Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

Thú chơi ngang của quan cộng sản - ăn cướp !

Viết từ Saigon: Những kiểu chơi ngang và chơi sang của quan



Bà Oanh đang trần tình về việc mất nhà mất đất

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

Lý Nhân Hà Nam - dân nổi lên chống bọn bảo kê cát tặc.

Clip bạo Loạn ở Lý Nhân, Hà Nam: Người dân đứng lên chống bọn bảo kê cát tặc : 

https://www.youtube.com/watch?v=jQiBN1dDhuk
https://www.youtube.com/watch?v=6U-qVxjPi4k




Một video quay lại cảnh đụng độ giữa những người dân xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam với lực lượng cảnh sát cơ động được đưa lên mạng ngày 30/08/2016. Nhiều người dân đa số là phụ nữ đội nón lá đã ném đất đá về phía CSCĐ.

Nguyên nhân được cho là do người dân bức xúc về việc các tàu hút cát ven sông Hồng từ lâu làm sạt lở bờ kè và đất đai sản xuất nông nghiệp của bà con.

Theo báo Pháp luật Việt Nam đưa tin, việc khai thác cát đã diễn ra từ lâu. Năm 2013 UBND tỉnh Hà Nam cấp giấy phép hoạt động cho ba công ty khai thác cát trên địa bàn xã và Công ty TNHH xây dựng và đầu tư Phúc Lợi Hà Nội (thuộc Bộ NN&PTNT). Công ty Phúc Lợi dưới danh nghĩa nạo vét, cải tạo sông Hồng nhưng lại hoạt động khai thác cát “rầm rộ” cả ngày lẫn đêm.

Một người dân cho biết: “Không những các công ty khai thác hoạt động vào ban ngày mà còn cả buổi đêm. Đã nhiều lần tôi và nhân dân trong thôn đánh trống khua chiêng để đuổi nhưng không ăn thua. Việc hút cát đã làm các con rồng, trụ đá gia cố đê kè sông Hồng bị lún và nước cuốn trôi. Theo tôi được biết, tiêu chuẩn được phép nạo vét và khai thác cát cách bờ gần nhất là 197m, còn xa bờ thì 215m. Nhưng khi họ nạo vét và khai thác cát, có nhiều hôm dân chúng tôi thấy các tàu hút cát cách bờ 20m làm đất nông nghiệp của người dân bị sụp lún”.

Do bức xúc trước những hành động nạo vét, hút cát của Công ty Phúc Lợi Hà Nội, ngày 3/1/2016 có hơn 100 người dân đã ra tận văn phòng đại diện của công ty đóng trên địa bàn đòi ngừng mọi hoạt động nạo vét, hút cát. Sau đó bị nhân viên công ty mang can xăng 20 lít và bình ga ra đe dọa. Hậu quả ông Trần Đăng Trào bị té xăng vào mắt nên bị bỏng giác mạc độ 2 phải cấp cứu tại bệnh viện mắt tỉnh.

Trước đó, vào ngày 17/04/2016, người dân đã đánh chìm một chiếc tàu đang hoạt động ở đây.

Khai thác cát là việc hái ra tiền. Theo tính toán của giới kinh doanh vật liệu, giá cát hiện nay trên thị trường là 70 đến 80.000 đồng/1m3. Bình quân mỗi chiếc xe tải chở được 10 m3 cát. Nếu một ngày có 100 chuyến ra khỏi bãi là đã thu về hàng trăm triệu đồng.

Việc khai thác cát, nạo vét ... phải do bộ TNMT, NN, GTVT và chính quyền hoạch định, cấp phép, xử lý. Khai thác ở đâu, bao lâu, như thế nào? Người dân bức xúc phản đối là lại đưa CSCĐ về đàn áp là sao?

Ba Sam


Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

Thanh hoá - ông già 72 tuổi chống tham nhũng bị bắt bỏ tù !

Lãnh đạo kêu gọi chống tham nhũng, dân đáp ứng lời kêu gọi, tố cáo cán bộ tham nhũng, làm giả giấy tờ thương bệnh binh, ăn chặn tiền đền bù đất đai của dân, bao che cho côn đồ hoạt động... thì bị công an chụp mũ cái tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân".

NHƯ VẬY CHẲNG KHÁC NÀO LÃNH ĐẠO VN MỊ DÂN, DỐI TRÁ VỚI DÂN! BẢN CHẤT KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI.
================================




Vào ngày 21 tháng 8 năm 2015, phóng viên SBTN có cuộc tiếp xúc với người nhà ông Đinh Tất Thắng tại thôn Quyết Thắng 2, xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá, về việc ông bị bắt theo điều 258.

Anh Đinh Tất Tuân cho biết: “Bố tôi nhiều năm nay đã làm đơn khiếu kiện khắp nơi, gửi đến nhiều cơ quan chính quyền từ trung ương, đến địa phương nhưng không nơi nào chịu giải quyết.

Dân miền trung tiếp tục biểu tình rất lớn !

Sáng nay mùng 1-9 , hàng ngàn người dân Hà tĩnh, hàng ngàn người dân Vinh đã tiếp tục biểu tình yêu cầu đóng cửa Formosa, tố cáo nhà cầm quyền lừa dối công luận , lừa dối dân trong việc hỗ trợ, đền bù thiệt hại do biển chết cá chết.
 Họ kéo về trụ sở các huyện Kỳ Anh, giơ các biểu ngữ, mặc áo với nhiều thông điệp kêu gọi đóng cửa Formosa, đồ chính quyền minh bạch...

