Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Phạt dân để tự ăn.



Hóng tin Quốc hội mới biết: Hoá ra các anh cảnh sát phạt dân để... tự ăn

Dường như những bức xúc của người dân cũng lọt được một phần qua khe cửa hẹp chốn nghị trường để các đại biểu quốc hội (ĐBQH) liên tục có ý kiến về chuyện cảnh sát giao thông (CSGT) hưởng trực tiếp 70% tiền phạt từ các vụ vi phạm hành chính, xuất phát từ một Thông tư trái luật của Bộ Tài chính, gây thất thoát nhiều nghìn tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước.
Nếu không xé biên lai phạt nữa, việc “giải quyết tại chỗ” như thế này có gia tăng?
Bộ Tài chính ban hành thông tư trái luật
 
Trong khi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) và Luật Ngân sách Nhà nước quy định: “Nghiêm cấm sử dụng tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính hoặc từ bán tang vật, phương tiện bị tịch thu để trích thưởng” thì Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính lại quy định toàn bộ tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính được điều tiết 100% cho ngân sách địa phương và được phân bổ tới 70% cho lực lượng công an tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, 10% cho lực lượng thanh tra giao thông vận tải; 10% cho Ban An toàn giao thông và 10% cho các lực lượng khác.
 
Trước việc điều hành kiểu “trống xuôi kèn ngược này”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc Hội Đặng Đình Luyến khẳng định: Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp và sử dụng tiền phạt vi phạm giao thông không phù hợp với các quy định của pháp luật. Nói cách khác là vi phạm pháp luật. Trong khi đó, ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền (Ủy ban Pháp luật) cho biết, cách đây 6 tháng, trong phiên giải trình về thực trạng - giải pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, các ĐBQH đã đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét, sửa đổi quy định về quản lý, sử dụng tiền phạt vi phạm giao thông thu được. ĐB Thuyền cho biết, khi đó lãnh đạo Bộ Tài chính hứa sẽ đưa toàn bộ tiền phạt vi phạm giao thông vào ngân sách nhà nước, sau đó muốn chi phải lập kế hoạch theo Luật Ngân sách nhà nước. Nhưng từ đó đến nay mọi việc vẫn như cũ.
 
Chỉ riêng năm 2011, số tiền “trích” lại cho CSGT cả nước là 1.700 tỷ đồng. Còn trước đó, chưa có thông tin nào chỉ ra Thông tư của Bộ Tài chính đã ban hành và được thực hiện được trong bao nhiêu năm. Ai là người ban hành Thông tư trái luật này, và tổng số tiền sử dụng sai mục đích mà ngân sách nhà nước bị thất thoát là bao nhiêu nghìn tỷ đồng cũng chưa thấy đề cập tới trong bất kỳ cuộc chất vấn nào trước Quốc hội.
 
Như vậy, Bộ Tài chính vừa làm việc trái luật, vừa hứa lèo, lại chẳng có ai phải chịu trách nhiệm.
 
Từ ngày 1/7/2013, CSGT sẽ đỡ vất vả hơn
 
Để chấm dứt tình trạng cơ quan quản lý nhà nước lại làm việc trái pháp luật như trên, ĐBQH Huỳnh Ngọc Ánh, Phó Chánh án TAND TP.HCM cho biết, đến ngày 1/7/2013, khi Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực, tất cả quy định về sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính tại các thông tư của Bộ Tài chính hay nghị định của Chính phủ trái với luật này sẽ phải bãi bỏ. ĐB Ánh cho rằng, từ nay đến 1-7-2013, Quốc hội nên sớm có nghị quyết chấn chỉnh việc sử dụng khoản thu này.
 
Như vậy, muộn nhất đến ngày 1/7/2013, CSGT sẽ không còn được hưởng 70% số tiền phạt từ các vụ vi phạm hành chính nữa. Điều này có thể khiến người tham gia giao thông phải cảnh giác hơn bao giờ hết bởi rất có thể lực lượng CSGT sẽ ráo riết, tăng cường tối đa lực lượng để tranh thủ xử phạt trong khoảng thời gian nửa năm tới khi cái Thông tư trái luật kia còn có hiệu lực.
 
Tuy nhiên, đến sau ngày 31/7/2013, hẳn các chiến sĩ CSGT sẽ nhàn hơn nhiều vì không phải lao tâm khổ tứ mật phục bắn tốc độ, rình chặn và lao ra bắt xe đè vạch, người không đội mũ bảo hiểm, xe không gương… một cách đầy mạo hiểm như bây giờ. Khi đó, động lực phạt với 70% sẽ quay về túi không còn nữa. Nếu điều này xảy ra, rất có thể CSGT sẽ dành nhiều thời gian hơn cho những việc có ích như điều hành và hướng dẫn giao thông, hoặc ít ra, là quan sát giao thông và không làm ảnh hưởng đến người đi đường.

3 nhận xét:

  1. Có ai đi thăm "mã bác hồ" không? và có ai vào thăm "xác chết bác hồ" không? ông hồ này chết rồi mà vẫn bắt người dân phải nuôi xác chết của ông ta.
    Hà Nội có biết Sở thú HCM chuẩn bị được mở rộng chứ không phải như Công viên Thống Nhất bị xẻ làm bãi đổ xe.

    Trả lờiXóa
  2. Một điều mà người ta cũng phân tích ra ở Miến Điện là những vị tướng ấy cũng lo sợ rằng tương lai của chính họ và gia đình họ, con cháu họ, sau này cũng sẽ không yên ổn, nếu quốc gia vẫn nằm tiếp tục trong chế độ độc tài. Bởi vì chế độ độc tài không tôn trọng pháp luật, không có gì bảo đảm cho sinh mạng, tài sản của người dân, cho nên biết đâu về sau này, chính con cái của những tướng lãnh đó sẽ bị những viên tướng khác lên cầm quyền sát hại hoặc là cướp của.
    Thành ra, muốn bảo đảm được sinh mạng cũng như tài sản của con cháu, họ thấy rằng chỉ có một đường duy nhất là Miến Điện phải trở thành một nước có dân chủ, có tự do, và tôn trọng quyền làm người, tôn trọng luật pháp của quốc gia. Đó có lẽ là một lý do khác khiến cho những vị tướng lãnh ở Miến Điện thấy rằng cải tổ để dân chủ hóa thì có lợi cho chính gia đình họ, chứ không chỉ đơn thuần là đáp ứng nguyên vọng của người dân

    Trả lờiXóa
  3. đảng csvn quang vinh muôn năm, tức là đảng muốn đảng viên giàu có muôn năm.

    Trả lờiXóa