Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Xem Nguyễn Thế Thảo quản lý Thủ đô Hà nội

 Hầu hết đất công nếu không bị chiếm dụng, sử dụng trái phép trong đó bao gồm cả công viên, nhà hát, bảo tàng, di tích lịch sử...không còn chỗ nào công cộng là không bị các nhóm lợi ích chia chác cướp , bán trái phép hoặc chiếm dụng kinh doanh trái phép.
 Thử điểm vài nơi  cụ thể : Bia hơi Lan chín tại bảo tàng Cách mạng, sân sau Nhà hát Lớn vớí cà phê, Rạp xiếc với bia hơi Xanh, còn tí nữa bị bán cho tập đoàn ma cô xây khách sạn, công viên Tuổi trẻ với các kiôt cho thuê, Cột cờ Hà nội với ca fe, công viên Thủ lệ vơi nhà hàng, quán xá bao quanh, công viên  hồ Thành công với Dầu khí chiếm xây trụ sở, đất Báo Nhân dân cho các ngân hàng, ki ôt thuê kinh doanh, công viên đẹp nhất Hà đông cho tư nhân Thanh hóa - anh em Lã Vọng - thuê làm ca fe, quán bia nhậu nhẹt...
    Chưa kể các đất vàng đã bị ma cô thâu tóm : bánh tôm hồ tây, khách sạn Deawoo, Hilton, Sông Nhuệ, Hoàn Kiếm, Metropole... thông qua trò cổ  phần tự chúng định đoạt giá rẻ để cướp những tài sản vàng của Nhân dân, thu vào tay đám tư bản đỏ.

 Không biết sau đại hội TW 6 này có làm lại như thời cải cách không : qui địa chủ những đám tư bản đỏ cướp tài sản của Đất nước, của Nhân dân rồi xét xử, thu về trả cho Nhân dân không ?


