Ảnh chụp từ trên không cho thấy tàu tuần duyên của Nhật Bản và Đài Loan bắn vòi rồng vào nhau ở Biển Đông Trung Hoa, ngày 25/9/2012
Các tàu tuần duyên của Nhật Bản và Đài Loan hôm nay đã bắn vòi rồng vào nhau ở Biển Đông Trung Hoa, gây phức tạp thêm cho vụ tranh chấp lãnh thổ dữ dội vốn đã làm rối loạn các mối quan hệ giữa Trung Quốc với Nhật Bản.
Vụ đối đầu khá căng thẳng, được chiếu trên đài truyền hình Nhật Bản, đã diễn ra trong lúc ít nhất 8 chiếc tàu tuần duyên của Đài Loan hộ tống mấy mươi chiếc tàu đánh cá gần những hòn đảo mà cả Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đều tuyên bố có chủ quyền.
Các giới chức Nhật Bản cho biết các chiếc tàu Đài Loan đã rời khỏi vùng biển có tranh chấp khoảng 1 giờ đồng hồ sau đó. Chánh văn phòng Nội các Nhật Osamu Fujimura nói rằng Tokyo đã chính thức phản đối vụ xâm nhập của Đài Loan.
Ông Fujimura nói: "Chúng tôi lại một lần nữa nộp kháng nghị thư cho phía Đài Loan. Còn về vấn đề an ninh xung quanh quần đảo Senkaku, chúng tôi sẽ tiếp tục canh phòng toàn diện và chỉ thị cho tất cả các bộ liên hệ thu thập thông tin để đối phó với bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra."
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã đưa ra một thông cáo để bày tỏ sự ủng hộ cho điều mà ông gọi là “hành động yêu nước” của các ngư phủ và lực lượng tuần duyên. Đây là lần đầu tiên Đài Loan phái tàu tới vùng biển có tranh chấp kể từ khi Nhật Bản mua những hòn đảo từ tay sở hữu chủ là một gia đình người Nhật, gây phẫn nộ cho cả Trung Quốc lẫn Đài Loan.
Các giới chức Trung Quốc và Nhật Bản hôm nay đã họp với nhau để tìm cách làm dịu bớt tình hình căng thẳng. Theo yêu cầu của Tokyo, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Chokao Kawai đã họp với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân tại Bắc Kinh. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Trương Chí Quân đã thúc giục Nhật Bản “thực hiện những biện pháp cụ thể” để “sửa chữa những sai lầm” liên quan tới quần đảo này.
Quan hệ Trung-Nhật đã bị suy sụp sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa các hòn đảo trong một hành động mà nhiều người xem là có mục đích giúp cho những hòn dảo đó khỏi bị khai thác bởi vị đô trưởng Tokyo có chủ trương dân tộc cực đoan. Từ đó tới nay, Trung Quốc đã phái nhiều tàu tuần duyên, tàu hải giám và tàu đánh cá đến nơi để tìm cách khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với những hòn đảo nằm gần những nơi có nhiều cá và có thể có nhiều dầu lửa và khí đốt.
Những đảo này Nhật Bản gọi là Senkaku, trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Đài Loan gọi là Điếu Ngư Đài.
Ông Michael Cucek, một nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế của Đại học MIT ở Tokyo, cho đài VOA biết rằng những diễn tiến ngày hôm nay làm cho vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo trở nên nguy hiểm và khó tiên liệu hơn.
Ông Cucek cho biết: "Rất khó để biết được Trung Quốc sẽ làm sao để lùi bước sau khi đã đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ như vậy và làm cách nào để cho những vụ xâm nhập, thoạt đầu là của các chiếc tàu từ Hồng Kông và giờ đây là của các chiếc tàu từ Đài Loan, tiến vào vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku không làm cho Trung Quốc viện cớ bảo vệ người dân Trung Quốc để gia tăng cường độ của những lời lẽ đả kích Nhật Bản và nâng cao mức độ của vụ đối đầu."
Trong những ngày gần đây, những vụ biểu tình chống Nhật đôi khi có bạo động đã diễn ra trên khắp Trung Quốc, và bao gồm những vụ tấn công nhắm vào các doanh nghiệp cho Nhật Bản làm chủ và những lời hô hào đòi tẩy chay hàng hóa của Nhật. Vụ tranh chấp này đe dọa tới mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản, hai nền kinh tế lớn nhất Á châu.
Vụ đối đầu khá căng thẳng, được chiếu trên đài truyền hình Nhật Bản, đã diễn ra trong lúc ít nhất 8 chiếc tàu tuần duyên của Đài Loan hộ tống mấy mươi chiếc tàu đánh cá gần những hòn đảo mà cả Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đều tuyên bố có chủ quyền.
Các giới chức Nhật Bản cho biết các chiếc tàu Đài Loan đã rời khỏi vùng biển có tranh chấp khoảng 1 giờ đồng hồ sau đó. Chánh văn phòng Nội các Nhật Osamu Fujimura nói rằng Tokyo đã chính thức phản đối vụ xâm nhập của Đài Loan.
Ông Fujimura nói: "Chúng tôi lại một lần nữa nộp kháng nghị thư cho phía Đài Loan. Còn về vấn đề an ninh xung quanh quần đảo Senkaku, chúng tôi sẽ tiếp tục canh phòng toàn diện và chỉ thị cho tất cả các bộ liên hệ thu thập thông tin để đối phó với bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra."
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã đưa ra một thông cáo để bày tỏ sự ủng hộ cho điều mà ông gọi là “hành động yêu nước” của các ngư phủ và lực lượng tuần duyên. Đây là lần đầu tiên Đài Loan phái tàu tới vùng biển có tranh chấp kể từ khi Nhật Bản mua những hòn đảo từ tay sở hữu chủ là một gia đình người Nhật, gây phẫn nộ cho cả Trung Quốc lẫn Đài Loan.
Các giới chức Trung Quốc và Nhật Bản hôm nay đã họp với nhau để tìm cách làm dịu bớt tình hình căng thẳng. Theo yêu cầu của Tokyo, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Chokao Kawai đã họp với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân tại Bắc Kinh. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Trương Chí Quân đã thúc giục Nhật Bản “thực hiện những biện pháp cụ thể” để “sửa chữa những sai lầm” liên quan tới quần đảo này.
Quan hệ Trung-Nhật đã bị suy sụp sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa các hòn đảo trong một hành động mà nhiều người xem là có mục đích giúp cho những hòn dảo đó khỏi bị khai thác bởi vị đô trưởng Tokyo có chủ trương dân tộc cực đoan. Từ đó tới nay, Trung Quốc đã phái nhiều tàu tuần duyên, tàu hải giám và tàu đánh cá đến nơi để tìm cách khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với những hòn đảo nằm gần những nơi có nhiều cá và có thể có nhiều dầu lửa và khí đốt.
Những đảo này Nhật Bản gọi là Senkaku, trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Đài Loan gọi là Điếu Ngư Đài.
Ông Michael Cucek, một nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế của Đại học MIT ở Tokyo, cho đài VOA biết rằng những diễn tiến ngày hôm nay làm cho vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo trở nên nguy hiểm và khó tiên liệu hơn.
Ông Cucek cho biết: "Rất khó để biết được Trung Quốc sẽ làm sao để lùi bước sau khi đã đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ như vậy và làm cách nào để cho những vụ xâm nhập, thoạt đầu là của các chiếc tàu từ Hồng Kông và giờ đây là của các chiếc tàu từ Đài Loan, tiến vào vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku không làm cho Trung Quốc viện cớ bảo vệ người dân Trung Quốc để gia tăng cường độ của những lời lẽ đả kích Nhật Bản và nâng cao mức độ của vụ đối đầu."
Trong những ngày gần đây, những vụ biểu tình chống Nhật đôi khi có bạo động đã diễn ra trên khắp Trung Quốc, và bao gồm những vụ tấn công nhắm vào các doanh nghiệp cho Nhật Bản làm chủ và những lời hô hào đòi tẩy chay hàng hóa của Nhật. Vụ tranh chấp này đe dọa tới mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản, hai nền kinh tế lớn nhất Á châu.
Nhìn Nhật Bản, mới thấy lãnh đạo ta toàn 1 lũ hèn
Trả lờiXóa