bộ thị trấn họp mở rộng bàn về vấn đề chợ, mời Huyện uỷ, UBND và các ban, ngành nhưng không có cán bộ nào về dự.
Vì đời sống của 600 hộ tiểu thương, cuộc sống của hơn 2.400 người hằng ngày nhờ vào chợ để ổn định kinh tế gia đình, vì quyền lợi của nhiều người dân, bởi Chợ Sò là nơi giao dịch mua bán quen thuộc của dân trên địa bàn nên toàn thể đảng viên và nhân dân các khối trong thị trấn họp đề nghị UBND huyện chưa thực hiện thông báo 81 giải tán Chợ Sò. Để chợ hoạt động đến sau tết Nguyên đán Giáp Ngọ.
Trong khi ý kiến của cán bộ, đảng viên, nhân dân thị trấn Diễn Châu huyện chưa giải quyết, vào lúc 6 giờ 30 phút ngày 22/11/2013 xã Diễn Thành theo chỉ đạo của huyện huy động 300 người dùng gậy gộc, xà beng, cuốc, xẻng, dao, búa, kìm xông vào phá Chợ Sò, xảy ra xô xát làm 6 người bị thương.
Trước tình hình vô cùng phức tạp, để tránh xảy ra án mạng, ngày 23/11/2013 Đảng bộ thị trấn tổ chức họp mở rộng, mời Huyện uỷ, UBND và các ban, ngành của huyện về đối thoại. Đảng bộ thị trấn đề nghị:
- Để chợ vẫn hoạt động bình thường.
- Không giải tán Ban Quản lí chợ.
- Không cắt điện khu vực chợ.
- Tăng cường công tác an ninh, trật tự tại chợ.
Sau một buổi đối thoại căng thẳng, ông Lê Văn Cầm, Bí thư Huyện uỷ; ông Nguyễn Ngọc Võ, Chủ tịch UBND huyện xin lỗi Đảng bộ về việc làm sai vừa rồi, hứa tạo điều kiện thuận lợi cho dân làm ăn, về chúng tôi bàn bạc suy nghĩ lại. Nhưng phát biểu của cán bộ huyện chỉ để đánh lừa nhân dân thị trấn mà thôi. Sau đó huyện huy động lực lượng mạnh cho phá Chợ Sò.
Chợ Sò bị cưỡng chế san phẳng chỉ còn là một bãi rác.
Chợ Sò bị cưỡng chế san phẳng chỉ còn là một bãi rác.
Nhiều người dân vô tội bị đánh đập dã man
Vào lúc 13 giờ 45 phút ngày 29/11 huyện Diễn Châu huy động lực lượng mạnh gồm hơn 500 người xã Diễn Thành cầm xà beng, cuốc thuổng, Công an huyện mặc sắc phục không mang biển hiệu, huy động 3 xe thùng bắt tội phạm, 3 xe chở đất lấp cổng, một xe xúc gạt đến bao vây Chợ Sò. Các cửa ra vào đều cắm biển cấm quay phim chụp ảnh. Lúc đó ở chợ phần lớn là phụ nữ và bà già. Được lực lượng chức năng của huyện hỗ trợ, lực lượng xã Diễn Thành vào đập phá gây nên cảnh hỗn loạn. UBND thị trấn Diễn Châu huy động lực lượng xuống bảo vệ, bị ngăn cản không cho vào. Bỗng chốc Chợ Sò bị san phẳng. Nhiều tiểu thương bị đánh đập tàn nhẫn, phải đi nằm viện.  Bà Đặng Thị Nho, 76 tuổi vợ liệt sĩ đang dọn hàng bị ném đá tới tấp. Hoảng quá bà giơ tay xin lạy họ vẫn không tha. Một hòn đá trúng đầu máu tuôn chảy bà ngất xỉu, phải đi cấp cứu. Bà Thân Thị Thị, 69 tuổi cựu thanh niên xung phong, là thương binh, vợ liệt sĩ bị đẩy ngã sấp, họ dùng gậy đánh liên tiếp vào đầu, vào lưng, ngay trước mặt Công an. Do vết thương quá nặng bà Thị phải đi nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Diễn Châu. Các ông bà Lê Thị Thịnh, Cao Thị Cúc, Nguyễn Thị Trương, Hồ Đức Hành, Phạm Thị Thiết, Lê Thị Thảo, Trịnh Thị Lan và nhiều người khác bị đánh trọng thương. Nhìn cảnh hỗn loạn, chợ bỗng chốc tan hoang, dân vô tội bị đánh oan uổng, nhiều bậc lão thành cách mạng thấy mình bất lực đã bật khóc. Điển hình như cụ: Lê Thị Đức, 70 năm tuổi Đảng; Lê Song Hương, cán bộ tiền khởi nghĩa; Anh hùng LLVT  Bùi Thanh Hương. Người dân thị trấn Diễn Châu vô cùng bi quan, hoang mang và bức xúc.
Việc làm của UBND huyện Diễn Châu gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng, làm cho hàng trăm hộ tiểu thương bỗng chốc trở thành tay trắng. Theo thống kê ban đầu, 4 nhà để xe, hàng trăm ki – ốt bị tàn phá, bà con tiểu thương thiệt hại trên 3 tỉ đồng. Hàng nghìn người không có việc làm trong bối cảnh kinh tế đang vô cùng khó khăn, tết Nguyên đán đến cận kề. Dân không có chợ, nay họp trên các vỉa hè ảnh hưởng trật tự và mĩ quan đường phố. Trong khi đó chợ giải phóng xong hơn 17.000m2 đất vàng bỏ hoang. Nguy hại hơn gây nên mâu thuẫn giữa xã Diễn Thành và thị trấn Diễn Châu vô cùng sâu sắc. Cái mất lớn nhất là lòng tin của dân với lãnh đạo, chính quyền huyện này.
Việc UBND huyện Diễn Châu huy động lực lượng đập phá Chợ Sò không tổ chức kiểm kê tài sản, hàng hoá, gây thiệt hại cho dân là vi phạm pháp luật. Cán bộ huyện đứng ra bảo vệ cho lực lượng Diễn Thành phá chợ thị trấn, phá hoại tàn sản của dân là sai. UBND xã Diễn Thành huy động lực lượng phá Chợ Sò thị trấn là vi phạm pháp luật, cần được xử lí. Đề nghị UBND huyện Diễn Châu làm rõ để cho lực lượng xã Diễn Thành phá hoại tài sản, đánh người bị thương trách nhiệm thuộc về ai, cá nhân đó phải bị xử lí nghiêm minh. UBND huyện Diễn Châu nhanh chóng điều tra, bắt những tên côn đồ được bảo kê đánh người dân vô tội bị thương. Đề nghị Công an huyện Diễn Châu trả lời cho dân biết lực lượng đi làm tại Chợ Sò hôm đó tại sao không đeo số hiệu, biển tên; UBND Thị trấn Diễn Châu nhận được thông báo dùng lực lượng tháo dỡ nhà xe, các ki – ốt tập thể, ki-ốt tiểu thương tháo dỡ sau, nhưng ngày 29/11/2013, huyện huy động lực lượng xuống san phẳng tất cả. UBND huyện trả lời cho biết tại sao lại có sự tiền hậu bất nhất trên? Trong bối cảnh hiện nay huyện cần khẩn trương cử đoàn công tác xuống làm việc với Đảng bộ và UBND thị trấn Diễn Châu ổn định tình hình nhân dân, đừng để nơi đây trở thành một điểm nóng
Bài và ảnh Hải Hưng

