Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Công an Hà nội bắt cóc dân oan, đánh chấn thương não !


Tin về dân oan Ngọc Anh bị công an Hà nội bắt cóc, đánh đập.

 Sáng nay, các dân oan vừa gửi ảnh chụp cô Ngọc Anh đang nằm tại viện Xanh paul Hà nội cho tôi, nhờ đăng tải.
 Hiện cô Ngọc Anh bị tổn thương não trong, vẫn liên tục ói mửa, các dân oan đang chăm sóc cô tại bệnh viện.

Bác sỹ Tân dứt khoát yêu cầu nộp tiền mới cấp cứu, còn nói rằng : nếu chậm nộp, chết không chịu trách nhiệm !

Bệnh án bị dấu đi, không để ở đầu giường như những bệnh nhân khác.




 Dân oan đang chăm sóc cô Ngọc Anh


     Sau khi bắt cóc cô cùng với hơn hai chục người, tống vào trại bên Đông Anh, đánh cô Ngọc Anh, hành hạ mọi người thì họ đã tống cô vào viện đa khoa Đông Anh như tôi đã đưa tin, có cả clip quay phỏng vấn cô tại bệnh viện.
 Hôm qua cô bị nặng hơn và họ sợ cô chết nên đã chuyển cô về bệnh viện Xanh Paul để điều trị.
 Đây là một việc làm rất mờ ám, thất nhân thất đức của công an Hà nội đối với công dân từ Vũng Tàu đi khiếu kiện tại Hà nội. Chúng ta cần nên án và đưa ra công luận, tố cáo hành vi bỉ ổi của họ, khởi kiện họ sau khi có đầy đủ chứng cứ.
 Đề nghị báo chí trong và ngoài nước tới gặp cô Ngọc Anh và các dân oan có mặt tại đó để phỏng vấn, tố cáo tội ác của các công an Hà nội, yêu cầu đưa họ ra trước  công luận toàn Thế giới.


Chị Ngọc Anh tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng.
 Công dân của một Đất nước như thế nào mà ra nông nỗi này ? mời các ông bà đại biểu Quốc hội xem giùm.



Vụ ông Vươn - gần một năm oan trái.

 Kể từ khi vụ việc xảy ra đến nay đã gần một năm, việc làm trái pháp luật của chính quyền Hải phòng đã bị kết luận rõ ràng, kẻ đứng đầu chỉ huy cướp đất, nổ súng, phá nhà dân, vơ vét tài sản đều đã được báo chí lôi ra ánh sáng.
 Tuy nhiên, vẫn chưa có một lãnh đọa nào của Hải Phòng bị truy tố, xét xử, các lãnh đạo vẫn hàng ngày lên truyền thông trơ mặt rao giảng đâọ đức, pháp luật, anh em ông Đoàn Văn Vươn vẫn bị bắt giữ, cầm tù oan trái mà chưa được xét xử công bằng, vợ con gia đình của họ vẫn phải đang hàng ngày sống trong túp lều do bà con làng xóm giúp đỡ dựng tạm.
  Đứng đầu hải Phòng là bí thư Thành mới đây còn kỷ luật, đuổi việc một số cán bộ và nhân viên phà Bính vì dám thu tiền khi đưa xe qua sông bằng phà lúc bão nổi , lệnh cấm qua phà được ban hành. Với lý do là thu vài xu lẻ, lãnh đạo tắt điện thoại...vậy thử hỏi việc phá nhà, cướp của, bắt người, đánh phụ nữ và mang thai và trẻ em của công an và cán bộ hải phòng đứng đầu là bí thư Thành và đại tá Ca thì xử tội gì, đuỏi việc có đáng không ?
 Luật pháp chưa xử tội những tên cướp ngày thì trời sẽ xử, đừng tưởng trời không có mắt !


Vụ Đoàn Văn Vươn: Những điều chưa kể của GS. Đặng Hùng Võ

Thứ bảy 17/11/2012 07:00
(GDVN) - “Sự thực mà nói thì vụ Tiên Lãng có đập vào tôi một vấn đề về búc xúc của người dân, bức xúc tới mức phải bảo vệ lợi ích bằng vũ khí tự tạo. Trái pháp luật đã rõ nhưng từ căn nguyên gì là điều nên quan tâm. Cũng như vụ Văn Giang, khi tôi nhìn thấy bà con cũng ầm ầm lên với nét mặt bức xúc thật thì chứng tỏ cũng phải có căn nguyên gì", GS. Võ chia sẻ.

Việc chứng kiến GS. Đặng Hùng Võ gặp người dân Văn Giang (Hưng Yên) trong một tâm thế đầy thiện chí và sẵn sàng lắng nghe, chúng tôi lại nhớ đến những lần ông không nề hà khi tiếp xúc với báo chí về vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (TP. Hải Phòng) dù đang rất bận rộn.

Công an Long an bịa đặt, ép Phương Uyên viết sai sự thật.