   Quán nhậu “xâm thực” đất văn hóa, thể thao
TP - Ngay giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, hàng loạt di tích, cơ sở văn hóa quan trọng đua nhau cho thuê mở nhà hàng, quán nhậu. Điều lạ là những vi phạm nghiêm trọng này kéo dài nhiều năm vẫn không bị xử lý, gây bất bình trong nhân dân...
Hàng trăm m2 trong khuôn viên di tích quốc gia Cột cờ Hà Nội cho thuê kinh doanh ăn uống. Ảnh: Minh Tuấn
Hàng trăm m2 trong khuôn viên di tích quốc gia Cột cờ Hà Nội cho thuê kinh doanh ăn uống. Ảnh: Minh Tuấn.
Di tích quốc gia thành...quán cà phê
Nhiều người đi qua di tích Cột cờ Hà Nội trên đường Điện Biên Phủ đều không khỏi thán phục cho người chủ của hệ thống nhà hàng cà phê Highlands khi thuê được cả khuôn viên của di tích lịch sử quốc gia để mở nhà hàng chiếm trọn cả trăm mét mặt tiền phố Điện Biên Phủ và không gian đẹp nhất giáp đường! Có lẽ vì vị trí đắc địa có một không hai này nên khách khứa nườm nượp vào ra, chuyện trò náo nhiệt.
Tại khuôn viên Nhà hát Lớn, cà phê Highlands cũng chiếm gần hết phần sân và chỉ để lại một lối đi với hàng chục bàn mở từ sáng đến tối.
Lô gô và màu đỏ đặc trưng dãy ô che nắng của cà phê Highlands che khuất cả một góc nhà hát.
Ngay cả toà nhà Pháp cổ bên hồ Gươm, cạnh đền vua Lê do Nhà hát ca múa nhạc VN quản lý cũng cắt ra hàng trăm m2 cả nhà và khuôn viên cho thuê mở nhà hàng Lục Thủy.
Ngoài ra, hàng loạt các cơ sở văn hóa lớn khác cũng đang mang hàng ngàn m2 đất công ra cho thuê nhà hàng, quán nhậu.
Điển hình như Bảo tàng Cách mạng VN cho nhà hàng bia hơi Lan Chín thuê cả trăm mét mặt tiền dọc theo phố Tràng Tiền.
Bảo tàng Lịch sử VN cũng có tới một nhà hàng và 2 “căng tin” nhộn nhịp khách đêm ngày.
Rạp xiếc Hà Nội từ nhiều năm qua đã mang hàng trăm m2 nhà đất công để kinh doanh nhà hàng.
Ngoài ra, theo ghi nhận của PV Tiền Phong, còn hàng chục các cơ sở văn hoá, thể thao, di tích khác tại Hà Nội đang dùng nhà công, đất công cho thuê kinh doanh nhà hàng, dịch vụ. v.v.
Đại diện Chi cục Quản lý công sản Hà Nội khẳng định tình trạng vi phạm của các cơ sở văn hóa trong quản lý, sử dụng nhà công đất công là khá nhức nhối và tập trung vào các cơ sở do cơ quan Trung ương, bộ ngành quản lý.
Đất trong khuôn viên Rạp xiếc cho thuê mở nhà hàng
Đất trong khuôn viên Rạp xiếc cho thuê mở nhà hàng .
Ông Nguyễn Văn Nam, Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND thành phố Hà Nội cho biết, kết quả giám sát vừa qua cho thấy: vi phạm về sử dụng nhà công, đất công khá nhiều nhưng chậm được khắc phục, xử lý.
Số lượng tài sản công, nhà công đất công trên địa bàn Hà Nội là rất lớn tuy nhiên việc quản lý còn bị buông lỏng, nhất là sự phối hợp của nhiều cơ quan trung ương với Hà Nội rất hạn chế.
Thực hiện Quyết định 09 của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp lại các cơ sở nhà đất công, đến nay mới có 18/70 bộ, ngành, cơ quan trung ương, tổng công ty kê khai.
Trong đó mới phê duyệt được 50% đề án sắp xếp. Có tới 35/51 doanh nghiệp nhà nước của Hà Nội chưa kê khai; 19/57 sở ngành, đoàn thể chưa kê khai.
Không thể biện minh sai phạm
Ông Mai Xuân Vinh, Chi cục trưởng Chi cục quản lý Công sản Hà Nội cho rằng nhà công, đất công, đất di tích lịch sử, đất phục vụ cho mục tiêu văn hóa dù là Trung ương hay địa phương quản lý đều phải tuân thủ các quy định và nguyên tắc của nhà nước.
Trao đổi với PV Tiền Phong, KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội khẳng định, tình trạng xây dựng mở nhà hàng tại di tích Cột cờ Hà Nội, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Lịch sử... là sai quy định về quản lý kiến trúc, quản lý di tích và cần được xử lý. Bóp méo không gian di tích, xâm phạm vùng bảo vệ I, II bản chất là đã xâm phạm vào di tích. Nếu có thì chỉ được phép mở một quầy giải khát nhỏ phục vụ du khách thăm quan, nghiên cứu...
Việc nhiều cơ sở thể thao, văn hóa, di tích, bảo tàng cho thuê mở nhà hàng, quán nhậu kinh doanh là trái với quy định.
Trường hợp thực hiện xã hội hóa, tăng thu cho các đơn vị sự nghiệp cũng phải có nguyên tắc, phù hợp chức năng nhiệm vụ, đảm bảo công khai, minh bạch và phải được sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.
“Vừa qua tôi được biết khu liên hiệp thể thao quốc gia Mỹ Đình liên doanh liên kết, kinh doanh cho thuê mặt bằng, làm dịch vụ để lấy thu bù chi. Tôi cho rằng kể cả đơn vị này được cơ quan chủ quản cho phép cũng là sai về quy hoạch, sai chức năng, sai công năng, vi phạm nguyên tắc sử dụng đất”- ông Vinh khẳng định.
Cũng theo Chi cục Quản lý Công sản Hà Nội, tuyệt đối không thể biện minh bằng cách “lấy thu bù chi” hay tăng “quỹ phúc lợi” cho cơ quan bằng cách mang đất di tích, bảo tàng ra để cho thuê nhà hàng, quán bia được vì đây là những đơn vị được ngân sách đảm bảo.
Về trách nhiệm xử lý, Sở Tài chính Hà Nội cho biết, nếu vi phạm thì thủ trưởng đơn vị trực tiếp cho thuê nhà công, đất công phải chịu xử lý và sau đó đến cơ quan chủ quản cấp trên.
“Không thể biện hộ cho hành vi sai phạm. Tôi khẳng định là không có ai được phép phê duyệt dự án xây bảo tàng kèm bán bia hơi hay là dự án xây dựng sân vận động quốc gia kết hợp nhà hàng cả! Nếu bảo lấy thu bù chi kiểu này thì cứ việc đè cổ học sinh ra thu tiền vượt quy định, cắt đất nhà trường ra mở quán bia hết sao?”- ông Mai Xuân Vinh nhấn mạnh.
Minh Tuấn

Nát từ trung ương đến địa phương : đất quốc phòng cũng bị cướp, bán đi ăn !

  Giao Chánh Thanh tra Bộ quốc phòng giải quyết vụ thu hồi đất ở Lý Nam Đế 

   (Dân trí) - Như Dân trí đã nhiều lần đưa tin, một quyết định thu hồi đất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có hiệu lực thi hành cho đến nay đã gần13 năm không được thực hiện, đất phải thu hồi đã bị chuyển nhượng trái phép để thu lợi bất chính.

 >>  Thu hồi đất tại số 10 Lý Nam Đế (Hà Nội): “Nghiêm” xong lại “nghỉ”
 >>  Văn phòng Trung ương Đảng đề nghị giải quyết vụ thu hồi đất tại số 10 Lý Nam Đế
 >>  Đề nghị Bộ Quốc phòng giải quyết vụ thu hồi đất ở Lý Nam Đế

Bà Nguyễn Thị Thành đang trình bày sự việc tại Báo Dân trí
Bà Nguyễn Thị Thành đang trình bày sự việc tại Báo Dân trí
(Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Vụ việc trên đã gây bức xúc trong dư luận xã hội về tính nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật, nguời  vi phạm coi thường và “nhờn” với pháp luật. Đặc biệt hành vi bán đất Quốc phòng trái phép không những không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà lại chìm trong im lặng. Mặc dù Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Công An, Ủy ban kiểm tra Quân ủy Trung ương, Cơ quan An ninh Điều tra công an Hà Nội... và nhiều cơ quan bảo vệ pháp luật đã có văn bản đề nghị Bộ Quốc phòng giải quyết dứt điểm và thông báo lại kết quả.
Công văn của Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương (Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Công văn của Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương (Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Vừa qua, ngày 26/09/2012, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đã có Công văn số 663-TB/UBKT gửi bà Nguyễn Thị Thành với nội dung: “Ngày 12/9/2012, Thường trực Ủy ban kiểm tra Quân ủy Trung ương nhận được đơn của bà đề ngày 30-0602012, phản ánh về việc”12 năm không thu hồi đất vi phạm theo Quyết định 1069/QĐ-BQP ngày 02-06-2000 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng”.
Nội dung đơn Bà phản ánh, Bộ Quốc phòng đã giao Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng tổ chức chủ trì cuộc họp gồm một số cơ quan chức năng Bộ quốc phòng để thống nhất biện pháp giải quyết”.
Hàng loạt các công văn của nhiều cơ quan chức năng
Hàng loạt các công văn của nhiều cơ quan chức năng
 đề nghị giải quyết vụ việc trên (Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Ngày 12/10, trao đổi với PV Dân trí, bà Nguyễn Thị Thành cho biết: “Tôi không biết có uẩn khúc gì đằng sau vụ việc này, Tại sao nhiều văn bản của cơ quan Trung ương, nhiều báo đăng tải về vụ việc này, và đơn tôi gửi ròng rã  13 năm nay mà không có kết quả giải quyết dứt điểm. Chồng tôi chỉ vì suy nghĩ, bức xúc... trước Quyết định thu hồi đất trên không được thi hành nên đổ bệnh và vừa mất”.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Vũ Văn Tiến

Trắng đêm giữ đất giữa Thủ đô !


 
Phương Bích đã thành dân oan

Phương Bích: Cuộc chiến giữ đất của dân chung cư nhà tôi bắt đầu từ 20 giờ tối ngày 12/10/2012. Họp xong, bà con quyết định kéo xuống công trường ngay trong đêm khiến chủ đầu tư bị bất ngờ, không kịp trở tay. Khi phát hiện ra dân chúng tôi ào xuống, họ hô đóng cổng lại nhưng dân tôi đã chiếm lĩnh cổng công trường, rồi ào vào dựng lều. Sau đó vào báo cáo công an phường đàng hoàng. He he , Phường cũng bị bất ngờ, tưởng mọi người sáng nay mới đến. 

Đêm qua cánh đàn ông ở lại trực, 12 rưỡi tui mới về đến nhà, post mãi qua email ko được nên 3 rưỡi sáng lăn quay ra ngủ. Đấu tranh giữ đất đâu chỉ ở nông thôn mà ở ngay giữa lòng thủ đô đây thôi. Chợp mắt được hơn 2 tiếng, giừ tui lại phải dậy đi tiếp sức bà con tui đây.


Nỗi vất vả của dân tôi đây.

  Phụ nữ ngồi chờ dựng lều






 Chọn cọc dựng lều

 Dựng lều. 11 giờ đêm còn gõ cửa để mua bạt đấy.\

 Đã dựng xong. Đây sẽ là nơi dân tôi tá túc để canh giữ đất đây.

 Chuẩn bị áp phích để dán

 Xe chở bê tông tươi bị chặn


Dán cả khẩu hiệu lên máy xúc :)
  
Tiếp tục cập nhật....

Một Đất nước mà công an là bố giời.


