Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

Thanh hoá đã có súng nổ, chính quyền và côn đồ giết dân !

Dân chờ đối thoại với lãnh đạo tỉnh về bãi biển Sầm Sơn

- Hôm nay (5/3), hàng trăm người dân Sầm Sơn vẫn tập trung trước UBND tỉnh Thanh Hoá. Nhiều người cho hay, chỉ cần lãnh đạo tỉnh đứng ra đối thoại với dân, họ sẽ sẵn sàng ra về, không tụ tập nữa.

Theo ghi nhận của PV, mặc dù hôm nay thứ 7, ngoài trời đang mưa, xong hàng trăm người dân vẫn vẫn tụ tập trước cổng UBND tỉnh Thanh Hoá để ‘đòi’ lại 500m bãi biển.

Người dân đã tụ tập trước cổng UBND tỉnh hơn một tuần qua. Ngày 29/2, tại trụ sở tiếp công dân, Phó chủ tịch Lê Anh Tuấn đã tiếp công dân và lắng nghe đề nghị bố trí 300 – 500m vị trí neo đậu thuyền bè cho ngư dân nơi giáp danh giữa xã Quảng Cư và phường Trung Sơn (Sầm Sơn).
Trao đổi với VietNamNet, ông Ngô Hoàng Kỳ, Chánh văn phòng UBND tỉnh cho biết, đến thời điểm chiều 5/3, nhiều người dân vẫn còn tụ tập trước cổng UBND tỉnh.

Đại tá Lê Trung Hiếu, Trưởng phòng tham mưu – kiêm người phát ngôn Công an tỉnh Thanh Hóa nói rằng, đến thời điểm này lực lượng chức năng vẫn đang làm nhiệm vụ đảm bảo ANTT và ATGT, không có chuyện lực lượng an ninh hay dân quân mặc thường phục ép người dân lên xe buýt.

“Hiện người dân TP Thanh Hóa cũng đang rất phẫn nộ vì cả tuần qua người dân Sầm Sơn lên tụ tập đông người quanh UBND tỉnh khiến lực lượng chức năng phải chắn đường làm họ không thể buôn bán, cuộc sống bị đảo lộn”, ông Hiếu thông tin thêm.

Liên quan đến vụ việc, trước đó, vào ngày 4/3, Công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố vụ án hình sự “gây rối trật tự công cộng.

Núi Phấn
Tin cập nhật lúc 6 pm : đã có súng nổ và 1 người dân ở Phường Châu sơn bị chết, bà con ở đó cho biết : chính quyền mang côn đồ đến ép dân ký vào giấy đồng ý di dời, dân không ký, côn đồ đã đánh và bắn chết dân.
Hiện tình hình đang rất nóng ! 

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

Cộng sản Tây ninh tiếp tục vi phạm nhân quyền !

KẾT QUẢ PHIÊN TÒA DÂN OAN NGUYỄN VĂN THÔNG

Sáng nay ngày 04/3/2016, Tòa án huyện Gò Dầu mở phiên tòa sơ thẩm (lần 2), xử anh Nguyễn Văn Thông, phạm tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.

Tòa án chỉ triệu tập duy nhất một mình anh Thông đến tòa, không triệu tập bất kỳ người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nào đến dự phiên tòa để làm sáng tỏ vụ án. Điều này hoàn toàn không đúng qui định của pháp luật.

Tại tòa anh Thông một mực kêu oan, vì cho rằng anh chỉ là người đi khiếu nại để đòi nhà nước chi trả tiền bồi thường đúng qui định pháp luật, chứ không có mục đích lợi dụng các quyền tự do dân chủ như quy kết của Viện kiểm sát.

Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử cho rằng việc anh Thông viết đơn khiếu nại gửi lên các cơ quan ở trung ương và sử dụng trang Facebook cá nhân viết bài đã làm mất uy tin cán bộ lãnh đạo huyện Gò Dầu và lãnh đạo tỉnh Tây Ninh, làm quốc tế nghĩ xấu về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Các luật sư bào chữa cho anh Thông đều đưa ra những chứng cứ chứng minh việc anh Thông khiếu nại là đúng, các quyết định bồi thường là sai nghiêm trọng. Khi nói đến sự thật này Chủ tọa phiên tòa liên tục ngắc lời bào chữa của các luật sư, làm cho luật sư và mọi người dự phiên tòa rất bức xúc.