    “Nhắn: Mẹ ơi, con nhận được rồi. Mẹ đừng lo cho con. Giữ gìn sức khỏe chờ gặp mặt đừng thăm con nữa.” Đó là những lời vỏn vẹn của nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên viết ở mục “người nhận” trên “Phiếu gửi quà” ngày 15/11/2012 do mẹ Nhung gửi vào.
   Lặn lội từ Bình Thuận đến trại tạm giam công an tỉnh Long An ngày 15/11 để gửi đồ thăm nuôi và xin gặp mặt con gái là Nguyễn Phương Uyên, chị Nguyễn Thị Nhung bị từ chối cho gặp mặt mà chỉ cho gửi quà. Khi viết Phiếu gửi quà, chị Nhung để trống mục “Hành vi phạm tội” vì cho rằng con gái chị mới chỉ bị khởi tố mà chưa xét xử. Anh công an tên Niết (lần trước chị Nhung nghe nhầm là Triết) nhất định bắt chị viết vào “Tuyên truyền chống nhà nước” thì mới cho gửi quà. Sau đó công an Niết hỏi chị có cần ký nhận không. Chị Nhung trả lời “cần”. Khoảng hơn nửa tiếng sau, anh ta đi ra với chữ ký của Nguyễn 
Phương Uyên và lời nhắn trên
.

                                                              Phương Uyên và lời nhắn trên.

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Nông dân Văn Giang khiếu nại Bộ TNMT


Đơn khiếu nại Bộ Tài nguyên & Môi trường của nông dân Văn Giang

  Về hành vi hành chính soạn (thẩm định), ký và gửi nội dung Tờ trình số 14/TTr-BTNMT ngày 12/3/2004 và Tờ trình số 99/TTr-BTNMT ngày 29/6/2004 của Bộ Tài nguyên & Môi trường do ông Đặng Hùng Võ, Thứ trưởng Bộ TNMT ký thay mặt Bộ trưởng  Bộ TNMT 

Dân đu dây qua sông, Bộ trưởng Thăng phát rồ !

  Bộ trưởng Thăng đang phát rồ vì cả cái bộ GTVT vốn chứa chấp rất nhiều giáo sư tiến sỹ mà không có một sáng kiến nào cho dân qua sông ở những nơi chưa xây cầu. Toàn sáng kiến của những ông bà nông dân chân đất mắt toét nghĩ ra cả.
  Theo tin trên mạng cho biết : bộ trưởng Thăng đang bị ốm vì phát rồ, được miễn chất vấn trong kỳ họp Quốc hội này, hiện BT Thăng đang xem xét kỷ luật, trảm thêm một số cán bộ trong bộ vì tội ăn không ngồi rồi, có cái trụ sở bộ cũng phải rao bán để trả lương. 
 Trong khi đó, dân khắp nơi vẫn tiếp tục phải đu dây qua sông. Khốn nạn thật !


Quảng Ngãi:

Hơn 2.000 người “đu dây” qua sông

    Từ trung tâm huyện Sơn Hà, vượt hơn 30km sẽ đến xã nghèo Sơn Ba, nơi có con sông Re chảy vào lòng xã. Khi sông Re hiền hòa, 629 hộ dân phải “đu dây” qua sông. Khi con lũ ập về, 6 thôn trong xã bị cô lập hoàn toàn.
 >>  Lật cầu treo “làng đu dây”, 7 người rơi xuống sông
 >>  “Đu dây qua sông là sáng tạo không ngờ!”

Những học sinh treo tính mạng trên một sợi dây, qua sông học chữ
Những học sinh treo tính mạng trên một sợi dây, qua sông học chữ
 

Hòa thượng Thích đủ thứ : gái, thịt chó, huy chương...


  Tồng chí hòa thượng vốn thuộc biên chế PA 67 Hà nội -  sếp chỗ tồng chí Luyến đang làm trưởng phòng - này rất thích thịt chó và gái, từng bị chồng của một chị ở láng thượng đến đánh ghen xuýt cắt mất " tự do". Sợ quá nên tồng chí phải chạy sang Yên Tử.
 Tồng chí Tiến sỹ, Giáo sư Tiến sỹ chưa thiến này làm giảm căng thẳng cho buổi chất vấn đồng chí X, tối về lại được con đồng chí X mời đi quán Karaoke tay vịn của Sơn bạch tạng ở  phố Bùi Thị Xuân, vịn xong còn có phong bì mang về.
 Muốn biết thêm tồng chí hòa thượng thích đủ thứ này, mời bà con lên Face, gặp anh Thương binh Huỳnh Xuân Long -  một chiến sỹ thông tin - sẽ biết đầy đủ hơn, chi tiết hơn những phi vụ mà tồng chí hòa thượng chưa thiến, trong đó có các vụ cướp đất tại mễ trì, được tay trưởng công an phường bảo kê, phối hợp với đám giang hồ, xã hội đen giả danh thương binh, trong đó có tên Duyên " béo", cụt nhà ở cạnh nhà anh Huỳnh Xuân Long, kẻ từng đến quấy rối Viện hán nôm dạo trước như tin trên mạng đã đưa.
  Ôi, nước Vệ ta sao có lắm loại quái thai dị dạng đến vậy ? 

HỒ SƠ HÒA THƯỢNG THÍCH THANH QUYẾT ( THÍCH THANH QUYẾT TOÁN, THÍCH ĐỦ THỨ)
  Cập nhật thêm hồ sơ của đồng chí hòa thượng tiến sỹ giáo sư đại biểu...
   - Trong khi thiện nam tín nữ đang nóng lên với "văn hóa từ chức" và đồng chí X "tiếp tục thực hiện và nghiêm túc phá nát đất nước như đã làm trong suốt 51 năm qua" thì đồng chí Hòa thượng Thích lề đảng - bí danh Thích Thanh Quyết buông dùi thả mỏ đăng đàn đòi Thủ tướng xử lý tiếp mạng lề Dân. Xem chừng như cái công văn 7169 cũng chưa đủ. Đồng chí hòa thượng này cũng là người trước đây được đồng chí X gợi ý đúc và nhét tim đồng cho Thánh Gióng và... ngựa.

Tại Quốc hội của đảng, đồng chí hòa thượng đại biểu bạch rằng: "Nhiều mạng thông tin Internet đăng tải nhiều thông tin không đúng sự thật, truyền bá văn hóa đồi trụy, độc hại, trái thuần phong mỹ tục, bịa đặt xuyên tạc, gây dư luận xấu hoài nghi đối với các lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Chính phủ có giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng không lành mạnh này, xử lý thế nào những người đưa thông tin không đúng sự thật?"

Mấy ông nghị hãy đọc bài này xong rồi chém gió về hiến pháp, tư pháp nhé.


Hắn phải ra tòa, hoặc là tôi đi tù về tội vu khống.

2. Vụ tên Cao Thị Minh Hằng phá nhà cướp đất: Viện kiểm sát Thanh Trì chuyển đơn kiện cho cơ quan người bị kiện giải quyết

NGUYỄN TƯỜNG THỤY
.
Thứ 6 ngày 9/11/2012, tôi đến Viện kiểm sát Thanh Trì và đã kể ở bài viết 1. Tại Viện Kiểm sát Thanh Trì sáng 9/11/2012.

SeaBank - Con dê chuẩn bị được tế thần.

  Hai tuần nay,  báo chí đang được chỉ đạo từ ban tuyên giáo là không được đụng đến thông tin gì về SeaBank !
  Sao vậy nhỉ, sao lại không được tuyên truyền cho một ngân hàng đang rất được dư luận tin tưởng, lại mới được Huân chương lao động hạng 3 nhỉ ?
 Thử tìm hiểu xem chủ tịch của cái ngân hàng này là ai thì phóng viên được biết : chủ tịch là bà Nga, phu nhân của ông Lê Ngọc Báu - con của bác Lê Duẩn. Nếu báo chí hay bà con từng được gặp doanh nhân, chủ tịch của ngân hàng này thì phải nhận ra một điều đơn giản là : lệnh ông không bằng cồng bà, mọi cái tăm, cái kim sợi chỉ đều do quý bà quyết cả. Chú mày có là con của Lê gì đi nữa thì cũng ...chưa đến tuổi !

 cntl-popup_18x25.jpg

 Tại Hà nội, ai cũng biết đến khách sạn 5 sao Hilton, Metropol, Hoàn Kiếm Hotel, Sông Nhuệ Hotel, Dân chủ Hotel ...đều thuộc Seabank cả.
  Cơm Huế, khách sạn Phương đông bên đường Láng hạ cũng vậy, Seabank cả. Ai đi Đồ sơn thì thấy dãy hàng rào sân Golf dài đến dăm kilômet bên đường thì đó cũng của SeaBank cả, giàu thật !
  Vậy thì sao báo chỉ lại được chỉ đạo là không được đưa tin gì về SeaBank ? 
 Để trả lời được câu hỏi đó, hãy xem lại chất vấn của các nghị đối với anh Bình ruồi thì rõ.
 Tóm lại : sẽ mổ thịt những con dê béo để tế thần, thần đang đói. Nói cách khác là sẽ " sáp nhập'' các ngân hàng này để nuôi ngân hàng kia, sẽ thôn tính cái này để tồn tại cái kia, ẩn tên này đi để biến nó thành một tên khác...vv. Nói như mấy bác trên trang Bô xit thì cái gọi là " tái cơ cấu ' nó chính là trò lừa đảo, mang tiền dân ra  bù vào mấy cái ổ nghiện, ổ sâu đang phá nát hệ thống kinh tế của nước nhà.

 Thường lệ, cứ cái gì cấm thì lại được dư luận quan tâm, vậy cấm soi mói SeaBank thì tức là có có vấn đề lớn ở đó, sắp có biến từ Seabank đó bà con, hãy quan tâm đến nó nhé.

Xem cảnh sát điều tra Hà nội tống tiền Bảo Long đường


   Dư luận đang nóng với tin trên báo Pháp luật, nói về vụ cảnh sát điều tra Hà tĩnh cướp 700 triệu của má mì khi làm án, dùng tiền đó để chữa bệnh cho bố, cho con đi du học. 
   Chúng tôi coppy lại bài trên trang nhà của bảo Long dược tố cáo hai sỹ quan của cảnh sát điều tra, công an Hà nội có tên là Du và Ninh, qua đó làm rõ trước dư luận về các vụ việc lạm dụng quyền hạn chức vụ để tống tiền doanh nghiệp, ăn cướp tiền bạc từ kinh doanh thân xác của má mì...của các lực lượng cảnh sát điều tra hiện nay. 

 Trên trang nhà của Bảo Long đường có rất nhiều bài tố cáo PA 92 - cảnh sát điều tra Hà nội

Ăn cướp của má mì có giấy phép.


Phạm nhân tố bị ép giao 700 triệu đồng cho Điều tra viên ã có hiệu lực thì từ trại giam, phạm nhân Nguyễn Thị Yến (thụ án 19 năm tù về 3 tội danh) đã có đơn tố cáo việc mình bị cưỡng ép nộp 700 triệu đồng để Điều tra viên “tạm giữ” trong giai đoạn điều tra...

Bị can Nguyễn Thị Yến khi mới bị bắt tạm giam
Bị can Nguyễn Thị Yến khi mới bị bắt tạm giam

700 triệu “tạm giữ” trong 1 vụ án “tưởng tượng”

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

CA liên tục khủng bố gia đình Phạm Thanh Nghiên



CTV Danlambao - Trong những ngày vừa qua, gia đình Phạm Thanh Nghiên tại Hải Phòng liên tục bị CA sách nhiễu mỗi khi cô đi Hà Nội khám chữa bệnh. 

Sau nhiều thủ đoạn trấn áp không thành đối với Phạm Thanh Nghiên, phía CA chuyển qua đe dọa, khủng bố người mẹ già của cô là bà Nguyễn Thị Lợi, năm nay đã 76 tuổi.

Ngày 30/10, lợi dụng lúc Nghiên vắng nhà đi chữa bệnh, công an đã đến nhà tra vấn và đe dọa những người thân trong gia đình, rồi gửi giấy triệu tập. 

Đêm ngày 13/11 vừa qua, đúng lúc mất điện, một nhóm khoảng 3 công an bất ngờ ập vào nhà Phạm Thanh Nghiên với lý do ‘kiểm tra hộ khẩu’. Lúc này Nghiên đang đi khám bệnh ở Hà Nội, trong nhà chỉ còn một mình bà Lợi chống chọi với họ. 

Những viên công an thi nhau lùng xục mọi ngõ ngách trong nhà. Từ nhà bếp, phòng vệ sinh cho đến phòng riêng của Nghiên đều bị họ tự tiện đi vào khám xét.

Đến chiều ngày 14/11, khi Phạm Thanh Nghiên đã về đến nhà thì công an lại tiếp tục kéo đến đập cửa. Trước những hành vi khủng bố như trên, gia đình từ chối không mở cửa tiếp. Những viên CA đứng lỳ trước cửa nhà khoảng 30 phút mới chịu ra về.
Từ khi ra tù đến nay, công an liên tục đến nhà Phạm Thanh Nghiên sách nhiễu
Trong tháng vừa rồi, cô Phạm Thanh Nghiên phải đi Hà Nội khám chữa bệnh tổng cộng 3 lần. Cứ mỗi khi cô vắng nhà là gia đình tại Hải Phòng đều phải sống trong cảm giác lo sợ vì CA có thể ập vào bất cứ lúc nào. 

Được biết, Nghiên bị mắc chứng bệnh khá nghiêm trọng về mắt, cần phải đi khám và uống thuốc thường xuyên. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm hơn, thậm chí là bị mù. 

Từ khi ra tù, đến nay mới khoảng hơn 2 tháng, tổng cộng Phạm Thanh Nghiên đã phải nhận 4 ‘giấy triệu tập’ với lý do ‘trình diện hàng tháng’ về việc thi hành án quản chế. 

Nghiên cho biết, mục đích của phía CA là muốn khủng bố gia đình cô, đặc biệt là họ muốn nhắm vào người mẹ già vốn hay bị hoảng loạn vì thương con. 

Bà Nguyễn Thị Lợi, mẹ Phạm Thanh Nghiên năm nay đã 76 tuổi. 4 năm đã trôi qua, nhưng những ký ức đau lòng về ngày con gái mình bị bắt vẫn thường xuyên hiện về.

Cũng xin được nhắc lại, năm nay cô Phạm Thanh Nghiên cùng hai phụ nữ là Tạ Phong Tần và Huỳnh Thục Vy vừa được trao giải thưởng của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam.


Phạm Thanh Nghiên và mẹ

Liên tiếp gây tội ác với Nhân dân


Sau ca mổ, CA đòi xích chân nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa trên giường bệnh

CTV Danlambao - Lúc 16h30 chiều nay, 15/11/2012, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa vừa trải qua ca mổ cắt trĩ tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Nghệ An (Bệnh viện Ba Lan). Mặc dù còn rất đau đớn và phải truyền dịch sau ca mổ, nhưng lúc 20:30 cùng ngày, công an trại giam đã mang đến còng số 8 và một bộ cùm chân đòi xích nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ngay trên giường bệnh.

Cô Nguyễn Thị Nga, vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa vẫn còn chưa hết uất nghẹn khi kể lại hành vi ‘vô lương tâm’ mà phía CA trại giam đang đối xử với chồng mình. 

Nhà văn yêu nước Nguyễn Xuân Nghĩa đang bị giam tại trại giam số 6, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An với bản án 6 năm tù. Trong hoàn cảnh tù đày, bệnh tình của ông ngày một nặng hơn. Hôm 14/11 vừa qua, trước sức ép của gia đình, phía trại giam đã buộc phải để nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đi điều trị bệnh. 

Trong suốt quá trình khám bệnh và xét nghiệm, công an vẫn còng tay nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. Chỉ đến khi lên bàn mổ thì ông mới được tháo còng. Tuy nhiên, chỉ vài tiếng sau ca mổ, lực lượng CA đã mang ngay đến giường bệnh một bộ cùm chân đòi xích chặt ông vào giường. 

Trong hoàn cảnh rất đau đớn vì vừa mới mổ xong, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã mạnh mẽ phản đối hành vi độc ác của công an trại giam. Vì quá uất ức, ông tuyên bố sẽ chết ngay tại chỗ nếu phía công an đối xử với mình như vậy. 

Cô Nguyễn Thị Nga là người duy nhất được phép vào chăm sóc chồng cũng đã quyết liệt phản đối việc làm bất lương như trên. 

Trước sự phản đối, công an trại giam mặc dù đã không thực hiện được hành vi, nhưng vẫn để lại bộ xích cùm chân và còng số 8 ngay giường bệnh. 

Trao đổi với Danlambao, cô Nguyễn Thị Nga kêu gọi sự quan tâm của dư luận đối với tình cảnh hiện nay của chồng mình là nhà văn yêu nước Nguyễn Xuân Nghĩa.
Cô Nguyễn Thị Nga, vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa uất nghẹn kể lại việc CA đòi xích chân chồng mình ngay khi vừa mới mổ xong

CTV Danlambao

Dân oan Châu sơn Hà nam biểu tình tại trụ sở

 Theo một CTV tại Hà nam cho hay : dân xã Châu sơn hôm nay đã kéo lên trụ sở xa để biểu tình, phản đối chính quyền trong vấn đề thu hồi đất đai trái pháp luật, gây thiệt hại đến quyền lợi của họ.
 Clip cảnh nông dân Châu sơn biểu tình tại xã : 

http://youtu.be/SS3LopcaDAE





Dân Châu sơn biểu tình, tố cáo chính quyền cướp đất.

 Gần trăm người già, trẻ và trẻ em đã kéo lên trụ sở xã, yêu cầu lãnh đạo xã gặp, đối thoại và làm việc đúng luật pháp.
 Như chúng ta đã biết, trong nhiều năm trở lại đây, lợi dụng khe hở của luật pháp, trước sức hút mạnh của ma lực đồng tiền đã khiến cho chính quyền các cấp liên tục vi phạm pháp luật. Họ lợi dụng các công dân địa phương thiếub am hiểu về pháp luật, mặt khác họ có trong tay các lực lượng công an, bộ đội, dan phòng và cán bộ địa phương, đã dùng bạo lực để cướp đất của dân rất trắng trợn trên khắp các vùng miền.
 Qua cuộc đối thoại của nông dân Văn Giang tại bộ TNMT cho thấy : ông Võ đã nhận những sai phạm của mình từ thời làm thứ trưởng, qua đó cũng hé lộ ra việc hàng mấy ngàn văn bản do ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký sai luật để các cấp, các ngành, các chủ đầu tư sân sau cướp đất của dân ở khắp nơi.
 Nông dân xã Châu sơn dự định sẽ biểu tình dài ngày tại xã, đến khi nào chính quyền xã đối thoại, thực hiện việc lấy đất đai đúng pháp luật thì mới thôi. Nói vậy chứ nếu làm đúng luật thì các quan chức lấy gì mà ăn ?
 Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tin về vụ việc này để bạn đọc cùng theo dõi.

Xem đạo đức của bọn cẩu quan Hà tĩnh đây


  Khi bạn đọc xong bài này mà không phẫn nội thì bạn cũng đã trở thành hạng người ăn chung mâm với đám cẩu quan Hà tĩnh rồi. Chúng nói như vẹt, nhà báo đến làm việc mà tay cán bộ xã còn dám giữu thẻ cả tiếng mới hót như vẹt tiếp. Đạo đức và não bộ của chúng như thế có khác nào loài chó lợn, loài thú dữ.

 Hãy nhìn " ngôi nhà của bà cụ 91 tuổi mà lại là vợ của một thương binh chống Pháp, nhìn để xem lũ cẩu quan Hà tĩnh đã đốn mạt đến mức nào rồi.

(Dân trí) - Cụ bà đã 91 tuổi, trú tại xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, là vợ một thương binh chống Pháp, đang sống cảnh ốm đau, cô độc trong ngôi nhà xập xệ, tồi tàn.

Đau lòng!
 
Từ thông tin của người dân, chúng tôi ngược lên huyện miền núi Hương Sơn, Hà Tĩnh tìm về nhà cụ Phạm Thị Huệ, 91 tuổi, là vợ một thương binh thời chống Pháp, đang sống cảnh ốm đau, cô độc. Dù đã có sự chỉ dẫn của một số người dân nhưng phải rất khó khăn chúng tôi mới tìm được nhà cụ bà đang sống cảnh cô độc chồng mất, không con cái, không người thân nương tựa, tại xóm 7, xã Sơn Trường. Trước ngõ vào nhà cụ Huệ, cỏ mọc um tùm chen cả lối đi. Chúng tôi vào nhà cụ bằng cách đi nhờ ngõ nhà hàng xóm.
 
Đường vào nhà cụ Huệ cỏ mọc um tùm. Ngôi nhà của cụ như cái chòi nằm trên đồi.
Đường vào nhà cụ Huệ cỏ mọc um tùm. Ngôi nhà của cụ như cái chòi nằm trên đồi.
 
Không dám tin đây là ngôi nhà của bà cụ 91 tuổi thuộc diện gia đình chính sách. Nói là nhà nhưng nó giống một cái chòi rách nát, tồi tàn. Chòi chỉ rộng chừng 8m2, tối om, xung quanh rách thủng lỗ chỗ, hư hỏng xập xệ, có thể sập xuống bất cứ lúc nào. Cụ Huệ phải dùng bạt, chăn che chắn những khe thủng để chắn mưa gió. Chỗ cụ nằm cũng giăng một tấm bạt nhỏ để ngăn nước mưa. 
 
 Nhà cụ Huệ
 "Nhà" cụ Huệ
 
Cụ Huệ sống cô độc một mình. Đợt không khí lạnh vừa kéo về khiến cụ đổ bệnh, không ăn uống được gì, phải nằm một chỗ; nhìn thấy khách tới nhà nhưng không thể tiếp chuyện. Trong căn chòi của cụ không có gì đáng giá. Chiếc bàn thờ chồng cụ không có cả bát nhang, cũng chẳng ai giúp cụ sửa sang hương khói. Tài sản duy nhất là... cỗ quan tài bằng gỗ và tấm Bằng Mừng thọ tuổi 90 do Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam Cù Thị Hậu ký tặng cụ vào năm 2011, treo giữa chòi.
 
Cụ Huệ nằm cám cảnh một mình trong cái chòi dột nát
Cụ Huệ nằm cám cảnh một mình trong cái chòi dột nát
 
Bà Nguyễn Thị Huê, là hàng xóm cũng là người gần gũi nhất với cụ Huệ cho biết, chồng cụ Huệ là một thương binh chống Pháp đã mất cách đây 12 năm. Chồng mất, không con, là dân di cư từ miền quê khác đến từ những năm 60 của thế kỷ trước nên cụ Huệ không hề có người thân ruột thịt. “Khi cụ còn khỏe mạnh thì không sao, mấy năm nay cụ thường xuyên đổ bệnh nên cuộc sống thật khó khăn. Cụ ăn uống, vệ sinh một chỗ, nhiều người dân cũng muốn đến giúp đỡ nhưng người ta còn phải làm ăn, nên cũng chỉ giúp được phần nào”- bà Huê kể.  
Cỗ quan tài - tài sản quý nhất của cụ Huệ
Cỗ quan tài - tài sản quý nhất của cụ Huệ
 
Là người gần gũi, hàng ngày tự nguyện, đúng hơn là "bất đắc dĩ" chăm sóc cụ Huệ, bà Huê không ngần ngại chỉ trích sự thiếu quan tâm của các cấp chính quyền đối với hoàn cảnh của một người vợ thương binh sống cảnh cô độc. “Bà con lối xóm rất mong muốn cụ được sống trong một ngôi nhà khang trang hơn, nhưng ở đây ai cũng khó khăn nên không thể quyên góp xây cho cụ được. Người dân đã có nhiều ý kiến nhưng chính quyền không quan tâm, mỗi tháng họ cứ chuyển cho cụ 620.000 đồng tiền chế độ của chồng coi như xong. Còn chuyện nhà cửa của cụ cứ để năm này trôi qua năm khác”.
 
Bà Huê bao lâu nay là người gần gũi với cụ Huệ nhất
Bà Huê bao lâu nay là người gần gũi với cụ Huệ nhất
 
Bà Huê bất bình: “Các anh chị cứ nhìn con đường vào ngôi nhà cụ Huệ, nhìn ngôi nhà xập xệ mà cụ đang sinh sống thì biết chính quyền quan tâm tới cụ đến mức nào?”.
Chủ tịch xã: “Chúng tôi không thể làm gì!”
Chiều ngày 13/11, chúng tôi tìm đến trụ sở UBND xã Sơn Trường để tìm hiểu lý do vì sao một cụ bà thuộc diện đối tượng chính sách, lại ở độ tuổi “xưa nay hiếm”, lại đang phải sống trong cảnh cô đơn, khốn khổ như thế. Tuy nhiên, sau khi tạm giữ thẻ nhà báo của chúng tôi hơn nửa tiếng đồng hồ, ông Lê Xuân Cúc - Chủ tịch UBND xã - mới chịu làm việc.
 
Bà Huê bao lâu nay là người gần gũi với cụ Huệ nhất
Hỏi về hoàn cảnh cụ Huệ, ông Chủ tịch xã Lê Xuân Cúc phải gọi điện cho Chủ tịch Hội người cao tuổi xã để... nắm lại tình hình.
 
Có thể khẳng định, người đứng đầu chính quyền xã Sơn Trường không thấu hiểu hoàn cảnh bi đát của cụ Huệ. Dù Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam đã tặng Bằng Mừng thọ cụ Huệ tuổi 90 cách đây 1 năm, nhưng ông Cúc "ấm ớ" bảo cụ Huệ năm nay mới 80 tuổi. Ông Cúc cho rằng, thực hiện chỉ đạo của xã, Mặt trận xóm 7 đã làm tốt việc chăm sóc, sửa sang nhà cửa cho cụ Huệ (!?).
Khi nghe chúng tôi trình bày rõ hoàn cảnh đáng thương của cụ Huệ, ông Cúc lại biện hộ: "Chúng tôi rất suy nghĩ, xã cũng đã quan tâm nhưng chúng tôi không thể làm gì được" (?). Lý do ông Cúc đưa ra là, một mặt do cụ Huệ không có người thân đứng ra cáng đáng, mặt khác do xã không có kinh phí, trong khi hồ sơ trình lên huyện đề nghị hỗ trợ lại không được duyệt.
Ông Cúc nói, hoàn cảnh cụ Huệ lúc này cần các cơ quan chức năng, các tổ chức hỗ trợ đưa cụ đi an dưỡng những ngày cuối đời tại Trung tâm bảo trợ xã hội. Khi chúng tôi đưa ra những hình ảnh về căn nhà tồi tàn của cụ kèm câu hỏi, khi cơ quan chức năng chưa đến được với cụ Huệ sao chính quyền không hỗ trợ để chí ít con đường vào nhà cụ được sạch sẽ hơn, căn nhà đỡ dột nát? Ông Cúc im lặng.
 
Đem những lời biện hộ của ông Chủ tịch xã tới hỏi một số cựu chiến binh ở địa phương này, chúng tôi nhận được nhiều lời bất bình. Một cựu chiến binh nói: “Nếu cụ ấy còn người thân thì có cần đến sự hỗ trợ của của chính quyền địa phương không? Còn nếu nói xã thiếu kinh phí là không đúng, bởi nhà nước đã có chính sách hỗ trợ xây nhà cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo. Tôi dám chắc, ngoài số tiền hỗ trợ của nhà nước, xã huy động thêm sức đóng góp bằng ngày công, bằng vật chất của nhân dân thì họ sẽ thừa sức sửa sang, xây mới cho cụ Huệ một căn nhà nhỏ. Tôi nghĩ vấn đề ở đây là họ không quan tâm, quá thiếu trách nhiệm mà thôi”.
Rời Sơn Trường, day dứt mãi trong chúng tôi là sự đối lập hình ảnh giữa một bên là người vợ của một thương binh ở tuổi gần đất xa trời, ốm đau, cô độc, bất lực trong căn chòi tồi tàn; một bên là vị chủ tịch xã bệ vệ khoác com lê, "gọi điện thoại cho người thân".
Văn Dũng - Thái Phương
Vợ thương binh 91 tuổi sống cô độc trong căn chòi rách Vợ thương binh 91 tuổi sống cô độc trong căn chòi rách10 9 1857

Dân ơi đừng chạy ( Pi ơi đừng sợ )

 Đã bảo đừng sợ, đừng chạy mà. 
 Hôm qua thủ tướng chả bảo : các nhà khoa học tây cũng đã ở đó, các viện khoa học hàng đầu cũng đã báo cáo là an toàn, rồi sẽ chỉ đạo tiếp sát sao, chặt chẽ, liên tục, kiên quyết ...an toàn.  Phó thủ tướng hải cũng chém gió bảo an toàn, nữ  tiến sỹ khoa học cũng bảo an toàn, dân thiếu hiểu biết nên sợ bừa sợ ẩu quá trời.
 Đúng, dân kém hiểu biết là đúng rồi, kém hiểu biết nên mới để lũ sâu mọt đục khoét đến rỗng ngân khố, mang tiền dân ra xây đâu hỏng đó, tham nhũng ăn cả sắt thép xi măng, ăn cả quần áo, gạo cứu trợ của dân nghèo. Ăn rồi chúng còn chu mỏ lên chê dân, khinh dân, thế mà dân vẫn bỏ qua cho chúng thì đúng là quá kém hiểu biết chứ sao.
 Thì hôm nay động đất mạnh đây, để cho các vua chém gió, vua nói khoác trên bục quốc hội tiếp tục chém gió, múa lưỡi trước mặt nửa ngàn nghị sỹ ngáo ngơ.

 Hàng nghìn người tháo chạy vì động đất

  14h25 chiều 15/11, trận động đất cực mạnh kèm theo tiếng nổ lớn lan trong bán kính hơn 200 km khiến người dân ở nhiều địa phương Quảng Nam, Quảng Ngãi hoảng loạn tháo chạy khỏi cơ quan, nhà ở.
> Động đất ngày càng lớn ở thủy điện Sông Tranh 2

Cưỡng chế - cướp và ...giết dân.


MỘT CÁN BỘ CAO CẤP CỦA QUÂN ĐỘI ĐỘT TỬ DO BỊ CƯỠNG CHẾ THU HỒI NHÀ TRÁI PHÁP LUẬT


Lê Anh Hùng
Hà Nội, 14/11/2012


Chúng tôi vừa nhận được 2 đơn kiến nghị liên quan tới một trường hợp mà sự tắc trách đến mức khó hiểu của chính quyền ngay giữa lòng Thủ đô đã dẫn họ đi đến chỗ vi phạm pháp luật một cách hết sức trắng trợn, khiến cho một cán bộ cao cấp của quân đội vì quá phẫn uất mà bị nhồi máu cơ tim rồi đột tử.
Đơn kiến nghị thứ nhất là của bà Cao Thị Đức Phúc, sinh năm 1956, nguyên giảng viên Học viện Kỹ thuật Mật mã (Ban Cơ yếu, Bộ Quốc phòng), quả phụ của nạn nhân Trần Văn Đình, người đã bị lên cơn nhồi máu cơ tim dẫn đến tử vong ngay tại văn phòng làm việc khi nghe vợ gọi điện đến báo tin nhà mình (P418-D2 Giảng Võ) bị cưỡng chế thu hồi một cách hoàn toàn trái pháp luật. Ngoài cương vị Tổng Biên tập tạp chí chuyên ngành Mật mã và Thông tin Liên lạc, ông Trần Văn Đình còn là một chuyên gia hàng đầu của Ban Cơ yếu (Bộ Quốc phòng), người sáng chế ra máy tạo khoá loạn đầu tiên của ngành cơ yếu ở Việt Nam.


Đơn kiến nghị thứ hai là của ông Nguyễn Xuân Phong, sinh năm 1944, HKTT tại số 181 Quan Thổ 1 – phường Ô Chợ Dừa – Quận Đống Đa – Hà Nội, con của hai vợ chồng đã chuyển nhượng căn hộ bị cưỡng chế trái pháp luật nói trên cho ông Trần Văn Đình và bà Cao Thị Đức Phúc, vì “UBND quận Ba Đình, UBND phường Giảng Võ đã vi phạm pháp luật khi ra quyết định, thông báo cưỡng chế mà đối tượng cưỡng chế là một người đã mất và một người đang ốm nặng, không phải chủ sở hữu căn hộ 418-D2 Giảng Võ. Nội dung Thông báo đã vu khống, có âm mưu bôi nhọ, xúc phạm danh dự, uy tín gia đình lão thành cách mạng và có các con là cán bộ cao cấp”.
Các đơn thư này đã được gửi đến một loạt cơ quan chức năng: Chủ tịch nước, Chính phủ, Bộ Tài nguyên - Môi trường, UBND Tp Hà Nội, UBND quận Ba Đình… và một số cơ quan báo chí như báo Người Cao Tuổi, báo Cựu Chiến Binh…
Vụ việc thương tâm này lại một lần nữa gióng lên hồi chuông về sự ruỗng mục từng ngày từng giờ của một chế độ vẫn tự vỗ ngực là “của dân, do dân và vì dân”. Xem ra ở xứ sở “thiên đường XHCN” này, đồng tiền và quyền lực đang ngày càng tác oai tác quái, sẵn sàng dẫm đạp lên mọi thứ. Người chết thì không thể nào sống lại được nữa nhưng rõ ràng công luận cần phải lên tiếng để lấy lại công bằng cho người còn sống và an ủi oan hồn của người đã khuất.


Thông tin thêm về vụ cưỡng chế nhà D2 Giảng Võ ngày 26/10/2012 cũng như về dự án đầy tai tiếng này (đặc biệt là việc dự án được giao cho một chủ đầu tư thiếu năng lực tài chính):
2)      Bài đăng trên báo điện tử Phụ Nữ Today ngày 22/10/2012: “Muốn bán nhà mình cũng không được” (Kiến nghị khẩn cấp của gia đình ông Trần Văn Thông, 94 tuổi, P210-D2 Giảng Võ, thuộc diện gia đình cách mạng. Khi Dự án cải tập thể cũ Giảng Võ ra đời, gia đình ông chỉ mong muốn được bán lại căn nhà cho chủ đầu tư, nhưng không hiểu vì lý do gì chủ đầu tư không mua để tới giờ chính quyền ra quyết định cưỡng chế di dời);
3)     Bài đăng trên báo điện tử Giáo Dục Việt Nam ngày 24/10/2012: “Dân không đồng tình với QĐ cưỡng chế di dời của UBND quận Ba Đình”;
4)   Thông tin về vụ đột tử đã lan truyền trong dân chúng: Bài trên website Quê Choa ngày 14/11/2012 “Nên chăng lại để trống tại cửa toà để dân đến kêu oan” (… trong vụ cưỡng chế nhà D2 Giảng Võ, một người đàn ông cũng đã đột tử ngay tại bàn làm việc, khi nghe người nhà báo tin chính quyền phường đang cưỡng chế nhà ông…).

ĐƠN THƯ CỦA BÀ CAO THỊ ĐỨC PHÚC:





 











 Thẻ đảng viên của ông Trần Văn Đình

Thượng tướng Chu Huy Mân, Phó Bí thư Quân uỷ TW thăm cơ sở thực nghiệm kỹ thuật của Ban Cơ yếu Trung ương năm 1979 (ông Trần Văn Đình là người ngoài cùng bên phải)

ĐƠN KIẾN NGHỊ CỦA ÔNG NGUYỄN XUÂN PHONG: