Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Nhà văn Phạm ĐÌnh Trọng kể lại việc đi xem xét xử " công khai "


TÔI DỰ PHIÊN TÒA XỬ CÂU LẠC BỘ NHÀ BÁO TỰ DO Ở CÔNG AN PHƯỜNG BẾN THÀNH

PHẠM ĐÌNH TRỌNG
Sáng ngày 24 tháng chín, năm 2012, Sài Gòn nắng đẹp. Đi trong nắng mùa thu trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa tôi lại nhớ đến câu hát thôi thúc ngày nào: Mùa thu rồi / Ngày hăm ba / Ta đi theo tiếng gọi sơn hà nguy biến . . . Câu hát của thế hệ đàn anh của tôi vào ngày 23 tháng chín năm 1945. Họ hát lời đất nước kêu gọi rồi bừng bừng dũng khí đi vào cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp xâm lược. Hạnh phúc biết bao thế hệ được hát lời kêu gọi của đất nước rồi lên đường cứu nước. Thế hệ của tôi không có được hạnh phúc đó. Thế hệ chúng tôi cũng rầm rập ra trận, lúc đó chúng tôi tưởng rằng đi giải phóng miền Nam và hào hứng hát: Giải phóng miền Nam / Chúng ta cùng quyết tiến bước .  .  . Hóa ra không phải chúng tôi đi giải phóng miền Nam mà chúng tôi đi vào cuộc nội chiến Nam – Bắc tương tàn, chúng tôi chỉ là công cụ mang học thuyết Mác Lê nin, học thuyết đấu tranh giai cấp sắt máu áp đặt cho miền Nam, để cả nước bị nô dịch bởi học thuyết Mác Lê nin, để học thuyết đấu tranh giai cấp sắt máu thống trị cả dân tộc Việt Nam, đánh phá tan tác khối đoàn kết dân tộc Việt Nam, đánh phá tan nát đạo lí và văn hóa Việt Nam.
Dù hạnh phúc hay bất hạnh, thế hệ đi theo tiếng gọi sơn hà nguy biến đã kết thúc vai trò lịch sử. Dù có tội hay có công, thời của thế hệ chúng tôi cũng đã qua. Tuổi trẻ và sức lực của thế hệ chúng tôi đã để lại ở những ngả đường chiến tranh và những năm tháng gian nan, cơ cực, đói khổ, thiếu thốn. Bây giờ chúng tôi đã là những người tuổi già, sức yếu mà đất nước lại đang nguy biến. Giặc bành trướng Phương Bắc đã chiếm nhiều đất đai Việt Nam ở biên cương phía Bắc, đã chiếm nhiều đảo của Việt Nam ở biển khơi phía Đông, đang quyết thôn tính cả đất nước Việt Nam, mưu toan đồng hóa cả dân tộc Việt Nam. Sứ mệnh cứu nước bây giờ chủ yếu đặt trên đôi vai trẻ thế hệ kế tiếp của chúng tôi. Tháng chín mùa thu lại đến. Buổi sáng mùa thu nắng đẹp, tôi đến với những người anh hùng ở thế hệ đó, các anh Blogger Nguyễn Văn Hải, Luật sư Phan Thanh Hải và Blogger Tạ Phong Tần, những người Việt Nam nồng nàn yêu nước, lẫm liệt đi đầu trong cuộc chiến đấu mới chống bành trướng xâm lược nhưng đã bị Tòa án Nhân dân thành phố Sài Gòn buộc tội chống Nhà nước và đưa ra xử vào buổi sáng mùa thu lịch sử này. Điều đau xót là đến với những người anh hùng cứu nước hôm nay, tôi phải đến nơi được gọi là Tòa án Nhân dân thành phố Sài Gòn, nơi xét xử tội phạm.
Đường dẫn đến tòa án Nhân dân thành phố Sài Gòn từ ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Thị Minh Khai đã dày đặc công an. Tôi biết ngoài số công an công khai sắc xanh, sắc vàng giăng trập trùng trên đường kia còn lực lượng công an chìm cũng đông đúc không kém. Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đông nghẹt ô tô, xe máy và dày đặc công an. Tôi rẽ vào đường Nguyễn Du thưa thoáng hơn rồi đi vào đường Nguyễn Trung Trực phía sau Tòa án. Gửi chiếc xe máy ở điểm giữ xe vỉa hè đường Nguyễn Trung Trực, tôi đi bộ theo đường Lý Tử Trọng vòng ra phía trước Tòa án.
Bình thản qua mặt tốp công an ở cổng Tòa án, tôi vào đến mảnh sân Tòa thì người đàn ông mặc áo trắng vẻ mặt gây sự đến đuổi tôi ra ngoài. Tôi hỏi: Anh là ai mà đuổi tôi? Tôi là bảo vệ. Cái gì chứng minh anh là bảo vệ? Anh ta tỏ ra không thèm quan tâm đến câu hỏi của tôi, vẫn gay gắt đuổi tôi ra ngoài cổng. Hai người cầm camera chĩa ống kính vào mặt tôi ghi hình. Tôi nói to: Này, các anh muốn ghi hình mặt tôi, anh phải hỏi, tôi đồng ý anh mới được ghi hình chứ. Đã làm xong việc cần làm nên họ mang camera lẳng lặng bỏ đi. Lại một người mặc đồng phục nhân viên bảo vệ đến đuổi tôi. Tôi bảo: Đây là phiên tòa xét xử công khai, mọi công dân đều có quyền đến dự và tôi mới chỉ đứng ngoài sân, chưa vào phòng xử án. Hơn nữa, chỗ này cũng không có bảng cấm. Nhân viên bảo vệ bỏ đi. Tôi ngồi xuống gờ gạch đỏ bao quanh bồn cây xanh và thảm cỏ.
Tôi ước lượng chỉ từ cổng vào sân tòa án đã có khoảng hơn năm mươi cảnh sát áo xanh. Họ đứng thành hàng bên hàng rào sắt ngăn giữa sân tòa. Họ đứng từng tốp rải rác trong sân tòa. Người đeo còng sắt số tám ở thắt lưng. Người cầm điện thoại di động nghiệp vụ trên tay. Người trên lưng áo có hàng chữ và số CĐ 113, cảnh sát cơ động, hoặc cảnh sát chiến đấu 113. Bộ máy công cụ bạo lực được triển khai, rầm rộ, quyết liệt. Ngoài ra trên sân tòa còn khoảng hơn ba chục người mặc đồ dân sự. Những người này phần lớn ngồi ở gờ gạch đỏ bao quanh hai thảm cỏ ở một phía sân tòa án. Công an chìm đó. Chỉ trong sân trước tòa án đã có tới gần trăm công an chìm, nổi. Số công an chìm, nổi rải trên những đường phố quanh khu vực tòa án phải lên tới cả ngàn người. Tôi lấy điện thoại gọi thử. Máy lặng ngắt, không có sóng! Máy điện thoại dân sự đã bị xóa sóng. Chỉ còn sóng của những máy điện thoại nghiệp vụ công an. Hàng ngàn công cụ hưởng lương cao từ tiền thuế của dân, rồi máy móc, thiết bị hiện đại đắt tiền rầm rộ huy động cho một phiên tòa dân sự không xét chỉ xử ba người viết blog và biểu tình chống phương Bắc xâm lược. Đồng tiền thuế nghèo của dân bị sử dụng hoang phí đến như vậy! Tiền thuế của dân được sử dụng để chống lại chính nhân dân!
Bốn chiếc ô tô chở tù đỗ góc sân sát ngôi nhà tòa án quét vôi vàng. Hai chiếc ô tô mang biển số trung ương từ ngoài cổng chạy vào sân, chiếc bảy chỗ ngồi, 80A 000.70, vòng sang bên trái sân, đỗ lại. Chiếc bốn chỗ ngồi, 80B 6586, vòng sang bên phải. Nhưng không có ai mở cửa xe bước ra.
Người đàn ông xấp xỉ năm mươi tuổi mang kính trắng đến ngồi cạnh tôi. Tôi bắt chuyện: Phiên tòa đã bắt đầu chưa anh? Không biết! Anh ta trả lời gọn lỏn và lại lặng thinh nhưng ít phút sau chính anh ta lại ngồi hỏi chuyện tôi ở đồn công an phường Bến Thành.
Chiếc ô tô màu trắng từ ngoài cổng chạy vào sân, trên thành xe có hàng chữ CẢNH SÁT, sau ca bin chỉ có một hàng ghế ngồi còn lại là thùng nhỏ chở đồ. Chiếc ô tô vòng sang phải quay đầu xe rồi chạy đến đỗ lại bên cạnh tôi. Một người mặc dân sự đứng đó từ trước, nói: Chúng tôi yêu cầu anh ra khỏi đây, anh không ra. Bây giờ mời anh lên xe về phường. Tôi nói: Đây là phiên tòa dân sự công khai, hoàn toàn không có thông báo cấm, sao các anh lại cấm tôi. Tôi định bước ra cổng nhưng cửa xe sau ca bin mở ra, mấy người xô lại, đẩy tôi lên xe. Hai người mặc dân sự ngồi kèm hai bên người tôi. Người còn trẻ mặc quần jean, áo thun đen đã ngồi trên xe từ trước. Phía trước một người ngồi cạnh ghế lái. Chiếc xe rú còi báo động rền rĩ chạy như bay như biến vượt đèn đỏ về công an phường Bến Thành như trên xe đang chở tên trùm tội phạm nguy hiểm.
Tôi bị dẫn lên lầu một, vào phòng có dãy tủ sắt bên tường và mấy chiếc bàn ghế. Đại úy Nguyễn Tuấn Phong đưa tôi tờ giấy có in sẵn hàng chữ Bản Tường Trình. Đọc mươi dòng tôi viết trong Bản Tường Trình rồi đại úy Phong mải miết cắm cúi viết vào tờ giấy gấp đôi Biên Bản Ghi Lời Khai. Tôi chờ đợi biên bản kết thúc khi trang giấy thứ nhất đã gần kín chữ. Nhưng, sang trang thứ hai, viên đại úy trẻ vẫn mải miết viết. Nhìn cây bút bi của đại úy Phong nhoay nhoáy trên trang giấy, tôi mỉm cười nghĩ thầm: Sự việc chả có gì cả. Mình là nhà văn cũng không thể có lắm chữ nghĩa để viết dài đến thế. Viết gần hết trang thứ hai đại úy Phong mới dừng bút, đưa cho tôi tờ giấy vừa viết bảo tôi đọc lại và kí. Tôi ngạc nhiên là chỉ đọc mươi dòng tường trình của tôi và chỉ hỏi tôi đôi câu: Vì sao anh biết có phiên tòa? Anh đi cùng với ai? mà biên bản ghi lời khai cũng có liên tiếp nhiều cặp câu hỏi, đáp của một cuộc lấy cung và điều tôi ngạc nhiên hơn là đại úy Phong khá đẹp trai, mặt mũi khôi ngô nhưng chữ viết xấu quá. Chữ xấu đến đâu tôi cũng đọc được nhưng chữ viết của đại úy Phong thì tôi đành chịu. Tôi bảo người viết đọc cho tôi nghe và tôi cũng không tập trung lắng nghe. Loáng thoáng nghe những điều ghi không có hại cho mình tôi liền kí cho xong để về nhà.
Nhưng hết trung tá Nguyễn Công Cư, đến trung tá Đặng Văn Loát, rồi trung tá Lê Văn Linh đến hỏi tôi nhiều chuyện. Bất ngờ tôi gặp lại ở đây cả người tự giới thiệu là Tuấn ở công an thành phố hồi đầu tháng trước đã đến nhà tôi hỏi tôi nhiều điều về bản Kiến nghị ngày 27.7.2012 của 42 trí thức gửi lãnh đạo thành phố đề nghị tổ chức biểu tình phản đối những hành động xâm lược của Trung Quốc với Việt Nam mà tôi có tham gia kí tên. Hôm đó trước khi ra về, ông Tuấn khuyên tôi: Bác có cuộc sống đầy đủ, con cái trưởng thành, không có gì phải lo nghĩ, bác ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe, đừng đi biểu tình! Hôm nay ông Tuấn cũng mặc đồ dân sự như hôm ông đến nhà tôi nên tôi không biết cấp hàm của ông. Những gì diễn ra sau đó cho tôi biết ông Tuấn chính là người chủ trì việc bắt giữ tôi. Ông Tuấn tất bật ra vào chỉ thỉnh thoảng mới dừng lại nói với tôi một câu. Bác Trọng chủ yếu là chống chủ nghĩa Mác. Ông Tuấn bảo tôi như vậy.
Người đàn ông mang kính trắng đến ngồi cạnh tôi ở sân tòa án cũng lượn lờ ở đây rồi đến ngồi nói chuyện với tôi. Tôi hỏi và ông cho biết tên là Nam ở công an thành phố. Thỉnh thoảng ông an ninh Nam lại tự nói ra một chi tiết về thân thế của tôi chứng tỏ ông Nam biết quá rành về cuộc đời tôi và gia đình tôi. Ông Nam chuyển câu chuyện về chiếc điện thoại di động để ném ra câu hỏi: Điện thoại chú xài mấy sim? Trời ơi, tôi đã nghỉ hưu, suốt ngày ở nhà, đâu có nhiều mối quan hệ, xài một xim đã quá đủ. Tôi thật thà khai báo.
Qua cách hỏi chuyện của những ông trung tá mặc cảnh phục mang bảng tên và những ông an ninh mặc đồ dân sự, tôi biết sự quan tâm lớn nhất của họ là việc tôi đến tòa án có ai đứng ra tổ chức không. Tôi đi với ai? Ai rủ? Đi bằng gì? Vì sao lại biết có phiên tòa? .  .  .
Những ông công an Tuấn, Nam, Nguyễn Công Cư, Đặng Văn Loát, Lê Văn Linh đều ở cùng thế hệ với Blogger Nguyễn Văn Hải, Luật sư Phan Thanh Hải, Blogger Tạ Phong Tần, thế hệ đang được đặt trên vai trách nhiệm về sự giàu nghèo, sự sống còn của đất nước. Anh Nguyễn Văn Hải, anh Phan Thanh Hải, chị Tạ Phong Tần đã sống và hành xử theo lương tâm và trách nhiệm của người dân yêu nước, theo tiếng gọi của đất nước nguy biến thì bị chính quyền khép tội chống Nhà nước. Còn các ông công an Tuấn, Nam, Cư, Loát, Linh .  .  . thì hăng hái, hãnh diện được làm công cụ đàn áp, tù đày những khí phách Nguyễn Thanh Hải, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần và cứ nhìn vào gương mặt của họ cũng biết họ đang quá mãn nguyện, nhởn nhơ, hả hê với cuộc sống đủ đầy phong lưu của sĩ quan công an lương cao bổng lộc nhiều mà họ đang được Nhà nước này lấy ngân sách nghèo của nước, lấy đồng tiền thuế đổ mồ hôi sôi nước mắt của dân ưu ái ban cho. Sự ưu ái đó như vị mặn trong thức ăn của con chim được người nuôi. Quen với món ăn có vị đậm đà của muối, con chim không thể rời người nuôi.
Người nói chuyện với tôi nhiều nhất lại là anh chàng trẻ tuổi mặc quần jean, áo thun đen đã ngồi trên ô tô áp giải tôi từ tòa án về công an phường Bến Thành. Cháu đã đọc bài Ăn Mày Dĩ Vãng của bác nhưng mạng bị chặn, cháu chưa đọc hết. Cháu biết bác đã đi thăm Cù Huy Hà Vũ. Ai mua vé máy bay cho bác ra Hà Nội? Tôi phải nói rằng chuyến đi thăm Cù Huy Hà Vũ của tôi chỉ là sự tình cờ. Hằng năm khi ngọn gió heo may xào xạc gợi cảm trở về miền Bắc tôi đều ra Hà Nội để được cảm nhận cái hơi may giá lạnh của nỗi nhớ, của kỉ niệm. Tháng ba năm nay tôi ra Hà Nội đúng dịp chị Dương Hà vợ anh Cù Huy Hà Vũ đi thăm chồng nên tôi xin đi theo. Chuyến đi ngẫu nhiên của tình cảm chứ không phải chuyến đi có tài trợ của tiền bạc, càng không phải chuyến đi có tổ chức của chính trị. Anh chàng an ninh trẻ còn nhắc đến một số bài viết khác của tôi, không hiểu để khai thác ở tôi điều gì. Tôi hỏi, anh chàng cho biết tên là Phước. Không biết có thật Phước đọc được những bài viết đó của tôi. Đó là những bài viết chân thành, là nỗi đau của tôi với đất nước, với nhân dân. Ai đọc bằng cái hồn dân tộc chứ không phải bằng lí thuyết giai cấp, ai đọc bằng cái cảm, cái suy tư của riêng mình đều thấy trong đó một phần hiện thực đau buồn của đất nước để có sự thức tỉnh. Lớp người trẻ tuổi như Phước cần có sự thức tỉnh đó, Phước ơi!
Việc tường trình của tôi, việc ghi biên bản của công an đã xong từ mười giờ. Tôi liên tục đòi về. Ông Tuấn liên tục áp máy điện thoại vào tai nhận lệnh cấp trên rồi bảo tôi chờ một tí, chờ một tí. Mười một giờ. Mười hai giờ. Mười hai giờ rưỡi. Tôi thúc giục nhiều quá, mọi người lảng đi, bỏ mặc tôi ngồi trong phòng. Gần một giờ chiều, một người mang đến cho tôi xuất cơm hộp và nài ép tôi ăn. Tôi phải nói dứt khoát: Có chết đói tôi cũng không ăn cơm của các anh. Tôi cần về nhà chứ tôi không cần ăn cơm.
Họ lại bỏ bỏ mặc tôi trong phòng. Kiểu này họ sẽ giữ tôi cho đến hết ngày làm việc của phiên tòa đây. Không chấp nhận hành xử đó, tôi liền xuống cầu thang, ra cửa. Ông Tuấn vừa nghe điện thoại vừa chặn trước mặt tôi, tôi lách qua bước ra ngoài phố. Gần chục người, cả sắc phục công an, cả thường phục quây quanh tôi, chặn chân tôi. Đã ra ngoài đường nên tôi nói to cho người đi đường thấy việc làm sai trái của công an: Tôi đến dự phiên tòa công khai, tôi không làm điều gì trái pháp luật. Các anh tùy tiện bắt giữ tôi là các anh đang làm trái pháp luật. Người dân được làm mọi việc pháp luật không cấm. Còn các anh chỉ được làm những việc pháp luật cho phép. Luật pháp nào cho phép các anh tùy tiện bắt giữ tôi suốt từ sáng đến giờ. Nhìn những công an trẻ đầy sức vóc đứng quanh tôi, tôi bảo: Một ông già ốm yếu như tôi, chỉ một người trẻ như các anh thừa sức bắt giữ, việc gì các anh phải đứng đông thế này!
Tôi cương quyết đòi ra lấy xe về nhà. Một trung tá, tôi chẳng cần quan tâm đọc bảng tên nữa, bảo tôi: Tôi là trưởng công an ở đây, tôi nói với anh . Anh đưa chìa khóa và vé xe cho anh em ở đây đi lấy xe về đây rồi sẽ giao xe cho anh về nhà. Tin lời hứa của ông trưởng công an phường, tôi giao chìa khóa và vé giữ xe cho Phước. Phước mang xe về nhưng ông Tuấn lại giữ chìa khóa xe của tôi. Đòi mãi không được, tôi phải sẵng giọng, quát: Anh Tuấn! Đưa chìa khóa xe đây! Ông Tuấn một tay nắm chặt chìa khóa xe của tôi, một tay cầm điện thoại áp vào tai. Rời điện thoại khỏi tai, ông Tuấn bảo: Bác chờ công an phường của bác lên đưa bác về. Tôi nói rằng tôi không phải người tù để công an dẫn giải và vẫn liên tục đòi lại chìa khóa xe.
Ông cảnh sát khu vực quen thuộc ở phường tôi, đại úy Dương Tấn Lắm mặc đồ dân sự, cùng một người nữa đi xe máy đến. Lại một cuộc giằng co vì tôi dứt khoát không chịu để công an, dù là ông Lắm, chở tôi về nhà. Ông Tuấn khuyên tôi để công an chở tôi về nhà cho an toàn và đưa chìa khóa xe của tôi cho ông Lắm. Tôi giành lại chìa khóa xe, nổ máy và bảo ông Lắm: Anh muốn đi kèm tôi thì ngồi sau xe tôi. Ông Lắm đành lên xe ngồi sau tôi. Tôi cho xe chạy rất nhanh. Qua kính nhìn sau, tôi thấy hai công an phường Bến Thành, Phước và một người nữa, đi hai xe máy vẫn bám sát cho đến khi tôi về đến nhà.
Đến khuya vào mạng, tôi uất nghẹn đến lặng đi khi trên mạng đưa tin phiên tòa đã tuyên bản án nặng nề không thể tưởng tượng đối với ba trái tim nồng nàn yêu nước: Blogger Nguyễn Văn Hải 12 năm tù, 5 năm quản chế. Blogger Tạ Phong Tần 10  năm tù, 3 năm quản chế. Luật sư Phan Thanh Hải 4 năm tù, 3 năm quản chế.
Nhà nước của tòa án đã buộc tội và tuyên bản án nhục nhã trong lịch sử cho những người yêu nước Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải chính là Nhà nước đã buộc tội và tuyên án cả Trần Bình Trọng khi Trần Bình Trọng dõng dạc hét lên: Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vua chư hầu cho đất Bắc. Và các anh, chị Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải chính là Trần Bình Trọng của hôm nay. Tên tuổi các anh chị còn mãi với lịch sử Việt Nam hào hùng còn Nhà nước đã buộc tội và tuyên án các anh, chị sẽ bị nhân dân và lịch sử công minh xét xử. 


Quan Nam định chỉ giỏi chơi gái, quay phim, tung lên mạng ?

"“Chúng tôi là người dân Nam Định thấy Báo Giáo dục phản ánh về Quất Lâm, Nam Định là quá đúng bởi nó đã tồn tại hàng chục năm nay rồi. PV mà còn bị hành xử như vậy thì nếu là dân đen sẽ bị cán bộ nạt nộ tới đâu nữa mặc dù đó là cha là mẹ của dân.

Còn chuyện đất cát của dân thì khỏi nói. Phóng viên gặp người bị thu hồi đất bất bình thường ở Nam Định quá nhiều rồi. Tôi thấy ông Nguyễn Công Thành phát ngôn như vậy là không ổn”. Độc giả Nguyễn Tuấn bức xúc. "

Xin thưa độc giả Tuấn, bạn sai rồi ! quan chức là công bộc của dân, do dân góp gạo góp tiền nuôi nấng để làm thuê cho dân chứ không phải là cha mẹ dân bạn nhé. Bạn cần tìm hiểu lại để có cách đối xử với mấy thằng công bộc bố láo đó. Đuổi việc là phương án tối ưu nhất dành cho mấy thàng công bộc ăn cháo đá bát này.


Nếu là "dân đen", Chánh văn phòng UBND Nam Định sẽ tiếp đón thế nào?


(GDVN) -“Khách đến nhà mà chủ nhà không mời ngồi, không mời uống nước, phủ đầu mắng xơi xơi khách như thế thật không có văn hóa tý nào. Ông Chánh văn phòng cần học lại cách tiếp khách. Khách nhà báo còn bị đối xử như vậy! Thử hỏi người dân đến gặp ông Chánh sẽ bị đối xử như thế nào đây?”. Ý kiến chia sẻ của độc giả Vũ Kỳ Đồng. 
Để mang đến cho bạn đọc cái nhìn đa chiều và triệt để hơn về những vụ việc mà báo GDVN thời gian qua đã đăng tải như “thiên đường sung sướng ở Quất Lâm”, loạt bài viết về thông tin liên quan đến xã Yên Phong, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định - một xã được coi là có người nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS nhiều nhất nhì tỉnh. Phóng viên báo điện tử GDVN một lần nữa quay trở lại Nam Định để gặp trực tiếp lãnh đạo địa phương.

Nhưng, điều đáng tiếc là không chỉ mắng nhiếc PV vì đã "bêu" lên sự thật đang tồn tại ở tỉnh này mà vị Chánh văn phòng còn đòi thu điện thoại của phóng viên bởi tác nghiệp mà "không xin phép"… Vụ việc nêu trên đã châm thêm lửa vào luồng dư luận chưa kịp lắng xuống.

Đập bàn bồm bộp quát phóng viên

Trụ sở UBND tỉnh Nam Định

Tự hỏi là Chánh văn phòng của một tình khi gặp phóng viên đã quát nạt, đập bàn răn đe thì nếu là dân đen Chánh văn phòng sẽ đối đãi như thế nào. 

“Chúng tôi là người dân Nam Định thấy Báo Giáo dục phản ánh về Quất Lâm, Nam Định là quá đúng bởi nó đã tồn tại hàng chục năm nay rồi. PV mà còn bị hành xử như vậy thì nếu là dân đen sẽ bị cán bộ nạt nộ tới đâu nữa mặc dù đó là cha là mẹ của dân.

Còn chuyện đất cát của dân thì khỏi nói. Phóng viên gặp người bị thu hồi đất bất bình thường ở Nam Định quá nhiều rồi. Tôi thấy ông Nguyễn Công Thành phát ngôn như vậy là không ổn”. Độc giả Nguyễn Tuấn bức xúc.

Trước cách hành xử của cán bộ địa phương Nam Định, không chỉ có bản thân PV mà bất cứ ai biết điều này cũng đều ngạc nhiên, bàng hoàng: 

“Phát ngôn của vị Chánh văn phòng UBND tỉnh Nam Định là không đúng tầm và quá xoàng xĩnh. Bên cạnh đó là hành vi đập bàn bộp bộp vào mặt bàn là không chấp nhận được. Đáng lẽ ra phải cám ơn phóng viên mới đúng chứ. Cái xấu xa thì nêu ra để sửa chữa, cứ che đậy, giấu kín thì biết đến bao giờ mới nhận ra, biết đến bao giờ mới khá lên được?”.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!

Thái độ của Chánh văn phòng UBND tỉnh Nam Định và Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn xem ra rất giống nhau. Cách hành xử trịnh thượng này theo độc giả Vũ Đức Hải: “Là cán bộ thì cũng từ dân mà ra và khoác chiếc áo có mác cán bộ  tỉnh mà thôi . Phóng viên, nhà báo cũng là người dân khi đến cửa nhà "Quan" thì chuyện đập bàn, xỉ vả, đòi tịch thu công cụ là chuyện thường thấy… ở địa phương nào mà chẳng thế”.

Độc giả Nguyễn Ngọc Dũng thì cho rằng: “Ông này là cán bộ chứ không phải là dân xã hội đen và Báo chí có quy định của Luật báo chí. Cán bộ là công bộc của dân, vì dân, vì nước. Tư cách cán bộ này đề nghị tỉnh phải xem lại”.

Phải chăng đây là “Một điển hình của sự quan liêu
?
Phải chăng đây là “Một điển hình của sự quan liêu, không nhận thấy cái xấu của tỉnh nhà, chỉ muốn người ta tán dương mình” như nhận xét của bạn đọc Hoàng Nam.

“Một lãnh đạo chánh văn phòng của cả một tỉnh mà có những lời nói như vậy quả thật là hiếm thấy, vậy mà cũng là một chánh văn phòng tỉnh ủy? Chắc các ông này cũng nhận tiền rồi nên cũng im hơi chứ tại sao không biết những việc ở Quất Lâm.

Cả nước còn biết nữa là vị đấy. Ông ấy nói cũng phải ở Đồ Sơn, Sầm Sơn... cũng có thật nhưng đó là vị Chánh văn phòng này tự khai thôi, mà không nói thì tất cả ai cũng biết. Làm sao che giấu được miệng thiên hạ đồn nhau”. Độc giả Nguyễn Trọng ở địa chỉ email nguyentrong@... chia sẻ.

Một số độc giả khác như độc giả Trần Đăng Tuấn thì cho rằng nên thông cảm với hành động của ông Nguyễn Công Thành vì: “Nam Định đang có rất nhiều việc chuẩn bị cho kỷ niệm 750 năm Thiên Trường - Nam Định. Những điều phóng viên các báo thời gian qua đề cập tới không sai, tuy nhiên để giải quyết việc đó (ma túy, mại dâm) không phải chỉ là vấn đề riêng của Nam Định mà có thể nói là của toàn quốc. 

Thiên đường sung sướng ở Quất Lâm gây chấn động dư luận suốt thời gian qua
Tôi nghĩ độc giả cũng nên có sự chia sẻ, các báo cũng không vì một chút gì đó... mà quá cố chấp với một vài cách hành xử có thể chưa phù hợp mà ảnh hưởng tới công việc chung của cả một địa phương. Truyền thống nhân văn của dân tộc mình là dù giận nhau đến mấy nhưng ngày TẾT các cụ vẫn khuyên nhủ nhau giữ lấy cái không khí vui vẻ chung cho cả nhà. Rất mong mọi người đồng ý”.

“Con sâu bỏ rầu nồi canh”. Tuy nhiên thử nghĩ, đối với địa phương nào ta cũng thông cảm, bắt tay sống chung với tệ nạn xã hội thì truyền thống dân tộc và văn hóa đất nước sẽ ra sao? Và nếu như xem cách hành xử của lãnh đạo địa phương Nam Định là chuyện thường ngày ở huyện thì ai sẽ là cha, là mẹ và là nô bộc của dân? 

Bùi Hằng - khái niệm mới về tự do ?


 

Hình ảnh từ rất sớm trước cổng tòa

  Vào buổi sáng ngày 24-9-2012 trong khi đi tới tòa án ND thành phố Sài Gòn để xem phiên tòa xét xử 3 nhà báo  tự do . Đoàn người hơn chục chị em chúng tôi đã bị chặn lại ngay ngã 4 Võ Văn Tần- Nam Kỳ Khởi Nghĩa....Chỉ một quãng đường đi từ dòng chúa cứu thế Kỳ Đồng ra tới nơi này mà đoàn người và thân nhân những người đang bị xét xử gặp không biết bao nhiêu chuyện nhiễu sách
Công an- mật vụ. , lực lượng trật tự các loại được huy động đứng chật 2  bên đường. Cả dọc con đường từ Bà Huyện Thanh Quan mà đoàn người nhỏ bé ấy đi qua đều  bị hàng vài chục ống kính camera chĩa thẳng ngay mặt mà quay chụp. Chúng tôi làm gì mà ghê gớm và quá "quan trọng" đối với chính quyền như thế? Chúng tôi chỉ hơn chục công dân- Lầm lũi, công khai đi đến  nơi thể hiện cái gọi là công lý xem nó như thế nào thôi mà.
Đáng lẽ ra, những phiên tòa như thế này, nếu đúng người , đúng tội thì còn phải truyền thông cho dân chúng được nghe , được nhìn để mà "ủng hộ" để mà tin rằng chính quyền luôn luôn làm đúng, luôn luôn vì bình yên cho Nhân Dân mới phải chứ
Vậy mà trái với tất cả những gì gọi là "quy định của pháp luật"
Những nhân viên dưới màu áo "công quyền" được xua ra đường để trấn áp chúng tôi. Nếu đất nước này có luật pháp nghiêm minh , có tôn ty trật tự thì tại sao họ cần phải làm những hành vi:  lén lút đi theo,  lén lút nhòm ngó, lén lút chụp hình quay phim để cho những con người bị họ gọi là "phản  động" là "gây rối" lại có thể hiên ngang - điềm tĩnh đi trước bàn dân thiên hạ như vậy?
Sao họ không dám thử hỏi một  người dân bất kỳ qua đường trong buổi sáng ấy xem rằng hình ảnh hơn chục con người ngẩng đầu đi giữa phố đòi tự do công lý cho người thân - mặc trên mình những chiếc áo với khẩu hiệu đòi tự do cho những công dân vô tội , cầm những băng rôn ghi rõ nội dung chữ nghĩa....Là những con người công chính - cao đẹp hay hình ảnh của những kẻ "hớt hơ , hớt hải" bấn loạn theo sau mới là công chính, công quyền?
Chẳng cần hỏi quá nhiều người thì ai ai cũng nhìn thấy hành vi của những người gọi là nhân viên "công quyền " kia đã chẳng thể có một chút gì thể hiện được cái uy quyền của chính  nghĩa
Họ thì thụt- thập thò quay phim chụp hình lén. Trong khi đó họ giấu nhẹm và cúi mặt,  che đi thân phận họ khi bị những người công chính hay người đi đường chụp hình lại..Nhìn những hình ảnh ấy,  người còn liêm xỉ bỗng thấy xấu hổ thay cho họ.Họ có biết rằng : HỌ LÀ AI trong mắt người dân?
Nhiều khi tôi thấy chạnh lòng thương và "tội nghiệp" cho những khuôn mặt , những bộ dạng hèn khốn của họ. "Công" thì đúng rồi! Họ đang thực thi "công việc" mà..Nhưng còn "Quyền"...quyền của họ đâu khi họ không thể có chính nghĩa và sự thât?
Quyền của họ ở đâu khi khi họ không hề có đủ lý lẽ và luật pháp để nói chuyện phải trái ? để mà thực thi "quyền hạn" của họ với Nhân Dân một cách có hiệu lực , một cách tâm phục khẩu phục?
Họ có trong tay chính quyền. Họ có trong tay vũ khí, họ có trong tay "chức vụ tự phong"- hay do mua bán mà có- Nhưng họ lại không thể làm được một điều hiên ngang - công chính như những người dân  ...
Bởi một điều họ không hề làm theo LUẬT PHÁP

Công an giao thông sách nhiễu vô cớ trên mọi chặng đường

Bộ áo "công quyền " khoác lên người chỉ để làm tấm bình phong - áo giáp cho những việc làm sai trái của họ
Trên đường đi không biết bao lần đoàn người nhỏ bé chúng tôi bị đe dọa bằng những việc như : dừng xe vô luật lệ đòi kiểm tra giấy tờ, Khi thấy không còn "thủ tục"  gì khác để sách nhiễu thì họ đã trắng trợn hơn là cho người xông vào đoàn người để tấn công , cướp giật tài sản của các Cha ngay giữa con mắt của bao người dân. Không biết rằng những con người có tên là an ninh , mật vụ đó họ có còn biết suy nghĩ "động não" hay không khi họ nghĩ rằng họ có cái "quyền" hành xử như côn đồ du đãng?
Bà cán bộ phường và cả đám "công bộc" cũng đã tái mặt và cúi gằm khi an ninh cho người cướp đồ của chúng tôi ngay trước mặt họ. Nhưng khi chúng tôi hô lên CƯỚP...Thằng kía  bỏ chạy , lực lượng trật tự có mặt phản ứng đuổi theo thì ngay lập tức công an và an ninh đứng dang tay chặn những người này và hô lên thật "hùng hồn" Người của TA.".....Ha..ha..ha..ha..ha
Thấy chưa hả bà cán  bộ phường? Thấy chưa hả những chú "lính chì"? Thấy chưa hả những thanh niên xung phong? Thấy chưa hả bà con dân chúng đi đường? Màn "biểu diễn " rất sống động của an ninh mật vụ thành phố Hồ Chí Minh ( Sài Gòn xưa)  đã cho các quý vị mục sở thị về bản chất và con người thật của họ đấy nhé! Không phải rằng "thế lực thù địch" nào dựng lên bôi xấu họ đâu nhé! Họ tự nói về mình cả đấy thôi
Đoàn người nhỏ nhoi bị chặn lại giữa ngã tư ấy chẳng "giúp" gì cho chính quyền trong việc "biểu dương lực lượng" hay gây thanh thế , mà trái lại chỉ với hơn chục con người bé nhỏ, bất bạo động và vô cùng ôn hòa họ đã góp phần làm cho những "công bộc " của dân phơi  bầy ra những trò tồi tệ nhất
Đã không thể đưa ra bất cứ lý do gì hợp pháp cho việc ngăn chặn đoàn người đến tòa trong cái thông báo: Đây là  phiên xử công khai , mà trái lại họ lại tự vạch trần những khuất tất dối trá . lừa bịp , bưng bít của họ trong tất cả những "nỗ lực" ngăn trở đoàn người. Họ đã khiến cho nhiều người,  cả trong chính hàng ngũ của họ phải đón nhận  những thông tin từng bị họ bưng bít bằng những "bằng chứng sống". Đó chính là những con người thật đang đứng trước mặt họ., đang diễn thuyết SỰ THẬT cho họ nghe , mà  chắc chắn tôi tin rằng rất nhiều người trong số họ,  cho dù chưa bao giờ biết gì cũng se giật mình tìm hiểu
Luật pháp bất chấp- lý lẽ bất cần- lương tri bất ổn  thì cuối cùng họ sinh ra bất nghĩa với dân . Họ vận dụng cái suy  nghĩ của một loài thú hoang rằng họ sẽ "cai trị" những con dân bé nhỏ này bằng bạo lực nên sau khi không thể tranh cãi lý lẽ với những con người công chính thì trưởng công an phường 6 Q3- thành  phố Hồ Chí Minh đã  hô to,  ra lệnh rất hùng hồn:" Bắt hết chúng nó lại..."
                                       Bắt bắt nữa bắt cho bằng hết
                                       Giết! giết nữa giết không ngừng nghỉ.......
Hay lắm, với hơn chục con người không một tấc sắt trong tay
Với hơn chục con người chỉ có "nợ vay" ( Nợ vay công lý) Thì rõ ràng lực  lượng  chẳng "tương quan " chút nào

Những khát khao của thân nhân và bè bạn và cũng là bao tiếng nói chung 

Thế là cứ 5-7 người khiêng  một người dân bé nhỏ,  thì vài người lại phải chạy theo đấm đá phụ họa những tấm thân đang bị nhâng lên không thể còn cơ hội chống trả  như những con heo mang đi giết, mổ  thế kia
Tôi đã gào đến lạc cả giọng trong phẫn uất đến tột cùng: " Không được đánh người! Không được đánh nguoiiiiiiiiiiiiiiii"
 Nhưng rồi những công bộc của dân trong cơn say máu họ không hề đếm xỉa đến tiếng kêu thét của đồng loại và họ đã biến đổi gen để trở thành những giống loài khác,  khi không còn một chút gì cảm xúc để coi những con người bé nhỏ chúng tôi là ĐỒNG BÀO
Nếu ai chưa một lần mục sở thị thì khó lòng tin rằng : Những hình ảnh xấu xa- tồi tê nhất, Những ngôn ngữ vô văn hóa nhất và bẩn thỉu nhất lại có sẵn trong lực lượng công an nhân dân như ngày nay
Họ xông vào bắt dân , hình như họ đồng thời phải "vận nội công" bằng những ngôn từ bẩn thỉu như Đ cha , Đéo mẹ cho xứng với những hành động "ngoại lực" tàn bạo , độc ác mà họ đang thi hành.
Thật không thể nói hết ra những gì mà người dân chúng tôi đã chứng kiến và gánh chịu từ công an, an ninh
Vậy thì thử hỏi rằng làm sao các Ngài muốn "cai trị" con dân khi lòng tin đã bị chính các ngài hủy diệt. Sự tôn trọng thì đã thay thế bằng những Ghê Tởm qua những hành xử bất minh , bất chính của cả một hệ thống "công bộc"  chắp vá về kiến thức- rách rưới về tri thức và nghèo hèn về Tâm thức?
Chỉ riêng những hành xử qua một phiên tòa  mà tầm ảnh hưởng   lan tỏa ra tầm Quốc Tế như ngày 24-9-2012 này thôi . Đã có đủ cho những gì về cái gọi là Dân Chủ và Pháp luật mà người Việt Nam chúng ta đang " thụ hưởng" Phải chăng đây là thành quả của 'dân chủ gấp ngàn lần bọn tư bản giãy chết"
Hay đây chính là TỰ DO CÁI CON CẶC như nguyên văn câu nói của ngài Vũ Văn Hiền- Phó công an phường 6- Q3 đã "long trọng" tuyên bố qua  lời tường trình của chị Dương Thị Tân - vợ cũ anh Điếu Cày khi chị bị bắt giữ trái phép trong đồn và ông phó phường này biểu diễn màn" võ công xé áo" 2 mẹ con chị..Vừa xé vừa hô vang:" Tự  Do này, Tự  Do cái CON  CẶC........
Ha...ha...ha...ha..ha....Cảm ơn ngài trung tá CAND- Cảm ơn ông đã cho cả thế giới biết về Tự  Do ở đất nước chúng ta. Nếu ông không nói thì dân đen chúng tôi có nói cũng chẳng ai tin

Sau khi bị bắt vào đồn công an phường 6 và bị lột áo Mẹ con chị Tân ra về trong cảnh thế này đây

Bùi Hằng - Viết trong  ngày đi xem phiên tòa xử 3 nhà báo TỰ DO

Tàu Nhật bắn vòi rồng vào tàu Đài loan ở biển Hoa đông


  

Ảnh chụp từ trên không cho thấy tàu tuần duyên của Nhật Bản và Đài Loan bắn vòi rồng vào nhau ở Biển Đông Trung Hoa, ngày 25/9/2012
Các tàu tuần duyên của Nhật Bản và Đài Loan hôm nay đã bắn vòi rồng vào nhau ở Biển Đông Trung Hoa, gây phức tạp thêm cho vụ tranh chấp lãnh thổ dữ dội vốn đã làm rối loạn các mối quan hệ giữa Trung Quốc với Nhật Bản.

Vụ đối đầu khá căng thẳng, được chiếu trên đài truyền hình Nhật Bản, đã diễn ra trong lúc ít nhất 8 chiếc tàu tuần duyên của Đài Loan hộ tống mấy mươi chiếc tàu đánh cá gần những hòn đảo mà cả Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đều tuyên bố có chủ quyền.

Các giới chức Nhật Bản cho biết các chiếc tàu Đài Loan đã rời khỏi vùng biển có tranh chấp khoảng 1 giờ đồng hồ sau đó. Chánh văn phòng Nội các Nhật Osamu Fujimura nói rằng Tokyo đã chính thức  phản đối vụ xâm nhập của Đài Loan.

Ông Fujimura nói: "Chúng tôi lại một lần nữa nộp kháng nghị thư cho phía Đài Loan. Còn về vấn đề an ninh xung quanh quần đảo Senkaku, chúng tôi sẽ tiếp tục canh phòng toàn diện và chỉ thị cho tất cả các bộ liên hệ thu thập thông tin để đối phó với bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra."

Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã đưa ra một thông cáo để bày tỏ sự ủng hộ cho điều mà ông gọi là “hành động yêu nước” của các ngư phủ và lực lượng tuần duyên. Đây là lần đầu tiên Đài Loan phái tàu tới vùng biển có tranh chấp kể từ khi Nhật Bản mua những hòn đảo từ tay sở hữu chủ là một gia đình người Nhật, gây phẫn nộ cho cả Trung Quốc lẫn Đài Loan.

Các giới chức Trung Quốc và Nhật Bản hôm nay đã họp với nhau để tìm cách làm dịu bớt tình hình căng thẳng. Theo yêu cầu của Tokyo, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Chokao Kawai đã họp với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân tại Bắc Kinh. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Trương Chí Quân đã thúc giục Nhật Bản “thực hiện những biện pháp cụ thể” để “sửa chữa những sai lầm” liên quan tới quần đảo này.

Quan hệ Trung-Nhật đã bị suy sụp sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa các hòn đảo trong một hành động mà nhiều người xem là có mục đích giúp cho những hòn dảo đó khỏi bị khai thác bởi vị đô trưởng Tokyo có chủ trương dân tộc cực đoan. Từ đó tới nay, Trung Quốc đã phái nhiều tàu tuần duyên, tàu hải giám và tàu đánh cá đến nơi để tìm cách khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với những hòn đảo nằm gần những nơi có nhiều cá và có thể có nhiều dầu lửa và khí đốt.

Những đảo này Nhật Bản gọi là Senkaku, trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Đài Loan gọi là Điếu Ngư Đài.

Ông Michael Cucek, một nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế của Đại học MIT ở Tokyo, cho đài VOA biết rằng những diễn tiến ngày hôm nay làm cho vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo trở nên nguy hiểm và khó tiên liệu hơn.

Ông Cucek cho biết: "Rất khó để biết được Trung Quốc sẽ làm sao để lùi bước sau khi đã đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ như vậy và làm cách nào để cho những vụ xâm nhập, thoạt đầu là của các chiếc tàu từ Hồng Kông và giờ đây là của các chiếc tàu từ Đài Loan, tiến vào vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku không làm cho Trung Quốc viện cớ bảo vệ người dân Trung Quốc để gia tăng cường độ của những lời lẽ đả kích Nhật Bản và nâng cao mức độ của vụ đối đầu."

Trong những ngày gần đây, những vụ biểu tình chống Nhật đôi khi có bạo động đã diễn ra trên khắp Trung Quốc, và bao gồm những vụ tấn công nhắm vào các doanh nghiệp cho Nhật Bản làm chủ và những lời hô hào đòi tẩy chay hàng hóa của Nhật. Vụ tranh chấp này đe dọa tới mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản, hai nền kinh tế lớn nhất Á châu.

 

Bọn tàu khựa dã man vô nhân tính !


Xe lu nghiền nát người biểu tình giữ đất

xe lu 1Kinh hoàng: Do phản đối chính quyền thu đất, một người dân bị xe lu nghiền nát. Chuyện xảy ra tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Người đàn ông bị nghiền nát dưới bánh xe lu là ông He Zhi Hua.

  Toàn văn bản tin trên trang Dailymail:

Chinese protester opposing government takeover of village land 'is crushed to death by state-controlled road-flattening truck'

  • Protester He Zhu Hua, appears to be crushed in shocking images
  • He opposed being moved after government tried to claim land for commercial use
  • Reports claim government then tried to hide body and sent security to quell anger from residents
          By Chris Parsons
          PUBLISHED: 19:23 GMT, 25 September 2012 | UPDATED: 19:23 GMT, 25 September 2012
          This is the horrifying moment a Chinese protester was allegedly brutally crushed to death by a government road flattening truck over a land dispute.
          The demonstrator had apparently resisted a government relocation when he appeared to be crushed by the huge vehicle on the orders of a Chinese government official.
          The victim, named as He Zhi Hua, had refused to accept a small sum to relocate from Changsha Village in Hunan Province, where government officials want to claim land for commercial use.
Brutal: A pair of human feet can clearly be seen underneath the giant wheels of the Chinese government road-flattening vehicle
          Brutal: A pair of human feet can clearly be seen underneath the giant wheels of the Chinese government road-flattening vehicle
Shocking: Horrific images showed the remains of the man splattered across the road after the alleged killing in Hunan Province
          Shocking: Horrific images showed the remains of the man splattered across the road after the alleged killing in Hunan Province
          Instead, when Hua began lying down on the land in protest, a construction vehicle reportedly crushed him to death with its huge rollers, allegedly on the orders of the local Vice Mayor.
          The local authorities had already evicted many others from Changsha Village when the state-owned construction vehicle carried out the killing, according to reports.
          More...
          Shocking pictures from the aftermath appeared to show the man's remains splattered under the rollers of the giant construction vehicle.
          It is unclear exactly what the pictures show, however, and there is a possibility the incident could have been an accident.
Reports have claimed that Chinese government officials tried to hide the body after the man was horrifically crushed to death
          Reports have claimed that Chinese government officials tried to hide the body after the man was horrifically crushed to death
Protest: Residents in Changsha Village, Hunan Province, had earlier demonstrated about being moved from their homes as local authorities wanted to use their land for commercial buildings
           Protest: Residents in Changsha Village, Hunan Province, had earlier demonstrated about being moved from their homes as local authorities wanted to use their land for commercial buildings
          However, it is even alleged that the local authorities in Changsha Village attempted to cover up the incident by deploying security to control angry locals and hiding the body.
          Reports have also claimed that the man's family were offered a sum of money to 'keep quiet' about the incident, according to infowars.com.
          The site also reported that after the killing, 200 heavy-handed security officials were sent to the scene to quell any protests from onlookers.
          (nguồn: Dailymail)

Tường thuật phiên xử 3 thanh niên yêu nước tại Vinh.





 Sau 4 tháng kể từ phiên Tòa sơ thẩm đã kết án 4 sinh viên Vinh một cách trái Hiến pháp và trái luật pháp Việt Nam. Ý thức được việc làm của mình, 3 trong số 4 sinh viên này đã làm đơn kháng cáo để một lần nữa bày tỏ sự khát khao về công lý, sự thật và văn minh. Đồng thời để tố cáo bản án vô lý mà nhà cầm quyền đã tìm cách bỏ tù các em. Việc kết án các sinh viên này đã làm dấy lên một làn sóng phản đối và chỉ trích những điều khoản vô lí như điều 88, điều 79 của BLHSVN. Vì thế, trong thời gian vừa qua, các hội đoàn, các giáo xứ, các linh mục và giáo dân khắp nơi nơi đã liên tục hiệp thông, thắp nến cầu nguyện cách riêng cho các em cũng như cầu nguyện cho Công lý - Sự thật và Hoà bình sớm được hiện diện đích thực trên quê hương Việt Nam yêu dấu này. 

Nay, một lần nữa những kẻ nhân danh "chính quyền" lại đem 3 sinh viên ưu tú của đất nước ra để kết án. Qua đây, một lần nữa được khẳng định sự CHÍNH NGHĨA của nhà cầm quyền không còn. Lòng dân nay đã chất chứa quá nhiều đau thương do những kẻ tự cho mình quyền được "cai trị" gây ra. Điều đó chắc chắn được tỏ rõ qua sự hiện diện của mọi người dân khắp nơi trong phiên tòa "ô nhục" hôm nay.
3h 45: Xung quanh khu vực Tòa án, công an đã bắt đầu tuần tra và bao vây hiện trường.

4h15: Quảng đường từ Chợ Vinh đến Quảng Trường có tượn Hồ Chí Minh, dọc đường Quang Trung, công an đã chốt dày đặc công an và các loại lực lượng khác nhau.

4h30: Một số giáo dân vừa bước xuống taxi đã bị công an chặn lại vặn hỏi lái xe.

Sau đó, 4 công an đã tự tiện kiểm tra giấy tờ và đồ dùng cá nhân của công dân, 4 viên công an trong đó có tên Hoàng Văn Tiến, số hiệu 227.665 đã cưỡng chế, cướp máy ảnh của thanh niên tên Vũ.

5h: Khoảng chục công an đã bao vây nhóm giáo dân này và đưa về Công an Thành phố.









6h30: Có hai xe khách từ Hà Nội tiến vào Tp. Vinh, một xe đã bị chặn tại Hoàng Mai - Nghệ An, và xe tiếp theo bị chặn tại Diễn Châu.

"Quang cảnh trước toà án, phiên xử công khai mà công an, bộ đội dày đặc" 
6h20: Lực lượng an ninh đã được phân bố ở các ngả rẽ vào phiên tòa, chúng đang gây khó khăn cho những người tới tham dự phiên tòa, mặc dù đây là phiên tòa "công khai"


7h10: Công an đang bắt giữ một số người đến phiên tòa phúc thẩm, hàng đoàn công an hung hăng bắt giữ người giữa đường.

7h15: Hai phía đầu đường Nguyễn Thị Minh Khai, nơi phiên tòa "công khai" đang được diễn đã bị lực lượng công an, an ninh, dân phòng, côn đồ đã chặn ko cho bất cứ một ai qua lại7h20: Hôm nay, trên toàn địa bàn thành phố Vinh, nhất là khu vực lân cận tòa án, công an thường phục và sắc phục thực hiện việc bắt bớ người dân một cách trắng trợn.7h35: Rất đông bà con giáo dân đang đọc kinh, cầu nguyện trước tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An, chúng tôi kính mời những người đang theo dõi vụ việc này, theo tôn giáo của mình, cầu nguyện cho các thanh niên yêu nước.7h40: theo ước tính, có khoảng 6-700 công an các loại đang có mặt xung quanh khu vực tòa, họ quyết liệt ko cho người dân đến tham dẹ phiên tòa. Hiện tại ca đã bắt bớ một số người dân đi qua khu vực tòa án và đưa đi đâu không ai rõ. Facebooker Cát Bụi đã bị lực lượng an ninh thu mất máy ảnh.7h 45: Lực lượng an ninh đã cướp hết băng rôn của những người đi tham dự phiên phiên tòa, các ngã rẽ đến phiên tòa đã bị lực lượng an ninh chặn, hàng rào đã được dựng lên để ngăn chặn người dân tham gia phiên tòa "công khai"
Lực lương an ninh đông hơn số người tham dự phiên tòa


7h46: Theo thông tin chúng tôi nhận được, đã có 7 người đã vào được phía trong phiên tòa.7h50: Công an đã đánh mẹ của Sinh viên Trần Hữu Đức khi bà đến tòa tham dự phiên tòa xử con mình.






Theo ước tính, số người tham dự cái gọi là phiên tòa Phúc thẩm, tính đến lúc 7h45 phút, số người vượt qua các cửa ải ngăn chặn của công an để đến được trước cửa Tòa án Tỉnh Nghệ An khoảng 700 người. Một số giáo dân bị ngăn chặn từ xa.(cập nhật từ trang Nữ Vương Công Lý)

8h00: Trời bắt đầu đổ mưa lâm thâm, không khí Tp Vinh như trĩu lại, bà con các nhóm lại cất cao lời kinh cầu nguyên



Lực lượng an ninh đang cướp băng rôn, biểu ngữ của bà con


Một người dân bị lực lượng an nính đánh chảy máu.
Mẹ anh Trần Hữu Đức
8h25: Có 5 em sinh viên bị bắt tại 107 đường Nguyễn Thị Minh Khai


8h28: Các giáo dân đang tập trung đọc kinh trước Cổng tòa, cầu cho Công lý được thực thi ở đây.

8h 29: Trời đổ mưa to.

8h41: Một người nước ngoài đang ngồi trong quán càfê gần đó bị CA VN hỏi giấy tờ


8h50: Khẩn cấp, một nhóm sinh viên đang bị công an đòi bắt đưa về đồn ở quán cafe EQ, số 87 Nguyễn Thị Minh Khai, mong mọi người đến hỗ trợ gấp.

9h00: Hàng trăm dân phòng và công an vây kín người nhà của các thanh niên công giáo trước tòa, cả đoạn đường Nguyễn Thị Minh Khai được bao phủ bởi hai màu xanh và vàng của quân đội Hồ Chí Minh.  








Bòi bút Bình Minh - báo Nghệ an đang quay phim giáo dân.
Mật vụ trong quán nước đối diện tòa



 Đang cập nhật tiếp...