Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Công nhân Hải phòng đình công - bị đuổi việc.

Hải Phòng: đình công, nhiều lao động bị đuổi việc

18/12/2014 21:51 GMT+7
TTO - Sáng 18-12, khoảng 50 lao động của Công ty TNHH Environstar (chuyên may hàng xuất khẩu, tại huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đã bị công ty này thông báo cho nghỉ việc. 
Vì tham gia ngưng việc đình công ngày 16, 17-12 nên những lao động này đã bị đuổi việc ngay khi trở lại công ty sáng 18-12 (ảnh H.H)
Vì tham gia đình công ngưng việc ngày 16, 17-12 nên những lao động này đã bị đuổi việc ngay khi trở lại công ty sáng 18-12 - Ảnh: H.H.
Đây là những người đã tham gia ngừng việc tập thể để kiến nghị công ty về chính sách tiền lương, chất lượng bữa ăn… một ngày trước đó (ngày 17-12).
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 18-12, ông Nguyễn Trần Lanh, chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên, cho biết đã yêu cầu các đơn vị liên quan của huyện đến công ty để nắm tình hình, tìm hướng giải quyết. 
Trước đó, từ ngày 16 và 17-12, gần 400 công nhân của công ty đã ngừng việc tập thể để yêu cầu công ty giải đáp thỏa đáng việc trả lương cho công nhân, về chất lượng bữa ăn, cũng như điều kiện làm việc của người lao động không như những gì công ty hứa khi tuyển dụng.
Theo chị H.T.N., T.T.Nh., công nhân bộ phận may, cùng nhiều lao động khác, sáng 17-12 lãnh đạo công ty đã mời đại diện người lao động lên họp.
Tại cuộc họp, bà Lê Thị Huyền, phó tổng giám đốc Công ty Environstar, yêu cầu đại diện nhóm ngưng việc nêu những kiến nghị.
Kết thúc cuộc họp, bà Huyền tuyên bố tất cả những người đã ngưng việc nếu ai muốn vào làm ngay thì vào, ai muốn hôm sau (18-12) đi làm cũng được và muốn kiến nghị gì thì viết đơn gửi công ty.
Chiều cùng ngày, chị N. viết đơn kiến nghị như yêu cầu của lãnh đạo công ty, với chữ ký của nhiều công nhân khác và gửi cho tổ trưởng sản xuất.
Sáng 18-12, cả chị N., chị Nh. cùng các lao động đã ngừng việc hai hôm trước vẫn đi làm bình thường, nhưng khi vừa vào công ty, các lao động này được phía công ty thông báo: “Em không thích hợp để làm việc ở công ty. Em chính thức bị đuổi việc”, đồng thời yêu cầu chị N. ra khỏi công ty.
Theo chị Nh., thời điểm đó chị cùng 16 lao động khác bị thông báo cho nghỉ việc, và không chỉ các chị, buổi sáng cùng ngày khoảng 30 công nhân đến làm việc trước cũng đã bị đuổi việc.
Chị Nh. cũng cho biết rất nhiều công nhân đến sau, khi nghe tin công ty đuổi việc thì họ quay về hoặc nghỉ hẳn ở nhà không đến công ty nữa.
Các phóng viên đã trực tiếp gặp và đề nghị đại diện công ty cho gặp lãnh đạo công ty để tìm hiểu nguyên nhân, hướng giải quyết, nhưng chỉ nhận được câu trả lời lãnh đạo “đang bận” và yêu cầu bảo vệ đưa phóng viên ra ngoài.
H.H - Đ.BÌNH

Chợ Hải hà Quảng ninh - Chính quyền lưu manh, bỏ tù dân vì xây chợ mới dân không thèm tới buôn bán.

  Gần 200 gian hàng của dân tại khu C chợ cũ bị cháy trong đêm 25 tháng 10 năm 2013 gây thiệt hại lớn rất dễ hiểu do ai đốt - còn ai ngoài đám côn đồ do chính quyền bảo kê ? Trong vòng mấy ngày,  6 phụ nữ tiểu thương bị côn đồ bắt cóc nhưng hiện đang giam tại công an tỉnh - thật dễ nhận ra  đám côn đồ kia là của ai nếu không là của chính quyền ? 

   Bí thư Quảng ninh vốn là một công an nên hành xử với dân đúng như xã hội đen, cho lính bắt cóc phụ nữ và giờ gán tội " gây rối trật tự công cộng", đúng ngón nghề của ngành công an vẫn mang ra dùng  trên cả nước để đàn áp dân nào dám đấu tranh đòi quyền lợi của mình. Chuyện khắp nơi chính quyền các địa phương câu kết với doanh nghiệp xây chợ để ăn bám trên lưng tiểu thuơng diễn ra mấy năm nay, viện cớ qui hoạch hay chuyển đổi này nọ ... đa số đều bị nhân dân vạch mặt, chợ Sặt, chợ Thanh ấm Vân Đình, chợ Mơ, Hàng da, Cửa nam Hà nội ... là những ví dụ. Tất cả các chợ bị gắn với cái tên " trung tâm thuơng mại" đều đã bị bỏ hoang trên toàn Quốc chỉ vì sự ngu dốt, thiếu hiểu biết về văn hóa chợ của đám quan chức các địa phương. 

  

Gần 100 tiểu thương chợ Hải Hà kêu cứu -Báo Bảo vệ pháp luật. 

(BVPL) - Sáng 3-4-2014, gần 100 hộ tiểu thương buôn bán ở khu chợ trung tâm Hải Hà mới (thuộc huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) đã tập trung trước Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước (số 1, Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội để khiếu nại về những sai phạm trong việc quy hoạch, quản lý và khai thác chợ trung tâm Hải Hà mới của chính quyền UBND huyện Hải Hà và Ban quản lý chợ. 
Anh Lê Văn Bằng (ở thôn 6, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà), người dẫn đầu đoàn tiểu thương khiếu nại cho biết, thực hiện quyết định số 251/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt kế hoạch phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2015, tập thể hơn 200 hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ Hải Hà cũ đã tham gia đầu tư góp vốn với Công ty TNHH Đức Dương để xây dựng chợ Hải Hà mới, và đã được Công ty TNHH Đức Dương thực hiện bằng hợp đồng thuê ki-ốt. Tuy nhiên, đến nay, mặc dù đã hoàn thành được hơn 2 năm, nhưng chợ trung tâm Hải Hà mới vẫn chưa thực sự đi vào hoạt động. Các hộ tiểu thương khiếu nại tập thể khi cho rằng, UBND huyện Hải Hà và Ban quản lý chợ trung tâm Hải Hà đã vi phạm quy chế quản lý, chuyển đổi giữa 2 chợ là chợ Hải Hà cũ và chợ Hải Hà mới.
Hàng chục tiểu thương yêu cầu được đối thoại với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh
Hàng chục tiểu thương yêu cầu được đối thoại với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh
Trước đó, công văn số 107/TB-UBND ngày 6/12/2013 của UBND huyện Hải Hà đã ghi rõ: “Nếu các hộ kinh doanh tại chợ trung tâm Hải Hà cũ có nhu cầu tại chợ trung tâm Hải Hà mới thì đăng kí với chủ đầu tư là Công ty TNHH Đức Dương. Các hộ kinh doanh chưa có nhu cầu thì tạm thời vẫn kinh doanh tại chợ trung tâm Hải Hà cũ đến khi huyện triển khai đầu tư theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt”. Rõ ràng, trong công văn này, lãnh đạo huyện đã cố tình bỏ ngỏ thời gian buộc các hộ kinh doanh tại chợ trung tâm Hải Hà cũ phải dời đi, nên mới xảy ra tình trạng chợ mới xây xong vẫn không có người đến họp chợ, còn chợ cũ có quy hoạch dỡ bỏ thì lại tiếp tục tồn tại nhờ… công văn số 107.
Trong buổi đối thoại ngày 14/12/2013 với các hộ kinh doanh chợ Hải Hà, phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Ðỗ Thông kết luận: Cho các hộ tiểu thương hiện đang kinh doanh tiếp tục được phép kinh doanh tại chợ trung tâm Hải Hà (cũ) cho đến hết Tết Nguyên đán và được hỗ trợ đăng ký kinh doanh tại chợ trung tâm Hải Hà (mới). Trong thời gian này, tỉnh sẽ tiếp tục tổ chức các buổi họp bàn cùng người dân và doanh nghiệp để giải quyết dứt điểm các bất đồng.
Chỉ đạo của tỉnh là thế, nhưng đến ngày 3/3/2014, UBND huyện Hải Hà vẫn cố tình chỉ đạo Bản quản lý chợ (cũ) thuê khảo sát sửa chữa, cải tạo lại hệ thống điện, hệ thống phòng cháy để có đủ điều kiện kí thêm hợp đồng với chợ cũ. Việc này là trái với quy hoạch của tỉnh Quảng Ninh, đi ngược với Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ. 
“Do tin tưởng vào quy hoạch và kế hoạch của tỉnh Quảng Ninh là sẽ hoàn thành việc chuyển chợ trong năm 2013, chúng tôi đã vay ngân hàng để góp vốn với Công ty TNHH Đức Dương (người ít thì 30-40 triệu, người nhiều thì tới 2 tỷ đồng), đó là chưa kể tới số tiền đầu tư mua hàng hóa. Thế nhưng, đến nay đã hết quý I/2014, chợ cũ chưa bị dỡ bỏ, chợ mới chẳng có ai vào, khiến chúng tôi lâm vào cảnh vô cùng khó khăn, có nguy cơ phá sản và bị ngân hàng tịch thu nhà”, anh Bằng, đại diện các tiểu thương cho biết thêm. 
“Nguyện vọng của bà con chúng tôi là muốn được gặp lãnh đạo tỉnh để chỉ đạo giải quyết sự việc để chúng tôi ổn định để làm ăn. Thế nhưng, khi chúng tôi trình đơn kiến nghị lên ban lãnh đạo tỉnh thì tỉnh lại không muốn gặp. Vì thế, chúng tôi mới phải vất vả lên đây”, anh Bằng cho biết.
Trong khi đó, tình hình an ninh trật tự huyện Hải Hà hiện nay rất phức tạp, luôn xảy ra tình trạng tranh chấp giữa chợ cũ và chợ mới, dẫn đến tình trạng mất kiểm soát của chính quyền địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình an ninh trật tự trong huyện. Đặc biệt, vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra hôm 25/10/2013 tại khu C chợ trung tâm Hải Hà (cũ), làm thiêu rụi gần 200 gian hàng của các hộ dân, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng của bà con tiểu thương nơi đây, đồng thời cũng khiến chợ Hải Hà cũ xuống cấp trầm trọng.
Việc chuyển đổi mô hình quản lý, đầu tư xây dựng chợ trung tâm Hải Hà mới là rất cần thiết, phù hợp sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng đươc nhu cầu chính đáng của đông đảo nhân dân trên địa bàn hyện, theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo của tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để giải quyết triệt các khiếu nại của người dân, tránh xảy ra bất đồng, tranh chấp.
Hữu Hoa - Trần Anh

Công an Quảng Ninh bắt cóc, bò tù 7 phụ nữ tiểu thuơng chợ Hải Hà.

 Quảng Ninh bắt cóc,  bỏ tù 7 tiểu thuơng chợ Hải Hà.

Chúng tôi đã đăng tải nhiều lần bài viết về vụ bắt cóc này, mời các bạn xem m lại trong bài viết sau :
http://danoan2012.blogspot.com/2014/12/quang-ninh-bat-coc-giam-giu-phu-nu-tieu.html

Tin trên Baomoi.com hôm nay : 

Ngày 19.12, TAND tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra xét xử sơ thẩm 7 bị cáo là tiểu thương chợ Hải Hà cũ (huyện Hải Hà) về hành vi chống đối và gây rối trật tự nơi công cộng.

Theo cáo trạng, ngày 17.6.2013, UBND tỉnh Quảng Nam có quyết định về việc khu chợ Trung tâm Hải Hà (chợ cũ) được bố trí làm quảng trường công viên cây xanh. Chính vì vậy, chính quyền Hải Hà chủ trương chuyển đổi các tiểu thương sang chợ Trung tâm mới.
Chính quyền huyện Hải Hà sau đó liên tục tổ chức nhiều cuộc đối thoại nhưng các tiểu thương không đồng tình chuyển sang chợ mới bởi việc buôn bán ở chợ cũ đang ổn định; chợ mới có giá thuê kiốt quá cao... Trong khi chưa tìm được tiếng nói chung thì khoảng 19 giờ ngày 25.10.2013 chợ Hải Hà bốc cháy, thiêu rụi 150 kiốt ngoài trời với ước tính thiệt hại nhiều tỷ đồng.

Tiểu thương bị dẫn giải sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc.

Cũng theo cáo trạng, ngày 15.5.2014, ông Trần Văn Lâm – Bí thư Huyện ủy Hải Hà và ông Lê Văn Hơn – Chủ tịch UBND huyện tiếp tục đối thoại với dân về việc chuyển chợ. Tại trụ sở tiếp dân, ông Lâm và ông Hơn bị các tiểu thương vây kín, xô đẩy, chất vấn. Quá trình phát biểu, 2 ông này bị một số tiểu thương lăng mạ. Sau khi chuyển địa điểm khác để đối thoại vẫn không thành công bởi các tiểu thương chửi bới, nằm trước đầu xe để cản đường, tấn công lực lượng bảo vệ…
Kết thúc phiên xử, tòa tuyên phạt: Phạm Thị Bích mức án 24 tháng tù giam, Nguyễn Thị Hồng và Thù Thị Phương cùng mức án 15 tháng tù giam, Nguyễn Thị Dương 7 tháng tù giam, Đinh Thị Phương và Nguyễn Thị Xuyến cùng mức án 9 tháng tù giam, Nguyễn Thị Hà 6 tháng tù giam.

Luật Việt nam bảo vệ chế độ trước khi bảo vệ nhân dân.

 Trà Mi - VOA.
  Một luật sư không hề nao núng trước đe dọa bị tước thẻ hành nghề sau khi đưa ra ánh sáng thêm một nạn nhân bị công an đánh chết, mà ngược lại, kiên quyết làm mọi cách có thể để tiếp tục bênh vực công lý cho những người nghèo chịu áp bức, bất công trong xã hội.


Tuy tuổi đời lẫn tuổi nghề không cao và cũng không mưu sinh chính bằng nghề luật sư, nhưng chủ nhân văn phòng Luật sư Võ An Đôn từ một vùng quê hẻo lánh không có internet của tỉnh Phú Yên đã nổi danh trên khắp các mặt báo cả trong lẫn ngoài nước và trên các trang mạng xã hội.

Ca ca Hải phòng - chất thải loài người .

LẠI GIẬT DẢI BĂNG VÒNG HOA VIẾNG!


Chỉ nửa giờ nữa (9h30 sáng 20-12-2014 là cử hành lễ truy điệu nhà văn Bùi Ngọc Tấn (ở Hải Phòng). Nhiều nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ yêu mến, kính trọng nhà văn, trong đó có nhà văn Nguyên Ngọc, đã về Hải Phòng từ tối qua (19-12) để tiến đưa anh Tấn, chia buồn cũng gia đình.



Cũng tối qua, tướng Đỗ Hữu Ca ("trận đánh đẹp" - Tiễn Lãng), biệt danh tướng Ca ca (chất thải nhão của con người - tiếng Pháp) đến gia đình yêu cầu điếu văn sẽ do chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường đọc (soạn một cách công thức, vô cảm theo sơ yếu lý lịch, dưới góc nhìn nhà cầm quyền). Trong khi đó, về phía các hội đoàn xã hội dân sự, cũng đã chuẩn bị điếu văn chu đáo. Các trí thức đang bàn phương án tốt nhất có thể.
Đáng lên án là tại tang lễ anh Tấn, lại tái diễn trò giật, bóc các dải băng trên vòng hoa viếng. Kẻ nào là thủ phạm trò lưu manh, bẩn thỉu, đê tiện, vô văn hóa, thất nhân tâm này, hẳn không cần nêu, quý vị và công chúng cũng quá biết. Ít nhất đã có 3 vòng hoa viếng là nạn nhân của trò mất dạy này. Đó là các vòng hoa của Văn đoàn độc lập, Diễn đàn Paris và của Diễn đàn Xã hội dân sự.
Ban tang lễ gồm đại diện gia đình, các nhà văn Dương Tường, Phạm Xuân Nguyên, chủ tịch MTTQ phường và tổ trưởng dân phố.
9h12 phút, nhà văn Nguyên Ngọc cho biết, đã thu xếp xong xuôi êm đẹp cùng gia đình: điếu văn của các nhân sĩ, trí thức soạn thảo sẽ do nhà văn Dương Tường đọc, sẽ không đọc điếu văn của phường.
Theo chương trình, 10h sáng cùng ngày, di quan.
Cầu chúc anh linh nhà văn tài hoa và tâm huyết Bùi Ngọc Tấn phiêu diêu miền cực lạc

Võ Văn Tạo.

PS : quân của Ca ca - chất thải loài người - từng cướp giật băng tang tại đám tang Mẹ của Thanh Nghiên, đám tang cụ Trần Lâm.
 Ca Ca cũng đang dính  vào vụ án oan Nguyễn Văn Chưởng, lon tươnag của Ca có thể thối hoắc sau vụ này. 

Tại sao nước ta nợ nần ngập đầu ?


Những điều người dân cần biết về các phái đoàn nhà nước ta đi "công tác" nước ngoài,
Các phái đoàn vẫn nhỡn nhơ "công tác" (không biết có phải công tác không?) chi phí của các phái đoàn đều sử dụng ngân sách nhà nước thoải mái. Cuối cùng thì cũng đè dân ra mà trả nợ.

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Hải phòng -300 công nhân đình công bị đuổi việc !

300 công nhân ngừng việc ở Hải Phòng:

Người đình công bất ngờ bị đuổi việc

(LĐ) - Số 297 HOÀNG HOAN 
Một số người lao động bị Cty Environstar sa thải sáng 18.12.

Như Lao Động đã đưa tin, ngày 17.12, hơn 300 công nhân (CN) của Cty TNHH Environstar (đóng tại xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng) đã ngừng việc tập thể để kiến nghị Cty về việc thống nhất trả lương cho NLĐ theo thời gian hay trả lương theo sản phẩm, cùng các kiến nghị khác về chất lượng bữa ăn, nhà ăn, nhà để xe…

Án oan Hồ Duy Hải Long an.

VRNs (14.11.2013) – Sau khi VRNs đăng tải các thông tin liên quan đến Vụ án của Hồ Duy Hải, chúng tôi được biết, đã có Đoàn nhà báo đến gia đình Hồ Duy Hải tìm hiểu, phỏng vấn…Gia đình cũng đã ra Hà Nội kêu oan… Để rộng đường dư luận, VRNs đăng lại bài viết kể về diễn biến phiên Toà sơ thẩm “không thể tin được” và “Khi xem xong buổi tuyên án, tôi luôn có cảm giác hổ thẹn không hiểu vì lý do gì” của một sinh viên báo chí trực tiếp tham dự phiên Toà. Sinh viên này khẳng định: “Tôi viết bài này không phải là để kiếm tiền nhuận bút hay viết để giải trí; vì thứ nhất: tôi biết đất LONG AN nổi tiếng là XỬ OAN, thứ hai: có thể bị cáo không chịu được “các biện pháp nghiệp vụ” của CQĐT (tôi nói vậy chắc mọi người đã hiểu)…”. Bài viết được đăng trên trang báo Pháp luật TP. Online một thời gian dài, và bị gỡ bỏ sau khi VRNs trích đăng. Sau đây là toàn văn bài viết.


———————————-

Chuột đàn mang thẻ đảng.

Nguyên Thạch
 - Các cụ đã bảo "Cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi", thà đừng làm, mỗi một khi đã làm thì không thể giấu, làm ác thì lo xa, cho nên cái đám cộng sản này luôn nơm nớp lo xa, hở ra là phản động, hở ra là thù địch cho nên cứ bắt, cứ nhốt một cách vô tội vạ. Bọn mặt mẹt này to gan lắm, coi dân chẳng ra cái gì cả, nhà mới cháy xém xém phần trên lầu 2 mà đám chuột đã lòi mặt ra loạn xà ngầu, chuột chúa, chuột xề, chuột con, chuột nhắt đủ cả.

Quan tham hay cẩu quan ?

Quan Bình Dương cho thuê đất suốt năm bằng...mua 1 ký thịt bò

Đăng Bởi  - 
thue dat
Khu công nghiệp Mỹ Phước.

Hàng tràm hécta đất làm khu công nghiệp được Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bình Dương ký hợp đồng cho chủ đầu tư dự án là Tổng công ty đầu tư - phát triền công nghiệp TNHH MTV Becamex thuê 50 năm với giá thuê đất là 30 đồng/m2/năm. 







Lẽ ra phải có thêm nội dung điều chỉnh đơn giá thuê đất theo thời gian nhưng lãnh đạo cơ sở này lại "quên" tạo điều kiện để chủ đầu tư (CĐT) hưởng lợi suốt nửa thế kỷ.
Chủ đầu tư " trúng" lớn
Tọa lạc ở phía bắc tỉnh Bình Dương (BD), nằm trên tuyến giao thông chính là Quốc lộ 13 thuộc huyện Bến Cát (nay là thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng), KCN Mỹ Phước có quy mô 6.200ha, bao gồm Mỹ Phước 1, Mỹ Phước 2, Mỹ Phước 3, Mỹ Phước 4 (Thới Hòa) và Mỹ Phước 5 (Bàu Bàng). Sau hơn 10 năm triển khai, nơi này thu hút hàng trăm dự án (DA) nước ngoài với tổng vốn đầu tư nhiều tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp điện, điện tử, cơ khí chế tạo, chế biến thực phẩm, công nghiệp gỗ và trang trí nội thất, may mặc...
Ngày 14-6-2002, Thủ tướng Chính phủ (TTCP) ban hành Quyết định (QĐ) 452/ TTg thành lập và phê duyệt dự án (DA) đầu tư xây dựng - kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Mỹ Phước 1. Ngày 17-7-2002, Bộ Xây dựng ban hành QĐ phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN. Đến ngày 17-8-2007, UBND tỉnh Bình Dương ra quyết định “điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN Mỹ Phước 1. Ngày 14-1-2005, TTCP ký QĐ 59/TTg-CN cho phép thành lập KCN Mỹ Phước 2. Ngày 4-3-2005, Bộ Xây dựng ban hành QĐ phê duyệt quy hoạch chi tiết. Đến ngày 25-3-2008, UBND tỉnh Bình Dương ra QĐ phê duyệt “điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN Mỹ Phước 2.
Khu công nghiệp Mỹ Phước 1 gồm 377ha (đất công nghiệp cho thuê hơn 276ha) với tổng vốn đầu tư trên 200 tỷ đồng, hoạt động từ năm 2003. KCN Mỹ Phước 2 hơn 477ha (đất công nghiệp cho thuê 332ha), tổng vốn đầu tư hơn 440 tỷ đồng, hoạt động từ năm 2006. Đến nay, toàn bộ đất công nghiệp của cả hai khu đã cho thuê đạt tỷ lệ 100%. Tuy nhiên, việc bố trí khu dân cư nằm xen giữa KCN là vi phạm quy định của Chính phủ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là nạn ô nhiễm môi trường; nếu không được kiểm soát, bảo vệ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Cho thuê kiểu " tình thương mến thương"
Trước năm 2006, dự án KCN Mỹ Phước 1 và 2 được lãnh đạo Sở TN - MT tỉnh Bình Dương ký các HĐ cho thuê đất thời hạn 50 năm, trả tiền hàng năm, đơn giá được duyệt cụ thể như sau: đối với KCN Mỹ Phước 1, giá cho thuê đất là 30 đồng/m2/năm; còn KCN Mỹ Phước II thì 153 đồng/m2/năm. Điều lạ là tất cả HĐ đều không thấy nội dung điều chỉnh đơn giá thuê đất, đồng nghĩa với việc Becamex được trả tiền thuê “ổn định” suốt nửa thế kỷ và công ty này đã nộp tiền thuê đất đến hết năm 2011.
Một cán bộ hưu trí sống tại KCN Mỹ Phước 2 lên tiếng, với giá 30 đồng/m2 thì 1ha đất mỗi năm Sở TN-MT thu về cho ngân sách tỉnh 300.000 đồng, chỉ đủ mua 1kg thịt bò loại ngon! Cộng chung diện tích của hai KCN là 8,54 triệu m2 (854ha), số tiền thu được hàng năm từ việc cho thuê chỉ hơn 250 triệu đồng! Trên thực tế đất tại hai KCN đã biến thành “vàng” từ lâu, muốn có căn nhà đẹp ở đây phải móc hầu bao tiền tỷ! 
Nhà đầu tư bồi thường đất cho dân theo NĐ 98 với giá “bèo”, rồi được Sở TN-MT ký HĐ cho thuê "tượng trưng” trong khi đất đem cho doanh nghiệp thuê lại làm xưởng thì cao ngất ngưởng, thu lợi không biết bao nhiêu mà kể. Vị này bức xúc: ‘Tham nhũng, tiêu cực dễ phát sinh từ đây. Nếu không làm rõ, xử lý nghiêm thì người dân sẽ mất niềm tin vào chính quyền!”.
Ngày 24-12-2012, UBND tỉnh Bình Dương có Văn bản 3772/UBND-KTN cho phép Becamex áp dụng đơn giá thuê đất theo các HĐ đã ký trước đây để quyết toán tiền thuê. Một lần nữa công ty này được đảm bảo giá thuê “trước sau như một! Chiếu theo các nghị định (NĐ) 142/2005/NĐ-CP và 121/201Q/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 120/2005/TT-BTC và 94/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính thì hai dự án trên thuộc diện phải điều chỉnh đơn giá thuê đất.
Liên quan đến hai dự án này, chủ đầu tư đã bồi thường giải phóng mặt bằng hơn 189,5 tỷ đồng (theo NĐ 22/1998/NĐ-CP năm 1998 của Chính phủ). Ngày 27-2-2012, UBND tỉnh Bình Dương có công văn cho phép cơ quan thuế khấu trừ khoản bồi thường và hỗ trợ vé đất của hai dự án vào tiền thuê đất phải nộp hàng năm. 
Căn cứ để UBND tỉnh áp dụng là NĐ121/2010/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể tại điểm a khoản 2 điều 3. Theo Thanh tra Chính phủ (TTCP), việc cho phép khấu trừ này không đúng quy định. Điểm a khoản 2 điều 3 NĐ 121 chỉ được áp dụng đối với trường hợp đã bồi thường giải phóng mặt bằng theo NĐ197/2004/ NĐ-CP, không áp dụng cho trường hợp đã thực hiện theo NĐ22/1998/NĐ-CP.
Được biết Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã có văn bản trả lời UBND tỉnh Bình Dương và Cục Thuế tỉnh, xác định hai dự án KCN Mỹ Phước 1,2 thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo NĐ22 nên không được khấu trừ tiền bồi thường vào khoản thuê đất phải nộp. 
Sau khi làm rõ những vấn đề trên, Tổng TTCP kiến nghị, được TTCP chỉ đạo: UBND tỉnh Bình Dương phối, hợp xin ý kiến Bộ Tài chính xác định lại việc khấu trừ tiền bồi thường giải phóng mặt bằng của KCN Mỹ Phước 1 và 2, đồng thời điều chỉnh đơn giá thuê đất đối với hai dự án này.
UBND tỉnh rà soát các trường hợp giao đất thu tiền sử dụng, cho thuê đất trả tiền một lần và việc khấu trừ chi phí đền bù, hỗ trợ về đất vào tiền sử dụng phải nộp đối với các tổ chức được nhà nước giao đất từ năm 2006 đến nay, trên cơ sở đó có biện pháp điều chỉnh nếu phát hiện sai phạm, tránh thất thoát ngân sách. 
Ngoài ra, Chủ tịch UBNP tỉnh Bình Dương khẩn trương điều chỉnh đơn giá cho thuê đất đối với 117 trường hợp đã báo cáo và các trường  hợp tương tự (nếu có) thuộc đối tượng phải điều chỉnh theo các NĐ 142 và 121 của Chính phủ. 
Võ Văn (Công An TPHCM)

Tọa kháng kêu oan tại chân Vua Lý.


