Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

ĐẢNG ĐÃ HỌP XONG ĐẾN PHIÊN CỦA QUỐC HỘI


Theo : basamvietnam 

Ghi chú: Dưới đây là bản gốc bài viết của TS Tô Văn Trường và bản được Tuần Việt Nam biên tập, đăng tải. Trên bản gốc, những đoạn màu đỏ sẫm là được TVN chỉnh sửa, màu đỏ tươi là bị lược bỏ.

ĐẢNG ĐÃ HỌP XONG ĐẾN PHIÊN CỦA QUỐC HỘI

Tô Văn Trường
Hiến pháp nước ta đã quy định rõ:”Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất với chức năng chính là lập pháp và giám sát thi hành pháp luật” nhưng thời gian qua vai trò đó không được phát huy đầy đủ và có thể coi là một trong các nguyên nhân làm cho hệ thống hành pháp, tức là các cơ quan quản lý hành chính     hoạt động kém hiệu quả, mắc nhiều sai sót nghiêm trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý kinh tế-xã hội.
Mặc dù gần đây, Quốc hội trước sự đòi hỏi thúc bách của cuộc sống và lòng dân đã có một số bước tiến trong đổi mới tư duy và phương thức hoạt động để thực hiện tốt hơn chức năng của mình. Kết quả bỏ phiếu không thông qua kế hoạch xây dựng dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam là một điển hình tuy hiếm hoi nhưng có ý nghĩa lịch sử. Một số đại biểu Quốc hội đã thể hiện trình độ, bản lĩnh và trách nhiệm cao của mình trước tình hình phát triển của đất nước, được đông đảo cử tri cả nước yêu mến, tin cậy.  Nhân dân mong muốn và đỏi hỏi ngày càng có nhiểu đại biểu đủ bản lĩnh như vậy, xứng đáng là người đại biểu của nhân dân. Kỳ họp Quốc hội lần này, diễn ra ngay sau Hội nghị lần thứ 6 của của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cử tri hy vọng cơ quan quyền lực tối cao do dân bầu ra  sẽ có nhiều quyết sách quan trọng và để lại dấu ấn, đặc biệt trong bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội hiện nay.
Về công tác lập hiến, lập pháp.
  Cảm giác chung của nhiều người là các vấn đề được đặt ra từ  Nghị quyết 4 và sau Hội nghị lần thứ 6 của Trung ương Đảng vừa qua vẫn còn nóng bỏng! Ngay phát biểu của các vị lãnh đạo sau đó cũng cho thấy một cảm giác day dứt dường như cơ quan của Đảng đã cố gắng nhưng chưa làm hết  hoặc chưa làm xong những  việc quan trọng nhất.  Với sứ mệnh của mình và trước đòi hỏi của nhân dân, Quốc hội phải  đi thẳng vào các vấn đề cốt lõi của dân tộc và của đất nước.
Cử tri mong muốn Quốc hội thảo luận kỹ hơn, sâu hơn về Hiến pháp sửa đổi năm 1992, nhất là đảm b
ảo quyền dân chủ thực sự, quyền con người theo các chuẩn mực quốc tế, quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp.  Gạt bỏ những nội dung chỉ mang tính tuyên truyền, không có tính pháp lý. Thảo luận kỹ hơn, sâu hơn về các luật để luật có tính khả thi, các nội dung có tính hệ thống. Nhiều người dân cho rằng quan điểm về kinh tế thị trường định hướng XHCN  với  đặc trưng chủ yếu là sở hữu toàn dân đối với đất đai và phần lớn tư liệu sản xuất   trên thực tế đã nuôi dưỡng những nhóm lợi ích hưởng nhiều đặc quyền dẫn đến tình trạng bất công và tham nhũng tràn lan, khoảng cách giàu nghèo ngày càng trầm trọng. Chính sách đất đai đề ra, trước hết phải bảo đảm quyền lợi cho nông dân, không tạo ra kẽ hở để người có quyền và người có tiền thông đồng trục lợi trên lưng người dân như lâu nay vẫn xảy ra.
Về công tác giám sát đối với hoạt động của  Chính phủ và các cơ quan hành pháp , nhân dân mong mỏi  Quốc hội  phải cụ thể và triệt để (truy đến cùng các vụ thất thoát, các câu kết ngầm giữa các nhóm lợi ích; chỉ mặt gọi tên như Vinashin, Vinalines,…).  Quốc hội cần hoàn thiện cơ chế và  bộ công cụ giám sát, với những quy định hợp lý, có tính khả thi về việc bỏ phiếu tín nhiệm, điều tra các vụ việc và tăng cường hiệu quả, hiệu lực giám sát.Các đại biểu Quốc hội không cần phải bỏ phiếu thăm dò mà có quyền và cần phải bỏ phiếu tín nhiệm trực tiếp đối với những người lãnh đạo được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn mà không còn xứng đáng với cương vị được giao.   
Cử tri mong muốn Quốc hội chủ động xác định các chủ đề giám sát chung có ý nghĩa thiết thực, cấp bách  đối với  đời sống của người dân, phát triển kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Ví dụ: Giám sát về hoạt động của ngân hàng, về cơ cấu lại kinh tế nhà nước, về chấn chỉnh đầu tư công, thiết thực phòng, chống tham nhũng, hoạt động ngoại giao, quốc phòng gắn với phát huy sức mạnh của lòng dân và sự ủng hộ quốc tế để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội tăng cường giám sát các công trình thuộc lĩnh vực mình phụ trách; Ví dụ như dự án khai thác bauxite, khai thác khoáng sản nói chung, việc xây dựng và hoạt động của các nhà máy thủy điện, dự án điện hạt nhân, tu bổ di sản văn hóa…; coi trọng việc giám sát tình trạng vi phạm quyền công dân, đặc biệt là đối với những người bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa.  Trong việc thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia, Quốc hội cân nhắc kỹ mỗi khi quyết định các dự án về kinh tế có vốn đầu tư lớn và tác động lớn đến an sinh, xã hội và môi trường.  
Quốc hội cần thể chế hóa phản biện xã hội, coi đó là công cụ bắt buộc, thân thiện và hữu hiệu, không trộn lẫn nó với những khái niệm mù mờ, sợ lợi dụng, sợ chống phá,…trong khi phần lớn các trường hợp phản biện đều thể hiện thiện chí của những người quan tâm đến phát triển đất nước. 
Trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng, Quốc hội cần có nhiều hình thức sử dụng và phát huy đội ngũ chuyên gia mạnh, lành nghề có tư duy độc lập, đồng thời thực hiện cơ chế minh bạch, công khai để  khơi dậy khả năng đóng góp ý kiến và tham gia giám sát của nhân dân.
Bài toán về kinh tế
Tình hình kinh tế hiện nay đang rất khó khăn về mọi mặt ảnh hưởng trực tiếp đến  đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người nghèo. Nhiều chuyên gia có thiện chí, muốn hiến kế cho Nhà nước nhưng “bó tay.com” vì không có nguồn thông tin số liệu tin cậy để phân tích, đánh giá. Hầu hết, các Tập đoàn kinh tế độc quyền đều không công bố thông tin với bất kỳ hình thức nàodù pháp luật yêu cầu. Công cụ giám sát của chủ sở hữu Nhà nước hầu hết là dựa vào báo cáo của chính các đối tượng được giám sát, thường là không đầy đủ, kịp thời; chưa kể tính trung thực của báo cáo thường là khó kiểm chứng.
Nổi cộm bài toán kinh tế là vấn đề ngân hàng  “qua mặt”  luật tín dụng, vấn đề nợ xấu ngân hàng, đặc biệt là nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước.  Nếu các chuyên gia có uy tín và chuyên môn không vào cuộc, xem xét lại toàn bộ luật lệ về tín dụng, chứng khoán, để nhanh chóng sửa đổi thì các vụ bê bối khác sẽ tiếp tục  nổ ra và sẽ còn khốn đốn hơn nhiều.  Một số thông tin từ cơ quan tài chính, ngân hàng , từ IMF, ADB và  báo chí  ở Việt Nam cho chúng ta thấy với số liệu năm 2011: tổng nợ của doanh nghiệp nhà nước tương đương 52,2 tỷ USD, bằng  43% GDP, riêng phần doanh nghiệp nhà nước nợ các ngân hàng là 24,5 tỷ US, trong đó 47% là nợ xấu.   Vấn đề là họ nợ ai? Loại ngân hàng nào? Chắc cũng chủ yếu là ngân hàng quốc doanh.  Không thể bàn giải pháp nếu không có số liệu cụ thể. Do đó, Quốc hội phải vào cuộc một cách mạnh mẽ vì “vỡ trận” không còn là nguy cơ nữa mà có nhiều dấu hiệu cho thấy nó đang xảy ra.
Thảm họa quốc gia về giao thông vận tải  
Một trong các vấn đề nhức nhối nhất của xã hội ta hiện nay là thảm họa quốc gia về giao thông vận tài,  với mỗi năm trên 10.000 người chết và bị thương, thiệt hại kinh tế khoảng 1 tỷ USD. Người dân Việt Nam không chết vì đói, vì rét mà chết vì tai nạn giao thông  như một cuộc chiến tranh là một điều phi lý nhất.
Khi thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đề nghị Quốc hội đặc biệt quan tâm đến tình trang lãng phí quá lớn đầu tư công trong lĩnh vực giao thông vận tải với nhiều siêu dự án, tốn kém hàng chục tỷ USD . Vinashin – Vinaline đua nhau xây dựng cảng biển một cách tràn làn, không hiệu quả , thua lỗ triền miên. Ngay dự án cảng Lạch Huyện ( đầu tư cả tỷ đô la) còn nhiều bất cập cả về kỹ thuật, kinh tế và môi trường, chưa được Hội đồng đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Nhà nước xem xét, đánh giá, nhưng Bộ Giao thông đã cho bán 2 gói thầu  để làm chuyện đã rồi. Hàng không thì đua nhau xây sân bay kể cả sân bay quốc tế , trong khi thua lỗ, phải giật gấu, vá vai.
Đường sắt thì cũ kỹ lạc hậu , lại đầu tư 2 tỷ USD kiên cố hóa đường sắt khổ hẹp 1 mét ( không thông qua Quốc hội ) để tham vọng chạy 120 km/giờ, có chuyên gia đã cảnh báo sẽ thất bại nguy cơ mất trắng 2 tỷ USD. Trong khi  ngân khố đất nước đã cạn kiệt lại say mê các dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội-Vinh, TP.HCM-Nha Trang với kinh phí dự toán 22 tỷ USD. Có 5 loại hình vận tải thì đường sắt , đường biển, hàng không đã thất bại nặng nề và trờ thành các Vina…thị phần chỉ còn đạt được 2% về hành khách và 15% về hàng hóa, thua xa cả đường sông !
Nguyên nhân của thảm họa quốc gia về giao thông vận tải do sự thất bại của Nhà nước trên 3 loại hình này đã dồn thị phần vận tải lên đường bộ gây hỗn loạn và thảm họa giao thông.  Cử tri mong muốn Quốc hội cần có giám sát đặc biệt để ngăn chặn lãng phí đầu tư công trong giao thông vận tải. Cần đột phá vào ngành đường sắt, hàng không để giảm thiểu mật độ lưu thông trên đường bộ, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Bộ Giao thông vận tải phải đưa ra được giải pháp, lộ trình cụ thể trình Quốc hội để giải bài toán giao thông cho Việt Nam.
Thay cho lời kết
          Đảng đã họp xong, đến phiên của Quốc hội.  Có 2 việc hệ trọng nhất thì Đảng đã kết luận rồi. Thứ nhất là sửa Hiến pháp phải trong khuôn khổ Cương lĩnh  của Đảng  và không có tam quyền phân lập; Thứ hai là Luất đất đai thì Đảng cũng đã quyết ruộng đất vẫn thuộc quyền sở hữu toàn dân do Đảng và Nhà nước đại diện.
         Liệu cơ quan dân cử sau khi tập hợp ý kiến cử tri có thấy “ý đảng” hợp “lòng dân” không? Nếu không thì cần nghiên cứu và làm rõ thêm để “tham mưu” lại cho Đảng lãnh đạo. Người dân mong muốn  và yêu cầu Quốc hội   thực sự  là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, phản  ánh ý chí và nguyện vọng của nhân dân trong  việc xây dựng Hiến pháp và  pháp luật.
 ——-

Đặt hàng Quốc hội

23/10/2012 07:02
Diễn ra ngay sau Hội nghị lần thứ 6 của của Ban chấp hành Trung ương Đảng, cử tri kì vọng cơ quan quyền lực cao nhất do dân bầu ra sẽ có nhiều quyết sách quan trọng và để lại dấu ấn, đặc biệt trong bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội hiện nay.
Lập hiến và lập pháp
Cảm giác chung của nhiều người là các vấn đề được đặt ra từ Nghị quyết 4 và sau Hội nghị lần thứ 6 của Trung ương Đảng vừa qua vẫn còn nóng bỏng, đòi hỏi Quốc hội phải đi thẳng vào các vấn đề cốt lõi của dân tộc, đất nước.
Thảo luận kĩ, sâu về Hiến pháp sửa đổi năm 1992, cử tri mong Quốc hội làm rõ, để đảm bảo đảm bảo quyền dân chủ thực sự, quyền con người theo các chuẩn mực quốc tế, quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp. Điều không kém quan trọng là dám mạnh dạn gạt bỏ những quan điểm đã lỗi thời, phần nhiều mang tính tuyên truyền, và tăng thêm những quyền và cơ chế thực hiện quyền của dân mang tính thực chất.Quốc hội kì này cũng đứng trước nhiều vấn đề về xây dựng luật pháp để đảm bảo luật có tính khả thi, các nội dung có tính hệ thống.Đơn cử, với Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều người cho rằng, có những nội dung trên thực tế đã nuôi dưỡng những nhóm lợi ích hưởng nhiều đặc quyền, dẫn đến tình trạng bất công và tham nhũng lan tràn, khoảng cách giàu nghèo ngày càng trầm trọng. Chính sách đất đai đề ra, trước hết phải bảo đảm quyền lợi cho nông dân, không tạo ra kẽ hở để người có quyền và người có tiền thông đồng trục lợi trên lưng người dân như lâu nay vẫn xảy ra.
Về công tác giám sát đối với hoạt động của cơ quan hành pháp , nhân dân mong mỏi Quốc hội phải cụ thể và triệt để (truy đến cùng các vụ thất thoát, các câu kết ngầm giữa các nhóm lợi ích; chỉ mặt gọi tên như Vinashin, Vinalines,…). Quốc hội cần hoàn thiện cơ chế và bộ công cụ giám sát, với những quy định hợp lý, có tính khả thi về việc bỏ phiếu tín nhiệm, điều tra các vụ việc và tăng cường hiệu quả, hiệu lực giám sát. Có lẽ, không nên chỉ dừng ở hình thức thăm dò tín nhiệm, mà các đại biểu Quốc hội có quyền và cần phải bỏ phiếu tín nhiệm trực tiếp đối với những người lãnh đạo được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, một khi những người này không còn xứng đáng với cương vị được giao.Cử tri mong muốn Quốc hội chủ động xác định các chủ đề giám sát chung có ý nghĩa thiết thực, cấp bách đối với đời sống của người dân, phát triển kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Ví dụ: Giám sát về hoạt động của ngân hàng, về cơ cấu lại kinh tế nhà nước, về chấn chỉnh đầu tư công, thiết thực phòng, chống tham nhũng, hoạt động ngoại giao, quốc phòng gắn với phát huy sức mạnh của lòng dân và sự ủng hộ quốc tế để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội tăng cường giám sát các công trình thuộc lĩnh vực mình phụ trách; Ví dụ như dự án khai thác bauxite, khai thác khoáng sản nói chung, việc xây dựng và hoạt động của các nhà máy thủy điện, dự án điện hạt nhân, tu bổ di sản văn hóa…; Việc giám sát thực hiện quyền công dân cũng như tình trạng vi phạm quyền công dân trong các mặt đời sống cũng cần đảm bảo.Trong việc thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia, Quốc hội cân nhắc kỹ mỗi khi quyết định các dự án về kinh tế có vốn đầu tư lớn và tác động lớn đến an sinh, xã hội và môi trường.Trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng, Quốc hội cần có nhiều hình thức sử dụng và phát huy đội ngũ chuyên gia mạnh, lành nghề có tư duy độc lập, đồng thời thực hiện cơ chế minh bạch, công khai để khơi dậy khả năng đóng góp ý kiến và tham gia giám sát của nhân dân.
Phản biện xã hội cũng cần được Quốc hội sớm thể chế hóa, coi đó là công cụ bắt buộc, thân thiện và hữu hiệu, không trộn lẫn nó với những khái niệm mù mờ, vượt lên tâm lí sợ lợi dụng, sợ chống phá,… Thực tế, phần lớn các trường hợp phản biện đều trên tinh thần xây dựng và hợp tác, thể hiện thiện chí của những người quan tâm đến phát triển đất nước.
Bài toán về kinh tế
Tình hình kinh tế hiện nay đang rất khó khăn về mọi mặt ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người nghèo. Nhiều chuyên gia có thiện chí, muốn hiến kế cho Nhà nước nhưng đành chịu bó tay bởi thiếu nguồn thông tin số liệu tin cậy để phân tích, đánh giá.
Các Tập đoàn kinh tế độc quyền không công bố thông tin ngay cả đó là đòi hỏi của luật định. Công cụ giám sát của chủ sở hữu Nhà nước, trong khi đó hầu hết là dựa vào báo cáo của chính các đối tượng được giám sát, thường là không đầy đủ, kịp thời; chưa kể tính trung thực của báo cáo thường là khó kiểm chứng.
Nổi cộm bài toán kinh tế là vấn đề ngân hàng “qua mặt” luật tín dụng, vấn đề nợ xấu ngân hàng, đặc biệt là nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước. Nếu các chuyên gia có uy tín và chuyên môn không vào cuộc, xem xét lại toàn bộ luật lệ về tín dụng, chứng khoán, để nhanh chóng sửa đổi thì các vụ bê bối khác có thể tiếp tục nổ ra. Không thể bàn giải pháp nếu không có số liệu cụ thể.
Thảm họa quốc gia về giao thông vận tải 
Một trong các vấn đề nhức nhối nhất của xã hội ta hiện nay là thảm họa quốc gia về giao thông vận tài, với mỗi năm trên 10.000 người chết và bị thương, thiệt hại kinh tế khoảng 1 tỷ USD. Người dân Việt Nam không chết vì đói, vì rét mà chết vì tai nạn giao thông như một cuộc chiến tranh là một điều phi lý nhất.
Khi thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, cử tri mong Quốc hội đặc biệt quan tâm đến tình trang lãng phí quá lớn đầu tư công trong lĩnh vực giao thông vận tải với nhiều siêu dự án, tốn kém hàng chục tỷ USD. Vinashin – Vinaline đua nhau xây dựng cảng biển một cách tràn làn, không hiệu quả, thua lỗ triền miên. Ngay dự án cảng Lạch Huyện (đầu tư cả tỷ đô la) còn nhiều bất cập cả về kỹ thuật, kinh tế và môi trường, chưa được Hội đồng đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Nhà nước xem xét, đánh giá, nhưng đã cho bán 2 gói thầu để làm chuyện đã rồi. Hàng không thì đua nhau xây sân bay kể cả sân bay quốc tế, trong khi thua lỗ, phải giật gấu, vá vai.
Hệ thống đường sắt, trong khi đó, cũ kĩ, lạc lậu, lại đầu tư hàng tỷ đôla để kiên cố hóa đường sắt khổ hẹp (vốn không còn dùng nhiều trên thế giới). Nguy cơ lãng phí nhãn tiền! Đấy là chưa kể trong lúc ngân khố cạn kiệt, không ít người vẫn say sưa với kế hoạch đường sắt cao tốc tốn kém.
Cử tri mong muốn Quốc hội cần có giám sát đặc biệt để ngăn chặn lãng phí đầu tư công trong giao thông vận tải. Cần đột phá vào ngành đường sắt, hàng không để giảm thiểu mật độ lưu thông trên đường bộ, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Bộ Giao thông vận tải phải đưa ra được giải pháp, lộ trình cụ thể trình Quốc hội để giải bài toán giao thông cho Việt Nam.
Thay cho lời kết
Đảng đã họp xong, đến phiên của Quốc hội. Có 2 việc hệ trọng nhất Đảng đã kết luận rồi. Thứ nhất là sửa Hiến pháp phải trong khuôn khổ Cương lĩnh của Đảng và không có tam quyền phân lập; Thứ hai là Luất đất đai thì Đảng cũng đã quyết ruộng đất vẫn thuộc quyền sở hữu toàn dân do Đảng và Nhà nước đại diện.
Người dân mong muốn và yêu cầu Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, phản ánh ý chí và nguyện vọng của nhân dân trong việc xây dựng Hiến pháp và pháp luật.
Tô Văn Trường

5 nhận xét:

  1. Quốc hội Việt nam hiện hành chỉ là một cơ quan mà đảng cộng sản dùng để mị dân. Quốc hội chỉ là con "bù nhìn" không hơn không kém. Khi nào còn cơ chế độc đảng, bầu cử theo sự sắp đặt của đảng cộng sản...thì khi đó quốc hội vẫn là cơ quan mang tính hình thức, che đậy sự độc quyền của đảng cộng sản. HN6 của đảng bằng 0/0 thì quốc hội có họp hay không cũng là 0/0.

    Trả lờiXóa
  2. Nhân việc ông DTQ có vài câu hơi thiên vị TT liền bị một số còm sỹ bất bình, xin có vài lời.
    Khởi nguồn, có lẽ ông DTQ không xấu, ông ta cũng đã làm được vài việc, nói công khai mấy câu được cho là ổn, công chúng tán thưởng. Nhưng, bằng chiến lược ‘cừu hóa dân tộc’ của TBT, mọi việc đều có thể xẩy ra. Tất cả những ai nói khác ý TBT đều bị coi là ‘lực lượng thù địch’, là ‘chống đảng’, ‘chống nhà nước XHCN’… Toi!.com.

    Ba kịch bản có thể xẩy ra:
    1. Bỗng nhiên DTQ ngộ ra sự thật ‘KHÁCH QUAN’, làm Hòa đại nhân luôn sướng hơn Tể tướng Lưu gù.

    2. DTQ cũng giống các ủy viên TW đáng kính, mọi thứ đều mua được bằng ‘một bộ phận không nhỏ’ của tiền. Ngay con số ‘khoảng 120/175’ cũng không đáng tin. BCT chớp nhoáng triệt hạ ông Trần Xuân Bách, vì sợ rằng, đưa ra TW ông sẽ thắng, mặc dù ông không có tiền. Lần này BCT không triệt ‘đồng chí X’, vì họ chắc ăn rằng, lấy phiếu của TW, ‘đồng chí X’ sẽ thắng. Thế mới là kịch hay, có đan dựng, có tổng đạo diễn.

    3. Để không bị triệt hạ bằng vũ khí ‘bao cao su’, (hoặc ‘nghiệp vụ lạ’ tương đương), DTQ phải trá hàng hoặc nằm im thở khẽ. Giá như nằm im thở khẽ thì đỡ thiệt thòi hơn.
    Cầu mong rằng, DTQ đủ tử tế để lựa chọn. Thiên cơ bất khả lộ.

    Những còm sỹ vô định hoặc đang ở chân trời góc bể cũng nên thể tất cho những người trực diện với bom đạn, búa đập, liềm cắt. Áp lực ghê gớm lắm. Ông TBT rất thành công khi treo trên đầu đối phương trái bom chùm ‘thế lực thù địch’. Phạm Hồng Thái, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày… hưởng lợi những gì?. Tại sao ông Hồ Chí Minh luôn lẩn trốn mà không làm Phạm Hồng Thái. Ta tôn trọng giải pháp tình thế của mọi người VN, miễn là họ giữ nguyên lòng yêu nước, thương nòi.

    Hòa với Tàu, kết thân với các nước hùng mạnh về kinh tế, kỹ thuật để đẩy nhanh tốc độ cường thịnh đất nước là chiến lược không tồi. Hòa với tàu, bêu xấu, giữ khoảng cách với các nước hùng mạnh về kinh tế, kỹ thuật để đẩy nhanh tốc đọ Hán hóa thì đáng tội phanh thây.

    Trả lờiXóa
  3. Báo động khẩn từ chính trường hội nghị 6: Nguyễn Tấn Dũng đã công khai tuyên chiến

    Quả Bom tuyên chiến nội chính đã nổ trong giờ phút quyết liệt cuối cùng, dập tắt hoàn toàn mọi sự phản kháng:

    “Tôi xin hỏi một câu cuối cùng mà không cần các đồng chí phải trả lời ngay, rồi tôi sẽ không nói gì thêm nữa, tùy hội nghị quyết định:

    CÁC ĐỒNG CHÍ HÃY CÂN NHẮC KỸ VÀ CHỌN LỰA, CÁC ĐỒNG CHÍ ỦNG HỘ AI?”
    http://phongchongthamnhungvietnam2012.blogspot.no/2012/10/bao-ong-khan-tu-chinh-truong-hoi-nghi-6.html
    LÂU LẮM RỒI MỚI THẤY PHE CHÍNH PHỦ CHIẾN THẮNG PHE ĐẢNG LÚ.
    Khi thủ tướng nói câu đó đố thằng nào dám chống, chống coi chừng vợ con ở nhà nha. Hoan nghênh thủ tướng, tôi rất thích thủ tướng. Ai chê thủ tướng dốt kém bản lĩnh chứ riêng tôi thì thủ tướng quá thông minh và cực kỳ bản lĩnh.

    Trả lờiXóa
  4. Chuyện gì đây trên lề Đảng? Hãy cứ chờ xem!
    Diễn biến mới vụ Tiên Lãng: Dân nói vẫn "quýt làm cam chịu”!(báo dân trí).
    Theo Báo Lao động:
    Đề nghị xem xét trách nhiệm bí thư, chủ tịch huyện Tiên Lãng

    Trả lờiXóa
  5. Đồng bào hãy thông cảm cho ông Dương Trung Quốc! Thú thật một mình ông không thể và không bao giờ làm được gì, cho dù lương tâm ông luôn luôn và luôn luôn bị cắn rứt, day dứt với vận mệnh quốc gia, dân tộc. Người ta nói: Một con tép chết không làm thối được biển. Đồng bào hãy đếm xem trong gần 500 nghị thì có mấy vị có được bản lĩnh, lương tâm với dân với nước như ông Dương Trung Quốc? Đó là chưa nói đến phần đông, đa số trong gần 500 ghị gật đó là thành viên đảng CS, chỉ có một số rất nhỏ là người không có đảng. Qua đây, tôi xin mạo muội nhắn gửi tới ông Dương Trung Quốc mấy câu sau: Hởi ông Quốc! Nếu xét thấy sống, làm việc chung với một bầy rô bốt chỉ biết gật gật và gật thì tốt nhất ông Quốc nên hoặc là xin từ nhiệm đại biểu QH hoặc là mạnh dạng đứng ra thành lập một đảng chính trị khác để tập hợp lực lượng , đấu tranh vì sự toàn vẹn của tổ quốc Việt nam và sự phồn danh, phát triển của dân tộc Việt nam.

    Trả lờiXóa