Long biên Hà nội ăn cướp đất của dân

Phường Cự Khối, quận Long Biên, TP Hà Nội: Bồi thường giá đất rẻ mạt, cưỡng chế trái pháp luật

Chưa có căn cứ và chưa được UBND thành phố Hà Nội cho phép hay phê duyệt, UBND quận Long Biên đã ra quyết định thu hồi đất. Sau 2 tháng ban hành quyết định thu hồi, mới phê chuẩn phương án bồi thường hỗ trợ. Giải quyết khiếu nại chưa ráo mực, UBND phường kí ngay quyết định cưỡng chế. Tiền chi cho GPMB 2 triệu đồng/m2 đất nhưng tiền bồi thường cho dân chỉ có 252 nghìn đồng/m2. Lộ ra nhiều chủ hộ nhận tiền bồi thường đất của công do địa phương quản lí. Mất dân chủ, cửa quyền khi thu hồi, cưỡng chế đất đai, gây khiếu kiện ở phường Cự Khối…
Quyết định thu hồi đất kiểu  “tiền trảm hậu tấu”
Lật lại phương án chia đất theo Nghị định 64 (NĐ 64) năm 2000 ở xã Cự Khối, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nay là phường Cự Khối, quận Long Biên ghi rõ, còn gần 98ha đất chưa sử dụng, hàng chục héc-ta đất nông nghiệp để lại không chia, diện tích đất chia theo phương án cho dân bị rút bớt… Đây chính là tiền đề của sự tham nhũng đất đai, dẫn đến cửa quyền, làm trái pháp luật của một số cán bộ có chức, có quyền ở phường và quận. Đằng sau đó là nỗi uất hận của người dân bị ăn chặn tiền khi GPMB, họ bị thu hồi đất để UBND phường, quận, đầu tư hạ tầng bán đấu giá cho người có nhiều tiền, cho dự án thuê rồi bỏ hoang, sử dụng trái mục đích, còn người dân thì mất đất, mất việc làm, nhiều người tuổi cao, sức yếu lâm vào cảnh khó khăn. Không ít dự án thu hồi đất trái Luật Đất đai, trái các quyết định của thành phố.
Ông Đào Ngọc Phách, 72 tuổi, là một trong số 13 hộ dân trong dự án, bị thu hồi 463,8m2 đất theo quyết định số 3891/QĐ-UBND ngày 21/6/2013 của UBND quận Long Biên, khẳng định quyết định này trái thẩm quyền, vì không có căn cứ nào thể hiện UBND thành phố phê duyệt cho UBND quận thu hồi 4.980m2 đất của 13 hộ dân trong đó có gia đình ông. Sự việc bại lộ khi 2 tháng sau ngày 6/8/2013, UBND thành phố mới có quyết định số 4652/QĐ-UBND giao cho UBND quận 4.980m2 đất (quận đã thu hồi của 13 hộ gia đình từ tháng 6/2013). Tại quyết định này, Điều 1, UBND thành phố thu hồi 172,8m2 đất (của hộ ông Phạm Đức Hiền – PV) là 1/13 hộ bị thu hồi gây khiếu kiện cho các hộ khác. Tại sao hộ ông Hiền có quyết định của UBND thành phố thu hồi đất, còn 12 hộ khác khi UBND thành phố chưa có quyết định thu hồi hoặc chưa phê duyệt, thì UBND quận đã ra quyết định thu hồi đất từ tháng 6/2013? Đây là việc “tiền trảm, hậu tấu”, thực chất là để hợp lí hoá việc làm sai trái của UBND quận Long Biên. Danh sách 13 hộ theo tờ trình số 17/Ttr-UBND ngày 28/3/2013 của UBND phường Cự Khối, diện tích 4.807m2 (có 1.992m2 đất nông nghiệp giao cho các hộ, 2.815m2 đất nông nghiệp do HTX quản lí đất công, nhưng lại thể hiện 13 hộ dân đều có diện tích này, không ghi rõ họ thầu, thuê, lấn chiếm hay cho UBND phường mượn tên gửi đất lấy bồi thường? Còn thông báo số 161/TB-UBND ngày 22/5/2012 của UBND quận do Phó Chủ tịch Đỗ Huy Chiến kí ghi rõ, dự kiến thu hồi 4.972m2 trong đó đất giao theo NĐ 64, đất công 60m2, ông Chiến đã thừa nhận gần 2.800m2 đất công do UBND phường quản lí nay thành đất giao theo NĐ 64 cho dân.
Các hộ bị cưỡng chế thu hồi đất có đơn khiếu nại, mong được đối thoại giải quyết trước khi cưỡng chế.
Các hộ bị cưỡng chế thu hồi đất có đơn khiếu nại, mong được đối thoại giải quyết trước khi cưỡng chế.
Cưỡng chế đất trái pháp luật
Cụ Phùng Đình Trà bức xúc: Tôi năm nay 88 tuổi, vợ tôi 84 tuổi, nguồn sống chính nhờ 252m2 đất được giao theo NĐ 64. Dự án này thu hồi đất của dân nghèo chúng tôi để san nền phân lô bán cho người giàu, ép trả chúng tôi 252 nghìn đồng/m2, rồi san lô bán nền giá trên dưới 20 triệu đồng/m2, nghĩa là cướp trắng đất của chúng tôi. Khi tôi có đơn khiếu nại lần thứ nhất, ngày 11/12/2013 UBND quận ra quyết định giải quyết, tại Điều 2 nêu rõ:
“Trong vòng 30 ngày từ khi nhận được quyết định giải quyết đơn khiếu nại (đến 11/1/2014) nếu gia đình ông Trà không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND huyện, thì có quyền khởi kiện ra tòa hoặc khiếu nại đến ông Chủ tịch UBND thành phố”. Quyết định chưa ráo mực, thì ngày hôm sau 12/12/2013 vẫn chính ông Đỗ Huy Chiến, Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên, người kí quyết định giải quyết khiếu nại của tôi lại kí quyết định cưỡng chế quyết định thi hành thu hồi đất của gia đình tôi vào ngày 28/12 tới đây. Không hiểu ông Chiến không biết gì về pháp luật, hay cửa quyền cưỡi lên đầu dân, mà lại kí các quyết định trái pháp luật như vậy.
Ông Nguyễn Đăng Hoán bị cưỡng chế thu hồi 283m2 đất, phản ánh: Chúng tôi nhận được quyết định thu hồi đất ngày 21/6/2013, nhưng đến ngày 16/8/2013 (sau gần 2 tháng), UBND quận mới có quyết định số 5492 phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ đối với 13 hộ dân bị thu hồi đất, nhưng không ghi rõ nguồn gốc từng loại đất. Quyết định thu hồi đất của chúng tôi khi chưa có phương án đến bù là trái pháp luật. Ngày 15/4/2013 UBND phường Cự Khối có thông báo số 96/TB-UBND niêm yết công khai, lấy ý kiến về việc bồi thường hỗ trợ GPMB cho 13 hộ dân. Nhưng đó chỉ là “màn kịch” vì thực tế các hộ chưa được bàn bạc, chưa đối thoại đã có báo cáo với cấp trên có đại diện chủ sử dụng đất và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường Cự Khối xác nhận, họ là ai mà xác nhận thay chúng tôi? Câu hỏi của chúng tôi chính quyền phường chưa trả lời.
Ông Đào Mạnh Luân (gia đình có 2 liệt sĩ) bị thu hồi 523m2 đất, bức xúc: Chúng tôi không phản đối việc thu hồi đất, nếu là dự án của Chính phủ, còn dự án kinh tế có lợi nhuận từ đất đai thu hồi của chúng tôi thì phải thỏa thuận với chúng tôi.
Dự án thu hồi đất của 13 hộ dân, hiện còn 6 hộ khiếu nại về mức bồi thường (ngày 24/12/2013 các hộ mới nhận được phương án bồi thường), trong khi đó 7 hộ khác khi chưa có phương án đã nhận tiền. Về việc này cụ Trà cho biết, có nhiều ẩn khuất, một số hộ biết rõ không đủ điều kiện chia đất theo NĐ 64, một số hộ đã nhận đủ đất ở các khu vực khác không thể nhận đất ở đây, họ đấu thầu, thuê đất hay được mượn tên để nhận tiền bồi thường thay cho UBND phường ví như trường hợp gia đình ông Trần Hoài Phương, ông Đào Minh Thường… Dự án này do UBND quận Long Biên phê duyệt theo quyết định số 906/QĐ-UBND ngày 30/3/2012, UBND quận quyết định đầu tư và là chủ đầu tư, tổng mức đầu tư trên 11,9 tỉ đồng vốn ngân sách, riêng chi phí GPMB trên 9,7 tỉ đồng, bình quân 2 triệu đồng/m2, giá bồi thường cho dân chỉ có 252 nghìn đồng/m2…
 Nghiêm Thị Hằng

Báo Người cao tuổi.

Chính quyền Hà nam ném mắm tôm và rải truyền đơn bôi nhọ blogger

 Theo Blogger Thuý Nga tại Phủ lý cho biết : sáng nay khi ngủ dây, cửa nhà cô toàn mắm tôm, chất thải và tryền đơn  với nội dung bôi nhọ, đe doạ cô. Việc này không ai khác ngaoì chính quyền Hà nam bởi mấy ngày trước cô và bạn bè đã đưa tin trực tiếp vụ nhân dân hà nam bao vây công ty xi măng Xuân Thành để yêu cầu chấm dứt việc phá hoại môi trường của công ty này.

 Công an và chính quyền đã bảo kê cho Xuân Thành khi dân đã nhiều lần tố cáo họ gây ô nhiễm nghiêm trọng, phá hoại giao thông qua viẹc vận chuyển vật liệu, xi măng bằng xe tải năng.
  Hôm nay, hàng ngàn công an được chính quyền Hà nam huy động đến bao vậy xã Châu sơn để doanh nghiệp cướp đất, phóng viên của chúng tôi đang có mặt ở hiện trường để đưa tin, cậ nhật lên mạng xã hội. 
 Việc chính quyền khắp nơi bắt tay với doanh nghiệp để cướp đất của dân đã lan khắp các tỉnh thành, đâu đâu cũng xảy ra khiến dân oan khiếu kiện ngày càng đông, chính quyền trung ương coi dân oan như quả bóng, đã đi đã về hàng chục năm mà không hề giải quyết được bởi sai phạm đã trở thành hệ thống, quản lý các cấp đều bất lực một phần vì nhóm lợi ích móc xích nhau từ trung ương tới đại phương, không có nơi nào giám sát các băng nhóm lợi ích, phá hoại Đất nước này.

Công an Đồng nai cướp bạc đám cưới, bắn chết dân !

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP_TỰ DO_HẠNH PHÚC
 ĐƠN KHIẾU NẠI 


  Kính gởi: Báo công an tp hcm. 
Gia đình chúng tôi xin trình báo sự việc như sau :
Tôi là vợ người bị hại: ỪNG LÀY CÚ xin trình bày sự việc sau:
Vào ngày 4/1/2014 lúc 14h30 chồng tôi là: LẦU NGUYÊN SẦU sinh năm 1975 có đi dự đám cưới tại nhà bà SÚ LỤC MÚI địa chỉ : ấp Tân Hòa xã Bảo Bình huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai. Đang trong lúc vui tiệc đám cưới có vài khách mời đánh bài giải trí. Chồng tôi có đứng bên cạnh nhưng không tham gia đánh bạc chỉ tham dự tiệc nhậu góp vui. Thì bỗng nhiên có 1 nhóm thanh niên từ ngoài xông thẳng vào đám cưới và chỉa súng thẳng vào đầu chồng tôi và bắn.Khi thấy súng chỉa thẳng vào đầu thì theo phản xạ tự nhiên chồng tôi đưa tay lên đỡ. Viên đạn đã bắn xuyên qua cánh tay và đi sâu vào trong não. Dẫn đến tự vong tại chỗ. Khi chồng tôi ngã xuống nhóm thanh niên này thản nhiên gom hết số tiền ít ỏi có trên bàn.
  Khi nghe tiếng súng nổ mọi người trong tiệc cưới đã hoảng loạn tháo chạy. Nhóm thanh niên này vẫn tiếp tục truy đuổi những người tháo chạy mà không màn đến sự sống chết của chồng tôi. Khi truy đuổi được những người tháo chạy chúng còn ngang nhiên chĩa súng vào đầu và đưa tay vào túi lấy hết tiền của những người tháo chạy. Khi dân làng phát hiện chồng tôi đã bị bắn chết thì dân làng đã bức xúc vây bắt nhóm thanh niên này. Khi đã bị bắt lại thì họ tự xưng mình là công an hình sự của huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai. Nhưng khi chúng tôi yêu cầu xuất trình thẻ công an thì nhóm thanh niên này đều không
đưa ra được và cũng không có bất cứ giấy tờ gì chứng minh là họ đang làm nhiệm vụ. Khi bị dân chúng bắt thì nhóm thanh niên này trong người đều có hơi men và đang trong trạng thái say xỉn.
  Chúng tôi tự hỏi rằng đây là CÔNG AN HAY THỰC SỰ CHỈ LÀ 1 LŨ CƯỚP vì quá bức xúc trước hành động dã man ngang nhiên nổ súng giết người của chúng. Nên nhiều dân làng đã xúm lại đánh chúng. Tuy nhiên tên sát nhân đã trốn thoát. Sau khi được công an ấp xác minh chúng tôi mới biết được chúng đúng là công an hình sự của huyện. Nhưng theo xác nhận của công an xã thì không có nhận được lệnh truy bắt nào trong ấp chúng tôi từ phía công an huyện. Và trong làng chúng tôi cũng không có tổ chức
đánh bạc như nhiều báo đã đưa tin. Điều đáng nói ở đây là mặc dù sự việc xảy ra đến hôm nay đã là ngày thứ 3 nhưng gia đình chúng tôi vẫn không nhận được bất cứ biên bản nào có liên quan đến sự việc trên cũng như phương hướng giải quyết từ phía cơ quan chức năng.
  Chồng tôi là lao động chính trong gia đình, nay đã ra đi bỏ lại người vợ thường xuyên ốm đau và 4 đứa con thơ đang trong tuổi ăn học. Đứa lớn nhất nay mới 14 tuổi và đứa nhỏ nhất mới được 4 tuổi. Rồi đây, tương lai của chúng sẽ đi về đâu khi không còn người cha bên cạnh.
Nay chúng tôi làm đơn này mong quý báo giúp đỡ gia đình chúng tôi lấy lại sự công bằng và thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật Việt Nam.
Gia đình chúng tôi chân thành cám ơn.
Bảo Bình ngày 06 tháng 01 năm 2014
Người làm đơn ( Vợ nạn nhân)
Ừng Lày Cú