Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Toà cộng sản Hà nội tiếp tục diễn hề

Tòa án Hà Nội tuyên 12 tháng tù giam cho Nguyễn Viết Dũng

#GNsP (11.03.2016) – Sáng nay ngày 11.03.2016, Tòa án Hà Nội tuyên 12 tháng tù giam đối với Nguyễn Viết Dũng bị cáo buộc với tội danh “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 258 BLHS, khi anh mặc quân phục VNCH cùng người dân tham dự tuần hành ôn hòa phản đối nhà cầm quyền Hà Nội chặt cây xanh.

“Đây là một bản án oan vì Dũng không hề gây rối trật tự công cộng, không có nghiêm trọng gì xảy ra. Sức khỏe của Dũng tốt hơn so với phiên tòa lần trước, mạnh mẽ hơn và cương quyết hơn. Dũng luôn khẳng định mình vô tội. Qua phiên tòa này tôi thấy con trai tôi trưởng thành rất nhiều.” Ông Nguyễn Viết Hùng, bố của Nguyễn Viết Dũng nói với GNsP.

Chị Hằng, em gái Nguyễn Viết Dũng bất bình: “Không có tội tại sao phải giảm? Tòa đã tuyên án 12 tháng tù tội lôi kéo người khác gây rối trật tự công cộng. Công bằng nào cho anh tôi?”.

Trong phiên tòa phúc thẩm hôm nay, có hai Luật sư (LS) tham gia bào chữa cho anh Dũng là LS Võ An Đôn và LS Nguyễn Khả Thành. Cả hai LS đều đến từ tỉnh Phú Yên.

Về phía gia đình anh Nguyễn Viết Dũng có bố anh Dũng là ông Nguyễn Viết Hùng và hai cô em gái của anh Dũng được dự khán phiên tòa. Mẹ của anh Dũng là bà Hồng đang bị bệnh nên không thể tham dự phiên tòa của con trai bà, mặc dù bà rất muốn đi.

Trước khi phiên tòa diễn ra, Pv. GNsP có cuộc trao đổi ngắn với ông Nguyễn Viết Hùng, bố của anh Dũng. Ông Hùng mong muốn rằng: “Mong Dũng được thả tại tòa vì Dũng không có tội. Lúc đầu Dũng mới bị bắt thì hàng xóm họ nghĩ rằng Dũng nhà tôi phạm một cái tội gì ghê gớm lắm nên họ dị nghị gia đình tôi, nhưng càng về sau thì nhiều người chia sẻ với gia đình rằng họ khâm phục hành động dũng cảm của Dũng.”

Bên ngoài tòa án, Cộng tác viên GNsP có mặt tại hiện trường cho biết, có hơn 100 bà con dân oan, những người yêu mến Nguyễn Viết Dũng, những người bất đồng chính kiến như Nhà báo Lê Hùng, Cựu TNLT Trung Nghĩa, Blogger Nguyễn Văn Đề… đi tham dự phiên tòa. An ninh được thắt chặt, khu vực 2 đầu đường phía tòa án có một số xe thùng, barrier rào chắn người dân không cho họ tiếp cận gần với tòa án.

Một bạn trẻ đã từng tham gia tuần hành phản đối chặt cây xanh ở Hà Nội và chứng kiến Nguyễn Viết Dũng và những người bạn của anh Dũng tuần hành một cách ôn hòa. Bạn trẻ này tên Nam đang có mặt trong phiên tòa sáng nay cho biết:

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

Mafia đỏ nào chống lưng cho FLC ?

AI CHỐNG LƯNG CHO TẬP ĐOÀN FLC PHÁ RỪNG, CẤM BIỂN NGƯ DÂN THANH HÓA?
Tạ Phong Tần

FLC mượn tay nhà cầm quyền cộng sản cướp đoạt tài sản và đàn áp dân

Từ ngày 03/3 đến ngày 05/3/2016, người dân Sầm Sơn Thanh Hóa đã biểu tình phản đối việc Tập đoàn FLC thực hiện dự án du lịch Sầm Sơn đã phá sạch rừng phòng hộ ven biển làm sân gôn (Người Lao Động ngày 05/12/2015) và cấm biển ngư dân Thanh Hóa. FLC cho bảo vệ ra bờ biển ngăn chặn bà con ngư dân không được đánh bắt cá, cào ngao, trong khi không có luật nào quy định, bờ biển thuộc chủ quyền của cá nhân, tổ chức nào.

Ngay tại Hà Nội, cùng thời điểm này, báo chí cũng đã thông tin về việc ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC (trụ sở tại Hà Nội) ngang nhiên thách thức cơ quan chức năng. 

Các băng nhóm mafia đỏ tàn phá Đất nước !

Đại tá tình báo công an xây resort ‘không phép’ ở vườn quốc gia
HÀ NỘI (NV) - Một khu du lịch, nghỉ dưỡng quy mô và sang trọng được xây dựng bên trong “vườn quốc gia Ba Vì” đã hoàn tất, đã quảng cáo câu khách nhưng lại không có giấy phép xây cất.
Vụ việc đang được dư luận chú ý tại Việt Nam nhất là chủ đầu tư của dự án “Le Mont Bavi Resort & Spa” lại là Lương Ngọc Anh, một đại tá tình báo công an CSVN, nhân vật chính nổi tiếng trong vụ ăn hối lộ của nhà thầu Úc in tiền giấy nhựa polymer cho Việt Nam bốn năm trước.

Cũng là công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ (CFTD) do ông Lương Ngọc Anh cầm đầu thực thiện dự án nghỉ dưỡng vừa kể nằm trong vườn quốc gia Ba Vì. Vườn quốc gia Ba Vì là một công viên quốc gia nổi tiếng vừa về cảnh trí, vừa về sự đa dạng và đặc thù sinh thái được giao cho một ban quản lý điều hành. Người làm giám đốc hiện nay là ông Nguyễn Phi Truyền.

Theo tài liệu được báo Lao Động nêu ra, “Vườn quốc gia Ba Vì được biết đến như một địa danh thiêng liêng của thủ đô và cả nước, có đền thờ đức Thánh Tản Viên..., được thành lập từ năm 1991 với tên gọi ban đầu là “khu rừng cấm quốc gia Ba Vì.” Hiện nay, tổng diện tích của vườn là 10,814 ha thuộc địa giới hành chính của 16 xã thuộc 3 huyện của thành phố Hà Nội và 2 huyện của tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm thủ đô 50km về phía tây, là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục với nhiều con suối bắt nguồn từ núi rừng Ba Vì quanh năm nước chảy như Thiên Sơn-Suối Ngà, Ao Vua, Khoang Xanh, Hồ Tiên Sa...”

“Vườn bao gồm 3 phân khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trên cốt 400, phân khu phục hồi sinh thái dưới cốt 400, phân khu dịch vụ hành chính. Vườn có chức năng trồng, bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên vốn vô cùng phong phú, di tích lịch sử, nghiên cứu khoa học kết hợp với tham quan, học tập và du lịch,” báo Lao Động viết.
Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016, nhiều báo ở Việt Nam cho hay bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Cao Đức Phát đã “yêu cầu Tổng Cục Lâm Nghiệp phối hợp với thanh tra bộ thành lập đoàn thanh tra cụ thể việc tôn tạo, xây dựng các công trình tại khu vực độ cao cốt 600 và toàn bộ hợp đồng liên kết tổ chức du lịch sinh thái trên địa bàn vườn quốc gia Ba Vì. Trên cơ sở đó, bộ mới kết luận rõ đúng, sai và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.”

Đầu tiên ông Bộ Trưởng Phát yêu cầu “Tổng cục trưởng Tổng Cục Lâm Nghiệp quyết định việc tạm đình chỉ công tác điều hành của giám đốc vườn quốc gia Ba Vì và các cán bộ liên quan nếu có dấu hiệu tham nhũng hoặc cản trở công tác thanh tra.”

Trên Internet, người ta thấy quảng cáo trang mạng “Núi Ba Vì” của Le Mont Bavi Resort & Spa có đủ từ giới thiệu khu nghỉ dưỡng, hướng dẫn di chuyển (cách Hà Nội một giờ lái xe) đến số điện thoại, e-mail, tên người cần tiếp xúc để đặt phòng, giữ chỗ. Tức là đã hoàn tất, bắt đầu thu tiền vào khu nghỉ dưỡng “4 sao” gồm khoảng 60 khách sạn bề thế và biệt thự, hồ bơi, du ngoạn, ngắm cảnh trí hùng vĩ, cắm trại.
Khi bị báo Lao Động khui ra trên số báo ngày 29 tháng 2, 2016, ông Lương Ngọc Anh vội chạy tới báo này giải thích việc làm dự án “âm thầm” nhưng vô cùng quy mô hàng triệu đô la của ông là “còn thiếu một số giấy tờ mới có thể hoàn thiện hồ sơ.”

Theo diễn gỉai của ông ta kể lại trên báo Lao Động, “từ ngày 10 tháng 6, 2008, vườn quốc gia Ba Vì (VQG) có tờ trình gửi Bộ NNPTNT xin chủ trương hợp đồng liên kết khoán quản, hoạt động du lịch sinh thái tại vườn. Đến ngày 1 tháng 7, Bộ NNPTNT có công văn số 1847 giao VQG xây dựng đề án cụ thể.