Viết sau 3 cuộc làm việc với công an - Trương Duy Nhất

TDN cong an1Sau khi về quê ngoại truy lục lý lịch, sáng qua thứ sáu 12/10/2012, công an tiếp tục làm việc với tôi.
          Thật ra đây là lần thứ ba. Hai lần trước tôi đã im lặng bởi coi đó là những động thái góp ý thiện chí, tích cực. Lần này là A 87 (cục an ninh thông tin truyền thông Bộ Công an), cơ quan an ninh văn hóa và an ninh điều tra. Thượng tá Trần Quốc Bảo khuôn mặt tươi tỉnh, dễ cảm tình. Phía công an Đà Nẵng, đại tá Nguyễn Ngọc Dương và thượng tá Nguyễn Nho Chinh (trưởng- phó phòng PA83) thì không xa lạ gì. Đây là 3 khuôn mặt tạo cho tôi nhiều ấn tượng tốt, cho tới bây giờ.
          Nhưng sau khúc chào hỏi dạng tuyên bố lý do, giới thiệu mục đích quen thuộc khá nhã nhặn cảm tình là một buổi khảo tra, qui chụp khá nặng nề kéo dài đến gần 12 giờ trưa (cho dù tôi đã tuyên bố trước là chỉ làm việc đến 11 giờ). 3 cán bộ khá trẻ với những tập bài viết photo dày cộp ngồi đối diện tôi là Nguyễn Văn Cương (A87, không biết hàm chức gì vì mặc thường phục, không phù hiệu không bảng tên), thiếu tá Nguyễn Ngọc Ánh (PA83) và thượng úy Lê Thanh Dương (PA92).
          Phía công an gọi cuộc làm việc, truy hỏi này là “trao đổi đối thoại”, nhưng tôi không có nhu cầu trao đổi đối thoại với công an. Những gì cần viết tôi đã viết, những gì cần nói tôi đã nói, những gì cần trao đổi tôi cũng đã trao đổi, trao đổi đến cạn nghĩa dốc lòng qua hai lần làm việc trước. Vì thế lần thứ 3 này tôi không còn nhu cầu trao đổi đối thoại nữa.
          Một “biên bản lấy lời khai” được lập như mọi lần. Tôi ký như muốn rạch nát tờ giấy sau khi ghi “Tôi không đồng ý với cách ghi “lời khai” bởi tôi không phải là tội phạm và cũng không có hành vi sai phạm nào. Tôi không đồng ý với những nhận xét mang tính qui chụp của câu hỏi. Trang blog của tôi không có bất cứ điều gì sai phạm”.
          Đã 3 lần công an mời tôi lên làm việc. Thậm chí đã nhiều lần tôi chấp nhận cả các hình thức “trao đổi đối thoại” ở quán nhậu- cà phê. Vì thế, đây cũng sẽ là lần cuối cùng tôi chấp nhận đến làm việc với công an theo giấy mời.
          Tôi đã định dành một bài chi li trả lời lại những câu hỏi khảo tra đầy tính qui chụp qua tất cả 3 cuộc làm việc, nhưng nghĩ lại thấy không cần thiết. Điều đó đến giờ là quá thừa.
          Nên biết đọc và nhìn những bài viết trên trang của tôi ở nghĩa tích tực. Và thật sự rất nhiều bài viết, nhiều phản biện góp bàn của tôi đã tạo ra những hiệu ứng và thay chuyển tốt. Hơn 4 năm trước, khi một ông Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương phán định trang Trương Duy Nhất có “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội”, tôi đã trả lời rằng “nếu chỉ đọc thấy trên trang này “thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội”, thì chính quí vị mới là kẻ tiêu cực, thiếu ý thức và kích động, thậm chí là… phản động!”
          Tôi không phải tội phạm. Những bài viết trên trang blog Trương Duy Nhất- Một góc nhìn khác cũng không đả phá, không phản động. Những loại giấy mời, triệu tập và hình thức khảo tra đó hãy dành cho những thằng phản động đang “cõng rắn cắn gà nhà”, những “nhóm lợi ích” đang thâu tóm hệ thống ngân hàng và tài sản quốc gia, những “bầy sâu ăn hết phần của dân”, những “bộ phận không nhỏ” trong đảng đang đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ.
          Đấy mới là cách bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ. Bọn đó mới là tội phạm, là lũ trọng phạm đang đục khoét đe dọa đến sự tồn vong của đảng và chế độ, chứ không phải là trang blog của tôi. Bọn đó mới là lũ phải gửi “giấy mời”, phải triệu tập, phải bắt giam, phải... chém đầu bêu trước nhân dân!
          Đó mới đúng là chức phận của ngành công an. Cái còng và khẩu súng là để chĩa vào bọn vinh thân phì gia, những kẻ đang cài nhét con cháu vào ghế này chức nọ bất chấp nguyên tắc và đạo lý, đục khoét ăn hại tàn phá đất nước, chứ không phải chĩa về những cây bút dám vứt bỏ, hi sinh tất tật mọi quyền lợi để dốc lòng cạn tâm đêm ngày phản biện góp bàn cho sự chuyển thay tích cực của đảng và dân tộc như Trương Duy Nhất.

Thay đổi lớn về nhân sự.


  Hiện tại, cuộc họp kín đấu đá loại trừ nhau giữa các nhân sự chóp bu đang đến hồi sát ván, theo dư luận vỉa hè thì 3 D sẽ bị kỷ luật đảng, bãi nhiệm. Sau đó số phận ra sao nếu về vườn mà để lại hậu quả nặng nề cho nèn kinh tế, văn hóa, chính trị Việt nam thì đó mới là câu hỏi mà dư luận quan tâm. 
  Nhiều tội lỗi mà 3 D gây ra cho Nhân dân và Đất nước Việt nam được tuyên bố ngắn gọn trong bản cáo trạng do Đại tá quân đội, nhà văn Phạm Đình Trọng vừa đăng tải trên mạng xã hội đang đẩy 3 D lên đầu đài xét xử. Khó mà thoát được tội lỗi to lớn như thế cho dù Nhân dân Việt nam có khoan dung đến đâu.
  Ngày 15 tháng 10 tới đây, chỉ còn tính bằng ngày thôi, số phận chính trị của sâu chúa 3 D sẽ được  định đoạt.

 BBC
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (phải)
Giáo sư Thuyết cho rằng có nhiều khả năng có thay đổi nhân sự
Cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nhận định có nhiều khả năng sẽ có thay đổi nhân sự sau Hội nghị Trung ương trong lúc có ý kiến từ bên ngoài cho rằng 'ai làm đúng tinh thần Nghị quyễt 4 thì ở lại, ai sai thì phải đi'.
Trả lời câu hỏi của BBC về chuyện liệu các đồn đoán hiện nay về khả năng thậm chí có cả thay đổi ở vị trí thủ tướng, Giáo sư Thuyết nói:
"Tôi nghĩ là khả năng cũng lớn đấy,"
"Bởi vì chỉ riêng cái việc phải chịu trách nhiệm về những vụ việc lớn như Vinashin, Vinalines và các tập đoàn khác, về cái việc để cho ngân hàng bị lũng đoạn, rồi về những sự yếu kém của nền kinh tế, sự xuống cấp của văn hóa, xã hội... thì khả năng thay đổi chắc là phải có."
Tuy nhiên, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cũng đánh giá lịch trình của thay đổi nếu xảy ra:
"Chắc chắn là nếu như có thay đổi thì ngay sau Hội nghị này là người ta thay đổi rồi,"
"Các kết quả cuối cùng sẽ được công bố vào ngày kết thúc Hội nghị, theo dự kiến là ngày 15/10."
'Bão lớn'
Giáo sư Thuyết nói tình thế hiện nay buộc Hội nghị Trung ương phải có "đột phá" vì "nếu không có đột phá cũng không được" vì người dân đang có nhiều bức xúc trong khi Nghị quyết Trung ương 4 cũng đã hứa hẹn sẽ có những thay đổi căn bản.
"Hội nghị Trung ương 4 là ... ai sai thì phải đi, ai đúng ở lại"
TS David Koh nói về một luồng ý kiến về Nghị quyết 4
Vị cựu Đại biểu Quốc hội cũng nhắc tới chuyện cuộc họp được triệu tập sớm 15 ngày bên cạnh chuyện bảo vệ bí mật cho hội nghị dài tới hơn hai tuần và nói Đảng sẽ không có những bước đi như vậy nếu đây chỉ là một hội nghị bình thường.
Mặc dù vậy ông cũng nói mọi chuyện còn tùy thuộc vào "ý kiến thực tế" của các Ủy viên Trung ương và kết luận điều tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.
Khi được hỏi liệu Bộ Chính trị liệu có phải chịu trách nhiệm tập thể khi mà Đảng đóng vai trò lãnh đạo tối cao, Giáo sư Thuyết nói ông biết có những trường hợp cả một Thường vụ Tỉnh ủy đã phải kiểm điểm nhưng điều này chưa xảy ra ở cấp cao hơn.
Hai nhà quan sát Việt Nam khác không muốn nêu tên cũng có suy nghĩ như Giáo sư Thuyết và một người nói bóng gió rằng hiện đang có "bão lớn".
Một trong hai vị nói tình hình kinh tế Việt Nam chưa bao giờ bấp bênh như hiện nay kể từ khi tiến trình Đổi Mới bắt đầu hồi năm 1986.
'Người đi, người về'
Bình luận từ Singapore, nhà nghiên cứu Việt Nam David Koh từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á lại cho rằng có hai luồng ý kiến khác nhau về những gì được bàn kín tại Hội nghị Trung ương 4 trong đó vấn đề chỉnh đốn Đảng được chú trọng:
"Ví dụ là có một cách nói của một số người bảo rằng Nghị quyết đó 'là chỉ "đổi việc chứ không đổi người,' ông Koh trả lời bằng tiếng Việt.
Thể chế ở Việt Nam là Đảng lãnh đạo và người dân 'chỉ được đi theo'
"Nếu mà lấy tinh thần đấy làm chính thì mọi người mong muốn là một số người được thay thế nào đó thì... chắc là việc này không có đâu.
"Còn nếu tinh thần Hội nghị Trung ương 4 là ... ai sai thì phải đi, ai đúng ở lại thì theo tinh thần đó sẽ có người đi người về thôi," ông Koh nói.
Ông Koh, người nói ông không có thông tin từ bên trong cuộc họp hiện nay, cũng nhắc lại rằng các vị trí chủ chốt trong chính quyền hiện nay xuất phát từ các đánh giá tại Đại hội XI của Đảng Cộng sản hồi tháng 1/2011 và từ đó tới nay thời gian chưa phải là dài.
Trước câu hỏi liệu việc Đảng họp kín trong suốt hai tuần có đi trái với tuyên bố của họ về chuyện "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" hay không, Tiến sỹ Koh nói:
"...Sau khi Đảng quyết định xong rồi thì 'dân biết, dân làm, dân kiểm tra'."
"Ý của Đảng Cộng sản Việt Nam không phải là dân hãy biết mọi điều, mặc dù có một điều thực chất dân mà biết thì chưa chắc là hay đâu,"
"Dân cũng hiểu rằng hệ thống chính trị ở Việt Nam là Đảng đi trước, dân đi theo. Còn nó có tốt hay không tốt thì lại là chuyện khác."
Cần 'đột phá'
Tiến sỹ Koh nói Việt Nam hiện đang cần có những thay đổi lớn nhưng cũng cảnh báo sự cải thiện sẽ không tới nhanh.

Dân Văn Giang 'dồn' Chính phủ


Nguyễn Hùng - BBC

Người dân Văn Giang ở Hà Nội
Người dân mất đất nói họ rơi vào cảnh 'gạo chợ, nước sông'
Công dân chống tham nhũng Lê Hiền Đức nói dân Văn Giang đang 'dồn Chính phủ tới chân tường' khi họ liên tục lên Hà Nội yêu cầu chính quyền giải quyết khiếu nại của họ về vụ thu hồi đất đai hồi tháng Tư năm nay. 
Bà Đức nói nếu hồi tháng Tư người dân bị dồn tới chân tường thì nay tới lượt Chính phủ với điều mà bà gọi là những lý lẽ xác đáng và sự kiên trì của người dân.
Công dân chống tham nhũng được giải thưởng quốc tế đưa ra bình luận vào ngày mà hàng trăm người dân Văn Giang đã tới trụ sở của Ban Dân vận Trung ương để khiếu nại về việc cưỡng chế thu hồi đất mà họ coi là trái pháp luật.
Ông Lê Văn Dũng từ xã Xuân Quan nói với BBC ông và "khoảng 300 người" đã tới Ban Dân vận Trung ương sáng ngày 9/10 và sau đó được đại diện của ban này tiếp trong vòng nửa tiếng.
"Nguyện vọng chính của bà con là để có đất sản xuất, thì họ cũng chấp nhận ý kiến và người ta ghi lại thôi,"
"Người ta ghi lại để người ta báo cáo với Ban chứ cũng không phải để người ta giải quyết."
"Chúng tôi đi [Hà Nội] để người ta biết [việc tiếp tục khiếu kiện]."
"Trước đây chúng tôi không đi thì người ta đánh giá là đồng thuận rồi, buộc lòng mỗi tuần chúng tôi phải đi một hai hôm," ông Dũng nói và cho biết thêm ngày mai, 10/10, người dân sẽ lại lên Hà Nội để gặp đại diện của Mặt trận Tổ quốc.
'Gạo chợ, nước sông'
Theo ông Dũng, hiện vẫn còn hơn 200 hộ dân chưa nhận tiền đền bù cho dù hơn hai héc-ta đất của họ đã bị thu hồi cho dự án phát triển đô thị sinh thái Ecopark.
Bản thân ông Dũng nói ông đã mất tổng cộng gần 900 m2 đất trong đó hơn 500 m2 bị thu hồi năm 2009 và hơn 300 mét còn lại bị thu hồi vào tháng Tư năm nay.
Ông Lê Văn Dũng (trong ảnh) đã trở lại cấy lúa trên đất bị cưỡng chế vì không muốn đất bị bỏ hoang
"Gia đình tôi mất trắng, tám, chín năm nay có thu được gì đâu,"
"Trước kia chia đất thì có năm người [trong gia đình]. Bây giờ các cháu xây dựng gia đình rồi, còn hai vợ chồng và một anh con trai thì ở nhà cứ làm ăn quanh quẩn ở cái vườn trong nhà thôi, trồng cái rau, cái dưa để kiếm đồng ăn."
"Dân chúng tôi bây giờ trở lại cảnh 'gạo chợ, nước sông', không còn cái hạt thóc như xưa nữa rồi."
"Cái chính của chúng tôi là cái đất nông nghiệp để cấy lúa sinh sống từ ngàn đời xưa tới nay nhưng hiện nay là bị mất trắng, không có cái thu.
"Trong cái cảnh phải đong gạo ăn ngoài thị trường là khổ lắm rồi."
Ông Dũng cũng nói thêm tình trạng thất nghiệp vì không còn đất nông nghiệp đã tăng lên và chỉ riêng xã Xuân Quan đã có gần 9.000 hộ dân lao động mất đất.
Ông Dũng và một số người nông dân khác đã trở lại những khu đất bị cưỡng chế để cấy lúa và họ chuẩn bị được thu hoạch.
'Tốc độ chóng mặt'
"Chưa bao giờ, doanh nghiệp và nhân dân thấy Bộ TN-MT thực hiện thủ tục thẩm định với tốc độ chóng mặt như vậy (ngày 28/06/2004 nhận Tờ trình của UBND tỉnh Hưng Yên, ngày 29/06/2004 Thứ trưởng Đặng Hùng Võ ký Tờ trình gửi Thủ tướng, ngày 30/06/2004 Thủ tướng ký Quyết định 742/QĐ-TTg)."
Luật sư Trần Vũ Hải
Trong diễn biến có liên quan, Luật sư Trần Vũ Hải, người đại diện cho một số hộ dân Văn Giang, đã vừa có ý kiến Bấmphản bác các phản hồicủa Bộ Tài nguyên Môi trường liên quan tới dự án Ecopark.
Luật sư Trần Vũ Hải cáo buộc bộ này đã có nhiều tư vấn sai trái và không đúng thẩm quyền cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về chuyện phê duyệt dự án Ecopark.
Luật sư Hải nói dự án này đã được trình và phê duyệt với tốc độ quá nhanh để tránh bị đổ bể khi Luật Đất đai mới có hiệu lực chỉ một ngày sau khi Thủ tướng phê duyệt dự án.
Trong văn bản gửi tới Bộ Tài nguyên Môi trường, Luật sư Hải viết:
Quảng cáo của Ecopark vẽ ra một hình ảnh đô thị xanh và hiện đại
"Chưa bao giờ, doanh nghiệp và nhân dân thấy Bộ TN-MT thực hiện thủ tục thẩm định với tốc độ chóng mặt như vậy (ngày 28/06/2004 nhận Tờ trình của UBND tỉnh Hưng Yên, ngày 29/06/2004 Thứ trưởng Đặng Hùng Võ ký Tờ trình gửi Thủ tướng, ngày 30/06/2004 Thủ tướng ký Quyết định 742/QĐ-TTg).
"Nội dung Tờ trình số 99/TTr.BTNMT ngày 29/06/2004 có rất nhiều điểm trái và không phù hợp pháp luật tại thời điểm đó (chúng tôi sẽ phân tích Bấmdưới đây, ngoài ra đề nghị xem nội dung dự thảo đơn tố cáo của đại diện những hộ dân Văn Giang)"
"Việc làm trên không thể coi là thực hiện đúng trình tự thủ tục hành chính, mà cần phải coi là cố ý làm ẩu, làm gấp để tránh Luật đất đai 2003 (có hiệu lực từ 01/7/2004) phục vụ lợi ích của Chủ đầu tư, vì theo Luật đất đai 2003 không còn quy định về đổi đất lấy hạ tầng."
Trước đó ông Hải đã đại diện cho các hộ dân gửi tới Bộ Tài nguyên Môi trường văn bản đề nghị giải thích nhiều điểm về dự án Ecopark.
Theo văn bản này có nêu chuyện "các quyết định 303/QĐ-TTg và 742/QĐ-TTg năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến Dự án Ecopark được ban hành không đúng thẩm quyền, có nhiều nội dung trái pháp luật đất đai".
Ngoài ra, LS Hải cũng viết rằng "Bộ Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu sai cho Thủ tướng trong việc ban hành 02 quyết định trên, đã làm trái chức năng, nhiệm vụ của mình được quy định tại NĐ 91/2002/NĐ-CP, khi thẩm tra đã không phát hiện UBND tỉnh Hưng Yên thực hiện trái trình tự Điều 23 Nghị định 04/2000/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung theo Điều 10 của Nghị định 66/2000/NĐ-CP)."
Bộ Tài nguyên Môi trường cũng được yêu cầu giải thích về vấn đề "người dân không có trách nhiệm phải thi hành một quyết định thu hồi đất mà không ghi tên họ, diện tích đất của họ bị thu hồi, và không được giao cho họ".
Ngoài ra, ông Trần Vũ Hải nêu rằng "việc cưỡng chế và hỗ trợ thi công của Chính quyền địa phương tại Hưng Yên rõ ràng trái pháp luật."

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Thương binh Hà tĩnh kéo về Hà nội khiếu kiện, tố cáo bị cướp đất.


Thương binh Hà tĩnh ra trung ương khiếu kiện.

 Những hình ảnh của chính quyền Hà tinhc đàn áp thương binh đã đầy đủ trên trang mạng từ tuần trước với tiêu đề : " Xáp lá cà, công an cưỡng chế thương binh Hà tĩnh".
 Đã nhiều lần đoàn thanh tra về Hà tĩnh để làm việc nhưng không giải quyết gì cả. Chưa rõ vì sao ?
 Vì vậy, đêm mùng 9/10/2012 hơn 40 thương binh đã lặn lội ra Hà nội. Lúc 9 giờ 20 phút ngày 10/10/2012, các bác thương binh đã đến cơ quan thanh tra chính phủ ở đường Trần Thái Tông Hà nội để nộp đơn kêu cứu. 



 Vừa bước chân đến cổng cơ quan này đã có vài chục công an, bảo vệ tay lăm lăm dùi cui, roi điện, đứng chắn. KHi các thương binh vừa căng 2 tấm biểu ngữ nọi dung kêu cứu. 
  Cách đây 58 năm về trước, ngày 10/10 / 1954, những người bộ đội Cụ Hồ đã tiến về giải phóng Thủ đô sau 9 năm kháng chiến gian khổ. Nhiều người đã phải để lại xương máu nới chiến trường. Nhiều đồng đội đã nằm lại nơi chiến trường xưa để chúng ta có ngày hôm nay. 
 Hôm nay đây, họ đã bị cướp đất cướp nhà, không còn nơi sinh sống làm ăn, họ đã phải cắn răng dành dụm tiền để ra Hà nội ...kêu cứu ! họ là những người đáng tuổi Ông bà Cha Mẹ chúng. Vậy mà với bộ mặt " sát khí đằng đằng", chúng lăm lăm tay dùi cui, roi điện như muốn nhảy vào " nuốt tươi " các bác thương binh. Nhìn thấy đau xót quá, tôi đã chỉ tay vào mặt chúng mà nói : 
 -  " Các người hãy bỏ ngay mấy cái gậy xuống, các bác ấy cụt chân cụt tay, chống nạng còn đi không vững, làm được gì mà các ngươi phải đối xử như vậy ? trông phản cảm quá ! Những súng ống dùi cui roi điện hãy đem ra mà giữ Hoàng sa, Trường sa đi, hãy đem sức cường tráng đó ra mà bảo vệ ngư dân ngoài khơi để họ giữ lấy tàu, giữ lấy cá, giữ lấy biển đảo của chúng ta ...
  Mong lắm các người hãy tôn trọng và đối xử tử tế với những người thương binh đã hy sinh cả tuổi thanh xuân của họ để chúng ta có cái Đất nước này ! 
 Xin hãy nghiêm túc xử lý bọn tham nhũng và trả lại cuộc sống bình yên cho những người thương binh ấy. 






Tại số 1 Ngô Thì Nhậm Hà đông.

Quá mệt sau đêm đi tàu ra bắc.




Cùng ngày, dân oan Dương nội cũng có mặt khiếu kiện.

Những hình ảnh mà ông chủ tịch Thảo từng chê bai là làm xấu Thủ đô.


 Trang tin sẽ tiếp tục cập nhật tình hình khiếu nại tố cáo của các thương binh Hà tĩnh để bạn đọc nắm rõ.