Lê Văn Luân: MIỀN TRUNG PHẪN NỘ

Người dân miền Trung với đức tính cần cù, chịu khó, nhẫn nhục và cũng là cái nôi của nhiều nhân sỹ yêu nước. Nhưng lại là vùng với nhiều tỉnh nghèo, dù đông dân, và cuộc sống gắn với biển cũng như dịch vụ biển là chính yếu.

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Băng xã hội đen Yên Bái đệ tử Cường bí thư đang bị truy nã.

Công an tỉnh Yên Bái điều tra vụ án “xã hội đen” vây ráp khách sạn Khánh Hà

Xem thêm : http://danoan2012.blogspot.com/2016/08/vu-yen-bai-cac-tinh-tiet-khong-co-tren.html
- Cường bí thư ( Cường trắng)  sử dụng gần chục băng xã hội đen thao túng Yên Bái .
16:06 | 31/08/2016

(Xây dựng) - Một nhóm “xã hội đen” do băng nhóm Tùng ‘bò’, Vinh ‘hợi’ đã ngang nhiên xông vào khách sạn Khánh Hà, có địa chỉ tại tổ 36, phường Yên Ninh, TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái) để vây ráp, đánh đập cả chủ khách sạn và nhân viên bảo vệ. Lúc bỏ đi, đám côn đồ này còn cướp tiền, vàng, tài sản của chủ khách sạn. Chưa dừng lại, 2 ngày sau, các đối tượng này tiếp tục kéo đến quấy phá, bất chấp pháp luật. Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Bất chấp sự có mặt của lực lượng công an, đám “xã hội đen” vẫn đỗ xe ngoài khách sạn Khánh Hà gây sự, chửi bới, dọa nạt. thách thức pháp luật. (Ảnh cắt từ clip)
Diễn biến vụ việc

3.000 tỷ đồng - Trịnh Xuân Thanh và ai chịu trách nhiệm ?

Bài báo đã bị gỡ: Thua lỗ hơn 3.000 tỉ đồng tại PVC: Sau ông Trịnh Xuân Thanh, còn ai phải chịu trách nhiệm?




Bài báo này của tác giả Hồng Quân, đăng trên báo Lao Động sáng nay lúc 6:29 ngày 30-08-2016, nhưng hiện đã bị gỡ bỏ khỏi trang mạng. Xin được đăng lại từ bản Google cache để hầu bà con.

Bình luận của nhà báo Huy Đức: “Chỉ cần tính trong lịch sử của đảng cộng sản Việt Nam thôi, chưa bao giờ có chuyện người đứng đầu hai ngành làm ăn bi bét nhất, thay vì bị giáng chức, lại chui lọt vô Bộ Chính trị như Đinh La Thăng và thống đốc Nguyễn Văn Bình. Có lẽ bí quyết chính trị của nó nằm ở chỗ “xây” dẫu có thành công thì cũng chỉ kiếm tiền lẻ, phải “phá” tới nơi thì mới có đủ tiền.

Năm 1989, trước sự đổ bể của hàng loạt hợp tác xã tín dụng, ông Lữ Minh Châu, Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước đã bị mất chức (dù lỗi dẫn đến sự đổ vỡ không phải do ông). Năm 2004, ông Lê Huy Ngọ cũng đã từ chức Bộ trưởng bộ NN & PTNT chỉ vì vụ Lã Thị Kim Oanh mà nếu so với vụ ngân hàng Xây Dựng, Huyền Như hay PVC thì chỉ là cái kim, sợi chỉ”.

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Yên Bái - chủ tịch phường thất học.

Định đưa dân vào diện “theo dõi, quản lý”, Chủ tịch phường phải xin lỗi

authorHòa Nguyễn Thứ Tư, ngày 24/08/2016 07:50 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Một phụ nữ ở TP.Yên Bái (Yên Bái) tá hỏa khi biết lãnh đạo phường nơi mình cư trú định đưa chị vào hồ sơ quản lý, theo dõi của công an vì cho rằng chị này có hành vi “chống đối Đảng, chống đối chính quyền”.


   
Sự việc trớ trêu này xảy ra với bà Đỗ Thị Thúy Hiền (SN 1976, tổ 3, phường Nguyễn Phúc, TP.Yên Bái). Trao đổi với PV Dân Việt, bà Hiền cho biết bà khá bất ngờ và sửng sốt khi nhận được thông báo này; bản thân bà cũng không biết rằng mình đã làm gì khiến bị đưa vào diện xem xét và theo dõi như vậy.

HUDS - Doanh nghiệp hay kẻ cướp ?


Hà Nội: Công dân tố cáo Công ty HUDS cưỡng chế tài sản trái pháp luật

Dân trí Báo Dân trí nhận được Đơn tố cáo của anh Đồng Văn Vinh (SN 1986) cho rằng Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ nhà ở và khu đô thị (HUDS) đã huy động người cưỡng chế thu giữ tài sản trị giá nhiều tỷ đồng của anh trái luật. Trong khi đó, Công ty HUDS cho rằng chỉ di dời khối tài sản này theo hợp đồng đã ký kết.
 >> Hà Nội: Chủ tịch huyện Hoài Đức cấp khống sổ đỏ, quan về hưu, dân “kêu trời”!
 >> Vụ cấp sổ đỏ "ma" tại huyện Hoài Đức: Một câu trả lời mở ra ngàn câu hỏi!
 >> Hà Nội: Chủ tịch huyện Hoài Đức ký cấp sổ đỏ cho đất “ma”, liệu có “chìm xuồng”?

Đơn tố cáo của anh Vinh cho biết: “Tôi hiện đang là chủ sử dụng Ki ốt địa chỉ: Siêu thị ECO Mart, Số 09 CT2 - ĐN2 phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội; Hợp đồng thuê Ki ốt với bên cho thuê là: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dịch vụ nhà ở và khu đô thị (Công ty HUDS); Đã ký Hợp đồng thuê Ki ốt số: 641/2013/HĐTKÔ ngày 10/12/2013.
Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của Hợp đồng hai bên có tranh chấp và vụ việc chưa được Tòa án hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, ban hành Bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật thì phía Công ty HUDS đã thành lập “Ban chỉ đạo” thu hồi mặt bằng ki ốt Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai. Việc ban hành quyết định này vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng vì doanh nghiệp không có thẩm quyền cưỡng chế hay tịch thu tài sản.

Trong khi người dân tố cáo Công ty HUDS cưỡng chế thu tài sản trái luật thì phía công ty này cho rằng chỉ thực hiện dịch chuyển tài sản theo hợp đồng thuê Ki ốt đã ký.
Trong khi người dân tố cáo Công ty HUDS cưỡng chế thu tài sản trái luật thì phía công ty này cho rằng chỉ thực hiện dịch chuyển tài sản theo hợp đồng thuê Ki ốt đã ký.
Ngày 26/8, một nhóm người rồi tự xưng là người của công ty HUDS xông vào và nói là “Chúng tôi là người của HUDS đến thu hồi ki ốt” tự ý vào cửa hàng mang tài sản ra ngoài và chiếm đoạt. Toàn bộ tài sản của tôi để trong ki ốt bị những người này mang lên các xe ô tô tải mang đi.

Trà Vinh - quan chức thoái hoá, hư đốn, thách thức công luận !

Hữu Danh/ DV: Cựu Chủ tịch tỉnh mở quán nhậu 15 tỷ đồng cho nữ phó phòng

Sau khi lùm xùm chuyện nữ phó phòng đập xe của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Trần Khiêu, ông Khiêu khẳng định hai người không có tình cảm. Nghỉ hưu xong, ông và nữ phó phòng cùng nhau mở quán nhậu 15 tỷ đồng ở Vĩnh Long...

Năm 2013, dư luận miền Tây “dậy sóng” trước việc nữ phó phòng T.H.L (Phó phòng Quản lý doanh nghiệp - Lao động thuộc Ban quản lý (BQL) Khu kinh tế tỉnh Trà Vinh) chạy xe vào trụ sở UBND tỉnh Trà Vinh đập xe ông Trần Khiêu - Chủ tịch UBND tỉnh này. Câu chuyện không chỉ xôn xao trong năm 2013 mà còn kéo dài qua 2014 khi nữ phó phòng liên tục tố cáo một số cán bộ cấp trên có tiêu cực.

Theo báo cáo của Công an phường 1, thành phố Trà Vinh, khoảng 22 giờ 10 phút ngày 7.1.2013, T.H.L chạy xe Honda SH thẳng vào trụ sở UBND tỉnh. Bà không chấp hành hiệu lệnh yêu cầu dừng xe của lực lượng cảnh sát bảo vệ, sau đó dùng gạch đập kính chiếc ô tô biển xanh 84E-0727 là phương tiện công vụ của ông Trần Khiêu - Chủ tịch UBND tỉnh. Khi lực lượng làm nhiệm vụ đến can ngăn không cho đập phá ô tô, bà L đã dùng gạch đánh lại, làm một chiến sĩ bị thương. Tiếp đó, bà L lên phòng làm việc của ông Khiêu ở lầu 1, rồi dùng gạch đập vào cửa phòng. Khi lực lượng cảnh sát bảo vệ can ngăn, bà L đã lớn tiếng đe dọa, chửi bới, thóa mạ với những lời lẽ thô tục. Mãi đến 23 giờ 15, bà này mới bỏ về nhưng không chấp hành yêu cầu của Công an phường 1 là về làm việc tại trụ sở. Ngày 8.1, Công an phường 1 đã 2 lần gửi giấy triệu bà L lên làm việc nhưng bà vẫn không chấp hành và cũng chẳng thông báo lý do vắng mặt.

Sau khi sự việc xảy ra, ngày 22.2, Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh đã ra quyết định khai trừ bà L ra khỏi Đảng vì những sai phạm trên. Ngoài ra, Đảng ủy khối cũng yêu cầu cơ quan nơi bà L công tác tiến hành buộc thôi việc đối với bà.

Báo chí vào cuộc, ông Trần Khiêu khẳng định, giữa ông và bà T.H.L hoàn toàn trong sáng, chỉ là anh em bình thường, không vượt giới hạn như dư luận đồn đoán. Chuyện bà T.H.L đập xe ông, hay chuyện bà đến nhà ông “quậy” vào ban đêm chỉ là do những chuyện hiểu lầm. Đến tháng 7.2013, ông Trần Khiêu có đơn xin nghỉ hưu sớm vì lý do lớn tuổi, sức khỏe yếu, mất sức lao động.

Ông Khiêu phủ nhận mối quan hệ với bà T.H.L và sự việc cũng chìm vào quên lãng. Vài tháng nay, người dân thành phố Vĩnh Long lại xôn xao khi thấy ông Khiêu thường xuyên chở bà T.H.L đến một công trình xây dựng quán nhậu rất lớn ở Vĩnh Long. Địa điểm này trước đây là Hội quán Bia Sài Gòn, được hai người mua lại và đầu tư mới.

Bà T.H.L cho biết, miếng đất này bà mua hơn 8 tỷ đồng, xây cái nhà phía trước hơn 2 tỷ đồng. Ngoài ra, bà cho xây dựng phòng ốc mở nhà hàng, tổng giá trị toàn bộ công trình khoảng 15 tỷ đồng.

Ông Trần Khiêu cho biết, ngoài quán nhậu đang xây dựng, ông và bà T.H.L còn có một nhà hàng ở huyện Duyên Hải (Trà Vinh) và một công ty chuyên đấu giá tài sản. Theo lời ông Khiêu, những tài sản này bà T.H.L đứng tên nhưng cũng là của ông, vì ông là người đứng sau. “Mày thấy báo chí đăng không? Mày đăng đi... Nhầm mẹ gì. L nóng tánh. Tánh bây giờ vẫn nóng” - ông Trần Khiêu nói.

Ông Trần Trí Dũng - Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh cho biết, ông Trần Khiêu đã chuyển sinh hoạt Đảng về nơi cư trú, không còn sinh hoạt đảng ở cơ quan cũ.

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Vô chính phủ ở Long biên Hà nội !

Chủ tịch, Phó chủ tịch quận Long Biên đều vi phạm nghiêm trọng Luật Tố cáo

LĐO ĐỪNG IM LẶNG Đỗ Văn
Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên Đỗ Huy Chiến bị người dân phường Thượng Thanh tố cáo đích danh.
Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên Đỗ Huy Chiến bị người dân phường Thượng Thanh tố cáo đích danh.
Sau khi Báo Lao Động đăng tải loạt bài phản ánh những sai phạm của ông Đỗ Huy Chiến – Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên trong việc thu hồi đất của dân và bị người dân tố cáo đích danh, Thanh tra TP Hà Nội vừa có CV gửi Báo Lao Động “cung cấp thông tin” về vụ việc.
Một ngày sau khi Báo Lao Động điện tử đăng tải bài “Phó Chủ tịch quận Long Biên ký “thông báo kết quả giải quyết tố cáo” chính mình!” (ra ngày 4.5.2016), ngày 5.5.2016 Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã có CV giao Thanh tra TP kiểm tra quy trình tiếp nhận, giải quyết đơn tố cáo của công dân tại UBND quận Long Biên. “Kết quả báo cáo Thành ủy, UBND thành phố, đồng thời thông tin trả lời Báo Lao Động theo quy định”.
 Lô đất liên quan đến việc người dân phường Thượng Thanh tố cáo ông Đỗ Huy Chiến thu hồi cho doanh nghiệp.
Điều đáng tiếc là trong CV số 1569/TTTP-P3 ngày 6.6.2016 của Thanh tra thành phố gửi Báo Lao Động đã bộc lộ việc cơ quan này đã báo cáo, thông tin sai sự thật vụ việc với Thành ủy, UBND TP Hà Nội và cơ quan báo chí. Cụ thể như sau:
Như bài “Phó Chủ tịch quận Long Biên ký “thông báo kết quả giải quyết tố cáo” chính mình!” đã khẳng định ông Đỗ Huy Chiến - Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên đã “tự xử”, bất chấp Luật Tố cáo khi chính ông bị người dân phường Thượng Thanh tố cáo đích danh.
Theo khoản 1 Điều 12 về “Nguyên tắc xác định thẩm quyền” (Luật Tố cáo 2011) xác định rõ: “tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết”.
Khoản 4 Điều 13 về “Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước” cũng quy định: “Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện…”. Như vậy việc giải quyết tố cáo đối với ông Đỗ Huy Chiến là Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên, tức cấp cấp phó của người đứng đầu – Chủ tịch UBND quận thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND TP Hà Nội.
Luật Tố cáo đã quy định rõ như vậy, nhưng Thanh tra TP Hà Nội vẫn công nhiên kết luận: “Việc ông Đỗ Huy Chiến – Phó Chủ tịch UBND quận ký Thông báo số 881/TB-UBND ngày 16.12.2014 về kết quả giải quyết đơn tố cáo của công dân phường Thượng Thanh, quận Long Biên là đúng thẩm quyền và đúng quy trình giải quyết tố cáo”.
 

 Bằng chứng vi phạm nghiêm trọng Luật Tố cáo của lãnh đạo quận Long Biên
CV số 1569 của Thanh tra TP Hà Nội cũng ghi rõ: “Quận Long Biên đã xác định nội dung tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND quận theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Tố cáo 2011”. Còn việc ông Đỗ Huy Chiến – Phó Chủ tịch UBND quận ký Thông báo giải quyết tố cáo chính mình thay Chủ tịch UBND quận là theo “phân công nhiệm vụ của các thành viên UBND quận”.
Vậy khoản 1 Điều 31 về “Thẩm quyền giải quyết tố cáo” quy định như thế nào, khoản này ghi: “Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. 
Điều này “có vẻ” có căn cứ, nhưng Thanh tra TP Hà Nội đã "cố tình" quên đi đây là trường hợp cấp phó người đứng đầu bị tố cáo đích danh vì vậy thẩm quyền phải được điều chỉnh theo khoản 1 Điều 12 và khoản 4 Điều 13 Luật Tố cáo 2011 như đã dẫn ở trên.
Một điều rõ ràng là với kết luận trên của Thanh tra TP Hà Nội thì không chỉ có ông Đỗ Huy Chiến - Phó Chủ tịch UBND quận mà cả ông Chủ tịch UBND quận Long Biên đã vi phạm nghiêm trọng Luật Tố cáo.
Hy vọng với sự quan tâm của Thành ủy, UBND TP Hà Nội, đơn tố cáo của người dân phường Thượng Thanh sẽ được giải quyết đúng pháp luật, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp chế XHCN.

Hà tĩnh - cán bộ lừa vợ Liệt sỹ !