  Hôm nay đã là ngày thứ 3, Bố  và Mẹ của Nguyễn Văn Chưởng - người mà báo chí đang đưa tin liên tục về án oan, án tử hình bừa bãi do Đỗ Hữu Ka, tướng công an, giám đốc công an Hải phòng tạo dựng- tọa kháng tại chân tượng Vua Lý tại Hà nội.
  Bố Mẹ của Nguyễn Văn Chưởng đã về Hà nội kêu oan cho con nhiều tháng nay, đến đủ các cơ quan kêu oan nhưng hầu như cấp trunv ương vẫn đang điếc, mù trước vấn nạn án oan tràn lan trên cả nước.
 Vụ Hồ Duy Hải tại Long an còn đang nóng bóng sau Nguyễn Thanh Chấn Bắc giang, nay Nguyễn Văn Chưởng ... khiến hình ảnh của nền tư pháp Việt nam nham nhở, thối hoắc khó có thể che mũi để thở được.

Nhà văn oan Bùi Ngọc Tấn qua đời .

Tác giả “Chuyện kể năm 2000” qua đời

Nhà văn Phạm Đình Trọng cùng nhà văn Bùi Ngọc Tấn.


- Nhà văn Bùi Ngọc Tấn- tác giả cuốn tự truyện nổi tiếng "Chuyện kể năm 2000" vừa qua đời tại nhà riêng (Hải Phòng) lúc 5 giờ sáng nay, ngày 18 tháng 12 năm 2014.
Lễ viếng: 10 giờ sáng ngày 19.12.2014.Lễ Truy điệu: 10 giờ sáng thứ bảy ngày 20 tháng 12 năm 2014.Lễ An táng: Tại Nghĩa trang Ninh Hải, Hải Phòng.

Nhà văn, Bùi Ngọc Tấn sinh năm 1934, quê ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ông bắt đầu viết văn, viết báo từ 1954 và là cây viết khá nổi tiếng khi còn trẻ.
Bùi Ngọc Tấn từng bị bắt và phải ở tù 5 năm (1968-1973) trong vụ án "Xét lại, chống Đảng", mà không được xét xử. 
Wikipedia viết: “Theo ông (Bùi Ngọc Tấn) thì người hạ lệnh bắt ông, cũng như đuổi vợ ông khỏi trường Đại học trong thời gian ông bị cải tạo, ngăn chặn ông đi làm sau khi ra tù là giám đốc công an thành phố Hải Phòng Trần Đông. 
Khi bị bắt giữ, ông cũng bị tịch thu hơn nghìn trang bản thảo và sau này không được trả lại. Từ khi được xóa án, sau hai năm thất nghiệp, Bùi Ngọc Tấn được tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản Hoàng Hữu Nhân xếp vào làm nhân viên theo dõi thi đua khen thưởng ở Liên hiệp Xí nghiệp Đánh cá Hạ Long. Trong khoảng thời gian làm công việc này từ 1974 đến 1994, ông trở thành một "người ẩn dật" với văn chương, ngừng viết trong khoảng thời gian 20 năm này. Theo đài RFA, trong thời gian đó "ông không được phép viết lách gì, ngay cả nhật ký cũng thường xuyên bị công an văn hóa xét nhà, lục lọi tịch thu..."
Ông trở lại với bạn đọc qua bài "Nguyên Hồng, thời đã mất" đăng trên tạp chí Cửa biển tại Hải Phòng năm 1993”.
Một số tác phẩm chính đã được xuất bản từ năm 1995 trở lại đây: Một thời để mất, Những người rách việc, Một ngày dài đàng đẵng, Chuyện kể năm 2000, Rừng xưa xanh lá…
Một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng sau này của Bùi Ngọc Tấn là cuốn tiểu thuyết “Biển và chim bói cá”, xuất bản năm 2008.
Tuy nhiên, nhắc tới Bùi Ngọc Tấn người ta nghĩ ngay tới “Chuyện kể năm 2000”.
Cuốn tự truyện này đã gây được sự chú ý của quốc tế và trở thành một trong những cuốn sách được giới bất đồng chính kiến trong nước quan tâm nhất. “Chuyện kể năm 2000” đã được dịch ra tiếng Anh, Đức và Pháp. “Theo tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF), câu chuyện 600 trang về người tù mang tên Tuấn mô tả lại cách “chính quyền Việt Nam trấn áp trí thức”. Chính vì vậy mà "Chuyện kể năm 2000" vừa in tháng Hai năm 2000 thì ngày 16 tháng 3, bộ Văn hóa-Thông tin đã ký quyết định số 395, đình chỉ, thu hồi và tiêu hủy cuốn này do nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành.( Wikipedia).
Ngoài các giải thưởng văn học trong nước, Nhà văn Bùi Ngọc Tấn từng nhận được một số giải thưởng quốc tế như: “Giải Henri Queffenlec (Pháp) năm 2012 cho tác phẩm Biển và chim bói cá”, giải Nhân quyền Hellman-Hammett do HRW trao tặng.
Bùi Ngọc Tấn cũng là Hội viên danh dự Hội Văn bút Quốc tế. Hội viên danh dự Hội Văn bút Canada.

Bản tin từ ông Thanh Nghiên Phạm từ Canada đưa.

Tòa Thanh oai Hà nội xử 3 nông dân tố cáo quan cướp đất.

 Hôm qua, ngày 18.12.2014, tòa án Thanh oai tiếp tục mang các nông dân ra xử.
 Hình ảnh diễn biến phiên tòa Thanh oai Hà nội xử ba nông dân :




  Các nông dân xã  Xuân Dương đã đến rất đông để xem, ngoài cổng tòa có vài chục bà con lớn tiếng tố cáo quan chức địa phương lộng quyền, ăn hiếp dân :
- Thằng chủ tịch dùng 4 cái tên, mua cả bằng cấp 3, chia đất cho con cháu nó.
- Chúng tôi đã gửi đơn tố cáo ra tận trung ương đảng và nhà nước nhưng chưa đứa nào về xử bọn nó.
- Có cả ông đảng viên già đứng ra tố cáo đây nhưng chúng nó bảo không sợ đứa nào hết, bên trên bảo kê cho chúng tao làm, đứa nào chống đối cứ cho đầu gấu đánh, bỏ tù hết...
- Chủ tịch huyện Nguyễn Hồng Yên cũng cùng dây chúng tao cả, cho chúng mày tố cáo, đơn của chúng mày cho vào thùng rác hết...
 Đó là những tố cáo của bà con nông dân xã tới dự xem tòa. Qua đó cho thấy rằng : chính quyền huyện Thanh oai quá nát bét, vô chính phủ và hại dân hại nước toàn tập. Nguyễn Hồng Yên chủ tịch huyện này nổi tiếng với vụ tham nhũng ngàn tỷ trong việc ăn chia tại dự án Cienco5 của Thân Đức Nam làm chủ tịch năm 2010, hồ sơ tố cáo của dan và cán bộ xã Bình Minh còn đang dừng tại C48 Bộ Công an từ năm 2012 nhưng chưa xử lý.
 Con đường do Cienco 5 làm dở dang đến Bình Đà thì dừng lại, để cỏ mọc hoang ba năm nay.

Vũ Văn Huề bị xử hôm nay vốn là con của cựu bí thư xã, hai phụ nữ cùng bị đưa ra tòa : một bệnh tim, một loẻo khoẻo như tàu lá nhưng bị lũ cẩu quan vu cho tội " chống người thi hành công vụ " - công vụ cướp đất. Khi xử một lúc thì đưa cô bệnh tim đi cấp cứu.

Xem thêm :

THÔNG BÁO


Vũ Văn Huề cách đây 4 tháng, trong đám cưới. Cậu là con của cựu bí thư xã.

Ảnh ở phiên tòa sơ thẩm 3 lần.


Ngày kia. tức ngày 18-12-2014 tại tòa án huyện Thanh Oai sẽ tiếp tục phiên tòa sơ thẩm Vũ Văn Huề trú tại xóm 1 Trường Xuân xã Xuân Dương huyện Thanh Oai. Anh là con trai thứ 2 của ông bà Ngô Thị Tuyến và Vũ Văn Hoa, được biết đây là lần thứ 4 sau 3 lần xử sơ thẩm không thành.
Vũ Văn Huề sinh năm 1992 bị quy tội chống người thi hành công vụ, vụ việc liên quan đến gần 100 hộ dân không đồng tình trong việc dồn điền đổi thửa.
Theo Cô Nguyễn Thị Viền là mẹ nuôi của Huề thì các hộ còn lại đã bị ép buộc phải đi gắp phiếu và mẹ của anh Huề đã không còn khả năng phát ngôn kể từ khi Huề bị bắt ngày 11-3-2014.

Gia đình anh Huề cũng nhắn gửi lời mời tham dự phiên tòa công khai vào hồi 8h ngày 18-12-2014. cùng trong cảnh oan khuất tôi xin được kính báo và khẩn cầu cộng đồng quan tâm và lên tiếng để công lý được thực thi cho anh Vũ Văn Huề.
Tôi xin chân thành cảm ơn

p/s: anh Huề ngày cưới 4 tháng trước khi bị bắt

FB Trịnh Bá Phương - Dân oan Dương nội Hà đông Hà nội.