Viết từ Saigon: Những kiểu chơi ngang và chơi sang của quan
Bà Oanh đang trần tình về việc mất nhà mất đất
Nói đến kiểu chơi ngang và chơi sang của các quan tham ở VN ngày nay thì nhiều vô kể. Chơi ngang hay chèn ép dân, đè đầu cưỡi cổ dân hầu như đã trở thành một cái mốt rất thịnh hành. Nhà của dân, đất của dân cứ lấy, viện luật này luật kia toàn là “luật rừng”. Ký cái xoạch xong là lấy, muốn cho ai thì cho, muốn làm tài sản của ủy ban cũng được. Chỉ có anh dân đen khóc ròng, kiện như kiện củ khoai, cứ đợi đó.
Đất ở 30 năm bỗng nhiên bị thu hồi
Bà Nguyễn Thị Oanh (ở tại tổ 8, phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh) cho biết, năm 2005, UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đường bao phía Tây thị xã Hà Tĩnh.
Dự án chia làm hai giai đoạn gồm các hạng mục như đường phố chính cấp 2, hệ thống đường báo giao thông đô thị, vỉa hè, hệ thống đường điện chiếu sáng, đường nội thị, cống thoát nước…
Dự án này do công ty cổ phần SIMCO Sông Đà xây dựng, việc “giải phóng mặt bằng”, đền bù và tái định cư cho người dân được tỉnh giao cho TP Hà Tĩnh thực hiện. (Xin nói rõ “Giải phóng” ở đây có nghĩa là làm sạch trơn sạch bóng dân ở khu đất đó như hồi mới “giải phóng Sài Gòn” dân bị đuổi khỏi nhà đi kinh tế mới, nhường nhà đẹp cho cơ quan hay cho các quan cai trị mới dô Sè-Goòng).
Trở lại với chuyện của bà Oanh bị thu hồi nhà. Giai đoạn đầu thực hiện dự án, TP Hà Tĩnh thu hồi một phần đất ở thửa 114+118, bản đồ số 34 tại khu phố 8, phường Trần Phú để xây dựng đường Hàm Nghi.
Năm 2007, TP Hà Tĩnh tiếp tục thu hồi phần diện tích còn lại của hộ bà Oanh với 891m2 đất để xây dựng đường Phan Đình Phùng kéo dài. Bà Oanh kể:
“Tính cả 2 giai đoạn, TP Hà Tĩnh thu hồi hơn 900m2 đất vàng của gia đình tôi. Diện tích đất trên do ông bà để lại, gia đình tôi sử dụng hơn 30 năm nay, đó là nơi để gia đình tôi an cư lạc nghiệp vừa là nơi hương hỏa cho ông bà”.
Theo bà Oanh, việc TP Hà Tĩnh thu hồi 891m2 đất của gia đình bà là hết sức vô lý. Bởi lẽ đường Lê Duẩn và cả dự án đều không đi qua phần diện tích đất của gia đình bà.
Cho rằng 891m2 của gia đình nằm ngoài dự án của tỉnh nên trong khoảng thời gian 2007-2010 gia đình bà Oanh không giao đất và cũng không nhận tiền đền bù để di dời đến địa điểm khác.
Thủ đoạn tàn nhẫn của các quan
Mảnh đất vàng gần 2,200m2, góc Lê Duẩn – Hàm Nghi
Để thu hồi bằng được diện tích đất trên, TP Hà Tĩnh đã nhiều lần thành lập các đoàn kiểm tra, xử phạt hành chính gia đình bà Oanh.
Thậm chí, tháng 6/2010, Chủ tịch TP Hà Tĩnh lúc đó đã ký văn bản gửi UBND phường Trần Phú (nơi bà Oanh làm việc) và Trường THPT Phan Đình Phùng (nơi ông Thái – chồng bà Oanh dạy học).
Chủ tịch TP yêu cầu các đơn vị trên “kiểm điểm trách nhiệm cán bộ công chức do mình quản lý về việc thực hiện chính sách pháp luật” và “tạm thời không bố trí công việc một thời gian” đối với bà Oanh và ông Thái để họ bàn giao đất cho dự án đúng tiến độ, thời gian.
Dùng văn bản hành chính can thiệp, buộc cơ quan “xử” ông Thái, bà Oanh không xong, tháng 11/2010, chính quyền TP Hà Tĩnh đã thể hiện sự quyết tâm thu đất bằng được, quyết định xử phạt được đưa ra, buộc ông Thái phải nộp 1250.000 đồng vì đã không “trả lại đất đúng thời hạn theo quyết định thu hồi đất”.
Trước áp lực từ TP Hà Tĩnh, năm 2011 gia đình bà Oanh buộc phải giao đất để chính quyền thực hiện dự án. Sau khi chuyển về khu tái định cư, gia đình bà Oanh tiếp tục làm đơn khiếu nại đến chính quyền các cấp.
Hơn 5 năm gõ cửa nhiều cơ quan chức năng nhưng những chuyện ức hiếp gia đình vẫn chưa được giải quyết. Trong khi đó, phần diện tích đất của bà Oanh, sau một thời gian kiên quyết thu hồi bằng được đã bỏ hoang trong gần 3 năm.
Đến cuối năm 2015, bất ngờ UBND tỉnh Hà Tĩnh có chủ trương cho 1 doanh nghiệp tư nhân thuê 50 năm, xây dựng nhà hàng, karaoke.
Việc giao đất này diễn ra vào đầu năm 2016, UBND tỉnh Hà Tĩnh giao 2175,4m2 cho công ty Đầu tư Đại Thành trong vòng 50 năm. Khu vực đất giao bao gồm toàn bộ diện tích đất của gia đình bà Oanh trước đây và một phần diện tích đất tự nhiên quanh khu vực.
Bà Oanh nói: “Gia đình tôi đang sinh sống yên ổn bỗng nhiên TP Hà Tĩnh lấy đất để làm dự án, nay chẳng thấy dự án đâu, chính quyền lại sử dụng đất của gia đình tôi cho doanh nghiệp thuê để xây dựng nhà hàng là không công bằng”
Ngày 13/1/2016, ông Hà Văn Trọng, Chủ tịch UBND TP Hà Tĩnh có công văn số 105 UBND-TNMT trả lời gia đình bà Oanh.
Trong công văn, lãnh đạo TP Hà Tĩnh cho rằng: “Sau khi nhà nước thu hồi đất ở dành vào mục đích công cộng thì việc bố trí đất cho các mục đích khác là phù hợp với quy hoạch chung là cần thiết”.
– Thưa quan chủ tịch thế nào là “quy hoạch chung cần thiết”? Cần thiết để cho làm nhà hát Karaoke cho các quan vào chơi mí mấy cô đào nhí là cần thiết phải lấy đất của người dân lương thiện hay sao? Các quan trả lời dân như thế mà mỗi lần đi qua nhà hát Karaoke có thấy ngượng không? Chắc không vì các quan thường chơi ngang chơi láo như thế quen rồi, lương tâm con người tìm đường trốn mất. Có thế mới làm quan thời đại đổi mới này được. Dân quá hiểu các quan rồi, có nói cũng bằng không, có chửi quan cũng chẳng nghe, có kiện cũng mòn răng chẳng tòa nào giải quyết. Dân VN chịu đựng quá nhiều rồi. Theo bạn người dân VN phải làm gì đây? Kẻ ngoại xâm luôn rình rập, thêm những kẻ nội thù đang ra tay phá hoại, đất nước sẽ ra sao?!
Xài tiền như… rác
Hệ thống nhà hàng, karaoke chuẩn bị mọc trên khu đất vàng
Vụ ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên phó chủ tịch Hậu Giang đang được báo chí mổ xẻ. Nhiều thông tin hé lộ khiến dư luận… bàng hoàng vừa ngạc nhiên vừa ôm cục tức.
Dưới thời ông Trịnh Xuân Thanh, Công ty CP thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (PVC-ME) được thành lập với vốn điều lệ 500 tỉ đồng do ông Trịnh Văn Thảo làm giám đốc. Công ty này hoạt động theo “mô hình” nhận công trình rồi thuê nhà thầu phụ còn mình ngồi mát ăn… phần trăm!
Chỉ 3 năm sau khi thành lập, PVC-ME đã bị thua lỗ hơn 576 tỉ đồng, dẫn đến mất toàn bộ vốn chủ sở hữu, chưa kể những khoản nợ khổng lồ lên tới hàng trăm tỉ đồng.
Điều “kì lạ” là mặc dù công ty thua lỗ những lãnh đạo công ty lại xài tiền theo kiểu vung tay quá trán. Dù mất vốn, nợ đầm nợ đìa nhưng PVC-ME vẫn lập “quỹ đen trăm tỉ” để sử dụng vào việc tiếp khách, biếu xén hoặc đi “đối ngoại”.
Có lẽ chưa ở đâu xài tiền nhà nước lại dễ dàng thoải mái, vô tội vạ như ở PVC-ME, đến mức lái xe cho sếp cũng được phép chi cả tỉ đồng để tiếp khách.
Ai làm việc trong cơ quan nhà nước đều biết, nguyên tắc thu chi tài chính được qui định rất chặt chẽ, chi li đến từng xu. Để lấy được đồng tiền từ công quĩ phải qua bao cửa ải xét duyệt hồ sơ chứng từ của trưởng cơ quan và bộ phận tài vụ.
Vậy mà ở PVC-ME, dường như có một thứ luật lệ khác. Giám đốc Thảo mỗi lần đi “”đối ngoại” cắp cặp cả tỉ đồng. Mỗi lần sếp tiếp khách, ngân khố của công ty lại bốc hơi từ vài trăm triệu đến một tỉ. Phải công nhận khách của GĐ Trịnh Văn Thảo “bự” thật.
Móc tiền công quỹ mua quà cho bố
Khách “sộp” của PVC-ME là ai? Chính là mấy sếp bề trên ở Tổng công ty (PVC) trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh.
Dư luận không thể tưởng tượng nổi, cái sự chu đáo, tận tình của lãnh đạo PVC-ME đối với sếp tổng khi móc hầu bao công ty 550 triệu đồng để làm quà sinh nhật cho bố đẻ ông Thanh và 350 triệu đồng để mua… gậy golf cho sếp!
Lại nữa, mỗi lần các sếp công ty đi nước ngoài để học cách “thoát lỗ” là y như rằng trong tài khoản cá nhân của các vị lại đột nhiên nhảy lên vài ba con số ở hàng trăm triệu nhờ mấy cô cậu kế toán tinh nhanh làm đúng thủ tục giúp các sếp có cái để mà chi tiêu vặt! Xin đừng trách các cô cậu kế toán bởi không làm như thế chỉ ba bảy hai mươi mốt ngày là xuống làm tạp vụ quét lá đa. Tiền chùa quyền quan không cần nói các cậu phải tự biết.
Làm sếp thời nay sướng thật, còn hơn cả vua chúa ngày xưa. Tiền “chùa” như nước, thỏa sức vẫy vùng. Làm quan ở VN ngày nay sướng nhất thế giới. Dân cũng khổ nhất thế giới. Cái gì cũng nhất thế giới như thế có hãi hùng không?
Văn Quang
Bà Oanh đang trần tình về việc mất nhà mất đất
Nói đến kiểu chơi ngang và chơi sang của các quan tham ở VN ngày nay thì nhiều vô kể. Chơi ngang hay chèn ép dân, đè đầu cưỡi cổ dân hầu như đã trở thành một cái mốt rất thịnh hành. Nhà của dân, đất của dân cứ lấy, viện luật này luật kia toàn là “luật rừng”. Ký cái xoạch xong là lấy, muốn cho ai thì cho, muốn làm tài sản của ủy ban cũng được. Chỉ có anh dân đen khóc ròng, kiện như kiện củ khoai, cứ đợi đó.
Đất ở 30 năm bỗng nhiên bị thu hồi
Bà Nguyễn Thị Oanh (ở tại tổ 8, phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh) cho biết, năm 2005, UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đường bao phía Tây thị xã Hà Tĩnh.
Dự án chia làm hai giai đoạn gồm các hạng mục như đường phố chính cấp 2, hệ thống đường báo giao thông đô thị, vỉa hè, hệ thống đường điện chiếu sáng, đường nội thị, cống thoát nước…
Dự án này do công ty cổ phần SIMCO Sông Đà xây dựng, việc “giải phóng mặt bằng”, đền bù và tái định cư cho người dân được tỉnh giao cho TP Hà Tĩnh thực hiện. (Xin nói rõ “Giải phóng” ở đây có nghĩa là làm sạch trơn sạch bóng dân ở khu đất đó như hồi mới “giải phóng Sài Gòn” dân bị đuổi khỏi nhà đi kinh tế mới, nhường nhà đẹp cho cơ quan hay cho các quan cai trị mới dô Sè-Goòng).
Trở lại với chuyện của bà Oanh bị thu hồi nhà. Giai đoạn đầu thực hiện dự án, TP Hà Tĩnh thu hồi một phần đất ở thửa 114+118, bản đồ số 34 tại khu phố 8, phường Trần Phú để xây dựng đường Hàm Nghi.
Năm 2007, TP Hà Tĩnh tiếp tục thu hồi phần diện tích còn lại của hộ bà Oanh với 891m2 đất để xây dựng đường Phan Đình Phùng kéo dài. Bà Oanh kể:
“Tính cả 2 giai đoạn, TP Hà Tĩnh thu hồi hơn 900m2 đất vàng của gia đình tôi. Diện tích đất trên do ông bà để lại, gia đình tôi sử dụng hơn 30 năm nay, đó là nơi để gia đình tôi an cư lạc nghiệp vừa là nơi hương hỏa cho ông bà”.
Theo bà Oanh, việc TP Hà Tĩnh thu hồi 891m2 đất của gia đình bà là hết sức vô lý. Bởi lẽ đường Lê Duẩn và cả dự án đều không đi qua phần diện tích đất của gia đình bà.
Cho rằng 891m2 của gia đình nằm ngoài dự án của tỉnh nên trong khoảng thời gian 2007-2010 gia đình bà Oanh không giao đất và cũng không nhận tiền đền bù để di dời đến địa điểm khác.
Thủ đoạn tàn nhẫn của các quan
Mảnh đất vàng gần 2,200m2, góc Lê Duẩn – Hàm Nghi
Để thu hồi bằng được diện tích đất trên, TP Hà Tĩnh đã nhiều lần thành lập các đoàn kiểm tra, xử phạt hành chính gia đình bà Oanh.
Thậm chí, tháng 6/2010, Chủ tịch TP Hà Tĩnh lúc đó đã ký văn bản gửi UBND phường Trần Phú (nơi bà Oanh làm việc) và Trường THPT Phan Đình Phùng (nơi ông Thái – chồng bà Oanh dạy học).
Chủ tịch TP yêu cầu các đơn vị trên “kiểm điểm trách nhiệm cán bộ công chức do mình quản lý về việc thực hiện chính sách pháp luật” và “tạm thời không bố trí công việc một thời gian” đối với bà Oanh và ông Thái để họ bàn giao đất cho dự án đúng tiến độ, thời gian.
Dùng văn bản hành chính can thiệp, buộc cơ quan “xử” ông Thái, bà Oanh không xong, tháng 11/2010, chính quyền TP Hà Tĩnh đã thể hiện sự quyết tâm thu đất bằng được, quyết định xử phạt được đưa ra, buộc ông Thái phải nộp 1250.000 đồng vì đã không “trả lại đất đúng thời hạn theo quyết định thu hồi đất”.
Trước áp lực từ TP Hà Tĩnh, năm 2011 gia đình bà Oanh buộc phải giao đất để chính quyền thực hiện dự án. Sau khi chuyển về khu tái định cư, gia đình bà Oanh tiếp tục làm đơn khiếu nại đến chính quyền các cấp.
Hơn 5 năm gõ cửa nhiều cơ quan chức năng nhưng những chuyện ức hiếp gia đình vẫn chưa được giải quyết. Trong khi đó, phần diện tích đất của bà Oanh, sau một thời gian kiên quyết thu hồi bằng được đã bỏ hoang trong gần 3 năm.
Đến cuối năm 2015, bất ngờ UBND tỉnh Hà Tĩnh có chủ trương cho 1 doanh nghiệp tư nhân thuê 50 năm, xây dựng nhà hàng, karaoke.
Việc giao đất này diễn ra vào đầu năm 2016, UBND tỉnh Hà Tĩnh giao 2175,4m2 cho công ty Đầu tư Đại Thành trong vòng 50 năm. Khu vực đất giao bao gồm toàn bộ diện tích đất của gia đình bà Oanh trước đây và một phần diện tích đất tự nhiên quanh khu vực.
Bà Oanh nói: “Gia đình tôi đang sinh sống yên ổn bỗng nhiên TP Hà Tĩnh lấy đất để làm dự án, nay chẳng thấy dự án đâu, chính quyền lại sử dụng đất của gia đình tôi cho doanh nghiệp thuê để xây dựng nhà hàng là không công bằng”
Ngày 13/1/2016, ông Hà Văn Trọng, Chủ tịch UBND TP Hà Tĩnh có công văn số 105 UBND-TNMT trả lời gia đình bà Oanh.
Trong công văn, lãnh đạo TP Hà Tĩnh cho rằng: “Sau khi nhà nước thu hồi đất ở dành vào mục đích công cộng thì việc bố trí đất cho các mục đích khác là phù hợp với quy hoạch chung là cần thiết”.
– Thưa quan chủ tịch thế nào là “quy hoạch chung cần thiết”? Cần thiết để cho làm nhà hát Karaoke cho các quan vào chơi mí mấy cô đào nhí là cần thiết phải lấy đất của người dân lương thiện hay sao? Các quan trả lời dân như thế mà mỗi lần đi qua nhà hát Karaoke có thấy ngượng không? Chắc không vì các quan thường chơi ngang chơi láo như thế quen rồi, lương tâm con người tìm đường trốn mất. Có thế mới làm quan thời đại đổi mới này được. Dân quá hiểu các quan rồi, có nói cũng bằng không, có chửi quan cũng chẳng nghe, có kiện cũng mòn răng chẳng tòa nào giải quyết. Dân VN chịu đựng quá nhiều rồi. Theo bạn người dân VN phải làm gì đây? Kẻ ngoại xâm luôn rình rập, thêm những kẻ nội thù đang ra tay phá hoại, đất nước sẽ ra sao?!
Xài tiền như… rác
Hệ thống nhà hàng, karaoke chuẩn bị mọc trên khu đất vàng
Vụ ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên phó chủ tịch Hậu Giang đang được báo chí mổ xẻ. Nhiều thông tin hé lộ khiến dư luận… bàng hoàng vừa ngạc nhiên vừa ôm cục tức.
Dưới thời ông Trịnh Xuân Thanh, Công ty CP thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (PVC-ME) được thành lập với vốn điều lệ 500 tỉ đồng do ông Trịnh Văn Thảo làm giám đốc. Công ty này hoạt động theo “mô hình” nhận công trình rồi thuê nhà thầu phụ còn mình ngồi mát ăn… phần trăm!
Chỉ 3 năm sau khi thành lập, PVC-ME đã bị thua lỗ hơn 576 tỉ đồng, dẫn đến mất toàn bộ vốn chủ sở hữu, chưa kể những khoản nợ khổng lồ lên tới hàng trăm tỉ đồng.
Điều “kì lạ” là mặc dù công ty thua lỗ những lãnh đạo công ty lại xài tiền theo kiểu vung tay quá trán. Dù mất vốn, nợ đầm nợ đìa nhưng PVC-ME vẫn lập “quỹ đen trăm tỉ” để sử dụng vào việc tiếp khách, biếu xén hoặc đi “đối ngoại”.
Có lẽ chưa ở đâu xài tiền nhà nước lại dễ dàng thoải mái, vô tội vạ như ở PVC-ME, đến mức lái xe cho sếp cũng được phép chi cả tỉ đồng để tiếp khách.
Ai làm việc trong cơ quan nhà nước đều biết, nguyên tắc thu chi tài chính được qui định rất chặt chẽ, chi li đến từng xu. Để lấy được đồng tiền từ công quĩ phải qua bao cửa ải xét duyệt hồ sơ chứng từ của trưởng cơ quan và bộ phận tài vụ.
Vậy mà ở PVC-ME, dường như có một thứ luật lệ khác. Giám đốc Thảo mỗi lần đi “”đối ngoại” cắp cặp cả tỉ đồng. Mỗi lần sếp tiếp khách, ngân khố của công ty lại bốc hơi từ vài trăm triệu đến một tỉ. Phải công nhận khách của GĐ Trịnh Văn Thảo “bự” thật.
Móc tiền công quỹ mua quà cho bố
Khách “sộp” của PVC-ME là ai? Chính là mấy sếp bề trên ở Tổng công ty (PVC) trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh.
Dư luận không thể tưởng tượng nổi, cái sự chu đáo, tận tình của lãnh đạo PVC-ME đối với sếp tổng khi móc hầu bao công ty 550 triệu đồng để làm quà sinh nhật cho bố đẻ ông Thanh và 350 triệu đồng để mua… gậy golf cho sếp!
Lại nữa, mỗi lần các sếp công ty đi nước ngoài để học cách “thoát lỗ” là y như rằng trong tài khoản cá nhân của các vị lại đột nhiên nhảy lên vài ba con số ở hàng trăm triệu nhờ mấy cô cậu kế toán tinh nhanh làm đúng thủ tục giúp các sếp có cái để mà chi tiêu vặt! Xin đừng trách các cô cậu kế toán bởi không làm như thế chỉ ba bảy hai mươi mốt ngày là xuống làm tạp vụ quét lá đa. Tiền chùa quyền quan không cần nói các cậu phải tự biết.
Làm sếp thời nay sướng thật, còn hơn cả vua chúa ngày xưa. Tiền “chùa” như nước, thỏa sức vẫy vùng. Làm quan ở VN ngày nay sướng nhất thế giới. Dân cũng khổ nhất thế giới. Cái gì cũng nhất thế giới như thế có hãi hùng không?
Văn Quang
ơ thế túm cái quần lại là cái bài viết này nói về cái j vậy???? hay lại bắt đầu chém gió bôi nhọ các cán bộ, lãnh đạo nước ta rồi? loanh quanh cũng chỉ toàn các tin vu khống này nọ lọ chai, vu ông này cướp đất, ông kia ăn hối lộ, ông abc xyz nào đó tham ô công quỹ bỏ vào túi riêng... đúng là một đám nhảm shit... chừng nào có chứng cứ rõ ràng thì hãy nói nhé =_+
Trả lờiXóa