3 năm trước, cán bộ xã ráo riết vận động bà - một người vợ liệt sỹ đầy khó khăn - phá bỏ căn nhà cũ, xây căn nhà mới để có có chỗ sinh sống an toàn và có nơi thờ tự chồng. Xã động viên bà vay mượn làm trước, khi nhà làm xong có nhà tài trợ, xã sẽ chi trả cho bà 50 triệu...
Bà cắn răng vay nóng kịp hoàn thành căn nhà ấy, nhưng nhà xây xong tiền của xã chẳng thấy đâu. Vậy là 3 năm qua, người vợ liệt sỹ khốn khổ nhất xóm phải còng lưng trả nợ.

Câu chuyện uất nghẹn, đắng cay ấy là của bà Trương Thị Hòa, SN 1949, là vợ liệt sỹ, trú tại xóm 1, xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Còn bộ ván đóng quan tài rồi cũng bán nốt...

Nhận được lá đơn trình bày đẫm nước mắt, khó tin của bà Hòa, sáng ngày 8/7, PV Dân trí đã về xã Kỳ Phong để rõ thực hư câu chuyện. Đến xóm 1, hỏi về bà, nhiều người tận tình chỉ: “Anh theo con đường bê tông ấy đi thẳng, nhìn bên phải thấy ngôi nhà nào bé như cái hộp diêm, trơ trọi không mái lợp che nắng, tường mới chỉ trát vữa sơ sơ, cửa chính, cửa số chỉ mấy tấm ván đóng lại, ấy là nhà của bà Hòa”.

Như lời chỉ dẫn, không khó để nhận ra “ngôi nhà” của người vợ liệt sỹ viết đơn kêu cứu. Căn nhà như cái lô cốt bê tông trơ trọi, buồn tạnh. Gọi mãi không thấy tiếng trả lời, nghĩ bà không có nhà, nhưng đi vòng ra phía sau mới biết bà Hòa bị ốm, đang nằm nghỉ trong căn phóng bé nhỏ, nóng phả hầm hập. Bà thất thểu mở cửa đón người lạ với nét mặt buồn bã.
Thấy chúng tôi rút lá đơn do chính tay bà gửi tới văn phòng, bao uất nghẹn dồn nén lâu nay mới có dịp trải lòng, bà òa khóc nức nở. “Sao bác khổ thế này. Cả cuộc đời bác hi sinh cho đất nước, cuối đời rồi mà vẫn chưa được yên thân”- người phụ nữ hốc hác, cuồng thâm đôi mắt sụt sùi khóc.

“Tất cả là vì căn nhà này đấy cháu à”- bà Hòa chua chát bắt đầu câu chuyện về nỗi uất ức kéo dài suốt 3 năm qua.
Theo bà Hòa, tháng 7 năm 2012, vì căn nhà xây tạm bợ lâu ngày đã quá xuống cấp, sập đổ bất cứ lúc nào, bà đã trình bày với xóm, xã muốn sửa sang lại, vừa có nơi trú ngụ, vừa có chỗ thờ tự người chồng là liệt sỹ, hi sinh trong kháng chiến chống Mỹ đến nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt. Sau đó, một đoàn công tác của xã đã xuống kiểm tra. Nhiều người xuống, họ không tin là bà lại có thể sống trong căn nhà tồi tàn đến thế. Họ ghi chép, đo đạc rồi nói, bác xứng đáng được Đảng, Nhà nước đầu tư, hỗ trợ, sửa chữa hoặc xây mới nhà. Họ nói thế, nhưng cả năm sau bà không thấy gì.

“Bẵng đi một thời gian, độ tháng 4 năm 2013, ông Đặng Thế Long, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã chạy xe đến nhà thông báo, bác nằm trong diện được hỗ trợ xây nhà. Bác nói, đến miếng ăn chưa đủ thì lấy chi để xây nhà. Ông ấy bảo bác, bà cứ vay mượn xây trước, làm xong sẽ có tiền hỗ trợ của nhà nước và nhà tài trợ. Thấy bác vẫn chần chừ, ông ấy thúc, bà cứ mạnh dạn vay mượn mà làm, rồi có tiền hỗ trợ”.
“Vì quá khó khăn, sợ không kham nổi, nên bác đã hai lần tìm đến nhà riêng ông chủ tịch mặt trấn ấy hỏi cho chắc chắn. Gặp lần nào ông ấy cũng thúc, luôn nhắc lại lời hôm trước: Bà cứ mạnh dạn mà làm, làm mới có tiền hỗ trợ, đã có nhà tài trợ bên dầu khí hứa hỗ trợ 50 triệu rồi” - người vợ liệt sỹ khốn khổ kể tiếp.

Tận trong đáy lòng bà Hòa cũng muốn có chỗ thờ tự đàng hoàng cho người chồng đã hi sinh vì đất nước, nay tin lời ông Chủ tịch MTTQ xã, bà đã bấm bụng cho phá dỡ căn nhà cũ, làm lại căn nhà mới. Không có tiền, bà dạo một vòng quanh xóm xin nợ tiền công, tiền vật liệu xây dựng. “Ai cũng biết là bác khó có khả năng chi trả, vì hoàn cảnh của bác nghèo khó ai người ta cũng biết. Nhưng họ thương bác, họ tin làm xong chính quyền sẽ chi trả, nên họ cho bác nợ để làm”- bà Hòa lớm rớm nước mắt thuật lại.

Nhưng, chẳng ai ngờ, căn nhà mới này đã khởi đầu cho chuỗi ngày khốn khổ của người vợ liệt sỹ ốm yếu thường xuyên. Sau khi hoàn thành xong căn nhà với tổng kinh phí hết 80 triệu đồng, bà Hòa thông báo với chính quyền và cá nhân ông Chủ tịch MTTQ xã Kỳ Phong, nhưng xã bảo chưa có tiền. Năm lần bảy lượt khốn khổ đi hỏi, bà luôn bị xã khất lần.
“Có lần bà con ở đây người ta đòi nợ bác dữ quá, thấy tủi thân, bác lên gặp trực tiếp ông Long để hỏi. Chưa có tiền đã rồi, ông ấy còn nặng lời với bác, tiền chưa về, khi nào có tôi đưa. Bác nghe mà nghẹn lòng, tim như muốn ngừng đập, đêm nào cũng nằm khóc một mình”- người vợ liệt sỹ uất ức kể.

Chờ mãi không thấy tiền bà Hòa đành đội nón đến gõ cửa một chi nhánh ngân hàng trên địa bàn để vay nợ, nhưng bà bị ngân hàng nọ khước từ. “Bác không có tài sản thế chấp, lại tuổi già sức yếu nên họ không cho vay. Cực chẳng đã, bác đã phải nhờ đứa con trai cũng là hộ nghèo ở tận Cần Thơ vay cho 40 triệu đồng từ ngân hàng chính sách, gửi về cho mẹ trả nợ. Chừng ấy tiền của con vay mới trả được phân nửa, số còn lại bác đành khất nợ, trả dần” – giọng bà Hòa nghẹn ngào.

Như lời bà Hòa kể, chuỗi ngày sống trong cảnh nợ nần của bà khốn khổ đủ đường. 1,3 triệu tiền hương khói liệt sỹ cho chồng hàng tháng, hay nuôi được con gà nào bà cũng bán, gom góp dành hết để lo trả nợ, trả lãi. Trả cho dân chưa hết, vừa rồi đã quá kỳ hạn trả, đứa con trai của bà Hòa lại gọi về hỏi mẹ, xã đã có tiền chưa để gửi vào hoàn trả ngân hàng. Bà Hòa cũng cho biết, đã 3 kỳ họp Hội đồng nhân dân xã, cả bà và xóm đều đã có ý kiến, nhưng xã không giải quyết cho.

"Bác giờ sức tàn lực kiệt rồi, có làm chi được nữa. Còn bộ ván đóng quan tài bác mua mấy năm trước, khó khăn chưa đóng được, chắc sắp tới bác cũng bán nốt để trả nợ cho người ta. Như thế, không chỉ bác, mà ông ấy ở dưới suối vàng cũng không thể ấm lòng” – bà Hòa nước mắt lưng tròng lau mấy tấm ván, tài sản quý nhất bà nói với chúng tôi.

Lời hứa gió bay?

Đã ở cái tuổi gần đất xa trời, nỗi khốn khổ, cùng cực của bà Hòa khó có thể kéo dài thêm được nữa. Vậy mà buổi làm việc với những người có trách nhiệm của chính quyền, mặt trận tổ quốc xã Kỳ Phong sau đó, chúng tôi đã không khỏi giật mình.

Ông Đặng Thế Long, vừa mới nghỉ việc, người trực tiếp vận động, đốc thúc bà Hòa vay nợ, phá bỏ nhà cũ, xây căn nhà như đã nói, thừa nhận những lời tường trình của bà Hòa với chúng tôi là chính xác. Vậy nhưng khi được đề cập, ông là người vận động, hứa chi trả một phần chi phí xây mới căn nhà của bà Hòa, vị này liền phủi tay: “Không, không. Tôi chỉ là người vận động thôi. Hồi ấy anh Viên cán bộ văn phòng UBND xã bảo tôi về vận động bà Hòa và hai trường hợp chính sách khác làm nhà rồi có tiền hỗ trợ từ Tập đoàn dầu khí. Xã bảo thì tôi chỉ biết vận động thôi. Việc thanh toán kinh phí thì tôi không có trách nhiệm, mà phải hỏi xã. Anh hỏi anh Phụ hồi ấy là Chủ tịch, giờ là Bí thư xã là rõ nhất”.

Gặp ông Trần Văn Phụ, Bí thư Đảng ủy xã Kỳ Phong, vị cán bộ này dường như không hay biết nỗi khốn khổ mà người vợ liệt sỹ Trương Thị Hòa đang phải gánh chịu. Phải hỏi cán bộ văn phòng, trực tiếp gọi điện thoại cho ông Long mà chúng tôi đề cập ở trên, vị bí thư này mới nắm lại phần nào sự việc.

Ông Trần Văn Phụ gọi điện cho ông Long, vị chủ tịch MTTQ xã đã nghỉ hưu để hỏi về ngôi nhà xây của bà Hòa.
Ông Trần Văn Phụ gọi điện cho ông Long, vị chủ tịch MTTQ xã đã nghỉ hưu để hỏi về ngôi nhà xây của bà Hòa.
Trái ngược với lời vị cán bộ mặt trận đã nghỉ việc, ông Phụ nói, việc xây nhà cho bà vợ liệt sỹ Trương Thị Hòa không phải là chủ trương của xã, mà là do mặt trận triển khai. “Xã không có chủ trương, mà do mặt trận thực hiện. Hồi ấy nghe đâu có đơn vị của Tập đoàn dầu khí có chủ trương hỗ trợ làm nhà cho đối tượng chính sách, ông Long ông đi họp, tiếp thu đâu trong huyện rồi về vận động người dân làm. Làm ra rồi, họ (nhà tài trợ) lại không chuyển tiền về nên mặt trận không có tiền thanh toán như đã hứa với bà Hòa”- ông Phụ phân trần. Vị Bí thư nói thêm, vì không có chủ trương nên dẫu biết bà Hòa là đối tượng chính sách, hoàn cảnh khó khăn, nhưng xã cũng không biết lấy đâu nguồn để thanh toán.

PV nêu thẳng vấn đề với vị Bí thư đảng ủy xã về việc tìm nhà tài trợ đã hứa để đòi tiền cho đối tượng có công. Vị bí thư Đảng ủy xã một lần nữa khiến chúng tôi tá hỏa khi cho biết, việc đòi tiền từ nhà tài trợ là rất khó, vì khi triển khai nhà tài trợ chỉ nói bằng miệng mà không có văn bản cam kết gì!

Như vậy là đã rõ. Nỗi thống khổ của của bà Hòa, vợ một liệt sỹ đã mấy chục năm chưa tìm được hài cốt, xuất phát từ việc làm “cầm đèn chạy trước ô tô” của mặt trận, cán bộ xã Kỳ Phong. Cuộc sống của bà Hòa có thể khó khăn, nhưng sẽ không ở vào cảnh cùng cực như 3 năm qua nếu không có sự đốc thúc cùng lời hứa của chính quyền xã.

Nhớ lại giây phút bà Hòa ngồi khóc, lau mấy tấm ván quan tài- thứ tài sản quý giá nhất bà nói là sẽ bán đi để trả nợ- mà quá xót xa.

Văn Dũng – Tiến Hiệp

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

Dân Từ sơn Bắc ninh đồng loạt tố cáo !

Đơn tố cáo từ Từ Sơn, Bắc Ninh.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———o0o———-

Từ Sơn, ngày 26 tháng 08 năm 2016

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi:    – Ông Phan Đình Trạc – Trưởng Ban nội chính Trung ương

– Ông Phan Văn Sáu – Tổng thanh tra chính phủ

– Bà Nguyễn Thanh Hải – Trưởng ban dân nguyện Quốc hội

– Ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ Trưởng NN & PTNT

Chúng tôi là:

Phạm Văn Hiếu, Địa chỉ: Thôn Tiến Bào – xã Phù Khê – thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh
Nguyễn Hữu Mỹ, Địa chỉ: Thôn Mai Động – xã Hương Mạc – thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh
Nguyễn Thị Thi, Địa chỉ: Phố Tân Thành – Phường Đồng Kỵ – thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh
Tố cáo các ông:

Nguyễn Nhân Chiến – bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh
Nguyễn Tử Quỳnh – Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh
Nguyễn Văn Quỹ – Nguyên chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn

Sông Ngũ Huyện Khê là con sông phục vụ tưới tiêu canh tác nông nghiệp, chống úng lụt bão cho các huyện Đông Anh, Hà Nội, Yên Phong, Từ Sơn, Tiên Du và thị xã Bắc Ninh.

Hàng năm và ngay cả thời điểm hiện tại Nhà nước phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để tu bổ đê điều, não vét dòng sông, thậm chí phải bỏ ra hàng trăm ha đất nông nghiệp để mở rộng lòng sông nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu phòng chống úng lụt bão cho nhân dân 5 huyện kể trên.

Vì trục lợi, bất chấp luật đê điều đoạn sông Ngũ Huyện Khê chảy qua phường Đồng Kỵ, xã Phù Khê, xã Hương Mạc liên tục bị san lấp từ năm 2012 đến nay, thậm chí có chỗ bị san lấp 2/3 dòng sông. Chính quyền thị xã, chính quyền tỉnh đã ký quyết định cho các Công ty Việt Trung, Đông Á, Mạnh Đức, Đại An san lấp dòng sông, lấn chiếm hành lang bảo vệ đê, thân đê để biến thành những khu đất chia lô, rồi để bán thu lợi về cá nhân hàng nghìn tỷ đồng.

Những vi phạm điều 7, điều 43 Luật đê điều, nhân dân địa phương đã nhiều lần làm đơn tố cáo, báo chí cũng đã phản ảnh. Song những vi phạm vẫn tiếp tục tái diễn, ngày càng trắng trợn thách thức dư luận.

Nhân dịp Đoàn kiểm tra phòng chống tham nhũng , do ông Phan Đình Trạc làm trưởng đoàn về Bắc Ninh thực hiện nhiệm vụ do Ban phòng chống tham nhũng Trung ương thành lập, chúng tôi yêu cầu ông Phan Đình Trạc chỉ đạo đoàn kiểm tra sự việc nêu trên một cách khách quan, nghiêm túc nhằm vạch mặt chỉ tên những tên giặc nội xâm tham nhũng đã và đang hủy hoại đất nước, làm mất lòng tin của dân và Đảng và Chính phủ.

Chúng tôi đang chờ đợi và hy vọng vào một Chính phủ nói không với tham nhũng, hành động quyết liệt vì lợi ích Quốc gia và lợi ích nhân dân. Chỉ có như vậy mới mang lại niềm tin, cuộc sống bình yên, ấm no hạnh phúc cho nhân dân.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!

Những người làm đơn (đã ký)

Phạm Văn Hiếu

Nguyễn Hữu Mỹ

Nguyễn Thị Thi

Vụ án Yên bái - các tình tiết không có trên báo đảng.

Tin về vụ  án mạng tại Yên bái ngày 18/8/2018  :

  Cường - bí thư Yên Bái sử dụng nhiều băng nhóm xã hội đen để củng cố quyền lực, cướp đất, bảo kê tệ nạn, phá rừng và thâu tóm mọi lĩnh vực tại Yên bái.
Phòng làm việc của Cường ở tầng 2  được làm nội thất giống như phòng Karaoke, đây là lý do mà khi Cường bị bắn đã không ai nghe thấy  tiếng súng. có thể Minh đã bắn Cường trước , lúc khoảng 7 giờ 15, sau đó Minh xuống tầng 1, vào phòng Tuấn và bắn, ngay lúc có một lái xe trong phòng. Lái xe đã bị công an Yên Bái bắt giữ từ hôm đó đến nay chưa thả, rất có thể bị giết để bịt đầu mối.
 Ngày hôm qua vẫn họp HDND và phó được giao làm thay hai trưởng. Trước đó công an Yên bái đã khám phòng của Cường, thu được hơn 106 tỷ, nhiều vàng, đá quý.  Số tiền này từ các nguồn bán ghế, bán đấu giá đất mà Cường cho xã hội đen  bảo kê, cấm cửa các doanh nghiệp ngoài tham gia. Các nhà đầu tư như : tôn Hoa sen, Vincom đều do Cường thao túng, sau khi Cường bị bắn , tôn Hoa sen đã ngay lập tức rút ba dự án khỏi Yên bái.
 Cường và Trà chủ tịch ủy ban thâu tóm toàn bộ đất vàng Yên Bái, em trai Trà được cho vào ghế giám đốc sở Tài nguyên môi trường để dễ bề thao túng.
 Mới trước  hôm xảy ra án mạng, Minh đã đi vay thêm hơn một tỷ để mang đến cho Cường, cả vợ chồng Minh đều được Tuấn ( đã nhiều lần đánh bạc bị bắt, Cường phải can thiệp sang công an để tha )  môi giới để chạy qua Cường, Hà vợ Minh chạy ghế phó chủ tịch tỉnh, Minh chạy tiếp ghế khi sáp nhập Kiểm lâm và Trồng rừng sau khi hoàn thành sáp nhập vào tháng 9.
 Hiện có ba người nữa trong tỉnh cũng đã chạy ghế, gửi tiền cho Cường đầy đủ nhưng Cường lại chết, giờ mất tiền, không được việc nên rất đang cay cú, có thể sẽ tung ra hết vụ việc .

Cả hai vợ chồng Minh đều đã qua hai vòng bầu bán do Cường sắp xếp, nhưng vòng thứ 3 thì lại hỏng, vì mất quá nhiều tiền mà hỏng việc nên Minh rất cay cú mặc dù Minh rất hiền, vợ chồng rất tình cảm và đồng thuận mà giờ ra như vậy ...
 Máy tính tại nhà Minh ghi chép đầy đủ tư liệu về tiền , file ghi âm giao tiền cho vụ chạy ghế, đã bị công an Yên bái thu giữ ngay buổi trưa hôm 18/8. Toàn bộ súng của kiểm lâm viên cũng bị thu lại ngay chiều hôm đó.
 Viên đạn thứ ba đã làm Cường gãy răng, vỡ hàm.

 Các cộng tác viên tại Yên bái đang tiếp tục điều tra danh tính hai người bị Công an Yên bái giữ từ sáng 18/8 đến nay chưa thả, trong đó có một lái xe của Tuấn.

Xuân Việt.

Ảnh : hai trong những tên xã hội đen tại Yên bái vẫn được Cường sử dụng, hai  xe của chúng.




Nguyên Giám đốc sở tư pháp TPHCM bỏ đảng !

Võ Văn Tạo: CỰU GĐ SỞ TƯ PHÁP TPHCM BỎ ĐẢNG
28-8-2016

Ông Võ Văn Thôn, cựu GĐ Sở Tư pháp TP HCM. Ảnh: VTC
    Ông Võ Văn Thôn, cựu GĐ Sở Tư pháp TP HCM. Ảnh: VTC

Trưa 28-8-2016, ông Võ Văn Thôn, cựu giám đốc Sở Tư pháp TPHCM xác nhận, ông vừa quyết định từ bỏ ĐCSVN.

Ông Lê Thân, bạn tù Côn Đảo với ông Thôn cho biết, ông Thôn là một trong những nhân vật bị nổi bật trong phong trào sinh viên trước 1975, bị chế độ Sài Gòn bỏ tù ở Côn Đảo.

Về phía mình, ông Thôn cho biết, ông nghỉ hưu đã 16 năm. Ông có tham gia ký Kiến nghị tập thể 61 đảng viên. Mới đây, ông đăng ký tự ứng cử.

Ngày 24-8, theo chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy Quận 3, chi bộ ông tiến hành kiểm điểm "xử lý" ông, có nội dung tự ứng cử. Ông trần tình rằng ông nghỉ hưu đã lâu và không hề được tổ chức đảng thông báo cái nguyên tắc đảng viên ra ứng cử lại phải được đảng phân công hay đồng ý (tương tự trước đây, ông Trương Đình Tuyển, cựu Bộ trưởng Thương mại và ông Đặng Hùng Võ, cựu Thứ trưởng TNMT cũng tuyên bố tự ứng cử, và Ban Bí thư phải nhắc 2 ông rút). Nếu nói khuyết điểm thì đây chỉ là vấn đề thủ tục, không nên quan trọng hóa, quy chụp nặng nề. Nhưng đại diện Đảng ủy Quận 3 vẫn gò chi bộ ra hình thức xử lý kỷ luật.

Không tâm phục, khẩu phục, ông Thôn bỏ cuộc họp ra về. Các đảng viên trong chi bộ cho biết, kết quả đa số thống nhất kỷ luật ông theo hình thức "khiển trách" (mức nhẹ nhất). Ngày 26-8, ông viết thư gửi chi bộ, thông báo từ bỏ đảng tịch.

Được biết, tình hình ông và gia đình đang bị an ninh gây sức ép rất căng. Bạn bè đến thăm đều bị theo dõi.
____

Người quen cho biết, đây là số điện thoại nhà ông Thôn: 08 3839 2230.

https://anhbasam.wordpress.com/2016/08/28/9774-nong-cuu-gd-so-tu-phap-tphcm-bo-dang/