Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Tuyên bố chung của Xã hội dân sự.

TUYÊN BỐ CHUNG CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ NHÂN ĐỐI THOẠI NHÂN QUYỀN VIỆT-MỸ 

Song song với phiên đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ lần thứ 21, sáng nay (23/5), một số tổ chức xã hội dân sự, trong đó có Con Đường Việt Nam, Cây Xanh Việt Nam (Green Trees), Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo, NXB Giấy Vụn, NXB Trẻ Hà Nội, Nhật Ký Yêu Nước, v.v. đã ra một tuyên bố chung đánh giá về tình hình nhân quyền ở Việt Nam hiện nay, kèm một số khuyến nghị.

Tuyên bố nêu rõ rằng một loạt nhân quyền căn bản vẫn bị vi phạm, đặc biệt là quyền tự do biểu đạt, quyền tụ tập ôn hòa (biểu tình), quyền tự do hiệp hội, và tự do tôn giáo/tín ngưỡng. Bên cạnh đó, bạo lực do nhà nước bảo kê gia tăng trong những tháng gần đây, với những vụ tấn công nhằm vào các nhà hoạt động ôn hòa, trong đó riêng chị Lê Mỹ Hạnh bị hành hung tới hai lần trong không đầy một tháng. Thủ phạm vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và nạn nhân thì bị công an cản trở quyền tiếp cận luật sư.

Tuyên bố cũng nói tới việc nhà nước tích cực gây chia rẽ tôn giáo và sử dụng bộ máy truyền thông (cả chính thống và không chính thống) công kích cộng đồng tôn giáo, đặc biệt là những tín đồ Công giáo ở miền Trung – khu vực bị ảnh hưởng của thảm họa môi trường. 

“Ngay khi những dòng này được viết ra, rất nhiều người hoạt động xã hội dân sự vẫn đang bị giam lỏng ở nhà, khi mà hàng chục nhân viên an ninh và côn đồ có bảo kê bao vây nhà họ nhằm ngăn cản mọi tiếp xúc của họ với phái đoàn Mỹ trong phiên đối thoại nhân quyền thứ 21”.

“Chỉ trong vòng bốn tháng đầu năm, công an đã bỏ tù 8 blogger ủng hộ dân chủ và đang truy nã hai người… Gần như tất cả những người bị bắt đều là tín đồ Công giáo. Điều này cho thấy một xu hướng nguy hiểm của việc chủ trương đàn áp cộng đồng Công giáo”.   

Các tổ chức ra tuyên bố khuyến nghị: Mọi sáng kiến hợp tác thương mại song phương giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ phải có những điều khoản ràng buộc rõ ràng về nhân quyền. Về phía chính quyền Việt Nam, phải thực hiện cải tổ luật pháp, chấm dứt tất cả các hình thức sách nhiễu nhằm vào người hoạt động ôn hòa, đồng thời, đảm bảo rằng các tù nhân lương tâm hiện nay không bị tra tấn hay bị đối xử hà khắc trong tù…

Bản tuyên bố chung được gửi đến Bộ Ngoại giao Mỹ và phái đoàn Hoa Kỳ tham dự phiên đối thoại, mà đứng đầu là bà Virginia Bennett, quyền Thứ trưởng phụ trách vấn đề dân chủ, nhân quyền và lao động.

Asian lên tiếng về vụ CS Nghệ an bắt Hoàng Bình.

ASIAN lên tiếng về việc CS Nghệ An bắt Hoàng Đức Bình...



Việt Nam: Các nhà môi trường nhắm mục tiêu theo đuổi việc "lạm dụng quyền tự do dân chủ"

Người bảo vệ quyền con người Hoàng Đức Bình đã bị chính quyền Việt Nam bắt giữ vì đã lợi dụng quyền tự do dân chủ sau khi ông tổ chức một cuộc biểu tình để đánh dấu một năm kể từ khi công ty sản xuất khổng lồ Formosa của Đài Loan gây ra thảm hoạ môi trường nghiêm trọng.

Theo tổ chức phi chính phủ NGO Frontlines Defenders, ông Hoàng Đức Bình bị kéo ra khỏi xe của ông và bị chính quyền Việt Nam bắt giữ tại tỉnh Nghệ An vào thứ Hai, trong cuộc tuần hành diễn ra vào đầu tháng 4, vào dịp kỷ niệm một vụ tràn chất thải độc hại từ Formosa thực vật.

Chính phủ đang buộc tội ông "chống lại người khi thực hiện nhiệm vụ của họ" và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ."

Hoàng Đức Bình sẽ bị giam giữ trong 90 ngày trong khi đang bị điều tra, gây lo sợ về việc bị đối xử bất công trong khi bị giam giữ.

Ông là một thành viên của Lao động Việt, một tổ chức của các nhóm lao động trong và ngoài nước Việt Nam đấu tranh cho quyền của người lao động, cũng như phong trào Path Path Việt Nam.

Một nhà hoạt động khác là Bạch Hồng Quyen vẫn đang bị nhà cầm quyền truy nã, phải đối mặt với cáo buộc "gây rối trật tự công cộng" cho vai trò của mình trong cuộc biểu tình. Cả hai đều là những blogger năng động.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói rằng "các nhà hoạt động và các blogger bất đồng chính kiến ​​phải đối mặt với hành vi quấy rối và hăm dọa liên tục, bao gồm cả hành hung và phạt tù" trong chế độ cộng sản của Việt Nam, "không cho phép thách thức lãnh đạo của họ".

Vào năm 2015, ít nhất 40 blogger và nhà hoạt động nhân quyền đã bị đánh bại bởi các điệp viên mặc thường phục.

Frontline Defenders cho biết, một số nhà bảo vệ nhân quyền đã bị chính quyền Việt Nam "quấy nhiễu" để che đậy sự cố tràn dầu độc hại năm 2016, làm cho những ngư dân mất việc ở bốn tỉnh bằng cách giết chết một số lượng lớn cá chết.

Vào tháng 10 năm ngoái, một nhà hoạt động khác đã bị bắt vì sở hữu "tài liệu chống chính phủ" liên quan tới sự cố tràn dầu Formosa.

Những người bảo vệ biên giới đã kêu gọi Việt Nam "chấm dứt các mục tiêu bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam và đảm bảo trong mọi trường hợp họ có thể thực hiện các hoạt động nhân quyền hợp pháp của họ mà không sợ bị trả thù và ... quấy rối tư pháp".

Read more at https://asiancorrespondent.com/2017/05/vietnam-environmentalists-targeted-manhunt-abusing-democratic-freedoms/#aXFvcgSp1DxWtVzs.99

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Danh sách đợt 3 chế tài nhân quyền.

Mỗi danh sách đề nghị chế tài được chuyển đến chính phủ Hoa Kỳ không phải là một điều đơn giản mà là công sức của rất nhiều người làm việc kiên trì, bền bỉ, liên tục, thầm lặng theo những trình tự, tiêu chuẩn quốc tế trong một thời gian dài.


Mối hận ghi sâu trong lòng suốt ba năm tới nay mới bắt đầu được giải tỏa. Công an tỉnh Đồng Tháp đã bị đưa vào sổ phong quỷ. Công an tỉnh An Giang và Vĩnh Long nếu không biết dừng tay đàn áp Phật Giáo Hòa Hảo thì chúng mày sẽ là mục tiêu kế tiếp.

http://machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1219-2017-05-21-20-30-01.html

Luật Magnitsky Toàn Cầu: BPSOS công bố danh sách 3 để đề nghị chế tài

Hồ sơ tiêu biểu cho chính sách đàn áp Phật Giáo Hoà Hảo

Hôm nay, BPSOS công bố danh sách thứ 3, gồm 10 giới chức chính quyền Việt Nam, để đề nghị chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu. Các nhân vật trong danh sách này thể hiện sự đàn áp nhắm các tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo độc lập.

“Các đối tượng bị đàn áp gồm một số tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo ở Huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp, và một số nhà đấu tranh nhân quyền lên tiếng bảo vệ họ,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, phát biểu.

Cuộc đàn áp trong hồ sơ này kéo dài từ đầu năm 2014 đến nay.

Ngày 9 tháng 2, 2014, hàng trăm công an Huyện Lấp Vò phối hợp với công an Tỉnh Đồng Tháp dưới sự chỉ huy của thiếu tướng Nguyễn Minh Thuấn, Giám Đốc công an tỉnh, đã phá hàng rào, phá cửa, xông vào bắt ông Nguyễn Bắc Truyển tại nhà hôn thê của ông là bà Bùi Thị Kim Phượng, một tín đồ PGHH ở Ấp Hưng Nhơn, Xã Long Hưng B, Huyện Lấp Vò. Công an không đưa ra lệnh bắt hay lệnh khám xét nhà.

Được tin Ông Truyển bị bắt, Bà Bùi Thị Minh Hằng đã cùng với 20 người khác lên đường đến Lấp Vò. Cách nhà bà Phượng khoảng 5 km, hàng trăm công an với sự chỉ huy trực tiếp của Thượng tá Lê Hoàng Dũng, phó trưởng công an Huyện Lấp Vò, Thiếu Tá Võ Văn Thuận và Trung Uý Nguyễn Văn Đông, đã chặn đoàn người và tấn công họ. Họ bắt cả 21 người về đồn công an. Trong thời gian 40 tiếng bị giam giữ, những người này bị thẩm vấn, tra tấn, bỏ đói, phơi nắng...

Công an huyện Lấp Vò thả 18 người và khởi tố Bà Bùi Thị Minh Hằng, Cô Nguyễn Thúy Quỳnh và Ông Nguyễn Văn Minh với tội danh "chống người thi hành công vụ", "gây rối trật tự công cộng".

Cùng lúc, công an đặt các trạm gác bao vây nhà bà Phượng để ngăn cản không cho đồng đạo PGHH đến thăm. Hàng đêm công an gác trước cổng nhà, chửi bới và ném đá vào nhà, mái nhà, ném bể bóng đèn điện... Công an còn đe dọa giết bà Phượng, người chị sống cùng nhà là bà Bùi Thị Kim Cam và con chó của gia đình.

Ngày 14 tháng 2, 2014, Bà Phượng trốn ra khỏi nhà và lẻn đi Sàigòn để đoàn tụ cùng người chồng tương lai.

Ngày 26 tháng 8, 2014, phiên tòa sơ thẩm, tòa án tỉnh Đồng Tháp đã kết án bà Bùi Thị Minh Hằng 3 năm tù giam, Cô Nguyễn Thúy Quỳnh 2 năm tù giam và Ông Nguyễn Văn Minh 2 năm 6 tháng tù giam. Bên ngoài, hàng trăm người bị bắt giữ khi đến tham dự phiên tòa. Họ gồm nhân chứng của những người bị kết án, thân nhân, các tín đồ PGHH, và các nhà hoạt động nhân quyền. Ngày 12 tháng 12, 2014, tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa Án Tối Cao Tỉnh Đồng Tháp đã tuyên y án sơ thẩm. Cả 3 người này nay đã mãn hạn tù.

“Tuy danh sách 3 đã được hoàn tất và chuyển cho Bộ Ngoại Giao từ cuối tháng 3, chúng tôi chọn thời điểm này để công bố nhằm nhấn mạnh đến tình trạng của các tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo độc lập ở Việt Nam,” Ts. Thắng nói.

Ngày 16 tháng 5, hai vợ chồng của một tín đồ PGHH ở tỉnh An Giang đã bị 8 côn đồ đánh trọng thương và phải nhập viên sau khi dự tang lễ của đồng đạo. Trước đó, ngày 3 tháng 5 tín đồ PGHH Nguyễn Hữu Tấn bị cắt cổ chết ở trại tạm giam của công an tỉnh Vĩnh Long.

Danh sách 3 đề nghị chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu gồm có:

(1) Thiếu Tướng Nguyễn Minh Thuấn (sinh ngày 08/08/1959 ở Vĩnh Thạnh, Lấp Vò, Đồng Tháp) Giám Đốc Sở Công An Tỉnh Đồng Tháp. Ông là người chỉ thị cấp dưới thực hiện các hành vi đàn áp nhắm vào tín đồ PGHH. Ngày 27 tháng 2, 2014, Ông Thuấn đã lên đài truyền hình ANTV xác nhận đã ra lệnh bắt và áp giải Ông Nguyễn Bắc Truyển cho công an Sàigòn.

(2) Đại Uý Huỳnh Văn Thuận, Công An Huyện Lấp Vò: Ông Thuận đã điều động toán công an ném đá vào nhà Bà Phượng và hăm doạ giết bà Phương, chị của bà Phượng và con chó trong nhà.

(3) Đại Tá Nguyễn Thành Long, nguyên Trưởng Công An Huyện Lấp Vò (đến tháng 6, 2014)

(4) Thượng Tá Lê Hoàng Dũng, Phó Trưởng Công An Huyện Lấp Vò kiêm thủ trưởng cơ quan điều tra Huyện Lấp Vò.

(5) Thiếu tá Nguyễn Văn Chót - Mật vụ của Sở công an tỉnh Đồng Tháp, phụ trách an ninh khu vực xã Long Hưng B ((huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).

(6) Thiếu tá Võ Văn Thuận - Trưởng công an xã Long Hưng B (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp);

(7) Trung úy Nguyễn Văn Đông - Công an huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp), phụ trách an ninh xã Long Hưng B.

Các giới chức chính quyền dưới đây đã tiếp tay và toa rập với các hành vi đàn áp này khi quy chụp tội phi lý cho Bà Hằng, Cô Quỳnh và Ông Minh để kết án tù cho họ: tội đi xe 3 hàng để cản trở lưu thông, trong khi họ chỉ có 2 chiếc xe.

(8) Ông Nguyễn Thành Thơ - Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp.

(9) Ông Trần Văn Ngọc Vui - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp.

(10) Ông Nguyễn Hòa Bình - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cáo, nay là Chánh án Tòa án Tối cao.

Ông Truyển và Bà Phượng dự tính làm lễ cưới ngày 18 tháng 2, 2014. Công an tỉnh Đồng Tháp đã bắt và áp giải ông Truyển về Sàigòn để ngăn cản 2 người lấy nhau vì họ không muốn Ông Truyển, một cựu tù nhân lương tâm và một nhà đấu tranh nhân quyền, về sống ở Lấp Vò.

Thảm họa Formosa - 1 năm nhìn lại.


 Phần 1: THẢM HỌA VẪN TIẾP DIỄN  

1. Môi trường sau thảm họa

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thảm họa môi sinh trường này sẽ khiến toàn bộ hệ sinh thái khu vực biển miền Trung bị hủy hoại nghiêm trọng và mất vài chục cho đến hàng trăm năm mới có thể khôi phục được. Theo một phóng sự ngắn của báo Dân Việt và Sài Gòn Giải Phóng, rặng san hô trên vùng biển của tỉnh Quảng Bình đã bị hủy hoại hoàn toàn. Chưa có một đảm bảo về tính khoa học nào rằng biển đã an toàn trừ những phát ngôn không có cơ sở của một số lãnh đạo như ông Trương Hòa Bình, Mai Tiến Dũng. Liên tiếp nhiều lần xảy ra những vệt nước đáng nghi màu đỏ xuất hiện quanh khu vực Vũng Áng gần Formosa. Trong một nghiên cứu độc lập, nhóm Green Trees, một nhóm bảo vệ môi trường đã đưa ra kết quả xét nghiệm nước biển lấy từ biển Kỳ Hà, Kỳ Anh vào tháng 2/2017 cho thấy mức độ nhiễm độc là rất nguy hiểm. Gần đây nhất, sáng 4/4/2017, một vệt nước đỏ đáng nghi xuất hiện ngay cầu cảng Vũng Áng va  một số vùng biển khác ngay trong lúc đoàn kiểm tra môi trường của trung ương đang kiểm tra tại Formosa.  

Ngay khi nhận tiền bồi thường từ Formosa, Chính phủ đã tuyên bố rằng sẽ dùng số tiền đó vào việc làm sạch biển. Tuy nhiên đã một năm trôi qua, chưa thấy thông tin nào xác nhận rằng Chính phủ đã tiến hành việc khôi phục lại môi trường biển. 

Việc xử lý số lượng cá chết tại bờ biển cũng như xử lý hàng ngàn tấn hải sản nhiễm độc trong các kho đông lạnh cũng hết sức yếu kém. Hàng trăm tấn cá chết dạt bờ chỉ được đem chôn theo phương pháp thủ công. Hải sản nhiễm độc phần lớn không được tiêu hủy theo đúng phương pháp khoa học. Theo một bài báo trên Dân trí và Đại Đoàn Kết thì hàng trăm tấn sứa trữ tại các kho đông lạnh tại xã Thạch Kim và Thạch Bằng hiện đã hôi thối, bốc mùi nhưng chính quyền vẫn không hướng dẫn và hỗ trợ người dân tiêu hủy an toàn. Số sứa hư hại này vẫn đang bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người dân địa phương. 

Những người ngư dân cũng khẳng định rằng số lượng tôm cá trên vùng biển họ đánh bắt đã giảm đáng kể so với năm trước. Không có một báo cáo nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này, nhưng với số lượng cá chết năm ngoái không chỉ dạt vào bờ mà còn chết dưới đáy biển, thì sự giảm sút là không thể không xảy ra.   

Đã một năm trôi qua, những mối nguy hại về môi trường không những không được giải quyết mà mối lo ngại vẫn tiếp tục khi Formosa vẫn hoạt động. Theo dự kiến, khi đưa vào sản xuất, lượng chất thải đổ ra môi trường sẽ lớn hơn nhiều lần so với đợt chạy thử nghiệm gây ô nhiễm năm 2016.

2. Kinh tế

Theo báo cáo kinh tế - xã hội cuối năm vào ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thảm họa Formosa đã gây thiệt hại 0.3% GDP. Với 200 tỷ đô la Mỹ GDP trong năm 2016, ước tính thiệt hại chung cho nền kinh tế quốc dân năm ngoái là 600 triệu đô la Mỹ, nhiều hơn số tiền Chính phủ nhận bồi thường từ Formosa. Trước đó, vào tháng 7/2016, Chính phủ đã công bố thiệt hại sơ bộ về thảm họa này với hơn 200 000 lao động và 17 600 tàu cá bị ảnh hưởng; 9 triệu tôm giống bị chết; sản lượng khai thác du lịch chưa tới 50%, nhiều nơi chỉ còn 10-20%,…

Các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế và cả Nghệ An đều có những báo cáo thiệt hại riêng với những con số rất lớn. Trong báo cáo ở phiên họp Hội đồng nhân dân, Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh thông báo rằng GDP của tăng trưởng ở mức -17.06%. Đối với một tỉnh mà thu ngân sách năm 2015 là hơn 10 ngàn tỷ thì đây là con số thảm họa. Tốc độ tăng trưởng của Quảng Bình chỉ đạt 4,2% so với mục tiêu 8%. Đối với Quảng Trị, báo cáo đưa ra là thiệt hại mỗi tháng 98 tỷ đồng. Thừa Thiên – Huế báo cáo thiệt hại là 988,5 tỷ đồng. Nghệ An, một tỉnh không được đền bù theo Quyết định của Chính phủ cũng đề nghị hỗ trợ 415 tỷ đồng. 

Hiện tại, với sự lo lắng về vệ sinh an toàn thực phẩm, giá thủy hải sản so với năm trước chỉ còn ½ làm cho lợi nhuận từ việc đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản vô cùng hạn chế. Các dịch vụ du lịch, thương mại biển vẫn trong tình trạng hết sức bết bát. Các ngành nghề khác liên quan đến biển cũng tiếp tục bị ảnh hưởng theo. Theo thống kê sơ bộ, số lượng người thất nghiệp là 40 000 người, trong đó Hà Tĩnh là 24 500 người. Chính quyền dự định đưa số người này đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, việc xuất khẩu lao động đang gặp khó khăn vì nhiều thị trường xuất khẩu lao động như Hàn Quốc, Đài Loan hạn chế vì số lượng lao động xuất khẩu trốn ở lại với tỷ lệ cao. Vì vậy, người dân tìm cách qua Lào và Thái Lan lao động chui. Báo chí nhà nước đưa tin rằng đầu năm 2017, số lượng người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đổ xô đi làm hộ chiếu, với số lượng hơn 500 người mỗi ngày mỗi tỉnh. 

Ảnh hưởng về kinh tế của thảm họa Formosa không chỉ diễn ra trong năm 2016 mà chắc chắn còn ảnh hưởng không nhỏ đối với những năm tiếp theo. Báo cáo kinh tế- xã hội của các tỉnh miền Trung và cả nước quý 1/2017 so với cùng kì năm ngoái đều sụt giảm lớn. 

3. Chính trị

Thảm họa Formosa gây ra do sự quản lý, cấp phép và điều hành của Trung ương, địa phương đã được nhận định rõ ràng. Tuy nhiên, việc thông tin thiếu minh bạch, lập lờ cùng với việc xử lý cá nhân sai phạm chậm trễ, có dấu hiệu bao che đã khiến niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trở nên cạn kiệt. 

Thảm họa diễn ra từ đầu tháng 4/2016 với nhiều thông tin được người dân và báo chí đưa ra. Ngày 12/04, ông Đặng Ngọc Sơn trả lời báo chí rằng ăn cá an toàn trong khi cá vẫn chết hàng loạt. Ngày 27/4/2016, ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường trả lời nguyên nhân cá chết là do thủy triều đỏ. Ngày 28/4, Chu Xuân Phàm, Phó Giám đốc đối ngoại của Formosa Hà Tĩnh trả lời Lan Anh, phóng viên VTC14 rằng : “Chọn thép hay chọn cá?” Hai sự việc này đã gây ra sự phẫn nộ công chúng. Hàng loạt các cuộc biểu tình đã diễn ra tại Hà Nội, Sài Gòn, Nghệ An,…đã diễn ra. Tệ hại hơn, những cuộc biểu tình này chịu sự đàn áp quyết liệt tại Hà Nội và Sài Gòn làm sự dồn nén càng tăng cao. Thay vì dồn mục tiêu vào Formosa, những người biểu tình dồn sự phản ứng vào chính quyền khi họ cho rằng chính quyền đang thiếu minh bạch trong việc xử lý thảm họa và bao che cho Formosa. 

Mãi đến 3 tháng sau, ngày 30/06/2016, Chính phủ mới họp báo công bố thủ phạm chính là Formosa Hà Tĩnh đã xả thải gây ô nhiễm. 

Đồng thời tuyên bố đứng ra nhận 500 triệu đô la Mỹ tiền bồi thường từ Formosa. Tuyên bố này làm công luận thêm một lần dậy sóng vì họ cho rằng việc giải quyết thảm họa này tốn ít nhất vài trăm tỷ đô và số tiền 500 triệu đô la là quá ít. Việc phản ứng này hoàn toàn có cơ sở khi báo cáo cuối năm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng thảm họa đã làm mất đi 0.3% GPD. Với khoảng 200 tỷ đô la GDP năm 2016, thì số thiệt hại riêng trong năm là 600 triệu đô la, hơn số tiền Chính phủ nhận từ Formosa. Trong khi đó, chưa tính đến số tiền bồi thường cho người dân, chi phí hành chính để phục vụ quá trình bồi thường, chi phí làm sạch biển cũng như những thiệt hại còn tiếp diễn cho những năm sau đó. Số tiền 500 triệu đô la mà Chính phủ nhận từ Formosa trở thành một chủ đề công kích và đàm tiếu từ người dân khi Chính phủ không hề tính đến thiệt hại cũng như tham khảo ý kiến người dân và chuyên gia. Người dân đã đặt nghi ngại về khả năng lãnh đạo, điều hành của nhà nước khi nhận một số tiền quá ít cho một vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà thủ phạm gần như chỉ đưa một số tiền ít ỏi và phủi tay khỏi mọi trách nhiệm.

Sau khi nhận tiền từ Formosa, Chính phủ tuyên bố sẽ tiến hành bồi thường xong cho người dân trong tháng 8/2016. Tuy vậy, lời hứa chuyển sang tháng 10, rồi tháng 12 và bây giờ tiếp tục hứa đến 6/2017. Quá trình bồi thường hết sức chậm chạp cũng như người dân nhiều nơi cho rằng việc bồi thường không đảm bảo công bằng đã khiến tình hình chính trị tại các địa phương trở nên hỗn loạn. Hàng loạt các cuộc biểu tình liên tiếp diễn ra liên tục từ tháng 10 cho đến tận hôm nay 4/2017. Người dân liên tục biểu tình yêu cầu bồi thường nhanh chóng và thỏa đáng tại các địa phương như tại Quảng Trạch ( Quảng Bình), Kỳ Lợi, Kỳ Hà, Kỳ Phương, Kỳ Nam ( TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã làm giao thông nhiều lần bị đình trệ trong nhiều giờ. Các cơ quan hành chính cấp xã, huyện và tỉnh gần như ngày nào cũng có người dân tập trung lên đòi tiền bồi thường. Tình hình nghiêm trọng đến mức ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh phải ra văn bản yêu cầu và quy trách nhiệm cho các huyện, xã không được để người dân kéo lên UBND tỉnh đòi tiền. Tuy vậy, tình hình khiếu nại bồi thường vẫn không hề giảm sút dù rằng trên phương tiện truyền thông Trung ương và địa phương cho rằng người dân gần như đồng tình với việc bồi thường. Ngày 3/4/2017, hàng ngàn người dân tại 2 xã Thạch Bằng và Thạch Kim (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã chiếm lấy UBND huyện Lộc Hà để yêu cầu bồi thường. Cùng ngày hôm đó, người dân tại Kỳ Phương, Kỳ Nam ( TX Kỳ Anh) biểu tình và làm tắc nghẽn giao thông trên Quốc lộ 1A hơn 6 giờ đồng hồ tại khu vực Đèo Con, TX Kỳ Anh. Với tình hình này, tình trạng phản đối, khiếu nại việc bồi thường sẽ vẫn tiếp diễn và bức xúc của người dân càng ngày càng lớn hơn vì khả năng xử lý hành chính, đối thoại của địa phương với người dân trong việc bồi thường thực sự có vấn đề nghiêm trọng.

Trong khi đó, tại Nghệ An, một tỉnh không nằm trong danh sách bồi thường của Chính phủ, thì yêu cầu hỗ trợ từ cấp tỉnh lên Trung ương không được chấp thuận. Ngư dân bị thiệt hại không hề nhận được bồi thường. Vì vậy, họ tiến hành thủ tục khởi kiện dân sự Formosa Hà Tĩnh ra Tòa án nhân dân TX Kỳ Anh, nơi Formosa đặt trụ sở. Tuy vậy, chính quyền tìm cách không thụ lý vụ kiện này. 506 lá đơn của người dân xã An Hòa( Quỳnh Lưu) đã bị Tòa trả lại với lý do không hề chính đáng. Hơn 1000 người dân khác tại 3 xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Thọ và Sơn Hải ( Quỳnh Lưu) khi trên đường di chuyển vào Kỳ Anh để nộp đơn kiện thì bị ngăn chặn và đàn áp bằng bạo lực tại Diễn Châu. 

Thảm họa Formosa gây ra thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng môi trường hiện tại và tương lai;  cùng với đó là cách xử  lý thiếu minh bạch, yếu kém và thiếu sự tôn trọng người dân; cùng với mối nghi ngờ về sự bao che đã khiến cho tình hình chính trị tại các tỉnh bị ảnh hưởng trở nên rất mất ổn định. Chính phủ cũng không hề công khai cụ thể 53 lỗi của Formosa là gì khiến cho sự nghi ngờ luôn tồn tại. Chưa khi nào khả năng điều hành, quản lý của chính quyền bị người dân đánh giá tệ hại và niềm tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam đi xuống trầm trọng như hiện nay. Chỉ dấu cho sự thay đổi tích cực không hề tồn tại khi chính quyền vẫn không nhận ra sai lầm cũng như thay đổi một cách triệt để thói quen điều hành đất nước như hiện nay.  

5.4.2017

Các nguồn số liệu lấy từ các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội các địa phương và trung ương. 
Một số nguồn lấy từ báo chí nhà nước. 
(Phần 2: SAU THẢM HỌA CÁ CHẾT, LÀ THẢM HỌA TIỀN BỒI THƯỜNG)

Hiến pháp là trò đùa ?

Cục Nghệ thuật biểu diễn mới đây cấp phép phổ biến rộng rãi nhiều bài hát trong đó có Quốc ca. Đây là một sự kiện pháp lý quan trọng.

Khoản 3 Điều 13 của Hiến pháp 2013 quy định rằng:

"Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca."

Như vậy, kể cả khi một điều khoản đã được Hiến pháp ghi nhận và/hoặc quy định, việc thực thi nó vẫn cần phải được một cơ quan có thẩm quyền công nhận và cấp phép.

Với quan niệm đó, nên mặc dù Điều 25 của Hiến pháp 2013 ghi nhận quyền biểu tình của công dân, việc biểu tình có vẻ vẫn bị hạn chế với lý do chưa có luật quy định cụ thể để cho phép.

Đây là một quan niệm và tiền lệ pháp lý rất đáng chú ý. Từ đó chúng ta xét tiếp các điều khoản khác.

Chẳng hạn, Khoản 1 Điều 4 của Hiến pháp 2013 quy định về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam như sau:

"Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội."

Cho đến nay, trên thực tế, vẫn chưa có bất kỳ luật nào quy định cụ thể hay cơ quan có thẩm quyền nào cấp phép cho Đảng Cộng sản Việt Nam thực thi quyền lãnh đạo đó.

Vì vậy, căn cứ vào quan niệm và tiền lệ pháp lý nêu trên, có thể kết luận rằng: (1) sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến nay là bất hợp pháp, và (2) sự lãnh đạo bất hợp pháp đó nếu vẫn ngang nhiên diễn ra mà chưa được cấp phép hoặc xử lý theo pháp luật, thì đơn thuần là sự tiếm quyền không hơn không kém.

Trên đây là ý kiến phân tích pháp lý dưới góc độ luật pháp thuần tuý.

(FB luật sư Lê Công Định; ảnh: Internet)