Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Nguyễn Phế Thải nói xấu dân Thủ đô đi khiếu kiện.



‘Khiếu kiện đông người làm xấu hình ảnh thủ đô’


Sáng 27/9, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc người dân đi khiếu kiện là bày tỏ nguyện vọng cá nhân, nhưng mặc áo màu Quốc kỳ, cầm khẩu hiệu đòi đất đã “làm xấu hình ảnh thủ đô, ảnh hưởng đến ngoại giao”.
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, 9 tháng qua đã có 178 đoàn đông người đi khiếu kiện, chủ yếu là khiếu nại về đất đai, giải phóng mặt bằng. Nổi cộm như vụ việc của 100 công dân phường Dương Nội, 70 người phường Kiến Hưng, 40 người phường Yên Nghĩa (Hà Đông), 150 tiểu thương chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy), đoàn 200 người dân xã Tiên Dương (Đông Anh), bệnh binh 5 xã ở huyện Quốc Oai, 160 người dân phố Tân Mai (thị xã Xuân Mai)…
Ngoài ra, còn có một số trường hợp khiếu kiện có tổ chức, lợi dụng quyền tố cáo để kích động, xúi giục, lôi kéo tập trung đông người.
Đánh giá của UBND thành phố cho thấy, công tác chỉ đạo và giải quyết khiếu nại của chính quyền ở một số nơi còn thiếu quyết liệt, ngại va chạm, né tránh, sợ liên đới trách nhiệm. Trong khi đó, công tác quản lý đất đai của địa phương còn lỏng lẻo, để xảy ra vi phạm nhưng không giải quyết kịp thời, để tồn đọng…
Bà con tiểu thương chợ Nghĩa Tân phản đối chính sách xây chợ mới.
Tại hội nghị giao ban quận, huyện về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến quản lý đất đai sáng 27/9, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đánh giá cao công tác giải quyết đơn thư của bộ phận tiếp dân của thành phố, bởi trong 9 tháng đã tiếp 15.000 lượt người, xử lý 21.500 đơn thư, tăng 89% so với năm 2011.
Ông Thảo cho rằng, trong khi lượng đơn thư vẫn tăng mạnh thì cần thực hiện nhiều giải pháp, quan tâm đến các kiến nghị của người dân để có chính sách hỗ trợ tốt nhất mà không nên áp dụng các quy định cứng nhắc. Ông cũng yêu cầu các ngành rà soát các chính sách thu hồi đất đảm bảo đời sống của người dân khi bị thu hồi đất được bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ; đơn giản các thủ tục hành chính…
“Việc làm của bà con là bày tỏ nguyện vọng của mình, nhưng mặc áo màu Quốc kỳ, mang theo khẩu hiệu đòi đất đã làm xấu hình ảnh thủ đô, ảnh hưởng đến ngoại giao”, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo bày tỏ và đề nghị, khi có khiếu nại đông người, lãnh đạo các quận, huyện phải trực tiếp đối thoại với người dân, giải quyết các kiến nghị của dân để giải quyết dứt điểm các khiếu nại khi mới phát sinh.
Còn Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho biết, buổi sáng ông mở cửa đã thấy người dân đứng chờ đưa đơn, 19h trở về nhà cũng có người chờ đưa đơn, chưa kể ở cơ quan cũng thường nhận đơn khiếu nại. Thời điểm này, thành phố có khoảng 200 người thường xuyên đi khiếu kiện.
Ông Bí thư ví von: “Giải phóng mặt bằng như một món ăn trên bàn tiệc, chẳng ai muốn ăn món này song vẫn cần phải ăn”. Do vậy, công tác giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ bắt buộc, không làm thì không thể thực hiện các dự án. Đô thị hóa nhanh càng nảy sinh khiếu kiện nhiều, như điển hình ở quận Hà Đông.
Theo Bí thư Nghị, các khiếu nại đúng chính sách chiếm khoảng 20%, có 20% nửa đúng nửa sai, do vậy người phụ trách giải quyết khiếu nại cần phải tìm hiểu thông tin nhiều chiều để trả lời người dân được chính xác và giải quyết tốt vụ việc.
“Tôi cho rằng cần dừng phương án xây chợ Nghĩa Tân, đề nghị Sở Thương mại đánh giá lại những cái được và chưa được khi chuyển đổi chợ truyền thống sang trung tâm thương mại”, ông Nghị yêu cầu và cho rằng, hãy đặt vào vị trí người dân. Khi thu hồi đất cần hỗ trợ tốt nhất về hạ tầng công cộng, về nhà ở cho dân.
“Người giải quyết đơn thư phải có tinh thần giải quyết dứt điểm vụ việc chứ không nói là tôi làm đúng thẩm quyền, đúng thủ tục. Kể cả người dân khiếu kiện sai thì phải giải thích rõ cái sai đó”, Bí thư Phạm Quang Nghị chỉ rõ.
Ông cũng yêu cầu, công tác khiếu nại tố cáo phải gắn với đấu tranh phòng chống tham nhũng và cải cách hành chính; phối hợp giám sát, kiểm tra, thanh tra công vụ đối với các cơ quan quản lý nhà nước.
Đoàn Loan
Nguồn: VNExpress

Tướng Việt nam lên tiếng.


Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Không cho phép Trung Quốc can thiệp vào “vụ Nguyễn Tấn Dũng”

 basamnews on 06/10/2012

PHÁT HUY TINH THẦN ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ, KHÔNG CHO PHÉP NƯỚC NGOÀI CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC NỘI BỘ CỦA NƯỚC TA!

Chúng tôi không biết rõ nội dung cụ thể của Hội nghị trung ương 6 khóa XI hiện đang họp tại cung đình ngoài những lời thông báo tổng quát của ông Nguyễn Phú Trọng trên các phương tiện truyền thông lề đảng, và thú thực cũng không để tâm cho lắm. Nhưng các vị lão thành cách mạng thì rất quan tâm đến mục tiêu và diễn biến của Hội nghị ấy. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh là một trong số các vị lão thành đó. Ông vừa gửi đến BVN một bài viết trình bày một vài quan điểm cá nhân liên quan đến Hội nghị nói trên. Trên tinh thần tôn trọng ý kiến của một bậc cách mạng đàn anh suốt đời nêu tấm gương yêu nước nồng nàn và lối sống đạo đức mẫu mực cho con cháu, chúng tôi xin trân trọng đăng nguyên bài viết của ông, để các cấp có thẩm quyền và bạn đọc xa gần tham khảo. Qua điện thoại, tác giả có một lời nhắn đến chúng tôi, rằng ông chịu trách nhiệm hoàn toàn về những vụ việc dính dáng đến tên tuổi các nhân vật mà bài viết đề cập.
Bauxite Việt Nam
Chúng ta từng tuyên bố: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên tinh thần tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, hợp tác cùng có lợi”. Tuyên bố đó, về chiến lược, sách lược đều đúng.
Trong quan hệ quốc tế, các quốc gia độc lập, bất kỳ lớn nhỏ đều phải như vậy. 
Đáng thất vọng là trong cuộc đàm phán Việt – Trung về bình thường hóa quan hệ lại không thể hiện tinh thần ấy.
Trong cuộc chiến xâm lược nước ta năm 1979 mà Đặng Tiểu Bình nói là: “Dạy cho Việt Nam một bài học”, tuy có giết hại được bộ phận đồng bào ta, tàn phá các tỉnh biên giới miền Bắc nước ta, nhưng cũng bị quân dân ta đánh cho sứt đầu mẻ trán phải tháo lui. Ta đâu có phải là bại trận mà trong đàm phán phải đi nước dưới để Trung Quốc đòi ta phải gạt bỏ Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, đòi không được nhắc đến trận chiến năm 1979… Phái đoàn ta lại chấp nhận?!
Đại hội VII năm 1991 gạt bỏ đồng chí Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, một nhà ngoại giao yêu nước, đầy tài năng và rất cảnh giác với bành trướng, bá quyền Trung Quốc; mỗi khi đến tháng 2 hàng năm (kỷ niệm Trung Quốc xâm lược vào các tỉnh biên giới) không dám có phái đoàn lên thắp hương tượng trưng cho đồng bào chiến sỹ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc; thậm tệ hơn, chỉ cách đây vài năm, trước cái ngày Trung Quốc đánh Việt Nam đúng một ngày, bà Phó chủ tịch Quốc hội còn mở tiệc chiêu đãi Đại sứ Trung Quốc (chiêu đãi mừng chính cái kẻ, vào đúng ngày này 30 năm trước, đã “quạt lửa” vào mặt chúng ta, thử hỏi có nước nào rửa cho sạch nhục?). Mỗi người Việt Nam yêu nước đều cảm thấy nhục nhã.
Từ nhiệm kỳ của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Trung Quốc càng dễ can thiệp vào nội bộ nước ta và muốn gì được nấy.
Lãnh đạo Trung Quốc muốn khai thác bô-xít và chiếm lĩnh điểm chiến lược Tây Nguyên, được Tổng bí thư chấp nhận ngay mặc dầu chưa có ý kiến tập thể Bộ Chính trị. Mỗi lần Bộ Chính trị phía ta chuẩn bị dự kiến nhân sự cho nhiệm kỳ tới, thì thế nào cũng có Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc sang thăm để thăm dò sự sắp đặt nhân sự mới của ta, khi cần thì gợi ý “khéo”. Khi dự kiến các chức danh Chính phủ cho nhiệm kỳ Đại hội X, có ý kiến đề nghị đồng chí Phạm Bình Minh làm Bộ trưởng Ngoại giao thì Tổng bí thư Nông Đức Mạnh gạt đi, nói rằng “Trung Quốc không đồng ý”, và bố trí đồng chí Phạm Gia Khiêm.
Khi Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh và tàu Viking II của ta thăm dò khảo sát trong thềm lục địa Việt Nam, nhân dân phẫn nộ biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền. Tình hình rất căng, đáng ra Trung Quốc phải “hạ nhiệt” thì phía ta lại cử đặc phái viên Thứ trưởng Ngoại giao sang Trung Quốc có vẻ cầu hòa. Trung Quốc tỏ ra bực mình vì những cuộc biểu tình, thì sau khi đặc phái viên về là các cuộc biểu tình bị đàn áp.
Cái gì Trung Quốc muốn cũng được, cái gì cũng nghe theo ý kiến Trung Quốc, cái Trung Quốc không bằng lòng thì không dám làm, vậy thì còn gì là độc lập tự chủ?
Được biết gần đây có việc bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, có ý kiến trong số người dự định bổ sung, nên có đồng chí M. thì liền có ý kiến sợ “căng thẳng với Trung Quốc”. Trong vụ Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến can thiệp gì của Tập Cận Bình không? Nếu có thì theo Tập Cận Bình hay theo Ban Chấp hành trung ương và theo dân? Việc của nội bộ chúng ta thì chúng ta tự giải quyết việc gì phải nể vì ai, theo ai? Nếu không kiên quyết xử lý dứt điểm vấn đề Nguyễn Tấn Dũng trong thời điểm hiện nay để mắc mưu ông ta thoát khỏi bị xử lý ngay trong hội nghị trung ương kỳ này và kỳ họp Quốc hội tháng 11 tới thì vô cùng nguy hại.
Nhớ xưa: Vua và dân một lòng thì dù quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất một thời cũng bị 3 lần đại bại. Hồ Quý Ly tuy có tư tưởng cải cách tiến bộ, có thành đá, hào sâu, nhưng vì không được dân ủng hộ nên mất nước.
Không nên quá sợ Trung Quốc đánh. Thắng bại trong chiến tranh chủ yếu là do thiên thời, địa lợi, nhân hòa, không chỉ do vũ khí và phương tiện. Na-pô-lê-ông đã thất bại trước nước Nga, Hít-le đã thất bại trước Liên Xô, Nguyên Mông và Mỹ đã thất bại trước Việt Nam…
Trung Quốc có chỗ mạnh nhưng cũng có đầy chỗ yếu. Bối cảnh quốc tế và nội tình Trung Quốc không thuận cho Trung Quốc gây chiến. Nhưng nếu ta nhu nhược quá thì Trung Quốc sẽ thực hiện được “bất chiến tự nhiên thành”.
Nguyễn Trọng Vĩnh
Nguồn: Boxitvn

Thế giới tiếp tục lên tiếng về vụ án 3 Blooger Việt nam.


 

Trưởng Ban đặc trách Chính sách An ninh và Đối ngoại Liên hiệp Châu Âu, Catherine Ashton, đã lên tiếng ngay sau phiên tòa, yêu cầu trả tự do blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần và AnhbaSaigon
Hiệu ứng từ ba bản án của blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và AnhbaSaigon không dừng lại ở phiên sơ thẩm hôm 24/9. 26 năm tù dành cho ba ngòi bút tự do này tiếp tục khiến công luận thế giới lên tiếng bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Hôm 3/10, các cá nhân và tổ chức dân sự tại Châu Âu vừa gửi thỉnh nguyện thư tới giới chức cao cấp phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên hiệp Châu Âu, kêu gọi can thiệp phóng thích blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và AnhbaSaigon.

Ba thành viên chủ chốt của Câu Lạc bộ Nhà báo Tự do hôm 24/9 bị tuyên án tổng cộng 26 năm tù về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ liên quan tới 26 bài viết bị Hà Nội cho là chống phá chính quyền.

Kiến nghị thư gửi Trưởng Ban đặc trách Chính sách An ninh và Đối ngoại Liên hiệp Châu Âu, bà Catherine Ashton, đã được đại diện Ban điều hành Nhóm Văn Lang Praha trao cho văn phòng EU tại Praha.

Đại diện Ban điều hành, ông Phạm Hữu Uyên, cho biết:

“Thư này do nhóm Văn Lang Praha, cộng hòa Czech đứng ra khai trương và có mời nhiều người chủ yếu là ở các nước EU tham gia. Chúng tôi lên tiếng vì cảm thấy vụ án này nghiêm trọng và vượt quá mức có thể chấp nhận. Trong thư chúng tôi một lần nữa nhắc lại tình trạng vi phạm nhân quyền trong hai năm qua mà đỉnh cao là phiên tòa vừa xử anh Điếu Cày, chị Tạ Phong Tần, và AnhbaSG. Mặc dù Ủy ban EU, chính bà Catherine Ashton, đã lên tiếng ngay sau phiên tòa, yêu cầu trả tự do cho ba người đó, nhưng chúng tôi nghĩ rằng những tuyên bố như thế khá thông thường. Vụ này nghiêm trọng nên cần phải có hành động cụ thể hơn. Chúng tôi gửi thư cho đại đa số các tổ chức về nhân quyền và các tổ chức phi chính phủ, đề nghị họ tham gia ký tên để có càng nhiều người tham gia và cho tất cả cộng đồng công dân EU, kể cả người Việt và người Ba Lan. Đã có rất nhiều người bản xứ tham gia ký tên cùng.”

Thỉnh nguyện thư nói rằng các giá trị căn bản của con người được thế giới tôn trọng hiện đang bị chà đạp mỗi ngày tại Việt Nam bằng một hệ thống công an và tòa án khắc nghiệt.

Bày tỏ quan ngại về tình trạng nhân quyền trong đó có quyền tự do ngôn luận của công dân đang ngày càng xuống cấp trầm trọng tại Việt Nam, thỉnh nguyện thư đề nghị giới chức phụ trách đối ngoại và an ninh EU kêu gọi các Ngoại trưởng Châu Âu thúc giục Việt Nam phóng thích những người bị cầm giữ vì đã bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa và yêu cầu Hà Nội phải cải thiện tình trạng nhân quyền.

Những người ký tên trong thỉnh nguyện thư cũng đòi EU đưa tên ông Vũ Phi Long, thẩm phán phiên xử 3 blogger hôm 24/9 vào danh sách cấm cấp visa nhập cảnh vào các nước Châu Âu.

Nhóm Văn Lang cho biết sẽ tiếp tục gửi thư ngỏ tới Ngoại trưởng Cộng hòa Czech kêu gọi quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Trong số những người ký tên đầu tiên vào kiến nghị thư ngoài các công dân EU gốc Việt, còn có ông Robert Krzyszton thành viên Hội Tự do Ngôn luận Ba Lan, và hai thành viên Hiến chương 77 Cộng hòa Czech bao gồm Helena Klimova và Václav Trojan.

Trong khi đó tại Châu Á, giới viết blog ở Indonesia cũng đã gửi thư ngỏ tới tòa đại sứ Việt Nam tại Jakarta phản đối án tù nặng nề của Hà Nội dành cho blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và AnhbaSG.

Trong thư, nhóm mang tên Tiếng nói của những bloggers Indonesia nói rằng bản án của ba blogger này là một sự đe dọa đối với quyền tự do bày tỏ quan điểm, tự do ngôn luận, tự do thông tin của công dân Việt Nam nói riêng và chung cuộc tác động đến giới viết blog và cộng đồng cư dân mạng ở khu vực Đông Nam Á nói chung.

Nhóm Tiếng nói của những bloggers Indonesia cũng kêu gọi Việt Nam phóng thích cho ít nhất 19 blogger đang bị giam cầm tại Việt Nam để chứng tỏ Hà Nội tôn trọng và bảo vệ nhân quyền chính đáng của công dân.

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Đất nước nào đây ?

  Đây là những dấu hiện hạnh phúc của dân chúng trong một Đất nước được đánh giá là " hạnh phúc thứ nhì Thế giới ". Chắc họ hành phúc trong rừng, hạnh phúc trong loạn lạc và đói nghèo, bất công và phi chính phủ ?
 Bộ mặt của những người đang quản lý Đất nước khó có thể bôi bẩn thêm được nữa, dân chúng gọi đám quan chức là cướp, là giặc - vậy còn gì để nói thêm ?

    Dân oan khắp nơi kêu cứu !


 Sáng sớm nay dân oan Dack Nong gọi điện cho tôi :
" Cụ ơi, chúng cháu đã 4 lần ra Hà nội, đến thanh tra chính phủ, đến các cơ quan trung ương ( văn phòng Quốc hội, Mặt trận tổ quốc...vv). Chúng cháu phải nằm vạ vật ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, chui cả vào chuồng mèo ở nhà dân phố Thụy khuê, thế mà công an còn đánh  đập cướp hết lều, bắt hết xoong nồi, quần áo...của những người già ốm dặt dẹo".
 Tháng 6 vừa rồi, tỉnh cử người ra đón dẫn về địa phương, trước mặt Thanh tra chính phủ tỉnh đã hứa hẹn : ' Sẽ giải quyết dứt điểm trong tháng 7 / 2012.
 Tháng 7 dân đến tỉnh lại khất tháng 8.
 Tháng 8 dân đến tỉnh lại khất tháng 9.
Ngày 1/10 một đoàn gồm hơn 120 người dân đến tỉnh, tỉnh lại hẹn : " từ nay đến cuối tháng 10/2012 tỉnh sẽ giải quyết... 
 Chúngc háu gửi đến Cụ những hình ảnh cướp phá nhà của dân với bao mồ hôi xương máu : nhà  gỗ của các bác Đieu Bay. Những bộ mặt kiểm lâm đã làm tay sai đốt phá nhà dân. Dân tộc Mo Nong đã dùng từ là :" chúng thực hiện 3 sạch : phá sạch, đốt sạch, giết sạch ! ".
 Các ảnh số 473, ảnh 405, ảnh 578,524,948,763,787.390.
Mời bà con xem những hình ảnh cướp bóc, phá hoại, khủng bố nhân dân Dack Nong : 

Đủ các lực lượng tham gia.

Đốt sạch !

Kiểm lâm cùng tham gia cướp, phá, đốt, đàn áp dân.

Đốt " nhà"




Đời sống của dân Dack Nong mất đất hiện nay.



Khủng bố dân dã man nhưu thời trung cổ.

 Cuộc sống hiện nay của những người dân tộc thiểu số như thế này đây : ảnh số 871. 
 Chắc chắn lần này chính quyền bao che cho kẻ cướp đã cướp đất, không giải quyết trả đất, trả rừng, trả ruộng cho dân thì dân chúng cháu lại phải kéo ra Hà nội, chúng cháu phải vùng lên để giữ rừng giữ đất, quyết không để bọn tham nhũng cướp phá, đốt sạch  và rồi hiến hiến dâng cả biển đảo, đất đai cho bọn giặc Trung quốc. 
 Dân oan Dack nong chỉ là một thí dụ nhỏ, còn nhiều địa phương dân oan đang bị đàn áp dã man hơn nhiều, tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc. 
 Hiện nay đơn kêu cứu vì mất đất của dân các tỉnh trên toàn quốc đã gửi đến tôi bao gồm :  
   An giang,Ba ria vung tau,Bac giang,Bac ninh,Binh thuan,Ca mau,Can tho,Dac nong,Da nang,Dac lak,Dong nai,Gia lai,Quang ngai,Soc trang,Tay ninh, Thai nguyen,Thanh hoa,Tra vinh,Ha noi,Ha tay,Ha tinh,Hai duong,Hai phong,Hoa binh,Hung yen,Thanh pho Ho chi Minh,Kien giang,Kon tum,Lam dong,Long an,Nam dinh,Ninh thuan,Binh duong,Binh phuoc...v...v..Còn một số tỉnh nữa nhưng tôi chưa kiểm hết được. 
 Mong quý độc giả thông cảm vì tôi tuổi già sức yếu, nếu có vị nào sẵn lòng vì Nhân dân ( tình nguyện) đến cùng tôi thống kê đơn từ, cùng chung lên tiếng giúp những người dân oan đáng thương của chúng ta. 
 Xin thay mặt những người dân oan chân thành cảm ơn quý độc giả đã quan tâm chia xẻ nỗi bức xúc.


Còn tại Cần thơ :

Công dân tại Cần Thơ tố cáo và kêu cứu khẩn cấp !


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


ĐƠN KÊU CỨU KHẨN CẤP & TỐ CÁO
(v/v chính quyền địa phương chèn ép dân lành)

Kính gửi : - Ông Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh
       - Ông Cục trưởng Cục III - Thanh tra Chính phủ Võ Văn Đồng
        - Các cơ quan pháp luật Trung ương
Thưa Quý Ông,
Xin tha thứ cho sự đường đột của người dân đã bị dồn ép đến tận cùng, suốt thời gian gần 15 năm qua; cho phép tôi được trình bày trực tiếp về bản chất sự thật vụ tranh chấp của bà Trần Thị Thiệt - đối tượng cư trú trái phép trên “đất Nhà nước quản lý” - đối với gia đình chúng tôi, gồm: Nguyễn Thanh Sơn, cựu bộ đội chiến trường Campuchia cùng em trai Nguyễn Thanh Tùng và cháu hàng xóm Nguyễn Văn Đạt, cùng ngụ tại khu vực Bình Phước, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.
Trước tiên cần khẳng định là: Nếu không có sự dung túng, tiếp tay, toa dập của chính quyền địa phương cơ sở, thì mẹ con bà Thiệt không thể dương dương tự đắc đến ngày hôm nay, chứ đừng nói đến chuyện thưa kiện ngược ngạo như đã xảy ra suốt 15 năm qua.
Thưa Quý Ông,
Chúng tôi phải khẩn cấp kêu cứu và tố cáo đến quý ông, vì theo chỉ đạo của Tổng Thanh tra, Cục III vừa đến Cần Thơ tổ chức một cuộc đối thoại với 3 hộ dân chúng tôi, nhưng thực chất là một cuộc tập trung lực lượng (15 người) để tiếp tục chèn ép chúng tôi, bảo vệ cho Quyết định 2074 sai pháp luật của UBND thành phố Cần Thơ.
Thực chất của cuộc đối thoại này chưa giải quyết xong “phần ngọn” của sự tranh chấp, khiếu nại (do bà Thiệt khởi sự) đã kéo dài suốt 15 năm qua. Cuộc đối thoại lại còn tiếp thêm nữa sự phức tạp, kéo dài hòng che đậy, đồng lõa với cách hành xử sai, bất chấp các quy định pháp luật của Nhà nước, dung túng kẻ làm càn…
Bằng chứng: Thay vì phải tìm ra những nguyên nhân gốc (mưu đồ giành đất của bà Thiệt, sự tùy tiện của chính quyền tỉnh Cần Thơ, huyện Ô Môn, xã Phước Thới) để từ đó có cơ sở giải quyết dứt điểm vụ việc thì đoàn cán bộ Cục III và các cơ quan liên quan thành phố Cần Thơ, quận Ô Môn chỉ tìm “tình tiết mới” sau QĐ 2074. Họ cũng bất chấp Kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố (số 81/ĐĐBQH) và những kết quả giải quyết vi phạm quy định pháp luật từng thời gian trước đây. Thậm chí, chính UBND tỉnh Cần Thơ trước đây đã có quyết định “giải quyết khiếu nại sau cùng”.
Cụ thể, chỉ có chúng tôi  (Sơn, Tùng, Đạt) mà không có đại diện gia đình bà Thiệt; quan trọng hơn là vắng đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ - Cơ quan ban hành kiến nghị - dẫn đến việc Thanh tra Chính phủ phải vào cuộc, giải quyết vụ việc.
Việc đoàn công tác chứng minh tính hợp pháp của phần đất các hộ (bà Thiệt, ông Sơn ,Tùng, Đạt) đang sử dụng, là không thuyết phục. Đoàn công tác chỉ yêu cầu chúng tôi chứng minh nhưng lại không chấp nhận những chứng cứ mà chúng tôi cung cấp (Hợp đồng thuê mướn, chúng tôi sử dụng ổn định từ trước giải phóng).
Đoàn công tác cũng không đưa ra được các chứng cứ thể hiện tính hợp pháp phần đất của bà Thiệt đang sử dụng (Việc cho, tặng có phù hợp với quy định pháp luật hay không? Bà Huyên rồi đến bà Nga vượt biên bỏ đất vậy phần đất này có phải đã được Nhà nước quản lý không?).
Về bản chất vụ tranh chấp này, theo anh Hồ Thanh Bình (Phó phòng KNTC - Thanh tra Cần Thơ) đã nói trong cuộc họp: “Bà Huyên có về nước cũng không được trả lại đất”. Như vậy, bà Thiệt sao đủ tư cách để đòi lại phần đất chúng tôi đang sử dụng???
Tại Công văn số 160/UBND-TNMT trả lời TAND quận Ô Môn ngày 09/04/2009 đã khẳng định: “Việc cấp đất cho bà Thiệt chưa đúng trình tự, không đúng đối tượng”. Chúng tôi có cung cấp Công văn này nhưng Đoàn cũng không quan tâm. Không những vậy, khi chúng tôi đã đưa ra 2 tờ trình của Phòng TN-MT soạn theo hai hướng giải quyết hoàn toàn trái ngược và yêu cầu được giải thích, thì Đoàn công tác vẫn không trả lời.
Chúng tôi khẳng định: “bà Thiệt là người chiếm đất “Nhà nước quản lý” nên không có cơ sở nào để đòi lại đất của chúng tôi”.
Trình tự giải quyết: sai. Nguyên vào năm 1998, sau khi cả 2 cấp chính quyền đều bác đơn của bà Thiệt, bà Thiệt lại bắt đầu “chạy” đường TAND, ngày 23/01/1999, TAND tỉnh Cần Thơ có văn bản số 11/1999.CV.TAT đề nghị VKSND tỉnh xem xét kháng nghị Quyết định số 3572/1998/QĐ.Ct.NC của Chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ và đề nghị rút Quyết định để chuyển hồ sơ sang TAND huyện Ô môn thụ lý giải quyết theo thẩm quyền.
Khi xem xét giải quyết, TAND 2 cấp đã đình chỉ vụ án với lý do: “phần đất tranh chấp không nằm trong giấy chứng nhận QSDĐ của bà Thiệt”, đúng luật, thì TAND tỉnh yêu cầu VKSND rút lại kháng nghị trên và đương nhiên các Quyết định trước đây (huyện, tỉnh, cơ quan thanh tra) có hiệu lực thi hành, khi đó bà Thiệt chỉ có quyền kiện các Quyết định hành chính kể trên, vì đó là Quyết định “giải quyết sau cùng”. Nhưng không hiểu vì sao chính quyền và TAND các cấp lại tiếp tục thụ lý giải quyết. Như vậy, chính quyền và tòa án đã cố tình bao che, dung túng cho sai phạm của bà Thiệt và những người ủng hộ bà Thiệt, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của chúng tôi, gây mất lòng tin, tạo mâu thuẫn trong nhân dân.
Nội dung trên chúng tôi đã trình bày nhưng Đoàn công tác Cục III vẫn không ghi nhận, không giải thích được ! Khi chúng tôi cũng thắc mắc: “Tại sao có sự thay đổi quá lớn trong các Quyết định trước và sau?” thì Đoàn công tác cũng không giải thích được !
Đặc biệt, chúng tôi còn cung cấp chứng cứ Phan  Trần Tân Phú (con bà Thiệt) giả mạo công văn của Văn phòng Quốc hội để hù dọa, chèn ép các hộ chúng tôi. Hành vi giả mạo giấy tờ của Phú đã được Cơ quan An ninh điều tra – Công an Cần Thơ kết luận, chúng tôi đã gởi đơn và đang chờ kết quả giải quyết của VP Quốc hội, Bộ Công an. Như vậy, đây có phải là “tình tiết mới” như đòi hỏi của đoàn công tác Cục III và các cơ quan?
Việc ghi biên bản đối thoại thì thiếu và sai sót. Nhiều ý kiến không được ghi lại đầy đủ, hoặc ghi có lợi cho bà Thiệt và không công bằng đối với chúng tôi, những ý kiến quan trọng thì không được ghi vào. Đặc biệt, phần tóm tắt nội dung là ý kiến chủ quan, không đúng thực tế. Chúng tôi ký tên để ghi nhận việc có tham gia đối thoại chứ không công nhận “phần tóm tắt nội dung” này.
Thưa Quý Ông,
Sự việc tranh chấp kéo dài suốt 15 năm qua được tóm tắt, như sau: Ngày 03/07/1995, UBND huyện Ô Môn đã cấp giấy chứng nhận QSDĐ số 000112/QSDĐ cho bà Trần Thị Thiệt, ấp Bình Hòa, xã Phước Thới, huyện Ô Môn nay là khu vực Bình Phước, phường Phước Thới, quận Ô Môn. Trên phần đất này, các hộ bà Nguyễn Thị Nhành (cùng 2 con trai Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Thanh Tùng và bà Nguyễn Thị Ảnh); các hộ Nguyễn Thị Tư và Võ Văn Thảo cùng cư ngụ ổn định trước đó.
Chúng tôi được biết: Toàn bộ diện tích đất này có nguồn gốc là đất thuộc diện “Nhà nước quản lý” (do bà Trần Thị Huyên - chị bà Thiệt - đã đi vượt biên). Việc cấp đất cho bà Thiệt là trái pháp luật vì bà Thiệt không có một thứ giấy tờ gì hợp pháp việc thừa kế.
Khi bị các hộ chúng tôi khiếu nại, bà Thiệt đã “chạy thủ tục” suốt từ cuối năm 1997, hết ủy ban lại qua tòa án và ngược lại, suốt 15 năm qua. Vụ việc đã được các cấp chính quyền giải quyết nhiều lần chưa ngã ngũ.
Thực tế, năm 2009, TAND thành phố Cần Thơ đã xác định: phần đất của 2 hộ bà Nguyễn Thị Tư, ông Võ Văn Thảo (mới được cấp giấy chứng nhận QSDĐ) và phần đất 706m2 của các hộ Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Thanh Tùng (con bà Nguyễn Thị Nhành) và Nguyễn Văn Đạt (cháu bà Nguyễn Thị Ảnh) không nằm trong diện tích 3.358m2 đã cấp cho bà Thiệt. Dù vậy, hộ bà Thiệt vẫn tiếp tục “chạy chọt”, còn việc giải quyết của chính quyền huyện/quận và tỉnh/thành phố thì lùng nhùng, lúc thì “bác đơn”, khi lại “công nhận”.
Đáng chú ý là: Bất chấp kiến nghị của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố, Cần Thơ, UBND thành phố Cần Thơ và UBND quận Ô Môn vẫn bảo thủ, bảo lưu QĐ 2074 của UBND thành phố Cần Thơ. Đây chính là căn cứ để UBND quận Ô Môn, vào ngày 17/12/2010, lần thứ 3, cấp giấy chứng nhận QSDĐ số BD237253 cho bà Thiệt, diện tích đất là 4.207m2.
Nghiêm trọng hơn, trong khi Thanh tra Chính phủ đang thụ lý giải quyết, cụ thể vào ngày 31/05/2012 cục III có công văn trả lời số 269/CHI-HCTH có nội dung: “vụ việc đang được thụ lý giải quyết” và gần đây là văn bản trả lời của UBND TP. Cần Thơ số 1212/VPUB-TCD ngày 06/08/2012, có nội dung: “vụ việc đang được Thanh tra Chính phủ thụ lý giải quyết”. Tất cả các văn bản trên chúng tôi đều nộp cho TAND quận Ô Môn, nhưng bất chấp tất cả, tòa vẫn đưa ra xét xử (Bản án số 22/2012/DSST ngày 20/08/2012) để nhằm bảo vệ nội dung quyết định 2074 của UBND thành phố Cần Thơ buộc chúng tôi “phải trả tiền cho bà Thiệt với giá 4.000.000Đ/m2” dù rằng trước đó cũng chính TAND Ô Môn từng cho rằng: “phần đất tranh chấp không nằm trong giấy chứng nhận QSDĐ của bà Thiệt”. Hiện chúng tôi đã nộp đơn kháng cáo.
   Từ những nội dung trình bày kể trên và chứng cứ kèm theo, chúng tôi kính mong ông Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Cục trưởng Cục III – Thanh tra Chính phủ quan tâm chỉ các cơ quan chức năng vào cuộc, tái kiểm tra, điều tra làm rõ những khuất tất, vi phạm pháp luật kể trên.
Trong khi chờ đợi sự quan tâm giải quyết của Quý Ông,  gia đình chúng tôi xin bày tỏ tấm lòng chân thành biết ơn.
Kính chào trân trọng.
                                                             Cần Thơ, ngày 03/10/2012.
                                                                    ĐỒNG KÍNH ĐƠN
                                                                           

                                                          


NGUYỄN THANH SƠN        NGUYỄN THANH TÙNG        NGUYỄN VĂN ĐẠT.

 Công dân Lê Hiền Đức - 80 tuổi + 10 tháng. 

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

CON CÁI TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG,CT NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG LÀM GÌ, Ở ĐÂU?


 NGƯỜI QUAN SÁT.


Trong cuộc sống có câu “những con số biết nói”.Thật vậy, có khi chỉ thông qua một con số mà người đời biết được nhiều điều hay, dở. Tương tự, thông qua một cử chỉ, việc làm người ta hiểu được đâu là phải, trái. Cho đến thời điểm hiện tại, có lẽ trừ Ban Tổ chức Trung ương Đảng,Văn phòng Chủ tịch nước, Quốc hội và những người thân trong gia đình biết tường tận con cái của TBT Nguyễn Phú Trọng và CT nước Trương Tấn Sang quí danh là gì, bao nhiêu tuổi, đang làm gì ở đâu? Còn thì không mấy ai biết và trả lời chính xác được câu hỏi đặt ra ở trên.
Ai cũng biết ông Nguyễn Phú Trọng trước khi trở thành TBT từng là Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội; còn ông Trương Tấn Sang trước khi được Quốc hội bầu là CT nước từng là Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Thường trực Ban Bí thư. Ở những vị thế kinh qua như vậy, nếu ông Trọng, ông Sang ra tay tạo dựng cho con cái vào các chức danh Phó giám đốc rồi Giám đốc các ban, ngành (ở địa phương) để rồi tạo đà thăng tiến dần...hay Phó vụ trưởng, Vụ trưởng, Tổng Giám đốc một doanh nghiệp, thậm chí Thứ trưởng (các Bộ ngành ở Trung ương) chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ. Thực tế thì có khá nhiều VIP đã, đang làm như vậy rồi! Tổng BT Nguyễn Phú Trọng, CT nước Trương Tấn Sang đã không làm thế. Nếu con cái hai ông có những chức danh như đã điểm thì cả địa phương biết, cả ngành cả nước biết, thậm chí cả thế giới cũng tỏ.
Nghe nói, ( người viết bài này chỉ nghe nói) con cái của TBT Nguyễn Phú Trọng, CT Trương Tấn Sang hiện đang là những công chức, doanh nghiệp bình thường. Cũng như chức danh rất khiêm tốn ấy, lại cũng nghe nói, con cái của hai ông sống rất từ tốn chứ không ngồi đâu, với ai cũng huyếnh hoáng lên “ bố tớ là ông nọ ông kia”, thậm chí làm nhiều điều tai tiếng như con cái của nhiều vị ủy viên Trung ương hay Bộ trưởng nọ Bộ trưởng kia...Riêng về góc độ con cái, như vậy thật đáng khen và nể phục, chắc chắn họ là những người được học hành, giáo dục nề nếp, biết ứng xử với xã hội như thế nào...

Khác hẳn với TBT Nguyễn Phú Trọng và CT nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có mấy người con, họ tên đầy đủ, hiện đang làm gì, ở đâu thì ai cũng biết cả rồi. Còn quí tử của Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm Nguyễn Sinh Hùng tên là Nguyễn Sinh Nhật Tân thì đang “được ủ” là Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công thương, nghe nói là sẽ trở thành Thứ trưởng trong thời gian gần.
Hay như nguyên TBT Nông Đức Mạnh có cả một quá trình tạo ra đường quan lộ cho “thái tử” Nông Quốc Tuấn từ quan Trung ương đoàn sang làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đi luân chuyển để trở thành Bí thư tỉnh Bắc Giang và vào Trung ương như thế nào; rồi thì nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn
Văn Chi trước khi rời “ghế” còn kịp mặc cả “cấy” con trai là Nguyễn Xuân Anh vốn từ một phóng viên báo Thanh niên làng nhàng lộn ngược về quê làm quan chức quận ở Đà Nẵng bỗng chốc “đại nhảy vọt” vào Trung ương.
Ở cấp độ thấp hơn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam Vũ Văn Hiền trước khi “hạ cánh an toàn” còn kịp đặt con trai Vũ Minh Tuấn vào cái ghế Phó Tổng Giám đốc chính nhà đài của mình...
Còn nữa...nhưng mà thôi, chấm phá so sánh vài ba trường hợp như vậy đủ để nói rằng TBT Nguyễn Phú Trọng, CT nước Trương Tấn Sang đang là những nhà lãnh đạo có tư chất và nhân cách riêng thuộc diện “xưa nay hiếm” ở Việt Nam. Đúng như tên riêng – Các ông SANG TRỌNG đúng nghĩa!
Như thế, chắc chắn tại Hội nghị Trung ương VI diễn ra tới đây,175 Ủy viên BCH Trung ương sẽ lấy đó là một trong những căn cứ sinh động, quan trọng để thể hiện chính kiến thông qua lá phiếu của mình trước vận mệnh của đất nước và của Đảng.

