Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Kiến nghị sâu chúa kiểm điểm sâu con ?


Kiến nghị Thủ tướng kiểm điểm Tập đoàn dầu khí Việt Nam

Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã thành lập công ty để thực hiện dự án xây dựng Nhà máy sản xuất ống thép trị giá hơn 2.000 tỉ đồng, ở Khu công nghiệp dịch vụ dầu khí Soài Rạp (tỉnh Tiền Giang) do tập đoàn này làm chủ đầu tư gây ra nhiều sai phạm. Hiện nhà máy này đã hoàn thiện và đang trong giai đoạn vận hành thử.

Theo kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ Xây dựng vừa mới công bố, dự án xây dựng Nhà máy sản xuất ống thép không thuộc danh mục các dự án được phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành dầu khí đến năm 2012, định hướng 2025 của Thủ tướng Chính phủ. Kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng cũng nêu rõ, việc PVN ban hành nghị quyết chấp thuận chủ trương thành lập Công ty CP sản xuất ống thép dầu khí để triển khai đầu tư dự án Nhà máy sản xuất ống thép của HĐQT Tập đoàn dầu khí Việt Nam là vượt thẩm quyền cho phép.
Kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng còn chỉ ra không ít sai phạm của dự án này: Nhiều gói thầu có giá trị lớn, sử dụng nguồn vốn của nhà nước nhưng lại chỉ định thầu mà không tổ chức đấu thầu, vi phạm nghiêm trọng luật Đấu thầu. Dự án xây dựng mà PVN tự ý phê duyệt có nhiều sai phạm ngay từ khâu thiết kế, lập dự toán. Công tác thẩm tra dự án cũng đưa ra kết quả không chính xác như: bản vẽ không thể hiện chi tiết các thanh thép nền nhà xưởng; không có bảng thống kê thép cho toàn bộ nền nhà xưởng; bảng thống kê thép móng nhà xưởng nhiều thanh không phù hợp bản vẽ thiết kế... Từ đó, dẫn đến việc nhà thầu xây lắp phạm nhiều sai sót trong công tác quản lý chất lượng công trình. Về việc này, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng đã có quyết định xử phạt hành chính đối với các đơn vị thiết kế, thẩm tra và thi công.
Thanh tra Bộ Xây dựng cũng đề nghị chủ đầu tư giảm trừ khi quyết toán công trình gần 6 tỉ đồng do thanh toán sai quy định. Thanh tra Bộ Xây dựng cũng đề nghị Thanh tra Chính phủ kiến nghị lên Thủ tướng kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân HĐQT và Ban giám đốc PVN khi ban hành các văn bản chỉ thị cho các đơn vị cấp dưới chỉ định thầu trái với luật Đấu thầu.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Thêm một con lợn giáo dục như Nguyễn Trường Tô


Băng ghi âm Trưởng phòng GD-ĐT gạ cô giáo đi nhà nghỉ
 
(Đất Việt) "Đi nhà nghỉ để anh em mình nói chuyện, rồi anh em mình dành cho nhau tình cảm. Chứ có gì đâu."
>> Hàng loạt cô giáo tố Trưởng phòng GD-ĐT cưỡng bức, quấy rối

Gần đây, hàng loạt cô giáo tiểu học ở H. Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tố cáo Trưởng phòng GG-ĐT Hoàng Đình Thiên cưỡng bức họ khi còn dạy nội trú tại một trường tiểu học trên địa bàn huyện. Dưới đây là đoạn băng ghi âm ông Thiên gạ giáo viên đi nhà nghỉ bất thành:
Ông Hoàng Đình Thiên im lặng khi nghe lại băng ghi âm "gạ tình" nữ giáo viên. (Ảnh: Sa Hà)

Dân oan khắp nơi tại Hà nội hôm nay


 Hôm nay, mặc dù trời mưa tầm tã nhưng dân oan từ nhiều nơi vẫn kéo về Hà nội, họ kéo đến các trụ sở của cơ quan công quyền như : trụ sở tiếp dân của Quốc hội ở 35 Ngô Quyền, Ủy ban dân vận, Văn phòng Chính phủ gần vườn hoa Mai Xuân Thưởng...để tiếp tục khiếu nại, khiếu kiện các vấn đề chủ yếu liên quan đến đất đai.
  Đã từ nhiều tháng nay kể từ đầu năm, hàng ngàn hoặc vài trăm dân oan của một nơi như Dương Nội hoặc Văn giang, Đack Nong... đã kiên trì đi lại để khiếu kiện vì đất đai của họ vẫn bị chiếm và chưa được giải quyết đúng luật. Các cấp các ngành đều lảng tránh trách nhiệm, đùn đẩy nhau và đều coi như đó không phải là việc của họ. 
 Dân oan Dương nội đã phải nghĩ ra một cách rất thu hút sự quan tâm của bao chí và dư luận qua việc đồng loạt mặc áo đỏ có in khẩu hiệu đòi giải quyết  quyền lợi đất đai theo luật, in cờ và nhiều khẩu hiệu khác. Chủ tịch Thảo của Hà nội đã từng đăng đàn cho rằng dân Dương nội đã làm xấu thủ  đô chứ không phải là các cơ quan công quyền ăn hại, vô trách nhiệm. 
 Sáng nay 24/10/2012 khoảng 200 dân oan Văn Giang, Dương Nội và một số tỉnh thành lại tiếp tục mặc áo đỏ đến văn phòng Quốc Hội tại Ngô Quyền để tiếp tục kiến nghị về những oan sai của mình.  Tại cửa văn phòng Ủy ban dân tộc, một nhóm người H'Mông cũng định tiếp cận thì bị lực lượng an ninh trẻ can thiệp xô đẩy rất thô bạo... Tình hình tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng cũng rất nóng, cũng có khoảng 50 dân oan tập trung ở đây... Các phóng viên tự do vẫn đang bám sát tất cả các trận địa để giám sát mọi động thái của cơ quan chức năng với người dân...
    Hà nội đã huy động khá đông lực lượng an ninh đóng giả dân thường để tìm cách uy hiếp và ngăn cản dân oan tiến vào các trụ sở công quyền để biểu tình, khiếu nại. Với cách làm như vậy thì e rằng ngày càng đông dân oan sẽ kéo về Thủ đô bởi ít có vụ việc nào được giải quyết thấu đáo, đúng pháp luật.
 Vụ Tiên lãng từ đầu năm nay mới rồi chính quyền mới tiến hành bắt giam và khởi tố vài quạn chức tép riu và qui tội phá nhà ông Vươn, ông Quý. Trong khi trong vụ cưỡng chế trái luật có đủ các gương  mặt của Đại tá Ca - giám đốc công an Hải phòng cùng các quan chức đủ các sở ngành. Họ đã nã súng vào nhà hai anh em ông Vươn, sau đó cho máy ủi phá sạch hai ngôi nhà của họ, cướp đi cả hai mẹ con con chó chạy loạn khi nhà chủ bị cướp phá.
 Tiếp sau đó, vụ Văn giang làm dư luận vô cùng phẫn nộ khi hàng ba ngàn nhân viên công lực  dùng vũ khí, đạn nổ đạn cay đã tiến hành cướp phá ruộng đồng của dân 3 xã thuộc huyện Văn giang, đánh dân và hành hung nhà báo VOV đến máu me nhễ nhại.
 Rồi vài ngày tiếp sau đó, vụ cướp phá, cưỡng chiếm tại Vụ bản lại diễn ra dưới sự chỉ đạo trực tiếp của quan chức Nam định, người già phụ nữ lại tiếp tục bị khủng bố, dăm bảy người dân bị chính quyền hành hung ngay giữa ban ngày, ngay trước mắt nhiều nhà báo và dân chúng bên lề đường quốc lộ 10.
 Sau những cuộc cưỡng chiếm trái pháp luật đó, hậu quả là những vụ việc kéo dài khiếu kiện, tố cáo của dân đối với chính quyền địa phương, tuy nhiên tất cả cứ dẫm chân tại chỗ, chính quyền còn dùng các thủ đoạn chia rẽ, mua chuộc dân chúng tại các địa phương bị cưỡng chế trái luật nhưng họ đã không thành công. Ngược lại, dân chúng nhiều nơi còn liên lạc với nhau để cùng tố cáo chính quyền, cùng nhau ra Hà nội để biểu tình, yêu cầu giải quyết sự vụ liên quan quyền lợi của họ, đồng thời cũng yêu cầu xử lý các cấp từ trung ương đến địa phương đã vi phạm pháp luật trong việc cướp đất đai, phá hoa màu và tài sản của họ.
 Với cung cách làm việc như của các cấp chính quyền hiện nay thì chắc chắn tình hình khiếu kiện của dân oan sẽ gia tăng mà chưa có phương cách nào giải quyết được.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

CSGT Hải Dương học và làm theo ...dê


 Nữ doanh nhân tố CSGT hiếp dâm: Tôi phải chịu áp lực suốt 2 tháng trời 

(GDVN) - Phía gia đình chị L. đã khuyên chị bỏ qua cho D. nhưng vì áp lực, vì quá tủi hổ nên chị không thể bỏ qua chuyện này... 
"lần thứ 2 gặp mặt thì bị cưỡng bức?"

Trong căn nhà khá khang trang và đầy đủ tiện nghi, chị V. T. K. L - một nữ doanh nhân một doanh nghiệp trên địa bàn huyện Kim Môn, tỉnh Hải Dương kể lại chuyện kinh hoàng xảy ra với chị.
Dù sự việc chị L bị thiếu tá N.T.D thiếu tá CSGT-CA tỉnh Hải Dương cưỡng hiếp chị trong chiếc ô tô 7 chỗ tại sân một nhà nghỉ trên địa bàn huyện Đông Triều (Quảng Ninh) đã xảy ra được gần 2 tháng nhưng chị L vẫn chưa hết bàng hoàng về sự việc. Theo chị L kể lại, chị quen D trong một lần vi phạm giao thông. Hai người chỉ nói chuyện với nhau qua điện thoại vài lần. Lần gặp D (vào ngày xảy ra sự việc) là lần thứ 2. 
Nhà nghỉ HL nơi xảy ra sự việc. (Ảnh P.H.S. - Thanh Niên)

Nông dân cấy chui trên đất của mình.


Những người nông dân mất đất phải làm ruộng chui


Cụ bà Lê Hiền Đức xuống đồng cùng bà con Văn Giang (hồi trung tuần tháng 6/2012)
Nhìn hình ảnh những nông dân Văn Giang cấy lúa trộm trên thửa ruộng vốn là của cha ông họ. Khiến tôi rơi nước mắt. Mừng vì người dân Văn Giang đã biết đoàn kết đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Cho dù, dưới con mắt của chính quyền, vạt đất lúa nhỏ nhoi khốn khổ đó, người dân ở 3 xã: Xuân Quan; Phụng Công; Cửu Cao đã tạm giành lại được trong số 500 ha đất thuộc ”Sở hữu toàn dân – do nhà nước là đại diện chủ sở hữu” đã bị qui hoạch, thu hồi và giao cho người khác (chủ đầu tư) để làm khu đô thị sinh thái.

Sau 3 tháng trời luôn phải lo lắng, cắt cử người canh lúa chống lại việc phá hoại thành quả lao động của kẻ ác, ngày 21-10-2012, hơn 300 bà con 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao vui mừng đi gặt lúa chín – Nguồn: xuandienhannom
Những khóm lúa xơ xác này, như bà con cho biết, được gieo trên phần đất khoảng 1 mẫu, bà con cả 3 xã đã cấy (trộm) được sau vụ bị cưỡng chế ngày 24-4-2012. Sản lượng đạt được sau gặt trên 1 tấn thóc. Dự kiến sẽ chia cho các gia đình có người già bị mất đất và các hộ gặp khó khăn sau khi bị cướp đất và mất mát nhiều tài sản cây trồng trên đất bị cướp.
Không biết những hạt lúa mới đầy máu và nước mắt này có làm lay động được ai ở trên thượng tầng (đỉnh cao), khi các vị ấy vẫn khăng khăng “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu” (*) còn từng người dân (cụ thể) chỉ là đám người ăn kẻ ở trông nom (quản lý) đất giúp cho nhà nước (đại diện chủ sở hữu) mà thôi.
Không còn ruộng, người nông dân chẳng còn biết nghề nghiệp của mình là gì, mỗi khi con cái của họ phải khai trong lý lịch (bắt buộc) trước khi làm hồ sơ thi vào các trường đại học, cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp.

Ngoài nấu ruợu, chú em họ tôi có nghề “vỗ gà chọi” quanh năm…
Như chú em họ của tôi ở quê, hết ruộng đành ở nhà nấu rượu cuốc lủi giao mối cho các hàng quán quanh làng. Ngoài nấu rượu, chú ấy còn có thú chơi gà chọi. Nên khi con cái hỏi, mục khai nghề nghiệp của bố, chả nhẽ ghi: nấu rượu (lậu)? Chú đành bảo con cứ ghi: nghệ nhân chọi gà… làm cô giáo chủ nhiệm lớp của con chú cũng cười ra nước mắt…
Cô em con chú dì ruột tôi, năm nay đã ngoại lục tuần. Hết đất, cô chả có nghề gì chuyển đổi, ngoài một tháng hai buổi ra cạnh đình bán cau trầu cho bà con sắp lễ vào các ngày rằm và mùng một. Nhưng cả cuộc đời gắn bó với ruộng đồng rồi. Nay phải thúc thủ “nhàn cư” như vậy cô không tài nào quen được. Tranh thủ thửa đất ngót sào của mình đang (qui hoạch) “treo”, cô đi xin những cây quất người ta vứt bỏ sau khi chơi tết, đem ra râm xuống, chăm chút qua loa cho cây sống, lấy qủa đem bán lẻ cho các quán giải khát. Dưới gốc quất cô ta còn cấy ngải cứu hay gieo cải bỏ mối cho các sạp bán rau tươi quanh làng… Nhưng mấy ai đã gặp may mắn được như thế cơ chứ?

Cô em họ bán cau và quất trên đường quanh đình làng
Chứng kiến tận mắt cảnh các em tôi chẳng thể “nhất nghệ tinh” mà sống được trong cơn cuồng phong “đô thị hóa” hỗn loạn ngày hôm nay càng thấy thương cho quê hương xứ sở. Khi phố không ra phố mà làng cũng chẳng còn. Mới thấy thấm thía câu mà cụ Lê Qúi Đôn đã chép trong Châm cảnh: “kẻ độc phu tàn bạo làm nhiễu loạn cả nước“!
Những người kiên định ở mọi thời đều đặt mục tiêu “ổn định chính trị” lên hàng đầu. Bởi thế, có ai tin một chính thể có tới 80% trong tổng số đơn khiếu kiện cuả dân ở cửa quan là thuộc về lĩnh vực đất đai lại là một chính thể luôn “của dân, do dân và vì dân”?
Người Việt Nam quan tâm tới thời cuộc, ai cũng hiểu sự giàu lên như “Phù đổng Thiên vương” của các quan chức lớn nhỏ từ trên xuống dưới đều liên quan tới yếu tố đất đai. Như đánh giá của giới quan sát có uy tín quốc tế. Khi cho rằng “Tham nhũng trong quản lý đất đai đang ở nhóm đứng đầu trong “bảng tham nhũng”.”
Nếu không đúng vậy, chẳng ai ngu gì mà xưng xưng thú nhận “một bộ phận không nhỏ” cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất… đang cấu kết nhau thành “nhóm lợi ích“… trở thành “bầy sâu ăn hết phần của dân” như hai ông Trọng và Sang đã phát ngôn trước bàn dân thiên hạ. Mà kết cục chẳng diệt được con “sâu chúa” nào, chẳng thể kỷ luật được ai. Dù ở mức thấp nhất là cảnh cáo phê bình?
Lý do được viện dẫn không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”. Như vậy có ai tin được không? Khi các vị chóp bu không có ai phải chịu trách nhiệm về những sai lầm yếu kém trong quản lý điều hành để tham nhũng thất thoát khiến nền kinh tế đất nước suy sụp. Lại tiếp tục dụ người dân thấp cổ bé miệng cùng tham gia chống tham nhũng: “Nếu ai cũng sợ bị trù úm thì đất nước này sẽ thế nào?” (lời ông Chủ tịch Sang **)
Xin hỏi, nếu người dân “cùng tham gia” chống tham nhũng với đảng và nhà nước mà bị bọn quan tham có súng nhân danh đảng và nhà nước tới vu vạ cho cái mác: “thế lực thù địch”. Hoặc bị các “thế lực thù địch” xúi dục, lợi dụng thì liệu ông chủ tịch có bênh được người dân không? Hay lúc đó các vị lại xuê xoa với nhau “theo phương châm “trị bệnh cứu người”, giúp nhau cùng tiến bộ…”? (lời ông TBT Trọng ***)
Trên trang blog của một nhà báo tự do, người đã từng gắn bó mật thiết với chế độ, đã vô cùng bức xúc, cho rằng:
Tại sao cả “một bộ phận không nhỏ thoái hóa hư hỏng, đe dọa đến sự tồn vong của đảng và chế độ”, nhưng sau đợt kiểm điểm rồi vẫn không loại bỏ được ai khỏi đội ngũ? Đây là sự tế nhị, là nguyên tắc bảo vệ “tình đồng chí” trong đảng, hay là sự thỏa hiệp, là thái độ hèn hạ, bất lực? Thế thì làm sao còn dám kêu gọi người dân đừng sợ hãi, đừng sợ trù úm để cùng đảng chống tham nhũng?” (****)

Theo lời mời của bà con Văn Giang, cụ Lê Hiền Đức đã đến dự buổi thu hoạch cùng bà con ngày 21/10/2012 – Nguồn: xuandienhannom
Còn tôi, có lẽ chỉ có thể tin được “một bộ phận rất nhỏ” đảng viên chưa thoái hóa biến chất. Hiện đang bị các cơ quan chức năng của đảng không ưa, đưa vào tầm ngắm như trường hợp của cụ bà (đảng viên lão thành) Lê Hiền Đức. Dù tuổi cao sức yếu vẫn gần dân, biết đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của nhân dân. Đó chính là viên ngọc qúi hiếm còn sót lại trong cái tổ chức hữu danh vô thực đang sống thoi thóp trên mảnh đất tang thương này!

ĐẢNG ĐÃ HỌP XONG ĐẾN PHIÊN CỦA QUỐC HỘI


Theo : basamvietnam 

Ghi chú: Dưới đây là bản gốc bài viết của TS Tô Văn Trường và bản được Tuần Việt Nam biên tập, đăng tải. Trên bản gốc, những đoạn màu đỏ sẫm là được TVN chỉnh sửa, màu đỏ tươi là bị lược bỏ.

ĐẢNG ĐÃ HỌP XONG ĐẾN PHIÊN CỦA QUỐC HỘI

Tô Văn Trường
Hiến pháp nước ta đã quy định rõ:”Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất với chức năng chính là lập pháp và giám sát thi hành pháp luật” nhưng thời gian qua vai trò đó không được phát huy đầy đủ và có thể coi là một trong các nguyên nhân làm cho hệ thống hành pháp, tức là các cơ quan quản lý hành chính     hoạt động kém hiệu quả, mắc nhiều sai sót nghiêm trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý kinh tế-xã hội.
Mặc dù gần đây, Quốc hội trước sự đòi hỏi thúc bách của cuộc sống và lòng dân đã có một số bước tiến trong đổi mới tư duy và phương thức hoạt động để thực hiện tốt hơn chức năng của mình. Kết quả bỏ phiếu không thông qua kế hoạch xây dựng dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam là một điển hình tuy hiếm hoi nhưng có ý nghĩa lịch sử. Một số đại biểu Quốc hội đã thể hiện trình độ, bản lĩnh và trách nhiệm cao của mình trước tình hình phát triển của đất nước, được đông đảo cử tri cả nước yêu mến, tin cậy.  Nhân dân mong muốn và đỏi hỏi ngày càng có nhiểu đại biểu đủ bản lĩnh như vậy, xứng đáng là người đại biểu của nhân dân. Kỳ họp Quốc hội lần này, diễn ra ngay sau Hội nghị lần thứ 6 của của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cử tri hy vọng cơ quan quyền lực tối cao do dân bầu ra  sẽ có nhiều quyết sách quan trọng và để lại dấu ấn, đặc biệt trong bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội hiện nay.
Về công tác lập hiến, lập pháp.
  Cảm giác chung của nhiều người là các vấn đề được đặt ra từ  Nghị quyết 4 và sau Hội nghị lần thứ 6 của Trung ương Đảng vừa qua vẫn còn nóng bỏng! Ngay phát biểu của các vị lãnh đạo sau đó cũng cho thấy một cảm giác day dứt dường như cơ quan của Đảng đã cố gắng nhưng chưa làm hết  hoặc chưa làm xong những  việc quan trọng nhất.  Với sứ mệnh của mình và trước đòi hỏi của nhân dân, Quốc hội phải  đi thẳng vào các vấn đề cốt lõi của dân tộc và của đất nước.
Cử tri mong muốn Quốc hội thảo luận kỹ hơn, sâu hơn về Hiến pháp sửa đổi năm 1992, nhất là đảm b

Nông dân Văn Giang lại tiếp tục bỏ việc lên Hà nội.


 

Hôm nay nhân dân Văn Giang lại nô nức lên Hà Nội để gặp ông Huỳnh Phong Tranh hỏi xem ngài Thủ tướng đã có chỉ đạo gì không... Ngài Thủ tướng thay mặt Chính phủ đã xin lỗi trước quốc dân đồng bào trên tivi rồi, liệu ngài có ngay hành động cụ thể thiết thực nào không, có chỉ đạo cấp dưới sửa sai không... hay lại mang lính đi cưỡng chế tiếp đây...

Công an Phường, an ninh bộ dày đặc

Dân phòng ngồi la liệt







Dân Dương nội họp Quốc hội


Nông dân Dương Nội lại về thủ đô

Được tin kỳ họp thứ 4, quốc hội khóa XIII khai mạc tại Ba Đình, sáng nay đoàn đại biểu nhân dân Dương Nội không quản đường xá xa xôi đã nồng nhiệt đến chúc mừng các đại biểu về tham dự đại hội. Bà con kính chúc các đại biểu sức khỏe và gật thật lực. Đại biểu nào buồn ngủ có thể ra chém gió cùng bà con tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng.

Bà con Dương Nội chào mừng kỳ họp thứ 4, quốc hội khóa XIII

























Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Khởi tố lũ hại dân - quá muộn.


Khởi tố 4 bị can liên quan vụ cưỡng chế đầm tôm 

  - Hôm nay 22/10, Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng đã thực hiện quyết định khởi tố bị can với 4 quan chức xã Vinh Quang và huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) về hành vi “Hủy hoại tài sản”, liên quan đến vụ cưỡng chế khu đầm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
 >> Vụ cưỡng chế đầm tôm gây nhiều tranh cãi tại Hải Phòng

Trưa ngày hôm nay 22/10, Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng đã thực hiện các quyết định khởi tố bị can đối với 4 quan chức huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang về hành vi “Hủy hoại tài sản” theo Điều 143 Bộ Luật Hình sự. 

4 quan chức liên quan vụ cưỡng chế đầm tôm bị khởi tố
Hiện trường ngôi nhà và tài sản của Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý bị phá hủy sau cưỡng chế ngày 05/1.

Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Hải Phòng đã mời ông Nguyễn Văn Khanh - nguyên Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng đến trụ sở Công an thị trấn Tiên Lãng để tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Khanh thời gian 4 tháng về tội Hủy hoại tài sản. Lực lượng công an cũng tiến hành khám xét nhà riêng ông Khanh ở thị trấn Tiên Lãng và phòng làm việc tại trụ trở UBND huyện Tiên Lãng. 

Cùng với nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, 3 người khác gồm Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lãng Phạm Xuân Hoa (57 tuổi), Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang Phạm Đăng Hoan (52 tuổi) và Chủ tịch UBND xã Vinh Quang Lê Thanh Liêm (49 tuổi) cũng bị khởi tố về hành vi “hủy hoại tài sản” nhưng được cơ quan điều tra cho tại ngoại hầu tra.

Trước đó, ngày 5/1/2012, UBND huyện Tiên Lãng thực hiện cưỡng chế tài sản tại khu vực đầm nuồi trồng thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang - huyện Tiên Lãng - Hải Phòng với lý do gia đình ông Vươn đã hết thời gian thuê khu đầm.

Ông Nguyễn Văn Khanh - Nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng bị khởi tố.
Ông Nguyễn Văn Khanh - Nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng bị khởi tố.

Sau nhiều lần khiếu nại lên các cơ quan chức năng về quyết định cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng với khu đầm nuôi trồng thủy sản không có kết quả, ông Đoàn Văn Vươn và một số người thân đã có hành vi chống lại lực lượng cưỡng chế huyện Tiên Lãng khiến 6 chiến sĩ công an và bộ đội bị thương.

Sau khi được tại ngoại về, vợ ông Vươn là bà Nguyễn Thị Thương và vợ ông Quý là bà Phạm Thị Hiền đã tố cáo Hội đồng Cưỡng chế của huyện Tiên Lãng hủy hoại toàn bộ nhà cửa, khu chăn nuôi của gia đình trong khi một số khu vực không thuộc diện tích bị cưỡng chế. Ngày 8/2, Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng đã quyết định khởi tố vụ án hình sự “Hủy hoại tài sản”.

Sau khi khởi tố vụ án “Hủy hoại tài sản”, CQĐT đã triệu tập một số nghi can trực tiếp thực hiện vụ phá nhà anh em ông Đoàn Văn Vươn là anh em chủ đầm Vũ Văn Đoàn và Vũ Văn Kết, đều ở xã Tiên Hưng, huyện Tiên Lãng để làm rõ.

Khai nhận tại CQĐT, ông Vũ Văn Kết (SN 1972), ở thôn Tân Thắng  -Tiên Hưng - Tiên Lãng cho rằng, vào khoảng 14 giờ ngày 5/1, ông Phạm Đăng Hoan - bí thư đảng ủy xã Vinh Quang đã điện thoại cho cho Kết ra Tổng đội TNXP (cạnh khu đất NTTS của ông Vươn) gặp Ban cưỡng chế có việc nhờ. Sau đó 30 phút, ông Kết có mặt gặp ông Nguyễn Văn Khanh - Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng. Tại đây,  Ban cưỡng chế gồm cả ông Khanh, ông Liêm và ông Hoan đặt vấn đề với Kết thuê máy cẩu để Ban cưỡng chế giải tỏa mặt bằng. 
Ông Phạm Đăng Hoan - Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang.
Ông Phạm Đăng Hoan - Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang.

Cùng ông Lê Thanh Liêm - Chủ tịch UBND xã Vinh Quang cùng bị khởi tố tội danh Hủy hoại tài sản.
Cùng ông Lê Thanh Liêm - Chủ tịch UBND xã Vinh Quang cùng bị khởi tố tội danh "Hủy hoại tài sản".

Ông Vũ Văn Đoàn (SN 1968), thôn Tân quang - Tiên Hưng - Tiên Lãng khai rằng: “Sáng 6/1, tôi nhận được thông tin của anh Kết, nói ban cưỡng chế thuê một cái máy cẩu, ra đầm anh Vươn. Công việc chúng tôi làm 500 ngàn đồng/ tiếng. Tôi có điều 1 nhân viên lái máy cẩu, tên là Đặng Văn Tài nhà ở thôn Tân Quang, xã Tiên Hưng là cháu của tôi ra đó gặp Ban cưỡng chế cụ thể là các ông Khanh, Hoa, Liêm để làm theo yêu cầu của các anh ấy và ban cưỡng chế”. 

Liên quan đến sự việc, Đặng Văn Tài (SN 1987) ở thôn Toàn Thắng - Tiên Hưng - Tiên Lãng cũng thừa nhận tại CQĐT đã làm theo lệnh của cán bộ địa phương trong việc góp sức phá nhà của ông Vươn và ông Quý.

Như vậy, sau khi thu thập đủ các căn cứ liên quan đến vụ án “Hủy hoại tài sản”, Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng đã thực hiện quyết định khởi tố bị can với 4 quan chức xã Vinh Quang và huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) về hành vi “Hủy hoại tài sản”.

Anh Thế - Quốc Đô 
Dantri.vn

Miệng quan trôn trẻ.



NNVN - Theo tinh thần chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin – Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và PTNT xung quanh một số bài viết về tỉnh Thanh Hóa, Báo Nông nghiệp Việt Nam (NNVN) đã tiếp thu, nghiêm túc kiểm điểm cá nhân và Ban Biên tập để xảy ra một số sai sót, đồng thời đã đăng bài đính chính, xin lỗi theo quy định của Luật Báo chí và chấp hành hình thức xử phạt của Thanh tra Bộ Thông tin – Truyền thông. Bên cạnh đó, với tinh thần cầu thị, Báo NNVN đã tăng cường tiếp xúc, tích cực tuyên truyền về Thanh Hóa để mối quan hệ giữa Báo với tỉnh Thanh Hóa ngày càng tốt đẹp hơn lên.

Tuy nhiên, ngày 10/ 9/ 2012, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến lại có Báo cáo hỏa tốc số 121/BC-UBND, báo cáo một số bài viết về tỉnh Thanh Hóa đăng trên báo Nông nghiệp Việt Nam với Thủ tướng Chính phủ; Văn phòng Chính phủ; Bộ Thông tin và truyền thông; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và gửi Chủ tịch, các Phó CT UBND tỉnh. 

Nhận thấy, một số nội dung đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến báo cáo với Thủ tướng về Báo NNVN không đúng với sự thực. Buộc lòng, Báo NNVN phải có đôi điều trao đổi lại xung quanh bản báo cáo này: 

1. Đề cập đến bài viết: “Khi lòng dân chưa yên” đăng trên Báo NNVN số 96, ngày 14/5/2012, tại đầu trang 4, báo cáo của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định: “Bài viết có nhiều nội dung, tình tiết không đúng với sự thật. Bài báo có đoạn viết: “Dân tiểu thương chợ Bỉm Sơn kéo lên cổng UBND tỉnh biểu tình suốt 3 ngày dưới trời nắng nóng (từ ngày 09 đến ngày 11/5/2012) chỉ mong gặp lãnh đạo tỉnh để giải bày những bức xúc liên quan đến cuộc sống của họ tại chợ Bỉm Sơn, nhưng không có ai ra tiếp kiến với dân, mãi đến chiều ngày 11/5 mới được đồng chí Lê Đình Thọ - PCT thường trực UBND tỉnh ra gặp tại phòng tiếp dân…”. 

Báo Nông nghiệp Việt Nam xin thưa, đoạn văn trên không có trong bài viết “Khi lòng dân chưa yên” cả trên báo giấy và báo điện tử nongnghiep.vn (có kèm hai bài báo và báo cáo số 121 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến để đối chiếu). Và, không có bất kỳ trong bài báo nào mà NNVN đã viết về sự kiện hàng trăm tiểu thương kéo lên cổng UBND tỉnh Thanh Hóa hồi trung tuần tháng 5/2012. Tác giả đã không viết và Báo NNVN cũng không đăng với nội dung như vậy. 

Rõ ràng, đoạn viết trích dẫn bài báo trong báo cáo của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến số 121 trên đã được viết theo ý của ông Chủ tịch. Và đặc biệt, để tăng tính nghiêm trọng lên, Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đã thêm từ “biểu tình” vào trong câu: “…biểu tình suốt 3 ngày đêm dưới trời nắng nóng (từ ngày 09 đến ngày 11/05/2012)”. 

Trang 4, báo cáo số 121/BC-UBND tỉnh Thanh Hóa, ngày 10/9/2012 báo cáo Thủ tướng 

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đưa vào báo cáo, báo cáo Thủ tướng, Bộ TT-TT, Bộ NN-PTNT câu “….biểu tình suốt 3 ngày đêm…” để nói rằng Báo NNVN viết không đúng với sự thật, kích động, có ngụ ý xấu, chủ ý mạt sát, làm ảnh hưởng đến uy tín của Chủ tịch UBND tỉnh… 

Như vậy, chính đồng chí Trịnh Văn Chiến - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã báo cáo Thủ tướng những điều không phải là sự thật! 

Chúng tôi xin nhắc lại rằng: Bài viết “Khi lòng dân chưa yên” thuộc thể thức bình luận, chạy theo dòng sự kiện. PV chia sẻ với người dân và mong người đứng đầu chính quyền tỉnh sớm giải quyết dứt điểm vụ việc để ổn định tình hình, tránh mất mỹ quan ở khu vực trung tâm thành phố và nơi công sở, cụ thể là ngay cổng trụ sở UBND tỉnh. 

Báo Nông nghiệp Việt Nam, trang 3, số 96, ngày 14/5/2012 
không hề có đoạn viết như Báo cáo văn số 121 của UBND tỉnh Thanh Hóa 

Tác giả đã đưa ra những luận cứ để làm sáng tỏ các luận điểm trong một bài bình luận chạy theo dòng sự kiện. Trong đó có việc dẫn công văn của Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa gửi các cơ quan đơn vị hướng dẫn việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “về suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị” thông qua một số tác phẩm của Người như “Nâng cao đạo đức Cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” và bản “Di chúc”. 

Nghiền ngẫm công văn của Ban tuyên giáo và chứng kiến cảnh hàng trăm người dân dầm mưa dãi nắng trước cổng UBND tỉnh suốt 3 ngày đêm, không thể không khiến cho dư luận xã hội hoài nghi đến lời nói và hành động của cán bộ nơi đây. Câu hỏi đặt ra là liệu như thế đã xứng đáng làm người công bộc tận tụy của nhân dân hay chưa? 

Cách đó không lâu, báo Thanh Hóa đã đăng toàn văn bài phát biểu nhậm chức của ông Trịnh Văn Chiến khi ông được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Phát biểu trước cán bộ, đảng viên và gần 4 triệu nhân dân tỉnh Thanh Hóa, đồng chí Chủ tịch Trịnh Văn Chiến nói: “Nhận trọng trách là người đứng đầu cơ quan hành chính cao nhất của tỉnh, tôi tự xác định cần phải nỗ lực phấn đấu cao hơn nữa, đặc biệt là phong cách gần dân, sát cơ sở, chịu sự giám sát của dân, sẵn sàng lắng nghe ý kiến phản ánh, kiến nghị của dân; giải quyết công việc nghiêm túc, dứt khoát, minh bạch. Tôi rất mong các ngành, các cấp cùng đồng tâm hiệp lực; tăng cường đoàn kết và nâng cao trách nhiệm trước nhân dân; đẩy mạnh cải cách hành chính; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi quan liêu, tham nhũng, lãng phí; khắc phục tình trạng chậm trễ, phiền hà trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; phấn đấu xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở thực sự trong sạch, vững mạnh, có kỷ luật, kỷ cương và điều hành có hiệu lực, hiệu quả cao, hoàn thành tốt nhất chức trách, nhiệm vụ được giao”. (Báo Thanh Hóa điện tử thứ 5 ngày 09/12/2010 đăng toàn văn lời hứa hùng hồn này). 

Nghị quyết T.Ư 4 đề cao vai trò của người đứng đầu. Câu chuyện mà tác giả bàn đến cũng chỉ mong muốn mọi điều tốt đẹp lên, đóng góp tiếng nói để người đứng đầu tỉnh Thanh Hóa thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm hơn nữa trước nhân dân. 

Dư luận đặt câu hỏi là trước một sự kiện kéo dài 5 tháng trời từ cơ sở và đỉnh điểm là hàng trăm người dân kéo nhau lên cổng UBND tỉnh như thế thì liệu ông Chủ tịch tỉnh đã gần dân hay chưa? Ông Chủ tịch đã sẵn sàng lắng nghe ý kiến phản ánh, kiến nghị của dân hay chưa? Ông đã nêu cao trách nhiệm trước nhân dân chưa? Ông đã cùng các cấp đồng tâm hiệp lực giải quyết công việc của người dân một cách nhanh chóng, không để chậm trễ, không gây phiền hà cho người dân hay chưa?   

Chúng tôi cho rằng, đã hứa thì làm. Dám đối mặt và đối thoại với nhân dân đó mới là bản lĩnh của người lãnh đạo trước những vấn đề phát sinh của cuộc sống. Nó không chỉ là trách nhiệm của người đứng đầu (không đùn đẩy, né tránh) mà còn là lương tâm của người cán bộ. Hành động được như lời nói thì mới thực sự xứng đáng làm công bộc của nhân dân. 

Báo cáo hỏa tốc 121/BC-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định rằng: “Sự việc trên hoàn toàn sai sự thật, ngay từ ngày 09/5/2012 Chủ tịch UBND tỉnh đã phân công Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Đình Thọ tiếp, giải quyết vụ việc và thực tế Phó Chủ tịch Thường trực Lê Đình Thọ đã tiếp dân, giải quyết vụ việc trên có kết quả tốt; hoàn toàn không đúng như tác giả viết trong nội dung bài báo”. 

Ở đây, chúng tôi không bàn đến chuyện đùn đẩy hay né tránh, nhưng việc Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định, ngay từ ngày 09/5/2012 Chủ tịch UBND tỉnh đã phân công PCT Lê Đình Thọ tiếp, giải quyết vụ việc và “Phó Chủ tịch Thường trực Lê Đình Thọ đã tiếp dân, giải quyết vụ việc trên có kết quả tốt” là điều chưa chuẩn xác với thực tế diễn ra lúc bấy giờ. Vì nếu ông Thọ giải quyết vụ việc trên được tốt “ngay từ ngày 09/5/2012” thì người dân đã ra về chứ không phải vẫn tiếp tục cố thủ ăn chực nằm chờ suốt mấy ngày đêm sau đó dưới trời mưa dông và nắng gắt trước sự chứng kiến của người dân thành phố Thanh Hóa và nhiều cơ quan báo chí? 

Và sự thật là, chỉ đến khi đồng chí Mai Văn Ninh - Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa từ Hà Nội về trực tiếp tiếp nhân dân Bỉm Sơm, thì người dân mới thấy được ấm lòng và vụ việc trên mới được giải quyết tốt. 

Thêm một lần nữa, đồng chí Trịnh Văn Chiến - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã báo cáo Thủ tướng không đúng sự thật. 

2. Báo cáo hỏa tốc 121/BC- UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có đề cập đến hai bài viết: “Đói lay lắt miền tây Thanh Hóa” đăng trên NNVN ngày 08/3/2012 và bài “Tan tành rừng phòng hộ sông Chu” đăng ngày 07/11/2011. 

* Đối với bài: “Đói lay lắt miền tây Thanh Hóa”, tác giả và báo NNVN đã có báo cáo bằng văn bản với nội dung nhìn nhận một cách khách quan, nghiêm túc, kịp thời gửi các cơ quan: Ban tuyên giáo Trung ương, Bộ NN- PTNT, Bộ Thông tin- truyền thông, Cục báo chí, Thanh tra Bộ Thông tin- truyền thông. 

Các kiến nghị của UBND tỉnh Thanh Hóa xung quanh bài viết này đều không có văn bản kiến nghị nào gửi trực tiếp cho báo NNVN (kể cả UBND huyện Quan Hóa), trong khi đó, công văn 121 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa lại khẳng định: “Đến nay, đã quá lâu, nhưng báo Nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa có văn bản chính thức trả lời cho huyện Quan Hóa (nơi bài viết đề cập - NNVN), thể hiện sự thiếu tôn trọng cũng như tiếp tục vi phạm quy định pháp luật về thông tin, báo chí” là không đúng với bản chất sự việc. 

Theo quy định của Luật Báo chí, Báo NNVN chỉ buộc phải trả lời đối tượng đề cập đến trong bài viết khi nhận được kiến nghị của đối tượng đó đến Báo NNVN bằng văn bản hoặc khi các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có yêu cầu phải báo cáo (Báo NNVN đã báo cáo đầy đủ các cơ quan quản lý nhà nước như Ban Tuyên giáo TƯ, Bộ TT-TT, Bộ NN- PTNT khi các cơ quan này yêu cầu). Báo NNVN không nhận được công văn của huyện Quan Hóa, thì lấy căn cứ đâu mà trả lời huyện này? 

Đồng chí Trịnh Văn Chiến - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo Thủ tướng như vậy có đúng sự thật hay không? 

* Đối với bài: “Tan tành rừng phòng hộ sông Chu” đăng trên báo NNVN ngày 07/11/2011. Đây là bài điều tra được tác giả thực hiện công phu và quá trình tác nghiệp có sự tham gia trực tiếp của Phó Chủ tịch UBND xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa và ông Mai Văn Ghi- PGĐ BQL Rừng phòng hộ sông Chu. Quá trình tác nghiệp, tác giả đã chụp được rất nhiều ảnh, ghi được âm và thu thập được nhiều chứng cứ chứng minh việc chặt phá rừng này. 

Bằng chứng là UBND xã Lương Sơn đã nhiều lần phối hợp với Hạt kiểm lâm để kiểm tra xác minh nguồn gốc rừng và đã lập biên bản yêu cầu dừng ngay việc chặt phá rừng của BQL RPH sông Chu. Đồng thời UBND xã Lương Sơn đã có công văn số 19/BC- UBND gửi UBND huyện Thường Xuân ngày 04/8/2011. 

Chủ tịch UBND xã Lương Sơn khẳng định trong báo cáo này như sau: 

Ngày 01/9/2010, UBND xã và BCĐ 12 của xã Lương Sơn đã tiến hành kiểm tra tại tiểu khu 493 khoảnh K2a, K2b do BQL bảo vệ Rừng phòng hộ sông Chu tổ chức phát 44ha (có biên bản kèm theo). 

Ngày 03/8/2011, UBND xã và BCĐ 12 của xã Lương Sơn đã tiến hành kiểm tra tại tiểu khu 493 khoảnh K1a, K2 số diện tích rừng đang phát hiện tại là 20,2ha hiện trạng rừng tái sinh (có biên bản kèm theo). 

Qua kiểm tra thủ tục hồ sơ thuyết minh đối tượng thiết kế, diện tích thiết kế trồng rừng sản xuất năm 2010- 2011 tại xã Lương Sơn trên đất trống không có khả năng phục hồi thành rừng và danh sách người thực hiện trồng rừng là hộ nghèo, nhưng hiện trạng thực tế thì ngược lại. Hiện trạng là rừng đang tái sinh và số hộ tham gia ra trồng rừng không phải là hộ nghèo như thuyết minh, khảo sát, thiết kế trồng rừng”. 

Quá trình tác nghiệp, PV đã liên tục hỏi ông Ghi rằng nơi chúng ta đang đứng là rừng đầu nguồn hay rừng sản xuất, ông Ghi đều ấm ớ và một mực mời PV về cơ quan để trao đổi. PV muốn hỏi kỹ ông Ghi vì nơi đang đứng chỉ cách sông Chu và hồ chứa nước thủy điện Cửa Đạt không xa. Đặc biệt, nơi đó đã có rất nhiều cây gỗ to vừa bị đốn hạ. Cũng tại nơi đó, có một người dân vào đây phát thực bì thuê đã bị lửa thiêu chết cháy. Vị trí này đã được BQL Rừng phòng hộ sông Chu giao cho ông kế toán trưởng của Ban thực hiện “phát quang trồng rừng”. 

Toàn bộ hợp đồng cho thuê đất rừng tái sinh để chặt phá rừng thay thế trồng keo đều là những cán bộ của BQL Rừng phòng hộ sông Chu và ông Bí thư Đoàn xã đứng tên. Tuy nhiên, trong hợp đồng này đã không thể hiện là người của cơ quan hay là cán bộ của xã Lương Sơn mà lại lấy tên theo CMND do Công an tỉnh cấp nên mới có chuyện “những hộ nghèo ở huyện Đông Sơn lên đây nhận đất trồng rừng”. 

Ngay sau khi báo NNVN đăng bài, BQL Rừng phòng hộ sông Chu đã dừng ngay việc chặt phá rừng ở đây. Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của ông Nguyễn Đức Quyền - PCT UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN- PTNT và UBND huyện Thường Xuân tiến hành kiểm tra, báo cáo về UBND tỉnh. 

Về phía báo NNVN, ngay sau khi đăng bài đã nhận được công văn của Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân. Từ nội dung công văn này, báo NNVN đã đăng trên mục hồi âm của trang 7, phát hành thứ 2, ngày 21/11/2011. Công văn của huyện Thường Xuân cảm ơn phản ánh kịp thời của báo NNVN và sẽ cho kiểm tra xử lý. 

Suốt gần 1 năm qua, kể từ ngày đó đến tháng 7/2012, báo NNVN không nhận được thông báo nào về kết quả kiểm tra, xử lý của huyện Thường Xuân xung quanh nội dung bài viết. 

Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến báo cáo Thủ tướng khẳng định“UBND huyện Thường Xuân đã có 2 lần gửi văn bản cho Báo Nông nghiệp Việt Nam.. nhưng đến nay vẫn chưa có ý kiến phản hồi”. 

Như vậy, khi Báo nhận công văn tiếp thu phản hồi của UBND huyện Thường Xuân số 1255/UBND-NN ngày 10/11/2011, Báo đã đăng phản hồi trên báo ngày 21/11/2011 lại không phải là phản hồi của Báo với UBND huyện Thường Xuân hay sao? Sau 9 tháng UBND huyện Thường Xuân không có ý kiến gì về phản hồi của Báo NNVN, đến tận cuối tháng 7/2012, UBND huyện Thường Xuân mới có công văn số 873/UBND-NN ngày 24/7/2012 do Chủ tịch UBND huyện Cầm Bá Xuân ký gửi Báo NNVN đề nghị Báo NNVN trả lời bài “Tan tành rừng phòng hộ sông Chu”. Động cơ nào để mãi sau 9 tháng ngày báo đăng, UBND huyện Thường Xuân mới yêu cầu Báo NNVN trả lời? 

Bắt bẻ điều này với Báo NNVN của đồng chí Trịnh Văn Chiến – Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa để báo cáo Thủ tướng có phải là quá nhỏ nhen không? 

Về những sai sót trong việc dùng một số từ ngữ chưa chuẩn với ngôn ngữ báo chí, một số chi tiết không chính xác trong các bài báo này, Bộ Thông tin – Truyền thông đã có kết luận, đã xử phạt, Báo NNVN đã thực hiện tiếp thu, đã thực hiện kiểm điểm một cách nghiêm túc từ phóng viên đến Ban Biên tập báo cáo cơ quan chủ quản là Bộ NN-PTNT, báo cáo cơ quan quản lý báo chí là Ban Tuyên giáo TƯ và Bộ TT-TT và đã đính chính, xin lỗi tỉnh Thanh Hóa trên báo theo quy định của Luật Báo chí. 

Sau đó, Báo NNVN đã thể hiện sự cầu thị, cử phóng viên vào Thanh Hóa tích cực tuyên truyền, đặc biệt trong đợt lũ lụt vừa qua, Báo NNVN đã đăng gần 10 tin, bài phản ánh về tình hình ngập lụt, đời sống nhân dân gặp khó khăn do nhà cửa trôi, lúa hoa màu bị mất trắng, nỗ lực khắc phục hậu quả của chính quyền và nhân dân Thanh Hóa nhằm sớm ổn định cuộc sống cho nhân dân, để người dân cả nước được sẻ chia với những khó khăn của Thanh Hóa. 

Đó là để mối quan hệ tốt đẹp giữa Báo NNVN với nhân dân, với chính quyền các địa phương trong tỉnh, với lãnh đạo Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh, các sở ngành của tỉnh Thanh Hóa vốn đã được xây đắp và duy trì từ nhiều năm nay, ngày được một tốt hơn lên. Đó, cũng phần nào nhận thức và thể hiện vị trí của một tờ báo có uy tín sau những sai sót khách quan đáng tiếc xảy ra! Đó, cũng chính là hướng đến mục đích chung, của cả Báo NNVN và tỉnh Thanh Hóa, là làm sao để người dân Thanh Hóa ngày một được ấm no, giàu mạnh, để đất nước Việt Nam được giàu mạnh. 

Vì những điều đó, Báo NNVN sẽ nhất định không đánh đổi mối quan hệ tốt đẹp này bằng một vài sai sót nhỏ, trong một vài bài báo phê bình (phê bình để tốt lên) trong hàng trăm bài báo tuyên truyền về các điển hình, mô hình tiêu biểu, sự hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua. 

Vậy nhưng, với những gì đồng chí Trịnh Văn Chiến - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo Thủ tướng tại Báo cáo số 121/BC-UBND, ngày 10/9/2012, liệu có phải là thể hiện sự cố chấp đối với những sai sót nhỏ đã được khắc phục và sự cay cú của cá nhân đồng chí Chủ tịch đối với Báo NNVN không? 

Nếu viết những điều sai sự thật để úp lên một tờ báo vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nâng cao dân trí nông thôn có uy tín, chắc gì đã là tốt đối với một đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, khi mà đồng chí Chủ tịch hứa trong Báo cáo gửi Thủ tướng Chính Phủ: “Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tính chính xác trong nội dung báo cáo này”?


Chia sẻ bài viết: