Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Nhân quyền kiểu rừng rú - bằng 80 % Thế giới.

VN chấp nhận 80% đề nghị nhân quyền

Cập nhật: 10:44 GMT - thứ sáu, 20 tháng 6, 2014
Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc Nguyễn Trung Thành
Đại sứ Nguyễn Trung Thành công kích những chỉ trích 'thiên lệch' và 'vô căn cứ'
Việt Nam tuyên bố chấp nhận phần lớn những khuyến nghị về nhân quyền nhưng bác bỏ những đề nghị cụ thể về thả tù nhân và bỏ án tử hình.
Cả thảy có Bấm227 khuyến nghị của các nước đã được đưa ra tại phiên Kiểm định Định kỳ Phổ quát về nhân quyền diễn ra bốn năm một lần ở trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Thụy Sĩ.
Đại diện của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, Đại sứ Nguyễn Trung Thành nói Việt Nam chấp nhận 182 đề nghị và ghi nhận 45 ý kiến nhưng không đồng ý làm theo những ý kiến đó.
Trong số 45 đề nghị bị bác bỏ này có yêu cầu trả tự do cho bốn tù nhân mà Hoa Kỳ đưa ra trong phiên kiểm điểm nhân quyền hồi tháng Hai.
Tuy nhiên một người trong số này, ông Cù Huy Hà Vũ, hiện đang ở Hoa Kỳ vì lý do sức khỏe.
Các đề nghị khác bị bác cũng bao gồm khuyến cáo sửa đổi một số điều luật bị cho là ngăn cản tự do ngôn luận và hủy án tử hình.
Ông Thành cũng chỉ trích những ý kiến "thiên lệch" và "vô văn cứ" của một số đại diện các tổ chức dân sự và nhân quyền tại phiên họp hôm 20/6, những người nói Việt Nam tiếp tục hạn chế quyền tự do ngôn luận, dân chủ hình thức và cầm tù những người bày tỏ chính kiến trong những điều kiện hà khắc.
Ông nói những người này không hiểu rõ tình hình Việt Nam và thậm chí "có dụng ý xấu".

'Cam kết thấp'

Bốn nhà hoạt động Nguyễn Quang A, Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Thị Vy Hạnh và Trịnh Hữu Long tại Liên Hiệp Quốc
Các nhà hoạt động đã có mặt ở Liên Hiệp Quốc trước phiên họp về Việt Nam
Trước khi diễn ra phiên họp, các nhà hoạt động Nguyễn Quang A, Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Thị Vy Hạnh và Trịnh Hữu Long, những người có mặt tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc để tham gia phiên họp buổi chiều, đã tham gia tọa đàm trực tuyến với BBC.
Trong tọa đàm video trực tuyến từ 19:00-19:30 giờ Hà Nội, bốn nhà hoạt động cho rằng tình hình nhân quyền Việt Nam sẽ cải thiện dù ở những mức độ khác nhau.
Tiến sỹ Quang A nói: "Cái quan trọng là họ thực hiện những cam kết đó như thế nào, còn cam kết trên giấy mà không thực hiện trên thực tế thì đều vô nghĩa."
Ông cũng nói các tổ chức dân sự tự thành lập ở Việt Nam đều coi mình là hợp pháp dù chính quyền không thừa nhận và không cho đăng ký.
Vị tiến sỹ nói thêm: "Tôi xin lưu ý khán giả rằng có một tổ chức rất lớn ở Việt Nam cũng hoạt động giống hệt như chúng tôi, tức là không chính thức và chưa có đăng ký bao giờ cả và tôi không gọi họ là bất hợp pháp đó là Đảng Cộng sản Việt Nam, 80 năm nay rồi hoạt động [không có đăng ký].
"Tôi không biết là ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có giới thiệu cho tôi được là đăng ký của Đảng Cộng sản Việt Nam với chính quyền ở chỗ nào hay không?
"Thế thì, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chỉ là một tổ chức hoạt động phi chính thức, như các tổ chức xã hội dân sự phi chính thức bây giờ."
Ông nói Đảng Cộng sản Việt Nam nên tạo khuôn khổ pháp luật để các tổ chức xã hội dân sự hoạt động để góp phần vào sự phát triển của Việt Nam.

'Bớt thành kiến'

Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Luật gia Trịnh Hữu Long nói họ nhóm hoạt động dân sự của Việt Nam đã có một số cuộc gặp gỡ ở Liên Hiệp Quốc trước phiên họp về nhân quyền.
Ông cũng nói trong tọa đàm rằng ông mong người dân "bớt thành kiến" với các nhà hoạt động và nên nhìn những đòi hỏi của họ với chính quyền theo cách tích cực hơn.
Trang web BấmVietnamUPR cho biết thêm sự có mặt của bốn nhà hoạt động ở Geneva chỉ là khởi đầu của cuộc vận động nhân quyền cho Việt Nam ở châu Âu kéo dài trong hai tuần.
VietnamUPR cũng dẫn lời Tiến sỹ Quang A nói Việt Nam chỉ đồng ý với 96 trong tổng số 123 khuyến nghị trong lần họp hồi năm 2009 và ông xem đó là sự "cam kết rất thấp" về nhân quyền.
Mặc dù vậy Việt Nam đã để Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ tới Hoa Kỳ chữa bệnh sau phiên họp UPR hồi tháng Hai trong đó Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam trả tự do cho ông và ba nhà hoạt động khác.
Đa số các khuyến nghị được đưa ra hồi tháng Hai tập trung vào việc cải thiện nhân quyền qua sửa đổi luật, trả tự do cho những người bị giam giữ sai trái và mời các quan sát viên Liên Hiệp Quốc tới tìm hiểu tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Khi đó các nhà hoạt động người Việt cũng nói với BBC Tiếng Việt qua tọa đàm video trực tiếp từ Geneva về chuyện tình hình nhân quyền của Việt Nam còn cần phải cải thiện nhiều.

Báo Pháp luật bị "Ba sàm " kiện ra tòa, rắc rối to !

NGƯỜI ĐIỀU HÀNH TRANG BASAM KHỞI KIỆN BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Đơn Khởi Kiện báo Pháp luật Việt Nam

California, ngày 16 tháng 06 năm 2014

ĐƠN KHỞI KIỆN


Kính gửi: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội

Bên kiện: Đinh Ngọc Thu, công dân Hoa Kỳ, là người điều hành trang thông tin điện tử “Anh Ba Sàm” tại 3 địa chỉ basamnews.infobasam.info anhbasam.wordpress.com Địa chỉ: 20 Riverside, Irvine, CA 92602, Hoa Kỳ
 
Bên bị kiện: Báo Pháp luật Việt NamĐịa chỉ: Số 42 – Ngõ 29 – Đường Nguyễn Chí Thanh – Phường Ngọc Khánh – Quận Ba Đình – TP.Hà Nội
 
NỘI DUNG
 
Ngày 10-5-2014, báo Pháp luật Việt Nam đăng bài “Lật mặt kẻ giả danh dân chủ, nói sàm và… nói ngược Nguyễn Hữu Vinh” tại địa chỉ websitehttp://baophapluat.vn/trong-nuoc/lat-mat-ke-gia-danh-dan-chu-noi-sam-va-noi-nguoc-nguyen-huu-vinh-184495.html, trong đó có đoạn:
 
Nghiêm trọng hơn nữa, theo một số thông tin cho biết, Nguyễn Hữu Vinh còn kết nối quan hệ với Việt Tân – một tổ chức ở Mỹ chuyên chống Việt Nam – thông qua “cầu nối”  Đinh Ngọc Thu – một thành viên của Việt Tân, nhận sự chỉ đạo trực tiếp, đạo diễn của Thu cho những bài viết chống Việt Nam trên trang Blog của mình”.
 
Tôi, Đinh Ngọc Thu, là người đã làm việc với ông Nguyễn Hữu Vinh ở trang mạng “Anh Ba Sàm” và là người được nhắc đến trong đoạn trích kể trên, khẳng định việc báo Pháp luật Việt Nam nói tôi là thành viên của Việt Tân là hoàn toàn sai sự thật vì tôi không phải là thành viên của tổ chức có tên “Việt Tân”, đồng thời tôi không hề “chỉ đạo, đạo diễn” ông Nguyễn Hữu Vinh viết “những bài chống Việt Nam”!
 
Việc báo Pháp luật Việt Nam đưa những thông tin sai sự thật nói trên đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của tôi. Vì vậy, căn cứ:
 
  • Khoản 1 Điều 21 Hiến pháp (Mọi người có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình).
  • Điều 37 – Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín – Bộ Luật Dân sự (Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ).
  • Điều 611 – Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm – Bộ Luật dân sự
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
 
Tôi khởi kiện để yêu cầu:
  1. Báo Pháp luật Việt Nam công khai xin lỗi tôi, Đinh Ngọc Thu, trên báo Pháp luật Việt Nam do đã thông tin sai sự thật theo đó “Đinh Ngọc Thu – một thành viên Việt Tân” và “chỉ đạo, đạo diễn” ông Nguyễn Hữu Vinh viết những bài chống Việt Nam đồng thời gỡ bỏ bài “Lật mặt kẻ giả danh dân chủ, nói sàm và… nói ngược Nguyễn Hữu Vinh” khỏi website baophapluat.vncũng như khỏi các ấn phẩm khác của báo Pháp luật Việt Nam.
  1. Báo Pháp luật Việt Nam bồi thường thiệt hại về danh dự, uy tín cho tôi, Đinh Ngọc Thu, gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
       c) Bồi thường tổn thất về tinh thần bằng 10 tháng lương.

Tôi chân thành cảm ơn Quý Tòa và đề nghị sớm hồi âm cho tôi theo luật định.
 
Bên khởi kiện
CK 
ĐINH NGỌC THU
 
Tài liệu đính kèm theo đơn khởi kiện: Bản chụp bài viết “Lật mặt kẻ giả danh dân chủ, nói sàm và… nói ngược Nguyễn Hữu Vinh” tại Báo pháp luật Việt Nam điện tử (baophapluat.vn):
 

H1

H2

H3
——
Đơn Khởi Kiện này đã được gửi đi lúc 13h33′ ngày 17/06/2014, tức 3h33′ sáng 18/06-2014:

Registered mail

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Không khó để tìm ra kẻ nào phá hoại kinh tế Việt nam.

Vì sao EVN "hào phóng" mua điện Trung Quốc giá cao?
Thứ Tư, 18/06/2014 - 07:37
Việc mua điện giá cao từ Trung Quốc ngay ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào, Việt Nam quá thua thiệt và yếu thế trong quan hệ hợp đồng. 

GS TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội nêu quan điểm trước thực tế Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc giá cao.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:


GS TS Đặng Đình Đào cũng chỉ ra rằng, Việt Nam không thể cứ tiếp tục đàm phán mua điện của Trung Quốc theo hợp đồng dài hạn gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và cho cả các nhà máy điện nội địa.

Lợi ích nhóm

Một thực tế vẫn diễn ra là Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào lý do vì hợp đồng mua điện với Trung Quốc được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ 2009. Thỏa thuận hợp đồng hiện nay buộc phải cam kết về sản lượng và thời gian mua nếu không mua sẽ bị phạt. Xét trên góc độ kinh tế, ông bình luận thế nào về hợp đồng với những ràng buộc chỉ có lợi cho bên bán như trên?

Thực tế nhiều năm qua Việt Nam phải mua một sản lượng điện thương phẩm lớn từ Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu trong nước, có thời điểm lên tới 4,65 tỷ kWh, chiếm 4% tổng sản lượng điện thành phẩm của Việt Nam.

Trong điều kiện của những năm trước đây khi nguồn cung điện trong nước còn hạn chế thì việc mua điện Trung Quốc là giải pháp cần thiết để giải bài toán cân đối cung cầu điện.

Nhưng thời gian gần đây, nguồn điện trong nước được tăng cường nhiều hơn, nhiều nhà máy điện ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN chưa huy động hết công suất, có thời điểm điện dư thừa, giá lại rẻ hơn nhiều giá điện Trung Quốc bán cho Việt Nam mà Việt Nam lại vẫn tiếp tục nhập khẩu điện của Trung Quốc với giá cao là điều ngành Công thương và EVN cần phải sớm tính toán và xem xét lại một cách nghiêm túc.

Dù hợp đồng mua bán điện của EVN với Trung Quốc có cam kết về số lượng, bao tiêu với số lượng cụ thể nếu không mua sẽ bị phạt, thậm chí ngay khi thừa điện ở Việt Nam thì vẫn phải nhập từ Trung Quốc với giá điện ngày càng tăng. Rõ ràng xét trên góc độ kinh tế Việt Nam quá thua thiệt và yếu thế trong quan hệ hợp đồng.


việt nam đang mua điện của trung quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào
Việt Nam đang mua điện của Trung Quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào

Tình trạng này kéo dài, khi mà hợp đồng hàng năm đã như thế thì chúng ta không thể cứ tiếp tục đàm phán mua điện của Trung Quốc theo hợp đồng dài hạn với hình thức trên, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và cho cả các nhà máy điện nội địa.

Đây là điều không thể chấp nhận được, là trách nhiệm thuộc về EVN và Bộ Công Thương và cũng chính từ đây đặt ra nhiều câu hỏi về lợi ích kinh tế, "lợi ích nhóm" cho EVN và Bộ Công thương.

Có lẽ đây là hậu quả của độc quyền trong ngành điện và cơ chế bộ chủ quản mà chúng ta phải hứng chịu.

Trong khi nhiều doanh nghiệp sản xuất điện sẵn sàng chịu lỗ để hòa lưới điện EVN vẫn đang mua điện Trung Quốc với giá cao do ràng buộc bởi hợp đồng mua bán điện đã ký dài hạn. Điều này có chứng tỏ khả năng dự báo nhu cầu điện năng và năng lực sản xuất điện trong nước đang có vấn đề hay không? Dự báo sai gây thiệt hại cho nền kinh tế và cho người dân, EVN phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Thực tế hiện nay, các nhà máy điện nội địa ngoài EVN với giá điện thấp hơn nhiều so với giá điện của Trung Quốc muốn tham gia "thị trường điện cạnh tranh" cũng rất khó vì yêu cầu của EVN quá cao.

EVN mua với giá chỉ bằng 1/3 giá mua điện của Trung Quốc kèm theo các điều kiện rất khắt khe. Trong khi đó EVN lại rất "hào phóng" khi mua một lượng lớn điện thương phẩm từ Trung Quốc với giá cao và có xu hướng tăng nhanh những năm gần đây, làm méo mó thị trường điện, vốn thị trường độc quyền lâu nay ở Việt Nam.

Bối cảnh vận hành thị trường điện như vậy của EVN hậu quả là điện nội địa giá rẻ, có khi dư thừa nhưng lại nhập một lượng lớn điện từ Trung Quốc với giá cao để "cân đối cung - cầu". Chắc chắn là sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, cho người dân cũng như cho các doanh nghiệp.

Điều này, một mặt chứng tỏ khả năng điều tiết thị trường của EVN, khả năng dự báo nhu cầu điện và năng lực sản xuất điện trong nước đang có nhiều vấn đề.

Mặt khác, chứng tỏ tính độc quyền mặt hàng điện hiện nay mà EVN nắm độc quyền chủ yếu. Trong điều kiện như thế, người tiêu dùng không thể hi vọng giá điện ở Việt Nam sẽ rẻ hơn.

Dự báo sai về sự vận động của thị trường điện gây thiệt hại cho nền kinh tế và cho người dân, rõ ràng EVN và tiếp đó là Bộ Công thương phải gánh chịu trách nhiệm kinh tế này.

Nguy cơ phụ thuộc hiện hữu

Những ràng buộc có nghi vấn trong hợp đồng mua bán điện với Trung Quốc và sự cố Hiệp Hòa liên quan tới việc sử dụng thiết bị Trung Quốc mới đây khiến dư luận đặt câu hỏi về sự hiện diện quá lớn của Trung Quốc trong ngành điện Việt Nam. Phải lý giải điều này như thế nào, khi mà thiết bị Trung Quốc vốn bị coi là chất lượng kém, bãi rác công nghệ của thế giới? Liệu có thể đặt nghi vấn về lợi ích nhóm trong việc này hay không, thưa ông?

Trung Quốc luôn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 25,3% tổng kim ngạch nhập khẩu và có tới 30 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch trên 100 triệu USD.

Trong đó có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD và với nhiều dự án mà Trung Quốc trúng thầu ở Việt Nam với giá bỏ thầu thấp cho thấy một thực tế trong ngành điện Việt Nam cũng như nhiều ngành khác, nhiều nhà máy đã và đang sử dụng hệ thống trang thiết bị của Trung Quốc là rất lớn.

Thiết bị của Trung Quốc vốn bị coi là chất lượng kém nên thường xảy ra sự cố là điều dễ hiểu. Như ở trên đã trao đổi về việc nhập khẩu điện của Trung Quốc với giá cao trong khi giá điện của các nhà máy nội địa ngoài EVN rẻ hơn thì không thể tham gia được thị trường điện và việc nhập khẩu điện từ Trung Quốc với giá cao.


việt nam đang mua điện của trung quốc với giá cao cả ở thời điểm nguồn cung cấp trong nước dồi dào
Sự cố liên tiếp 2 máy biến áp 500kV công suất 900 MVA tại trạm biến áp Hiệp Hòa (Bắc Giang) chỉ trong vòng 1 tuần lễ dấy lên lo ngại về chất lượng thiết bị, công nghệ do nhà thầu Trung Quốc cung cấp - Ảnh LĐO

Cùng với nhiều doanh nghiệp, nhà máy trong đó có các nhà máy điện Việt Nam đang sử dụng nhiều thiết bị điện của Trung Quốc giá rẻ, chất lượng kém như hiện nay thì việc đặt ra nhiều dấu hỏi, kể cả nghi vấn về "lợi ích nhóm" trong vấn đề này là hoàn toàn có cơ sở.

Sự hiện diện rất lớn của Trung Quốc trong ngành điện Việt Nam có đặt ra nguy cơ phụ thuộc hay bị thao túng hay không, thưa ông? Nếu điều này xảy ra thì mức độ nguy hại sẽ như thế nào? Với tình trạng độc quyền như EVN hiện nay, trách nhiệm trong việc này liệu có thể quy cho ai khác không, thưa ông? Cụ thể như thế nào?

Vì điện thương phẩm mà Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc ở thời điểm cao mới ở mức 4% tổng sản lượng điện thương phẩm của Việt Nam.

Hơn nữa các nhà máy điện nội địa mới chỉ sử dụng khoảng 70 - 80% công suất thiết, với giá điện còn rẻ hơn của Trung Quốc thì hy vọng với những điều chỉnh cần thiết về chính sách và quản lý thị trường điện ở nước ta trong thời gian tới, tình hình kinh doanh điện và thị trường điện sẽ chuyển biến theo hướng tích cực.

Do vậy, với sự hiện diện của Trung Quốc như hiện nay đối với điện chưa đến mức đặt ra nguy cơ phụ thuộc hay thao túng thị trường của Trung Quốc đối với thị trường điện Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu tình hình thị trường điện hiện nay không được cải thiện, EVN quản lý và kinh doanh điện vẫn theo cách như lâu nay, sản xuất kinh doanh chạy theo thiết bị giá rẻ, bỏ thầu giá thấp của Trung Quốc thì nguy cơ trên là hiện hữu và sẽ gây nguy hại cho nền kinh tế quốc dân, cho chính người dân Việt Nam và cho cả sự phát triển bền vững của Việt Nam…

Với tình trạng độc quyền như EVN hiện nay và thiếu minh bạch trong kinh doanh trên thị trường điện ở Việt Nam, trách nhiệm trong việc này trước hết là do từ chính cơ chế quản lý kiểu bộ chủ quản lâu nay không được thay đổi, tiếp đó là các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành điện mà cụ thể là Bộ Công thương và cả EVN trong tổ chức và quản lý điện Việt Nam.

Có ý kiến chỉ thẳng, mấu chốt của vấn đề phải là nhanh chóng xóa bỏ tình trạng độc quyền của EVN, chấm dứt tình trạng 1 tay nắm cả mua bán, phân phối, điều độ, ông có đồng tình hay không và vì sao? Xin ông phân tích cụ thể hơn về vấn đề này.

Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm này vì tình trạng độc quyền và kéo dài sự "bảo hộ" sản xuất điện quá lâu rồi ở Việt Nam.

Người tiêu dùng điện phải luôn sử dụng điện với giá ngày một cao và luôn yếu thế trong quan hệ mua bán điện với EVN.

Đã đến lúc cần phải có sự thay đổi trong quản lý và điều hành thị trường điện theo đúng các quy luật của kinh tế thị trường, không thể "vừa đá bóng vừa thổi còi" trong quản lý và kinh doanh điện ở nước ta.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo Tâm An (thực hiện)
Đất Việt

Một cuốc hội vô dụng ?



Tại sao ông phải xin lỗi?


quochoi
XVN : trong khi Quốc hội Mỹ nhanh chóng ra nghị quyết về Biển đông thì Việt nam vẫn đang có một QH câm như hến, hay vì Mỹ đa đảng nên họ có nhiều nhân tài, họ giải quyết các vấn đề đơn giản, không vướng qui trình như Quốc hội độc đảng ?
Nếu đúng vậy thì sao còn chưa cho các nghị sỹ và QH VN sang Mỹ học cho nhanh ?

Báo Tuổi trẻ (ảnh) đưa tin “Sáng nay (19-6), tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự án Luật Căn cước công dân, đại biểu quốc hội Trương Trọng Nghĩa đã “xin lỗi Quốc hội được phát biểu về Biển Đông”.
Và đăng lời ông này: “Nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì về Biển Đông thì tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang. Đại biểu Quốc hội chắc chắc sẽ nghẹn lời trước những ý kiến chất vấn của cử tri” - ông Nghĩa kiến nghị. Ông tiếp tục:“Còn phía dư luận thế giới chắc sẽ bình luận rằng: Một hành vi xâm phạm và đe dọa chủ quyền của Việt Nam trắng trợn đến thế mà Quốc hội nước này không có phản ứng chính thức gì thì việc gì mà nghị sĩ và nhân dân các nước khác phải lên tiếng. Và đây có thể là một cái cớ để phía Trung Quốc tiến hành những việc làm hiếu chiến và nguy hiểm hơn nữa”.
Theo thông tin, ông Trương Trọng Nghĩa là “ông nghị” duy nhất trong số 500 ông bà có tên là “đại biểu quốc hội” dám đề nghị ra tuyên bố về Biển Đông khi quân xâm lược đã vào đến sân nhà. Là người dân, tui cho rằng ông Nghĩa rất dũng cảm, bởi cái tỷ lệ 1/500 không khác chi người ta vẫn nói “một mình chống mafia”.
Phải chăng đó là lý do tại sao ông phải xin lỗi trước rồi mới… dám nói cái điều gan ruột của mình?
NHÀ QUÊ

Công an Hà đông ngồi xổm lên pháp luật.

FB Duong noi.
 Chưa biết vì sợ ánh sáng hay biết rõ rằng họ đã cố tình coi thường luật pháp trong vụ cướp đất Dương nội hôm 25 tháng 4 mà giờ họ không dám cho luật sư làm việc bảo vệ thân chủ là những nông dân Dương nội bị bắt trái luật ?



Băng nhóm mafia Hoàng kiếm do Hoàng Công Khôi cầm đầu.


Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội: “Vương quốc” của sai phạm trong xâydựng
20/06/2014
Bí thư Quận uỷ quận Hoàn Kiếm Hoàng Công Khôi trực tiếp giao nhiệmvụ choông Nguyễn Quốc Hoa, Phó Chủ tịch UBND quận, xử lí triệt để những vụ vi phạm trật tự xây dựng do Báo Người cao tuổi phán ánh. Báo giám sát việc làm này, lập lại trật tự xây dựng trên địa bàn quận, lấy lại lòng tin trong nhân dân…
Có bao che và “bảo kê” cho cấp dưới?
Nhiều năm qua ở phường Tràng Tiền có hơn 20 điểm có quyết địnhcưỡng chế mà khôngthực thi được. Đó chỉ là chuyện một phường, còn ở các phường khác, có cả “quan phường, quan quận” cũng sai phạm. Điển hình như các vụ 11 Tông Đản, 18 Ngô Quyền,số 2C và 16 Lê Phụng Hiểu, 17B Hàng Bún, 18 Lý Thái Tổ, 18 Cửa Đông, 28 Hàng Vôi, 1C Đặng Thái Thân, số 9 Lý Đạo Thành, 108 Hàng Trống, 34 Hà Trung, 24 Trần Hưng Đạo, 40 Lý ThườngKiệt… Cán bộ cấp phường, quậnkhônghoàn thànhnhiệm vụ, có sai phạm được cấp trên “bao che” không? Vụ ông Đặng Đình Bằng, khi còn làm Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Trống, làm ngơ cho 2 hộ ông Kiều Duy Khiêm và bà Nguyễn Thị Vinh, khôngđủ điều kiện cấp giấy phép cho nhà 1 tầng 11m2 xây 4 tầng 1 tum. Những công trình vi phạm này phường đã có quyếtđịnh cưỡng chế, nhưng chỉ là hìnhthức để che đậy dư luận, thực tế vẫn tồn tại ngang nhiên thách thức phápluật. UBND quậnHoàn Kiếm có Văn bản 374/UBND-TTr nêu rõ trách nhiệm của ông Đặng Đình Bằng phụ trách xây dựng có liên quan. Ông bị kỉ luật ở phường Hàng Trống, nhưng lại được “cấp trên” đưa về thăng chức làm Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền. Trả ơn người “bao che, nângđỡ”, ông Bằng tận tâm giúp hộ ông Đổng được cấp “số đỏ” trên diện tích đất công do Trung tâm Khí tượng Thủy Văn quảnlí, để rồi cho thuê căn hộ vàng số 8 Lý Đạo Thành. Sau bao vụ lình xình ở phường Tràng Tiền, nay ông Bằng thuyên chuyển đi phường khác, để lại những công trình vi phạm trật tự xây dựng cưỡng chế dangdở.

Công trìnhtại 120 Trần Quang Khải bị đìnhchỉ thi công vì gây lún, nứt nhiềucăn hộ của người dân đangsinh sống tại khu tập thể số 2C Lê Phụng Hiểu.
Phó Chủ tịch UBND phường Nguyễn Minh Thanh phụ trách về nhà đất, trật tự xây dựng trên địa bàn phường, cũng có công “chuyển hóa” để gia đình ông Đổng ở số 8 Lý Đạo Thành có đượcsổ đỏ. Ông Thanhcòn“xào nấu hồ sơ” Trạm Y tế phường ở số 8 Tràng Tiền để bán cho bà Bùi Kim Lan. Bà Lan là ai mà mua được ô đất vàng này, dân phường, dân quận đều biết, vì sau khi mua đượcđất bà Lan xây dựng khôngphép 4 tầng, bị hàng xóm kiện, nhưng phường, quận lờ không giải quyết. Sau khi bán mất Trạm Y tế, giờ đây phường Tràng Tiền lấy đền Vũ Thạch ở số nhà 13 Bà Triệu (di tíchđã xếp hạng) làm Trạm Y tế phường, ở cùng dãy phố lẻ cáchQuận ủy Hoàn Kiếm vài số nhà.
Được giao nhiệm vụ giải quyết đơn thư tố cáo xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai ở 11A Tông Đản và 18 Ngô Quyền,Phó Chủ tịchUBND phường Tràng Tiền nếukhôngbao che thì cũng là bất lực, bởi sai phạm ở 11A Tông Đản chính gia đình ông Thanh xây dựng lấn chiếm trái phép chưa bị xử lí triệt để thì làm sao xử lí đượcgia đình ông Trần Vinh Quang? Còn số nhà 18 Ngô Quyền, bà Vũ Thị Hồng là ai mà phường, quận đều né tránh? Không hoàn thành chức trách Phó Chủ tịch UBND phường, phụ trách về đất đai, xây dựng đô thị, bị kỉ luật Đảng, kỉ luật chính quyền bị tố cáo khai lí lịch thiếu trung thực để trở thành đại biểu HĐND phường Tràng Tiền, nhưng ông Nguyễn Minh Thanh vẫn là Phó Chủ tịch UBND, đại biểu HĐND phường, dư luận bức xúc chorằng có “ô che”.
Quyết tâm xử lí triệt để các vi phạm
Ngày 27/5/2014, Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm chủ trì buổi làm việc với đại diện Báo Người cao tuổi. Tham dự quận Hoàn Kiếm có Phó Chủ tịch UBND quận Nguyễn Quốc Hoa, Trưởng phòng Tổ chức, Chủ nhiệmỦy ban Kiểm tra, Chánh Văn phòng Quận ủy. Tại buổilàm việc đại diện Báo Người cao tuổi đề cập đến nội dung đơn thư tố cáo khiếu nại của một số công dân quận, đề nghị quận chỉ đạo xử lí triệt để từ hai phía, người vi phạm xây dựng không phép, trái phép, lấn chiếm đất đai gây khiếu kiện và chức năng giải quyết vi phạm tại địa bàn của chínhquyền phường quận. Bí thư Quận uỷ chorằng mộtsố vụ việc vi phạm trật tự xây dựng trênđịa bàn do phường báo cáo chưa đúng sự thực hoặc xử lí rồi sau lại tái phạm, gây khiếu kiện kéo dài, mặt khác về trách nhiệm của một số cán bộ phường chưa làm hết chức năng, do những yếu tố khách quan có liên quanđến các sở, ban, ngành ở thành phố. Qua đơn thư của công dân do Báo Người cao tuổi chuyển tới, Ban Thường vụ Quận ủy đã nghe báo cáo từng trường hợp cụ thể và giao trách nhiệm cho Ủy ban Kiểm tra Quận ủy sẽ làm việc cụ thể với phóng viên Báo Người cao tuổi, về việc xử lí kỉ luật ông Nguyễn Minh Thanh năm 2013, riêng việc có miễn nhiệm đại biểu HĐND phường hay không,sẽ đượcđưa ra tại kì họp HĐND phường và quận trong thời gian tới. Trường hợp vi phạm xây dựng tại 11A Tôn Đản, 18 Ngô Quyền, 24 Trần Hưng Đạo, số 5 Đinh Lễ, 34 Hà Trung, 28 Hàng Vôi… Quận ủy giao trực tiếp choông Nguyễn QuốcHoa, Phó Chủ tịchUBND quậnlàm việc với phóng viên Báo Người cao tuổi, trên tinh thần xử lí triệt để trongtháng 6 - 2014.

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Đích thị là tướng cướp đại ca

Chuyện lạ đánh sập nhà dân oan được thăng quân hàm tướng !
PHẢI GỌI CHÍNH XÁC LÀ “TƯỚNG CƯỚP ”
Bởi tương thích với hành vi “cầm đầu” quân đội và LL/Vũ trang nổ súng cưỡng chế bất hợp pháp, mưu toan cùng bạo quyền “lợi ích nhóm” cướp đoạt đất đai của đồng bào nhân dân”( Tiên Lãng-Hải Phòng).
Đây, đồng bào nhìn xem, nhân dáng,tư cách của Đỗ Hữu Ca (bụng phệ,kính đen) đang giám sát chỉ huy “trận đánh đẹp”!?- cưỡng chế bất hợp pháp tại hiện trường trên ao đầm tôm của hộ ông Đoàn Văn Vươn tại Cống Rộp,Tiên lãng /HP ngày 5 tháng 1 năm 2012 . Mà qua “chiến công” này, đ/c X Thủ tướng vừa phong hàm “thiếu tướng” cho hắn ta .
Khi mà kết quả toàn bộ sự việc cưỡng chế ao đầm trái pháp luật của hộ gia đình anh em ông Đoàn Văn Vươn tại xã Vinh Quang -Tiên Lãng-Hải Phòng là sai trái 100% , gần như các cán bộ chủ chốt UBND xã huyện và TP/Hải Phòng , nặng,nhẹ đều có cái giá phải trả , ngay cả nhánh “quân sự” (huyện Đội, Tỉnh Đội) cũng bị khiễn trách vì để CA ( đại tá Ca) xỏ mủi “quân đội” dắt đi cưỡng chế (vi phạm Hiến Pháp) .
Thì “thủ phạm” đạo diển chính của “trận đánh” đẹp “bất hợp pháp” vi phạm nghiêm trọng pháp luật và Hiến Pháp là Đại tá Đỗ hữu Ca GĐ/CA/TP Hải Phòng thay vì phải “lột quân hàm” ra pháp đình, đứng trước vành móng ngựa, thì hôm nay lại được (đ/c X) cho “lên chức” thiếu tướng !??
Còn hơn cả sự khôi hài – Kẻ ăn cơm nhân dân, có trách nhiệm bảo vệ nhân dân lại dùng quân đội LL/vũ trang công cụ vũ khí như kè vào cổ nhân dân, đẩy người dân vô tội vào tù – (dấu tích đạn vãi như tổ ong còn lại trên tường nhà ông Đoàn văn Vươn nói lên điều đó) . Còn kẻ chủ mưu,thì hôm nay lại “dã man” hảnh tiến thăng chức cao hơn !?? .
Sự “ngạc nhiên” cũng đọng lại trên báo “lề đảng” : " Đáng chú ý ,ông Đỗ Hữu Ca GĐ/CA/HP cũng được phong hàm “thiếu tướng” . Ông Ca là người có mặt tại hiện trường trong vụ cưỡng chế tại khu đầm tôm nhà ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng . Sau đó ông Ca còn tuyên bố cho rằng vụ cưỡng chế này là một trận đánh đẹp “cần viết thành sách” . ( nguyên văn báo TT 15/7 -2013 )
Ngược về lại, thời điểm ấy. Trả lời phỏng vấn báo điện tử Vnmedia vào ngày 8-1-2012, về vụ việc cưỡng chế đầm của ông Đoàn Văn Vươn, Đại tá Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an TP Hải Phòng, người đã có mặt chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường, kể lại (nguyên văn) :
"Vụ việc hôm ấy tuy bắt không được đối tượng nhưng mà trấn áp được đối tượng. Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào trước đây thành công cho bằng cuộc diễn tập lần này.
Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong như thế nào .
Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách. Tôi nói với các đồng chí Thường trực rằng đây không phải kế hoạch tập trận nhưng đúng là phải rút kinh nghiệm, cái này nó rất là hay, có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng rất là đẹp, đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả." (Wikipedia)
Tuy nhiên bà con cư dân sở tại nấp sau bờ ao, đụn chuối , chứng kiến buồn cười đến nôn cả ruột, như xem một vỡ kịch hài.
Dưới cái phất tay của Đại Ca, hàng trăm nòng súng khạc đạn AK và CKC như vãi trấu vào tường nhà 2 tầng của ông Vươn – “ tác chiến vòng ngoài, vòng trong, nghi binh là thế ” (lời Đại Ca) nhưng khi ta chiếm lĩnh trận địa thì không thấy bóng dáng “quân thù, anh em Đoàn Văn Vươn” đâu cả , 2 tổ quân khuyễn chuyên nghiệp cứ chạy lòng vòng ngữi vết đạn như tổ ong trên tường rồi vẫy đuôi, cao cẳng, té vào !??...
Cũng trong ngày 8/2 / 2012 - Trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Hải Phòng, đại tá Đỗ Hữu Ca, giám đốc CA thành phố Hải Phòng cho biết, nhà ông Đoàn Văn Vươn bị phá tan nát bởi những kẻ đang “tình nghi” là nhân dân hay lãnh đạo chính quyền và ….cái nhà ấy thật ra "chỉ là cái chòi trông cá” .
Di truyền bởi bản chất “dối trá,lưu manh ” không có “liêm sĩ và lòng tự trọng” dù hột cơm nhân dân còn dính kẻ răng – Giống hệt như luận điệu : Tại các nhà giam CH/XHCN/VN chỉ có những người vi phạm pháp luật chứ không giam giữ những người “bất đồng chính kiến” !???. –
Phải chăng tư duy “cái nhà là cái chòi” cũng làm nên một “Tướng Cướp” !?? .
Hoàng Thanh Trúc