Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Ngành y tế đã trở thành quốc nạn !

  Bệnh viện B ở đây là bện viện Bạch Mai Hà nội, chúng tôi đang tiếp tục làm rõ thêm những thứ Y đức mà bệnh viện Bạch Mai mang ra hành nghề, phục vụ dân chúng.

TP - Anh Nguyễn Văn Thụy (Hưng Yên), bị điện giật, nhiều lần gia đình đưa đi cấp cứu, nhưng bị các bác sỹ từ chối khuyên đưa về nhà chờ chết. Tuy nhiên, đến nay anh Thụy dần khỏe lại và nói “sao bác sỹ lại muốn em chết”.
Bệnh nhân Thụy được chăm sóc tại bệnh viện Y học cổ truyền (Bộ Công an)
Bệnh nhân Thụy được chăm sóc tại bệnh viện Y học cổ truyền (Bộ Công an).
Còn nước nhưng bác sỹ ngừng tát
Một lần vào thăm người bệnh tại bệnh viện Y học cổ truyền (Bộ Công an) tại Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội, chúng tôi vô tình gặp chị Chu Thị Nên (Nhân Hòa, Mỹ Hào, Hưng Yên), vợ bệnh nhân Nguyễn Văn Thụy. Chị Nên khóc nức nở rồi kể về câu chuyện của chồng chị.
Trong khóe mắt đỏ âu ấy, có lẽ một phần chị khóc vì buồn tủi trước cách ứng xử của một số bác sỹ tại Khoa Cấp cứu (Bệnh viện B ở Hà Nội), một phần vui vì chồng chị đã dần hồi phục sức khỏe. Chị Nên nói: Ngày 1/6, anh Nguyễn Văn Thụy (chồng chị) bê tấm tôn lên để che lại bể nước trong khu nhà trọ, vô tình tấm tôn cứa vào dây điện, khiến nguồn điện 220V phóng xuống người anh Thụy. Ngay sau khi phát hiện anh Thụy bị điện giật, người con rể đã lập tức dùng gậy đẩy tấm tôn ra. Lúc đó anh Thụy bị ngã vào trong bể chứa nước.
Sau khi sự việc xảy ra, gia đình chị Nên đưa anh Thụy đến bệnh viện Đa khoa phố Nối cấp cứu. Ban đầu da anh Thụy đen sạm, nhưng sau mấy giờ chăm sóc của bác sỹ, dần trở lại bình thường. Ngày 2/6, gia đình đưa anh Thụy lên bệnh viện B để điều trị tiếp.
Nhưng khi đến đây, một số bác sỹ phán: Có điều trị cũng không sống được. Các bác sỹ khuyên gia đình nên đưa anh Thụy về nhà. Chị Nên đã mất gần 1 giờ đồng hồ năn nỉ mới được các bác sỹ tại bệnh viện B làm thủ tục cho vào buồng bệnh.
Chị Nên kể tiếp, đến 17h cùng ngày, thấy anh Thụy ngáp và thở hắt ra, bác sỹ nói: Không thể cứu được nữa. Các bác sỹ tiếp tục khuyên gia đình đưa anh Thụy về nhà để chết cho đàng hoàng, tránh tình trạng phải chết đường chết chợ.
Một bác sỹ khác cảnh báo, để bệnh nhân chết ở đây phải làm nhiều thủ tục lắm, tốt nhất là đưa về nhà. Không còn cách nào khác, chị Nên đành ngậm ngùi đưa chồng về nhà. Trên đường về chị Nên thuê bình ô xy, quả bóng bóp để hỗ trợ cho anh Thụy thở. Về nhà, chị Nên chạy ngược chạy xuôi để chuẩn bị quan tài chờ anh Thụy nhắm mắt tắt thở rồi khâm liệm.
Khi về tới nhà được 1, 2 tiếng đồng hồ, thấy chân, tay anh Thụy dần ấm lại, gia đình chị Nên lại thuê xe đưa anh Thụy lên bệnh viện B để cứu chữa. Tuy nhiên, theo chị Nên, lần này bác sỹ ở đây không chỉ khuyên mà còn mắng cho người nhà chị Nên một trận. Chiếc xe đưa anh Thụy đang trên đường về Hưng Yên lại phải lộn lại để đón anh Thụy trở về bệnh viện Đa khoa phố Nối.
Trở lại bệnh viện Đa khoa phố Nối, được sự tận tình cứu giúp của các bác sỹ nơi đây, anh Thụy dần dần tỉnh lại.
Một kỳ tích

            Chị Chu Thị Nên kể với phóng viên về câu chuyện của chồng trong nước mắt
Chị Chu Thị Nên kể với phóng viên về câu chuyện của chồng trong nước mắt.