Các luật sư đã đưa ra nhiều lập luận chứng minh những quy kết của Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử là không có căn cứ, việc khiếu nại của anh Thông không làm mất uy tín của lãnh đạo huyện Gò Dầu mà ngược lại làm tăng uy tín lãnh đạo huyện Gò Dầu, cụ thể là khi anh Thông khiếu nại ông Võ Văn Dũng làm Chủ tịch  huyện Gò Dầu, nay ông Võ Văn Dũng lên chức Bí thư huyện Gò Dầu là tăng uy tín lãnh đạo, chứ không giảm…

Kết thúc phiên tòa Hội đồng xét xử tuyên phạt anh Nguyễn Văn Thông 03 năm 06 tháng tù giam, làm các luật sư và hàng trăm người có mặt tại hội trường vô cùng ngỡ ngàng, thất vọng. Sau đó lực lượng cảnh sát vội vàng áp giải anh Thông lên xe thùng chở về trại giam, cùng tiếng khóc than ai oán của người nhà anh Thông.

Bước ra khỏi phòng xử án, hòa theo dòng người mang theo tâm trạng của những người nông dân bị mất đất, lòng tôi buồn rười rượi !
FB An Don

Rừng Quốc gia Ba vì đã bị phá hết !

Phát hiện mới gây rúng động về biệt thự không phép ở Ba Vì

Thứ Năm, ngày 03/03/2016, 11:21

Dư luận còn chưa hết sửng sốt với sai phạm tại khu nghỉ dưỡng (resort) 4 sao Le Mont trong Vườn Quốc gia Ba Vì, phóng viên Dân Việt lại phát hiện cách đó không xa, một resort khác với gần 60 căn biệt thự, quy mô cực lớn xây dựng cũng hoàn toàn không có phép.

  0
Các căn biệt thự này thuộc khu nghỉ dưỡng Điền Viên Thôn (xã Yên Bài, Ba Vì) được chính quyền địa phương xác nhận là không được cấp có thẩm quyền cấp phép xây dựng, nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại nhiều năm qua. Đáng nói là, cấp xã nhiều lần báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm từ UBND huyện Ba Vì.

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

Thanh hoá - dân biểu tình phản đối tỉnh bán bãi biển cho FLC

Hoàn toàn không có chuyện tỉnh “giao đất” toàn quyền cho FLC như cách hiểu của một số người”- ông Lê Ngọc Chiến, Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn khẳng định.

“Dự án cải tạo ven biển Sầm Sơn là chủ trương của tỉnh Thanh Hóa, và tập đoàn FLC chỉ là một nhà thầu triển khai dự án. Hoàn toàn không có chuyện tỉnh “giao đất” toàn quyền cho FLC như cách hiểu của một số người”. ông Lê Ngọc Chiến, Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn nói về dự án cải tạo, nâng cấp bãi biển tại địa phương này.
Dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn do Tập đoàn FLC đầu tư đã góp phần thay đổi bộ mặt du lịch thị xã Sầm Sơn.
Dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn do Tập đoàn FLC đầu tư đã góp phần thay đổi bộ mặt du lịch thị xã Sầm Sơn. 
- Vậy thưa ông, thông tin về việc “người dân đòi tỉnh trả lại đất giao cho FLC” thực tế là thế nào?

Thị xã Sầm Sơn đã và đang triển khai cải tạo, nâng cấp bãi biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương theo chủ trương xây dựng bờ kè và quy hoạch đồng bộ, chỉnh trang bãi biển Sầm Sơn của tỉnh Thanh Hóa.

Dự án mang lại nhiều lợi ích lớn cho địa phương. Theo đó, toàn bộ bãi biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương sẽ được cải tạo theo hướng hiện đại, thân thiện và hấp dẫn. Các ki-ốt kinh doanh tự phát trước đây sẽ được thay thế bằng hệ thống cửa hàng hiện đại và quy củ, khu vực bến đậu của ngư dân sẽ được dịch chuyển sang vị trí khác.

Tập đoàn FLC là đơn vị đã được tỉnh lựa chọn làm nhà thầu thi công dự án này theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) sau khi đã cân nhắc phương án sử dụng ngân sách, cũng như sau khi mời gọi các nhà thầu khác nhưng họ từ chối.

Trong quá trình triển khai dự án, một bộ phận người dân chưa hiểu hết về bản chất của dự án cũng như những lợi ích chung to lớn mà dự án mang lại nên đã có ý kiến phản đối việc tỉnh “giao đất” cho FLC.

Nhưng trên thực tế, đây là chủ trương của tỉnh Thanh Hóa, và tập đoàn FLC chỉ là một nhà thầu triển khai dự án. Hoàn toàn không có chuyện tỉnh “giao đất” toàn quyền cho FLC như cách hiểu của một số người.

FLC chỉ được giao là nhà thầu BOT xây dựng, khai thác chuyển giao các hạng mục theo quy hoạch đã được tỉnh phê duyệt như các ki-ốt, các điểm tắm tráng, chỉnh trang cảnh quan đô thị cho toàn bộ tuyến đường dài 3,5 km.

Mọi hạng mục khác ngoài những hạng mục này vẫn thuộc về sự quản lý của tỉnh và thị xã, như mặt biển, bãi cát...

- Chủ trương xây dựng bờ kè và quy hoạch đồng bộ, chỉnh trang bãi biển Sầm Sơn của tỉnh Thanh Hóa có từ bao giờ, thưa ông?

Dự án cải tạo, nâng cấp bãi biển Sầm Sơn là chủ trương đúng đắn của tỉnh Thanh Hóa, nhằm thay đổi bộ mặt Sầm Sơn, cải tạo và thay đổi cách làm du lịch của địa phương.

Tỉnh đã muốn làm từ nhiều năm trước, nhưng nguồn vốn ngân sách không đủ để thực hiện.Vì vậy sau khi cân nhắc quyết định, tỉnh đã quyết định lựa chọn hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) cho dự án này.

 Trong đó, không chỉ bao gồm việc cải tạo, nâng cấp bờ biển hiện nay, mà còn bao gồm cả việc mở rộng khu du lịch biển này về phía cuối đường Hồ Xuân Hương, kéo dài đến giáp bờ Sông Mã, thuộc địa bàn xã Quảng Cư, nơi đã thay đổi thành một quần thể du lịch nghỉ dưỡng lớn như hiện nay.
Phối cảnh một đoạn bãi biển Sầm Sơn theo quy hoạch mới
Phối cảnh một đoạn bãi biển Sầm Sơn theo quy hoạch mới 
- Dự án mà FLC đang được giao triển khai có điểm nào vi phạm các quy định hiện hành không?

Chủ đầu tư là UBND thị xã Sầm Sơn đã thực hiện các bước tổ chức đấu thầu, xét thầu và lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định pháp luật.

Kết quả đã chọn được FLC là đơn vị trúng thầu BOT, đây là đơn vị có năng lực tài chính vững mạnh, năng lực chuyên môn đã được chứng minh qua nhiều dự án, mà nổi bật là FLC Sầm Sơn. Quá trình lập quy hoạch và mời thầu dự án hoàn toàn tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành.

- Tại sao lại là FLC mà không phải là doanh nghiệp khác thực hiện triển khai dự án này, thưa ông?


Trước khi chọn FLC, chúng tôi đã đặt vấn đề với nhiều doanh nghiệp khác, nhưng tất cả đều từ chối.

Bởi dự án cải tạo bờ biển Sầm Sơn đòi hỏi một số tiền đầu tư không nhỏ, ước khoảng 250 tỷ đồng, trong khi các quyền khai thác kinh doanh của nhà đầu tư để thu hồi vốn lại sẽ bị hạn chế, nhằm đảm bảo đây vẫn là một bãi biển công, chia sẻ lợi ích cho mọi người, đặc biệt là người dân thị xã Sầm Sơn.

Và cho dù FLC được giao đầu tư xây dựng và sau đó là phải chịu trách nhiệm về cảnh quan, môi trường toàn bộ khu vực dự án, nhưng họ cũng chỉ được khai thác kinh doanh tại các cửa hàng tiện ích và khu tắm tráng. Việc thu hồi vốn đầu tư thậm chí dự kiến phải kéo dài đến gần 30 năm.

Tuy nhiên, FLC là nhà đầu tư lớn tại Thanh Hóa, trong đó có quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn, nên việc cải tạo các khu vực hạ tầng du lịch khác tại tỉnh, đặc biệt là Sầm Sơn cũng sẽ gián tiếp mang lại lợi ích cho tập đoàn này.

- Ông có thể nói rõ hơn về việc khu vực bến đậu của ngư dân sẽ được dịch chuyển sang vị trí khác?


Đây là một đề án riêng biệt của tỉnh, nằm trong mục tiêu quy hoạch chuyển đổi nghề cho bà con, quy hoạch lại các khu bến thuyền để phục vụ khách du lịch.

Việc di chuyển bến thuyền tỉnh đã muốn làm từ rất lâu. Bởi như chúng ta cũng thấy, hầu hết bãi biển du lịch từ Nam ra Bắc hiện nay không còn tình trạng bến thuyền nào nằm chung với bãi tắm biển. Vì đặc thù của bến thuyền ngư dân là thường không đảm bảo vệ sinh môi trường, nhiều rác bẩn và có mùi tanh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến người dân tắm biển và khách du lịch.

Phía tỉnh đã có một đề án riêng về di chuyển bến thuyền này, kết hợp với quy hoạch khu bến thuyền mới và các chế độ chuyển đổi nghề hỗ trợ. Tuy nhiên, do tiến độ gấp của dự án để phục vụ mở cửa biển hè năm 2016 mà nhà thầu buộc phải thi công trước các hạng mục ki-ốt.

Chính quyền địa phương cũng đang đợi thống nhất lần cuối về đề án di dời bến thuyền nên chưa kịp phổ biến cho bà con ngư dân, gây ra sự hiểu lầm mấy ngày qua trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc FLC bị cho là “lấy đất”.

Tôi xin khẳng định lại lần nữa, đây là dự án của tỉnh, chủ trương của tỉnh, và đây là một chủ trương đứng đắn, thực hiện theo nghị quyết của đại hội Đảng bộ tỉnh khoá 12, lấy du lịch là một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế.

FLC chỉ là một đơn vị trúng thầu BOT dự án quy hoạch và cải tạo lại không gian ven biển.

- Ông đánh giá thế nào về những lợi ích chung mà các dự án của FLC mang đến cho Sầm Sơn và Thanh Hóa?


Trước khi FLC đầu tư xây dựng quần thể FLC Sầm Sơn, khu vực có dự án chỉ là một vùng đầm lầy đất trũng, hầu như không mang lại lợi ích gì, thậm chí còn có nhiều tệ nạn xã hội.

FLC đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào xây dựng hạ tầng, khu nghỉ dưỡng..., cũng như tham gia cải tạo bộ mặt du lịch Sầm Sơn, góp phần nâng cấp toàn bộ hạ tầng, thu hút khách du lịch, đặc biệt là tạo thêm hàng ngàn công ăn việc làm cho lao động địa phương, đồng thời nộp ngân sách hàng trăm tỷ đồng.

Một lợi ích quan trọng khác là góp phần thay đổi tính chất du lịch của Sầm Sơn từ theo mùa thành quanh năm, đồng thời kích thích các doanh nghiệp khác đầu tư vào Thanh Hóa.

- See more at: http://m.vtc.vn/dan-doi-tinh-tra-lai-dat-giao-cho-flc-chu-tich-thi-xa-sam-son-phan-tran.2.597458.htm#sthash.7OemUfIz.dpuf

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Công an Đồng nai chém 4 công nhân đình công

Nguyễn Thanh Hải : Tên công an Đồng Nai chém 4 công nhân Pouchen bị thương .

Liên tiếp nhiều ngày , từ ngày 25/02 , hàng chục ngàn công nhân công ty Pouchen đã đình công biểu tình , làm tắc nghẽn quốc lộ 1 .

Pouchen là công ty Đài Loan , chuyên sản xuất giày . Công nhân đình công nhằm phản đối chính sách đánh giá hiệu quả công việc , xếp loại lao động A-B-C để tính ra mức lương , mức thưởng mà theo công nhân là quá khắt khe , chưa hợp lý .

Công an Đồng Nai được điều động đến hiện trường rất đông , bao gồm cả chìm lẫn nổi . Ngày 26/02 , công an viên Nguyễn Thanh Hải , mặc thường phục áo màu nâu đỏ , mà công nhân nhận dạng là 1 cảnh sát hình sự , đã xông vào định bắt đi 1 công nhân .

Có lẽ đây là chiêu trò " đánh rắn trên đầu " mà công an thường dùng . Sau 1-2 ngày quan sát , theo dõi , công an sẽ xác định công nhân nào có tầm ảnh hưởng , đang lên tiếng điều động , khuyến cáo công nhân , thì sẽ cho công an chìm vào bắt cóc đi để công nhân không còn ai đứng mũi chịu sào , không còn ai hướng dẫn sẽ dễ dàng bị giải tán .

Ngoài ra những người bị bắt đó sẽ bị trù dập 1 cách âm thầm nhưng tàn khốc hơn để sau này không còn ai lãnh đạo công nhân .

Nhưng khi tên Nguyễn Thanh Hải này ra tay thì bị 3-4 công nhân khác cản trở không cho bắt người . Tên Hải này đã ra tay chém công nhân khiến cho 4 người bị thương , đổ máu khá nhiều . Một công nhân máu đẫm ướt cả bàn tay và trên cánh tay có mấy vét chém .

Đám công an thường phục vội vàng xông vào bảo vệ cho tên Thanh Hải được an toàn và đưa hắn ra xe . Trong video quay hình có thể thấy hắn bám vào tay đồng đội tỏ vẻ sợ hãi trước thái độ quyết liệt của công nhân , lúc đó đang hò reo  " Công an gì kỳ vậy , chém chết mẹ nó đi ! " .

Sợ công nhân nổi giận bùng nổ gây bạo loạn , tên Thượng tá công an Trần Tiến Đạt , trưởng công an thành phố Biên Hòa , có mặt tại hiện trường , đã phải vội vàng xuống nước , nói rằng tên Hải sẽ bị " làm việc " và công bố kết quả cho công nhân biết , và hứa hẹn bồi thường tiền thuốc men , bệnh viện cho những người bị thương .

Đến chiều ngày 27/02 , phía công ty Pouchen phải chịu đồng ý xóa bỏ không áp dụng chính sách đánh giá hiệu quả trên , và trả lương cho 1 ngày đình công là ngày 25/02 , khi đó công nhân mới giải tán .

Được biết suốt 3 ngày đình công , công nhân đã đòi trực tiếp đấu tranh với ban lãnh đạo công ty chứ nhất định từ chối không thỏa thuận gì hết thông qua Liên đoàn Lao động hay UBND thành phố Biên Hòa , mặc dù nhừng người này đã cố gắng thuyết phục công nhân trở lại làm việc bình thường .

Phía Đài Loan đã nhượng bộ và chiều theo yêu cầu của công nhân Việt Nam . Nay chúng ta chờ xem phía công an của đảng CS sẽ xử lý như thế nào với tên Nguyễn Thanh Hải " hèn với giặc , ác với dân " này , và xem tên Thượng tá Trần Tiến Đạt sẽ nói gì , vì lệnh bắt người và cho phép chém người này phải là do chính hắn đưa ra !

Xem video tại đây  >> https://www.youtube.com/watch?v=zre_kbNNYrI

Tây Ninh - chính quyền cộng sản tiếp tục ăn cướp, hại dân

NGÀY 04/3/2016 XỬ SƠ THẨM (LẦN 2) VỤ: DÂN OAN NGUYỄN VĂN THÔNG

Vụ án được xét xử công khai vào lúc 07 giờ 30, ngày 04/3/2016 tại Tòa án nhân dân huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Lần này tôi và luật sư Nguyễn Khả Thành tiếp tục nhận bào chữa miễn phí cho anh Nguyễn Văn Thông.

Sơ lược vụ án: Chấp thuận cho Công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn VRG xây dựng Khu công nghiệp Phước Đông - Bời Lời. Tỉnh Tây Ninh đã ủy quyền cho huyện Gò Dầu thu hồi của gia đình anh Nguyễn Văn Thông 11.175m2 đất trồng lúa, bồi thường với giá 68.000 đồng/m2 đất.

Gia đình anh Thông sáu đời là nông dân, không biết sinh sống thế nào khi bị thu hồi đất, anh Thông đề nghị đổi đất một nơi khác nhưng tỉnh Tây Ninh không chấp nhận. Anh Thông không đồng ý vì giá bồi thường quá thấp, giá 01 mét vuông đất thu hồi chưa bằng hai tô phở nên anh Thông gửi đơn khiếu nại đến huyện Gò Dầu và UBND tỉnh Tây Ninh nhưng không được giải quyết.

Anh Thông ra Hà Nội khiếu nại, mong các cơ quan Trung ương giải quyết cho trường hợp của gia đình anh, nhưng rồi Trung ương lại chỉ về địa phương, cứ thế suốt mấy năm trời gia đình anh Thông cho rằng vụ việc vẫn chưa thấu tình đạt lý.

Trong lúc chờ đợi sự xem xét giải quyết của các cơ quan Trung ương tại Hà Nội, thì trưa ngày 03/2/2015 Công an tỉnh Tây Ninh kết hợp với Công an thành phố Hà Nội thực hiện lệnh bắt anh Thông và khởi tố về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 258 Bộ luật hình sự, có khung hình phạt từ 2 đến 7 năm tù.

Ngày 22/9/2015, Tòa án huyện Gò Dầu mở phiên tòa sơ thẩm xử phạt anh Nguyễn Văn Thông 3 năm 6 tháng tù giam. Phiên tòa diễn ra nhanh chóng, không có nhân chứng, không có bị hại, không có luật sư, người tham gia phiên tòa duy nhất là anh Thông. Gia đình, vợ con anh Thông không hề biết chồng, cha mình đã ra tòa.

Điều lạ ở đây là phiên tòa sơ thẩm diễn ra ngày 22/9/2015, nhưng Biên bản nghị án đã được thực hiện vào ngày 18/9/2015 (trước 05 ngày). Đặc biệt chỉ trong vòng 15 phút nghị án nhưng lại ra được Bản án dài 12 trang giấy A4.

Ngày 16/12/2015, Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh mở phiên tòa xét xử phúc thẩm, đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm ngày 22/9/2015 của Tòa án huyện Gò Dầu, với lý do cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng tục tố tụng, giao hồ sơ vụ án về cấp sơ thẩm xét xử lại theo thủ tục chung.

Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 16/12/2015, anh Thông nói phiên xử sơ thẩm tại Tòa án huyện Gò Dầu vi phạm pháp luật, chủ tọa không cho anh nói, miệng anh bị dán băng keo, hai tay bị còng. Anh Thông cho rằng lý do anh và bà con lâm vào cảnh tù tội là vì đã tố cáo những sai phạm của Chủ tịch huyện Võ Văn Dũng trong việc thu hồi đất. Hiện nay ông Võ Văn Dũng đã lên chức Bí thư huyện Gò Dầu, không biết bản án sơ thẩm xét xử lần 2 vào ngày 4/3/2016 sắp tới sẽ ra sao ?

Ngoài anh Thông ra, còn có 09 nông dân khác cũng bị đi tù vì liên quan đến Khu công nghiệp Phước Đông - Bời Lời, với thời gian tù gần 1/4 thế kỷ. Cụ thể: từ ngày 14/3/2012 đến ngày 22/9/2015 Tòa án huyện Gò Dầu đã xử phạt tổng cộng 23 năm 06 tháng tù giam cho 09 nông dân, trong đó có người không biết chữ, có người là anh chị em ruột, gồm: Hồ Thị Huệ 03 năm tù giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” và 02 năm tù giam về tội “Gây rối trật tự công cộng”; Nguyễn Văn Thông 03 năm 6 tháng tù giam; Nguyễn Bích Thủy 02 năm tù giam; Phan Thị Rơm 03 năm tù giam; Võ Thị Lệ 02 năm tù giam; Nguyễn Thị Cu 02 năm tù giam; Thân Kim Hương 02 năm tù giam; Phan Văn Rộng 02 năm tù giam; Nguyễn Văn Tho 02 năm tù giam.

Anh Nguyễn Văn Thông theo đạo Phật và ăn chay trường, sau khi gia đình bị thu hồi đất, anh ra Hà Nội gửi đơn khiếu kiện thì bị bắt vào đồn công an số 6, phố Quang Trung, bị đánh chấn thương đốt sống cổ; khi bị bắt vào tù gia đình nhiều lần xin tại ngoại về nhà chữa trị nhưng không được.

(Dưới đây là hình ảnh anh Thông trước khi bị thu hồi đất và hình anh Thông nằm bất động vì bị đánh chấn thương đốt sống cổ tại Hà Nội sáng ngày 22/10/2014).