Ngày trước Tháng 10
N.Q.S.
Theo Phạm Viết Đào blog 

Trung thu với các cựu biểu tình viên chống giặc Tàu


Thu cảnh kim tiêu bán
Thiên cao nguyệt bội minh
Nam lâu thùy yến hưởng
Ty trúc tấu thanh thanh
(Đỗ Phủ)
Dịch nghiã:
Cảnh thu nay đúng nửa rồi
Trăng thu thêm sáng, khung trời thêm cao
Lầu nam ai rót rượu đào
Tiếng tơ, tiếng trúc thanh tao nhịp nhàng
(Bản dịch của Thái Giang)
Tết Trung Thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là “Tết trông Trăng”. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi như đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân… Lại được ăn các loại bánh nướng, bánh dẻo cùng nhiều hoa qủa ngon như bưởi, mận, hồng, đào….
Mỗi dịp Trung Thu về, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ.
Tục vui Tết Trung-Thu đã có từ thời Đường Minh Hoàng bên Trung-Hoa, vào đầu thế kỷ thứ tám (713-755).
Sách xưa chép rằng, nhân một đêm rằm tháng tám, khi cùng các quan ngắm trăng, vua Đường ao-ước được lên thăm cung trăng một lần cho biết. Pháp-sư Diệu Pháp Thiên tâu xin làm phép đưa vua lên cung trăng. Lên tới cung trăng, Minh Hoàng được chúa tiên tiếp rước, bày tiệc đãi đằng và cho hàng trăm tiên nữ xinh tươi mặc áo lụa mỏng nhiều màu sắc rực rỡ, tay cầm tấm lụa trắng tung múa trên sân, vừa múa vừa hát, gọi là khúc Nghê-Thường vũ y. Vua Đường thích quá; nhờ có khiếu thẩm âm nên vừa trầm trồ khen ngợi vừa lẩm nhẩm học thuộc lòng bài hát và điệu múa mong đem về hoàng cung bày cho các cung nữ trình diễn. Cuối năm đó, quan Tiết Độ Sứ cai trị xứ Tây Lương mang về triều tiến dâng một đoàn vũ nữ với điệu múa Bà-la-môn. Vua thấy điệu múa có nhiều chỗ giống Nghê-Thường vũ y, liền chỉnh đốn hai bài hát và hai điệu làm thành Nghê-Thường vũ y khúc. Về sau các quan cũng bắt chước vua mang điệu múa hát về các phiên trấn xa xôi nơi họ cai trị rồi dần dần phổ biến khắp dân gian. Tục ngắm trăng, xem ca múa sau biến thành thú vui chơi đêm rằm Trung Thu. Về sau tết Trung Thu lan rộng sang các lân quốc thuộc địa của Trung Hoa.
Nhưng theo các nhà khoa học khảo cổ thì cho rằng Tết Trung Thu xuất xứ từ nền văn minh lúa nước có khởi nguồn từ đồng bằng sông Hồng. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch. Nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa. Các hình chạm khắc đã được đúc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ của người Việt cổ cho thấy Tết Trung Thu xuất hiện Việt Nam từ rất sớm. Người Hoa đã tiếp nhận từ văn hóa Việt biến thành của mình và cho phổ biến thành ngày lễ truyền thống của các dân tộc Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản. Sau này khi chiếm Trung Nguyên và Nam Dương Tử, nhà Hán cũng du nhập luôn những nét văn minh gốc nông nghiệp của người Việt. Bởi vốn dĩ văn minh Hán (Hoa Hạ) là văn minh du mục và gieo trồng khô.
Vào dịp Tết Trung Thu có tục múa Sư tử còn gọi là múa Lân. Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này. Người ta thường múa Lân vào hai đêm 14 và 15. Trẻ con thì có khi tập mứa lân ngay từ đầu tháng Tám. Ðám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ðầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Con lân của người Tàu cũng khác lân Việt. Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân. Đèn trong Đêm phá cỗ Trung Thu xưa, ngoài đèn kéo quân, đèn cá chép, đèn xếp, đèn lồng vuông, sau này người ta chế thêm đèn ông sao. Đèn ông sao khung tre rỗng dán giấy bóng kính hai mặt sao. Gắn tay cầm bằng cán nứa rỗng dán giấy màu trang kim. Bên trong cắm cây nến nhỏ. Có lẽ sản phẩm này chỉ xuất hiện ở Việt Nam sau tháng 8/1945. Trước đó chả thấy tài liệu nào nhắc tới loại đèn này…
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị v.v. Người Trung Hoa không có phong tục này.
*
*             *
Tham gia vui Tết Trung Thu năm nay ở chỗ May cư ngụ, gặp lại những cố nhân tham gia biểu tình chống Trung Quốc năm ngoái cũng thấy trăng Thu như sáng hơn lên!
Hình ảnh cuộc biểu tình chống Tàu trước LSQ Trung Quốc tại Hamburg của người Việt cư ngụ ở L.K. Harburg – CHLB Đức ngày 16.07.2011
Thì ra cái tình người nơi xứ lạ (“chả ai cần ai”) lại gắn bó tha thiết với nhau qua một chút cái không khí của quê hương. Chả cầu kỳ gì. Trên bàn dù chả có bánh Trung Thu - thứ bánh nướng bánh dẻo trông rất thơm ngon của người Trung Hoa hay bày bán đầy rẫy trong các cửa hàng Á Châu, có khi nhân bên trong hàm chứa những thứ chất độc hại gì gì… chả ai lường hết được?
Đêm Trung Thu lặng lẽ xứ người, May như tìm thấy cái hơi ấm quê hương dù chỉ ở ánh mắt, cái bắt tay, cái gật đầu khe khẽ chào nhau. Có khi còn chả biết tên nhau. Nhưng sự cảm thông giao hòa giữa con người với đất trời lại giản dị, tự nhiên như hơi thở. Như tình yêu lứa đôi. Như nỗi trăn trở suy tư bởi vận nước nổi trôi trước tham vọng bành trướng tham lam của kẻ thù.
Thế là đủ. Chả cần gì nhiều. Vài cốc bia bên nhau. Vài câu chuyện vãn về gia cảnh, việc làm, con cái, sở thích, quê nhà. Nhưng cái lớn hơn là cái tình với xã tắc non sông đã vượt lên mọi bất đồng dù chính kiến còn khác nhau!
Cái hạnh phúc nhất của Tết Trung Thu năm nay là gặp lại những cố nhân tham gia cuộc biểu tình chống Tàu gây hấn năm ngoái! Dù bận rộn mưu sinh chả nhớ hết tên. Nhưng hình ảnh đẹp tuyệt vời về những người yêu nước Việt thì mãi khắc sâu tận đáy lòng!
Xin post lên đây vài hình ảnh cũ mới này. Để tăng chút gia vị cho cái Tết Trung Thu đơn sơ nhưng nặng tình lữ thứ trong những ngày tha hương nơi xứ người…
Cũng có bưởi cho “mâm cỗ” Tết Trung Thu…
Hai vợ chồng anh Vũ Thành An trong cuộc biểu tình chống Tàu năm ngoái trước LSQ Trung Quốc tại Hamburg – CHLB Đức
Bưởi được nhập từ xứ nhiệt đới được bày bán ở các siêu thị!
Các cháu trai chuẩn bị cho chương trình văn nghệ
Các cháu gái trong trang phục truyền thống
Những bóng hồng rất tích cực trong cuộc biểu tình chống Tàu năm ngoái…
Thành viên trong Ban tổ chức cuộc vui chuẩn bị hệ thống trang âm mới mua!
Các “phóng viên không chuyên” đang tác nghiệp
Múa quạt trăng rằm
Đội múa cũng là thành viên tích cực nhất tham gia biểu tình chống Tàu…
Một gia đình Đức-Việt hạnh phúc!
Chàng rể này xem ra cũng đẹp chẳng kém gì ông người Việt gốc Tây Hồ Cương Quyết?
Tiết mục này đã nhận được sự cảm tình đặc biệt của người bản xứ (cả về ca từ)
Một cặp đôi hạnh phúc nữa…
Lại cặp nữa….
Tình bằng có cái trống cơm…..
Các bậc phụ huynh bao giờ cũng là những “phóng viên” tích cự tác nghiệp nhất!
Không khí tuy đơn sơ nhưng ấm tình quê, tình người…
Quầy bán bia gây qũi cho Hội người Việt!
Chắt chiu từng đồng để góp phần chia xẻ cho những nạn nhân thiên tai Fukushima-Nhật Bản (Ảnh chụp trao qùa nhờ Landrat Harburg chuyển giúp - ngày 14.07.2011 tại Winsen/Luhe -CHLB Đức)
Vừa là thành viên tích cực vừa là khách tham gia đêm Trung Thu…
Chàng “Hộ Pháp” của Hội người Việt L.K. Harburg (Biểu tình chống Tàu – 16.07.2011)
Món chè thập cẩm của đất phương Nam….
Thành viên tích cực người bản xứ rất qúi trẻ con Việt!
Chàng rể yêu nước Việt như yêu vợ của mình… (Biểu tình chống Tàu – 16.07.2011)
Ông cháu “đít sắt” của May cũng không bao giờ vắng bóng trong các dịp vui Tết Trung Thu….
Tiết mục múa sư tử không bao giờ thiếu trong đêm Trung Thu nơi xứ người…
Đêm Trung Thu xứ người hơi lạnh nhưng vẫn làm các em nhỏ háo hức đón chờ…
Múa sư tử dưới vầng trăng Thu lành lạnh giữa trời….
Dù Lân một nẻo trống một nơi nhưng vẫn vui…
Anh chàng này chính là linh hồn của cuộc biểu tình chống Tàu ngày 16.07.2011
Trước đó 3 tuần (25.06.2011) một mình một khoảnh anh ta cũng “ké” vào cuộc biểu tình với Hội Người Việt TNCS Hamburg (dù khác màu cờ…)
Dắt con dưới ánh trăng Thu
Rước đèn “ông mặt trời” dưới ánh trăng….
Trăng trên trời và “trăng dưới trần” cùng sáng soi…
Phá cỗ Trung Thu không có bánh nướng bánh dẻo quê nhà nhưng vẫn đông vui!
Góc Trung Thu của cánh mày râu
Bạn tri âm
Bày tỏ ý chí bảo vệ chủ quyền biển đảo trước giã tâm của chủ nghĩa bá quyền phương Bắc sau khi GCM đã ghi lại hình ảnh cuộc biểu tình chống Tàu của bà con đồng hương tại Hamburg.
Dù không được phép bộc lộ chính kiến nhưng nhân viên công lực bản xứ này thật đáng mến! Xin chân thành biết ơn mảnh đất và con người giàu lòng trắc ẩn nơi đây! (Ảnh chụp trước cổng chính toà LSQ Trung Quốc ở Hamburg – CHLB Đức ngày 25.06.2011)
__________