Được mọi người mách nước, đến ngày 21/6, anh Thụy được đưa đến điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền (Bộ Công an). Từ khi được các bác sỹ của bệnh viện Y học cổ truyền tận tình cứu chữa, đến nay, anh Thụy đã đi lại và nói được.
Chị Nên thất vọng với cách hành xử của một số bác sỹ tại bệnh viện B, “Từ trước tới giờ, tôi đưa người nhà đến bệnh viện đều được các bác sỹ tận tình giúp đỡ với mong muốn “còn nước, còn tát”, chứ đâu phải đùn đẩy ép người sống về nhà chờ chết như ở Bệnh viện B. Cũng may mà được các bác sỹ tại bệnh viện Đa khoa phố Nối và Bệnh viện Y học cổ truyền tận tình cứu chữa, không chồng tôi lại chết oan”, chị Nên nói.
Bên giường bệnh anh Thụy thì thào: Sau khi tôi bị điện giật, đầu óc tôi như người say rượu, tôi không nhớ được nhiều lắm. Nhưng tôi cảm nhận được cách hành xử của mọi người xung quanh. Khi tới bệnh viện, tôi vẫn thoáng nghe được giọng của bác sỹ nói, đưa tôi về nhà chờ chết. Lúc đó tôi buồn lắm “sao bác sỹ lại muốn em chết”. Tôi muốn nhảy xổ dậy, nhưng cơ thể quá yếu không cử động, không nói được.
Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Nguyễn Thị Hương (Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Y học cổ truyền) nói: Bệnh nhân Thụy nhập viện lúc 10 giờ ngày 21/6 sau 3 tuần xảy ra tai nạn. Tôi vẫn còn nhớ, lúc đó, bệnh nhân ở trong tình trạng lơ mơ, tuy mắt vẫn mở nhưng gọi hỏi không đáp ứng, phải thở qua ống mở khí quản ở cổ.
Dù đã qua giai đoạn nguy kịch nhưng tình trạng của bệnh nhân vẫn vô cùng nan giải. Sau quá trình điều trị ban đầu, bệnh nhân đã hết sốt, trí nhớ dần hồi phục. Các bác sĩ đã kết hợp đông tây y, châm cứu xoa bóp bệnh nhân đã có thể đi lại và tự ăn uống. Bệnh nhân bị dòng điện hạ thế 220V giật và bị ngã xuống nước. Các bác sĩ tại bệnh viện B kết luận Bệnh nhân bị “chết não” dù tim vẫn đập, phổi vẫn thở.
“Đây là ca đầu tiên chúng tôi chữa trị cho một bệnh nhân ở trong tình trạng như vậy. Bệnh nhân bị tổn thương nặng do dòng điện cao, lại hôn mê trong thời gian dài như thế sẽ rất khó hồi phục. Tuy nhiên, quá trình hồi phục của bệnh nhân Thụy khá nhanh. Chỉ sau 2 tuần bệnh nhân đã mở mắt, tuần tiếp theo gọi hỏi đã có thể quay đầu lại, các chức năng cũng dần dần phục hồi. Đây thực sự là một kỳ tích bởi những bệnh viện hàng đầu tuyến Trung ương đã kết luận không cứu chữa được”, bác sỹ Hương chia sẻ.
Chị Nên thất vọng với cách hành xử của một số bác sỹ tại bệnh viện B, “Từ trước tới giờ, tôi đưa người nhà đến bệnh viện đều được các bác sỹ tận tình giúp đỡ với mong muốn “còn nước, còn tát”, chứ đâu phải đùn đẩy ép người sống về nhà chờ chết như ở Bệnh viện B. Cũng may mà được các bác sỹ tại bệnh viện Đa khoa phố Nối và Bệnh viện Y học cổ truyền tận tình cứu chữa, không chồng tôi lại chết oan”, chị Nên nói.
MINH ĐỨC

Bạn đã biết ông Điếu Cày là ai ?

  Những tin tức và hình ảnh  do chúng tôi đăng tải tại trang này không hề có trên các trang báo hay truyền hình Việt nam, vậy ông Điếu Cày là ai mà được sự quan tâm rộng rãi khắp Thế giới như vậy ? 
 Nếu bạn là người Việt nam và trên 20 tuổi mà không biết ông Điếu Cày  thì bạn đã chính thức là người mù thông tin. 
 Và nếu bạn biết rõ ông Điếu Cày và những người bạn của ông ấy đã và đang làm gì, ở đâu , sau đó bạn vẫn im lặng thì bạn chính thức được nhận " chứng chỉ vô cảm" .Chứng chỉ ấy được cộng đồng mạng xã hội cấp cho những người mù thông tin, vô cảm trước đại hoạ mất nước bởi Tàu cộng.
  Và nếu bạn đã được cấp "chứng chỉ vô cảm '' thì bạn không còn là người Việt nữa, bạn đã là những đứa con lạc loài, những con vật không có tư duy độc lập và thậm chí là vượn hoặc là ngợm không hơn không kém, cho dù bạn có bằng giáo sư, bằng thạc sỹ, nghệ sỹ, bác sỹ, sinh viên...là thủ tướng, là bộ trường, là bất kỳ ai đang mang quốc tịch Việt.

Ông Nguyễn Văn Hải - tức blogger Điếu Cày - Cựu chiến binh chống Tàu, biểu tình chống Tàu xâm lược bị lũ tay sai của Tàu bỏ tù.

Tại Mỹ.

Nhạc sỹ Trúc Hồ tại Mỹ
Trước cửa nhà trắng - phóng viên và người Việt hải ngoại đòi tự do cho Điếu Cày và LS Lê Quốc Quân.

Trước cổng bộ công an VN sáng nay

Cổng Tổng cục 8 quản lý trại giam toàn quốc - Cao Ngọc Oánh cầm đầu.

Tay sai đi theo vợ con ông Điếu Cày ở cục 8

Chỉ huy đóng giả dân thường ra gây rối tại cổng bộ công an.

Đòi tự do cho Cha mình - thanh niên ở đâu trên Thế giới còn phải như thế này ?



Bạn bè và các nhà hoạt động xã hội cùng đấu tranh với gia đình ông Điếu Cày.

   Liệu có quốc gia nào mà chính quyền bị mất chính danh, bị dân chúng phản đối ngay cổng trụ sở công quyền như thế này không ? vậy chính quyền đang làm những gì mà để dân chúng bức xúc, căm phẩn đến như vậy ? Nếu bạn đã trên 20 tuổi thì hãy tự đi tìm câu trả lời.


Nhân sỹ trí thức biểu tình và yêu cầu trả tự do cho Ông Điếu Cày.

Sáng nay, các bạn bè của ông Điếu Cày cùng một số nhà hoạt động xã hội cũng đã kéo đến Tổng cục VIII và Bộ công an để gửi đơn rồi biểu tình đòi trả tự do cho Ông Điếu Cày.

Trước cổng TC VII, cục quản lý trại giam do Cao Ngọc Oánh cầm đầu.

Yêu cầu Chủ tịch Nước và Chính phủ Việt Nam khẩn cấp giải quyết vụ tuyệt thực của blogger Điếu Cày
Kính gửi: Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, yêu cầu Chủ tịch Nước và Chính phủ Việt Nam thực hiện đúng trách nhiệm của mình để khẩn cấp giải quyết vụ tuyệt thực, nhằm giữ mạng sống cho công dân yêu nước Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày. 

Công dân Nguyễn Văn Hải, do các hoạt động bảo vệ nhân quyền và chủ quyền cho Việt Nam, đã bị kết án 30 tháng tù “vì tội trốn thuế”, sau khi hết hạn tù lại bị kết án tiếp 12 năm tù giam “vì tội tuyên truyền chống nhà nước”. Bị ngược đãi trong tù, ông phải tuyệt thực để phản đối.

Chúng tôi kêu gọi những người Việt Nam trong và ngoài nước ký tên vào Bản yêu cầu này để cứu blogger Điếu Cày mà tính mạng đang trong tình trạng nguy cấp.

Chúng tôi kêu gọi các nhà ngoại giao, các sứ quán nước ngoài ở Việt Nam, các tổ chức quốc tế đang có mặt ở Việt Nam đòi các nhà cầm quyền Việt Nam cung cấp những thông tin xác thực về Điếu Cày, tạo điều kiện cho họ đến thăm Điếu Cày nơi giam giữ để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của ông.

Chúng tôi đòi các nhà chức trách trả tự do vô điều kiện cho công dân Nguyễn Văn Hải và các tù nhân lương tâm khác. 

Những người ký tên: 

  1. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
  2. Thái Văn Cầu, chuyên gia khoa học không gian, Hoa Kỳ
  3. Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
  4. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TP HCM
  5. Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ Tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội, Việt Nam
  6. Phạm Chí Dũng, nhà báo tự do, TP HCM
  7. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
  8. Hà Dương Dực, Hoa Kỳ
  9. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
  10. Phùng Liên Đoàn, TS, Hoa Kỳ
  11. Vũ Giản, TS, nguyên chuyên gia Tư vấn Tài chính, Ngân hàng cho Bộ Kinh Tế Thụy Sĩ trợ giúp Việt Nam, cựu Giám đốc các ngân hàng Thụy Sĩ, Nhật Bản, Canada, và Pháp
  12. Nguyễn Ngọc Giao, giảng viên Đại học, đã về hưu, Pháp
  13. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist), TP HCM
  14. Đỗ Đăng Giu, nguyên Giám đốc Nghiên cứu CNRS, Ðại học Paris-Sud, Pháp
  15. Phan Tấn Hải, nhà văn, Hoa Kỳ
  16. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
  17. Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Hà Nội
  18. Nguyễn Đức Hiệp, TS, chuyên gia khoa học khí quyển, Australia
  19. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
  20. Nguyễn Mạnh Hùng (Nam Dao), TS, nguyên GS Đại học Laval, Canada
  21. Nguyễn Thị Từ Huy, TS, TP HCM
  22. Nguyễn Đăng Hưng, TSKH, giáo sư danh dự thực thụ Đại học Liège, Bỉ
  23. Hoàng Hưng, nhà thơ-nhà báo tự do, nguyên Trưởng ban Văn hóa văn nghệ báo Lao Động thời Đổi mới, TPHCM
  24. Lê Phú Khải, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, TP HCM
  25. Trần Hữu Kham, thương binh mù, cựu tù Côn Đảo, TP HCM
  26. Lê Xuân Khoa, nguyên Phó Viện trưởng Ðại học Sài Gòn, Hoa Kỳ
  27. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
  28. Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên Phó Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
  29. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM
  30. Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
  31. André Menras – Hồ Cương Quyết, cựu tù chính trị trước 1975, Pháp
  32. GB Huỳnh Công Minh, linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
  33. Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội
  34. Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An
  35. Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
  36. Phan Thị Hoàng Oanh, TS, TP HCM
  37. Đinh Xuân Quân, TS, Hoa Kỳ
  38. Hoàng Xuân Phú, GS Viện Toán học, Hà Nội
  39. Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
  40. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
  41. Trần Đình Sử, GS TS, Hà Nội
  42. Trần Công Thạch, hưu trí, TP HCM
  43. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
  44. Jos Lê Quốc Thăng, linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
  45. Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Thành đoàn TP HCM, hưu trí, TP HCM
  46. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, TP HCM
  47. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
  48. Nguyễn Trung, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
  49. Hà Dương Tuấn, nguyên chuyên gia Công nghệ thông tin, Pháp
  50. Phạm Quang Tuấn, PGS TS, Đại học New South Wales, Australia
  51. Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
  52. Hoàng Tụy, GS, Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Viện IDS, Hà Nội
  53. Hà Dương Tường, nguyên giáo sư Đại học Compiègne, Pháp
  54. Nguyễn Đức Tường, nguyên GS Đại học Ottawa, Canada
  55. Vũ Quang Việt, nguyên chuyên viên cao cấp của Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ
  56. Nguyễn Hữu Vinh, doanh nhân, Hà Nội
  57. Phạm Xuân Yêm, GS TS, nguyên Giám đốc Nghiên cứu Vật lý, CNRS và Đại học Paris VI, Pháp
  58. Nguyễn Đông Yên, GS TSKH, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội
Để ký tên vào bản yêu cầu này, xin bạn đọc gửi e-mail về địa chỉ sau:
dieucaynguyenvanhai2013@gmail.com
Trong thư, xin cho biết đầy đủ tên họ, địa chỉ, chức danh (nếu có). Đến 19g Việt Nam ngày Chủ Nhật 28/7/2013 chúng tôi sẽ khóa sổ và công bố toàn bộ danh sách vào sáng thứ Hai, 29/7/2013.
 Nguồn: BVN

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Quản giáo đánh tù nhân Paulus Lê Sơn !

 Theo thông tin tôi nhận được thì tù nhân lương tâm Lê Văn Sơn 1 trong số 14 thanh niên công giáo và Tin lành đã bị chuyển từ trại giam Nghi Kim Nghệ an về trại giam Ha Nam. 

Hôm thứ 5 tuần trước Lên Văn Sơn bị đưa đi học nội quy, cậu Sơn không chào công an nên bị công an đánh rất năng, sau dó Lê Văn Sơn bị đưa vào biệt giam. có một tù nhân khác trong cùng buồng phản đối lệnh biệt giam này đối với Lê Văn Sơn, nên cũng bị kỷ luật biệt giam luôn.

Sáng nay cậu của Lê Văn Sơn là Đỗ Văn Thẩm vào trại thăm Sơn. Tôi có gọi điện hỏi thăm thì biết công an trại gian tên Thịnh tức ( Thịnh Râu) tiệp cậu Thẩm có thừa nhận công an trại có đánh Sơn.

Tôi đề nghị cho tôi nói chuyện với Thịnh Râu nhưng ông này nói răng đang làm việc không nghe ĐT. (Cậu Thẩm có cho tay này biết tên tôi).

Sau khi thăm gặp Tù nhan Lê Văn Sơn ra, Cậu của Sơn có cho tôi biết, Sơn hôm nay phai chống gậy ra gặp người nhà.

Vì người thân của Lê Văn Sơn đang trên đường đi nên không tiện trao đổi nhiều vì vậy tôi sẽ liên lạc vớii gia đình của Sơn và tiếp tục đưa tin sau.

Thanh Hóa 12h30 ngày 25/7/2013
Nguyễn Trung Tôn

https://www.facebook.com/nguyentrung.ton.5/posts/176654605849625

Thượng sỹ công an trộm xe máy bị dân vây bắt .

 Cơ quan điều tra xác định một thượng sĩ công an đã cùng đồng bọn thực hiện vụ trộm xe máy, bị người dân bắt được.
Ngày 24/7, cơ quan CSĐT công an huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai) đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam nguyên thượng sĩ cảnh sát Nguyễn Hà Cương (đang công tác tại công an thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc) vì có liên quan đến một vụ trộm cắp xe máy. Ngoài ra, Ban giám đốc công an tỉnh Đồng Nai cho biết đã ra quyết định đình chỉ công tác đối với thượng sĩ Cương .
Thượng sĩ công an trộm xe máy bị người dân vây bắt
Thượng sĩ công an trộm xe máy bị người dân vây bắt
Theo xác minh ban đầu, trước đó vào ngày 20/7, Cương cùng Phạm Nguyễn Quang Hưng (20 tuổi) đột nhập vào nhà của anh Lê Quang Nghĩa (38 tuổi, ngụ xã Bảo Bình, huyện Cẩm Mỹ) để lấy trộm chiếc xe máy. Phát hiện tài sản bị lấy cắp, chủ nhà cùng người dân đã truy tìm.
Khi đến khu vực xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc), anh Nghĩa cùng mọi người phát hiện Hưng đang điều khiển chiếc xe trên nên đã bắt giữ giao công an. Tại cơ quan điều tra, tên trộm đã khai nhận đã cùng với đồng bọn là thượng sĩ Cương thực hiện vụ trộm trên.


Dân oan phía Nam kéo về 210 Võ Thị Sáu - Sài Gòn.

VRNs (25.07.2013) – Sài Gòn – Ngày 24/7/2013 gần 60 dân oan thuộc các tỉnh, thành phố như Tiền Giang, An Giang, Sài Gòn và Bến Tre đã tập trung về 210 Võ Thị Sáu để yêu cầu nhà cầm quyền giải quyết các oan sai của họ. Họ tập trung từ 10 giờ sáng hôm qua. Những dân oan này cũng hô to khẩu hiệu: “Yêu cầu trả tự do cho anh Điếu Cày”, bởi họ ý thức blogger Điếu Cày cũng là một dân oan đặc biệt, người đã bước vào cùng hàng ngũ với họ.
Những dân oan này đã đi khiếu kiện nhiều năm và không có một văn phòng giải quyết khiếu kiện nào mà họ chưa đặt chân đến. Tuy nhiên, nỗi oan khiên của họ vẫn còn nguyên đó.
Dưới sự lãnh đạo của các quan chức Việt Nam càng ngày càng tạo ra số lượng dân oan đông đảo. Những người này tìm được sự đồng cảm với nhau rất nhanh và họ liên kết với nhau thành các nhóm dân oan đi khắp nơi để gióng lên tiếng trống đòi công lý.
PV. VRNs

Thanh Oai Hà nội - một ổ sâu và tội phạm.

Chính quyền Thanh oai Hà nội - công dân tố cáo rất nhiều.

 Tôi đã nhận được nhièu hồ sơ của các công dân tại Thanh Oai Hà nội nhưng chưa kịp đăng tải lên trang nhà, thời gian tới sẽ cố gắng đăng lên để các cấp lãnh đạo có phương án xử lý kịp thời : 
 - Gia đình Liệt sỹ tại Bích hoà bị cướp nhà đất, đẩy ra lề đường 21 B từ hai năm nay , (đã đăng tin nhiều lần.)
-  Bà Hoàn tại Bích hoà bị chính quyền cho côn đồ đánh vì giữ nhà, chống cướp nhà đất , bằng chứng đầy đủ nhưng công an Thanh oai dấu nhẹm hồ sơ, bảo kê cho côn đồ.
- Vụ chính quyền Thanh oai trong đó có công an Thanh oai phá nhà của thương binh tên Chức đã được đăng tải trên trang này.
- Dân tố cáo chủ tịch huyện Nguyễn Hồng Yên trong vụ tham nhũng đất đai liên quan dự án Cienco 5 hàng ngày tỷ đồng, trưởng công an cũng có trang trại rộng cả hecta ngay đường dự án, các công dân tố cáo và yêu cầu điều tra làm rõ.
Số điện thoại của Chủ tịch Nguyễn Hồng yên : 09122 19271, mời các hãng thông tấn báo chí có thể liaan lạc để điều tra.

Lê Hiền Đức.


Hé lộ dấu hiệu bỏ lọt tội phạm của Công an huyện Thanh Oai

(Dân trí) - Ông Nguyễn Đình Nhâm bị thương tật 4% sau vụ xô xát ở xã Cao Viên, nhưng Công an huyện Thanh Oai lại không xác minh ra danh tính nhóm người gây thương tích cho ông Nhâm, đồng thời cho rằng ông Nhâm và người nhà là thủ phạm gây ra vụ xô xát.
 >>  Đề nghị làm rõ dấu hiệu bỏ lọt tội phạm vụ án gây tương tích ở Thanh Oai

Trong đơn khiếu nại gửi báo Dân trí và các cơ quan chức năng, ông Nguyễn Đình Nhâm, trú tại 103/295 Bạch Mai, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội phản ánh: Cơ quan CSĐT - Công an huyện Thanh Oai, Viện KSND huyện Thanh Oai có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm vụ xô xát xảy ra tối ngày 25/8/2012 ở xã Cao Viên, huyện Thanh Oai giữa anh em ông Nhâm và gia đình hàng xóm Nguyễn Đình Thinh.
Để làm rõ vấn đề này, ngày 18/7/2013, PV Dân trí đã đến cơ quan Công an huyện Thanh Oai để tìm hiểu và được trực ban Kiều Anh Tú tiếp. Sau đó, đến lượt trực ban Nguyễn Doãn Hùng cầm giấy giới thiệu của toàn soạn báo Dân trí cùng đơn khiếu nại của ông Nguyễn Đình Nhâm đi báo cáo chỉ huy. Sau 15 phút đi báo cáo, ông Hùng trở lại thông báo lãnh đạo đi vắng đề nghị PV Dân trí quay lại vào hôm sau để liên hệ, thay vì đưa ra lịch làm việc cụ thể.
Như thông tin đã đăng trong bài viết: “Đề nghị làm rõ dấu hiệu bỏ lọt tội phạm vụ án gây tương tích ở Thanh Oai”, mâu thuẫn giữa ông Nguyễn Đình Kiên (anh trai ông Nhâm) và ông Nguyễn Đình Thinh xuất phát từ việc tranh chấp ngõ đi chung kéo dài từ năm 2001.
Mâu thuẫn âm ỉ cho đến khoảng 20h ngày 25/8/2012, Nguyễn Đình Phi (con ông Thinh) đi xe máy qua khu vực cổng ngõ nhà ông Kiên thì thấy anh em nhà ông Kiên đang xây cổng. Khi Phi bước vào cổng nhà ông Kiên, giữa 2 bên đã xảy ra cãi vã, trước khi biến thành vụ ẩu đả do các bên không giữ được bình tĩnh.
Kể về vụ việc, ông Nguyễn Đình Kiên cho biết: “Ngày 25/8 tầm 8h30 tối, gia đình ông Thinh, bà Ngót cho con cháu đến để gây sự và xảy ra trên đất nhà tôi, cách mặt đường Liên Xá vào khoảng 4 - 5 m. Họ nhảy vào và tuyên bố: Tao sẽ phá cái cổng này, xem chúng mày giữ được bao lâu, tao giết hết cả gia đình mày ngày hôm nay”.
Theo kết quả giám định thương tật, vụ xô xát trên khiến Nguyễn Đình Thịnh (cháu ông Thinh) bị thương tật 32%; Nguyễn Đình Phi thương tật 13%; Nguyễn Đình Nhâm bị thương tật 4%; Nguyễn Đình Kiên bị thương tật 2%. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT - Công an huyện Thanh Oai chỉ tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với các ông Nguyễn Đình Nhâm, Nguyễn Đình Tuấn, Nguyễn Viết Hảo (người nhà ông Kiên) và một nhân vật lạ có mặt ở hiện trường là Đỗ Biên.
Ngày 25/3/2013, Cơ quan CSĐT - Công an huyện Thanh Oai ra Kết luận điều tra số 38/CSĐT vụ án “Cố ý gân thương tích”.
Kết luận điều tra số 38 thừa nhận vụ xô xát bắt nguồntừ việc tranh chấp ngõ đi giữa gia đình ông Nguyễn Đình Thinh (bố Phi) với gia đình ông Nguyễn Đình Kiên từ năm 2001 và kết luận: “Gia đình ông Thinh không đồng ý với quyết định trên (Quyết định số 1582/QĐ-UBND) nên tối ngày 25/8/2012, Nguyễn Đình Phi phát hiện gia đình ông Nguyễn Đình Kiên xây cổng trên phần đất ngõ tranh chấp đã đi tới nói nhau với gia đình ông kiên dẫn tới xô xát đánh nhau”.
Ông Nhâm cho rằng nội dung kết luận nêu trên là không có căn cứ, bởi việc tranh chấp ngõ đi đã được UBND TP. Hà Nội là cấp cuối cùng giải quyết, việc gia đình ông Kiên xây cổng trên phần đất của mình là việc làm hợp pháp. Nơi xảy ra sự việc tại nhà ông Kiên, trong khi gia đình ông Nhâm đã sinh sống nơi khác, giữa ông Nhâm và Phi không có mâu thuẫn gì nên việc Cơ quan CSĐT nhận định ông Nhâm tổ chức đánh người là không có căn cứ.
Việc kết luận của cơ quan điều tra cũng khiến cho những người hàng xóm đang sinh sống tại đây bức xúc vì sự “vô lý” đó bởi họ cũng cho rằng ngõ đi – nơi xảy ra xô xát hoàn toàn thuộc về nhà ông Kiên.
Bà Nguyễn Thị Ngô (thôn Trung, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, HN) nói: “Tôi năm nay 92 tuổi, tôi thấy ông bà và bố anh ấy chết đều đi ngõ kia, cưới anh ấy cũng đi ngõ kia, tôi không thấy đi ngõ này. Ngõ này trước đây đều là búi tre và sau này gia đình a Kiên mới đắp được ngõ này thì nó mới thấy, mới tranh”
Ông Nguyễn Bá Bột (thôn Trung, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, HN) cũng cho biết: “Tất cả đất của ông Thuyền, ông Kiên, ông Nhâm là hợp pháp, TP. Hà Nội công nhận, đất là của cụ kị ngày xưa, tổ tiên để lại cho, bố chết để lại cho con”.
Kết quả giám định thương tật cho thấy, ông Nguyễn Đình Nhâm có tỷ lệ thương tật 4%, ông Nguyễn Đình Kiên thương tật 2%. Kết luận điều tra số 38 Cơ quan CSĐT đã xác minh việc này, nhưng lại kết luận không đủ cơ sở xác định danh tính người gây thương tích cho ông Nhâm và ông Kiên.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Đình Nhâm chia sẻ: “Thịnh, Phi, Biên, Cảnh xông vào trong cổng đánh tôi và ông anh tôi là ông Kiên thì cơ quan công an lại đưa ra lý do không điều tra được ai là người đánh anh em tôi. Nhưng Bây giờ cơ quan công an khép tội tôi là người đi ra để đánh Thịnh bị thương tích. Trong khi Thịnh nhảy lên đạp tôi vào sườn trái, tôi ngã ra thì cả Thịnh, Biên, Phi, Cảnh xông vào đập, đánh tôi, lúc đó tôi bị choáng và từ đấy tôi không biết sự việc gì xảy ra sau đó nữa. Tôi đề nghị các cơ quan chức năng các cấp xem xét điều tra lại vụ án, sẽ đưa Thịnh, Phi, Biên và Cảnh ra trước pháp luật để xử lý đúng người đúng tội, công bằng”.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Ban Bạn đọc

Các gia đình có trẻ em chết sau khi tiêm vác xin hãy kiện bộ Y tế.


Theo Khoa Dịch tễ, Trung tâm Y tế Dự phòng thì Vắc-xin được định nghĩa như sau:

Vắc-xin là những chế phẩm được làm từ chính vi sinh vật (hoặc từ một phần cấu trúc) đã bị chết hoặc đã bị làm yếu đi. Vì vậy vắc-xin không có khả năng gây bệnh cho cơ thể.

Ngoài ra, thì các phản ứng nặng sau tiêm chủng rất hiếm khi xảy ra. Thậm chí phản ứng dẫn đến tử vong chỉ là trường hợp hy hữu trên thế giới (thông thường nhỏ hơn 1/1.000.000 mũi).

Bế con đi tiêm, mang xác con về.



Vậy chỉ có hai khả năng xảy ra:

- Do vắc-xin không đạt chuẩn nên trở thành thuốc độc. Trách nhiệm thuộc về Công ty TNHH MTV vắc-xin và Sinh phẩm Y tế số 1 sản xuất.

- Vắc-xin đạt chuẩn nhưng quy trình quản lý, vận hành, bảo quản thuốc đã bị vi phạm quy tắc ở một khâu nào đó. Trách nhiệm chính thuộc về ông TS. Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cùng các thuộc cấp liên quan trực tiếp trong vụ này. Ngoài ra, người đứng đầu ngành y tế là Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phải chịu trách nhiệm liên đới về quản lý.

Cả hai trường hợp trên thì người dân đều có quyền đệ đơn khởi kiện để các cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ, đồng thời xét xử theo các điều luật được quy định theo pháp luật hiện hành.

Theo nhà báo QMD

Loạn ngay từ cấp phường.

   Hiện đang có 7 hộ gia đình phản ánh về việc xây dựng nhà văn hóa Ao Anh Tăng ở tổ 68B ngõ trại cá trương định Quận Hai Bà Trưng thu hồi đất của 07 gia đình không tổ chức đền bù.
  Bất chấp sự chỉ đạo của thanh tra chính phủ công văn 2465 của trung ương đảng ký ngày 27/06/2013 Ủy ban phường  vẫn ra văn bản cưỡng chế nhà dân bất chấp gia đình có giấy chứng nhận ruộng đất số 523 tờ địa bạ 70 do ông Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội  Trần Duy Hưng cấp năm 1956 cho gia đình dù gia đình đã gửi đơn đi khắp nơi nhưng không được trả lời, đối thoại, báo chí, truyền hình cũng đã phản ánh.
 
Báo pháp luật và xã hội phản ánh :


Báo lao động thủ đô 1A yết kiêu phản ánh.

truyền hình thông tấn xã ngày 20/07/2013 có bản tin phản ánh thu hồi đất của 07 hộ gia đình phía link dưới



Kính Mong các cơ quan bảo vệ pháp luật lên tiếng đem lại tiếng nói của người dân

LH: Ông Nguyễn Đăng Luân

ĐC: 247 ngõ trại cá trương định quận hai bà trưng hà nội

ĐT: 01254811911

Văn giang lại nóng !

 Theo tin từ bà con Văn giang cho biết : hôm qua lại xuất hiện khoảng ba chục côn đồ từ đâu kéo về, chúng tiếp tục gây hấn với bà con đang làm ruộng, nới bà con mới gặt lúa hai tuần trước.

Đám côn đồ núp dưới tên côngty V& T - công ty do em trai phó giám đốc công an Hưng yên  làm chủ.

Đám côn đồ mà V & T từng thuê để gây hấn và đánh bà con nhiều lần.

Cảnh nông dân Văn giang ngăn chặn bọn cướp đất ngay trên ruộng.

  Hiện phóng viên của chúng tôi đang có mặt tại Văn giang, sẽ có ảnh mới nhất chụp đám côn đồ này để đưa lên mạng.

Chính quyền huyện Từ Sơn Bắc Ninh tiếp tục hành xử côn đồ với dân


 Liên quan đến việc bà con Trịnh Nguyễn Bắc Ninh vẫn đang ngày đêm giữ đất, chính quyền tiếp tục giở trò bẩn để đối đầu với dân :
 - Lợi dụng nhân ngày 27 tháng 7 sắp tới, chính quyền đi thu tiền của những người dân đi làm cho các hộ  kinh doanh làng bên, nói là ủng hộ các gia đình thương binh liệt sỹ, nếu không nộp thì sẽ vu cho là chống đối. 
 - Sau khi bà Đỗ Thị thiêm bị tạt axit , có người nói công an đã bắt được thủ phạm , riêng tên Tâm Bắc là kẻ cầm đầu đã bị thủ tiêu. Tuy nhiên nguồn tin này chưa xác thực. Theo bà Thiêm : có 1 anh công an gọi điện cho con bà , nói rằng công an đã bắt được 2 thủ phạm , hiện nay đang giam tại hỏa lò , con bà có hỏi lại :" anh có thể cho tôi biết tên của 2 tên ấy tên là gì nhà ở đâu không , anh ta không trả lời "
Bà Thiêm nhận định công an muốn làm dịu dư luận để tung tin vịt này lên thôi .

Bà Thiêm đang nằm tại bệnh viện xanh - Pon

- Tin thêm: Sau khi bà Thiêm bị tạt axit đến ngày 17-7. Anh Lương Quốc Ca đang đi trên đường nghe thấy tiếng điện thoại đổ chuông . Khi anh nghe điện thoại có người tự xưng là Thành nhà ở làng Đa Hội thuê anh đến lợp mái tôn, ( anh Thành là khách quen của anh Lương Quốc Ca ), anh Ca nhìn số điện thoại lạ hỏi anh Thành :"sao anh lại dùng số này." anh Thành trả lời đây là số của vợ anh , trên đường đi đến nhà anh Thành .Anh Ca rút máy điện thoại hỏi anh Thành , điện thoại bên đầu kia bị ngắt , không trả lời , ngay lập tức anh Ca tìm số điện thoại cũ của anh Thành gọi , anh Thành trả lời không có nhu cầu lợp mái tôn, biết chuyện chẳng lành , anh Ca quay về. Ngay lập tức có 4 người đi rên 2 xe máy , đầu đội mũ bảo hiểm, bịt khẩu trang bám theo anh Ca đi đến gần khu công nghiệp . Họ ép xe , dùng gậy sắt tấn công anh Ca. Anh Ca bỏ xe chạy lấy người . Họ khong đuổi được, liền đập nát xe anh Ca. 

ĐÂY LÀ HÌNH ANH ANH LƯƠNG QUỐC CA CÙNG XE BỊ ĐẬP NÁT :

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Cải cách tư pháp tại Việt nam - kiểu thịt chó mắm tôm hay sân khấu hài hết thời.

 Ở Việt nam, nếu gọi một phiên toà xử công khai thì cũng có nghĩa là : công khai cấm bất kỳ ai tham dự, kể cả người thân của bị cáo. Thế mới có chuyện là vài người đi xem phiên toà xử ông Hà Vũ thì cũng bị đám băng đỏ bắt lên xe buýt, mang đi đâu đó rồi tối mới thả về. Cũng chẳng ai kiện chính quyền vì họ quen thế rồi, chính quyền luôn hành xử bất tuân luật pháp như vậy với dân chúng đã lâu.
  Ngay tại phiên xử sơ thẩm anh em ông Đoàn Văn Vươn chống lại bọn cướp đầm tại Hải phòng hồi mấy tháng trước thì các nhà quan sát cũng kéo tới Hải phòng để dự nhưng bị công an Hải phòng ngăn cản thậm chí cho giang hồ phối hợp với công an phường bắt và nhốt, đánh vài nhà hoạt động xã hội đến ngất lịm. Chuyện đó chắc các nhà báo phương tây của hãng AP có mặt tại đó đều đã biết, học cũng bị cấm chụp ảnh và tác nghiệp, còn bị doạ đánh và cướp đồ nghề nếu không sớm rời khỏi khu vực.
 Hôm nay, gia đình ông Vươn lại phải gửi đơn tới toà án để " xin " dự phiên toà phúc thẩm sắp tới - thực tế việc xin đó đã phỉ báng vào nền tư pháp được chính quyền vẫn ra rả liên tục là đang cải cách không ngừng, đã là toà xử công khai thì sao phải xin phép ? nghe vô lý nhưng đó là sự thật.



Chắc chắn rằng gia đình ông Vươn sẽ thất vọng vì toà án không có thói quen trả lời.

  Vụ án " Cướp đầm vươn " đã được thủ tướng Dũng kết luận rằng chính quyền Hải Phòng đã cưỡng chế trái luật, họp báo tar lời rõ ràng cho cả Thế giới biết, thế nhưng một hành động khó hiểu mới rồi của ông Dũng gây sốc cho dư luận là đột ngột tặng lon tướng cho Đỗ Hữu Ca - giám đốc công an Hải phòng, người đích thân chỉ huy vụ " cướp đầm Vươn", phá nhà ông Quý nằm ngoài khu vực đầm Vươn.
      Dư luận cho rằng ông Dũng tặng lon tướng cho ông Ca bởi ông Dũng là cử tri Hải phòng, việc lấy phiếu để giữ được điểm cho ông Dũng là điều cần có sự đãi ngộ phi luật lệ và bỏ qua mọi nguyên tắc.
  Tại Việt nam, dân chúng không ai có thể biết rằng ông Dũng hay ông Sang chủ tịch nước ông nào to hơn, bởi lẽ ông Dũng mới phong tướng cho giám đốc công an Hải phòng, giám đốc công an Hà nội, giám đốc công an Kiên Giang hôm 13 tháng 7 thì hôm qua ông Sang lại phong tướng cho vài sỹ quan khác. Quyền được phong tướng cho sỹ quan công an hay quân đội không biết được chỉ rõ trong hiến pháp chỗ nào, ai được quyền ban phát lon để tạo phe cánh, chia bổng lộc đó là điều mà dân chúng khó mà biết được.
 Còn riêng chuyện cải cách tư pháp tại Việt nam thì được chính quyền rêu rao rằng : liên tục cải cách, đổi mới thế nhưng cái đơn xin được dự phiên xử chồng bà Hiền và bà Thương thì là câu trả lời rõ nhất, tư pháp Việt nam đang giống như cái chợ hay cái sân khấu hài, các luật sư ở Việt nam chỉ có cười chết ngất khi chém gió về tư pháp ở Đất nước họ.



Các nhà hoạt động xã hội biểu tình tại Nghệ an đòi tự do công lý cho Điếu Cày.

  Sáng nay, gần chục nhà hoạt động xã hội từ Hà nội đến Nghệ an, họ đã in các khẩu hiệu và biểu tình tại Trụ sở viện kiểm sát Nghệ an và cổng nhà tù trại 6 - nơi giam giữ Điếu Cày - một cựu chiến binh yêu nước bị chính quyền Việt nam bỏ tù bởi sự thúc ép của giặc Tàu.
  Ban đầu, ông Điếu Cày bị bắt và xử tù với tội danh  " trốn thuế", hết hạn tù thì lập tức ông lại được bỏ tù tiếp 12 năm theo tội danh mới " tuyên truyền chống phá nhà nước"...chắc thời gian trong tù ông ấy đã tuyên truyền cho công an, quản trại và các tù đồng phạm các kiến thức chống phá nhà nước ?
  Tại Việt nam, ai cũng có thể bị bắt vì tội danh mơ hồ nào đấy, Bầu Kiên cũng vốn là một "doanh nhân" nhưng đùng một cái cũng bị bắt, bỏ tù với nhiều tội danh : trốn thuế, lợi dụng kinh doanh, thâu tóm ngân hàng...tuy nhiên các tội phạm như Bầu Kiên thì không có người dân hay nhà hoạt động xã hội nào thèm để ý đến và bênh vực anh ta, kể cả anh ta có bị tử hình ngay lập tức.

Đoàn các nhà hoạt động xã hội cùng vợ con ông Điếu Cày biểu tình tại Viện kiểm sát.


Biểu tình tại cổng trại 6 Nghệ an - nơi đang giam giữ ông Điếu Cày

Một đoàn khác bao gồm các giáo sư, đại tá quân đội, nhà báo và các nhà hoạt động xã hội khác cũng đã tới trại 5 Yên Định Thanh Hoá vào đầu năm ngoái để thăm ông Hà Vũ đang bị giam ở đây.

Các nhà hoạt động xã hội, Blogger và bạn bè của hai sinh viên Nguyên Kha và Phương Uyên cùng tới trại giam để thăm họ vào tháng trước.

 Tình trạng chính quyền các địa phương và trung ương tại Việt nam gần đây liên tục bắt cóc công dân, chụp mũ tội danh lung tung và bỏ tù các nhà hoạt động xã hội, bỏ tù những người yêu nước ngày càng gia tăng về số lượng và ở mọi lĩnh vực : cựu chiến binh, nhà báo, luật sư, nhà văn, sinh viên...đang khiến Quốc tế quan ngại.
 Trong thời điểm này, ông Sang chủ tịch nước cũng đang có chuyến thăm Mỹ và sẽ gặp gỡ Tổng thống Mỹ Obama, nhiều nhắn nhủ của giới trí thức và dân chúng tới ông Sang rằng hãy chớp thời cơ  để cải thiện nhân quyền trong nước - đó cũng là chủ đề mà Mỹ luôn đặt ra điều kiện trong mối quan hệ Mỹ - Việt .
 Hôm qua, ngân hàng Thế giới cũng đã bị Tổ chức nhân quyền Thế giới lên án rằng : ngân hàng  đã tiếp tay cho chính quyền Việt nam gia tăng đàn áp nhân quyền trong nước trong khi họ một mặt đăng ký hồ sơ để có ghế trong hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc ! 
  Cũng ngày hôm nay, người dân Philippin cùng biểu tình ở khắp nơi trên Thế giới, trước các sứ quán Tàu để phản đối Bắc kinh lấn chiếm và đòi chủ quyền gần hết Biển Đông, trong khi Việt nam lại đi đàn áp giới nhân sỹ trí thức và dân chúng xuống đường biểu tình chống giặc Tàu, rất nghịch cảnh với Chính phủ Philippin.
  Theo tin từ cộng đồng mạng xã hội, nhiều đoàn các nhà hoạt động xã hội và các nhà báo phương tây đang trên đường tới Nghệ an,  tới trại 6 để hiệp thông với gia đình ông Điếu Cày và bè bạn, cũng để đưa tin về vụ việc gây sốt trên mạng xã hội mấy ngày nay : ông Điếu Cày tuyệt thực đến ngày thứ 31, tính mạng chỉ còn tính bằng giờ.
   Chưa có bất kỳ phát ngôn nào của tướng Cao Ngọc Oánh và đài truyền hình VTV của Việt nam như thông lệ, tướng Oánh là chóp bu của cục VIII, quản lý toàn bộ các trại giam trên toàn quốc. Tháng trước chính tướng Oánh đã phải ký giấy cho vợ con ông Hà Vũ vào trại 5 để khuyên giải ông dừng tuyệt thực sau hơn hai chục ngày liên tiếp tuyệt thực trong trại để đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng. Dịp đó VTV cũng đã phối hợp với lãnh đạo trại để làm một clip phát trên mọi kênh để cố bao biện rằng ông Vũ không hề tuyệt thực, rồi còn doạ nạt rằng sẽ yêu cầu bên công an " điều tra kẻ nào tung tin đồn thất thiệt về ông Vũ ...xử lý trước pháp luật". 
  Truyền hình quốc gia vốn là một trung tâm tuyên truyền các luận điệu của nhà cầm quyền nên hầu như công an làm clip cho và chỉ có việc phát lên sóng. Tổng giám đốc VTV Trần Bình Minh là con trai của ông Trần Lâm vốn bị dân chúng khinh rẻ vài năm nay kể từ khi phát clip bôi nhọ cá nhân ông Hà Vũ sau phiên xử phúc thẩm mà toà án Hà nội áp đặt 7 năm tù cho ông.
 Chúng tôi sẽ theo chân các phóng viên vào Nghệ an và đưa tin cập nhật về tình hình của ông Điếu cày để hầu bạn đọc.