Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Vụ ông Vươn - gần một năm oan trái.

 Kể từ khi vụ việc xảy ra đến nay đã gần một năm, việc làm trái pháp luật của chính quyền Hải phòng đã bị kết luận rõ ràng, kẻ đứng đầu chỉ huy cướp đất, nổ súng, phá nhà dân, vơ vét tài sản đều đã được báo chí lôi ra ánh sáng.
 Tuy nhiên, vẫn chưa có một lãnh đọa nào của Hải Phòng bị truy tố, xét xử, các lãnh đạo vẫn hàng ngày lên truyền thông trơ mặt rao giảng đâọ đức, pháp luật, anh em ông Đoàn Văn Vươn vẫn bị bắt giữ, cầm tù oan trái mà chưa được xét xử công bằng, vợ con gia đình của họ vẫn phải đang hàng ngày sống trong túp lều do bà con làng xóm giúp đỡ dựng tạm.
  Đứng đầu hải Phòng là bí thư Thành mới đây còn kỷ luật, đuổi việc một số cán bộ và nhân viên phà Bính vì dám thu tiền khi đưa xe qua sông bằng phà lúc bão nổi , lệnh cấm qua phà được ban hành. Với lý do là thu vài xu lẻ, lãnh đạo tắt điện thoại...vậy thử hỏi việc phá nhà, cướp của, bắt người, đánh phụ nữ và mang thai và trẻ em của công an và cán bộ hải phòng đứng đầu là bí thư Thành và đại tá Ca thì xử tội gì, đuỏi việc có đáng không ?
 Luật pháp chưa xử tội những tên cướp ngày thì trời sẽ xử, đừng tưởng trời không có mắt !


Vụ Đoàn Văn Vươn: Những điều chưa kể của GS. Đặng Hùng Võ

Thứ bảy 17/11/2012 07:00
(GDVN) - “Sự thực mà nói thì vụ Tiên Lãng có đập vào tôi một vấn đề về búc xúc của người dân, bức xúc tới mức phải bảo vệ lợi ích bằng vũ khí tự tạo. Trái pháp luật đã rõ nhưng từ căn nguyên gì là điều nên quan tâm. Cũng như vụ Văn Giang, khi tôi nhìn thấy bà con cũng ầm ầm lên với nét mặt bức xúc thật thì chứng tỏ cũng phải có căn nguyên gì", GS. Võ chia sẻ.

Việc chứng kiến GS. Đặng Hùng Võ gặp người dân Văn Giang (Hưng Yên) trong một tâm thế đầy thiện chí và sẵn sàng lắng nghe, chúng tôi lại nhớ đến những lần ông không nề hà khi tiếp xúc với báo chí về vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (TP. Hải Phòng) dù đang rất bận rộn.


Vào cuộc từ vẻ bức xúc của người dân

Sau những chia sẻ về buổi gặp với người dân Văn Giang (Hưng Yên), khi chúng tôi đề cập đến vụ Tiên Lãng, GS. Đặng Hùng Võ nhớ lại: “Sự thực mà nói thì vụ Tiên Lãng có đập vào tôi một vấn đề về bức xúc của người dân, bức xúc tới mức phải bảo vệ lợi ích bằng vũ khí tự tạo.

Trái pháp luật đã rõ nhưng từ căn nguyên gì là điều nên quan tâm. Cũng như vụ Văn Giang, khi tôi nhìn thấy bà con cũng ầm ầm lên với nét mặt bức xúc thật thì chứng tỏ cũng phải có căn nguyên gì".
GS. Đặng Hùng Võ

"Trong đầu tôi hiện ra câu hỏi là vì căn nguyên gì mà anh Đoàn Văn Vươn lại bức xúc đến mức như vậy. Tôi nghĩ đó hẳn là một vụ phải rất thận trọng, không thể nói hàm hồ, qua loa được. Khi báo chí đến thì tôi nói là tôi sẽ phát biểu với điều kiện là có đủ các văn bản có liên quan đến vụ này như quyết định giao đất, quyết định thu hồi đất… Có được thì tôi mới có thể phân tích pháp luật, sự kiện để tìm ra được bản chất của vụ này.

Sau một ngày tôi có đầy đủ các tài liệu mà tôi cần do báo chí đưa tới. Tôi bắt đầu nghiên cứu và nhận thấy là có biểu hiện sai pháp luật so với chính sách rất rõ ràng về giao đất nông nghiệp hiện nay. Sự thực, sai pháp luật thì sửa, việc cũng không khó lắm.

Sau đó, tôi được biết thông tin về những người làm nhiệm vụ cưỡng chế phá nhà, vườn của dân thì chính quyền lại nói rằng người dân bức xúc mà phá nhà, phá vườn của anh em người bị cưỡng chế. Tôi đánh giá dấu hiệu này rất không hay.

Chính quyền không làm gì được cho dân thì thôi, đừng làm ác rồi nói dân làm. Đây là cách tiếp cận sai về mối quan hệ giữa chính quyền và người dân. Chính vì lẽ đó tôi quyết định phải quan tâm đặc biệt tới vụ việc này".

Những sức ép vô hình

Khi được hỏi về những tác động, những sức ép lên mình xung quanh sau những phát biểu với chất lượng ngàn cân, khác biệt với phát ngôn của một số cán bộ tại Hải Phòng, ông Võ cho biết nhiều người đã khuyên ông nên làm đến mức độ phát hiện thôi, đừng tham gia sâu hơn. Để thời gian nghỉ ngơi cho vui. Ngay cả khi đó, vợ ông đang trong thời kỳ bụng mang dạ chửa cũng đã khuyên ông không nên nói mạnh quá mà làm khó người khác không liên quan tới mình.

"Việc tham gia của Đại tướng Lê Đức Anh, ông Vũ Mão cũng là một sự động viên tôi"

"Tôi cũng có đôi phút đắn đo, suy nghĩ, và tôi thấy rằng mình phải phân tích pháp luật thật rõ ràng, ít nhất đó là một việc có ý nghĩa. Hơn nữa, việc tham gia của Đại tướng Lê Đức Anh, ông Vũ Mão được đăng tải trên báo Giáo dục Việt Nam cũng là một sự động viên tôi tiếp tục tham gia. Tôi thấy rằng, đâu chỉ mình tôi mà còn nhiều người có tâm cùng nhau lấy lại công bằng", ông Võ tâm sự.

Khi được hỏi về thời gian tham gia tìm hiểu vụ Tiên Lãng, GS. Võ cho biết: "Tôi phân tích pháp luật, mọi chuyện cũng đã mạch lạc và cũng không mất nhiều thời gian. Tôi vừa trả lời báo chí, vừa nghe ngóng thông tin từ người dân do báo chí đưa tới.

Dù tham gia như vậy nhưng tôi luôn đặt mình trong vị trí của người ngoài cuộc để có được cái nhìn khách quan nhất. Tôi cũng rất chờ đợi kết luận của Thủ tướng vì không biết sẽ thế nào. Cuối cùng, nhiều nội dung kết luận khá giống với lập luận pháp luật của tôi, tôi cũng rất vui".

Nhắc đến lời trách đùa của ông Vũ Mão với mình, ông Võ kể: "Tôi còn nhớ, trong buổi giao lưu trực tuyến tại Báo Giáo dục Việt Nam khi vụ việc Đoàn Văn Vương chưa có kết luận cuối cùng của Thủ tướng Chính phủ, anh Vũ Mão có nói đùa với tôi rằng: "Trong chuyện này cũng có lỗi của anh".

Tôi thấy anh ấy nói rất đúng và lúc đó tôi chỉ cười và nói rằng "đúng là tôi có lỗi vì không kiểm tra được thi hành pháp luật đất đai ở khắp nơi, việc này chắc phải xin lỗi Bộ trưởng Mai Ái Trực thôi"...

Buổi tiếp xúc với GS. Đặng Hùng Võ, chúng tôi thêm hiểu được sự vị nể và yêu quý từ mọi người với ông không chỉ bởi chuyên môn, đức độ, sự nhiệt tình... mà còn bởi một điều ông là người luôn sẵn sàng nhận lỗi một cách đầy cầu thị khi được góp ý chân thành như thế.

Báo GDVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét